Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

NẠN CƯỜNG HÀO LÀNG XÃ DƯỚI THỜI LÊ TRUNG HƯNG (1533 1789)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.26 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------

TRẦN THANH THẢO

NẠN CƯỜNG HÀO LÀNG XÃ
DƯỚI THỜI LÊ TRUNG HƯNG (1533 - 1789)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn: TS Phan Ngọc Huyền

HÀ NỘI - 2016
1


LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo
TS. Phan Ngọc Huyền, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em trong
suốt quá trình nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Lịch sử – Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy cho em nguồn tri thức quý giá
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Xin chân thành cảm ơn
phòng sau Đại học, Thư viện trường, Thư viện Khoa Lịch sử – Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp tài liệu cho em
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin gửi lời tri ân tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn khích lệ,
động viên, giúp đỡ em trong thời gian học tập và thực hiện luận văn này.


Hà Nội, tháng 6 năm 2016.
Học viên

Trần Thanh Thảo

2


MỤC LỤC

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhà nước và làng xã là hai thực thể song song tồn tại ở Việt Nam trong
suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Tồn tại bền vững qua các triều
đại phong kiến với biết bao biến động, một trong những nhân tố đảm bảo cho
quá trình ấy phát triển liên tục là mối liên hệ chặt chẽ giữa phong kiến trung
ương và và địa phương, trong đó có làng xã.
Việc xây dựng bộ máy nhà nước tập quyền thống nhất đòi hỏi triều
đình trung ương phải nắm được địa phương, buộc địa phương phải tuân thủ
theo quỹ đạo quản lí chung của nhà nước. Trong khi đó, xuyên suốt chiều dài
của lịch sử, làng xã truyền thống của người Việt được coi là pháo đài xanh bất
khả xâm phạm với tính tự trị khá cao. Việc giải quyết hài hòa mối quan hệ
này luôn là bài toán khó, kể cả đối với triều đại phong kiến được coi là thịnh
trị nhất. Và hệ quả không mong muốn của mối quan hệ đầy mâu thuẫn này
chính là sự nảy sinh hiện tượng tha hóa của bộ máy quản lí chính quyền làng
xã, thường gọi là nạn cường hào trong các làng xã Việt Nam.
Thế kỷ XVI – XVIII là giai đoạn lịch sử dân tộc diễn ra nhiều biến động.

Chế độ quân điền của nhà Lê đã không ngăn cản được quá trình tư hữu hóa
ruộng đất. Sự phát triển của ruộng đất tư hữu và đi cùng với nó là quá trình thu
hẹp ruộng đất công làng xã đã làm suy yếu bệ đỡ kinh tế của chính quyền tập
quyền quan liêu. Thêm vào đó là sự tha hóa của bộ máy nhà nước đã góp phần
tạo nên tình trạng rối ren trong xã hội. Các thế lực địa phương nổi lên. Đất
nước rơi vào thời loạn lạc. Xung đột nội chiến liên miên giữa các tập đoàn
phong kiến Nam – Bắc triều rồi Trịnh – Nguyễn đã làm đất nước bị đẩy vào
tình trạng khủng hoảng và chia cắt kéo dài trên 200 năm lịch sử. Đây chính là
điều kiện thuận lợi cho cường hào làng xã nổi lên hoành hành.
Nghiên cứu về nạn cường hào làng xã dưới thời Lê Trung hưng có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc:
Về mặt khoa học, nghiên cứu đề tài giúp chúng ta làm sáng tỏ nguồn

4


gốc, bản chất, biểu hiện, hậu quả của vấn nạn này cùng những biện pháp giải
quyết, ngăn ngừa của nhà nước Lê Trung hưng. Đồng thời, lí giải một cách
sâu sắc đặc điểm làng xã và hiệu quả chính sách quản lý làng xã của ông cha
ta trong giai đoạn này. Qua đó góp phần thêm vào việc đánh giá một cách
khách quan tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đương thời.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đề tài giúp chúng ta có những bài học
kinh nghiệm quý báu về công tác quản lý làng xã, hạn chế nạn quan liêu, cửa
quyền, tự trị ở các địa phương đồng thời nâng cao năng lực, phẩm chất của
đội ngũ cán bộ cấp xã, xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội ở nông thôn hiện nay.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, người viết chọn vấn đề
“Nạn cường hào làng xã dưới thời Lê Trung hưng (thế kỉ XVI - XVIII)” làm
đề tài cho luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Thời kì Lê Trung hưng là thời kì đặc biệt với nhiều biến động lớn lao,
sôi động trong lịch sử Đại Việt. Do đó, từ lâu đây đã là đề tài hấp dẫn thu hút
sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Những công trình
này đã góp phần tái hiện lại bức tranh về nhà Lê Trung hưng một cách sinh
động, chân thực. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên
cứu đầy đủ về nạn cường hào làng xã thời Lê Trung hưng. Vấn đề này mới
chỉ được đề cập rải rác trong những bài viết nhỏ lẻ hoặc nằm trong một góc
nhỏ của những công trình nghiên cứu.
Trước hết là các cuốn giáo trình, sách thông sử lịch sử Việt Nam như:
Lịch sử Việt Nam tập I (Ủy Ban Khoa học xã hội Việt Nam, 1971), Đại
cương của lịch sử Việt Nam tập I (Trương Hữu Quýnh chủ biên, 2003), Giáo
trình lịch sử Việt Nam tập III từ đầu thế kỉ XVI đến năm 1858 (Nguyễn Cảnh
Minh chủ biên, 2010); Lịch sử Việt Nam tập IV (Thế kỉ XVI - XVIII) (Trần Thị
Vinh chủ biên, 2012), Lịch sử Việt Nam tập II (từ đầu thế kỉ XV đến giữa thế
5


kỉ XIX) (Phan Huy Lê chủ biên, 2013)… đều trình bày những nét lớn cơ bản
về thời kì Lê Trung hưng và chính sách quản lí địa phương thời kì này. Tuy
nhiên, nạn cường hào làng xã cũng ít nhiều cũng được nhắc tới.
Về các sách chuyên khảo, tham khảo liên quan trực tiếp và gián tiếp
đến vấn đề nghiên cứu có thể kể đến một số công trình sau:
Năm 1983, tác giả Trương Hữu Quýnh xuất bản cuốn Chế độ ruộng đất
ở Việt Nam từ thế kỉ XI – XVIII tập II (thế kỉ XVI – XVIII) (NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội). Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về sự phát triển của chế
độ ruộng đất ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII và rút ra những nét đặc
sắc của nó. Trong cuốn sách này, tác giả không trực tiếp đề cập đến vấn nạn
cường hào nhưng thông qua những nét lớn về tình hình ruộng đất, có thể thấy
đây là một hiện tượng diễn ra phổ biến ở các làng xã thời kì này. Năm 2009,
cuốn sách được PGS.TS Đào Tố Uyên tuyển chọn và biên tập vào cuốn Chế độ

ruộng đất và một số vấn đề lịch sử Việt Nam (NXB Thế Giới, Hà Nội).
Năm 1994, hai tác giả Phan Đại Doãn và Nguyễn Quang Ngọc đã xuất
bản cuốn Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử
(NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội). Trong tác phẩm này, các tác giả đã nêu
bật kinh nghiệm quản lý làng xã qua các thời kì lịch sử. Đặc biệt, tác giả có
đánh giá về thực trạng làng xã thời Lê Trung hưng, trong đó có đề cập tới nạn
cường hào. Tác phẩm cũng liên hệ từ tổ chức quản lý làng xã thời phong kiến
đến giai đoạn hiện nay để rút ra một số nhận xét và bài học kinh nghiệm.
Năm 1994, bản dịch cuốn sách Luật và xã hội Việt Nam thế kỉ XVII –
XVIII của giáo sư Insun Yu – học giả nghiên cứu Việt Nam người Hàn Quốc
được NXB Khoa học xã hội xuất bản. Từ nghiên cứu cấu trúc gia đình, tác giả
mở rộng khám phá những đặc điểm của xã hội truyền thống Việt Nam thông
qua mối quan hệ phức tạp giữa làng và nhà nước. Tác giả cho biết để kiểm
soát chặt chẽ địa phương, nhà nước thời kì này đã cố gắng xiết chặt hơn sự
6


kiểm soát của mình đối với các xã trưởng đồng thời giảm bớt vai trò của họ
như những người trung gian giữa nhà nước và nhân dân.
Năm 2001, tác giả Phan Đại Doãn trong cuốn Làng Việt Nam một số
vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội) đã trình
bày những nét cơ bản về đời sống sinh hoạt, đặc trưng của làng xã Việt Nam.
Tuy không đề cập chuyên sâu về vấn nạn cường hào làng xã phong kiến nói
chung và thời Lê Trung hưng nói riêng song tác phẩm đưa lại những dữ liệu
quan trọng về làng Việt và đặc trưng làng xã Việt, gián tiếp phục vụ cho việc
nghiên cứu của đề tài. Tác giả nhấn mạnh làng Việt Nam “đa dạng và chặt”
với tính tự trị tương đối của nó tồn tại lâu dài.
Năm 2002, tác giả Bùi Xuân Đính có bài viết “Về sự tha hóa quyền lực
của bộ máy chính quyền phong kiến cấp xã” đăng trên tạp chí Nhà nước và
pháp luật, năm 2005 được đăng lại trong sách Nhà nước và pháp luật thời

phong kiến ở Việt Nam, những suy ngẫm (NXB Tư pháp, Hà Nội). Bài viết đề
cập đến nhiều vấn đề của nạn cường hào ở tầm sơ lược như khái niệm,
nguyên nhân xuất hiện, biểu hiện và biện pháp phòng chống của nhà nước
phong kiến. Từ đó đem lại cho người viết cái nhìn tổng hợp về nạn cường hào
trên các khía cạnh cũng như theo tiến trình lịch sử qua các thời kì Lê sơ, Lê
Trung hưng, Nguyễn. Tuy không đề cập chuyên sâu đến nạn cường hào làng
xã thời Lê Trung hưng nhưng bài viết ngắn này đã có ý nghĩa định hướng cho
việc tìm hiểu đề tài luận văn của tác giả.
Năm 2006, cuốn sách Làng Việt Nam đa nguyên và chặt của khoa Lịch
sử trường Đại học (KHXH &NV Hà Nội) được xuất bản trên cơ sở tập hợp
các bài viết tiêu biểu của Giáo sư Phan Đại Doãn trong cả sự nghiệp nghiên
cứu của ông về làng xã Việt Nam cùng với những bài viết khác của các đồng
nghiệp, bạn bè, học trò của ông. Trong tác phẩm này có một số bài viết liên
quan ít nhiều đến đề tài nghiên cứu như:

7


Cấu trúc của làng xã Việt Nam ở đồng bằng Bắc Bộ và mối quan hệ
của nó đối với nhà nước thời Lê của tác giả Yu Insun.
Cấp thôn trong thiết chế chính trị xã hội nông thôn Việt Nam của tác
giả Nguyễn Quang Ngọc.
Điều trần của Bùi Sĩ Tiêm về tình hình làng xã Đàng Ngoài những năm
nửa đầu thế kỉ XVIII của tác giả Vũ Duy Mền.
Các bài viết này đã giúp người viết có thêm cơ sở để hiểu rõ hơn về làng
xã cũng như việc quản lí làng xã thời Lê Trung hưng. Tuy nhiên, các bài viết đó
cũng chỉ mới đề cập đến mối quan hệ giữa nhà nước và làng xã một cách chung
chung mà chưa đi sâu nghiên cứu tới nội dung đề tài luận văn của tác giả.
Qua việc điểm lại một số công trình nghiên cứu lịch sử trên có thể thấy,
cho đến nay, chưa có một công trình nào đề cập chuyên biệt, cụ thể về nạn

cường hào làng xã thời Lê Trung hưng. Hầu hết các công trình chỉ gián tiếp
đề cập tới vấn đề này. Một số công trình dù có đề cập trực tiếp thì cũng chỉ
chiếm một dung lượng khiêm tốn và mang tính khái lược. Song mỗi bài đều
có một giá trị riêng, đóng vai trò là nguồn tài liệu hữu ích phục vụ việc tìm
hiểu nạn cường hào làng xã thời Lê Trung hưng của tác giả một cách toàn
diện hơn, nghiêm túc hơn.
3.1.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là nạn cường hào làng xã
dưới thời Lê Trung hưng. Bên cạnh đó, luận văn cũng tìm hiểu một số nét đặc
trưng về chính sách quản lí làng xã của nhà nước Lê Trung hưng nhằm bổ

3.2.

sung, lý giải cho sự xuất hiện cường hào làng xã thời kì này.
Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu trong thời kì tồn
tại của nhà nước Lê Trung hưng tức là từ năm 1533 đến năm 1789.

8


Về không gian, luận văn tập trung tìm hiểu nạn cường hào làng xã thời
Lê Trung hưng tức là trong phạm vi lãnh thổ Đàng Ngoài.
Về nội dung khảo sát, trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả chỉ
giới hạn việc khảo sát qua một số tài liệu chính sử và thư tịch cổ thời phong
kiến, không khảo sát các hương ước và tài liệu từng địa phương cụ thể.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu
Làng xã cổ truyền Việt Nam nói chung và dưới thời Lê Trung hưng nói
riêng tồn tại rất nhiều những hủ tục và tệ nạn phiền phức. Thông qua nghiên
cứu đề tài, mục đích của luận văn nhằm tập trung làm rõ vào một vấn đề hẹp
trong đó là nạn cường hào làng xã dưới thời Lê Trung hưng. Từ đó luận văn
mong muốn tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về các yếu tố chính trị, kinh tế, xã
hội của thời kì lịch sử nhiều biến động, rối ren này. Đồng thời đặt vấn nạn
cường hào làng xã thời Lê Trung hưng trong sự so sánh với thời kì trước đó
và liên hệ đến công cuộc xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết mấy vấn đề sau:
Thứ nhất, khái quát về làng xã, bộ máy quản lí làng xã thời Lê Trung
hưng và nạn cường hào làng xã (khái niệm, nguyên nhân, thời điểm xuất hiện,
thành phần).
Thứ hai, trình bày một cách khách quan thực trạng của nạn cường hào thời
Lê Trung hưng, một số biện pháp phòng chống, hạn chế vấn nạn này của nhà nước.
Thứ ba, phân tích hệ quả và bước đầu đưa ra một số nhận xét, đánh giá về
nạn cường hào làng xã thời Lê Trung hưng trong sự so sánh với thời kì trước.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Để nghiên cứu đề tài, tác giả đã thu thập, tìm hiểu, phân tích nhiều

9


nguồn tài liệu khác nhau, chủ yếu là:
-

Các tư liệu gốc: bao gồm các bộ chính sử như Đại Việt sử kí toàn thư, Đại
Việt sử kí tục biên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Lịch triều hiến

chương loại chí, Lịch triều tạp kỉ, Quốc triều chiếu lệnh thiện chính… Đây là
nguồn tư liệu quan trọng để tác giả đưa ra những biểu hiện về thực trạng nạn
cường hào làng xã cũng như biện pháp của nhà nước trong giải quyết vấn nạn

-

này.
Các giáo trình, sách chuyên khảo của các tác giả trong và ngoài nước về làng
xã và chính sách quản lý làng xã trong lịch sử Việt Nam nói chung, thời Lê

-

Trung hưng nói riêng.
Các bài viết, bài nghiên cứu trên các tạp chí khoa học có nội dung đề cập liên
quan đến vấn đề nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận, luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về các vấn đề lịch sử để nhìn nhận, đánh giá vấn đề.
Về phương pháp cụ thể, luận văn được thực hiện thông qua việc tổng
hợp nhiều phương pháp nghiên cứu của bộ môn như: phương pháp lịch sử,
phương pháp logic, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối
chiếu các nguồn tư liệu… Trong đó, phương pháp lịch sử và phương pháp
logic là chủ yếu.

-

Phương pháp lịch sử: Bằng những dẫn chứng và sự kiện lịch sử cụ thể, tác giả
cố gắng dựng lại thực trạng của nạn cường hào làng xã thời Lê Trung hưng và


-

một số biện pháp hạn chế nạn cường hào của nhà nước.
Phương pháp logic: Trên cơ sở những lập luận lịch sử cụ thể, tác giả rút ra
nguyên nhân xuất hiện nạn cường hào, một số nhận xét, đánh giá về hậu quả
của nạn cường hào làng xã đối với đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của các
địa phương thời Lê Trung hưng. Đánh giá về nạn cường hào làng xã thời Lê

10


Trung hưng trong sự so sánh với nạn cường hào làng xã các thời kì khác trong
lịch sử.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài “Nạn cường hào làng xã dưới thời Lê Trung hưng (thế kỉ XVI -

XVIII” hướng đến một vài đóng góp như sau:
Luận văn trình bày, lý giải một cách khoa học các vấn đề liên quan về làng xã
cổ truyền của người Việt, bộ máy quản lí làng xã dưới thời Lê Trung hưng và

-

sự xuất hiện nạn cường hào làng xã.
Luận văn cũng phục dựng lại một cách khách quan toàn diện về thực trạng
nạn cường hào làng xã thời Lê Trung hưng, đề cập đến một số biện pháp của
nhà nước trong giải quyết vấn nạn này. Từ đó phân tích hệ quả của nó đồng

-

thời so sánh đối chiếu với thời kì trước đó.

Luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu các vấn đề có liên
quan đến lịch sử Việt Nam thế kỉ XVI - XVIII. Đây cũng là một tài liệu tham
khảo để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy lịch sử ở các trường
phổ thông, cao đẳng, đại học.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo thì phần nội dung
chính của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về làng xã thời Lê Trung hưng và sự xuất hiện
nạn cường hào làng xã trong lịch sử.
Ở chương này, tác giả tập trung khái quát những nét chính nhất về bối
cảnh lịch sử và làng xã thời Lê Trung hưng. Đồng thời đưa ra một vài nét khái
quát về khái niệm, thành phần và nguyên nhân, điều kiện xuất hiện của cường
hào làng xã. Sơ lược về nạn cường hào làng xã trước thời Lê Trung hưng.
Chương này sẽ là cơ sở, nền tảng để tác giả trình bày nội dung trong
chương tiếp theo một cách khoa học, hệ thống hơn.
Chương 2: Thực trạng và hệ quả của nạn cường hào làng xã thời Lê
Trung hưng.
11


Ở chương này, tác giả tập trung phân tích làm nổi bật những biểu hiện
chính của nạn cường hào làng xã dưới thời Lê Trung Hưng: lũng đoạn, chiếm
đoạt ruộng đất; ẩn lậu, bớt xén thuế đinh điền; lợi dụng việc công để bớt xén, tư
lợi; cậy thế để sách nhiễu, ức hiếp nông dân; kéo bè kéo đảng, ẩn giấu kẻ gian.
Từ đó phân tích hệ quả của vấn nạn này đến với tình hình chính trị, kinh tế, xã
hội đương thời.
Chương 3: Một số biện pháp của nhà nước Lê Trung hưng trong việc
phòng chống nạn cường hào làng xã và kết quả.
Ở chương này, tác giả đề cập đến một số biện pháp mà nhà nước Lê –
Trịnh thực hiện với mong muốn hạn chế sự phát triển của nạn cường hào làng

xã: định rõ tiêu chuẩn tuyển chọn, quy định chức phận và thực hiện chế độ
khảo hạch với người đứng đầu làng xã; chỉnh đốn lễ tục nhằm giảm sự ăn
chặn của cường hào; đưa ra các chế tài xử phạt hành vi phạm tội của cường
hào và động viên khen thưởng người tố giác. Từ đó chỉ ra kết quả thực tế.

12


NỘI DUNG
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ LÀNG XÃ THỜI LÊ TRUNG HƯNG VÀ
SỰ XUẤT HIỆN NẠN CƯỜNG HÀO LÀNG XÃ TRONG LỊCH SỬ
1.1.
1.1.1.

Khái quát về làng xã Đại Việt thời Lê Trung hưng
Khái quát bối cảnh lịch sử thời Lê Trung hưng
Sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, sự nghiệp “Bình Ngô
phục quốc” hoàn thành, nhà Lê sơ ra đời và tồn tại trong một thế kỉ (1428 –
1527). Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê sơ suy sụp. Các vua Lê Uy Mục, Lê Tương
Dực không còn quan tâm đến việc triều chính, chỉ lo ăn chơi sa đọa. Nhân
tình hình đó, Mạc Đăng Dung đã thâu tóm quyền lực vào tay mình, bắt ép vua
Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc (1527 – 1592). Tuy nhiên, vai trò và ảnh
hưởng của vua Lê vẫn còn khá sâu sắc trong các tầng lớp xã hội. Vì vậy,
những quần thần cũ của nhà Lê đứng đầu là Nguyễn Kim đã họp quân ở
Thanh Hóa, lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” tìm đưa Lê Duy Ninh lên ngôi
vua. Một nhà nước mới được lập ra ở đây, được sử cũ gọi là Nam triều để
phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc.
Triều Lê Trung hưng (1533 – 1789) ra đời nhưng ngay những ngày đầu
tiên, người nắm thực quyền là Nguyễn Kim. Từ năm 1545 trở về sau, Trịnh
Kiểm và các đời họ Trịnh kế tục nhau nắm quyền chi phối triều Lê. Sau khi

đánh thắng nhà Mạc trong chiến tranh Nam - Bắc triều (1545 – 1592), họ
Trịnh càng lấn quyền và lấn át vua Lê. Từ năm 1599, họ Trịnh bắt đầu được
vua Lê cho phong tước vương, lập phủ chúa và cắt đặt quan chức. Mọi quyền
hành trong nước đều do chúa Trịnh quyết đoán, triều đình vua Lê chỉ còn là
hư vị và phải đặt dưới quyền điều khiển của họ Trịnh [53; 16].
Tuy nhiên, ngay giữa lúc cuộc chiến chống nhà Mạc đang diễn ra thì
trong nội bộ Nam triều đã nảy sinh chia rẽ và mâu thuẫn. Sau khi Nguyễn
Kim chết, Trịnh Kiểm lên thay, liền tìm mọi cách loại bỏ thế lực họ Nguyễn
thậm chí giết cả con trưởng Nguyễn Kim là Nguyễn Uông. Thấy điều đó sẽ
13


hoàn toàn bất lợi cho mình, Nguyễn Hoàng một mặt cho người đến dò hỏi
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, mặt khác nhờ chị gái xin cho được vào trấn
thủ Thuận Hóa. Cuối năm 1558, Nguyễn Hoàng đưa gia quyến, tùy tùng và
họ hàng thân thuộc vào Thuận Hóa. Thực tế lịch sử đã chứng minh sự ra đi
của Nguyễn Hoàng không chỉ để bảo toàn tính mạng mà còn nhằm bước đầu
thực hiện chiến lược lâu dài: hình thành thế lực cát cứ chống lại họ Trịnh. Đất
Thuận Hóa trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn.
Khi cục diện Nam - Bắc triều kết thúc cũng là lúc mâu thuẫn giữa hai
tập đoàn Trịnh – Nguyễn càng trở nên không thể dung hòa. Năm 1627, chiến
tranh bùng nổ, kéo dài dai dẳng 45 năm đến cuối năm 1672 mới chấm dứt.
Sau 7 lần đánh nhau mà không ai thắng ai, hai bên giảng hòa, lấy sông Gianh
(Quảng Bình) làm ranh giới tự nhiên giữa hai miền đất nước. Nhìn bề ngoài
thì đây là cuộc chiến tranh không phân được thắng bại nhưng đi sâu vào thực
chất bên trong, họ Nguyễn đã bước đầu thực hiện được ý đồ của mình trong
việc tách Đàng Trong ra thành giang sơn riêng để tự mình cai quản.
Tiếp đó, suốt từ thời kì đình chiến đến trước khi phong trào Tây Sơn
tiến ra bắc, các chúa Trịnh chỉ chăm lo cuộc sống ăn chơi hưởng lạc. Đê điều
không được tu sửa nên nạn vỡ đê, ngập lụt liên tiếp xảy ra, cùng với đó là hạn

hán, sâu bệnh làm cho mất mùa, đói kém lúc nào cũng rình rập cuộc sống
người dân. Họ Trịnh còn đặt ra chế độ tô thuế nặng nề, nhất là dưới thời Trịnh
Tạc và Trịnh Cương. Thêm nữa, quan lại, địa chủ thời kì này tăng cường
chiếm đoạt ruộng đất, nhũng nhiễu, ức hiếp nông dân đã làm phá sản nền kinh
tế tiểu nông, xô đẩy hàng loạt nông dân ra khỏi làng xã và đồng ruộng. Tình
hình xã hội khủng hoảng như vậy tất yếu dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của
phong trào nông dân. Các cuộc khởi nghĩa ở Đàng Ngoài diễn ra trên địa bàn
rộng, mạnh mẽ nhất tập trung vào thập niên 40, 50 của thế kỉ XVIII. Tiêu biểu
như khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 – 1751) kéo dài 11 năm, khởi
nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 – 1751) kéo dài 12 năm, khởi nghĩa
14


của Hoàng Công Chất kéo dài 31 năm, khởi nghĩa của Lê Duy Mật (1738 –
1770) kéo dài 33 năm [32; 145-146].
Như vậy, bối cảnh lịch sử nước ta thời Lê Trung hưng diễn ra nhiều
biến động, hết sức phức tạp. Tình hình này đã tác động trực tiếp đến làng xã
cũng như chính sách quản lí làng xã của nhà nước và góp phần tạo điều kiện
cho sự xuất hiện tệ nạn cường hào.
1.1.2. Khái quát về làng xã Đại Việt thời Lê Trung hưng
Về khái niệm “làng xã”, theo nhà nghiên cứu Bùi Xuân Đính, “làng” là
một từ Nôm dùng để chỉ đơn vị tụ cư truyền thống của người nông dân Việt,
có địa vực riêng, cơ cấu tổ chức, cơ sở hạ tầng, các tục lệ về cưới cheo, tang
ma, khao vọng, thờ cúng riêng, tâm lý tính cách riêng và thậm chỉ cả “thổ
ngữ” (tiếng làng) riêng, hoàn chỉnh và tương đối ổn định trong quá trình lịch
sử. Trong khi đó, “xã” là một từ Hán – Việt dùng để chỉ đơn vị hành chính
cấp cơ sở của nhà nước phong kiến ở vùng nông thôn Việt [12; 97].
Từ làng mà cấu thành nên xã là một đặc điểm phổ quát của làng xã
nước ta. Trong mối quan hệ về quy mô giữa làng và xã, xảy ra hai trường
hợp: mỗi xã chỉ gồm một làng – kiểu “nhất xã nhất thôn” hay mỗi xã gồm hai,

ba làng - kiểu “nhất xã nhị thôn, tam thôn”. Để giải quyết tốt mối quan hệ
giữa các làng trong một xã cũng như quản lí hiệu quả cấp xã, nhà nước phong
kiến trước đây đã lập các xã có quy mô một làng là chủ yếu. Từ thực tế đó, ta
thấy được khái niệm “làng” thường có ý đồng nhất với “xã” nên người ta
thường ghép hai từ này làm một và gọi chung là “làng xã”. Trong bi kí và các
văn bản hành chính, tên các làng thường gắn với khái niệm “xã”.
Ở đây xuất hiện thêm đơn vị hành chính thôn. Vậy thôn có liên quan tới
làng? “Thôn” là từ Hán – Việt, thường được dùng trong bi kí, văn tế và các
văn bản hành chính thay cho từ làng. Nói cách khác, thôn trong các văn bản
Hán – Nôm là một làng truyền thống được nhà nước lắp ghép thành đơn vị
hành chính cơ sở dưới cấp xã mà số lượng được tích hợp tùy vùng, tùy giai
đoạn lịch sử [12; 98-99]. Như vậy, giữa hai thuật ngữ này gần như đồng nghĩa
15


với nhau nhưng khác nhau về góc độ sử dụng ngôn ngữ: làng được sử dụng
trong ngôn ngữ thường ngày, biểu thị tình cảm còn thôn được dùng trong giấy
tờ nặng về ý nghĩa hành chính.
Chính quyền địa phương thời Lê Trung hưng về cơ bản vẫn dựa vào tổ
chức thời Hồng Đức. Khu vực Đàng Ngoài có 11 trấn phân biệt nội trấn với
ngoại trấn, trong đó 4 nội trấn quanh kinh thành (Hải Dương, Sơn Nam, Sơn
Tây, Kinh Bắc) được gọi là tứ trấn. Dưới trấn vẫn là phủ, huyện (châu), xã
như cũ, đứng đầu là Tri phủ, Tri huyện (Tri châu) và các Xã trưởng. Xã là
đơn vị hành chính cơ bản nhỏ nhất của nhà nước. Dưới xã còn có thôn, một
xã có thể có một hay nhiều thôn và thôn ở đây chính là làng. Qua khảo sát tư
liệu, người viết nhận thấy trong các sách sử viết về thời kì này đã nhiều lần
nhắc đến các chức danh Xã trưởng, Thôn trưởng.
Về số lượng làng xã: phần lớn các làng được gọi là xã, một số ít làng
khác được gọi là thôn, động, sách, trang. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức
Nhuệ, dưới thời Trịnh Cương, cả nước có 13 thừa tuyên, với 53 phủ, 180

huyện, 50 châu, 36 phường, 7727 xã, 458 trang, 216 thôn, 418 sách, 30
hương, 150 châu, 462 động, 20 nguồn; trong đó, nhà nước Lê Trịnh ở Đàng
Ngoài quản lí 48 phủ, 163 huyện, 46 châu, 36 phường, 7115 xã, 416 trang,
173 thôn, 296 sách, 38 hương, 444 động và 2 nguồn [38; 143-144].
Về quy mô: Nhà nước phân chia xã thành các loại: xã lớn, xã vừa và xã
nhỏ. Theo Lịch triều tạp kỉ, xã lớn có 200 suất đinh trở lên, xã vừa 100 suất
đinh trở lên và xã nhỏ 100 suất đinh trở xuống [20; 334]. Như vậy, quy mô
làng xã thời Lê Trung hưng không lớn và nhỏ hơn khá nhiều so với thời Lê
Thánh Tông (xã lớn gồm 500 hộ trở lên, xã vừa 300 hộ trở lên và xã nhỏ 100
hộ). Điều này có lẽ là để phù hợp với trình độ quản lí của các chức dịch, đồng
thời hạn chế phần nào việc nảy sinh sự tha hóa quyền lực, giúp nhà nước kiểm
soát chặt hơn cấp hành chính cơ sở.
Về cấu trúc làng xã: Làng xã ở Đàng Ngoài thời Lê Trung hưng nằm
16


trong bộ phận lãnh thổ Bắc Bộ và một phần Trung Bộ nước ta ngày nay. Vì
thế làng mang cấu trúc làng truyền thống người Việt. Bao bọc quanh làng là
những lũy tre xanh dày đặc như một bức tường thành khép kín, ngăn cản sự
giao tiếp với thế giới bên ngoài. Người ta chỉ có thể vào làng qua hai hay ba
cổng. Mỗi làng hay thôn lại được chia ra thành những cộng đồng dân cư nhỏ
hơn và mỗi cộng đồng đơn lẻ này được gọi là xóm. Xóm lại được chia nhỏ
hơn thành các ngõ, một ngõ thường bao gồm một vài nhà. Tất nhiên sự phân
chia như thế chỉ mang ý nghĩa tương đối. Trên thực tế, làng xã ở Đại Việt có
kết cấu rất đa dạng nên không phải làng nào cũng có cấu trúc như vậy.
Về tổ chức làng xã:
Ở mỗi làng xã dưới chế độ quân chủ nói chung và thời Lê Trung hưng
-

nói riêng thường có ba đẳng cấp chính:

Hạng quan viên: là đẳng cấp có thế lực và quyền hành trong làng xã, được
hưởng nhiều ưu đãi, được miễn các nghĩa vụ đối với nhà nước, có quyền

-

quyết định mọi việc trong làng.
Hạng dân nội tịch: là những người quê gốc lại các làng xã, có tên trong sổ hộ
khẩu của làng. Trên thực tế, hạng người này chủ yếu là những dân đinh nộp

-

thuế cho nhà nước, là lực lượng lao động chủ yếu trong các làng xã.
Hạng dân ngoại tịch (dân ngụ cư): là những người thường xuyên cư trú và
sinh sống ở làng nhưng không được xem là dân trong làng vì họ không phải là
dân chính gốc. Họ không được pháp luật che chở, không được ghi tên trong
hộ khẩu của làng, tuy không phải đóng thuế đinh nhưng họ là hạng người cực
khổ, thấp kém nhất của làng xã [33; 22].
Đứng đầu xã là Xã trưởng. Dưới thời Lê Trung hưng, Xã trưởng do dân
bầu lên, được nhà nước duyệt hoặc công nhận. Xã trưởng cũng như bộ máy
quản lí làng xã có chức năng quản lý cư dân, tổ chức thực thi các chủ trương
chính sách của nhà nước. Vậy nên nhà nước đã cố gắng nắm lấy cấp chính
quyền cơ sở này một cách tối đa thông qua các quy định về việc tuyển chọn,
định rõ chức phận, chế độ khảo hạch đối với Xã trưởng. Song mặt khác, các

17


làng xã cũng đều muốn mở rộng quyền tự trị của mình theo xu hương li tâm,
nhất là những khi chính quyền trung ương tỏ ra suy yếu, không còn đủ khả
năng kiểm soát chặt chẽ cộng đồng các làng xã. Từ những năm 30 của thế kỉ

XVIII, nhà nước không còn đủ khả năng kiểm soát chặt chẽ cộng đồng các
làng xã nữa. Hệ quả tất yếu của tình trạng này là cường hào được dịp nổi lên
lộng hành ở làng xã.
1.2.
1.2.1.

Sự xuất hiện nạn cường hào làng xã trong lịch sử Việt Nam
Khái niệm, thành phần cường hào
Trước hết, về mặt khái niệm, từ “cường hào” cũng như nhiều từ khác
trong tiếng Việt ở điểm khởi nguyên không mang một ý nghĩa tiêu cực như
ngày nay. Nó dùng để chỉ những hào trưởng (hào) mạnh (cường), có thế lực
chính trị, kinh tế, quân sự ở một vùng. Lịch sử Việt Nam từng ghi nhận, thế
kỷ X có nhiều hào trưởng mạnh, cai quản một vùng rộng lớn, như Khúc Thừa
Dụ, Ngô Quyền, Dương Đình Nghệ. Mười hai sứ quân cuối thế kỷ X cũng là
12 hào trưởng mạnh cát cứ ở các địa phương. Lê Lợi trước khi phất cờ khởi
nghĩa chống quân xâm lược Minh cũng là một hào trưởng mạnh. Song không
rõ từ bao giờ, từ “cường hào” đã được hiểu theo một nghĩa khác, chỉ một lớp
người có quyền chức nhưng đã “tha hóa quyển lực”, lợi dụng chức quyền để
vun vén cá nhân, áp bức những người không có quyền chức hoặc những
người đối lập [10; 371-372].
Ở góc độ hẹp hơn, nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Phong trong khi tìm
hiểu về vấn đề ruộng đất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam đã cho
rằng: “Cường hào tức là những kẻ nắm giữ bộ máy chính quyền ở xã thôn,
dựa vào uy thế của nhà nước quân chủ bọn chúng tiến hành cướp đoạt ruộng
đất của nông dân” [29; 40].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Nghinh lại nhìn nhận: “Nói chung cường
hào ở nông thôn là những kẻ có uy thế chính trị trong làng xã. Uy thế chính
trị đó hoặc bắt nguồn từ địa vị kinh tế, tự sự tập trung trong tay những cá

18



nhân ấy nhiều ruộng đất và tài sản khác (tiền bạc, trâu bò, thóc lúa…) có thể
chi phối những người khác về kinh tế (thông qua con đường phát canh ruộng
đất để bóc lột địa tô hay cho vay nặng lãi…) hoặc do nắm giữ những chức vụ
nào đó trong bộ máy thống trị các cấp, nhất là trực tiếp ở thôn xã, mà có
những quyền lực nhất định đối với dân đen” [34; 49].
Cuốn Từ điển thuật ngữ Lịch sử phổ thông do Phan Ngọc Liên chủ biên
định nghĩa “cường hào” là: “Kẻ có quyền thế ở nông thôn thời phong kiến, áp
bức, bóc lột dân làng. Một số người có quyền thế ngày nay ở nông thôn
thường tham nhũng hách dịch cũng được nhân dân gọi là cường hào” [27;
129]. Trong các cuốn từ điển tiếng Việt khác mà người viết tìm đọc được,
khái niệm “cường hào” cũng được chú thích với nội dung tương tự.
Theo nhà nghiên cứu Bùi Xuân Đính, “cường hào là những người có
quyền chức ở làng xã, nhân danh quyền lực làng xã để áp bức, bóc lột nông
dân trong từng lũy tre xanh” [10; 372].
Tóm lại, khái niệm “cường hào” nhìn chung đều mang ý nghĩa chỉ hiện
tượng tha hóa quyền lực, lạm dụng quyền lực để bóc lột, nhũng nhiễu nông
dân của bộ máy chính quyền phong kiến cấp cơ sở.
Vậy thành phần cụ thể của cường hào là gì? Họ có quan hệ gì đến chức
dịch trong làng xã? Địa vị kinh tế, chính trị của họ ra sao?
Từ việc tìm hiểu khái niệm, ta có thể thấy xuất phát điểm của cường
hào trước hết là những phần tử thoái hoá biến chất trong bộ máy quản lí ở
làng xã mà đa phần thuộc về chức dịch bởi tính chất phong kiến hoá khá triệt
để của làng xã. Chức dịch thuộc tầng lớp trung gian trong làng, có sở hữu
nhỏ, ở những làng có nhiều ruộng đất công thì họ không có hoặc có rất ít
ruộng đất tư hữu, song lại là người chịu trách nhiệm trước nhà nước phong
kiến bên trên về các nghĩa vụ sưu thuế, binh dịch và an ninh trong làng. Họ
cũng được làng giao quyền giải quyết một số công việc của đời sống cộng
đồng mà hương ước đã thể chế hóa. Để thực thi được nhiệm vụ của mình,

trong bối cảnh của xã hội làng mạc tiểu nông chồng chất những mâu thuẫn
19


phe phái, họ phải tạo ra cho mình một uy quyền tuyệt đối, vượt cả khung
quyền hạn được phép, mà trước hết là nắm lấy hiệu lực thực tế và cuối cùng
của quyền lực làng xã, tức là trực tiếp xét xử các vụ vi phạm hương ước, lệ
làng. Từ chỗ là kẻ đại diện cho làng xã, các chức dịch đã tha hóa quyền lực,
thâu tóm quyền hành ở làng xã, lấn át quyền lực tập thể, tạo điều kiện cho sự
mất dân chủ lên ngôi.
Tuy nhiên, cường hào làng xã không chỉ gồm những phần tử thoái hóa
trong bộ máy quản lí làng. Cùng với họ hay đứng đằng sau họ còn là những
địa chủ có thế lực kinh tế, thể hiện ở mức độ sở hữu ruộng đất lớn hay nhỏ tuỳ
thuộc vào đặc điểm từng vùng. Không thoả mãn với sự giàu có đã đạt được,
những địa chủ này luôn tìm mọi cách để có thêm ruộng đất, bằng cách chiếm
ruộng đất công của làng, cướp đoạt, mua rẻ ruộng đất của nông dân. Mà quy
luật phổ biến của mọi thời đại là muốn có được thế lực kinh tế phải thông qua
hay dựa vào quyền lực chính trị. Vì thế, ở làng xã thời phong kiến luôn diễn
ra hiện tượng các địa chủ phải nhờ tới và tạo ra một uy thế về chính trị trong
làng để củng cố và nâng cao thế lực kinh tế; đồng thời thông qua sức mạnh
kinh tế và tập quán để kéo những người đứng đầu làng xã về phía mình.
Ngược lại, một số người đứng đầu làng xã phải dựa vào thế lực kinh tế của
các địa chủ để xác lập và duy trì thế đứng chính trị. Sự câu kết giữa hai nhóm
người đó đã tạo ra một “tập đoàn” kinh tế - chính trị có uy quyền gần như
tuyệt đối trong đời sống làng xã.
Theo như Nguyễn Đức Nghinh thì đây là lẽ “thông thường” vì “địa vị
kinh tế và uy thế chính trị vẫn gắn chặt với nhau; có cái này thường có cái
kia, cái này tạo điều kiện cho cái kia nảy sinh và phát triển. Những địa chủ
lớn vẫn thường chi phối mọi việc làng xã, dẫu có khi chẳng giữ một chức
trách gì cụ thể trong bộ máy chính quyền; và ngược lại, điều dễ thấy là hễ có

chức tước, có chút quyền hành thì cũng có điều kiện để làm giàu, để mở rộng
20


thêm đám ruộng, thửa vườn của mình” [34; 49]. Trong nhiều trường hợp, cả
hai phía trên còn có quan hệ thân tộc. Mối dây liên hệ huyết thống và “tính
trội về mặt sinh học - xã hội” càng được họ lợi dụng triệt để, nhằm đạt được
những mưu đồ, mục đích của dòng họ. Người giàu có trong họ bỏ tiền (hoặc
ruộng bằng cách cho mượn chân điền) để người cùng họ “nhảy” vào diện
trường chính trị. Đến đây, những kẻ có chức quyền nhân danh nhà nước và
làng xã lại “bảo kê” và nâng đỡ cho anh em, họ hàng để củng cố thế lực kinh
tế. Sự liên kết hay câu kết đó tạo ra cho họ đủ điều kiện để lũng đoạn làng xã,
biến họ thành tầng lớp hào cường. Cho nên, không có gì khó hiểu khi phần
đông cường hào là từ các dòng họ đông, có thế lực nhất trong làng mà ra.
Như vậy, “thực chất của tầng lớp cường hào là những phần tử thoái
hóa biến chất trong bộ máy quản lý làng xã cấu kết với một vài địa chủ đầu
sỏ để thành một tầng lớp có uy thế chính trị và kinh tế, lũng loạn toàn bộ đời
sống làng xã” [10; 384]. Họ một mặt triệt để khai thác những yếu tố thiếu
chặt chẽ, những kẽ hở của luật pháp và chính sách nhà nước đối với làng xã,
mặt khác lợi dụng sự phức tạp, tính rối rắm của cơ cấu tổ chức và những
phiền phức của phong tục tập quán để củng cố quyền lực và chính quyền lực
đó đã biến họ thành những kẻ tha hóa. Sự tha hoá đó đến mức trầm trọng trở
thành nạn cường hào - một tệ nạn xã hội hết sức nặng nề và thường xuyên
1.2.2.
1.2.2.1.

nhũng nhiễu đời sống người nông dân trong làng xã xưa kia.
Nguyên nhân, điều kiện xuất hiện
Tính tự chủ, khép kín của làng xã
Làng của người Việt hình thành từ rất sớm. Đó là một tổ chức xã hội

tương đối hoàn chỉnh, mang tinh thần tự chủ, khép kín cao độ trên nhiều mặt.
Tính tự chủ, khép kín này thể hiện hiện trong mối quan hệ của làng với nhà
nước phong kiến trung ương tập quyền hay ở phạm vi hẹp hơn là giữa làng xã
này với làng xã khác. Chính đặc điểm này của làng xã là điều kiện thuận lợi
cho cường hào xuất hiện và dễ bề thao túng, lộng hành.
21


Nét đặc thù đầu tiên của mỗi làng là một cộng đồng về địa vực, có ranh
giới lãnh thổ riêng, xác định. Lãnh thổ của làng Việt tương đối ổn định. Làng
ở đồng bằng Bắc Bộ được bao bọc bởi các luỹ tre hay hàng rào để tạo nên cho
làng một thế kiên cố, vững chắc. Ở nhiều làng, ngoài luỹ tre và các lùm cây
làng còn được bao bọc và ngăn cách bởi các con đê cao hoặc các hào sâu
xung quanh. Ban đầu, việc rào chắn ở quanh làng được thực hiện vì các làng
xã đã không có sự lựa chọn nào khác để tự phòng vệ trước sự suy yếu của
chính quyền nhà nước cũng như tình trạng mất an ninh vốn đã tồn tại từ các
thời kỳ trước đó. Ngay nhà nước cũng nhận thức được điều đó và chính Lê
Thánh Tông đã khuyến khích cư dân làng xã tự phòng thủ để chống lại nạn
trộm cướp bằng việc trồng các rặng cây rậm rạp làm hàng rào bảo vệ. Nó đã
làm thành một hệ thống phòng vệ hết sức quan trọng cho mỗi làng xã. Vì đã
có các hàng rào bao quanh nên người ta chỉ có thể vào làng qua các lối cổng
của nó. Nói chung, mỗi làng thường có 4 cổng vào, mỗi cổng được bố trí theo
một hướng nhất định. Cá biệt cũng có trường hợp làng chỉ có 2 hoặc 3 cổng.
Chạy dọc theo mỗi cổng là một con đường lớn dẫn tới khu dân cư [56; 90-91].
Tính ổn định về lãnh thổ đó góp phần hình thành nên thế đóng kín của làng xã
đồng thời là yếu tố đầu tiên gắn kết người nông dân lại với nhau. Ý thức về
cộng đồng được hình thành trước hết từ ý thức về địa vực qua sự phân biệt
giữa “chính cư” và “ngụ cư”, là một trong những cơ sở đầu tiên để hình thành
tục lệ của làng, tư tưởng về quyền tự trị tự quản…
Làng Việt trước hết và chủ yếu là làng nông nghiệp, là nơi sinh sống và

làm ăn chính của người nông dân, lấy trồng trọt lúa nước tự cấp tự túc làm
đầu. Một số khác là làng thủ công nghiệp, cư dân có thể sống bằng một nghề
hay nhiều nghề, có khi chỉ bằng một công đoạn của nghề. Một số ít là làng
buôn (nặng tính tiểu thương), cư dân sống chủ yếu bằng nghề buôn bán. Dù
thuộc loại hình nào thì làng Việt đều có một cơ sở kinh tế nặng tính tự cấp tự
22


túc, quy trình sản xuất đều dựa vào lao động thủ công, kỹ thuật cơ bắp, làm ăn
theo kinh nghiệm gia truyền, ít có sự cải tiến kỹ thuật, kinh tế hàng hoá phát
triển rất yếu ớt, không tạo ra những “đột biến” đủ sức công phá mạnh mẽ vào
cấu trúc kinh tế - xã hội truyền thống. Bên cạnh đó, do ý thức “dĩ nông vi
bản” đã ăn sâu vào tiềm thức, tuyệt đại đa số cư dân làm ăn và sinh sống ở
làng quê suốt đời và truyền đời gắn bó với lũy tre xanh, bám vào đồng ruộng,
con trâu, cái cày, ít có điều kiện tiếp xúc với thế giới ngoài làng. Số làng có
nghề thủ công hoặc chuyên buôn bán để phạm vi làm ăn, sinh sống của cư
dân vượt ra khỏi làng quê mình lại không nhiều. Tuy nhiên, nếu họ có phải
làm ăn ở đâu xa thì cũng chỉ là tạm thời, nhằm có một chút kinh tế rồi lại
quay trở về làng hoặc tuy không trở về làng nhưng vẫn dành trọn tâm tư, tình
cảm cho nơi quê cha đất tổ. Như vậy, chỉ riêng về mặt kinh tế, làng đã tạo ra
thế đóng kín với đa số người nông dân trong khung tụ cư của họ.
Về mặt xã hội, mỗi làng Việt là một cộng đồng tự hoàn chỉnh, tự chủ về
hầu hết các mặt của đời sống. Từng làng dù thuộc loại hình kinh tế, môi
trường cảnh quan nào cũng đều có một cơ cấu tổ chức riêng theo một khuôn
mẫu chung, tức là gồm các thiết chế tổ chức theo các nguyên tắc tập hợp
người: theo địa vực cư trú (xóm ngõ), theo quan hệ huyết thống (dòng họ),
theo lớp tuổi kết hợp với quan hệ huyết thống và địa vực (giáp), theo nghề
nghiệp hoặc sở nguyện, chí hướng (các phường, hội, phe...) cùng một hội
đồng quản lý làng. Làng là một cộng đồng về phong tục, tín ngưỡng. Mỗi
làng có lệ tục riêng về cưới xin (thể hiện ở lệ nộp cheo), tang ma (thể hiện ở

lệ táng), về ngôi thứ, khao vọng… Mỗi làng còn có hệ thống đình, chùa, đền,
miếu, văn chỉ riêng với những quy định tổ chức thờ cúng, hội hè riêng. Đình
thờ thành hoàng - vị thần có sứ mệnh che chở, phù hộ cho vận mệnh của cả
làng. Tinh thần cộng đồng làng xã được kết tinh cao độ ở ngôi đình và việc
thờ thần báo hộ làng. Làng còn là cộng đồng về ngôn ngữ. Mỗi làng dù dùng
23


chung nguồn nước với các làng khác hay chỉ cách biệt với các làng bên cạnh
bởi một con đường hoặc một hàng rào nhưng vẫn nói một thứ âm giọng riêng,
rất dễ nhận biết.
Xã hội làng Việt xưa kia được quản lí trước hết và chủ yếu bằng lệ
làng. Đến thế kỉ XV, tục lệ các làng đã được văn bản hóa thành hương ước.
Từ đó, lệ làng được định hình cụ thể và mạnh mẽ hơn. Ở các thế kỉ sau, việc
lập hương ước thành văn càng rộng rãi. Những tư liệu dân tộc học cho biết từ
thế kỉ XV đến thế kỉ XIX số lượng hương ước ngày càng nhiều hơn. Hương
ước ràng buộc từng tổ chức và cá nhân vào đời sổng cộng đồng bằng các quy
định về những nghĩa vụ phải gánh vác, những việc được làm hay bị cấm đoán.
“Sự tồn tại của hương ước tuy ít nhiều có biểu hiện tính chất dân chủ nhưng
chủ yếu là biểu hiện sự tự trị ở mức độ khác nhau mà chính quyền phong kiến
cho phép” [12; 23]. Bên cạnh đó, xã hội làng còn quản lý cư dân bằng sự kết
hợp với pháp luật, với những quan niệm về đạo đức thông qua sức ép dư luận,
bằng đời sống tâm linh thông qua những quan niệm về sự che chở, phù hộ hay
trách phạt của thành hoàng làng. Có thể thấy, đây là kiểu quản lý rất chặt chẽ
và có hiệu quả.
Trong thời gian dài xuyên suốt lịch sử trung đại Việt Nam, dù xã hội có
biến thiên như thế nào, dù nhà nước phong kiến sắp xếp làng vào loại xã nào
theo kiểu nhất xã nhất thôn hay nhất xã nhị thôn, tam thôn thì làng vẫn tồn tại
với tư cách là đơn vị cộng cư của những người trồng lúa nước theo kiểu tự
cấp tự túc, có địa vực, cơ cấu tổ chức riêng, lệ tục, tâm lý, tính cách riêng. Có

lúc làng xóm bị phiêu tán vì chiến tranh, loạn lạc hoặc mất mùa đói kém thì
chỉ sau một thời gian lại được tái lập với khung tổ chức, phong tục tập quán
như cũ. Khi dân đông phải chia làng thì làng được lập mới cũng theo mô thức
của làng cũ. Như thế, chính những riêng biệt của làng đã hòa hợp với nhau,
kết thành cái chung của cả cộng đồng làng, tạo cho người dân tâm lí gắn bó

24


với làng: lấy vợ lấy chồng là người cùng làng (Trâu ta ăn cỏ đồng ta; Ta về
ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn), hoàn thành đầy đủ các nghĩa
vụ được giao, tích cực đóng góp xây dựng làng xóm; dù làm ăn ở đâu xa cũng
hướng về quê hương, khi khá giả thì gửi tiền về đóng góp xây dựng các công
trình chung của làng, lúc già yếu thì về làng sinh sống hoặc dặn con cháu đưa
về quê khi nằm xuống để “lá rụng về cội”...
Làng Việt là môi trường sống chủ yếu của người nông dân từ thuở ấu
thơ cho tới khi từ giã cõi đời, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính sự gắn
chặt vào cộng đồng làng đã tạo ra một số mặt trái trong tính cách con người
Việt Nam. Sự khép kín này làm cho con người sống phụ thuộc vào cộng
đồng, nảy sinh thái độ dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể (Cha chung không ai khóc;
Lắm sãi không ai đóng cửa chùa). Ý thức cá nhân của con người bị kìm hãm,
không phát huy được trí tuệ, năng lực sáng tạo. Sự biệt lập của làng cũng tạo
ra óc bè phái, cục bộ địa phương, làng nào biết làng nấy, chỉ quan tâm tới làng
quê mình (Trống làng nào làng ấy đánh; Thánh làng nào làng ấy thờ). Người
ta cũng không thể dễ dàng bỏ làng đến các nơi khác để sinh sống vì các làng
thường có thái độ rất ngặt nghèo với dân ngụ cư, buộc họ phải đứng ngoài các
sinh hoạt cộng đồng của làng quê mà họ cư ngụ. Giáo sư Phan Đại Doãn đã
nhận xét: “Tính tự trị và các quan hệ cộng đồng trong làng xã khiến cho con
người chỉ tồn tại hợp pháp với tư cách là thành viên chính thức. Vì lí do nào
đó mà có người không đủ tư cách chính thức như dân ngoại tịch ngụ cơ hoặc

là bị xóa tên trong sổ làng thì không được lệ làng bảo đảm, bị sống ngoài lệ
làng” [12; 102]. Trên thực tế, nhiều trường hợp người nông dân phải phiêu
bạt đi nơi khác kiếm ăn, trở nên giàu có, thay đổi được địa vị kinh tế, nhưng
không hẳn thay đổi được thân phận chính trị - xã hội.
Tóm lại, bằng các thiết chế tổ chức, bằng hương ước, pháp luật và các
quan niệm cộng đồng về đạo đức và tín ngưỡng, làng Việt là thiết chế quản lý
rất chặt, mang tinh thần tự chủ, khép kín cao độ làm cho mỗi người nông dân

25


×