ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƢ PHẠM
NGUYỄN TRỌNG TÀI
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
CÔNG TÁC SINH VIÊN NƢỚC
NGOÀI TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC
THỦY LỢI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Hà Nội – 2007
Khoa Sƣ phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN TRỌNG HẬU
Phản biện 1:....................................................................................
Phản biện 2:....................................................................................
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ
Họp tại:..........................................................................................
Vào hồi:..............giờ...............ngày..........tháng.........năm 200.....
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đạihọc Quốc gia Hà Nội.
- Thư viện Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài :
Trong quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế ngày càng phát triển thì mỗi một trường học đều có thể có học
sinh, sinh viên nước ngoài đến theo học đặc biệt là ở các trường đại học, cao đẳng. Sinh viên nước ngoài đến học tại
các trường bằng các hình thức khác nhau như đi học từ chế độ học bổng, tự túc, liên kết đào tạo của các trường Việt
Nam với các trường Quốc tế..., con số này có thể ngày một tăng tùy thuộc vào chất lượng đào tạo và sự thu hút sinh
viên của mỗi trường. Bên cạnh đó phải kể đến các mối quan hệ truyền thống giữa các quốc gia về hợp tác đào tạo
theo hiệp định của chính phủ các nước. Vì vậy một vấn đề đặt ra là quản lý công tác sinh viên nước ngoài tại các
trường như thế nào?.
Hiện nay, một vấn đề luôn được các trường đại học đặt ra là chất lượng đào tạo về nhiều mặt như trình độ
chuyên môn, phẩm chất, đạo đức, lối sống, các kỹ năng... Nếu như có các biện pháp quản lý công tác sinh viên nước
ngoài tại trường một cách khoa học thì sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo đối với sinh viên nước ngoài nói riêng
và chất lượng đào tạo toàn trường nói chung, đảm bảo tình hình an ninh – xã hội và nâng cao vai trò hợp tác quốc tế
của các trường đại học và của Việt Nam nói chung.
Trường Đại học Thủy lợi là một trường đầu ngành của cả nước đào tạo chuyên ngành về lĩnh vực quản lý,
khai thác và bảo vệ tài nguyên nước như xây dựng các công trình thủy lợi – thủy điện, bảo vệ môi trường và phòng
chống giảm nhẹ thiên tai...Hàng năm trường cũng được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao chỉ tiêu đào tạo sinh viên
nước ngoài theo Hiệp định của Chính phủ ở các bậc học khác nhau từ đào tạo kỹ sư đến thạc sỹ, tiến sỹ và chủ yếu
cho hai nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Cămpuchia.
Số lượng Lưu học sinh hai nước học tập tại trường hàng năm tương đối lớn (30-60 em) ở nhiều ngành học
và trình độ đào tạo. Theo chiến lược phát triển của trường Đại học Thủy lợi giai đoạn 2006-2020, số lượng Lưu học
sinh này trong tương lai không xa sẽ còn tăng lên nhanh chóng và không những chỉ đào tạo cho lưu học sinh Lào và
Cămpuchia mà còn có cả các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì con số không nhỏ này, xu hướng mỗi
ngày một tăng thêm đòi hỏi phải có một sự quản lý tốt công tác sinh viên nước ngoài tại Trường Đại học Thủy lợi.
Hơn nữa, thực trạng quản lý công tác sinh viên nước ngoài của trường hiện nay vẫn còn chưa đáp ứng được những
yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra. Các hoạt động học tập, sinh hoạt, rèn luyện, tu dưỡng của các em còn có những vấn đề
bất cập...
Chính vì cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nêu trên, là một cán bộ quản lý tại trường, tôi lựa chọn đề tài:
“Các biện pháp quản lý công tác sinh viên nước ngoài tại Trường Đại học Thủy lợi’’.
Thông qua các biện pháp quản lý tốt nhất mà kết quả nghiên cứu mang lại sẽ góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo sinh viên nước ngoài tại Trường Đại học Thủy lợi, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên nước ngoài
trong quá trình học tập tại trường.
2. Mục đích nghiên cứu :
Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý công tác sinh viên nước ngoài tại Trường Đại học Thủy lợi
nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên nước ngoài trong quá
trình học tập tại trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu :
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý công tác sinh viên nước ngoài tại trường đại học.
- Nghiên cứu thực trạng quản lý công tác sinh viên nước ngoài tại Trường Đại học Thủy lợi và một số trường
đại học.
- Đề xuất các biện pháp quản lý công tác sinh viên nước ngoài tại Trường Đại học Thủy lợi nhằm góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên nước ngoài trong quá trình học tập tại
trường.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu:
- Khách thể: Công tác quản lý học sinh, sinh viên nước ngoài học tập tại Trường Đại học Thủy lợi.
- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý công tác sinh viên nước ngoài tại Trường Đại học Thủy
lợi.
5. Giả thuyết khoa học:
Nếu như có các biện pháp quản lý công tác sinh viên nước ngoài học tập tại Trường Đại học Thủy lợi một
cách khoa học thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên nước ngoài nói riêng và chất lượng đào tạo
toàn trường nói chung, thực hiện tốt nhiệm vụ của Bộ Giáo dục & Đào tạo giao phó, đảm bảo tình hình an ninh - xã
hội và nâng cao vai trò hợp tác quốc tế của trường nói riêng và của Việt Nam nói chung.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu:
6.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận:
Gồm các phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các vấn đề, tài liệu liên
quan đến đề tài nghiên cứu như: quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý trường đại học, công tác sinh
viên và công tác sinh viên nước ngoài...Thông qua đó làm cơ sở lý luận cho khảo sát, phân tích thực trạng và đề xuất
các biện pháp quản lý công tác sinh viên nước ngoài tại trường Đại học Thuỷ lợi.
6.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động liên quan đến công tác sinh viên nước ngoài. Đi thực tế, quan sát
nghiên cứu thực tiễn các đơn vị có sinh viên nước ngoài.
- Phương pháp điều tra: Thông qua các phiếu hỏi ý kiến cán bộ quản lý, sinh viên về công tác sinh viên nước ngoài
trong phạm vi đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn, lấy ý kiến: Phỏng vấn các cán bộ quản lý, sinh viên về công tác sinh viên nước ngoài. Là
một kênh để lấy ý kiến, thu thập thông tin nhằm xác định thực trạng và xây dựng các biện pháp quản lý công tác
SVNN.
- Phân tích nghiên cứu lý luận kết hợp với phân tích tổng kết thực tiễn ở đơn vị mình, đơn vị bạn để đề xuất các biện
pháp quản lý.
6.3. Nhóm phƣơng pháp bổ trợ:
- Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp số liệu, kết quả điều tra phục vụ cho việc
nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: So sánh biện pháp quản lý công tác sinh viên nước ngoài của Trường Đại học Thuỷ lợi với
các trường bạn, các đơn vị có đào tạo sinh viên nước ngoài để đúc rút học hỏi kinh nghiệm thực tiễn.
- Các phương pháp lập luận gồm: diễn dịch, quy nạp và loại suy.
7. Phạm vi nghiên cứu :
Nghiên cứu các biện pháp quản lý công tác sinh viên nước ngoài tại Trường Đại học Thủy lợi nằm trong
quá trình đào tạo của một khóa học tại Trường.
8. Cấu trúc của luận văn :
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý công tác sinh viên nước ngoài.
Chương 2: Thực trạng quản lý công tác sinh viên nước ngoài tại Trường Đại học Thủy Lợi.
Chương 3: Các biện pháp quản lý công tác sinh viên nước ngoài tại Trường Đại học Thủy Lợi.
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC SINH VIÊN NƢỚC NGOÀI
Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1. Quản lý:
Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng và thực hiện một cách sáng tạo các chức
năng kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo - điều khiển, công tác phối hợp và kiểm tra đánh giá.
1.1.2. Quản lý giáo dục:
Quản lý giáo dục là thực hiện việc quản lý trong lĩnh vực giáo dục mà ở đó là cả một hệ thống giáo dục gồm các
cấp quản lý, các nhà trường, hệ thống giáo dục quốc dân.
1.1.3. Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là một hoạt động quản lý trong một trường học mà ở đó thực hiện quá trình giáo dục và đào
tạo bao gồm hoạt động dạy - học và các điều kiện liên quan nhằm đạt được mục tiêu, sứ mệnh đề ra của một nhà
trường.
1.1.4. Quản lý trường đại học
Quản lý trường đại học là quản lý hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, quan hệ quốc tế, quản
lý sinh viên , tổ chức và nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất...
1.1.5. Quản lý sinh viên.
Quản lý sinh viên là quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu
giáo dục là đào tạo con ngtười.
1.1.6. Quản lý sinh viên nước ngoài.
Quản lý SVNN là hoạt động quản lý mà chủ thể quản lý là nhà trường (đại học-cao đẳng) và đối tượng quản lý
là SVNN trên cơ sở quản lý các hoạt động học tập và rèn luyện của SVNN trong quá trình đào tạo.
1.1.7. Công tác sinh viên
“Công tác HSSV là một trong những công tác trọng tâm của Hiệu trưởng nhà trường, nhằm bảo đảm thực hiện
mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và
nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
1.1.8. Công tác sinh viên nước ngoài
Về cơ bản, nội dung của công tác SVNN cũng bao gồm những nội dung của CTSV Việt Nam nhưng có những
công tác đặc thù riêng biệt dành cho người nước ngoài như: thủ tục xuất nhập cảnh, đăng ký tạm trú, nơi ở, chế độ
học bổng, chế độ học tập, công tác đối ngoại...
1.2. Chức năng và phƣơng pháp quản lý giáo dục.
1.2.1. Các chức năng quản lý giáo dục
Chức năng kế hoạch hoá. Kế hoạch hoá có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai
của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó.
Chức năng tổ chức: Là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, hình thành nên cấu trúc quan hệ giữa các thành
viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức.
Chức năng chỉ đạo: Đó là quá trình tác động của chủ thể quản lý, sau khi kế hoạch đã được thiết lập, cơ cấu bộ
máy, nguồn nhân lực được hình thành, thì cần phải có quá trình liên kết, tập hợp giữa các thành viên trong tổ chức,
động viên khuyến khích họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định từ đó đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
Chức năng kiểm tra: Đó là công việc thu thập thông tin quản lý xem xét đối chiếu, đánh giá các hoạt động của
đơn vị và thực hiện các mục tiêu đề ra.
1.2.2. Các phương pháp quản lý giáo dục
- Phương pháp tổ chức hành chính: Là cách tác động của chủ thể quản lý vào đối tượng bị quản lý trên cơ sở quan
hệ quyền lực tổ chức hành chính. Cơ sở của phương pháp này là dựa vào quy luật tổ chức.
- Phương pháp tâm lý: Là phương pháp tác động của chủ thể quản lý vào đối tượng bị quản lý thông qua tâm lý, tư
tưởng, tình cảm con người.
- Phương pháp kinh tế: Có nghĩa là người quản lý áp dụng các chỉ tiêu định mức lao động, các biện pháp khuyến
khích vật chất: tăng giờ, tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng...để người cán bộ, giáo viên thấy rằng mình được quan tâm
và cố gắng công tác tốt hơn.
- Phương pháp thuyết phục: Là phương pháp tác động vào nhận thức của con người vì nhận thức đúng sẽ dẫn đến
hành độnh đúng và ngược lại.
1.3. Công tác học sinh, sinh viên và sinh viên nƣớc ngoài.
1.3.1. Công tác học sinh, sinh viên trong các trường đào tạo
Nội dung công tác HSSV trong các trường đào tạo được nêu tại Chương III Quy chế HSSV các Trường Đại
học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp hệ chính quy (ban hành theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày
13/8/2007 của Bộ GD&ĐT) như sau:
- Công tác tổ chức hành chính.
- Công tác tổ chức , quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của HSSV.
- Công tác y tế, thể thao.
- Thực hiện các chế độ chính sách đối với HSSV.
- Thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự, an toàn, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.
- Thực hiện công tác quản lý HSSV nội trú, ngoại trú.
1.3.2. Công tác sinh viên nước ngoài trong trường đại học
Công tác SVNN trong trường đại học trước hết là CTSV tương tự như đối với sinh viên Việt Nam trong các
trường đại học và cao đẳng, chịu sự điều chỉnh của Quy chế HSSV hiện hành mà Bộ Giáo dục Việt Nam quy định.
Tuy nhiên, do yếu tố là người nước ngoài nên công tác SVNN trong trường Đại học có những vấn đề khác biệt mang
tính chất đặc thù của người nước ngoài như. phát triển Đảng, quản lý xuất nhập cảnh...
1.3.3. Yếu tố hội nhập của sinh viên nước ngoài ở trường đại học
SVNN đến học tập tại Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới toàn diện giáo dục đại học. Sinh viên
Việt Nam có điều kiện để được cọ xát tư duy với người nước ngoài, tăng thêm sự hiểu biết về văn hoá-xã hội cũng
như mối quan hệ hữu nghị với các nước, là động lực thúc đẩy trong học tập, tăng cường sự hợp tác quốc tế trên
nhiều mặt ... Khi họ tốt nghiệp trở về nước thì lĩnh vực ngành nghề mà họ công tác có những thế mạnh hoặc biết
Việt Nam có thế mạnh sẽ là động lực để tạo nên mối hợp tác, họ cũng có vốn tiếng Việt phong phú cả về mặt xã hội
cả về mặt ngành nghề chuyên môn, do đó họ có thể triển khai tốt các dự án hợp tác giữa nước ta và quốc tế.
1.3.4. Đặc điểm tâm lý, văn hóa, xã hội của sinh viên nước ngoài
Trong quá trình phát triển xã hội, con người đã thu thập được rất nhiều kinh nghiệm về tự nhiên, xã hội, con
người và phương pháp nhận thức. Ở mỗi quốc gia, những kinh nghiệm tri thức ấy tạo nên nền văn hoá, bản sắc của
mỗi nước. Mỗi cá thể lĩnh hội nền văn hoá ấy lại tạo riêng cho mình một bản sắc cá nhân và cũng biến thành tâm lý
của cá nhân, trong tâm lý của sinh viên mỗi nước có cái chung và cái riêng thống nhất với nhau tạo nên đặc điểm
tâm lý riêng đặc thù của sinh viên mỗi nước. Nhìn chung SVNN có tâm lý tự tin, thẳng thắn, cởi mở, VH - XH đa
dạng.
1.3.5. Sự phối hợp giữa trường đại học với đại sứ quán, các tổ chức hữu nghị và các cơ quan hữu quan trong
việc quản lý công tác SVNN.
Đối với mỗi trường đại học có SVNN theo học thì việc thiết lập các mối quan hệ phối hợp với các Đại sứ quán,
các Tổ chức Hữu nghị, các cơ quan hữu quan như cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh, Công an Phường sở tại,...là một
điều tất yếu. Các cơ quan này sẽ trực tiếp giải quyết những thủ tục về người nước ngoài học tập và cư trú tại Việt
Nam theo Luật pháp Việt Nam và những quy định của phía nước ngoài.
1.4. Cơ sở pháp lý về quản lý công tác SVNN tại các trƣờng đại học.
1.4.1. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý công tác SVNN.
Để thực hiện tốt việc quản lý công tác SVNN, người quản lý cần phải dựa trên cơ sở pháp lý thể hiện bằng các
văn bản sau đây:
1.4.1.1. Luật Giáo dục (2005):
Luật Giáo dục được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI thông qua ngày 14/6/2005. Đây là văn bản
có tính pháp lý cao nhất trong lĩnh vực GD đồng thời có những quy định mang tính nguyên tắc cho các cơ sở đào
tạo, cho người học.
1.4.1.2. Quy chế HSSVcác trường đại học, cao đẳng, TCCN hệ chính quy.
Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ban hành kèm
theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 08 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy
chế này quy định quyền và nghĩa vụ của học sinh sinh viên; nội dung công tác học sinh, sinh viên; hệ thống tổ chức,
quản lý; thi đua, khen thưởng và kỷ luật.
1.4.1.3. Quy chế Công tác người nước ngoài học tại Việt Nam.
Quy chế Công tác người nước ngoài học tại Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 33/1999/QĐBGD&ĐT ngày 25/08/1999 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT, Quy chế này quy định việc tiếp nhận và quản lý đào tạo
đối với người nước ngoài học tại Việt Nam do Bộ GD & ĐT tiếp nhận hoặc cho phép tiếp nhận.
1.4.1.4. Thông tư số 16/2006/TT-BTC ngày 07/ 03/2006 của Bộ Tài chính quy định chế độ suất chi đào tạo HS Lào
và HS Campuchia học tập tại Việt Nam.
Trong công tác SVNN, Thông tư này quy định chế độ suất chi đào tạo sinh viên Lào và Campuchia học tập tại
Việt Nam theo Hiệp định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Văn kiện, văn bản:
1. Trường Đại học Thuỷ lợi. Chiến lược phát triển Trường Đại học Thuỷ lợi
2006 – 2020, Hà Nội, 2006.
2. Chính phủ. Điều lệ Trường Đại học ban hành kèm theo Quyết định số
153/2003/QĐ-TTg ngày 30/07/2003 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Quốc hội. Luật Giáo dục. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007.
4. Chính phủ. Nghị định số 165/2004/NĐ-CP ngày 16/09/2004 của Chính phủ
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giáo dục về quản lý Hợp tác
Quốc tế trong lĩnh vực giáo dục.
5. Quốc hội. Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam về Giáo dục.
6. Trường Đại học Thuỷ lợi. Niên Giám năm học 2005-2006 và 2006-2007.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh,
sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp hệ chính
quy ban hành kèm theo Quyết định số 42/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày
21/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính
quy ban hành theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26/06/2006
của Bộ GD & ĐT.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy chế Công tác học sinh, sinh viên trong các
trường đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 1584/GD-ĐT ngày
27/07/1993 của Bộ GD & ĐT.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy chế Công tác người nước ngoài học tại Việt
Nam ban hành kèm theo Quyết định số 33/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày
25/08/1999 của Bộ GD & ĐT.
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học,
cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết
định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13/08/2007 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT.
12. Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn. Quyết định số 351 QĐ/TL ngày
28/04/1964 của Bộ Thủy lợi (nay là Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn)
quy định nhiệm vụ, quyền hạn Trường Đại học Thủy lợi.
13. Trường Đại học Thủy lợi. Quyết định số 1154/QĐ-ĐHTL-TCCB ngày
16/10/2006 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi về việc Ban hành chức
năng, nhiệm vụ của các phòng, ban quản lý và phục vụ.
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định số 50/2007/QĐ-BGDĐT ngày
29/08/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về công tác giáo
dục phẩm chất chinhs trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong các
đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
15. Bộ Tài chính. Thông tư số 16/2006/TT-BTC ngày 07/03/2006 của Bộ Tài
chính Quy định chế độ suất chi đào tạo học sinh Lào và học sinh Campuchia
học tập tại Việt Nam.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam . Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, IX, X Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 1996, 2001, 2006.
* Tác giả, tác phẩm:
17. Đặng Quốc Bảo, Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trường Cán bộ
QLGD & ĐT, 1997.
18. Đặng Quốc Bảo. Giáo dục và phát triển. Tập tài liệu tham khảo lớp Cao
học quản lý giáo dục K5 – Khoa Sư phạm - ĐHQG Hà Nội, 2006.
19. Đặng Quốc Bảo. Hoạt động quản lý và sự vận dụng vào quản lý nhà
trường phổ thông. Tập bài giảng Cao học Quản lý Giáo dục, 2007.
20. Đặng Quốc Bảo. Kinh tế học giáo dục: Một số vấn đề lý luận – Thực tiễn
và những ứng dụng vào việc xây dựng chiến lược giáo dục. Tập bài giảng Cao
học Quản lý Giáo dục, 2007.
21. Đặng Quốc Bảo. Vấn đề “Quản lý” và “Quản lý nhà trường” - Nhận thức
từ tinh hoa tiền nhân và ý tưởng của thời đại. Tập bài giảng Cao học Quản lý
Giáo dục, 2007.
22. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Cơ sở Khoa học quản lý. Tập
bài giảng, Hà Nội, 1996/2004.
23. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Lý luận đại cương về quản lý.
Tập bài giảng – Khoa Sư phạm, ĐHQG Hà Nội, 2004.
24. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Những quan điểm giáo dục hiện
đại. Tập bài giảng Cao học Quản lý Giáo dục.
25. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Sự phát triển các quan điểm
giáo dục hiện đại, Hà Nội , 2004-2005.
26. Nguyễn Quốc Chí. Những cơ sở lý luận quản lý giáo dục. Tập bài giảng,
2004.
27. Trần Khánh Đức. Cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống giáo dục quốc dân.
Tập bài giảng Cao học quản lý giáo dục, Hà Nội, 2005.
28. Đặng Xuân Hải. Quản lý sự thay đổi. Tập bài giảng Cao học QLGD,
2006.
29. Đặng Xuân Hải. Vai trò của cộng đồng - xã hội trong Giáo dục và Quản
lý giáo dục. Tập bài giảng Cao học Quản lý Giáo dục, Hà Nội, 2004.
30. Vũ Ngọc Hải – Trần Khánh Đức. Hệ thống giáo dục hiện đại trong những
năm đầu thế kỷ XXI (Việt Nam và Thế Giới). NXB Giáo dục, 2003.
31. Phạm Minh Hạc. Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục. Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1996.
32. Bùi Hiền - Nguyễn Văn Giao – Nguyễn Hữu Quỳnh – Vũ Văn Tảo. Từ
điển Giáo dục học. Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa, 2001.
33. Đặng Bá Lãm. Quản lý Nhà nước về Giáo dục lý luận và thực tiễn. Nhà
Xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.
34. M.I Kônđacốp. Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục. Trường Cán
bộ QLGD & ĐT, 1984.
35. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. K.Marx và Ph.Ănghen toàn tập, Hà Nội,
1993.
36. Nguyễn Ngọc Quang. Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục.
Trường Cán bộ QLGD & ĐT, 1997.
37. Bùi Trọng Tuân. Tổ chức lao động một cách khoa học. Trường CBQL
GD&ĐT Trung ương 1, Hà Nội, 1997.
37. Thái Duy Tuyên. Giáo dục học hiện đại (những nội dung cơ bản). Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
39. Viện Tâm lý học – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Tâm lý học. Tạp
chí nghiên cứu Viện Tâm lý học – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Số 6
tháng 6/2007.
40. Một số tài liệu giảng dạy trực tuyến (file điện tử) và các tài liệu khác của
tập thể Giảng viên Khoa Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội cho Lớp Cao học
Quản lý Giáo dục 2005-2007.
41. Các Website : www.vietnamnet.vn ; www.wru.edu.vn ; www.vnu.edu.vn