Tải bản đầy đủ (.docx) (173 trang)

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÒNG BỆNH NKHHCT CHO TRẺ MG 56 TUỔI THÔNG QUA TCĐVCCĐ Ở TRƯỜNG MN ĐỐNG ĐA (QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 173 trang )

LỜI CẢM ƠN!
Bằng tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn
giảng viên hướng dẫn Th.S Lê Thị Mai Hoa, người đã luôn quan tâm, tận tình
giúp đỡ em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục mầm
non- trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ, giảng dạy tận
tình và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin trân trọng cảm ơn phòng tư liệu khoa Giáo dục mầm non, thư
viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ban giám hiệu trường và giáo viên của
các lớp mẫu giáo 5-6 tuổi 5 và 5A trường Mầm non Đống Đa đã tạo điều kiện
để em hoàn thành đề tài này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến bạn bè, người thân trong gia
đình đã ủng hộ, động viên em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2016
Sinh viên

Phan Thị Hoa


2


MỤC LỤC

3


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ



DANH MỤC HÌNH

KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

4


CĐSHHN

: Chế độ sinh hoạt hàng ngày

CTCC

: Chương trình cải cách

CTĐM

: Chương trình đổi mới

ĐC

: Đối chứng

GDMN

: Giáo dục mầm non

GDTH


: Giáo dục tích hợp

MG

: Mẫu giáo

MN

: Mầm non

NKHHCT

: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

STN

: Sau thực nghiệm

TCĐVCCĐ : Trò chơi đóng vai có chủ đề

5

THCVĐ

: Tình huống có vấn đề

TN

: Thực nghiệm


TTN

: Trước thực nghiệm


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục
quốc dân, là nền tảng cho việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Mục tiêu
của GDMN là giúp trẻ phát triển toàn diện ở tất cả các mặt đức, trí, thể, mỹ và
lao động. Một cơ thể khỏe mạnh không bệnh tật là tiền đề cho việc hình thành
và phát triển nhân cách ở trẻ một cách tốt nhất. Vì vậy trẻ phải được chăm sóc
giáo dục và bảo vệ sức khỏe để tránh một số bệnh tật gây nguy hại đến tính
mạng. Trẻ nhỏ thường mắc một số bệnh như: bệnh suy dinh dưỡng, bệnh nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT), bệnh tiêu chảy, các bệnh truyền nhiễm,
bệnh giun sán... Trong đó NKHHCT là một bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5
tuổi, là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ. Theo OMS, hàng năm trên
toàn cầu có khoảng 15 triệu trẻ em chết dưới 5 tuổi, viêm phổi chiếm 35%, tiêu
chảy chiếm 22% còn lại là do các nguyên nhân khác. Có nhiều nguyên nhân
dẫn đến bệnh NKHHCT ở trẻ, một trong những nguyên nhân đó là do việc
thiếu kiến thức về phòng bệnh của tất cả mọi người nói chung và của trẻ mầm
non (MN) nói riêng. Biết cách phòng bệnh là một nhân tố quan trọng để có một
cơ thể luôn khỏe mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện ở trẻ. Vì vậy
giáo dục phòng bệnh NKHHCT cho trẻ là một vấn đề được ngành GDMN và
toàn xã hội quan tâm.
Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo (MG), đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi đã đạt được
những trình độ nhất định về thể chất và trí tuệ vì vậy trẻ nhanh chóng tiếp thu
những tri thức mới và hình thành dấu ấn lâu dài. Tiến hành giáo dục phòng bệnh
NKHHCT cho trẻ ngay từ lúc này sẽ giúp trẻ có khả năng nhận biết một số dấu
hiệu đơn giản của bệnh NKHHCT, biết cách chăm sóc khi trẻ bị ốm cũng như

biết cách phòng bệnh này. Việc đưa nội dung giáo dục NKHHCT vào chương
trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường MN là một việc làm cần thiết góp phần
quan trọng trong chiến lược đào tạo ra một thế hệ tương lai có sự hiểu biết đầy
đủ về phòng bệnh NKHHCT, bảo vệ cho sức khỏe của mình một cách thông
6


minh và chủ động. Trong trường MN có thể giáo dục phòng bệnh NKHHCT
cho trẻ dưới nhiều hình thức khác nhau như: hoạt động học tập, vui chơi, chế độ
sinh hoạt hàng ngày (CĐSHHN)…
Đối với trẻ MG vui chơi là hoạt động chủ đạo, được giáo viên tổ chức
hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức đồng thời
nhằm giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ. Trong đó, trò chơi đóng vai có chủ
đề (TCĐVCCĐ) là trò chơi tiêu biểu và đặc trưng của trẻ lứa tuổi này. Trong
khi chơi trẻ được thâm nhâp vào cuộc sống xã hội từ đó trẻ tiếp thu được những
kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, những phương thức hành động, những chuẩn mực
đạo đức và nguyên tắc sống. Qua trò chơi sẽ kích thích, thu hút, lôi cuốn trẻ
tham gia khám phá tri thức và củng cố hiểu biết, hình thành kỹ năng, thái độ
đúng đắn cho trẻ về phòng bệnh NKHHCT. Vì vậy trò chơi đóng vai có chủ đề
cũng là phương tiện, là con đường thuận lợi để tích hợp giáo dục phòng bệnh
NKHHCT cho trẻ MG 5-6 tuổi.
Hiện nay ở trường MN hiệu quả của việc giáo dục phòng bệnh NKHHCT
cho trẻ MG 5-6 tuổi thông qua TCĐVCCĐ còn chưa cao. Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến tình trạng này, một trong những nguyên nhân cơ bản là do giáo
viên chưa biết cách sử dụng các biện pháp giáo dục một cách hợp lí và linh hoạt
trong quá trình tổ chức TCĐVCCĐ nhằm giáo dục phòng bệnh NKHHCT cho
trẻ MG 5-6 tuổi.
Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên chúng tôi chọn đề tài:
“Biện pháp giáo dục phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua trò chơi đóng vai có chủ đề” làm đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao

hiệu quả giáo dục phòng bệnh NKHHCT cho trẻ MG 5-6 tuổi.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu, đề xuất
một số biện pháp giáo dục phòng bệnh NKHHCT hợp lý cho trẻ MG 5-6 tuổi
thông qua TCĐVCCĐ để nâng cao hiệu quả giáo dục phòng bệnh cho trẻ, từ đó
thực nghiệm (TN) sư phạm để kiểm chứng các biện pháp đã đề ra.
7


3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục phòng bệnh NKHHCT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở
trường MN.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp giáo dục phòng bệnh NKHHCT cho trẻ MG 5-6 tuổi
thông qua TCĐVCCĐ.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay việc giáo dục phòng bệnh NKHHCT cho trẻ MG 5-6 tuổi thông qua
TCĐVCCĐ ở MN non đạt hiệu quả chưa cao. Nếu sử dụng một số biện pháp
giáo dục phòng bệnh NKHHCT cho trẻ MG 5-6 tuổi thông qua TCĐVCCĐ
hợp lý thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục phòng bệnh cho trẻ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
5.2 Nghiên cứu thực trạng giáo dục phòng bệnh
NKHHCT cho trẻ MG 5-6 tuổi thông qua TCĐVCCĐ ở trường
MN Đống Đa (quận Cầu Giấy, Hà Nội)
5.3 Đề xuất một số biện pháp giáo dục phòng bệnh NKHHCT cho trẻ
MG 5-6 tuổi thông qua TCĐVCCĐ ở trường MN.
5.4 TN sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi của những biện pháp
đã đề xuất.

6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sưu tầm những tài liệu liên quan để đọc, phân tích, tổng hợp để xây dựng
cơ sở lý luận cho đề tài.
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp quan sát
- Quan sát cách tổ chức của giáo viên trong việc giáo dục phòng bệnh
NKHHCT cho trẻ MG 5-6 tuổi thông qua TCĐVCCĐ ở trường MN.
8


- Quan sát các hoạt động của trẻ để đánh giá hiệu quả giáo dục phòng
bệnh NKHHCT thông qua TCĐVCCĐ.
6.2.2 Phương pháp điều tra
Sử dụng phiếu điều tra đối với giáo viên nhằm tìm hiểu cách tổ chức việc
giáo dục phòng bệnh NKHHCT cho trẻ MG 5-6 tuổi thông qua TCĐVCĐ ở
trường MN.
6.2.3 Phương pháp đàm thoại
Đàm thoại đối với giáo viên và trẻ nhằm hỗ trợ cho phương pháp quan sát và
phương pháp điều tra để thu thập các thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
6.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết kinh nghiệm của giáo viên trong việc giáo dục phòng bệnh
NKHHCT cho trẻ MG 5-6 tuổi thông qua TCĐVCCĐ ở trường MN.
6.2.5 Phương pháp TN sư phạm
TN các biện pháp đã đề xuất trong việc giáo dục phòng bệnh NKHHCT
cho trẻ MG 5-6 tuổi thông qua TCĐVCCĐ nhằm kiểm chứng tính khả thi của
các biện pháp đã đề xuất.
6.2.6 Phương pháp thống kê toán học
Thu thập, xử lý và phân tích các kết quả nghiên cứu bằng toán thống kê.
7. Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu một
số biện pháp giáo dục phòng bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cấp tính cho
trẻ MG 5-6 tuổi thông qua TCĐVCCĐ ở trường MN Đống Đa (quận Đống Đa,
Hà Nội)
- Số lượng trẻ nghiên cứu: 55 trẻ MG 5-6 tuổi ở trường mầm non Đống
Đa (quận Đống Đa, Hà Nội)
8. Kế hoạch nghiên cứu
- Từ tháng 9/2015 - hết tháng 10/2015: chọn đề tài nghiên cứu, làm đề
cương và bảo vệ đề cương.
- Tháng 11/2015: nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
9


- Từ tháng 8/2/2016 - 26/2/2016: nghiên cứu thực trạng của đề tài.
- Từ tháng 29/2/2016- hết tháng 19/3/2016: tiến hành thực nghiệm sư
phạm tại trường mầm non Đống Đa (quận Đống Đa, Hà Nội)
- Từ ngày 21- 15/ 4/2016: thu thập, xử lý số liệu và hoàn thành khoá luận.
- Cuối tháng 4/2016: bảo vệ khóa luận tốt nghiệp trước hội đồng khoa học.

10


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
NKHHCT được thống kê là bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh
nhiễm khuẩn ở trẻ em. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và hội nghị bàn về bệnh
NKHHCT bởi những hậu quả nguy hiểm mà bệnh gây ra. Vấn đề này cũng nhận
được sự quan tâm lớn của các nhà khoa học.Trong những năm gần đây ở trên thế

giới có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về bệnh NKHHCT như:
- Nghiên cứu của Jonathan Grigg (2007) về việc đốt nhiên liệu để nấu ăn
và sưởi ấm trong nhà ở các nước đang phát triển cho thấy mối liên quan giữa ô
nhiễm không khí trong nhà và gia tăng mắc bệnh đối với nhiễm khuẩn hô hấp ở
trẻ em.
- Nghiên cứu của Garces- Sanchez M.D (2005) về tỉ lệ viêm phổi mắc
phải ở cộng đồng Valencia, Tây Ban Nha.
- Nghiên cứu của David Burgner và cộng sự năm 2005 đã tìm hiểu về
tình hình viêm phổi ở trẻ em của Australia.
- Yaron Shoham (2005) đã tiến hành một nghiên cứu về viêm phổi mắc
phải ở cộng đồng trẻ em niềm Nam Israel
Các công trình nghiên cứu đều chỉ ra rằng NKHHCT là một bệnh nguy
hại và gây tử vong cao ở trẻ dưới 5 tuổi. Chính vì sự nguy hại của bệnh này nên
đầu năm 1983 Tổ chức Y tế thế giới đã có chương trình phòng và chống
NKHHCT ở trẻ em trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Mục tiêu trước mắt của chương trình là giảm tỷ lệ tử vong sau đó giảm tỷ lệ
mắc bệnh NKHHCT ở trẻ em và đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.
Ngoài ra bản tuyên ngôn nổi tiếng thế giới Alma Ata (1978) của tổ chức
y tế thế giới đã khẳng định rằng chăm sóc sức khỏe ban đầu là giải pháp chìa
khóa để đạt được mục tiêu “sức khỏe cho mọi người”, đồng thời giáo dục cho
11


mọi người tự biết chăm lo sức khỏe cho bản thân và các quốc gia phải chăm lo
sức khỏe cộng đồng. Đây là hoạt động quan trọng trong công tác chăm sóc sức
khỏe của năm 2000. Nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu gồm 10 điều đó
là: tuyên truyền về giáo dục và bảo vệ sức khỏe, phòng chống các bệnh ở địa
phương, tiêm chủng mở rộng, ăn uống đầy đủ và hợp lý, cung cấp đầy đủ nước
sạch và vệ sinh môi trường, kế hoạch hóa gia đình bảo vệ bà mẹ và trẻ em, cung
cấp đủ các loại thuốc thiết yếu, sơ cứu và chữa bệnh thông thường, tổ chức

mạng lưới y tế cở, quản lý sức khỏe toàn dân và chữa bệnh tại nhà.
Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) đã đề xướng một chương trình
chăm sóc sức khỏe ban đầu gồm 7 biện pháp (viết tắt là GOBIFFF) đó là: theo
dõi biểu đồ tăng trường, bù nước bằng đường uống, bú sữa mẹ, tiêm chủng, kế
hoạch hóa gia đình, cung cấp thực phẩm cho bà mẹ và trẻ em, giáo dục sức
khỏe cho bà mẹ.
Theo Tổ chức Y tế thế giới thống kê số lượng trẻ em dưới 5 tuổi hàng
năm bị chết là khoảng 12 triệu ở các nước đang phát triển, nguyên nhân chủ yếu
là do suy dinh dưỡng và các bệnh nhiễm khuẩn vì vậy cần phải phòng bệnh sớm
cho trẻ. Trong đó có các chiến dịch phòng chống các bệnh về dinh dưỡng, các
bệnh về nhiễm khuẩn và kí sinh trùng nhất là viêm phổi, tiêu chảy, thủy đậu,
uốn ván…
Ta nhận thấy rằng việc triển khai chiến dịch phòng bệnh nói chung và
phòng bệnh NKHHCT nói riêng luôn là một vấn đề được toàn cầu quan tâm.
Hơn nữa kiến thức về giáo dục phòng bệnh của người dân còn hạn chế đặc biệt
là bệnh NKHHCT vì vậy vấn đề giáo dục phòng bệnh NKHHCT cũng đựơc đặt
lên hàng đầu.
1.1.2. Tại Việt Nam
Các đề tài nghiên cứu ở Việt Nam về bệnh NKHHCT có ý nghĩa thực tế
quan trọng. Các đề tài các công trình nghiên cứu đã đi sâu vào thực tế tìm ra
nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố liên quan ở các địa phương như tỷ lệ trẻ
mắc bệnh, vấn đề vệ sinh tai, mũi họng và nhận thức của phụ huynh. Từ đó, đưa
12


ra các biện pháp cụ thể, hữu hiệu nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh NKHHCT ở trẻ
em.Ta có thể kể đến một số đề tài như:
- Nguyễn Tất Hà, “Bước đầu đánh giá kiến thức, thái độ thực hành của
phụ nữ có con dưới 5 tuổi về bệnh tiêu chảy và bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp
tính của trẻ em tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội”.

- Trần Thị Hằng và Đàm Thị Tuyết “Một số yếu tố liên quan đến bệnh
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em dưới 5 tuổi tại một số xã huyện Quỳnh
Lưu tỉnh Nghệ An”.
- Lý Thị Chi Mai và Huỳnh Thanh Liêm, “Nghiên cứu tình hình mắc
bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và một số yếu tố liên quan ở trẻ dưới 5 tuổi
tại huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh”.
Và rất nhiều cộng trình nghiên cứu khác liên quan đến bệnh NKHHCT.
Nhờ các công trình nghiên cứu này mà các nhà chuyên môn có thể đưa ra
những tổng hợp và nhận định rõ nét về thực trạng bệnh NKHHCT, từ đó có
những giải pháp cụ thể. Ta có thể nhắc đến các công trình nghiên cứu về bệnh
trẻ em cũng như cách phòng bệnh của các nhà chuyên môn được sử dụng trong
ngành sư phạm GDMN như:
- Phạm Thị Chi- Lê Thị Ngọc Ái, “Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ từ 06 tuổi”, 1999
- Lê Thị Mai Hoa, “Giáo trình Bệnh trẻ Em và Giáo trình Dinh dưỡng trẻ
em” NXBĐHSP,2013
- Vũ Yến Khanh, “Một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng súc khỏe cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng tích hợp chủ đề”, trung tâm nghiên cứu lý luận
và phát triển chương trình GDMN, 2007
- Chu Văn Tường, “Chữa bệnh trẻ em”, NXB Y học, 1994
- Tào Thị Hồng Vân, “Nghiên cứu một số biện pháp giáo dục hành vi sức
khỏe cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non Hà Nội”, Trung tâm nghiên cứu
chiến lược và phát triển chương trình GDMN, 2004
13


Trong những công trình nghiên cứu trên không chỉ đề cập đến các bệnh
thông thường ở trẻ em mà còn đặc biệt chú ý đến bệnh NKHHCT và cách
phòng bệnh này.
Từ những nghiên cứu trên cho thấy, vấn đề bảo vệ sức khỏe để phòng
tránh bệnh tật cho trẻ em luôn được toàn xã hội và cả ngành GDMN quan tâm,

đặc biệt là các bệnh về dinh dưỡng và bệnh NKHHCT. Cần mở rộng kiến thức
cho người lớn như cha mẹ và giáo viên mầm non về cách phòng các bệnh
thường gặp ở trẻ nhỏ. Ngoài ra cũng cần phải giáo dục cho trẻ về cách phòng
cụ thể với từng loại bệnh trong đó có bệnh NKHHCT.
Trong các chương trình Chăm sóc - GDMN hiện nay ta nhận thấy rằng đã
quan tâm đến việc giáo dục phòng bệnh cho trẻ (Chương trình GDMN mới
7/2009). Chương trình đề cập đến giáo dục trẻ các thói quen sinh hoạt, vệ sinh
phòng bệnh, cách ăn mặc phù hợp với thời tiết, dinh dưỡng phòng bệnh, biểu
hiện ban đầu khi ốm, cách phòng tránh tai nạn để đảm bảo an toàn cho trẻ…
Bước đầu quan tâm tới việc phát huy tính độc lập, chủ động của trẻ trong vấn đề
phòng bệnh bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Tuy nhiên, điểm qua tình hình trên cho thấy vẫn chưa có nhiều tác giả đi
sâu nghiên cứu vấn đề giáo dục phòng bệnh cho trẻ MG đặc biệt là nghiên cứu
cụ thể cách giáo dục phòng từng loại bệnh. Vì vậy, “Biện pháp giáo dục phòng
bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ 5-6 tuổi” cũng là một nghiên cứu ban
đầu đáng được quan tâm.
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng NKHHCT ở trẻ 5-6 tuổi.
1.2.1 Đặc điểm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi và đặc điểm hệ hô hấp của trẻ.
a. Đặc điểm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi
Đặc điểm chủ yếu của thời kì này là:
- Biến đổi chủ yếu về số lượng hơn là biến đổi về chất lượng.{9}
- Trẻ chậm lớn hơn so với trẻ thời kỳ bú mẹ. Mỗi tháng cân nặng của trẻ
tăng từ 100g -150g, đến 6 tuổi cân nặng trung bình từ 18-20 kg. Tỷ lệ mỡ của
trẻ thấp nhất so với các lứa tuổi nên nhìn trẻ có vẻ gầy hơn.{9}
14


- Hệ tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện. Trẻ đã mọc đủ 8 răng hàm và trẻ cũng
đã bắt đầu thay răng.{9}
- Các chức năng chủ yếu của cơ thể dần dần hoàn thiện. Đặc biệt là chức

năng vận động phối hợp động tác. Cơ lực phát triển nhanh. Vì vậy trẻ làm được
những động tác khéo léo hơn, gọn gàng hơn, có thể làm được những công việc
tương đối khó, phức tạp hơn và một số công việc tự phục vụ như tự ăn, tự mặc
quần áo, tự đi tất, tự tắm rửa…{9}
- Hệ thần kinh tương đối phát triển, hệ thần kinh trung ương và ngoại
biên đã biệt hóa, chức năng phân tích và tổng hợp của vỏ não đã hoàn thiện, số
lượng các phản xạ có điều kiện ngày càng nhiều, tốc độ hình thành phản xạ có
điều kiện nhanh, trí tuệ phát triển nhanh. Do đó trẻ có thể nói được những câu
dài, có biểu hiện ham học và có ấn tượng sâu sắc đối với những người xung
quanh.{9}
- Ở thời kỳ này thể chất, trí tuệ và tính khéo léo của trẻ phát triển nhanh
hơn. Lúc này trẻ biết chơi tập thể với nhau, đã học được những bài hát, bài thơ
ngắn. Vì vậy, tác động tốt hay xấu của môi trường xung quanh dễ tác động đến
trẻ.{9}
- Tim của trẻ có tốc độ phát triển nhanh. Tim của trẻ đập chậm hơn so với
lúc mới sinh nhưng vẫn nhanh hơn so với người lớn.
- Não: sự hoạt động của điện não của trẻ giai đoạn này là thời kỳ phát
triển nhanh nhất trong cả đời người. Kết cấu thần kinh của não có xu thế sớm
trưởng thành. Song trẻ ở lứa tuổi này do khả năng hưng phấn và ức chế của hệ
thần kinh chưa ổn định, nên nếu trẻ làm việc gì đơn thuần và kéo dài trẻ dễ bị
mệt mỏi. Vì vậy nên giáo dục phòng bệnh cho trẻ khi trẻ đang hưng phấn và
hứng thú.{9}
- Hệ hô hấp của trẻ đã phát triển tuy nhiên chưa trưởng thành như người
lớn. Vì vậy trẻ cần phải hít thở nhiều hơn để nhận đủ ôxi cần thiết. Trẻ rất dễ
mắc các bệnh NKHHCT, do đó cần phải giáo dục trẻ phòng bệnh thường xuyên.
{9}
15


b. Cấu tạo của hệ hô hấp nói chung và hệ hô hấp của trẻ 5-6 tuổi nói riêng.

α. Đặc điểm cấu tạo hệ hô hấp nói chung

Hình 1. Hệ hô hấp ở người
Hệ hô hấp bao gồm hai bộ phận: bộ phận dẫn khí và bộ phận thở.
* Bộ phận dẫn khí
- Khoang mũi:
+ Là bộ phận đầu tiên của hệ thống các cơ quan hô hấp.
+ Chức năng của khoang mũi là lọc sạch không khí nhờ các lông mũi và
dịch nhầy, hâm nóng không khí và đảm bảo độ ẩm của không khí.
- Thanh quản:
+ Thanh quản tiếp giáp với khoang mũi.
+ Có chức năng dẫn khí và phát ra âm thanh.
- Khí quản:
+ Là ống trụ gồm từ 16-20 vành sụn hình móng ngựa.
+ Khí quản có chức năng lọc sạch không khí và dẫn khí.
- Phế quản:
16


+ Có hai nhánh: phế quản phải và phế quản trái.
+ Phế quản cùng với các động và tĩnh mạch, cũng như các tổ chức thần
kinh có liên quan tạo thành cuống phổi.
* Bộ phận thở
Bộ phận thở (hô hấp) gồm 2 lá phổi:
Hai lá phổi nằm trong lồng ngực. Mỗi lá phổi gồm các thùy, tiểu thùy,
phế nang và màng phổi bao bọc.
Ở lá phổi phải chia làm ba thùy còn ở lá phổi trái chia làm hai thùy.
Phổi được bao bọc bởi màng phổi. Hai lá phổi đều có màng riêng.
β. Đặc điểm hô hấp của trẻ 5-6 tuổi
Bộ phận hô hấp trẻ em khác với người lớn, nhỏ hơn về kích thước và có

những đặc điểm riêng biệt, các tổ chức tế bào của bộ phận hô hấp nói chung và
phổi nói riêng chưa hoàn toàn biệt hóa và đang ở giai đoạn phát triển. Đường
thở từ mũi đến thanh, khí, phế quản ở trẻ em tương đối hẹp và ngắn, tổ chức đàn
hồi ít phát triển, vòng sụn mềm dễ biến dạng, niêm mạc có nhiều mạch máu, do
những đặc điểm đó mà trẻ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.
* Bộ phận dẫn khí
- Khoang mũi:
+ Mũi trẻ em là một khoang ngắn, nhỏ, ống mũi hẹp nên không khí ít
được sưởi ấm.{3}
+ Niêm mạc mũi mỏng, nhiều mạch máu, khả năng bảo vệ sự xâm nhập
của vi khuẩn kém nên dễ gây viêm nhiễm, dễ tắc mũi, khả năng hô hấp của trẻ
bị hạn chế.{3}
- Vùng hầu họng:
Vùng hầu họng của trẻ ngắn hẹp có hướng thẳng đứng chia làm 3 phần:
+ Phần họng mũi: là phần trên của họng, có liên quan hai bên với vòi
Eustache lên tai, phía trên là VA.{3}
+ Họng miệng: phía trước là hố miệng, thành sau có Amidan khẩu cái và
dưới là Amidan lưỡi.{3}
17


+ Hạ họng: là phần cuối của họng hầu, phía trước là thanh quản, sau là
thực quản. Trong đó có sụn nắp thanh quản, khi bị liệt gây sặc và dị vật đường
thở có thể vào đường thở.{3}
+ Vòng bạch huyết Waldayer: ở trẻ em hệ bạch huyết phát triển từ 4-6
tuổi đến tuổi dậy thì. Hệ thống này bao gồm: Amidan mũi (VA); Amidan vòi;
Amidan khẩu cái (A); Amidan lưỡi.{3}
Các tổ chức bạch huyết này làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm
nhập của vi khuẩn vào cơ thể, khi viêm sẽ ảnh hưởng đến chức phận hệ hô hấp
của trẻ, trẻ thường thở bằng miệng.{3}

* Bộ phận thở
- Phổi
Phổi trẻ em lớn dần theo tuổi:
Sơ sinh: trọng lượng phổi là 50-60 gam.
6 tháng: trọng lương phổi tăng gấp 3 lúc đẻ.
12 tuổi: trọng lượng phổi tăng gấp 10 lúc đẻ.
Người lớn: trọng lượng gấp 20 lần trẻ sơ sinh.
+ Có nhiều mạch máu, các mạch bạch huyết cũng nhiều hơn vì vậy phổi
trẻ em có khả năng co bóp lớn và tái hấp thụ các chất dịch trong phế nang nhanh
chóng.
+ Tổ chức đàn hồi ít, đặc biệt xung quanh các phế nang và thành mao
mạch. Các cơ quan ở lồng ngực chưa phát triển đầy đủ nên lồng ngực di động
kém, trẻ dễ bị xẹp phổi, khí phế thũng, giãn các phế nang khi bị viêm phổi, ho gà
+ Rốn phổi gồm phế quản gốc, thần kinh, mạch máu và nhiều hạch bạch
huyết. Những hạch này liên hệ với những hạch khác ở phổi, vì vậy bất kỳ một
quá trình viêm nhiễm nào ở phổi cũng có thể gây phản ứng của các hạch rốn
phổi. Các hạch bạch huyết rốn phổi chia làm các nhóm:
Nhóm hạch khí quản.
Nhóm hạch khí- phế quản.
Nhóm hạch phế quản- phổi.
18


Nhóm hạch ở chỗ giữa khí quản chia đôi.
- Màng phổi
Màng phổi ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tuổi rất mỏng, dễ bị giãn
khi tràn dịch, tràn khí màng phổi.
- Lồng ngực
Hình thể và cấu tạo lồng ngực trẻ em thay đổi nhiều theo tuổi và có
những đặc điểm sau:

+ Trẻ sơ sinh:


Lồng ngực tương đối ngắn, hình trụ, đường kính trước sau gần như bằng đường

kính ngang.
• Xương sườn nằm ngang, cơ hoành nằm cao và cơ liên sườn chưa phát triển đầy
đủ.
Do các đặc điểm trên, khi trẻ thở vào lồng ngực ít thay đổi, do đó trẻ nhỏ
thở chủ yếu bằng cơ hoành.
+ Trẻ lớn:
Khi trẻ biết đi lồng ngực có sự thay đổi:



Các xương sườn chếch xuống dưới.
Đường kính ngang tăng nhanh và gấp đôi đường kính trước sau, do đó trẻ thở
sâu hơn, nhiều hơn và cũng là điều kiện xuất hiện kiểu thở ngực.
- Tai
Chức năng của tai là nghe và giữ thăng bằng.
+ Tai ngoài có vành tai và ống tai, có tác dụng thu nhận và truyền âm.{3}
+ Tai giữa có 6 mặt:





Tiếp xúc với tai ngoài có màng nhĩ.
Mặt trước liên quan với mũi họng nhờ ống Eustache.
Có 3 xương nhỏ: xương búa, xương đe, xương bàn đạp.

Tai giữa thông với hầu qua ống Eustache, ống Eustache đảm bảo sự cân
bằng áp lực không khí trong tai giữa và bên ngoài. Ở trẻ ống Eustache ngắn và
rộng, do ống Eustache có đặc điểm như vậy nên trẻ em rất dễ bị viêm tai giữa
đặc biệt khi bị các bệnh nhiễm trùng ở họng hầu.{3}
19


+ Tai trong:
Có cấu trúc phức tạp gồm mê lộ xương, mê lộ màng, 3 ống bán khuyên
và ốc tai {3}
1.2.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ 5-6 tuổi
Độ tuổi 5- 6 tuổi là giai đoạn cuối cùng của trẻ ở giai đoạn MN- tức là lứa
tuổi trước khi lên tiểu học. Trẻ 5-6 tuổi tâm lý có nhiều biến chuyển ,thể hiện
trong những mối quan hệ cuộc sống, rõ nét nhất là trong mối quan hệ với cha
mẹ, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác.
- Ý thức cái tôi của trẻ 5-6 tuổi rõ nét hơn trẻ đã biết phân biệt rõ mình và
người khác, mình và thế giới xung quanh. Trẻ đã biết đến tên, tuổi của bản thân
mình, của cha mẹ, biết mình là con trai hay con gái, có thể so sánh một cách
đơn giản mình với các bạn khác. Trẻ rất quan tâm chú ý đến những nhận xét của
người khác đến bản thân mình. Từ đó ta có thể giữ gìn vệ sinh cá nhân cho bản
thân và mọi người xung quanh.{6}
- Ở trẻ xuất hiện động cơ hành vi thông qua việc chơi với những trẻ khác.
{5}
- Trẻ đã biết tự chăm sóc bản thân như: dùng muỗng, dùng thìa, tự cởi
quần áo, mặc quần áo, đánh răng, rửa mặt, rửa và lau khô tay, biết cách sử dụng
nhà vệ sinh. Từ đó ta có thể giáo dục trẻ biết cách vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân
thẻ hàng ngày.{6}
- Khả năng chú ý của trẻ 5-6 tuổi được phát triển, trẻ biết hướng chú ý và
có ý thức vào các đối tượng cần cho vui chơi, học tập hoặc lao động. Trẻ có khả
năng chú ý từ 37- 51 phút, trẻ có thể phân phối 2-3 đối tượng cùng một lúc, sự

di chuyển chú ý của trẻ nhanh. Từ đặc điểm tâm lý đó ta có thể tiến hành giáo
dục phòng bệnh cho trẻ thông qua các hoạt động học tập trên lớp dạy theo hình
thức tập thể hoặc nhóm trẻ. Ngoài ra cũng có thể tiến hành giáo dục phòng bệnh
thông qua các hoạt động vui chơi.{6}
- Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi: trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ
đẻ. Vốn từ và cơ cấu ngữ pháp của trẻ phát triển. Từ đặc điểm này ta có thể tổ
20


chức cho trẻ trao đổi những hiểu biết và kinh nghiệm tự chăm sóc và bảo vệ bản
thân mình với các bạn khác trong lớp.{6}
- Sự phát triển các quá trình nhận thức của trẻ 5-6 tuổi:
Các hiện tượng tâm lý như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng,đặc biệt là tư duy
phát triển. Sự phát triển tư duy ở độ tuổi này mạnh mẽ về các kiểu loại, các thao
tác, và thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng
thông tin mới và cũ. Từ đây, ta có thể tiến hành giáo dục phòng bệnh cho trẻ và
đặc biệt là giáo dục phòng bệnh NKHHCT thông qua các giờ học hoặc là thông
qua hoạt động vui chơi.{6}
1.2.3 Gia đình và xã hội
a. Gia đình
- Điều kiện chăm sóc trẻ không tốt, dinh dưỡng không hợp lý dẫn đến
suy dinh dưỡng, suy giảm sức đề kháng, trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và
nhiễm trùng lại là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng. Vì vậy dinh dưỡng không
tốt và nhiễm khuẩn là một vòng khép kín làm tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ.
- Bà mẹ còn quá trẻ chưa có các kiến thức chăm sóc con nhỏ.
- Yếu tố tuổi và cân nặng của trẻ: trẻ càng nhỏ càng dễ mắc bệnh, trẻ đẻ
non, đẻ thiếu cân có nhiều nguy cơ mắc bệnh, khi mắc thường rất nặng và dẽ tử
vong.
- Điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, nhà ở chật hẹp, tối tăm.
b. Xã hội

- Nền kinh tế chưa phát triển đồng đều.
- Do chính sách chăm sóc sức khỏe ban đầu chưa đạt hiệu quả cao.
- Chương trình phòng chống NKHHCT được triển khai còn nhiều hạn
chế tồn đọng.
1.3. Giáo dục phòng bệnh NKHHT cho trẻ MG ở trường MN
1.3.1. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
a. Khái niệm
NKHHCT được định nghĩa là tất cả các trường hợp nhiễm khuẩn (do vi
21


khuẩn hay virut) ở đường hô hấp từ mũi họng cho đến phế nang.{3}
b. Nguyên nhân
- Do vi khuẩn, virut
Vi khuẩn và virut có sẵn trong vùng hầu họng, mũi gặp điều kiện thuận
lợi gây bệnh, như các loại vi khuẩn, tụ cầu, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn hoặc
các loại virut cúm, sởi…
- Yếu tố thuận lợi
+ Thời tiết: thời tiết lạnh hoặc thay đổi không khí đột ngột.
+ Do đặc điểm cấu tạo và giải phẫu ở vùng tai- mũi- họng có nhiều khe
kẽ và là cửa ngõ đi vào cơ thể nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
+ Do cơ địa gặp ở những trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng.
+ Do dinh dưỡng không tốt dẫn đến suy dinh dưỡng, sức đề kháng giảm,
dẫn đến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và nhiễm trùng lại là nguyên nhân gây
ra suy dinh dưỡng.
+ Do yếu tố tuổi và cân nặng: trẻ càng nhỏ càng dễ mắc bệnh, trẻ đẻ non
đẻ thiếu cân có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn, khi mắc bệnh thường rất nặng và
rất dễ dẫn đến tử vong.
+ Ô nhiễm không khí: không khí nhiều bụi dễ mắc bệnh.
+ Do điều kiện sinh hoạt thiếu thốn…{3}

c. Tác hại
Bệnh NKHHCT là loại bệnh phổ biến nhất ở trẻ em và tỷ lệ trẻ vào viện
do mắc bệnh NKHHCT cũng đứng hàng đầu. Đây cũng là nguyên nhân cao
nhất gây tử vong cho trẻ.
Trẻ bị bệnh hay để lại hậu quả suy dinh dưỡng.
Trẻ hay mắc bệnh nên cha mẹ phải nghỉ ở nhà đẻ chăm sóc trẻ, vì vậy có
thể ảnh hưởng đến đời sống gia đình và xã hội.{3}

22


d. Phân loại

Hình 2. Phân loại bệnh NKHHCT
Dựa vào vị trí tổn thương ta có thể phân loại như sau:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cấp tính
Gồm:
+ Bệnh viêm mũi cấp.
+ Bệnh viêm Amidan cấp.
+ Bệnh viêm họng đỏ cấp.
+ Bệnh viêm tai giữa cấp.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới cấp tính
Gồm:
+ Bệnh viêm thanh quản rít.
+ Bệnh viêm phổi.
+ Bệnh hen ở trẻ em.{3}
e. Chương trình phòng chống NKHHCT (ARI)
Ở Việt Nam, ban chỉ đạo chương trình ARI ở Trung ương được thành lập
từ năm 1983 và đã được triển khai dần vào trong cả nước. Chương trình nhằm 2
mục đích: Giảm tỷ lệ tử vong và sau đó giảm tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em, đặc biệt

là trẻ em dưới 5 tuổi.{3}
Kết quả của chương trình tính đến năm 1993:
23


- Giảm được 50% số tử vong do NKHHCT, trong đó 90% trẻ mắc bệnh
đã được khám tại xã, phường.
- Các bà mẹ hiểu được khi nào cần cho con đến khám tại cơ sở y tế.
- Các cán bộ y tế biết phân loại bệnh đúng và điều trị kịp thời.
- Trên toàn quốc đã triển khai ở các tỉnh với 4484 xã trong 312 huyện.
Số trẻ em được bảo vệ 4004000, chiếm 47,1% đối tượng phục vụ.
Tuy vậy, chương trình vẫn còn một số mặt cần lưu ý như thuốc dùng
chưa đủ hoặc việc kê đơn kháng sinh còn lạm dụng chưa cần thiết.{2}
1.3.2. Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cấp tính
Phần lớn các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cấp tính diễn biến
không nặng, có thể tự khỏi hoặc gia đình có thể điều trị tại nhà cho trẻ bằng các
biện pháp thông thường. Nhưng hay gây biến chứng: có khi viêm đường hô hấp
trên thường hay ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới kể cả các trường hợp mãn
tính; ngoài ra còn gây các bệnh toàn thân nguy hiểm như viêm cầu thận cấp,
thấp tim, viêm khớp.
Một số bệnh thường gặp: Viêm mũi, viêm họng, viêm Amidan, viêm tai giữa.
Các bệnh thường liên quan đến nhau, diễn biến kéo dài, hay tái phát.
Các biểu hiện của bệnh không nặng, nhưng có những biến chứng nguy
hiểm.{3}
a. Nguyên nhân
- Do vi khuẩn và virut
Vi khuẩn, virut có sẵn trong vùng hầu họng, mũi gặp điều kiện thuận lợi
gây bệnh, như các loại vi khuẩn: tụ cầu, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn hoặc các
loại virut: sởi, cúm…
- Yếu tố thuận lợi

+ Thời tiết: lạnh hoặc thay đổi thời tiết đột ngột
+ Do đặc điểm cấu tạo và giải phẫu ở vùng tai- mũi- họng có nhiều khe
kẽ và là cửa ngõ đi vào cơ thể nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
+ Do cơ địa gặp ở những trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng.
24


+ Do dinh dưỡng không tốt dẫn đến suy dinh dưỡng, sức đề kháng giảm,
dẫn đến trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và nhiễm trùng lại là nguyên nhân gây
ra suy dinh dưỡng.
+ Do yếu tố tuổi và cân nặng: trẻ càng nhỏ càng dễ mắc bệnh, trẻ đẻ non
đẻ thiếu cân có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn, khi mắc bệnh thường rất nặng và
rất dễ dẫn đến tử vong.
+ Ô nhiễm không khí: không khí nhiều bụi dễ mắc bệnh.
+ Do điều kiện sinh hoạt thiếu thốn…{3}
b. Triệu chứng
α. Bệnh viêm mũi cấp
- Toàn thân: trẻ sốt cao từ 38- 39 độ C, có khi co giật, trẻ mệt mỏi hay
quấy khóc, ngủ kém.
- Hô hấp: Ngạt mũi, tắc mũi, thường thở bằng miệng.
- Khám: nước mũi chảy, lúc đầu trong, sau đục có mủ đặc, niêm mạc mũi
xung huyết, xuất tiết, nhiều dịch nhầy đọng ở sàn mũi, có lớp mủ chảy từ trên
mũi xuống.
Bệnh khỏi nhanh sau 3-4 ngày điều trị.{3}
β. Bệnh viêm Amidan (Amidan và AV)
- Thể cấp tính
+ Toàn thân trẻ sốt cao, mệt mỏi, kém ăn.
+ Có cảm giác khô nóng rát ở vùng họng, nhất là khi nói khi ho. Họng
vướng, thở ngáy về đêm, nói giọng mũi, thở bằng miệng.
+ Khám: hốc mũi đầy mủ nhầy phủ lên VA, họng, Amidan sưng to, đỏ có

mủ trắng phủ lên, thành sau họng có lớp mủ chảy từ trên xuống, màng tai xung
huyết đỏ, mất bóng. Các tổ chức hạch bạch huyết ở cổ to và đau.
- Thể mãn tính
+ Toàn thân: thể chất phát triển kém, trẻ gầy yếu, da xanh xao, ít ngủ,
tinh thần chậm chạp, hay quên, học yếu.
25


×