Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.84 KB, 14 trang )

đại học quốc gia Hà nội

Khoa Luật

Nguyễn Minh Khuê

quyết định hình phạt
đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội
trong luật hình sự Việt Nam
Chuyên ngành: Luật hình sự
Mã số: 60 38 40

luận văn thạc sỹ luật học

Hà Nội, 2007


đại học quốc gia Hà nội

Khoa Luật

Nguyễn Minh Khuê

quyết định hình phạt
đối với ng-ời ch-a thành niên phạm tội
trong luật hình sự Việt Nam
Chuyên ngành: Luật hình sự
Mã số: 60 38 40

luận văn thạc sỹ luật học


Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS. Phạm Văn Lợi

Hà Nội, 2007


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chƣơng I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI

6

VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

1.1.

Một số vấn đề chung về NCTN phạm tội.

6

1.1.1. Khái niệm NCTN phạm tội.

6

1.1.2. Những đặc điểm đặc thù trong TNHS của NCTN phạm tội.

8


1.2. Một số vấn đề chung về hình phạt và quyết định hình phạt.

10

1.2.1. Khái niệm hình phạt và mục đích của hình phạt

10

1.2.2. Khái niệm quyết định hình phạt và các nguyên tắc quyết định

14

hình phạt
Chƣơng II: Quyết định hình phạt đối với NGƣời chƣa thành niên phạm tội theo Bộ

23

luật Hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng

2.1. Quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội theo BLHS năm 1999

23

2.1.1. Các căn cứ quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội theo

23

BLHS năm 1999.
2.1.2. Quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội trong các


58

trường hợp đặc biệt.
2.2. Thực tiễn quyết định hỡnh phạt đối với NCTN phạm tội của

67

Toà ỏn nhõn dõn cỏc cấp trong những năm gần đõy
2.2.1. Khái quát tình hình NCTN phạm tội trong những năm gần đây

67

2.2.2. Kết quả quyết định hỡnh phạt đối với NCTN phạm tội trong

70

những năm gần đõy.
2.2.3. Một số sai sút trong quỏ trỡnh quyết định hỡnh phạt đối với
NCTN phạm tội

75


2.2.4. Một số nguyên nhân dẫn đến sai sót trong quá trình quyết

77

định hình phạt đối với NCTN phạm tội.
Chƣơng III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUYẾT ĐỊNH


80

HèNH PHẠT ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIấN PHẠM TỘI

3.1

Các kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự liên

80

quan đến quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội
3.2

Các kiến nghị nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác

87

xét xử NCTN phạm tội.
3.2.1. Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử nói chung và

87

đối với NCTN phạm tội nói riêng.
3.2.2. Nâng cao ý thức pháp luật và niền tin nội tâm của đội ngũ

89

Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án trong quá trình xét xử và quyết
đinh hình phạt.

3.3.

Các kiện nghị hoàn thiện tổ chức.

90

3.3.1. Xem xét việc thành lập Tòa án NCTN để xét xử NCTN phạm tội.

90

3.3.2. Xây dựng hệ thống thu thập số liệu thống kê để theo dõi việc

91

xử lý các vụ việc có liên quan đến NCTN phạm tội.
KẾT LUẬN

92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

94


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta được coi là sự nghiệp lớn của đất nước, dân tộc.
Sự nghiệp ấy được đúc kết bởi tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục “Vì lợi ích mươi năm phải trồng cây,
vì lợi ích trăm năm phải trồng người” [20, tr 222]. Một trong những quan điểm, xuyên suốt đường lối và các chính
sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam là coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước,

trong đó trẻ em được ví như măng non, là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc, là chủ nhân tương
lai kế tục sự nghiệp phát triển của đất nước. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Chính sách
chăm sóc, bảo vệ trẻ em tập trung vào thực hiện quyền trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được sống trong môi trường an
toàn và lành mạnh, phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức; ….” [11, tr 107].
Tuy nhiên, vấn đề NCTN phạm tội hiện nay vẫn đang thu hút sự quan tâm của xã hội và các cơ quan bảo vệ
pháp luật. Trong những năm qua, tình hình NCTN vi phạm pháp luật, NCTN tái phạm gia tăng, sự trẻ hoá của tội
phạm NCTN đòi hỏi phải có những biện pháp xử lý thích hợp, không chỉ nhằm đảm bảo trật tự an toàn cho cộng
đồng mà còn nhằm để bảo vệ sự phát triển bền vững của xã hội trong tương lai. Trong khi đó, BLHS năm 1999“một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm” [27]-lại được ban hành
cách đây gần chục năm đã bộc lộ những nhược điểm, chưa đáp ứng được yêu cầu của xu thế hội nhập cũng như
yêu cầu đấu tranh có hiệu quả với tình trạng tội phạm nói chung và tội phạm NCTN nói riêng. Đặc biệt là các quy
định pháp luật về quyết định hình phạt chưa thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc phòng,
chống tội phạm. Bên cạnh đó, việc quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội trên thực tế còn gặp nhiều bất cập
do nhận thức và vận dụng không thống nhất các quy định như: căn cứ quyết định hình phạt, quyết định hình phạt đối
với NCTN phạm nhiều tội, quyết định hình phạt đối với NCTN trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa
đạt… dẫn tới làm giảm hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm NCTN. Vì vậy, việc nghiên cứu một
cách có hệ thống các quy định pháp luật hình sự về quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội và thực tiễn áp
dụng để nhằm hoàn thiện, các quy định về quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội, nâng cao hiệu quả của việc
áp dụng hình phạt đối với họ là vấn đề có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Với nhận thức như trên, Học viên đã lựa chọn vấn đề “Quyết định hình phạt đối với người chưa thành
niên phạm tội trong Luật Hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu hình phạt và quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội
ở Việt Nam đã được đề cập trong một số Luận án tiến sĩ và thạc sĩ luật học như:
Luận án tiến sĩ luật học của TS. Dương Tuyết Miên về:“Quyết định hình phạt
trong luật hình sự Việt Nam”, 2003; Luận án Thạc sĩ luật học của Ths Đào Thị
Nga về “Quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội”, 1997…Ngoài ra, còn có


một số công trình đăng trên các tạp chí chuyên ngành khác như: Đặng Thị Thanh,

TNHS của NCTN phạm tội và nguyên tắc xử lý của BLHS năm 1999, Tạp chí Tòa
án nhân dân số 6/2000; Đỗ Văn Chỉnh, Việc xác định tình tiết phạm tội nhiều lần
đối với người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi, Tạp chí Tòa án nhân dân
số 10/2002; Đinh Văn Quế, Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên
phạm tội, Tạp chí Kiểm sát số 6/2007…Tuy nhiên, qua nghiên cứu các công trình
trên cho thấy, một số công trình có phạm vi nghiên cứu rộng, trong đó vấn đề
quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội chỉ là một phần trong nội dung
nghiên cứu của các tác giả nên chưa được phân tích sâu cả về mặt lý luận và thực
tiễn; có công trình chỉ đề cập một phần trong nội dung của quyết định hình phạt đối
với NCTN phạm tội, hoặc chỉ tập trung về phần lý luận nên các tác giả chưa đưa
các giải pháp có tính hệ thống và toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả quyết định
hình phạt đối với NCTN phạm tội; hoặc có công trình nghiên cứu về quyết định
hình phạt đối với NCTN phạm tội nhưng đã được tiến hành cách đây khá lâu, do
vậy giá trị lý luận và thực tiễn không cao. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu để
hoàn thiện các quy định về quyết định hình phạt đối với NCTN vẫn còn có ý nghĩa
về lý luận và thực tiễn.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ một cách khoa học những vấn
đề lý luận và thực tiễn về quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội nhằm
góp phần nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội.
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến quyết định hình phạt đối
với NCTN phạm tội: Khái niệm NCTN phạm tội; khái niệm và mục đích của hình
phạt; Khái niệm quyết định hình phạt và các nguyên tắc của quyết định hình
phạt…


- Phân tích các quy định của BLHS năm 1999 liên quan đến quyết định hình
phạt đối với NCTN phạm tội.
- Đánh giá thực tiễn quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội.

- Đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt đối
với NCTN phạm tội.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật hình sự Việt Nam về quyết định hình
phạt đối với NCTN phạm tội. Nghiên cứu thực tiễn quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội thông qua các số
liệu, bản án và các báo cáo công tác của Tòa án nhân dân tối cao trong những năm gần đây.

5. CƠ SỞ PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là hệ thống các quan điểm của
chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về hình phạt và cải tạo con người;
các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về pháp luật nói chung, chính sách
hình sự nói riêng, đặc biệt là các quan điểm về giáo dục, phòng ngừa tội phạm
NCTN.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Luận án là: phương pháp
phân tích, phương pháp thống kê; phương pháp so sánh;…Trong quá trình nghiên
cứu, chúng tôi cũng nghiên cứu một số bản án đã tuyên đối với NCTN phạm tội,
nghiên cứu số liệu thống kê về quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội và
tham khảo ý kiến của các chuyên gia làm công tác thực tiễn để đưa ra những kiến
nghị khoa học nhằm nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt đối với NCTN phạm
tội.
6. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN
Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống cả về mặt lý luận và thực tiễn các vấn đề có liên quan đến quyết
định hình phạt đối với NCTN phạm tội, Luận văn có những điểm mới sau:
- Góp phần đảm bảo sự nhận thức thống nhất các quy định có liên quan đến quyết định hình phạt đối với
NCTN phạm tội.


- Chỉ ra được những mâu thuẫn, bất cập của các quy định hiện hành về quyết định hình phạt đối với
NCTN phạm tội; chỉ ra các sai sót trong quá trình áp dụng các quy định đó cũng như đưa ra nguyên nhân để

tìm giải pháp khắc phục.
- Điểm mới quan trọng nhất của Luận văn là đưa ra được hệ thống các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
quyết định hình phạt đối với NCTN bao gồm: Các kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự liên quan đến
quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội; Các kiến nghị nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác
xét xử NCTN phạm tội; các kiện nghị hoàn thiện tổ chức...
- Ngoài ra, Luận văn là tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu, học tập, những người làm công tác
thực tiễn liên quan đến NCTN phạm tội cũng như độc giả có quan tâm tới lĩnh vực nghiên cứu này.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn được đề cập trong 3
chương, cụ thể là:
Chương I: Một số vấn đề chung về quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội.
Chương II: Quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội theo BLHS năm 1999 và thực tiễn áp dụng.
Chương III. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội.


CHƢƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NCTN PHẠM TỘI
1.1.1. Khái niệm NCTN phạm tội.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, không phải từ khi sinh ra con người đã có nhận thức đầy đủ về tự
nhiên, xã hội và về chính mình. Khả năng nhận thức được những đòi hỏi của xã hội không tồn tại một cách bẩm sinh
mà là kết quả của quá trình sống, quá trình hoạt động giao tiếp trong môi trường xã hội trong một thời gian nhất
định. Khi khả năng nhận thức những đòi hỏi của con người đạt đến một giới hạn nhất định thì họ mới hiểu được
quyền và nghĩa vụ của mình trong đời sống xã hội, mới thấy được những đòi hỏi của xã hội đối với họ và từ đó mới
có thể đánh giá được ý nghĩa xã hội của hành vi mà mình đã thực hiện. Tuy nhiên, ở mỗi một quốc gia, do những
điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau, nên pháp luật cũng quy định độ tuổi đạt được mức độ nhân thức đầy đủ khác
nhau.
Ở Việt Nam, người được coi là có nhận thức đầy đủ là người từ 18 tuổi trở lên và người dưới 18 tuổi- hay
còn gọi là người chưa thành niên (NCTN) là “người chưa đến tuổi được pháp luật công nhận với đầy đủ các quyền

và nghĩa vụ” [42]. Điều này được ghi nhận thống nhất trong các ngành luật. Điều 18 Bộ luật dân sự Việt nam năm
2005 quy định: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa
thành niên”. Bộ luật lao động Việt nam cũng quy định: “Người lao động chưa thành niên là người dưới 18 tuổi”…
Trong pháp luật hình sự, thuật ngữ NCTN được sử dụng dưới hai góc độ vừa là chủ thể của tội phạm vừa là
đối tượng tác động của tội phạm. Dưới góc độ là chủ thể của tội phạm, độ tuổi của NCTN phạm tội được giới hạn
hẹp hơn so với độ tuổi của NCTN trong các ngành luật khác, đó là người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi. Điều 68 Bộ luật
Hình sự năm 1999 (BLHS năm 1999) quy định: “Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phải chịu
trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Phần chung Bộ
luật không trái với những quy định của Chương này”. Như vậy, nhưng NCTN chưa đủ 14 tuổi là người không đủ
năng lực trách nhiệm hình sự vì ở độ tuổi này, trí tuệ của họ chưa phát triển đầy đủ nên chưa nhận thức tính nguy
hiểm cho xã hội về hành vi của mình, chưa đủ khả năng tự chủ để hành động nên họ không bị coi là người có lỗi về
hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ đã thực hiện.
Tuy nhiên, điều 12 BLHS 1999 cũng có sự phân hoá trách nhiệm hình sự trong lứa tuổi NCTN:

“ 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng.”


Như vậy, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm ít
nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý. Cơ sở của việc miễn giảm này là xuất
phát từ việc NCTN ở độ tuổi này do khả năng nhận thức xã hội còn non nớt, bồng bột, khả năng điều khiển hành vi
còn hạn chế bởi vậy họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.. Đối với NCTN từ đủ 16 tuổi cho đến
dưới 18 tuổi thì do đã có đủ khả năng nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội và điều khiển hành vi của mình nên
họ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình thực hiện.
Để xác định trách nhiệm hình sự của NCTN thì phải xác định được họ đã thực hiện một trong những hành
vi tội phạm được mô tả trong BLHS. Điều 8 BLHS định nghĩa tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người




DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1.

Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ
trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Ban chấp hành trung ương Đảng, Hà Nội.

2.

Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020, Hà Nội.

3.

Bộ Tư pháp (1995), Hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.

4. Bộ Tư pháp (1998), Số Chuyên đề về Luật Hình sự của một số nước trên
thế giới, Hà nội.
5. Lê Cảm (2001), Một số vấn đề cơ bản về hình phạt, Tạp chí Công an nhân
dân(5).
6. Lê Cảm và Đỗ Thị Phượng (2004), Tư pháp hình sự đối với NCTN: Những
khía cạnh pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật
học, Tạp chí TAND (20).
7. Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong
khoa học luật hình sự (Phần chung), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
8.

Chính phủ (2000), Nghị định số 59/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 quy định việc thi hành biện pháp tư pháp giáo

dục tại xã, phường, thị trấn đối với NCTN phạm tội, Hà Nội.

9.

Chính phủ (2000), Nghị định số 60/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 quy định về thi hành hình phạt cải tạo không
giam giữ, Hà Nội.

10. Chính phủ (2000), Nghị định số 62/2000/NĐ-CP ngày 3/10/2000 quy định việc thi hành hình phạt tù cho hưởng
án treo, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc
gia.

12. Đỗ Văn Chỉnh (2002), Việc xác định tình tiết phạm tội nhiều lần đối với
người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi, Tạp chí Tòa án nhân
dân số (10).
13.

Hoàng Văn Hành (Chủ biên) ( 2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển
bách khoa.


14.

Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên) (2001), TNHS và hình phạt, NXB Công
an nhân dân, Hà Nội.

15.Nguyễn Công Hồng (2001), Kỷ yếu Hội thảo: Vấn đề chế tài xử lý các hành
vi vi phạm quyền trẻ em; việc xử lý đối với trẻ em vi phạm pháp luật;
trách nhiệm của gia đình, xã hội trong việc thực hiện quyền và bổn phận
của trẻ em, Uỷ ban BVCSTE-Bộ Tư pháp, Hà Nội.

16. Hỗ trợ vấn đề trợ giúp pháp lý cho trẻ em và NCTN ở Việt Nam, NXB
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002.
17. Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên) (2006), Kỹ năng xét xử vụ án hình sự, NXB
Thống kê.
18.C. Mác – F. Ăngghen (1980), Toàn tập ( tập 1), NXB Sự thật, Hà nội.
19. Dương Tuyết Miên (2003), Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt
Nam, Luận án tiến sĩ Luật học.
20.

Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập (tập 9), NXB Chính trị quốc gia, Hà nội.

21.

Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà nội (2003), Giáo trình Luật hình sự
Việt Nam (Phần chung), NXB Đại học Quốc gia Hà nội

22.

Đào Thị Nga (1997 ), Quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội,
Luận án Thạc sĩ luật học, Hà nội

23.Từ Văn Nhũ (2001)- Thực tiễn xét xử các vụ án có bị cáo là NCTN, Tài liệu
tập huấn Quyền trẻ em trong pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và hành
chính, TP Hồ Chí Minh.
24.Đỗ Ngọc Quang (1997), Tìm hiểu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm
về tham nhũng trong luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân,
Hà Nội.
25.Đinh Văn Quế (2007), Quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội, Tạp
chí Kiểm sát số (6).
26. Quốc hội (1994), Bộ luật lao động, Ngày 23/06/1994.



27.

Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự , Ngày 21/12/1999.

28. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Ngày 26/11/2003.
29. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự , Ngày 14/6/2005.

30.Nguyễn Sơn (2002), Các hình phạt chính trong luật hình sự Việt Nam, Luận
án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội.
31. Số chuyên đề về BLHS của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Dân chủ và pháp luật, (3).
32. Đặng Thị Thanh (2000), TNHS của NCTN phạm tội và nguyên tắc xử lý của BLHS năm 1999, Tạp chí Tòa
án nhân dân số (6).

33.Tòa án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán toà án
nhân dân tối cao số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 4 tháng 8 năm 2000
hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật hình
sự năm 1999, Hà Nội.
34.

Tòa án nhân nhân tối cao (2004), Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP
ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân nhân
tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “Xét xử
sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Hà nội.

35.

Toà án nhân dân tối cao (2007), Báo cáo Tổng kết công tác năm 2006 và
phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2007 của ngành TAND, Hà Nội.


36.

Trường đại học Luật Hà Nội (2000), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam,
NXB Công an nhân dân.

37.Đào Trí Úc (Chủ biên) (1993). Mô hình lý luận về Bộ luật hình sự Việt Nam
(Phần chung), NXB Khoa học xã hội. Hà Nội.
38.Đào Trí Úc (Chủ biên) (1994). Chương: Quyết định hình phạt theo luật hình
sự Việt Nam, Sách: Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự
Việt nam, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


39. Unicef- Viện Khoa học pháp lý (2004), Báo cáo tổng hợp Đề tài: Nghiên
cứu, đánh giá, phân tích tình hình NCTN vi phạm pháp luật và hệ thống
xử lý tại Việt nam, Hà Nội.
40.A. I Don Go Va (1987), Chương IV-Nghiên cứu phân loại nhân thân người
phạm tội chưa thành niên, trong sách Những khía cạnh tâm lý-xã hội về
tình trạng phạm tội của NCTN, Lưu Thanh Hải dịch, Nguyễn Tất Viễn
(hiệu đính)
41. Viện Khoa học pháp lý (2001), Bình luận Khoa học BLHS 1999 (Tập IPhần chung), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
42.Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Bộ giáo dục và
đào tạo, Trung tâm ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam.
43.Nguyễn Xuân Yêm (Chủ biên) (2004), Phòng ngừa thanh, thiếu niên phạm
tội-trách nhiệm của Gia đình, Nhà trường và Xã hội, NXB Công an
nhân dân.
TIẾNG ANH
44. Michael YU (2003), Operation of Youth Courts in Selected Overseas Places, Research and Library
Services Division Legislative Council Secretariat, Hongkong.
45. Nguyễn Minh Khuê (2006), Research report: “Comparision of the extrajudicial measures dealing with

juvenile offenders in Canada and in Vietnam, based on the international instruments: experience for
Vietnam”, Canada.



×