Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Những biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh tại trường đại học điện lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.57 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM

TRẦN THỊ BÍCH HẢI

z

NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY
- HỌC MÔN TIẾNG ANH
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ MỸ LỘC

HÀ NỘI - 2008


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin chân thành cảm ơn Khoa Sư phạm và các Thày giáo, Cô giáo
trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và cung cấp những kiến
thức cơ bản, đã giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các Phòng ban, các Khoa
và Bộ môn Ngoại ngữ cùng toàn thể các cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên hệ
chính quy tại Trường đại học Điện Lực đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp thông
tin, đóng góp ý kiến, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành bản luận văn này.
Đặc biệt, tác giả xin bầy tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS.
Nguyễn Thị Mỹ Lộc, người hướng dẫn Khoa học đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo


để tác giả hoàn thành luận văn này.
Dù đã có nhiều cố gắng song luận văn này không thể tránh khỏi những
thiếu sót, hạn chế. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của các Thày
giáo, Cô giáo, và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2008
Tác giả

Trần Thị Bích Hải


ký hiệu cụm từ viết tắt

BGH

Ban giám hiệu

CB

Cán bộ

CBQL

Cán bộ quản lý

CNTT

Công nghệ thông tin

CSVC


Cơ sở vật chất

D-H

Dạy - học

ĐTNCS

Đoàn Thanh niên cộng sản

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GV

Giảng viên

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

hđ - dh

Hoạt động - dạy học

HSSV

Học sinh, sinh viên


Kt- ĐG

Kiểm tra - Đánh giá

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NXB

Nhà xuất bản

PP

Ph-ơng pháp

PPD-H

Ph-ơng pháp dạy- học

QLGD

Quản lý giáo dục

QLHSSV

Quản lý học sinh sinh viên

SV


Sinh viên


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang cùng nhân loại bước vào những năm đầu của thế kỷ 21, thế kỷ của
nền kinh tế tri thức trên phạm vi toàn cầu, thế kỷ của sự bùng nổ thông tin và khoa
học công nghệ, yếu tố cạnh tranh và thị trường hoá đã tác động đến nền kinh tế quốc
dân. Các doanh nghiệp nước ngoài đang tranh thủ cơ hội nắm bắt nhu cầu và từng bước cạnh tranh trên thị trường Việt Nam. Thị trường điện năng cũng không nằm ngoài
xu hướng đó. Sự chào giá cạnh tranh và mua bán điện đã bắt đầu hình thành trong nền
kinh tế Việt Nam. Ngành điện là sự sống còn của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Để phát triển, ngành Điện phải tham gia hội nhập quốc tế và ngoại ngữ đóng
vai trò dẫn đường cho sự thành công. Trong những bối cảnh đó yếu tố con người nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế. Ngoại ngữ
chính là công cụ đắc lực và hữu hiệu giúp cho con người hoà nhập vào sự phát triển
chung của xã hội.
Nhu cầu phát triển nhân lực của xã hội nói chung và của ngành Điện nói riêng
theo xu thế hội nhập đã đặt ra cho ngành giáo dục đối với D-H ngoại ngữ là đào tạo
ra nguồn nhân lực tầm cao, có khả năng sử dụng được ngoại ngữ thành thạo trong
công việc chuyên môn của mình. Chính vì vậy quản lý HĐD-H môn ngoại ngữ có
ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà
trường. Quản lý tốt hoạt động này sẽ giúp GV và SV có những bước đi đúng đắn
trong từng khâu của quá trình D-H nhằm đạt được các yêu cầu do mục tiêu giáo
dục đề ra.
Hiện nay, việc quản lý HĐD-H ngoại ngữ ở các trường đại học còn nhiều bất
cập, chậm đổi mới. Thực trạng D-H chay còn phổ biến, PP, phương tiện, hình thức
tổ chức D-H lạc hậu, chương trình, giáo trình chưa cập nhật, CSVC chưa đáp ứng
được nhu cầu phát triển của xã hội.



Trường đại học Điện lực là trường của ngành đào tạo những kỹ sư điện cho đất
nước vì vậy nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Tập đoàn Điện lực Việt
Nam về việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Từ những năm 1990 đến nay
nhà trường đã xúc tiến mở rộng quan hệ với một số trường Điện trong khu vực và
trên thế giới. Qua nhiều năm giảng dạy ở bộ môn tiếng Anh, tôi nhận thấy vấn đề
chất lượng môn tiếng Anh tuy đã được quan tâm nhưng chưa thực sự đáp ứng được
yêu cầu của ngành đề ra. Hàng năm Tập đoàn Điện lực Việt Nam có chủ trương
cho kỹ sư đi học ở nước ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn nhưng thực tế cho
thấy nhiều kỹ sư đã bỏ lỡ cơ hội vì không đủ điều kiện ngoại ngữ. Môn tiếng Anh
được dạy khá nhiều ở trường Đại học Điện lực nhưng chất lượng chưa cao: SV sau
khi hoàn thành môn tiếng Anh ở trường không sử dụng được ngôn ngữ này trong
giao tiếp, thậm chí khi làm việc với chuyên gia nước ngoài phải thông qua phiên
dịch, tài liệu chuyên ngành không sử dụng được. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
tình trạng này: việc quản lý HĐD-H môn tiếng Anh ở trường Đại học Điện lực còn
mang nặng tính hình thức; việc đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho giảng dạy
và học tập còn hạn chế hoặc nếu được trang bị thì hiệu qủa sử dụng còn thấp; tầm
quan trọng của môn tiếng Anh đối với chiến lược phát triển nguồn nhân lực của
ngành Điện chưa được nhà trường quan tâm đúng mức.
Xuất phát từ các vấn đề nêu trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Những biện pháp
quản lý hoạt động dạy - học môn tiếng Anh tại trường Đại học Điện lực” làm đề
tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục đích
Đề xuất những biện pháp quản lý thích hợp và hiệu quả cho hoạt động dạy-học
môn tiếng Anh tại trường Đại học Điện lực


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận quản lý hoạt động dạy - học môn tiếng
Anh ở Đại học

- Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy-học môn tiếng Anh tại Trường Đại
học Điện lực
- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy- học môn tiếng Anh tại Trường
Đại học Điện lực
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy-học môn tiếng Anh tại trường Đại học Điện lực
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy-học môn tiếng Anh tại trường Đại học Điện lực
4. Giả thuyết khoa học
Nếu có được những biện pháp quản lý hợp lý và khả thi đối với việc giảng dạy
và học tập môn tiếng Anh thì chất lượng của môn học này tại Trường Đại học Điện
lực sẽ được đảm bảo và từng bước nâng cao.
5. Phạm vi nghiên cứu
Trường Đại học Điện lực đào tạo cả 3 hệ: Trung cấp, Cao đẳng và Đại học. Do
thời gian có hạn đề tài này chỉ tiến hành nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt
động dạy- học môn tiếng Anh cho hệ Đại học chính quy của Trường Đại học Điện
lực.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu


Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương
pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Sưu tầm sách, tài liệu đến vấn đề nghiên cứu
+ Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra xã hội học
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý
+ Phương pháp hỏi ý kiến các chuyên gia

- Nhóm phương pháp thống kê toán học
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, luận văn
được trình bày trong 3 chương:
 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của đề tài
 Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy- học môn tiếng Anh tại
Trường Đại học Điện lực
 Chƣơng 3: Những biện pháp quản lý hoạt động dạy- học môn tiếng Anh
tại Trường Đại học Điện lực
Cuối luận văn là phần danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục.



Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
MÔN TIẾNG ANH

1.1. Các khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm quản lý, chức năng quản lý
1.1.1.1. Quản lý
Quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất và lâu đời của con
người. Nó phát triển không ngừng theo sự phát triển của xã hội. Quản lý là một hoạt
động cần thiết cho tất cả các lĩnh vực của đời sống con người và là một nhân tố của sự
phát triển xã hội. Lý luận về quản lý vì vậy được hình thành và phát triển qua các thời
kỳ và trong các lý luận về chính trị, kinh tế xã hội. Tuy nhiên, chỉ mới gần đây người
ta mới chú ý đến “chất khoa học” của quá trình quản lý và dần dần hình thành các “lý
thuyết quản lý”. Từ khi F.W.Taylor phát biểu các nguyên lý về quản lý thì quản lý
nhanh chóng phát triển thành một ngành khoa học. Bất cứ một tổ chức, một lĩnh vực
nào, từ sự hoạt động của nền kinh tế quốc dân, hoạt động của một doanh nghiệp, một
đơn vị hành chính sự nghiệp, đến một tập thể thu nhỏ như tổ sản xuất, tổ chuyên môn,
bao giờ cũng có hai phân hệ: người quản lý và đối tượng bị quản lý.

Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý tuỳ thuộc vào các cách tiếp cận, góc
độ nghiên cứu và hoàn cảnh xã hội, kinh tế, chính trị. Có thể điểm qua một số lý
thuyết đó như sau:
K.Marx: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến
hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều
hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự
vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan
độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, còn một dàn
nhạc thì cần phải có một nhạc trưởng” [27, Tr. 480].


Theo Harold Koontz: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự
phối hợp nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu
của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người
có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự
bất mãn cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì cách quản lý là một nghệ
thuật, còn kiến thức có tổ chức về quản lý là một khoa học”. [26, Tr.33]
Các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Hoạt động
quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản
lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm cho tổ chức
vận hành và đạt mục đích của tổ chức”. [8 , Tr.1]
Nghiên cứu các định nghĩa trên chúng ta có thể thấy mặc dù các tác giả có
các quan niệm khác nhau về quản lý nhưng họ đều thống nhất:
Quản lý luôn luôn tồn tại với tư cách là một hệ thống gồm các yếu tố: chủ
thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý); khách thể quản lý (người bị quản lý,
đối tượng quản lý) gồm: con người, trang thiết bị kỹ thuật, nguồn tài chính…và
mục đích hay mục tiêu chung của công tác quản lý do chủ thể quản lý áp đặt hay
do yêu cầu khách quan của xã hội hoặc do có sự cam kết, thoả thuận giữa chủ thể
quản lý và khách thể quản lý, từ đó nảy sinh các mối quan hệ tương tác với nhau
giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý.

Bản chất của hoạt động quản lý là cách thức tác động (tổ chức, điều khiển,
chỉ huy) hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức
nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệu quả mong muốn và đạt được mục tiêu đề
ra.
Như vậy quản lý là một hoạt động mang tính tất yếu của xã hội. Chủ thể quản
lý và khách thể quản lý luôn luôn có quan hệ tác động qua lại và chịu tác động của


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản, văn kiện
1

Chỉ thị số 53/2007/CT-BGDĐT (ngày 07/09/2007) của Bộ GD&ĐT về
nhiệm vụ trọng tâm của Giáo dục Đại học năm học 2007 - 2008

2

Chiến lược Phát triển giáo dục 2001 – 2010, NXB Giáo dục, Hà nội, 2002.

3

Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới cơ bản
và toàn diện GDĐH Việt nam giai đoạn 2006 – 2020.

4

Quyết định số 176/2004/QĐ-TTg ngày 05/10/2004 của Thủ tướng Chính
phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Điện Việt nam giai
đoạn 2004 – 2010, định hướng đến 2020.


Tác giả, tác phẩm
5

Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Bài học Quản lý giáo dục, quản
lý nhà trường dành cho lớp cao học QLGD, Hà Nội, 2004

6

Lê Khánh Bằng. Phát huy nội lực của người học, một phương hướng cơ
bản đổi mới phương pháp dạy học ở Đại học. Tạp chí Dạy và Học ngày
nay số 4/2-2003

7

Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề án giảng dạy, học tập ngoại ngữ trong hệ
thống giáo dục quốc dân Việt Nam giai đoạn 2007-2015. Dự thảo 7/2007.

8

Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Cơ sở khoa học quản lý, Tài
liệu giảng dạy cao học QLDG, Khoa sư phạm- ĐH Quốc gia Hà Nội,
2004.


9

Nguyễn Quốc Chí- Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Lý luận quản lý nhà trường,
Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Khoa sư phạm - ĐH Quốc gia Hà nội,
2003.


10 Nguyễn Quốc Chí . Những cơ sở lý luận QLGD, Tài liệu giảng dạy cao
học QLGD, Khoa sư phạm - ĐH Quốc gia Hà nội, 2001- 2003.
11 Nguyễn Đức Chính- Lâm Quang Thiệp. Bài giảng đo lường- đánh giá
kết qủa học tập của học sinh, sinh viên, Hà Nội, 2005
12 Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội. Những vấn đề cơ bản về
dạy – học ngoại ngữ, tuyển tập các bài báo khoa học, 1995-2005
13 Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội, 2005.
14 Phạm Minh Hạc, Một số vấn đề về QLGD và khoa học GD, NXB Giáo dục, Hà
Nội, 1986.
15 Đặng Xuân Hải, Nhận diện khái niệm quản lý và lãnh đạo trong quá trình
điều khiển một nhà trường, Tạp chí phát triển giáo dục số 4, tháng 7 và 8
năm 2002.
16 Vũ Ngọc Hải- Đặng Bá Lãm- Trần Khánh Đức. Giáo dục Việt Nam đổi
mới và phát triển hiện đại hoá, NXB Giáo dục.
17 Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo, Quản lý giáo dục,
NXB ĐH Sư phạm, Hà Nội, 2006.
18 Nguyễn Thị Phƣơng Hoa, Lý luận dạy học hiện đại, Tài liệu giảng dạy


cao học QLGD, Khoa Sư phạm - ĐH Quốc gia Hà Nội, 5/2005.
19 Đặng Bá Lãm. Quản lý Nhà nước về Giáo dục lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị
Quốc gia 2005.

20 Phan Trọng Luận. Tự học- một chìa khoá vàng về Giáo dục. Tạp chí nghiên cứu
Giáo dục số 2, 1998
21 Lê Đức Ngọc. Giáo dục Đại học – Phương pháp dạy và học, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2005.


22 Nguyễn Ngọc Quang. Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục.
Trường Cán bộ QLGD- ĐT Trung ương, 1999.

23 Nguyễn Cảnh Toàn. Luận bàn về kinh nghiệm tự học, NXB Giáo dục, Hà
Nội, 1999.

24 Phạm Viết Vƣợng. Giáo dục học, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2000.
25 Trần Đức Vƣợng. Đề xuất các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị dạy
học, Tạp chí Giáo dục số 123, Hà Nội, 10/2005.

26 Harold Koontz. Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học Kỹ thuật,
Hà Nội, 1992.

27 K. Marx và F. Engels. Các Mác và Ăng ghen toàn tập - tập 23, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 1993

Tài liệu internet
28 Lê Thu Hƣơng. Đổi mới giáo dục đại học: Yếu tố sinh viên, www.hcmuaf.edu.
vn/ kcntt/thuvien/hoithaodoimoigddh/nhom1/LeThu HuongDoanHPhuongKhue.
pdf

29 TS Vũ Thị Phƣơng Anh . Đào tạo tiếng Anh bậc Đại học: 4 cái thiếu,
www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=224381&Channel
Tài liệu tiếng nƣớc ngoài

30 Nunan D. The Learner Centered Curriculum. Cambridge University Press,


Cambridge 1988


31 Richards, J.C and Rogers 1982. Approaches and Methods in Language
Teaching.



×