Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tổ chức quản lý công tác thông tin thư viện tại đại học quốc gia hà nội nhằm đáp ứng yêu cầu của kiểm định chất lượng đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.41 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM

BÙI THỊ THU HƢƠNG

TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TÁC THÔNG TIN - THƢ VIỆN
TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2007


đại học quốc gia hà nội
Khoa s- phạm

Bùi thị thu h-ơng

Tổ chức quản lý công tác thông tin - th- viện
Tại đại học quốc gia hà nội nhằm đáp ứng yêu cầu
của kiểm định chất l-ợng đào tạo

Luận văn thạc sỹ
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 60 14 05

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học:
PGS.TS. Đặng Xuân Hải


Hà Nội - 2007


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài “Tổ chức quản lý công tác Thông tin Thư viện tại Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu của kiểm định
chất lượng đào tạo” đã được hoàn thành.
Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn Khoa Sư phạm - Đại học
Quốc gia Hà Nội, đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và nghiên cứu trong suốt
hai năm qua, mang lại cho tôi những kiến thức vô cùng quý giá.
Xin bày tỏ lòng biết ơn các Thầy, Cô giáo đã tận tình giảng dạy; Phòng
Quản lý Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học đã giúp đỡ, chỉ dẫn tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu.
Xin cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo, cán bộ của Trung tâm Thông tin - Thư
viện, Đại học Quốc gia Hà Nội; cán bộ nghiên cứu, giáo viên và sinh viên Đại học
Quốc gia Hà Nội đã động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc
cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu và đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình
nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Đặng Xuân Hải
- người Thầy đã tận tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ trong quá trình
nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn Thạc sỹ.
Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song luận văn khó tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các Thầy, Cô
giáo, bạn bè, đồng nghiệp và những người quan tâm.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2007
Tác giả

Bùi Thị Thu Hương



MC LC
Trang
1
1. Lý do la chn ti
1
2. Mc ớch nghiờn cu:
3
3. Nhim v nghiờn cu:
3
4. i tng v khỏch th nghiờn cu:
3
5. Gii thuyt khoa hc:
3
4
6. í nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
7. Ph-ơng pháp nghiên cứu:
4
8. Giới hạn của đề tài:
6
9. Cấu trúc của luận văn:
7
CHNG 1 : C S Lí LUN CA VN NGHIấN CU
8
8
1.1. Vi nột v lch s nghiờn cu vn
10
1.2. Nhng khỏi nim c bn
1.2.1. Qun lý v chc nng qun lý
10
17

1.2.2 Khỏi nim T chc hot ng
1.2.3. Thụng tin - Th vin
19
1.2.4. Cht lng o to v Kim nh cht lng trng i
22
hc
1.3. C s lý lun t chc v qun lý cụng tỏc Thụng tin - Th
27
vin trong trng i hc
1.3.1.Vai trũ ca Trung tõm Thụng tin - Th vin trong trng
27
i hc
1.3.2. c im ca hot ng Thụng tin - Th vin trong trng
28
i hc
1.3.3. Yờu cu t chc qun lý cụng tỏc thụng tin - th vin
31
1.3.4. Ni dung t chc qun lý cụng tỏc thụng tin - th vin
31
1.4. Yờu cu ca Kim nh cht lng o to i vi cụng tỏc
thụng tin - th vin
1.4.1.Vn Kim nh cht lng i vi n v c s - i hc
33
Quc gia H Ni:
1.4.2. Nhng yờu cu ca Kim nh cht lng i vi Trung
35
tõm Thụng tin - Th vin
Kt lun chng 1
37
Chng 2: Thực trạng hoạt động của trung tâm thông tin

40
M U

- th- viện, Đại học quốc gia hà nội

2.1. Thc trng trin khai qui trỡnh nghip v th vin ti
Trung tõm Thụng tin- Th vin, i hc Quc gia H Ni.

40


2.2. Thc trng t chc v qun lý Thụng tin - Th vin, i
hc Quc gia H Ni.
2.2.1. Thc trng thc hin cỏc tiờu chớ - tiờu chun kim nh
cht lng i vi Trung tõm Thụng tin - Th vin, i hc
Quc gia H Ni.
2.2.2. ỏnh giỏ mc ỏp ng yờu cu ca Trung tõm Thụng
tin - Th vin, i hc Quc gia H Ni hin nay.
2.2.3. ỏnh giỏ mc ỏp ng yờu cu ca Trung tõm Thụng
tin- Th vin, i hc Quc gia H Ni hin nay so vi yờu cu
ca Kim nh cht lng o to i hc Quc gia H Ni.
Kt lun chng II
Chng 3: Những giải pháp cải tiến công tác tổ chức và
quản lý thông tin- th- viện nhằm đáp ứng yêu cầu của
kiểm định chất l-ợng đào tạo ở đại học quốc gia hà nội

3.1. Nguyờn tc la chn bin phỏp
3.2. Nhng bin phỏp c th
3.2.1. Nhúm bin phỏp nõng cao nhn thc v Vn húa cht
lng ca i ng cỏn b Trung tõm Thụng tin - Th vin.

3.2.2. Nhúm bin phỏp t chc thu thp minh chng v hon
thin quy trỡnh t chc qun lý theo yờu cu kim nh cht
lng.
3.2.2.1. Xỏc nh v xõy dng cỏc tiờu chớ v tiờu chun liờn
quan
3.2.2.2. Xõy dng quy trỡnh v thc hin quy trỡnh t chc qun
lý theo yờu cu kim nh.
3.2.2.3. Thu thp v lu tr minh chng.
3.2.2.4. X lý, ỏnh giỏ kt qu kim nh iu chnh cho hot
ng ln sau.
3.2.2.5. Hỡnh thnh mt b phn m bo cht lng ca Trung
tõm Thụng tin - Th vin, i hc Quc gia H Ni.
3.2.3. Nhúm bin phỏp duy trỡ v phỏt trin kt qu kim nh
cht lng i vi Trung tõm Thụng tin - Th vin, i hc
Quc gia H Ni.
3.3. Kho nghim tớnh cn thit v tớnh kh thi ca cỏc bin
phỏp ci tin cụng tỏc t chc v qun lý thụng tin - th vin
nhm ỏp ng yờu cu ca kim nh cht lng o to i
hc Quc gia H Ni
KT LUN V KHUYN NGH
TI LIU THAM KHO
PH LC

40

60
63

76
78

78
81
81
83

83
86
94
96
97

100

104
108


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Trong thời đại thông tin, khối lượng tri thức mà con người tiếp nhận để học
tập và làm việc là rất lớn. Đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo, những tri thức đó đến
với người dạy, người học và nghiên cứu khoa học từ nhiều nguồn khác nhau: từ
nhà trường, từ gia đình, từ xã hội. Để có được một “lượng” tri thức nhất định cho
mình, ngoài việc học tập ở trường, các cá nhân phải tự học hỏi, tự trang bị cho
mình các kiến thức cần thiết phục vụ việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu, đặc
biệt trong điều kiện hiện nay, các trường đại học đang triển khai việc đào tạo theo
tín chỉ, theo đó người học phải tăng cường thời gian tự học, điều này lại càng tăng
thêm vai trò của thư viện trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo.
Thư viện chính là công cụ truyền bá tri thức một cách tĩnh lặng, là nơi truyền
tải thông tin một cách nhẹ nhàng, nhưng có tác động và hiệu quả to lớn, không chỉ

là hình thức cho người đọc mượn một cuốn sách, hay cung cấp một sản phẩm
thông tin, mà nhiệm vụ (nội dung) của thư viện chính là sự chuyển tải những tri
thức đối với người đọc những thông tin cần thiết và bổ ích trong việc tự học tập
của mỗi người.
Để đảm bảo chất lượng đào tạo, tháng 12/2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
ban hành Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường đại học. Năm 2005,
Đại học Quốc gia Hà Nội cũng ban hành một bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng
trường đại học riêng. Trong đó, chất lượng của hoạt động thông tin- thư viện là
một trong 10 tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học (tại tiêu chuẩn 9 Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác). Ngoài ra, còn có Bộ tiêu
chuẩn của AUN (Mạng lưới đại học ASEAN), cũng có tiêu chí về Thư viện tại
Mục 4.2 (Tự đánh giá thực hành), mục 11 (Trang thiết bị và cơ sở hạ tầng).
Kiểm định chất lượng là một quá trình đánh giá nhằm đưa ra quyết định
công nhận một trường đại học hay một chương trình đào tạo của nhà trường đáp


ứng các chuẩn mực quy định. Khi đánh giá chất lượng đào tạo của một trường đại
học, một trong những nội dung cần được đánh giá là chất lượng của công tác thông
tin - thư viện của đơn vị. Người ta khảo sát xem đơn vị đã đáp ứng như thế nào đối
với tiêu chí về công tác thông tin - thư viện.
Trong hệ thống thông tin - thư viện đại học ở Việt Nam, Trung tâm Thông
tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập vào tháng 2 năm 1997.
Trải qua 10 năm xây dựng và trưởng thành Trung tâm đã khẳng định được vị thế
của mình - là thư viện hàng đầu trong hệ thống thư viện đại học, đáp ứng yêu cầu
đảm bảo thông tin, tư liệu cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Vừa qua, Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành kiểm định một số đơn vị:
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Trường Đại học Ngoại ngữ, Khoa
Kinh tế (nay là Trường Đại học Kinh tế). Trong báo cáo tự đánh giá, các đơn vị
này đã đề cập đến hoạt động của các phòng tư liệu của đơn vị, đồng thời phản ánh
hoạt động của Trung tâm phục vụ công tác đào tạo của các đơn vị trên. Tuy nhiên,

cho đến nay, Trung tâm vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức hay báo cáo tổng
thể nào đề cập đến công tác kiểm định chất lượng ở Đại học Quốc gia Hà Nội.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Tổ chức quản lý
công tác Thông tin - Thư tại Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu
kiểm định chất lượng đào tạo” với mục đích củng cố, phát huy những thành quả
đạt được, tìm ra những điểm còn hạn chế, xây dựng các biện pháp nhằm đáp ứng
yêu cầu kiểm định chất lượng hiện nay của Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng tổ chức quản lý công tác Trung tâm Thông tin - Thư
viện, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm đáp ứng yêu cầu Kiểm định chất lượng tại
Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:


Để thực hiện mục đích trên, luận văn xác định những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận tổ chức và quản lý công tác của Trung tâm
Thông tin - Thư viện.
- Nghiên cứu về thực trạng tổ chức quản lý công tác của Trung tâm Thông
tin - Thư viện và mức độ đáp ứng yêu cầu Kiểm định chất lượng hiện nay của
Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Đề xuất những biện pháp tổ chức quản lý công tác của Trung tâm Thông
tin - Thư viện đáp ứng yêu cầu Kiểm định chất lượng tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp tổ chức quản lý công tác của
Trung tâm Thông tin - Thư viện đáp ứng yêu cầu Kiểm định chất lượng hiện nay
của Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Khách thể nghiên cứu: Tổ chức công tác Trung tâm Thông tin - Thư viện,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Giả thuyết khoa học:
Nếu các biện pháp tổ chức quản lý công tác của Trung tâm Thông tin - Thư

viện đề ra trong luận văn được thực hiện một cách triệt để và đồng bộ thì sẽ góp
phần đổi mới hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà
Nội và đáp ứng được yêu cầu Kiểm định chất lượng hiện nay của Đại học Quốc gia
Hà Nội.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa lý luận:
Luận văn hệ thống hóa được các cơ sở lý luận về tổ chức quản lý công tác
của Trung tâm Thông tin - Thư viện trong mối quan hệ với các tiêu chuẩn, tiêu chí
kiểm định chất lượng trường đại học.
- Ý nghĩa thực tiễn:


Kết quả nghiên cứu có thể góp phần làm cơ sở khoa học để xây dựng quy
trình tổ chức và quản lý hệ thống Thông tin- Thư viện tại Đại học Quốc gia Hà Nội
theo yêu cầu của Kiểm định chất lượng trường đại học.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu:
7.1.

Phương pháp nghiên cứu lý luận.

Phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận, chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội về tổ chức quản lý
công tác của Trung tâm Thông tin - Thư viện, về Chất lượng đào tạo và Kiểm định
chất lượng trường Đại học.
7.2.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát

Quan sát những biểu hiện về nhận thức, thái độ, cảm xúc và hành vi trong

việc tổ chức quản lý công tác của Trung tâm Thông tin - Thư viện đáp ứng yêu cầu
Kiểm định chất lượng tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn Ban Lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, giáo viên, sinh viên về thực
trạng tổ chức quản lý công tác và chất lượng phục vụ của Trung tâm Thông tin Thư viện tại Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay, những thuận lợi và khó khăn;
quan điểm của các nhà quản lý về tổ chức quản lý công tác Thông tin- Thư viện
với các vấn đề cấp thiết hiện nay để đáp ứng yêu cầu Kiểm định chất lượng tại Đại
học Quốc gia Hà Nội.
- Phương pháp điều tra viết
Khảo sát ý kiến (qua bảng hỏi) của Ban Lãnh đạo và cán bộ Thư viện về tổ
chức quản lý công tác Thông tin - Thư viện đáp ứng yêu cầu Kiểm định chất lượng
tại Đại học Quốc gia Hà Nội (phụ lục 1,2 và 3).


Khảo sát ý kiến (qua bảng hỏi) cán bộ nghiên cứu, giáo viên và sinh viên về
công tác tổ chức và phục vụ nhu cầu thông tin của Trung tâm Thông tin - Thư viện,
Đại học Quốc gia Hà Nội (phụ lục 4).
7.3.

Phương pháp thống kê và phân tích số liệu.

Tổng hợp, xử lý kết quả của các cuộc điều tra, sử dụng các công thức toán học
và chương trình xử lý số liệu SPSS 13.0 trên máy tính để phân tích số liệu. Các
thông số và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích
thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận.
 Các chỉ số sau được sử dụng trong phân tích thống kê mô tả:
- Tần xuất để xem xét sự phân bố của các giá trị:

fi = ni/n x 100%


- Điểm trung bình cộng được dùng để tính điểm đạt được của từng ý kiến và
của từng nhân tố cũng như từng kỹ năng thành phần và toàn bộ kỹ năng.
X =  x i/ n


TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tiếng Việt:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng giáo dục trường đại học (Ban hành theo QĐ số65
1/11/2007/QĐ-BGDĐT)
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường
đại học (Ban hành theo QĐ số 38 2/12/2004/QĐ-BGDĐT)
3. Nguyễn Thị Việt Bắc, Vai trò của kiến thức thông tin trong giáo dục và đào
tạo từ giác độ thư viện, Kỷ yếu hội thảo Khoa học ngành Thông tin- Thư
viện, Hà Nội, 2007.
4. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc…Cẩm nang nâng
cao năng lực quản lý nhà trường. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007.
5. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc…Khoa học tổ
chức và quản lý, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Trung tâm Nghiên cứu
khoa học tổ chức quản lý. NXB Thống kê, Hà Nội, 1999.
6. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương về khoa học quản lý,
Giáo trình dành cho các khoa đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Quản lý
giáo dục, Hà Nội, 2004.
7. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Những tư tưởng chủ yếu về giáo
dục, Tài liệu tham khảo, Hà Nội, 2000.
8. Nguyễn Đức Chính, Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học, NXB
Chính trị Quốc gia, 2002.
9. Nguyễn Huy Chương, Trung tâm TT-TV ĐHQGHN với việc phục vụ
nghiên cứu khoa học và đào tạo, Hà Nội, 1998
10.Đặng Xuân Hải: “Nhận diện vấn đề quản lý chất lượng giáo dục đại học ở

Việt Nam hiện nay”. Tạp chí Giáo dục, số 32 (6/2002).


11.Đặng Xuân Hải: “Một số giải pháp chủ yếu về quản lý chất lượng đào tạo
đại học ở nước ta hiện nay”. Tạp chí Giáo dục số 40 (9/2002).
12.Đại học Quốc gia Hà Nội, Quyết định Ban hành Bộ tiêu chuẩn kiểm định
chất lượng đơn vị đào tạo (Ban hành ngày 13/12/2005).
13.Đại học Quốc gia Hà Nội, Quyết định về việc thành lập Trung tâm Thông tin
- Thư viện ( Ban hành ngày 14/2/1997)
14. Đại học Quốc gia Hà Nội, Vai trò của công tác quan hệ quốc tế trong việc
nâng cao chất lượng đào tạo, Kỷ yếu Hội thảo, Hà Nội, 1999.
15.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
16.Bùi Thị Ngọc Lan, Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.
17.Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Quản lý nguồn nhân lực giáo dục, Bài giảng các khóa
đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục, Hà Nội, 2003.
18.Lưu Ngọc Trịnh, Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức ở một số nước trên
thế giới hiện nay, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002.
19.Nguyễn Thị Hạnh, Sự phát triển nghề nghiệp của cán bộ thư viện trong thời
đại công nghệ thông tin mới. Tạp chí Thông tin- Tư liệu, số 1/1997.
20.Nguyễn Văn Hành. Hoàn thiện công tác thông tin- thư viện ĐHQGHN,
Luận văn Thạc sĩ, Đại học Văn hóa Hà Nội, 2002.
21.Nguyễn Văn Hành. Nghiên cứu nhu cầu thông tin khoa học của sinh viên
trường ĐHKHXH&NV góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu
khoa học, Báo cáo đề tài NCKH cấp Trường, Hà Nội, 1998.
22.Trần Thị Bích Hồng, Một vài nét về hoạt động của thư viện các trường đại
học ở Việt Nam. Tạp chí Thông tin- Tư liệu, số 1/1994.
23.Nguyễn Hữu Hùng, Giáo dục và đào tạo nghề nghiệp thông tin, Tạp chí
Thông tin- Tư liệu, số 3/1996.



24.Nguyễn Hữu Hùng, Phát triển hoạt động thông tin trong thời kỳ công nghiệp
hóa - hiện đại hóa, Tạp chí Thông tin- Tư liệu, số 4/1998.
25.Tạ Bá Hưng, Các xu thế phát triển công tác thông tin tư liệu ở Việt Nam,
Tạp chí Thông tin - Tư liệu, số 3/1997.
26.Nguyễn Quang Huỳnh, Cơ sở kinh tế- xã hội và một số vấn đề giáo dục đại
học và trung học chuyên nghiệp của Việt Nam đầu thế kỷ XXI, NXB
ĐHQGHN, 2003.
27.Phan Huy Quế, Đào tạo huấn luyện người dùng tin trong bối cảnh hoạt động
thông tin hiện nay, Tạp chí Thông tin - Tư liệu, số 3/1998.
28.Trần Mạnh Tuấn, Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện,
TTTLKH&CNQG, Hà Nội, 1998.
29.Thủ tướng Chính phủ, Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc
gia Hà Nội (Ban hành theo QĐ 16/2001/QĐ-TTg ngày 12/2/2001).
30.Trung tâm Thông tin - Thư viện, Báo cáo của Ban giám đốc tại Hội nghị cán
bộ viên chức từ năm 2004 đến năm 2007.
31.Trung tâm Thông tin - Thư viện, Dự án hiện đại hóa Trung tâm Thông tinThư viện ĐHQGHN, Hà Nội, 1999.
32.Vũ Văn Sơn, Bảo đảm nguồn thông tin trong giai đoạn công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Kỷ yếu hội nghị ngành TTTLKH&CN, Đà Lat, 1998.
33.Lê Văn Viết, Xu hướng phát triển thư viện trong 20 năm tới và phương
hướng đào tạo cán bộ thư viện ở Việt Nam, Tạp chí Thông tin - Tư liệu, số
1,1999.
34.Lê Văn Viết. Thư viện học. NXB Văn hóa- Thông tin, Hà Nội, 2006.
35.Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội, Pháp lệnh Thư viện, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2001.

* Tiếng Anh:



36.ASEAN University Network quanlity- Assurance, Manual for the
implementation of the guidelines.
37.Nguyen Huy Chuong, Pham Thuc Truong Luong (2002), IT infrastructure
and library services of Vienam National Library, Hanoi, Report of The
conference on Asean University Network (AUN) Inter - Library Online,
Manila, Philippines.
38.Nguyen Huy Chuong (2003), IT Infrastructure and Library Services of
Vietnam National University, Hanoi, Paper of AUN Meeting, Manila. pp.
301-303.
39.Ngo Doan Dai, “Higher education accreditation- situation in Vietnam and
the united states’ and Japan’s experience”, Paper for presentation at the
international forum “Higher Education in 21st century” held by Vietnam
National University, Ha Noi on May 15, 2006 in Ha Noi.
40.Mulhem, J. (2002), "Current issues in higher education quality assurance:
An introduction for academic library administrators", Advances in Library
Administration and Organization, Volume 19 pp. 137-164.
41.Owusu-Ansah, E.K. (2004), "Information Literacy and Higher Education:
Placing the Academic Library in the Center of a Comprehensive Solution",
The Journal of Academic Librarianship, Volume 30 (1), pp. 3-16.
42.Perry, Susan L. and Weber David C. (2001), "Evaluating academic library
quality today", Advances In Librarianship, Volume 25 pp. 97-131.



×