Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Những biện pháp quản lý học sinh, sinh viên của giáo viên chủ nhiệm lớp trường cao đẳng tài nguyên và môi trường hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.65 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM

NGUYỄN VĂN HƢỞNG

NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỌC SINH,
SINH VIÊN CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP
TRƢỜNG CAO ĐẲNG TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2008
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM


NGUYỄN VĂN HƢỞNG

NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỌC SINH,
SINH VIÊN CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP
TRƢỜNG CAO ĐẲNG TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.05

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LƢU XUÂN MỚI

HÀ NỘI – 2008




MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Gần 20 năm đổi mới và phát triển, kinh tế Việt Nam đã có những bước
phát triển vượt bậc và không ngừng khẳng định vị thế trên trường quốc tế và
trong khu vực. Những lợi thế của nền kinh tế trong những ngày đổi mới giờ đây
đã không còn nhiều, những khó khăn thách thức đang xuất hiện. Thời kỳ đổi
mới những thay đổi về chính sách vĩ mô và môi trường kinh tế trong nước đã
khơi dậy nguồn lực và đóng góp vào tăng trưởng, phát triển.
Đến nay nguồn lực vốn, tài nguyên, công nghệ đang dần được sử dụng
hiệu quả hơn và cạnh tranh hơn trong nền kinh tế mở. Các quốc gia dần nhận
ra và đi theo hướng đầu tư cạnh tranh bằng nguồn “vốn nhân lực”. Báo cáo
của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ phương hướng phấn đấu của nền giáo
dục nước ta trong giai đoạn đổi mới là: bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu
nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa,
lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập
nghiệp, không cam chịu nghèo hèn. Đào tạo lớp người lao động có kiến thức
cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy
cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ. Thủ tướng
Chính phủ cũng đã phê chuẩn chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001
– 2010, theo đó thì mục tiêu của giáo dục ĐH là: đáp ứng nhân lực trình độ
cao phù hợp với cơ cấu kinh tế – xã hội của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế ... Tăng cường năng lực thích ứng với việc làm
trong xã hội, năng lực tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác.
Theo phương hướng đó đòi hỏi ngành giáo dục nước ta phải không ngừng
nâng cao chất lượng GD&ĐT.



Trong quá trình nâng cao chất lượng GD&ĐT, công tác quản lý HSSV
là một khâu rất quan trọng. Việc quản lý HSSV tốt không chỉ tạo thuận lợi
cho việc trang bị những tri thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ mà còn là
môi trường rèn luyện những phẩm chất đạo đức, nhân cách và tác phong cần
thiết cho HSSV.
Trong công tác quản lý HSSV, để quản lý trực tiếp một lớp học nhà
trường phải cử ra những giáo viên có chuyên môn tốt, có lòng nhiệt tình, có
kinh nghiệm để làm công tác GVCN lớp, khi đó người GVCN lớp ngoài vai
trò là một nhà giáo đồng thời cũng giữ vai trò là một nhà quản lý giáo dục,
người GVCN lớp sẽ là người tập hợp và đoàn kết HSSV trong tập thể. Vì
vậy vai trò của GVCN lớp là rất quan trọng, nó góp phần thực hiện tốt mục
tiêu GD&ĐT của mỗi nhà trường.
Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được thành lập theo
Quyết định số 2978/QĐ - BGD&ĐT – TCCB, ngày 01/06/2005 của Bộ trưởng
Bộ GD&ĐT trên cơ sở hợp nhất Trường CĐ Khí tượng Thủy văn Hà Nội và
Trường Trung học Địa chính Trung ương I. Trong giai đoạn hiện nay, nhà
trường đang là cơ sở đào tạo hàng đầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường
trong đào tạo nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ quản lý tài nguyên của đất
nước. Từ nhiều năm qua nhà trường cũng đã rất chú trọng và quan tâm đến
công tác quản lý HSSV và đã thu được những kết quả nhất định. Tuy nhiên vì
là một trường mới được thành lập và đang trong giai đoạn ổn định, do đó
không tránh khỏi có những tư duy khác nhau trong công tác quản lý HSSV;
lực lượng giáo viên và giảng viên tham gia công tác GVCN lớp còn thiếu
nghiệp vụ, kinh nghiệm trong công tác quản lý HSSV. Điều này dẫn tới
phương pháp quản lý HSSV của đội ngũ GVCN lớp hiện nay chưa thật sự
thống nhất và chưa đạt hiệu quả cao, còn nhiều tồn tại cần phải khắc phục.
Với tư cách là một cán bộ của Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội, bản thân luôn kỳ vọng vào sự nghiệp GD&ĐT của nhà trường sớm

có những tiến bộ trong công tác quản lý HSSV của GVCN lớp, nên tôi chọn


đề tài nghiên cứu “Những biện pháp quản lý học sinh, sinh viên của giáo
viên chủ nhiệm lớp Trƣờng Cao đẳng Tài nguyên và Môi trƣờng Hà
Nội” với hy vọng tìm chọn được những biện pháp quản lý HSSV có hiệu quả
cho đội ngũ GVCN lớp ở Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và
các trường có điều kiện tương tự.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu để đề xuất một số biện pháp quản lý HSSV của GVCN lớp ở các trường
Cao đẳng.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, cần thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu lý luận về quản lý HSSV của GVCN lớp ở trường CĐ và trường ĐH.
- Khảo sát thực trạng về công tác quản lý HSSV của GVCN lớp ở Trường CĐ Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội.
- Đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp và khả thi để quản lý HSSV của GVCN lớp
ở Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý HSSV của GVCN lớp ở trường CĐ và trường ĐH.

4.2. Đối tượng nghiên cứu
Những biện pháp quản lý HSSV của GVCN lớp ở Trường CĐ Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội.
5. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian hạn chế, nên đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý HSSV
của GVCN lớp ở Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội từ năm học 2004 - 2005 đến

nay.

6. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng một cách đồng bộ và hợp lý những biện pháp quản lý HSSV của
GVCN lớp ở Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội do tác giả đề xuất, thì sẽ nâng
cao được năng lực quản lý HSSV của GVCN lớp ở Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội.


7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp biện chứng, cụ thể, thực tiễn và lý thuyết hệ thống, luận văn này
chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập thông tin qua nghiên cứu các văn bản, tài liệu khoa học, sách, v.v. có liên
quan đến đề tài.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp thử nghiệm.
7.3. Những phương pháp hỗ trợ khác
Phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu khảo sát.
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Về lý luận: nghiên cứu để làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý HSSV của GVCN
lớp ở trường CĐ và trường ĐH.
- Về thực tiễn: những biện pháp do tác giả đề xuất có giá trị thực tiễn phổ biến cho
các nhà quản lý và GVCN lớp ở Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và của các

trường CĐ có điều kiện tương tự.

9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận kiến nghị, tài liêu tham khảo, luận văn được trình bày
trong 3 chương.

Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý HSSV của GVCN lớp ở trường Cao
đẳng và Đại học.
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý HSSV của GVCN lớp ở Trường
Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Chƣơng 3: Những biện pháp quản lý HSSV của GVCN lớp ở Trường Cao đẳng Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HỌC SINH, SINH VIÊN CỦA GIÁO
VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Ngày nay, việc nghiên cứu xu thế giáo dục thế kỷ XXI ở Việt Nam đã
chỉ rõ: sứ mệnh của giáo dục là phát triển toàn diện con người, đào tạo nguồn
nhân lực có đủ trình độ đáp ứng những yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước và của thời đại trí tuệ, của nền kinh tế tri thức. Qua đó,


giáo dục làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Vì vậy Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là “Quốc sách hàng đầu”, toàn xã hội
đều có ý thức chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, vì họ ngày càng hiểu rằng: Giáo
dục ngày nay được coi là nền tảng cho sự phát triển khoa học, kỹ thuật, đem lại
sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân.
Trong những năm qua, để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao

phù hợp với sự phát triển và cơ cấu kinh tế – xã hội của thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác trong quá
trình hội nhập quốc tế, giáo dục ĐH Việt Nam đã phát triển tương đối nhanh.
Giáo dục ĐH Việt Nam vừa phải đáp ứng nhu cầu học ĐH ngày càng tăng của
nhân dân, vừa phải đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao cho
những ngành sản xuất then chốt, ưu tiên các lĩnh vực công nghệ như: công
nghệ thông tin, công nghệ sinh học, chế tạo máy... Vì vậy, trong những năm
gần đây, số lượng HSSV tiếp tục tăng. Điều đó cũng đặt ra cho ngành giáo dục
những thách thức trong công tác quản lý HSSV.
Để quản lý HSSV Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra nhiều văn bản, quy chế
để nâng cao hơn nữa công tác quản lý HSSV như: Chỉ thị số 38/1998/CT –
BGD&ĐT, ngày 18/06/1998 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
kiện toàn, tổ chức bộ máy công tác chính trị tư tưởng trong các trường ĐH và
CĐ; Quyết định số 1584/GD-ĐT, ngày 27/07/1993 của Bộ trưởng Bộ giáo dục
đào tạo về việc ban hành quy chế công tác HSSV trong các trường đào tạo;
Quyết định số 42/2000/QĐ-BGD&ĐT, ngày 21/10/2002 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của
HSSV các trường ĐH, CĐ và trung học chuyên nghiệp hệ chính qui; hay gần
đây nhất là Quyết định số 42/2007/QĐ-BGD&ĐT, ngày 13 tháng 08 năm 2007
của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế HSSV các
trường ĐH CĐ và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ... Những văn bản này
đã phát huy được tác dụng tích cực, thật sự là công cụ đắc lực cho những cán
bộ làm công tác quản lý HSSV.


Trong công tác quản lý HSSV, vai trò của người GVCN ở trường CĐ và
ĐH là rất quan trọng. Tuy nhiên vai trò này nhiều khi chưa thật sự được chú
trọng và quan tâm đúng mức của nhiều nhà quản lý giáo dục, đã có thời điểm
một số cơ sở giáo dục ĐH không sử dụng lực lượng GVCN lớp tham gia vào
công tác quản lý HSSV, điều này đã gây lãng phí lớn nguồn lực sẵn có của mỗi

nhà trường. Thực tế không thể phủ nhận được sự cần thiết của đội ngũ này, bởi
vì người GVCN lớp có thể nói là người tiếp xúc với HSSV một cách sâu xát
nhất, họ vừa có kiến thức quản lý, đồng thời lại là một giáo viên, tiếng nói của
họ đối với HSSV có trọng lượng hơn nhiều của một cán bộ quản lý HSSV bình
thường. Tuy nhiên lại có rất ít tác giả quan tâm và đi sâu nghiên cứu, ngay về
lý luận cũng chưa có nhiều tác giả nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống
về việc quản lý HSSV của người GVCN lớp ở ĐH và CĐ, mà chủ yếu chỉ quan
tâm tới công tác của GVCN lớp ở các trường trung học phổ thông, có thể kể
đến như:
- Tác giả Hà Nhật Thăng, công tác GVCN lớp ở trường phổ thông, Nhà
xuất bản Giáo dục, 2006;
- Các tác giả Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Nguyễn Thị Kỷ - Những
tình huống giáo dục học sinh của người GVCN;
- Bônđưra, Lê Khánh Bằng dịch - GVCN tập I, II, Hà Nội 1974;
Tại Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nghiên cứu về các
vấn đề liên quan đến HSSV mới chỉ có tác giả Trần Thị Dung đi sâu nghiên
cứu vấn đề quản lý hoạt động tự học của HSSV;
Một số một số nội dung của công tác quản lý HSSV đã triển khai dưới
dạng các quyết định như:
- Quyết định số 1104/QĐ - CĐTNMT, ngày 13/09/2007 của Hiệu trưởng
Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về việc ban hành Quy định khen
thưởng, kỷ luật HSSV;


- Quyết định số 1102/QĐ - CĐTNMT, ngày 13/09/2007 của Hiệu trưởng
Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về việc ban hành quy định đánh
giá kết quả rèn luyện của HSSV,
- Quyết định số 123/QĐ - CĐTNMT, ngày 16/02/2006 của Hiệu trưởng
Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về việc ban hành sổ quản lý
HSSV ngoại trú.

- Quyết định số 61/QĐ - CĐTNMT, ngày 19/01/2006 của Hiệu trưởng
Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về việc quy định chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của GVCN lớp.
Nhìn chung, trong nhiều năm qua các đề tài nghiên cứu chuyên sâu về công tác GVCN lớp
còn rất ít, nhất là công tác quản lý HSSV của GVCN lớp ở các trường ĐH, CĐ. Ở Trường
CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chưa có tác giả nào nghiên cứu về vấn đề này; các
văn bản ban hành dưới dạng các


TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Văn bản, văn kiện:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1993), Quy chế công tác HSSV trong các trường
đào tạo, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1997), Quy chế công tác HSSV nội trú, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1998), Chỉ thị số 38/1998/CT-BGD&ĐT, ngày
18/06/1998 về việc kiện toàn, tổ chức bộ máy công tác chính trị tư tưởng trong
các trường ĐH và CĐ, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của
HSSV các trường ĐH, CĐ và TCCN, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Quy chế công tác HSSV ngoại trú, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Các báo cáo tham luận tại Hội nghị công
tác sinh viên, Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Tài liệu hội nghị tập huấn trưởng phòng
công tác chính trị – sinh viên các trường ĐH, CĐ, trung học chuyên nghiệp
toàn quốc, Hà Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Công văn số 2564/HSSV, ngày 05/04/1998
về việc tăng cường công tác HSSV ở các trường ĐH, CĐ, THCN, Hà Nội.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chỉ thị số 49/2006/CT-BGD&ĐT, ngày
25/10/2006 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học trong năm học 2006 2007, Hà Nội.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế công tác HSSV trong các trường
ĐH, CD và TCCN, Hà Nội.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Các tạp trí công tác học sinh, sinh viên
năm 2007, Hà Nội.
12. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Quyết định số 665/QĐ - BTNMT quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường CĐ Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội, Hà Nội.


13. Chính phủ (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010. Quyết định
số 20/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Hà Nội.
14. Chính phủ (2003), Điều lệ trường đại học, do Thủ tướng Chính phủ ban
hành ngày 30/07/2003, Hà Nội.
15. Chính phủ (2005), Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục ĐH Việt Nam giai
đoạn 2006 – 2020. Nghị quyết số 14/2005/NQ ngày 02/11/2005 của Thủ tướng
Chính phủ, Hà Nội.
16. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội ĐCSVN lần thứ X. Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng bộ Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (2006), Báo cáo
đại hội Đảng bộ Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường Hà Nôi nhiệm kỳ I
(2004 – 2006), Hà Nội.
19. Huyện Từ Liêm (2001), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội huyện Từ
Liêm giai đoạn 2001 – 2010, Hà Nội.
20. Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục năm
2005, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
21. Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (2006), Đề án tiền khả
thi thành lập Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Hà Nội
22. Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (2006), Quy định khen

thưởng, kỷ luật HSSV do Hiệu trưởng Trường CĐ Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội ban hành ngày 13/09/2007, Hà Nội.
23. Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (2006), Quy định đánh
giá kết quả rèn luyện của HSSV do Hiệu trưởng Trường CĐ Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội ban hành ngày 13/09/2007, Hà Nội.
24. Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (2006), Quy định chức
năng nhiệm vụ và quyền hạn của GVCN lớp do Hiệu trưởng Trường CĐ Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội ban hành ngày 19/01/2006, Hà Nội.


* Tác giả, tác phẩm:
25. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường
CBQL GD&ĐT, Hà Nội.
26. Đặng Quốc Bảo (2002), Quản lý, quản lý giáo dục tiếp cận từ những mô
hình, Trường CBQL GD&ĐT, Hà Nội.
27. Bônđưra, Lê Khánh Bằng dịch (1974), Giáo viên chủ nhiệm tập 1, 2, Nhà
xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.
28. Các Mác – Angghen (1993) toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

29. Nguyễn Hữu Châu (2007), Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI.
Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
30. Nguyễn Quốc Chí (2004), Bài giảng những cơ sở lý luận quản lý giáo dục,
Hà Nội.
31. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2006), Cơ sở khoa học quản lý,
Bài giảng cho hệ cao học quản lý giáo dục, Hà Nội.
32. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận - Nghiên cứu khoa học, Nhà xuất
bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
33. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong
điều kiện mới, chương trình KHCN cấp nhà nước K07 - HN.
34. Phạm Minh Hạc (1996), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục,

Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
35. M.I. Kônđacốp (1984), Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục,
Trường CBQL GD&ĐT.
36. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý Nhà nước về Giáo dục - Lý luận và thực
tiễn, Nhà xuất bản chín trị Quốc gia, Hà Nội.
37. Nguyễn Văn Lê (1998), Nghề nhà giáo, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
38. Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận dạy học ĐH, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà
Nội.
39. Lưu Xuân Mới (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất
bản ĐH sư phạm, Hà Nội.


40. Nguyễn Thạc - Phan Thanh Nghị (1992), Tâm Lý học sư phạm đại học, Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
41. Hà Nhật Thăng (2006), Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ
thông. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
42. Mạc Văn Trang (1997), Lý luận và thực tiến giáo dục HSSV. Viện Nghiên
cứu phát triển giáo dục, Hà Nội.
43. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại, Nhà
xuất bản giáo dục, Hà Nội.
44. Thái Duy Tuyên (2004), Những vấn đề chung của giáo dục học, Nhà xuất
bản ĐH sư phạm, Hà Nội.
45. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, Nhà xuất bản ĐH Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.



×