Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Tài liệu tham khảo về wonder week thời gian trẻ trái tính không phải do ốm sốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.47 KB, 33 trang )

Hội những người thích phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning
/>
TÀI LIỆU THAM KHẢO

WONDER WEEK

07/2013


Đây là tài liệu được mẹ Ong Bông Thanh Lịch (Facebook) dịch và được tổng hợp, chia sẻ
tại group “Hội những người thích phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning”
( />
Mọi sự sao chép, chia sẻ ngoài group vui lòng ghi rõ nguồn sưu tầm.

Xin cảm ơn!!

2
Hội những người thích phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning
/>

Lời tựa

Wonder week có thể hiểu đơn giản là thời kỳ con “bỗng nhiên” trở nên “rất hư”, hay gắt
gỏng, hay thức dậy khóc lúc nửa đêm, biếng ăn.. mà không phải do ốm/sốt. Đây là giai đoạn
bước đệm để con chuẩn bị có những bước tiến vượt bậc về các kỹ năng mới.


Wonder Weeks (ww) là thời gian mà các con tập trung phát triển kỹ năng và tinh thần

cho nên quên hết cả ăn và ngủ.



Tuần này các mẹ phải đương đầu với 3 C’s_ Crying, clinginess, crankiness.



Thường các tuần này các con học cách hóng chuyện, học lẫy, học bò, học ngồi

hoặc học đi (tất nhiên không phải trung khớp nhưng thường là sự khởi đầu của một
bước phát triển mới).


Wonder weeks còn là phát triển về trí não (mental leap).



Điển hình của các WW là các con cực cáu bẳn, không ăn không ngủ. Các mẹ

tường con bị ốm hay “bị làm sao”. Trên thực tế là các con đang vào giai đoạn phát triển về trí
não nên bỏ bê phát triển thể chất. Các mẹ hiểu được điều này thì đỡ làm khổ mình và làm khổ
các con.


Wonder week có 10 major leaps vào các tuần sau: 5-8-12-19-26-37-46-55-64-75.

Thường biểu hiện bắt đầu trước đó khoảng 3-4 tuần và kết thúc vào những tuần kể trên.
Có bé sớm hơn có bé muộn hơn, có bé bị cả tháng, có bé chỉ bị vài ngày.
Dưới đây là một vài chia sẻ của các mẹ trong “Hội những người thích phương pháp
ăn dặm Baby Lead Weaning” ( về
Wonderweek, đặc biệt là phần dịch tài liệu của mẹ Ong Bông Thanh Lịch từ sách The
Wonder Weeks của Hetty van de Rijt Ph.D và Frans Plooij, Ph.D.

Bản dịch hoàn toàn với mục đích phi thương mại, dành cho các mẹ tham khảo và tìm hiểu.

3
Hội những người thích phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning
/>

MỘT VÀI CHIA SẺ
Ong Bông Thanh Lịch K bít các mẹ khác thế nào chứ kinh nghiệm deal mấy cái WW của
mình thì là vẫn cứ như bình thường, con mình đêm ngủ bật dậy thì mình cho nó nằm xuống là
nó tự ngủ lại, nếu mà nó khóc quá 10 phút thì mình cho nó ti 1 tẹo là nó nhả ti ra, hết WW nó trở
lại bt cũng k thấy bị nhiễm cái thói ti đêm. Nó biếng ăn thì mình kệ cho nó nhịn (hồi 11-12m nhịn
nguyên 1 tháng chỉ uống sữa), nó quấy thì vẫn cứ k dỗ, chỉ có điều mình chịu khó chơi vs con
hơn hay thủ thỉ tâm tình với con những lúc con bám mẹ và cáu gắt.
Ong Bông Thanh Lịch Nhà mình hồi con đc 2m rơi vào WW mà k biết cũng bắt con phải
uống canxi (trong khi con có thiếu canxi đâu) đến là tội nghiệp. Công nhận là lần đầu làm mẹ, lại
còn làm mẹ ở VN mình nhiều khi toàn làm những việc thừa thãi hay k tốt cho các con, nhiều lúc
thấy ân hận lắm.
Hachun Lyonnet WW hơi giống giai đoạn tiền mãn kinh của các bà, không tránh được,
không cưỡng được, chóng mặt nhức đầu đành chấp nhận, nó là qui luật tự nhiên, không phải
ốm và không phải "bị làm sao". Sau WW con sẽ học kỹ năng mới: lẫy, trườn, bò, ngồi, đứng, đi.
Nó là giai đoạn phát triển tinh thần nên các nhu cầu sinh lý bị giảm lại.
Hachun Lyonnet Ngủ là thứ không thể ép được vì nó thuộc về trạng thái tâm lý. Tất cả mẹ
có thể làm cho con là cho con điều kiện thôi: phòng, giường, PHƯƠNG PHÁP TỰ NGỦ.
Một điều mà ít mẹ ở VN hiểu được là ăn và ngủ rất liên quan đến nhau. Cho ăn liền sát giờ
nhau quá, thì là ăn vặt, ăn vặt thì nhanh đói (và không bao giờ no), đói thì lại ngủ không ngon
giấc thành NGỦ VẶT. Ngủ vặt thì mệt và không có khẩu vị và sức để ăn nhiều, đâm ra ăn ít. Ăn
ít thì lại thành ăn vặt. Và đây là nguyên vòng tròn số 1.
Vòng tròn số 2: có những bé KHÔNG CÓ nhu cầu ăn đêm nữa, nhưng bố mẹ thấy con
dậy vẫn cho. Ăn đêm thì sáng không đói lắm. Không đói lắm thì ăn ít, ăn vặt. Ăn vặt thì lại ngủ
vặt. Ngủ vặt không đủ giấc mệt thì đêm không chuyển giấc nổi lại dậy. Dậy lại được ăn.


4
Hội những người thích phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning
/>

LỊCH WONDER WEEK

5
Hội những người thích phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning
/>

Tuần 12
Note: Sự “khó ở” của các bé có thể xuất hiện trong khoảng từ tuần 11 tới tuần 12 . Những kĩ năng
và các hành động đạt được sau bước ngoặt ở tuần thứ 75 không xuất hiện cùng lúc mà tuần tự dựa theo
sự lựa chọn của bé. bé sẽ lựa chọn những “kết quả” mà bé thấy phù hợp với bản thân để phát triển
trước, các “kết quả” khác sẽ đến sau đó một vài tuần, thậm chí một vài tháng, thậm chí sang hẳn cả chu
kỳ wonder week tiếp theo. Ví dụ kĩ năng “cố gắng tự ngồi khi có sự giúp đỡ của người lớn” có thể xuất
hiện bất cứ thời điểm nào giữa 3 tháng và 8 tháng tuổi.

Biểu hiện
1. Quấy khóc nhiều hơn bình thường, đôi khi tức giận hoặc cáu kỉnh.
2. Khó ngủ, ngủ không yên giấc, tỉnh giấc giữa đêm, đòi bú đêm lại hoặc bú đêm nhiều hơn, dậy
sớm hơn.
3. Sợ người lạ, những người có đặc điểm kì lạ làm bé không thích)(ví dụ sợ người đeo kính hoặc
người trang điểm đậm).
4. Bám mẹ, khóc ngay khi mẹ vừa rời đi.
5. Đòi hỏi nhiều sự quan tâm hơn từ mẹ, muốn được mẹ ôm ấp, muốn mẹ ở bên cạnh mọi lúc mọi
nơi.
6. Đầu bé cần nhiều sự hỗ trợ của mẹ hơn. Ví dụ khi mẹ bế bé thì mẹ sẽ nhân ra rằng mình phải
đỡ cổ bé thường xuyên hơn, đặc biệt khi bé đang trong cơn quấy khóc thì bé sẽ oặt người ra sau

khi mẹ bế bé.
7. Biếng bú
8. Im lặng, ít ê a hơn.
9. Kém linh hoạt, ít đập chân đập tay hay ít lẫy chẳng hạn.
10. Bắt đầu có dấu hiệu sáng nắng chiều mưa: lúc cười lúc khóc , hoặc đang cười lại bật khóc.
11. Muốn được mẹ vỗ về khi đang bú.
12. Bắt đầu biết mút tay hoặc mút tay nhiều hơn bình thường.
Lưu ý : Rung lắc để dỗ dành trẻ có thể gây ra sự chảy máu trong ở khu vực sau xương sọ
và điều này có thể dẫn đến tổn thương não khiến cho trẻ sẽ bị chứng khó tiếp thu khi bươcs vào
lứa tuổi đi học hoặc thâm chí bị tử vong.

6
Hội những người thích phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning
/>

Các kĩ năng mới xuất hiện như thế nào
Điều khiển cơ thể
1. Cần ít sự hỗ trợ khi muốn nhấc đầu lên.
2. Quay đầu về 1 bên dễ dàng.
3. Di chuyển mắt nhịp nhàng khi theo dõi một vật chuyển động.
4. Hoạt bát và năng động hơn.
5. Tinh nghịch nhấc mông lên khi được thay tã.
6. Tự tin lật nghiêng sang bên và lật ngược trở lại khi cầm lấy ngón tay của mẹ làm điểm tựa.
7. Ngậm ngón chân và xoay người.
8. Ngồi thẳng khi dựa lưng vào người mẹ.
9. Cố gắng đẩy người lên để ngồi được khi cầm chặt ngón tay mẹ làm điểm tựa.
10. Có thể chuyển sang tư thế đứng khi đang ngồi trên đùi của mẹ bằng cách bám vào 2 ngón tay
của bạn.
11. Sử dụng cả 2 bàn chân để làm điểm tựa để đẩy người lên khi đang được ngồi trên ghế nhún
hoặc nằm trong cũi.

Điều khiển tay
1. Với và Chộp lấy đồ vật bằng cả 2 tay.
2. Lắc trống bỏi 1 hoặc 2 lần.
3. Nghiên cứu và chơi với bàn tay của mẹ.
4. Nghiên cứu và sờ mặt, mắt, mồm và tóc của mẹ.
5. Nghiên cứu và sờ quần áo mẹ.
6. Cho mọi thứ vào mồm.
7. Sờ đầu chính mình, từ cổ lên đến mắt.
8. Cọ đồ chơi vào đầu hoặc vào má.
Nghe và nói
1. Khám phá các âm thanh như la hét và ríu rít: có thể chuyển từ tông giọng to sang tông nhỏ nhẹ
nhàng, nốt cao và nốt trầm.
2. Thực hiện những âm thanh mới giống với các nguyên âm khi nói như : ee, ooh, ehh, oh,ahh, ay.
3. Sử dụng những âm thanh này để “buôn chuyện”.
4. Có thể thổi nước bọt và cười to như thế bé thấy điều đó thật buồn cười.

7
Hội những người thích phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning
/>

Nhìn
1. Ngửa và úp tay rồi tìm hiểu.
2. Nghiên cứu bàn chân đang di chuyển của mình.
3. Nghiên cứu khuôn mặt, tóc, mồm và tóc của một ai đó.
4. Nghiên cứu quần áo của người khác.
Các kĩ năng khác
1. Thể hiện sự thích thú khi được nghe, nhin, xem, cầm nắm và hóng chuyện sau đó chờ đợi phản
hồi của cha mẹ.
2. Thể hiện những thái độ khác nhau với từng người khác nhau.
3. Thể hiện sự nhàm chán nếu như phải nhìn, nghe, cầm nắm, cảm nhận, hoặc làm những sự việc

quá thường xuyên.
Có những thay đổi, kĩ năng mà trước khi wonder week bạn không thấy có nhưng sau wonder week
lại xuất hiện cũng được coi như là những thay đổi bước ngoặt.

Giúp con bạn bằng cách nào.
1. Giúp bé khám phá kĩ năng mới thông qua các âm thanh: khuyến khích bé sử dụng giọng của
chính bé. Nếu bé bắt đầu thổi bong bóng, hãy cứ để bé làm thế. Nói chuyên với bé bằng tông giọng cao,
thánh thót mỗi khi bé đang ở trong tâm trang vui vẻ. Hãy nhớ quy luật của một cuộc đối thoại: bé nói
điều gì đó, sau đó mẹ trả lời lại. Hãy chắc chắn chờ bé trả lời hết rồi hẵng đối đáp lại bé. Hãy cố gắng
bắt chước những âm thanh mà bé đang làm.
Em bé của bạn có thể sử dụng 1 trong những âm thanh mới nhất của mình khi bé muốn điều gì đó.
Thông thường thì đó chính là lời nhắn ” Muốn được chú ý” của bé. Nếu bé làm thế, hãy luôn luôn trả lời
bé. Khi đang vui vẻ, thường thì bé sẽ sử dụng âm thanh ” òa lên thích thú”, hãy đáp lại âm thanh đó
bằng 1 nụ hôn, 1 cái vuốt ve hoặc một lời khích lệ, đó là cách bạn chia sẻ niềm vui với con.
2. Giúp bé khám phá kĩ năng mới thông qua sự tiếp xúc: Giúp đỡ bé khi bé đang cố gắng với lấy 1
đồ vật gì đó. Bế bé đi khắp nơi trong nhà và ra ngoài vườn ( hoặc công viên) cho bé được cảm nhận
các đồ vật và tính chất của chúng bằng tay. Nói với bé đồ vật đó là gì và mô tả cảm giác khi sờ vào
chúng.
3. Giúp bé khám bá kĩ năng mới thông qua sự di chuyển.

Các trò chơi cho Wonder Week lần này
1. Làm máy bay : Nâng bé lên từ từ, sau đó làm giả âm thanh của máy bay rồi di chuyển bé từ
trước ra sau.
2. Cầu trượt: NGồi trên sàn hoặc trên ghế sòfa, dựa vào tường hoặc vào ghế và giữ cho người
thẳng hết sức có thể, đặt em bé nằm ở trên ngực bạn và để cho bé trược thật từ từ xuống dưới sàn, khi

8
Hội những người thích phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning
/>


cho bé trượt hãy kèm theo cả âm thanh.
3. Con lắc: Giả làm âm thanh của con lắc đồng hồ như tiếng tick tok, tiếng bong bong, di chuyển
người bé theo từng tiếng động.
4. Ngựa bập bênh: Đặt bé lên đầu gối và từ từ nâng bé lên đặt bé xuống giống như bé đang ngồi
trên lưng ngựa, hãy tạo âm thanh kèm theo.
5. Trò chơi “cạp cạp” : Ngồi đối diện với bé và chắc chắn rằng bé đang nhìn bạn, nhìn chầm chậm
vào bụng hoặc mũi bé, sau đó tạo ra âm thanh kiểu như đang cắn mũi, hoặc thổi bụng của bé.
6. Cảm nhận về vải: Cho bé sờ và ngậm vào khăn, quần áo làm từ các chất liệu khác nhau.

Các đồ chơi cho Wonder Week lần này
1. Xúc xắc.
2. Ghế đung đưa.
3. Đồ vật có âm thanh.
4, Búp bê.
5. Trống bỏi.
6. Các đồ chơi có thể lăn lại khi e bé vứt chúng đi xa.

9
Hội những người thích phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning
/>

Tuần 19 (Updating)
Note: Sự “khó ở” của các bé có thể xuất hiện trong khoảng từ tuần 14 đến 17 . Những kĩ năng và
các hành động đạt được sau bước ngoặt ở tuần thứ 19 (hoặc giữa tuần 18 và 20) không xuất hiện cùng
lúc mà tuần tự dựa theo sự lựa chọn của bé. bé sẽ lựa chọn những “kết quả” mà bé thấy phù hợp với
bản thân để phát triển trước, các “kết quả” khác sẽ đến sau đó một vài tuần, thậm chí một vài tháng,
thậm chí sang hẳn cả chu kỳ wonder week tiếp theo.
Bắt đầu từ tuần tuổi này, giai đoạn “khó ở” sẽ kéo dài hơn trước (hơn ww5 và ww12). Thông
thường thì nó sẽ kéo dài 5 tuần, nhưng cũng có những bé vượt qua chỉ sau 1 tuần và có những bé “khó
ở “ đến tận 6 tuàn.

Sau bước ngoặt, em bé của bạn sẽ hiểu được rằng thế giới của bé được tạo nên từ rất nhiều những
sự vật hiện hữu xung quanh cho dù bé có thể thấy chúng hay .không.
Các dấu hiệu cho thấy bé đang trong thời kỳ “khó ở”:
1. Quấy khóc nhiều hơn bình thường, đôi khi tức giận hoặc cáu kỉnh.
2. Khó ngủ, ngủ không yên giấc, tỉnh giấc giữa đêm, đòi bú đêm lại hoặc bú đêm nhiều hơn, dậy
sớm hơn.
3. Sợ người lạ, những người có đặc điểm kì lạ làm bé không thích)(ví dụ sợ người đeo kính hoặc
người trang điểm đậm).
4. Bám mẹ, khóc ngay khi mẹ vừa rời đi.
5. Đòi hỏi nhiều sự quan tâm hơn từ mẹ, muốn được mẹ ôm ấp, muốn mẹ ở bên cạnh mọi lúc mọi
nơi.
6. Đầu bé cần nhiều sự hỗ trợ của mẹ hơn. Ví dụ khi mẹ bế bé thì mẹ sẽ nhân ra rằng mình phải
đỡ cổ bé thường xuyên hơn, đặc biệt khi bé đang trong cơn quấy khóc thì bé sẽ oặt người ra sau
khi mẹ bế bé.
7. Biếng bú,
8. Im lặng, ít ê a hơn.
9. Kém linh hoạt, ít đập chân đập tay hay ít lẫy chẳng hạn.
10. Bắt đầu có dấu hiệu sáng nắng chiều mưa: lúc cười lúc khóc , hoặc đang cười lại bật khóc.
11. Muốn được mẹ vỗ về khi đang bú.
12. Bắt đầu biết mút tay hoặc mút tay nhiều hơn bình thường.

10
Hội những người thích phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning
/>

Các kĩ năng mới xuất hiện như thế nào
Vào khoảng tuần tuổi thứ 19, bạn sẽ nhận ra rằng con của mình đang cố gắng học hỏi những điều
mớHầu hết các bé sẽ bắt đầu nhận thức và thử nhiệm với những chuỗi phối hợp ngắn và quen thuộc.
Khả năng mới này sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hành vi của bé kể từ đây. Sau đây là những kĩ năng bé học
được về các Sự việc.

Lưu ý lần nữa: Các kĩ năng và hoạt động sau đây không đến cùng một lúc. Chính con của bạn sẽ
quyết định bé muốn được phát triển kĩ năng nào phù hợp với bé nhất, các kĩ năng còn lại sẽ đến sau vài
tuần thâm chí vài tháng.
Điều khiển cơ thể
1. Bắt đầu di chuyển toàn bộ cơ thể ngay khi bé được đặt nằm xuống.
2. Lẫy .
3. Lật ngửa.
4. Khi đặt tay lên bụng, bé có thể vươn thẳng cánh tay.
5. Cố gắng nhổm đít và di chuyển nhưng chưa thành công.
6. Cố gắng chống 2 tay và 2 chân lên khi lẫy sau đó cố đẩy người lên nhưng chưa thành công.
7. Cố gắng học bò, xoay sở để trượt ra đằng trước hoặc đằng sau.
8. Dùng cánh tay để nâng nửa người đằng trước lên.
9. Ngồi kiểu con ếch khi dựa vào người mẹ.
10. Có thể đứng nếu có hỗ trợ.
11. Thích được di chuyển cơ miệng – chu mồm, lè lưỡi.
Với đồ, Sờ mó và cảm nhận
1, Có thể với đồ vật.
2. Với lấy đồ vật bằng cả 2 tay.
3. Có thể với lấy đồ vật bằng cả 2 tay cho dù không cần nhìn xem đồ vật ở đâu.
4. Có thể di chuyện đồ vật từ tay nọ sang tay kia.
5. Ngậm tay bố mẹ.
6. Sờ môi hoặc cho tay vào mồm bố mẹ khi bố mẹ đang nói chuyện với bé.
7. Gặm đồ vật.

11
Hội những người thích phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning
/>

8. Có thể tự kéo một miếng vải (khăn, quần áo…..) ra khỏi mặt , lúc đầu làm chậm sau nhanh dần
lên.

9. Có thể nhận biết một món đồ chơi hoặc đồ vật quen thuộc kể cả khi nó đang được bọc trong thứ
khác; sẽ sớm từ bỏ nếu như không thể lấy được đồ chơi đó ra.
10. Cố lắc đồ chơi (ví dụ xúc xắc).
11. Cố đập đồ chơi vào mặt bàn.
12. Cố tình vất đồ chơi ra sàn.
13. Cố với những đồ vật ngoài tầm tay.
14. Hiểu được một món đồ chơi dùng để làm gì : ví dụ điện thoại đồ chơi dùng để gọi điện bằng
cách bấm nút gọi.
15. Nghiên cứu các đồ vật kĩ càng, đặc biệt ưa thích khám phá mọi chi tiết của đồ chơi, tay và
miệng.
Nhìn
1. Nhìn chăm chú những hành động lặp đi lặp lại như mẹ chải đâù, bố cắt bánh mì.
2. Nhìn chăm chú vào những cử động của môi và lưỡi khi bố mẹ nói chuyện.
3. Tìm kiếm bố mẹ và còn có thể quay xung quanh để tìm kiếm.
4. Tìm kiếm đồ vật đã được giấu đi một phần.
5. Phản ứng lại với hình ảnh của chính mình trong gương: có thể sợ hãi hoặc cười to thích thú.
6. Cầm sách trong tay và nhìn chằm chằm vào các bức tranh.
Nghe
1. Nghe chăm chú những âm thanh phát ra từ miệng bố/mẹ.
2. Phản ứng lại khi được gọi tên.
3. Có thể phân biệt 1 âm thanh riêng biệt trong một chuỗi những âm thanh khác nhau, vì vậy có thể
đáp lại khi được gọi tên dù đang ở trong khu vực nhiều tiếng động.
4. Thực sự có thể hiểu 1 vài từ,ví dụ nhìn vào bạn gấu bông khi mẹ hỏi “Bạn gấu của con đâu rồi?”
(Sẽ không phản hồi đúng câu hỏi nếu như đồ chơi đó không được để ở chỗ mà nó vẫn để).
5. Sẽ đáp lại một cách thích hợp với tiếng quở trách….
6. Nhận biết được phần mở đầu của một bài hát.

12
Hội những người thích phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning
/>


Nói
1. Phát ra những âm mới, sử dụng môi và lưỡi: fffft-ffft-ffft, vvvvvv, zzzzzz, sssss, brrrrr, arrr, rrrrr,
grrrr, prrrr.
2. Sử dụng các phụ âm: d,b,l,m.
3. Bập bẹ. Những “từ” đầu tiên: mommom, dada, abba, haddahada, babaa, tata.
4. Làm ồn khi ngáp và nhận biết được tiếng ồn đó.
Ngôn ngữ cơ thể
1. Đưa tay ra cho mẹ bế.
2. Liếm môi khi đói, giơ tay giơ giân.
3. Há mồm và vươn cổ ra phía có đồ ăn hoặc đồ uống.
4. Nhè đồ ăn ra khi no.
5. Đẩy bình sữa hoặc nhả vú mẹ ra khi no.
6. Quay đi khỏi bình sữa hoặc bát cháo khi no.
Những kĩ năng khác.
1. Có thể rất hứng thú với những hành động của bản thận. Ví dụ khi bé ho, mẹ phản hồi thì bé sẽ
ho lại rồi cười.
2. Bực tức khi hết kiên nhẫn.
3. Hét lên khi bé không thể làm được một điều gì đó mà bé đang cố thực hiện.
4. Chọn một món đồ chơi ưa thích để ôm, như chăn chẳng hạn.

13
Hội những người thích phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning
/>

Tuần 26 (updating)
Biểu hiện
1. Khóc, cáu gắt, quấy nhiều hơn
2. Muốn có người ở bên cạnh, bám mẹ.
3. Ngủ ít, k ngủ ban ngày hoặc mơ vào ban đêm, đang ngủ thức dậy nửa chừng khóc lóc.

4. Biếng ăn.
5. K muốn mẹ thay tã, khóc khi bị thay tã,rửa đít.
6. Cảnh giác vs ng lạ hơn trước.
7. Trầm lặng hơn, ít ê a.
8. Ít vận động hơn (less lively)
9. Mút tay nhieruf hơn
10. Tìm 1 đồ vật để ôm ấp khi mẹ không ở cạnh.
Kết quả
Biết cách thăng bằng:
1. Tự ngồi được
2. Tự vịn đứng.
3. Đang vịn đứng tự ngồi xuống đc.
4. Đứng chựng.
5. Đi đc nếu có sự giúp đỡ.
6. Với đc đồ chơi từ những nơi cao hơn bé.
7. Nhún nhảy
Biết body control:
1. Đi men
2. Vừa đi vừa đây đồ vât, kiểu tập đi bằng 3 con chim á.
3. Bò (bọn Tây nó quy trườn và bò đều là crawls hết mẹ nó nhé) ở trong or dưới đồ vật vdu ghế,
hộp.
4. Leo cầu thang.
5. Bò ra bò vào các phòng.
6. Bò xung quanh bàn.
7. Rạp hẳn ng xuống để lấy đồ dưới gầm bang or gầm ghế.

14
Hội những người thích phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning
/>


Tuần 37
Note: Sự “khó ở” của các bé có thể xuất hiện trong khoảng từ tuần 34 . Những kĩ năng và các hành
động đạt được sau bước ngoặt ở tuần thứ 37 không xuất hiện cùng lúc mà tuần tự dựa theo sự lựa chọn
của bé. Bé sẽ lựa chọn những “kết quả” mà bé thấy phù hợp với bản thân để phát triển trước, các “kết
quả” khác sẽ đến sau đó một vài tuần, thậm chí một vài tháng, thậm chí sang hẳn cả chu kỳ wonder
week tiếp theo.
Vào khoảng tuần thứ 37 (hoặc giữa tuần thứ 36 và 40), bạn có thể nhận thấy con của mình bắt đầu
thử làm những điều mới. Ở tầm tuổi này, những khám phá của bé rất có trật tự. Ví dụ, bạn sẽ thấy em bé
của mình nhặt một mẩu gì đó ở trên sàn nhà và tìm hiểu chúng bằng ngón trỏ và ngón cái. Hoặc đầu bếp
tí hon của bạn có thể sắp xếp lại đồ ăn trên đĩa bằng cách tìm hiểu xem quả chuối trở nên nát bét như
thế nào. Bé sẽ thể hiện những biểu cảm hết sức nghiêm túc, tập trung thực hiện những nghiên cứu đó.
Đó chính là cách phân loại thế giới xung quanh.
Thời kỳ “khó ở” của bé sẽ xuất hiện trong khoảng từ 32 đến 37 tuần ( thông thường là vào 34 tuần),
có thể kéo dài trong 4 tuần nhưng cũng có thể chỉ 3 tuần hoặc lên tới 6 tuàn.
Biểu hiện:
1. Quấy khóc nhiều hơn.
2. Sáng nắng chiều mưa: lúc trước thì vui vẻ lúc sau khóc được ngay.
3. Túm chặt lấy quần áo của mẹ (bám váy mẹ í) hoặc là bám vào chân mẹ k cho mẹ đi đâu cả.
Kiểu như là nó đang bò tự nhiên mẹ đi đấy nó chạy ra nó bám mẹ nó k cho mẹ đi ấy.
4. Cư xử ngọt ngào bất thường (kiểu cứ thỉnh thoảng cười nịnh vs mẹ í)
5. Nổi giận thường xuyên.
6. Nhút nhát hơn.
7. Muốn mẹ hoặc ng lớn chơi cùng hoặc ở bên cạnh, k muốn ở 1 mình, k muốn chơi 1 mình,
muốn được ôm ấp vuốt ve nhiều hơn.
8. Ngủ kém điều độ, dường như có xuất hiện các “giấc mơ”, giấc ngủ k sâu, khó ngủ, ngủ đc 1 lúc
dậy khóc, ngủ ít hơn bt.
9. Biếng ăn.
10. Ít bập bẹ hơn.
11. Ít vận động.
12. Đôi khi thừ người ra, nghĩ ngợi mông lung (Sometimes just sits there, quietly daydreaming).

13. Không muốn mẹ thay tã, khóc khi bị thay tã, rửa đít. Khóc khi bị thay, mặc quần áo
14. Mút tay liên tục.
15. Tìm kiếm đồ vật để ôm ấp khi mẹ ko có ở đó.
16. More babyish (tức là những biểu hiện từ hồi bé xíu đã k còn nữa lại quay trở lại).

15
Hội những người thích phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning
/>

Các kĩ năng mới xuất hiện như thế nào?
Vào khoảng tuần tuổi từ 37 đến 42, bạn sẽ thấy các bé trở nên dễ tính hơn, bình tĩnh hơn và thử
làm những điều hoàn toàn mới mẻ. Sau đây là những điều mới bé học được về các CHU TRÌNH nơi mà
bé bắt đầu hiểu rằng thế giới này tràn đầy những mục tiêu và bé cần phải thực hiện một chuỗi những
phối hợp để đi đến kết quả cuối cùng.
Lưu ý lần nữa: Các kĩ năng và hoạt động sau đây không đến cùng một lúc. Chính con của bạn sẽ
quyết định bé muốn được phát triển kĩ năng nào phù hợp với bé nhất, các kĩ năng còn lại sẽ đến
sau vài tuần thâm chí vài tháng.
Nhận biết được con vật và đồ vật:
1. Thể hiện rằng bé có thể phân loại ví dụ động vật ở tranh, đồ chơi hay ở đời thực.
2. Thể hiện rằng bé có thể phân biệt các hình khối.
3. Thể hiện rằng bé nghĩ cái gì đó đang bị bẩn, bằng cách hít hít mũi chẳng hạn.
4. Thể hiển rằng bé nghĩ có gì đó vui hoặc là tốt bằng cách thực hiện chuyển động hoặc âm thanh
đặc trưng.
5. Hiểu được tên của con vật, đồ vật, ví dụ bàn chải, tất, bánh mì…Khi mẹ hỏi :”Cái…..ở đâu con
nhỉ?” bé sẽ ngó nghiêng để tìm kiếm đồ vật đó. Khi mẹ nói :”Hãy lấy cái ….của con nào” đôi khi
bé cũng sẽ lấy nó cho bạn.
6. Thỉnh thoảng lặp lại được những từ bố mẹ đã dùng.
7. So sánh những sự việc được thấy tận mắt và qua màn hình (screen), ví dụ qua kính….
Nhận biết được mọi người (tức là con người thì khác với con vật hay đồ vật):
1. Liên kết được giữa người khác với âm thanh và cử chỉ.

2. Bắt chước người khác thường xuyên hơn; bắt chước những gì người khác làm.
3. Thể hiện rõ ràng mong muốn được chơi đùa với người khác nhiều hơn trước.
4. Gọi mọi người trong gia đình, và mỗi người lại được bé gọi bằng những âm thanh riêng.
Nhận biết được mọi người ở trong những hoàn cảnh khác nhau:
1. Nhận ra được người khác cho dù bé đang ở chỗ lạ.
2. Làm mặt xấu khi soi gương và cười.
3. Nhìn vào đồ vật hoặc con người ở trong phòng rồi cố tìm đồ vật và người đó ở trong gương.

16
Hội những người thích phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning
/>

Nhận biết được cảm xúc:
1. Lần đầu tiên biết ghen khi thấy mẹ đang chơi với em bé khác.
2. Nựng nịu đồ chơi yêu thích của bé khi nó bị rơi hay bị ném đi.
3. Hành động đặc biệt dễ thương khi bé muốn có được cái gì đó.
4. Cường điệu tâm trạng của bản thân khi muốn mọi người biết thực sự bé đang cảm thấy thế
nào.
5. Bắt đầu khóc khi có em bé khác cũng đang khóc.
Chuyển đổi vai trò
1. Có thể tự chơi.
2. Chơi ú òa với em bé nhỏ hơn.
3. Cầm bình để bón sữa cho mẹ. (Giống như mẹ cho bé ăn).
4. Muốn mẹ hát cho nghe và bé vỗ tay theo.
5. Muốn được chơi trốn tìm bằng cách bò vào đằng sau vật gì đó.
6. Muốn mẹ xây tháp xếp hình từ bộ đồ chơi của bé.
Giúp đỡ bé khám phá kĩ năng mới thông qua các trải nghiệm
Khi con của bạn bắt, bắt đầu thử nghiệm việc phân loại mọi vật, bạn sẽ nhận thấy rằng bé thực sự
bận rộn kiểm tra toàn bộ các đặc tính của sự vật rồi so sánh chúng với nhau. Bằng cách đó, bé sẽ khám
phá ra rằng đồ vật này nặng hay nhẹ, nó có thể nầy lên được không, chạm vào nó như thế nào….Bé sẽ

khám phá đồ vật từ mọi góc độ, di chuyển chúng lúc nhanh, lúc chậm, đó là cách duy nhất giúp bé khám
phá xem đó có phải quả bóng hay không.
Một vài em bé đặc biệt thích thú với các hình khối. Nếu em bé nhà bạn cũng như vậy, thì hãy cho
bé chơi bộ đồ chơi hình khối với nhiều hình dạng khác nhau. Bạn cungx có thể nhận ra rằng con của bạn
sẽ tìm thấy rất nhiều đồ đạc ở trong nhà có các hình dạng hấp dẫn bé. Xin hãy cố gắng tìm hiểu xem bé
nhà bạn thích được tìm hiểu đò vật nào và cách bé muốn có được chúng. Hãy cho bé cơ hội mà bé cần.
Nhiều bé lại thích được tìm hiểu về những kết cấu khác nhau của đồ vật. Bằng cách khám phá
này, bé thậm chí còn tìm ra được làm cách nào mà có thể lắp ráp được thứ đó và nó thuộc loại nào. Nếu
em bé của bạn giống như thế, bé sẽ có thể gặm đồ vật ở mọi khía canh, ví dụ ấn vào mặt trên, phần
giữa và mặt cuối của cái gì đó.
Một vài bé thích dùng tay sờ đồ vật để khám phá xem bé cảm thấy thế nào. Bằng cách đó bé sẽ
phân loại đồ vật theo các yếu tố: tính kiên cố, tính dẻo dai, sự gập ghềnh, hơi ấm, tính trơn trượt…Hãy
để bé khám phá điều đó.

17
Hội những người thích phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning
/>

Lợi thế của việc phá hỏng đồ vật
Nếu em bé nhà bạn đang khám phá những kết cấu khác nhau của đồ vật, bé có thể kết thúc bằng
việc tháo rời một vài thứ. Nếu em bé đầu phá hủy đồ vật, hãy đưa cho bé những đồ chơi mà bé có thể
khám phá theo cách đó. Gom hình khối thành 1 đống để bé có thể bó từng hình ra. Hãy chỉ bé cách làm.
Bạn cũng có thể làm thế với vòng tròn xếp chồng. Cũng có thể thử đưa bé một chồng báo để bé có thể
bỏ từng tờ ra khỏi chồng. Tìm kiếm những trò chơi mà bé có thể tự mình khám phá và hỗ trợ bé nếu như
những trò đó không nguy hiểm hay đắt đỏ. Bạn cũng có thể chỉ cho bé thấy cách bạn tháo dỡ đồ vật như
thế nào. Thử nghiệm này rất quan trọng vì sau bước ngoặt tiếp theo bé có thể tận dụng những kiến thức
thu thập được từ bước ngoặt này để lắp ráp đồ vật thay vì phá hủy chúng.
Đôi khi em bé thích được có những phần khác nhau trên cơ thể vào đồ vật, hoặc cầm nắm thứ gì
đó rồi cho nó lăn trên người. Bằng cách đó em bé có thể cảm thấy quen thuộc với bất cứ thứ gì mà bé
đang tìm hiểu, vậy nên bạn hãy cho bé cơ hội làm điều đó.

Khi phân loại mọi thứ, một vài bé thích được khám phá những con người, đồ vật, sự việc có tính
chất gồ ghề và cần phải cẩn thận. Hãy cho bé biết rằng có những thứ sẽ làm bé đau và có những đồ vật
có thể bị vỡ.
Hãy cho các bé cơ hội để so sánh trọng lượng giữa đồ chơi của bé và những đồ vật khác.

Tạo ra một không gian năng động giúp bé tìm hiểu
Hãy tạo đủ không gian để bé khám phá tất cả các thể loại đồ vật. Cho phép bé được bò quanh
nhà, trèo lên cái gì đó và tự mình đu lên tất cả những nơi có thể đu. Dùng thanh chắn cầu thang để chắn
3 bậc đầu tiên với những bậc còn lại, rồi cho phép bé thực hành trèo lên trèo xuống . (Nhà mình thì cứ đi
theo nó là xong ạ).
Hãy cho bé bò ở cả những không gian ngoài ngôi nhà bạn, như bãi biển, công viên….Chỉ cần để
mắt đến bé là được.
Xin hãy đảm bảo rằng khu vực xung quanh nới bé khám phá là an toàn. Nhưng trên hết là không
được rời mắt khỏi bé.

Giúp bé khám phá kĩ năng mới thông qua các trò chơi
Những cảm xúc cũng là một khía cạnh để bé phân loại. Nếu thấy bé có những cử chỉ như giả vờ
buồn, ngọt ngào, tức giận, hãy để cho bé có cảm giác mình đã thành công nếu có thể. Nhưng đồng thời
cũng nên cho bé biết rằng bạn biết bé đang làm gì. Điều đó sẽ dậy cho bé biết rằng điều khiển cảm xúc
là quan trọng, nhưng bé không được sử dụng chúng để điều khiển bố mẹ.
Ở giai đoạn này bé có thể biết được rằng mình và những người khác thuộc cùng một chủng loại. Vì thế
bé hiểu được rằng bé có thể làm được những việc mà người khác làm như trốn tìm, lấy đồ chơi. Xin hãy
luôn đáp trả những hành động đó, dù chỉ trong chốc lát.

18
Hội những người thích phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning
/>

Các trò chơi dành cho Bước Ngoặt lần này
1. Chuông cửa và công tắc. Hãy cho phép bé bấm chuông, để bé bấm nút thang máy, bật đèn.

2. Khám phá ngoài trời. Cho bé ra ngoài trời và khám phá mọi thứ xung quanh.
3. Mặc quần áo. Cho bé đứng trước gương, cởi và mặc quần áo cho bé để bé có thể chơi một
dạng của trò ú òa với chính bé vào lúc đó.
4. Gọi tên đồ vật bé đang chơi hoặc sự việc bé đang theo dõi. Khi bé thể hiện bé muốn gì đó hãy
dịch ra bằng ngôn ngữ. Cho bé chọn 1 quyển sách và tự giở trang sách. Chỉ vào bức tranh bé
đang xem và gọi tên đồ vật. Bạn có thể giả âm thanh của con vật hoặc đồ vật trong tranh. Động
viên bé bắt chước âm thanh đó. Đừng có tiếp tục nếu bé không hứng thú.
5. Nhờ bé đưa cho bạn bất cứ thứ gì bé đang cầm bằng cách nói “Con đưa cho mẹ nào”, nhờ bé
đưa cho bố nữa. Bạn cũng có thể nhờ bé lấy thứ gì đó cho bạn, Cũng thử gọi bé khi bạn không
nhìn thấy bé :”Con ở đâu nhỉ” và để bé trả lời. Hoặc gọi bé tiến tới chỗ bạn ‘Lại đây với mẹ
nào”. Khen bé nếu bé tham gia vào trò chơi và ngừng chơi ngay khi bé mất hứng thú.
6. Thử cho bé bắt chước bất cứ cái gì bạn đang làm rồi sau đó bắt chước lại bé. Cố gắng thay đổi
điệu bộ lien tục, lúc nhanh, lúc chậm. Cố gắng làm điệu bộ với/hoặc không với âm thanh, làm
trước gương nữa.
7. Ngồi trước gương và chơi trò chơi với các nguyên âm, phụ âm hoặc từ ngữ, bất cứ thứ gì bé
của bạn thích. Cho bé thời gian quan sát và bắt chước bạn. Cũng có thể bắt chước cử chỉ của
tay và đầu.
8. Chơi trò đuổi bắt.
9. Chơi trốn tìm. Mẹ để cho bé thấy là mẹ đã trốn vào đâu đó rồi cho bé đi tìm. Cũng có thể giả vờ
là không thấy bé đâu cả và đi tìm bé. Khi 2 mẹ con tìm thấy nhau, hãy tỏ thái độ thật nồng nhiệt.
Đồ chơi dành cho bước ngoặt lần này
1. Thứ gì đó có thể mở ra đóng vào như cửa ra vào, ngăn kéo tủ.
2. Chảo có nắp.
3. Chuông cửa, nút bấm thang máy…
4. Đồng hồ báo thức.
5. Tạp chí và báo để xé.
6. Cốc và giấy nhựa.
7. Đồ vật lớn hơn bé như giỏ nhựa hoặc hộp.
8. Rèm cửa và chăn để chui ra chui vào.
9. Thùng chưa, đặc biệt là những loại có hình tròn, nồi và chai.

10. Những thứ bé có thể di chuyển được như tay nắm hoặc nút bấm.
11. Những thứ có thể tự di chuyển như bong người hoặc cành cây.
12. Bóng đủ kích cỡ, từ bong bàn đến bong chuyền bãi biển.

19
Hội những người thích phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning
/>

13. Búp bê trông giống thật.
14. Hình khối với đủ hình dạng, kích cỡ, càng to càng tốt.
15. Bể bơi trẻ em.
16. Cát, nước, đá cuội và dụng cụ bằng nhựa.
17. Mái chèo.
18. Quyển sách có tranh to, dề nhìn, ít chi tiết.
19. Tranh ảnh khổ lớn với những hình ảnh cơ bản.
20. Ô tô đồ chơi.
Từ tuần thứ 40 đến 45, sunny weeks sẽ xuất hiện.

20
Hội những người thích phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning
/>

Tuần 44
Sự “khó ở” của các bé có thể xuất hiện trong khoảng từ tuần 40 đến tuần 44. Những kĩ năng và các
hành động đạt được sau bước ngoặt ở tuần thứ 46 không xuất hiện cùng lúc mà tuần tự dựa theo sự lựa
chọn của bé. Bé sẽ lựa chọn những “kết quả” mà bé thấy phù hợp với bản thân để phát triển trước, các
“kết quả” khác sẽ đến sau đó một vài tuần, thậm chí một vài tháng, thậm chí sang hẳn cả chu kỳ wonder
week tiếp theo.
Các dấu hiệu cho thấy bé đang trong thời kỳ “khó ở”:
1. Khóc nhiều hơn, hay cáu giận và ỉ ôi.

2. Tâm trạng thất thường: đang vui tự nhiên cáu hoặc ngược lại.
3. Muốn mẹ/bố dành nhiều thời gian chơi cùng bé.
4. Bám bố/mẹ không rời.
5. Cư xử ngọt ngào với bố mẹ ( ví dụ ôm ấp mẹ hoặc cười nịnh với bố).
6. Nghịch hơn.
7. Có những cơn giận bất thường ( ví dụ đang chơi xếp hình không xếp được là cáu gắt ầm ĩ).
8. Ghen khi thấy mẹ/bố quan tâm đến người khác (đặc biệt là các em bé khác) ngoài bé.
9. Nhút nhát hơn với người lạ. (mà trước đây không thế).
10. Khó ngủ, ngủ ít, giấc ngủ không sâu như bình thường, đang ngủ bật dậy quấy khóc.
11. Dường như xuất hiện những “giấc mơ” hoặc “mơ” thường xuyên hơn trước đây.
12. Biếng ăn.
13. Bập bẹ ít hơn.
14. Trở nên “tâm trạng” đôi khi chỉ ngồi 1 chỗ, nghĩ ngợi vẩn vơ.
15. Không thích bố mẹ thay/mặc bỉm/quần áo cho.
16. Mút tay nhiều.
17. Ôm ấp vật gì đó hoặc tìm kiếm vật để ôm khi đi ngủ, khi chơi.
18. Những thói quen thuở bé không còn nữa tự nhiên quay lại (ví dụ bò trở lại nếu đã biết đi hoặc
đòi mẹ cầm bình sữa cho bú dù đã tự cầm được rồi).
19. Với những bé bú mẹ thì các bé có khi còn đòi ti ( nhưng thực ra không phải vì đói) cả ngày, dù
chỉ ti 1 tí rồi thôi.
Và những thay đổi tiêu cực khác mà trước thời kì này không có tự nhiên bây giờ lại xuất hiện cũng
có thể coi như là dấu hiệu của thời kỳ “bước ngoặt”.

21
Hội những người thích phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning
/>

Thời kỳ này ảnh hưởng đến bạn như thế nào:
1. Bạn thấy lo lắng và cố để tìm ra lý do vì sao con mình lại “khó ở” như thế, các biểu hiện ở thời
kỳ này cũng dễ bị nhầm với hiện tượng mọc răng.

2. Một lần nữa bạn lại cảm thấy mệt mỏi (vô cùng).
3. Bạn thấy bực bội.
Các kĩ năng mới xuất hiện như thế nào?
Vào khoảng tuần tuổi thứ 46, bạn sẽ thấy các bé trở nên dễ tính hơn, bình tĩnh hơn và thử làm
những điều hoàn toàn mới mẻ. Sau đây là những điều mới bé học được để học cách PHỐI HỢP.
Lưu ý lần nữa: Các kĩ năng và hoạt động sau đây không đến cùng một lúc. Chính con của bạn sẽ
quyết định bé muốn được phát triển kĩ năng nào trước, các kĩ năng còn lại sẽ đến sau vài tuần thâm chí
vài tháng.
Biết chỉ và biết nói:
1. Đi theo và chỉ vào người, con vật hoặc đồ vật mà bố/mẹ từng chỉ cho bé cho dù ở ngoài đời hay
trong sách.
2. Chỉ và nói tên 1 hoặc 2 sựvật ví dụ con người, con vật, đồ vật. 3. Lần lượt chỉ và nói tên một
hoặc 2 sự vật.
3. Chăm chú xem sách và tạo ra những âm thách khác nhau khi giở đến 1 hoặc 2 bức tranh bất
kì.
4. Biết chỉ vào mũi khi được hỏi “Mũi đâu”
5. Biết chỉ các bộ phận trên cơ thể, ví dụ mũi con/mũi mẹ và muốn mẹ cũng nói tên các bộ phận
ấy.
6. Bắt chước âm thanh của con vật khi mẹ hỏi. Ví dụ mẹ hỏi :”Con mèo kêu thế nào nhỉ” – bé trả
lời “Meo meo”.
7. Giơ tay lên khi mẹ hỏi “Con sẽ cao thế nào nào”
8. Nói măm măm khi muốn ăn.
9. Nói “Không” khi không muốn làm cái gì, hoặc lắc đầu.
10. Dùng 1 từ cho nhiều mục đích. Ví dụ “yuck” vừa là “bẩn” vừa là “phải cẩn thận” vì “yuck” có vẻ
giống “don’t touch” (không được chạm vào) với bé.

22
Hội những người thích phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning
/>


Cái gì đi với nhau và cái gì sẽ đến
1. Biết rằng bé có thể ấn khối trụ có hình tròn vào lỗ có hình tròn.
2. Cố gắng xếp 3 mảnh xếp hình vào với nhau.
3. Cố gắng cho tiền vào lọ hoặc vào bất cứ cái gì (tiền xu).
4. Cố gắng cho 2 vật chứa đồ khác nhau vào với nhau, ví dụ cho cái cốc vào trong cái bát.
5. Lấy chìa khóa ở đâu đó và cố gắng tra vào ổ khóa.
6. Nhìn đèn và cố với lấy nó khi bạn tắt/bật công tắc.
7. Cố gắng sử dụng điện thoại. Ví dụ cầm di động của bố mẹ cho lên tai.
8. Cho đồ vật vào hộp, đóng nắp, mở nắp, cho đồ ra và lặp lại chu trình.
9. Chơi trò chơi xếp chồng.
10. Đẩy các loại xe, hoặc ghế và làm âm thanh vrrrm.
11. Dùng xẻng xúc cát và đổ vào xô.
12. Cho nước vào ca (hoặc đồ chơi dùng trong nhà tắm mà có thể đổ nước vào) rồi đổ nước ra.
13. Quan sát các hình khối trong trò chơi xếp hình và cố gắng xếp chúng với nhau.
14. Cố gắng bò trên giấy với 1 cái bút chì hoặc bút sáp.
Tạo ra và sử dụng dụng cụ
1. Tự tập đi bằng cách tìm đồ vật để đẩy.
2. Tìm cái gì đó để sử dụng khi muốn với đồ hoặc đi đến nơi nào đó.
3. Chỉ vào hướng muốn được đến khi đang được bế.
Sự vận động
1. Leo xuống cầu thang hoặc leo khỏi ghế hoặc phía sau của sofa.
2. Trồng cây chuối nếu có sự giúp đỡ của người lớn.
3. Làm tư thế nhún nhảy để chuẩn bị cho việc nhảy lên khỏi mặt đất bằng cả 2 bàn chân.
4. Cố gắng định hướng trước khi ném hoặc đá bóng.
5. Xem xét kĩ xem bé có thể tự lấy các đồ vật được không.

23
Hội những người thích phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning
/>


Chơi với mọi người
1. Chơi với bố/mẹ. Thể hiện rõ ràng bé muốn chơi gì bằng cách bắt đầu trò chơi và sau đó nhìn
bạn chăm chú.
2. Chơi đi chơi lại 1 trò chơi.
3. Dụ bố mẹ chơi cùng bé, có thể bằng cách giả vờ không biết làm những trò mà bố mẹ đã từng
thấy bé tự làm được trước đây.
Chơi trốn tìm
1. Tìm kiếm đồ vật mà bố/mẹ vừa giấu đi.
2. Giấu đi một đồ vật thuộc về người khác, chờ đợi và xem kết quả, sau đó cười khoái trá khi có
người khác tìm ra thứ đó.
Bắt chước y hệt chuỗi các cử chỉ
1. Bắt chước 2 hoặc nhiều hơn những cử chỉ nối tiếp nhau.
2. Khám phá cách mà những chuối cử chỉ giống nhau trông thế nào ở ngoài và trong gương.
3. Bắt chước 1 hoặc 2 cử động khi bạn đang hát cùng bé.
Giúp đỡ việc nhà
1. Lần lượt bỏ những đồ vật mà bố/mẹ muốn bỏ ra khỏi rổ.
2. Đi lấy những đồ vật đơn giản khi được bảo.
3. Cầm quần áo mà bố/mẹ vừa cởi ra cho bé và mang vứt vào giỏ giặt hoặc chỗ nào đó.
4. Cầm chăn và quần áo của búp bê đem bỏ vào máy giặt.
5. Cầm chổi và quét nhà.
6. Cầm lấy chổi lau bụi và quét bụi.
7. Bắt chước mẹ nấu nướng.
Mặc quần áo và chải chuốt
1. Cố gặng tự cởi quàn áo.
2. Cố gắng đi tất or giầy.
3. Giúp đỡ khi mẹ mặc quần áo cho bé.
4. Chải đầu.
5. Sử dụng bàn chải.

24

Hội những người thích phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning
/>

Ăn uống và tự ăn
1. Cho mọi người ăn hoặc uống thứ mà bé đang ăn hoặc đang uống.
2. Thổi cho nguội rồi mới ăn.
3. Cắm thức ăn vào dĩa và ăn.
4. Có thể ăn bằng thìa.
Lựa chọn của con: Chìa khóa tìm hiểu về tính cách của bé
Sự lựa chọn của bé với các kĩ năng mới sẽ được dựa trên sự phát triển thể chất, trí tuệ và sự sắp
đặt của chính bản thân bé. Một vài bé có tính cách thiên về xã hội sẽ tập trung phát triển các kĩ năng có
liên quan đến yếu tố con người; số khác lựa chọn đồ chơi. Một vài bé chọn những kĩ năng rất tỉ mỉ, số
khác thì lại có hứng thú với nhiều kĩ năng cùng lúc. Tốt nhất là bạn không nên so sánh sự phát triển của
con với bé khác.
Từ tuần thứ 46-51 bé sẽ lựa chọn những kĩ năng mà bé thích nhất từ hệ thống những kĩ năng mới.
Hãy tôn trọng bé. Hãy giúp đỡ con bạn
Giúp đỡ bé khám phá các kĩ năng mới thông qua các trải nghiệm cùng bố mẹ.
Khi bé học về sự phối hợp, thì bé sẽ nhận ra rằng bé cần phải làm một số việc theo thứ tự nếu bé
muốn thành công. Bé cần phải được nhìn thấy người lớn thực hiện mẫu một vài sự phối hợp điển hình
nhưng chính bé là người cần hoàn thành mục tiêu nhờ vào thử nghiệm và thất bại. Thông thường,
những “giải pháp” của bé rất riêng biệt, không giống bất cứ ai. Chuỗi phối hợp bé thể hiện có thể đúng
(cầm cái gi đó và bỏ vào cái gì đó) nhưng có thể bé sẽ cho nhầm đồ vật vào nhầm chỗ. Bé biết rằng
quần áo bẩn phải được bỏ vào thùng chứa. Vậy tại sao chỉ được bỏ vào giỏ giặt mà không phải là thùng
rác hay toilet ?
Hoặc hành động phối hợp bản thân nó đã là khác biệt. Ví dụ bé biết là mẹ lên cầu thang bằng cách
đi nhưng bậc thang quá cao nên bé phải bò. Tuy nhiên với mỗi bậc thì bé vẫn cố gắng đứng lên. Một khi
bé đã đưa ra chính kiến rằng chuỗi phối hợp phải là như thế này thì tức là nó không thể thế khác. Bé sẽ
không chấp nhận làm hành động đó bằng cách khác và bé sẽ tỏ ra khá bướng bỉnh nếu bố/mẹ cố gắng
làm bé nghĩ khác đi. Vì vậy xin hãy luôn luôn chú tâm vào hành động của bé vì bé thực sự chưa nhận
thức rõ được nguy hiểm là gì.

Giúp bé khám phá kĩ năng mới với sự tư tin.
Một vài bé muốn tự khám phá kĩ năng mới một mình mà không có sự trợ giúp của bất kì ai. Nếu bé
nhà bạn cũng như thế , xin hãy cố gắng dành thật nhiều sự chú ý cho cảm giác của bé , đó là cách làm
bé tự tin. Ở độ tuổi này, các bà mẹ thường mất quá nhiều thời gian lấy đi các đồ vật từ các con và phạt
chúng. Xin hãy ghi nhớ thật kĩ rằng không phải con bạn ngỗ nghịch mà bé chỉ muốn tự khám phá mà
thôi.

25
Hội những người thích phương pháp ăn dặm Baby Led Weaning
/>

×