Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Pháp luật việt nam về đăng ký giao dịch bảo đảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.87 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HỒ QUANG HUY

PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM

luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc

Hµ néi - 2007

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


KHOA LUẬT

HỒ QUANG HUY

PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM
Chuyên ngành : Luật dân sự
Mã số

: 60 38 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thúy Hiền

Hµ néi - 2007




MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, việc ký kết giao dịch bảo đảm không
chỉ đáp ứng lợi ích của người vay và người cho vay vốn, mà còn khuyến
khích sự lưu thông của nguồn vốn, giúp thị trường hoạt động hiệu quả, thúc
đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển. Tuy nhiên, thực tiễn ký kết, thực hiện
các giao dịch bảo đảm phát sinh một số vấn đề cần giải quyết, ví dụ như:
dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ tại nhiều bên nhận
bảo đảm với tính chất lừa đảo hoặc cá nhân, tổ chức mua tài sản cầm cố,
thế chấp nhưng không trở thành chủ sở hữu do không ngay tình... Hạn chế
thông tin chính thức về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm dẫn đến sự
thiếu minh bạch và không an toàn cho thị trường vốn. Ngoài ra, thực tiễn
xét xử cho thấy, các tranh chấp về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa những
người cùng nhận bảo đảm hoặc giữa những người có quyền, lợi ích liên
quan đến tài sản bảo đảm phát sinh nhưng chưa có đầy đủ các quy định để
giải quyết triệt để, công bằng.
Ngoài ra, đến thời điểm hiện nay, rất cần có cách tiếp cận mới về
đăng ký giao dịch bảo đảm trước sự vận động mạnh mẽ, quyết liệt của hệ
thống đăng ký giao dịch bảo đảm hiện đại trên thế giới. Những hạn chế của
hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm ở Việt Nam bắt nguồn trước hết do
khoa học pháp lý và các quy định hiện hành về đăng ký giao dịch bảo đảm
chưa thực sự đầy đủ, toàn diện.
Để khắc phục tình trạng nêu trên, một trong các biện pháp hữu hiệu
nhất, đó là nghiên cứu, đánh giá tổng thể và đề xuất các giải pháp, kiến
nghị hoàn thiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm tối đa hoá
thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm, giúp các tổ chức, cá
nhân có đủ cơ sở pháp lý để tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình,

đồng thời giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện tốt chức
năng quản lý nhà nước, quản lý xã hội.


2. Thực trạng nghiên cứu pháp luật về đăng ký giao dịch bảo
đảm tại Việt Nam
Ở nước ta, đến thời điểm hiện nay, mới chỉ có duy nhất công trình
nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, với tên đề tài là: "Đăng ký và cung cấp
thông tin về giao dịch bảo đảm của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp"
của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp nghiên cứu về
thực trạng đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm của Việt Nam.
Đây là một công trình nghiên cứu có chất lượng, với sự tham gia của các
chuyên gia trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm của Bộ Tư pháp.
Song, do giác độ nghiên cứu được xác định nên công trình không tập trung
phân tích, đánh giá toàn diện, chi tiết về lý luận, cũng như các quy định của
pháp luật thực định về đăng ký giao dịch bảo đảm ở Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài Pháp luật Việt Nam về đăng ký giao dịch
bảo đảm nhằm đạt các mục tiêu chủ yếu sau đây:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm, cụ
thể như: Khái niệm và các đặc điểm của đăng ký giao dịch bảo đảm; vai trò
của đăng ký giao dịch bảo đảm trong nền kinh tế thị trường; lịch sử hình
thành, phát triển của pháp luật Việt Nam về đăng ký giao dịch bảo đảm;
tham khảo pháp luật của một số nước trong khu vực và trên thế giới về vấn
đề này.
- Phân tích, đánh giá các quy định hiện hành, trên cơ sở nhìn nhận,
đánh giá thực tiễn đăng ký giao dịch bảo đảm ở nước ta để nhận thấy
những ưu điểm và đặc biệt là những hạn chế của pháp luật Việt Nam.
- Trên cơ sở các nội dung nghiên cứu nêu trên, đưa ra kiến nghị
nhằm hoàn thiện pháp luật, cũng như các giải pháp tổng thể nhằm tăng

cường hiệu quả hoạt động của hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm ở nước
ta.
4. Phạm vi nghiên cứu


Đăng ký giao dịch bảo đảm là vấn đề còn mới mẻ ở nước ta, bước
đầu mới chỉ nhận được sự quan tâm của một bộ phận trong xã hội. Do vậy,
trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, tôi không thể giải quyết được
một cách trọn vẹn tất cả các vấn đề có liên quan tới pháp luật Việt Nam về
đăng ký giao dịch bảo đảm. Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu một số vấn
đề lý luận cơ bản nhất, các quy định pháp luật của Việt Nam về đăng ký
giao dịch bảo đảm, đồng thời đề xuất một số giải pháp bước đầu tháo gỡ
những bất cập của pháp luật hiện hành và các biện pháp bổ trợ nhằm thúc
đẩy sự phát triển của hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm trong thời gian
tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng đổi mới đồng bộ thể chế kinh tế thị trường của
Đảng và Nhà nước ta được trình bày trong các văn kiện, nghị quyết và các
văn bản quy phạm pháp luật.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, so sánh, tổng
hợp cũng sẽ được sử dụng ở mức độ phù hợp để hoàn thành mục tiêu của
đề tài.
6. Những kết quả đạt được của luận văn
Luận văn là công trình khoa học đầu tiên ở Việt Nam tập trung
nghiên cứu sâu sắc, toàn diện về pháp luật đăng ký giao dịch bảo đảm. Đây
chính là đóng góp lớn nhất của Luận văn.
Những vấn đề cụ thể về lý luận, cách nhìn nhận, đánh giá luật thực
định và thực tiễn, từ đó đưa ra hướng hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực
này sẽ là những đóng góp có giá trị đối với công tác nghiên cứu khoa học,

công tác lập pháp và áp dụng pháp luật của luận văn.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm
đảm


Chương 2: Pháp luật hiện hành và khái quát thực tiễn đăng ký giao
dịch bảo đảm của Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam
về đăng ký giao dịch bảo đảm


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM

1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐĂNG KÝ GIAO
DỊCH BẢO ĐẢM
1.1.1. Khái niệm về đăng ký giao dịch bảo đảm
Trong thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều biện pháp nhằm đa dạng
hoá các kênh và hình thức động viên nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh
tế- xã hội. Tuy nhiên, để có nguồn vốn bền vững, thì giải pháp cơ bản, lâu
dài là phải phát triển và hoàn thiện các công cụ tạo lập vốn thông qua thị
trường vốn, với tiêu chí hàng đầu của hoạt động tín dụng là "An toàn Hiệu quả- Phát triển bền vững- Hội nhập quốc tế" [7]. Do vậy, việc hoàn
thiện khung pháp lý về đăng ký giao dịch bảo đảm có ý nghĩa quan trọng
trong việc mở rộng tín dụng một cách an toàn, hiệu quả. Trong những năm
gần đây, trước những yêu cầu của thực tiễn, pháp luật Việt Nam về đăng ký
giao dịch bảo đảm ngày càng được hoàn thiện, tạo tiền đề quan trọng để
các tổ chức, cá nhân thuận lợi trong việc tiếp cận với các nguồn tín dụng và

an toàn pháp lý trong giao dịch dân sự, kinh tế.
Mặc dù, pháp luật Việt Nam về đăng ký giao dịch bảo đảm, đặc biệt
là đối với động sản đang ngày càng tiếp cận với pháp luật nhiều nước có hệ
thống đăng ký giao dịch bảo đảm phát triển, nhưng đến thời điểm hiện nay,
từ giác độ pháp luật thực định và khoa học pháp lý, Việt Nam vẫn chưa có
một khái niệm chính thức về đăng ký giao dịch bảo đảm. Vậy đăng ký giao
dịch bảo đảm được định nghĩa như thế nào? Theo tôi, trước khi xây dựng
khái niệm về đăng ký giao dịch bảo đảm, cần xuất phát từ khái niệm "đăng
ký". Có rất nhiều định nghĩa về "đăng ký" trong các công trình nghiên cứu
và sách tham khảo, ví dụ như:
Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa,
năm 2005 thì "Đăng ký: Ghi vào sổ của cơ quan quản lý" [38, tr. 232].


Theo cuốn Đại từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hoá - Thông
tin, năm 1998 thì "Đăng ký: Đứng ra khai báo để được cấp Giấy công nhận
về quyền hạn, nghĩa vụ nào đó" [43, tr. 601].
Về vấn đề này, Từ điển Tiếng Việt Nhà xuất bản Khoa học xã hội
và Trung tâm Từ điển, năm 1994 có định nghĩa: "Đăng ký: Ghi vào Sổ của
cơ quan quản lý để chính thức công nhận cho hưởng quyền lợi hay làm
nghĩa vụ" [39, tr. 284].
Từ điển Giải thích thuật ngữ hành chính Nhà xuất bản Lao động,
năm 2002 có nêu: "Đăng ký: Thể thức ghi chép vào sổ sách nhà nước đặt
ra như: đăng ký kết hôn, đăng ký kinh doanh, đăng ký chứng khoán...
Những sự kiện được nghi chép vào sổ là không thể chối cãi được" [38, tr.
232] .
Qua các định nghĩa nêu trên, tôi nhận thấy, dù các tác giả nhìn nhận
và định nghĩa khác nhau về đăng ký, song vẫn có thể tổng hợp nội hàm của
khái niệm đăng ký bao gồm các đặc điểm chủ yếu sau đây: (i) đăng ký là
hành vi ghi vào sổ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (ii) đăng ký làm

phát sinh quyền, nghĩa vụ của người thực hiện đăng ký và (iii) những thông
tin được ghi vào sổ của cơ quan đăng ký có thẩm quyền là chứng cứ khách
quan, không thể chối cãi.
Từ điển Luật học, Nhà xuất bản Bách khoa và Nhà Xuất bản Tư
pháp, năm 2006 tại trang 235 mặc dù không định nghĩa về đăng ký giao
dịch bảo đảm nhưng đã định nghĩa về đăng ký việc cầm cố.
Đăng ký việc cầm cố là (cơ quan nhà nước có thẩm quyền) công
nhận và chứng thực về phương diện pháp lý quan hệ dân sự được bảo đảm
bằng tài sản cầm cố. Đăng ký việc cầm có là thủ tục do pháp luật quy định.
Đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì việc
dùng tài sản đó cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phải đăng tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền là thủ tục bắt buộc.
Khái niệm trên đã đề cập đến những nội dung như: chủ thể của
hành vi đăng ký (cơ quan nhà nước có thẩm quyền), nguyên tắc đăng ký


(đăng ký tự nguyện hoặc đăng ký bắt buộc), thủ tục đăng ký do pháp luật
quy định. Song, khái niệm về đăng ký việc cầm cố trong Từ điển Luật học
chưa thể hiện được hai nội dung đặc biệt quan trọng, khác biệt với đăng
ký các sự kiện pháp lý khác (ví dụ: đăng ký phương tiện giao thông cơ
giới, đăng ký kết hôn...), đó là: giá trị pháp lý của việc đăng ký và thời
điểm có hiệu lực của việc đăng ký cầm cố, vì khoản 3 Điều 323 Bộ luật
dân sự năm 2005 quy định "trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký
theo quy định của pháp luật thì giao dịch bảo đảm đó có giá trị pháp lý đối
với người thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký" [35, tr. 126].
Từ định nghĩa về đăng ký và đăng ký việc cầm cố, trên cơ sở
nghiên cứu pháp luật Việt Nam hiện hành và tham khảo kinh nghiệm của
một số quốc gia, tôi nhận thấy, khái niệm dưới đây thể hiện rõ nét nhất bản
chất và đặc điểm của đăng ký giao dịch bảo đảm:
Đăng ký giao dịch bảo đảm là thủ tục pháp lý được thực hiện theo

quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. Giao dịch bảo đảm
đã đăng ký có giá trị pháp lý đối với người thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký.
Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong
trường hợp pháp luật quy định và thông tin về giao dịch bảo đảm được cơ
quan đăng ký có thẩm quyền cung cấp là chứng cứ chứng minh quyền, lợi
ích hợp pháp của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm.
Đây cũng là chính là khái niệm hiện nhận được sự ủng hộ của nhiều
chuyên gia pháp lý. Tuy nhiên, phân loại đăng ký giao dịch bảo đảm thì có
2 loại là: đăng ký thông báo và đăng ký xác minh [26, tr. 262]. Điểm khác
biệt căn bản nhất của đăng ký thông báo so với đăng ký xác minh là cơ
quan đăng ký giao dịch bảo đảm không kiểm tra tính xác thực của giấy tờ,
tài liệu đăng ký và việc đăng ký được thực hiện hoàn toàn trên cơ sở nội
dung kê khai của người yêu cầu đăng ký. Hiểu rõ bản chất của đăng ký
thông báo và đăng ký xác minh sẽ giúp chúng ta xây dựng được quy phạm
pháp luật phù hợp và tương thích để điều chỉnh.


1.1.2. Đặc điểm của đăng ký giao dịch bảo đảm
Để có được khái niệm chính xác, cũng như để hiểu rõ hơn bản chất
của đăng ký giao dịch bảo đảm, tôi phân tích một số đặc điểm chủ yếu của
đăng ký giao dịch bảo đảm như sau:
Thứ nhất: Việc chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm do đơn vị
dịch vụ công thực hiện.
Chủ thể có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm chính là các đơn
vị dịch vụ công, do nhà nước uỷ quyền thực hiện việc cung cấp dịch vụ cho
người dân. Do đó, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm hoạt động theo
nguyên tắc tài chính "lấy thu, bù chi" và đa phần các quốc gia đều "tách
biệt" hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm với chức năng quản lý nhà nước
về đăng ký giao dịch bảo đảm. Thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm
được xác định theo loại tài sản bảo đảm, theo địa giới hành chính - lãnh thổ

hoặc theo địa vị pháp lý của bên nhận bảo đảm (tổ chức hoặc cá nhân). Tuỳ
thuộc điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội, mỗi quốc gia sẽ quyết định, lựa
chọn mô hình cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm phân tán hoặc tập trung,
cũng như xác định mức độ tập trung khác nhau. Hiện nay, hệ thống cơ quan
đăng ký giao dịch bảo đảm của Việt Nam được tổ chức tương ứng 4 loại tài
sản, cụ thể là: (i) quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, (ii) tàu bay,
(iii) tàu biển và (iv) động sản khác không phải tàu bay, tàu biển.
Thứ hai: Đăng ký giao dịch bảo đảm làm phát sinh hiệu lực pháp lý
đối với người thứ ba.
Giao dịch bảo đảm được đăng ký làm phát sinh hiệu lực pháp lý đối
với người thứ ba. Đây là vấn đề mấu chốt của pháp luật về đăng ký giao
dịch bảo đảm. Để có thể khuyến khích sự phát triển của nguồn tín dụng,
pháp luật các nước phải quy định cụ thể, chi tiết vấn đề này. Về nguyên tắc,
hợp đồng bảo đảm được ký kết hợp pháp làm phát sinh quyền, nghĩa vụ
pháp lý giữa hai bên chủ thể (bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm) nhưng
không đương nhiên phát sinh hiệu lực pháp lý đối với người thứ ba. Do

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


CÁC VĂN BẢN, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG

1.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2.

Đả ng Cộ ng sả n Việ t Nam, Nghị quyế t số 08-NQ/T.Ư củ a Ban

Chấ p hà nh Trung ư ơ ng tạ i hộ i nghị lầ n thứ tư khóa X về mộ t
số chủ trư ơ ng chính sách lớ n đ ể nề n kinh tế phát triể n nhanh
và bề n vữ ng khi Việ t Nam là thà nh viên củ a Tổ chứ c Thư ơ ng
mạ i Thế giớ i, Hà Nộ i.

CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC

3. Chính phủ (2000), Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3 về đăng ký
giao dịch bảo đảm, Hà Nội.
4.

(2003), Chỉ thị số 21/2003/CT-Ttg ngày 02/10 của Thủ tướng
Chính phủ về tăng cường công tác đăng ký giao dịch bảo đảm đã đề
cập đến nội dung này nhưng chậm được triển khai trên thực tế, Hà
Nội.

Chính phủ

5. Chính phủ (2005), Nghị định số 173/2004/NĐ-CP ngày 30/9 quy định
về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi
hành án dân sự, Hà Nội.
6. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm,
Hà Nội.
7. Chính phủ (2006), Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết
định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính
phủ, Hà Nội.
ốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.

8.


Qu

9.

Qu

ốc hội (2001), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 1992 (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

10. Quốc hội (2003), Những sửa đổi cơ bản của Luật Đất đai năm 2003,
Nxb Tư pháp, Hà Nội.


11. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh Thi hành án dân sự, Hà
Nội.
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC

12. Allen Welsh (2004), Giới thiệu mô hình cơ quan đăng ký giao dịch bảo
đảm trên thế giới, tài liệu phục vụ xây dựng dự án Pháp lệnh
Đăng ký giao dịch bảo đảm.
13. Bộ luật dân sự Sài Gòn (1972) Cơ sở Thần Chung xuất bản, Sài Gòn.
14. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Báo cáo về dự án VLAP, ngày
03/4, Hà Nội.
15. Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (2005), Báo cáo tổng hợp
công tác đăng ký giao dịch bảo đảm, Hà Nội.
16. Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp (2005), Báo cáo
tổng hợp kinh nghiệm pháp luật nước ngoài về đăng ký bất động
sản trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hà Nội.
17. Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp (2006): Đăng ký

và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm của Việt Nam - Thực
trạng và giải pháp, Báo cáo phúc trình đề tài nghiên cứu khoa học
cấp cơ sở, Hà Nội.
18. Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp (2006), Kinh
nghiệm quốc tế về giao dịch bảo đảm thuộc tài liệu trình Chính
phủ dự thảo Nghị định về giao dịch bảo đảm, Hà Nội.
19. Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (2007), Tài liệu tập huấn
pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm, Hà Nội.
20. Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (2007), Công văn số 281/CVNHCTBĐ-KHCN ngày 09/7/2007 của Ngân hàng Công thương
Việt Nam chi nhánh Bình Định.
21. Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp (2007), Tờ
trình số 126/TTr-CĐKGDBĐ ngày 08/6, Hà Nội.


22. Nguyễn Ngọc Điện (2006), "Mối quan hệ giữa đăng ký bất động sản và
xác lập đối với bất động sản", Nghiên cứu lập pháp, (12).
23. Elaine MacEachern (2003), Báo cáo đánh giá về thủ tục hoạt động và tổ
chức của Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Dự án
TA 4060.
24. FIAS và IFC (2007), Việt Nam tăng cường cơ hội tiếp cận tín dụng
thông qua cải cách về giao dịch bảo đảm.
25. Nguyễn Thúy Hiền, Sự phát triển của pháp luật về bảo đảm an toàn tín
dụng của Việt Nam - So sánh với pháp luật về bảo đảm an toàn tín
dụng của Cộng hòa Liên bang Đức, Nxb các Luận án tiến sỹ trên
mạng, Cộng hòa Liên bang Đức.
26. Nguyễn Thúy Hiền (2006), "Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay", Sách
chuyên khảo: Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của
các tổ chức tín dụng, (Lê Thị Thu Thủy chủ biên), Nxb Tư pháp, Hà
Nội.
27. Nguyễn Thúy Hiền (2007), "Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giao

dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm tại Việt Nam - Những
kết quả đạt được và định hướng trong thời gian tới", Hội thảo khoa
học: Hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm nhằm hoàn thiện
tăng cường cơ hội tiếp cận tín dụng tại Việt Nam và giới thiệu về
tài trợ các khoản phải thu, do Bộ Tư pháp và IFC tổ chức ngày
27/6 tại Hà Nội.
28. Vũ Thị Minh Hồng (2006), Lý luận và thực tiễn về giao dịch bảo đảm
trong pháp luật hàng hải, Luận văn Thạc sỹ luật học, Khoa Luật,
Đại hoc Quốc gia Hà Nội.
29. Luật mẫu của EU về đăng ký giao dịch bảo đảm.
30. Vũ Văn Mẫu (1974), Pháp luật thông khảo, Tập II - Dân luật khái luận,
Sài Gòn.
31. Ngân hàng thế giới (2006), Ấn phẩm Môi trường kinh doanh, Hà Nội.


32. Ngân hàng thế giới và Công ty Tài chính quốc tế (2006), Môi trường
kinh doanh năm 2006.
33. Phạm Duy Nghĩa (2006), "Minh định quyền tài sản nhà đất", Báo Tuổi
trẻ online, ngày 03/8.
34. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (1998), Bộ luật Dân sự của nước Cộng hoà
Pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Tạp chí Dân chủ và pháp luật (2005), Số chuyên đề về Bộ luật dân sự
Việt Nam năm 2005, Hà Nội.
36. Đinh Văn Thanh (1996), "Nghiên cứu một số di sản pháp luật dân sự từ
thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc", Đề tài khoa học cấp Bộ: Những
quy định pháp luật dân sự Việt Nam trong thời kỳ phong kiến, Bộ
Tư pháp, Hà Nội.
37. Trung tâm cơ sở dữ liệu quốc gia các giao dịch bảo đảm thuộc Cục
Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (2007), Báo cáo tổng hợp
phục vụ đoàn cán bộ khảo sát tại Canada, Hà Nội.

38. Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính (2002), Nxb Lao động, Hà Nội.
39. Từ điển tiếng Việt (1994), Nxb Khoa học xã hội và Trung tâm Từ điển, Hà
Nội.
40. Trần Đông Tùng (2007), "Hiện đại hoá hệ thống đăng ký các giao dịch
bảo đảm của Việt Nam", Hội thảo khoa học: Hoàn thiện pháp luật
về giao dịch bảo đảm nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tín dụng
tại Việt Nam và giới thiệu về tài trợ các khoản phải thu, Bộ Tư
pháp và IFC tổ chức, Hà Nội, 6/2007.
41. Trần Đông Tùng (2007), "Hiện đại hoá hệ thống đăng ký các giao dịch
bảo đảm của Việt Nam", Hội thảo khoa học: Hoàn thiện pháp luật
về giao dịch bảo đảm nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tín dụng
tại Việt Nam và giới thiệu về tài trợ các khoản phải thu, Bộ Tư
pháp và IFC tổ chức, Hà Nội.
42. Xaca Vacaxum và Tori Aridumi (1995), Bình luận khoa học Bộ luật
dân sự Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.


43. Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
44. Việt Nam tăng cường cơ hội tiếp cận tín dụng thông qua cải cách về
giao dịch bảo đảm (2007).



×