ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM
HOÀNG THỊ MINH HUỆ
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP PHƢƠNG ĐÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN ĐỨC CHÍNH
HÀ NỘI - 2008
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM
HOÀNG THỊ MINH HUỆ
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP PHƢƠNG
ĐÔNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05
HÀ NỘI - 2008
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn:
Hội đồng Đào tạo, Hội đồng Khoa học Khoa Sư phạm – Đại học Quốc gia
Hà Nội, các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Ban Giám hiệu, cán bộ, giảng viên và sinh viên trường ĐHDL Phương
Đông, PGS.TS. Lê Viết Khuyến, TS. Hoàng Ngọc Vinh và các cô chú, anh chị ở Vụ
Đại học và Sau đại học đã cùng trao đổi, cung cấp tài liệu, số liệu và tạo điều kiện
trong quá trình thu thập thông tin để luận văn này được hoàn thành.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo GS.TS. Nguyễn
Đức Chính đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu.
Và cũng xin gửi tới người mẹ thân yêu của tác giả, đã động viên tinh thần và giúp đỡ
việc gia đình để tác giả có thời gian hoàn thành luận văn.
Xin gửi tới các thầy cô trong Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội,
GS.TS. Nguyễn Đức Chính lời chúc sức khỏe và lòng kính trọng sâu sắc nhất.
Do khả năng và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn hạn chế nên chắc
rằng luận văn không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến
đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 02 năm 2008
Tác giả
Hoàng Thị Minh Huệ
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5. Giả thuyết khoa học
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
8. í nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
9. Cấu trỳc đề tài nghiờn cứu
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƢƠNG
TRÌNH ĐÀO TẠO
1.1. Các khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
1.1.1. Khái niệm quản lý
1.1.2. Quản lý giáo dục
1.1.3. Quản lý nhà trường
1.2. Chương trình đào tạo và phát triển chương trình đào tạo
1.2.1. Chương trình đào tạo
1.2.2. Phát triển chương trình đào tạo
1.2.3. Những mô hình phát triển chương trình đào tạo
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRèNH
ĐÀO TẠO VÀ CễNG TÁC QUẢN Lí PHÁT TRIỂN CHƢƠNG
TRèNH ĐÀO TẠO Ở TRƢỜNG ĐHDL PHƢƠNG ĐễNG
2.1. Tỡm hiểu đặc điểm riờng của trường Đại học Dõn lập Phương
Đụng
2.1.1. Sứ mạng, tầm nhìn và định hướng chiến lược đào tạo của trường
Đại học Dân lập Phương Đông
2.1.2. Công tác quản lý và tổ chức bộ máy
2.2.Thực trạng quản lý phát triển chương trình đào tạo của Trường Đại
học Dân lập Phương Đông
1
3
3
3
3
3
4
4
5
6
6
6
8
8
12
12
15
17
28
28
28
30
33
2.2.1. Quy mô, hình thức đào tạo và ngành nghề đào tạo của Trường
Đại học Dân lập Phương Đông
2.2.2.Thực trạng công tác quản lý phát triển chương trình đào tạo của
trường Đại học Dân lập Phương Đông
2.2.3. Những vấn đề rút ra từ thực trạng phát triển chương trình đào tạo
trường Đại học Dân lập Phương Đông
2.3. Thực trạng quản lý chương trình đào tạo đại học ở các cấp quản lý
Nhà nước và ở các trường đại học hiện nay
2.3.1. Danh mục ngành đào tạo và các loại chương trình đào tạo
2.3.2. Quy trình xây dựng chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo
2.3.3. Mô hình phát triển chương trình đào tạo trong các Nhà trường
đại học hiện nay
2.3.4. Quản lý việc đánh giá chất lượng chương trình đào tạo
Chƣơng3: GIẢI PHÁP QUẢN Lí PHÁT TRIỂN CHƢƠNG
TRèNH ĐÀO TẠO PHÙ HỢP VỚI TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN
LẬP PHƢƠNG ĐễNG TRONG TèNH HèNH HIỆN TẠI VÀ BỐI CẢNH
HỘI NHẬP CỦA VIỆT NAM
3.1. Nguyên tắc xây dựng giải pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo
3.1.1. Tuân thủ các chức năng của quản lý
3.1.2. Tuõn thủ quy trỡnh phỏt triển chương trỡnh đào tạo
3.1.3. Đảm bảo tính liên tục và tính hiệu quả phát triển chương trình
đào tạo
3.2. Lựa chọn mô hình quản lý phát triển chương trình đào tạo trường
Đại học dân lập Phương Đông
3.2.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị
3.2.2. Giai đoạn 2: Xác định mục đích, mục tiêu chương trình dào tạo
3.2.3. Giai đoạn 3: Lựa chọn và tổ chức nội dung chương trình dào tạo
3.2.4. Giai đoạn 4: Thông qua chương trình dào tạo
3.2.5. Giai đoạn 5: Lựa chọn chiến lược và xây dựng nguồn lực
3.2.6. Giai đoạn 6: Tổ chức thực thi chương trình dào tạo
3.2.7. Giai đoạn 7: Định kỳ đánh giá chương trình dào tạo
3.3. Quy trình quản lý phát triển chương trình đào tạo trường Đại học
Dân lập Phương Đông và nội dung các bước thực hiện
33
35
47
49
49
54
59
60
65
65
65
66
69
71
72
72
72
72
72
72
72
73
3.3.1. Bước 1: Chuẩn bị
3.3.2. Bước 2: Xác định mục đích, mục tiêu của chương trình đào tạo
3.3.3. Bước 3: Lựa chọn và tổ chức nội dung chương trình đào tạo
3.3.4. Bước 4: Thông qua chương trình đào tạo
3.3.5. Bước 5: Lựa chọn chiến lược và xây dựng nguồn lực
3.3.6. Bước 6: Tổ chức thực thi chương trình đào tạo
3.3.7. Bước 7: Tổ chức đánh giá chương trình đào tạo
3.4. Xây dựng các biện pháp tổ chức quản lý nhằm hiện thực hóa quy
trình và nâng cao hiệu quả quản lý phát triển chương trình đào tạo
trường Đại học dân lập Phương Đông
3.4.1. Lãnh đạo nhà trường lập kế hoạch, xác định mục tiêu, yêu cầu và
hiệu quả cần đạt được trong việc quản lý phát triển chương trình đào tạo
3.4.2. Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình phát triển
chương trình đào tạo
3.4.3.Thu thập và xử lý thông tin, tiếp nhận các đóng góp cho chương
trình đào tạo
3.4.4. Thiết lập mối liên hệ với các địa chỉ tiếp nhận sinh viên thực tập và
sau khi ra trường
3.4.5. Hội đồng khoa học và đào tạo ngành định kỳ tổ chức cập nhật
chương trình dào tạo
3.4.6. Tăng cường công tác giám sát thực thi chương trình dào tạo
3.4.7. Thành lập Ban phát triển chương trình đào tạo
74
79
81
84
84
85
87
89
3.4.8. Kiểm tra, theo dõi, đánh giá thường xuyên công tác quản lý phát
triển chương trình đào tạo của Nhà trường.
3.5. Khảo sát tính khả thi của những biện pháp đề xuất
3.5.1. Mô tả cách thức khảo sát
3.5.2. Kết quả khảo sát
97
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
89
91
92
92
93
93
96
97
97
98
100
100
102
105
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, các cơ sở giáo dục đào tạo trở thành nơi cung
cấp lực lượng lao động trực tiếp quan trọng nhất. Tri thức dẫn đến những thay
đổi lớn lao không chỉ trong quản lý và sản xuất kinh doanh, mà còn làm thay
đổi cuộc sống con người, thay đổi các quan niệm, các thói quen, các thước đo
giá trị. Do vậy việc cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống giáo dục quốc dân, đặc
biệt là chương trình đào tạo là cần thiết, và cấp thiết trong hệ thống giáo dục
đào tạo Việt Nam hiện nay, vì chương trình đào tạo phản ánh rõ nét nhất nền
giáo dục của quốc gia đó đang định hướng nguồn nhân lực gì cho tương lai và
phản ánh trình độ, chất lượng đào tạo .
Chương trình đào tạo là xương sống của toàn bộ quá trình đào tạo.
Chương trình đào tạo không chỉ thể hiện được năng lực chuyên môn tích luỹ
được mà phải đồng thời đảm bảo 6 nhân tố của chất lượng nguồn nhân lực:
Trình độ văn hoá, học vấn; Trí lực; Thể lực; Năng lực chuyên môn, nghề
nghiệp; Hiểu biết xã hội, lối sống; Khả năng thích ứng, phát triển. Tuy nhiên
các nhân tố này phải hoà hợp với điều kiện hoàn cảnh từng giai đoạn phát
triển đất nước.
Để có một chương trình đào tạo phù hợp không chỉ cập nhật hiện đại,
mà còn phải phù hợp với thực tiễn, với điều kiện hoàn cảnh của mỗi quốc gia.
Nền giáo dục về việc quản lý và định hướng chương trình đào tạo còn nhiều
vấn đề đáng nói. Vấn đề đặt ra cần giải quyết là giải pháp nào để vừa quản lý
được chương trình đào tạo ở các trường đại học vừa làm đảm bảo chương
trình đào tạo tại các trường không tụt hậu so với nền kinh tế, đảm bảo chương
trình đào tạo thể hiện mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp và quy
trình đào tạo được cập nhật đi trước, đón đầu trước sự phát triển kinh tế một
bước. Đây là một yêu cầu cần thiết trong việc nâng cao chất lượng giáo dục
đại học hiện nay ở nước ta.
Lựa chọn đề tài “Giải pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo ở
trường Đại học Dân lập Phương Đông” cũng xuất phát từ định hướng đổi
mới giáo dục đại học hiện nay: “Thực tế đổi mới của giáo dục đại học Việt
Nam không theo kịp đổi mới kinh tế của đất nước kể cả trong tư duy, trong
hành động, trong cơ chế chính sách và các giải pháp cụ thể. Để nhanh chóng
đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới, giáo dục đại học nước ta
phải đổi mới mạnh mẽ, cơ bản, toàn diện theo đúng tinh thần của Nghị quyết
số 14/2005/NQ-Cp của Chính phủ”. (Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo do
Thứ trưởng Bành Tiến Long trình bày tại Hội nghị Hiệu trưởng các trường
Đại học, Cao đẳng diễn ra trong 2 ngày 10 và 11/05/2006 bàn về đổi mới cơ
bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2010).
Đảng và Nhà nước ta đưa ra chủ trương từ năm học 2006-2007 tất cả
các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước chuyển dần hệ thống đào tạo từ
HCNC sang HCTC. Trường ĐHDL Phương Đông là một trong 6 trường ĐH
đầu tiên và là trường ĐH dân lập duy nhất đăng ký chuyển đổi hình thức đào
tạo sang học chế tín chỉ (HCTC) từ khoá tuyển sinh 2005. Đánh giá cách
triển khai, đưa ra một số kinh nghiệm và cách lựa chọn các giải pháp phù hợp
giải quyết các khó khăn gặp phải khi chuyển đổi hệ thống đào tạo đại học từ
HCNC sang HCTC giúp cho các trường ĐH đang trong quá trình chuyển đổi;
giúp quá trình chuyển đổi có hiệu quả hơn, trong đó chương trình đào tạo là
vấn đề đầu tiên cần đề cập đến. Bởi triết lý của hệ thống tín chỉ là tôn trọng
người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo. Chương trình
đào tạo phải mềm dẻo để người học dễ dàng đáp ứng các nhu cầu luôn biến
động của thị trường nhân lực.
Đối với một nền giáo dục, có rất nhiều nội dung nhà nước quản lý để
đảm bảo vận hành tốt hệ thống giáo dục và đảm bảo chất lượng giáo dục tốt,
cũng như khẳng định vị trí giáo dục trước sự phát triển xã hội, đất nước.
Nhưng điều quan trọng nhất là phải quản lý được mục tiêu, nội dung giáo dục;
mà trong đó chương trình đào tạo thể hiện rõ nhất. Phát triển chương trình đào
tạo trở thành phần quản lý quan trọng trong các trường đại học và đối với
ngành giáo dục và với nhà nước.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp quản lý phù hợp để
phát triển chương trình đào tạo trường Đại học Dân lập Phương Đông có hiệu
quả, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Dân lập
Phương Đông trong giai đoạn hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Các vấn đề nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý phát triển chương trình đào tạo.
- Đánh giá thực trạng của công tác phát triển chương trình đào tạo và
việc quản lý công tác này ở Trường ĐHDL Phương Đông.
- Đưa ra giải pháp thực hiện trong quá trình phát triển chương trình đào
tạo của Trường ĐHDL Phương Đông với định hướng nâng cao chất lượng
đào tạo, đào tạo theo nhu cầu và xu thế phát triển của xã hội.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Chu trình phát triển chương trình đào tạo trong trường đại học.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo có hiệu quả.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu có được các giải pháp quản lý tốt, phát triển chương trình đào tạo
triển khai tại trường Đại học DL Phương Đông sẽ được thực hiện một cách có
hiệu quả, các chương trình đào tạo được xây dựng và cập nhật đáp ứng yêu
cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tổng quan, khái quát.
Phân tích các khái niệm.
Nhận định, đánh giá.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp khảo sát:
Thu thập thông tin.
Khảo sát tính khả thi của các giải pháp đưa ra.
Phương pháp So sánh: So sánh trước và sau khi thực thi các giải pháp
đưa ra.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Không gian: Phát triển chương trình đào tạo ở một trường đại học:
Trường Đại học DL Phương Đông.
Thời gian: Tìm hiểu thực trạng các giải pháp quản lý phát triển chương
trình đào tạo ở trường Đại học DL Phương Đông giai đoạn chuyển đổi sang
hình thức đào tạo HCTC của Trường ĐH DL Phương Đông từ tháng 01 năm
2005 - thời điểm Hội đồng quản trị Nhà trường có chủ trương và quyết định
chuyển đổi HTĐT từ HCNC sang HCTC, đến hiện tại.
Nội dung: Các giải pháp quản lý cho chu trình phát triển chương trình đào
tạo giáo dục đại học.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận: Đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phát triển
chương trình đào tạo theo định hướng đổi mới giáo dục đại học hiện nay,
nâng cao chất lượng đào tạo xuất phát từ nhu cầu phát triển của xã hội.
Về mặt thực tiễn: Đưa ra một số kinh nghiệm và các giải pháp phù
hợp trong quá trình quản lý phát triển chương trình đào tạo để mang lại hiệu
quả, đảm bảo chương trình đào tạo thiết kế và cập nhật theo nhu cầu xã hội,
đón đầu sự phát triển; các giải pháp tổ chức quản lý nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo để đảm bảo quá trình đào tạo thực hiện đúng theo chương trình
đào tạo đã thiết kế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Văn kiện, Văn bản pháp quy
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính
quy theo hệ thống tín chỉ, Ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐBGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2007.
2. Chính phủ, Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, NXB Giáo dục, Hà
Nội, 2002
3. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
của Đảng, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
4. Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về Đổi mới cơ bản cad toàn
diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2005-2020, Hà Nội, 2005.
5. Quốc hội Việt Nam, Luật giáo dục 2005, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2005
*Sách, chuyên đề, báo chí
6. PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, Tài liệu môn học “Quản lý Nhà trường” Bài
giảng cho hệ Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục, Khoa Sư phạm,
ĐHQG Hà Nội.
7. PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hƣng, “Hoạt động quản lý và sự vận
dụng vào quản lý Nhà trường phổ thông”- NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, Một số khái niệm về Quản lý giáo dục, Trường
cán bộ quản lý GD&ĐT, Hà Nội, 1997.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Bách khoa Hà Nội, Ủy ban về ngƣời
Việt Nam ở nƣớc ngoài, Tài liệu Hội thảo “Phát triển chương trình giảng
dạy đại học ngành kỹ thuật và công nghệ 2007”, Hà Nội, 2007.
10. GS.TS Nguyễn Đức Chính, “Thiết kế và đánh giá chương trình giáo
dục”, Bài giảng cho hệ Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục, Khoa Sư
phạm, ĐHQG Hà Nội, 2007.
11. TS Lê Viết Khuyến, Hiệp hội các trường ĐH và ngoài công lập Việt
Nam “Đổi mới chương trình đào tạo đại học trong bối cảnh hội nhập quốc
tế”, Hà Nội, 2007.
12. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí, Cơ sở khoa học quản lý, Bài
giảng cho hệ Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục, Khoa Sư phạm,
ĐHQG Hà Nội, 2006.
13. M.I.Kônđacốp, Cơ sở lý luận khoa học quản lý giáo dục, Trường cán bộ
quản lý GD&ĐT, Hà Nội, 1984.
14.Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm cơ bản về Quản lý giáo dục,
Trường cán bộ quản lý GD&ĐT, Hà Nội, 1997.
15. TS. Hoàng Ngọc Vinh - Bộ GD&ĐT Biên tập và hiệu đính chung, “
Hướng dẫn Dạy và Học trong Giáo dục đại học” từ nguyên bản tiếng Anh có
tiêu đề “ Guide to Teaching and Learning in Higher Education” tại Website
có địa chỉ do các tác giả: Pai Obanya,
Juma Shabani, Peter Okebukola với sự giúp đỡ của Văn phòng UNESCO
vùng của Châu Phi.
16. TS. Phan Thị Hồng Vinh, Bài viết ”Xây dựng chương trình đào tạo cho
học viên ngành quản lý giáo dục” Khoa Tâm lý - Giáo dục, ĐHSP HN, Hà
Nội, 2005
17. Trƣờng ĐHDL Phƣơng Đông, Kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn
2005-2010, Hà Nội, 2005.
18. Trƣờng ĐHDL Phƣơng Đông, Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ
chính quy theo hệ thống tín chỉ, Ban hành kèm theo quyết định Hiệu trưởng
trường ĐHDL Phương Đông, 2007
19. Vụ Đại học và sau Đại học, Bộ giáo dục và Đào tạo. Bài viết “Một cách
tiếp cận mới khi xây dựng danh mục giáo dục, đào tạo -2005 trình độ Đại học
và cao đẳng của nước CHXHCN Việt Nam”, Hà Nội, 2005
20. Vụ Đại học và sau đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu “Xây dựng
bộ chương trình khung cho các ngành đào tạo đại học và cao đẳng”, Hà Nội,
10/2003.
21. />22. />23.
24.
25. tnamnet/giaoduc/2007.
26. />