ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN VĂN BẨY
KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI VỚI TĂNG CƯỜNG
CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG AN NINH Ở QUẬN HÀ ĐÔNG 2010-2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
Hà Nội -2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN VĂN BẨY
KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI VỚI TĂNG CƯỜNG
CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG AN NINH Ở QUẬN HÀ ĐÔNG 2010-2015
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60.31.02.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
CHẤM LUẬN VĂN THẠC SỸ
KHOA HỌC
GS.TS Dương Xuân Ngọc
PGS.TS. Vũ Quang Hiển
Hà Nội -2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS-TS. Vũ Quang Hiển. Các kết quả trong luận văn đều có
nguồn gốc rõ ràng, tin cậy.
Hà Nội, tháng…….năm 2015
Tác giả luận văn
Trần Văn Bẩy
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng gửi đến các quý thầy cô giáo Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Khoa Khoa học chính trị, lời cảm ơn và lòng biết ơn
sâu sắc về quá trình đào tạo trong 2 năm học Cao học vừa qua.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn về sự chỉ bảo tận tình và chu đáo
của thầy giáo hướng dẫn PGS- TS Vũ Quang Hiển; sự hỗ trợ, động viên
của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cơ quan: Thư viện quốc gia, Thư viện
Thượng đình ( ĐH KHXH&NV),Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành
ủy Hà Nội,Ủy ban nhân dân quận Hà Đông, Quận ủy Hà Đông,công an
quận Hà Đông, công an17 phường thuộc quận Hà Đông, ban chỉ huy quân sự
quận Hà Đông, ban chỉ huy quân sự 17 phường thuộc quận Hà Đông , ban
thống kê quận Hà Đông đã cung cấp những tài liệu quan trọng quý báu để
tôi hoàn thành đề tài.
Hà Nội, tháng…….năm 2015
Học viên thực hiện
Trần Văn Bẩy
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài........................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 6
5. Phương pháp và nguồn tư liệu nghiên cứu ................................................... 7
6. Đóng góp của luận văn.................................................................................. 8
7. Kết cấu của luận văn. .................................................................................... 8
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
KẾT HỢP PHÁT
TRIỂN KINH TẾ VỚI TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG – AN
NINH ................................................................................................................ 9
1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan. ................................................... 9
1.1.1. Khái niệm quốc phòng - an ninh. ............................................................ 9
1.1.2. Khái niệm nền quốc phòng toàn dân. ..................................................... 9
1.1.3. Khái niệm dân quân tự vệ. ...................................................................... 9
1.1.4. Khái niệm quân nhân dự (bao gồm sỹ quan dự bị và hạ sỹ quan binh sỹ dự
bị) ..................................................................................................................... 10
1.1.5. Khái niệm hoạt động kinh tế. ................................................................ 11
1.1.6. Khái niệm phát triển kinh tế. ................................................................. 11
1.1.7. Khái niệm kết hợp phát triển kinh tế- xã hội với tăng cường củng cố
quốc phòng-an ninh ở nước ta. ....................................................................... 13
1.2. Cơ sở lí luận kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội với cũng cố quốc
phòng - an ninh. ............................................................................................. 13
1.2.1. Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về công tác kết hợp phát triển kinh
tế- xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh. ................................ 13
1.2.2. Quan điểm của Đảng về sự kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc
phòng-an ninh trong tình hình hiện nay. ......................................................... 16
1.2.3. Nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng- an
ninh ở nước ta hiện nay. .................................................................................. 22
1.3. Cơ sở thực tiễn kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội với cũng cố
quốc phòng - an ninh..................................................................................... 30
1.3.1. Cơ sở thực tiễn của sự kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội với cũng
cố quốc phòng - an ninh ở việt nam. ............................................................... 31
1.3.2. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội với quốc phòng, an ninh của Đảng bộ
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. .............................................................. 33
1.3.3. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội với quốc phòng-an ninh của quận Hà
Đông. ............................................................................................................... 38
Tiểu kết chương 1. .......................................................................................... 47
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI KẾT HỢP
VỚI TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG, AN NINH TRÊN ĐỊA
BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG................................................................................ 48
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với
củng cố quốc phòng- an ninh trên địa bàn quận Hà Đông. ...................... 48
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân số, phát triển đô thị. ....................................... 48
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội........................................................................ 54
2.1.3. Điều kiện quốc phòng- an ninh. ............................................................ 55
2.1.4. Bối cảnh tình hình mới của thế giới, khu vực và trong nước ................ 56
2.1.5. Âm mưu, thủ đoạn chống phá nhà nước ta của các thế lực thù địch............ 58
2.2. Thực trạng kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố
quốc phòng-an ninh trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu. ......... 59
2.2.1. Giáo dục - đào tạo, y tế. ........................................................................ 59
2.2.2. Thể dục- thể thao,văn hóa. .................................................................... 62
2.2.3. Giao thông. ............................................................................................ 65
2.2.4. Thuỷ lợi.................................................................................................. 68
2.2.5. Bưu chính viễn thông: ........................................................................... 69
2.2.6. Nông nghiệp .......................................................................................... 70
2.2.7. Công nghiệp .......................................................................................... 72
2.2.8. Khu vực kinh tế dịch vụ ......................................................................... 73
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với tăng
cường củng cố quốc phòng- an ninh trên địa bàn quận Hà Đông . .......... 74
2.3.1. Những thành tựu và nguyên nhân. ........................................................ 74
2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân. ............................................................ 78
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 82
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP KẾT HỢP PHÁT TRIỂN
KINH TẾ- XÃ HỘI VỚI TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG,
AN NINH Ở QUẬN HÀ ĐÔNG................................................................... 83
3.1.Những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường
củng cố quốc phòng an ninh trên địa bàn quận Hà Đông. ........................ 83
3.1.1. Một số cấp ủy, chính quyền, thủ trưởng cơ quan chưa quan tâm đúng
mức công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. ................... 83
3.1.2.Nhận thức còn hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng
cường củng cố quốc phòng- an ninh của một bộ phận không nhỏ cán bộ,
Đảng viên, nhân dân . Về an ninh chính trị vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố
phức tạp. Quy hoạch, quản lý đất đai và môi trường còn hạn chế, Thực trạng
cơ sở hạ tầng của quận còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ. ............................ 83
3.2. Quan điểm cơ bản kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường
củng cố quốc phòng an ninh ở quận Hà Đông............................................ 84
3.2.1. Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ
và toàn diện trong quá trình kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường
củng cố quốc phòng- an ninh. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng
cường củng cố quốc phòng- an ninh là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân trên địa bàn quận Hà Đông. .......................................................... 84
3.2.2. Xây dựng thế trận KVPT vững chắc, đáp ứng yêu cầu bảo vệ quận Hà
Đông trong thời bình và sẵn sàng chuyển thành thế trận chiến tranh nhân dân
khi có chiến tranh. Từng lĩnh vực, từng ngành, từng cơ sở phải linh hoạt, phải
từ những yêu cầu cụ thể về quốc phòng, an ninh mà chọn ra cách thực hiện
kết hợp cả ba loại nhu cầu: cải thiện đời sống nhân dân; tích lũy để phát
triển, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn quận Hà Đông. ................. 86
3.2.3. Quan tâm thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, chính sách
đền ơn đáp nghĩa, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng hệ thống
chính trị vững mạnh, tạo sự đoàn kết thống nhất giữa Đảng,chính quyền và nhân
dân, phát huy tốt phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn
quận Hà Đông. ................................................................................................. 87
3.3. Giải pháp kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố
quốc phòng an ninh ở quận Hà Đông.......................................................... 88
3.3.1. Giải pháp về nhận thức ......................................................................... 88
3.3.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách ........................................................... 89
3.3.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện. ............................................................ 91
KẾT LUẬN .................................................................................................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 97
PHỤ LỤC
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
ANCT- TTATXH
An ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CHQS
Chỉ huy quân sự
CNH - HĐH
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
CTCT
Công tác chính trị
CTĐ
Công tác đảng
DQTV
Dân quân tự vệ
GDQP
Giáo dục quốc phòng
GDQP - AN
Giáo dục quốc phòng – an ninh
GTVT
Giao thông vận tải
HTĐ
Hữu tuyến điện
HTXNN
Hợp tác xã nông nghiệp
KVPT
Khu vực phòng thủ
LLVT
Lực lượng vũ trang
MTTQ
Mặt trận tổ quốc
NVQS
Nghĩa vụ quân sự
QĐND
Quân đội nhân dân
QNDB
Quân nhân dự bị
QP - AN
Quốc phòng an ninh
QPTD
Quốc phòng toàn dân
SQDB
Sỹ quan dự bị
TDTT
Thể dục thể thao
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
UBND
Ủy ban nhân dân
VTĐ
Vô tuyến điện
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Củng cố quốc phòng – an ninh phải đi đôi với phát triển kinh tế – xã
hội, phát triển kinh tế – xã hội phải gắn với củng cố tăng cường quốc phòng –
an ninh. Đây là hai nhiệm vụ then chốt, quan trọng mà Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta luôn nhận thức sâu sắc trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam XHCN. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang
bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động, tích cực
hội nhập quốc tế sâu rộng với bối cảnh thế giới, khu vực đầy biến động, tiềm
ẩn nhiều bất trắc, phức tạp, khó lường sự tranh chấp chủ quyền biên giới, biển
và đảo đang diễn ra gay gắt. Các thế lực thù địch vẫn không ngừng tăng
cường thực hiện âm mưu, hoạt động “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ
nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong khi đó ở
trong nước còn tồn tại, phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực, tình trạng tham nhũng,
quan liêu, hách dịch, biểu hiện xa rời mục tiêu, lí tưởng độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”… đã và đang tác
động ảnh hưởng đến vai trò, uy tín lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta. Chính vì
vậy, kết hợp giữa phát triển kinh tế – xã hội với củng cố quốc phòng an – an
ninh là hai nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm đảm bảo cho sự phát triển
bền vững của đất nước. Trong đó, quốc phòng – an ninh là một trong những
nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong quá trình đưa đất nước đi lên chủ nghĩa
xã hội.
Nghị quyết Đại hội XI chỉ rõ: “Trên thế giới: Hoà bình, hợp tác và phát
triển vẫn là xu thế lớn, nhưng sẽ có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn
nhiều bất trắc khó lường. Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly
khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn sẽ
diễn ra gay gắt; các yếu tố đe doạ an ninh phi truyền thống, tội phạm công
nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền tệ, điện tử - viễn thông, sinh học,
1