Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp suối dầu bằng bể USBF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƢỜNG
*************

NGUYỄN THỊ NHƢ PHƢỢNG

NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƢỚC THẢI TẬP TRUNG CỦA KHU
CÔNG NGHIỆP SUỐI DẦU BẰNG BỂ USBF

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG

Nha Trang – 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em chân thành cảm ơn quý thầy cô trong trƣờng cũng nhƣ trong
Viện Công nghệ Sinh học và Môi trƣờng – Trƣờng Đại học Nha Trang đã hết lòng
dạy dỗ em suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trƣờng. Cảm ơn Ban chấp hành
Viện và Nhà trƣờng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em đƣợc học tập và hoàn
thành đồ án tốt nghiệp.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Hoàng Ngọc Anh đã hết
lòng giúp đỡ, góp ý, hỗ trợ và cho em nhiều lời khuyên bổ ích trong suốt quá trình
thực hiện đồ án.
Em cảm ơn đặc biệt đến quý Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Khu công nghiệp
Suối Dầu đã tạo điều kiện cho em có cơ hội đƣợc thực hiện đồ án tại công ty. Em
chân thành cảm ơn các anh đang công tác tại trung tâm xử lý nƣớc thải trực thuộc
công ty Cổ phần Khu công nghiệp Suối Dầu đã giúp đỡ, hỗ trợ và hƣớng dẫn em rất


nhiệt tình từ quá trình lấy mẫu, phân tích mẫu, kinh nghiệm thực tế…
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn rất nhiều.
Nha Trang, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Nhƣ Phƣợng


ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................vii
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... viii
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN ....................................................................................... 1
1.1. Tổng quan quá trình xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp sinh học .................. 1
1.1.1. Nguyên lý của quá trình xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp sinh học.............. 1
1.1.2. Các quá trình sinh học chủ yếu trong việc xử lý nƣớc thải ....................... 2
1.1.2.1. Quá trình hiếu khí .............................................................................. 2
1.1.2.2. Quá trình kị khí .................................................................................. 4
1.1.2.3. Quá trình nitrat hóa và khử nitrat hóa ................................................ 4
1.1.3. Mục đích của quá trình xử lý sinh học ...................................................... 9
1.2. Tổng quan về khu công nghiệp Suối Dầu........................................................ 9
1.2.1. Giới thiệu sơ bộ về Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Suối Dầu
(SUDAZI) ........................................................................................................... 9
1.2.2. Giới thiệu về Trung tâm xử lý nƣớc thải KCN Suối Dầu ....................... 11
1.3. Tổng quan về nƣớc thải Khu công nghiệp ..................................................... 14
1.3.1. Nguồn gốc của nƣớc KCN ...................................................................... 14

1.3.2. Đặc tính của nƣớc thải KCN ................................................................... 14
1.3.2.1. Thành phần, tính chất nƣớc thải các KCN ....................................... 14
1.3.2.2. Thành phần, tính chất nƣớc thải KCN Suối Dầu ............................. 14
1.4. Một số hệ thống xử lý nƣớc thải của các khu công nghiệp ........................... 16
1.4.1. Khu công nghiệp Tân Tạo ....................................................................... 16
1.4.2. Khu công nghiệp Biên Hòa II: ................................................................ 17
1.4.3. Khu công nghiệp Linh Trung 1: .............................................................. 18
1.4.4. Khu công nghiệp Việt – Sing:` ................................................................ 19
1.4.5. Khu công nghiệp Lê Minh Xuân: ............................................................ 20


iii

CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 22
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 22
2.2. Cơ sở lý thuyết về bể bùn hoạt tính cải tiến USBF ....................................... 22
2.2.1. Các nghiên cứu về bể USBF để xử lý nƣớc thải ..................................... 22
2.2.2. Nguyên tắc hoạt động của bể bùn hoạt tính cải tiến USBF..................... 24
2.2.3. Các quá trình sinh học diễn ra khi hệ thống USBF hoạt động ................ 25
2.2.3.1. Qúa trình khử Carbon ...................................................................... 25
2.2.3.2. Quá trình nitrat hóa và khử nitrat hóa .............................................. 25
2.2.3.3. Quá trình khử Photpho ..................................................................... 26
2.2.3.4. Quá trình sinh học trong ngăn lắng USBF ....................................... 27
2.2.4. Các thông số thiết kế và vận hành bể USBF ........................................... 27
2.2.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc vận hành của bể USBF ......................... 30
2.2.6. Ƣu điểm của quy trình ............................................................................. 32
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu: .............................................................................. 33
2.3.1. Phƣơng pháp mô hình thực nghiệm: ....................................................... 33
2.3.1.1. Tạo sinh khối bùn hoạt tính và ổn định bùn: ................................... 33
2.3.1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: ................................................................ 33

2.3.2. Phƣơng pháp và phƣơng tiện phân tích mẫu ........................................... 36
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 38
3.1. Mô hình bể USBF .......................................................................................... 38
3.1.1. Yêu cầu đối với mô hình ......................................................................... 38
3.1.2. Thiết kế mô hình bể USBF ...................................................................... 38
3.2. Kết quả thí nghiệm......................................................................................... 40
3.2.1. Xác định các chỉ tiêu hóa lý của nƣớc thải đầu vào ................................ 40
3.2.2. Khởi động mô hình .................................................................................. 41
3.2.3. Tiến hành thí nghiệm đánh giá hiệu quả xử lý nƣớc thải tập trung
tại Trung tâm xử lý nƣớc thải thủy sản KCN Suối Dầu.................................... 41
3.2.3.1. Tiến hành thí nghiệm với tổng thời gian lƣu nƣớc là 20h ............... 41
3.2.3.2. Tiến hành thí nghiệm với tổng thời gian lƣu nƣớc là 12h ............... 45


iv

3.2.3.3. Tiến hành thí nghiệm với tổng thời gian lƣu nƣớc là 10h ............... 48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 53
Kết luận: ................................................................................................................ 53
Kiến nghị: .............................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 54


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nồng độ các chất dinh dƣỡng cần thiết (Theo M.X. Moxitrep,1982) ........... 4
Bảng 1.2. Các điều kiện tối ƣu cho quá trình nitrat [15]................................................. 7
Bảng 1.3. Các doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN Suối Dầu ................................. 10
Bảng 3.1 Đặc tính nƣớc thải đầu vào tại Trung tâm xử lý nƣớc thải KCN Suối Dầu .. 40

Bảng 3.2. Các thông số khởi động vận hành bể USBF thời gian lƣu 20h. ................... 41
Bảng 3.3. Các thông số vận hành mô hình bể USBF ở thời gian lƣu 20h .................... 42
Bảng 3.4. Nồng độ nƣớc thải đầu vào và đầu ra ở thời gian lƣu 20h. .......................... 42
Bảng 3.5. Nồng độ nƣớc thải đầu ra sau 20h so với QCVN 40:2011 ........................... 43
Bảng 3.6. Hiệu suất xử lý nƣớc thải với thời gian lƣu 20h. .......................................... 43
Bảng 3.7. Các thông số vận hành mô hình ở thời gian lƣu 12h .................................... 45
Bảng 3.8. Nồng độ nƣớc thải đầu vào và đầu ra ở thời gian lƣu 12h ........................... 46
Bảng 3.9. Nồng độ nƣớc thải đầu ra sau 12h so với QCVN 40:2011 ........................... 46
Bảng 3.10. Hiệu suất xử lý nƣớc thải với thời gian lƣu 12h. ........................................ 47
Bảng 3.11. Các thông số vận hành mô hình ở thời gian lƣu 10h .................................. 49
Bảng 3.12. Nồng độ nƣớc thải đầu vào và đầu ra ở thời gian lƣu 10h ......................... 49
Bảng 3.13. Nồng độ nƣớc thải đầu ra ........................................................................... 50
ở thời gian lƣu 10h so với QCVN 40:2011 ................................................................... 50
Bảng 3.14. Hiệu suất xử lý nƣớc thải với thời gian lƣu 10h. ........................................ 51


vi

DANH MỤC HÌNH
Hình1.1. Trung tâm xử lý nƣớc thải KCN Suối Dầu .................................................... 11
Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc thải tại Trung tâm............................................ 12
Hình 1.3. Sơ đồ xử lý nƣớc thải KCN Tân Tạo ............................................................ 16
Hình 1.4. Sơ đồ xử lý nƣớc thải KCN Biên Hòa II ....................................................... 17
Hình 1.5. Sơ đồ xử lý nƣớc thải KCN Linh Trung 1 .................................................... 18
Hình 1.6. Sơ đồ xử lý nƣớc thải KCN Việt – Sing ....................................................... 19
Hình 1.7. Sơ đồ xử lý nƣớc thải Khu công nghiệp Lê Minh Xuân ............................... 20
Hình 2.1. Bể lấy nƣớc thải đầu vào (Bể lắng cát) ......................................................... 22
Hình 2.3. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của mô hình bể USBF ....................................... 24
Hình 2.4. Các thông số cần thiết cho thí nghiệm với thời gian lƣu 20h. ..................... 34
Hình 2.5. Các thông số cần thiết cho thí nghiệm với thời gian lƣu 12h. ...................... 35

Hình 2.6. Các thông số cần thiết cho thí nghiệm với thời gian lƣu 10h. ...................... 36
Hình 3.1. Mô hình sau khi hoàn thành .......................................................................... 40
Hình 3.2. Nồng độ các chất thải đầu vào và đầu ra so với QCVN 40:2011 ở thời
gian lƣu 20h ................................................................................................................... 43
Hình 3.3. Nƣớc thải đầu vào và đầu ra ở thời gian lƣu 20h .......................................... 44
Hình 3.4. Nồng độ các chất thải đầu vào và đầu ra so với QCVN 40:2011 ở thời
gian lƣu 12h ................................................................................................................... 47
Hình 3.5. Nƣớc thải đầu vào và đầu ra ở thời gian lƣu 12h .......................................... 48
Hình 3.6. Nồng độ các chất thải đầu vào và đầu ra so với QCVN 40:2011 ở thời
gian lƣu 10h ................................................................................................................... 50
Hình 3.7. Nƣớc thải đầu vào và đầu ra ở thời gian lƣu 10h .......................................... 51


vii

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KCN:

Khu công nghiệp.

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam.

SBR:

Sequencing Batch Reactor – Hoạt động gián đoạn theo mẻ.

BOD:


Biochemical Oxyen Demand - Nhu cầu oxy sinh hóa, mg/l.

COD:

Chemical Oxyen Demand – Nhu cầu oxy hóa học, mg/l

USBF:

Upflow Sludge Blanket Filter – Lọc dòng ngƣợc bùn sinh học.

TPHCM:

Thành phố Hồ Chí Minh.

F/M:

Food/Micro – organism – Tỷ số giữa lƣợng thức ăn và lƣợng vi
sinh vật trong môi trƣờng.

BTNMT:

Bộ tài nguyên môi trƣờng.

DO:

Dissolved Oxygen – Oxy hòa tan, mg/l.

d:

day – ngày.


TN:

Total Nitrogen – Tổng nitơ.

TP:

Total Phosphorus – Tổng Photpho.

TSS:

Total Suspended Solids – Tổng chất rắn lơ lửng.

BOD5:

5-day Biochemical Oxygen Demand - Nhu cầu oxy sinh hóa.

VK:

vi khuẩn.

STT:

Số thứ tự.


viii

LỜI MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề

Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đời sống và nhu cầu của con ngƣời ngày
càng đƣợc nâng cao. Từ một nƣớc thuần nông, Việt Nam đang vƣơn mình ra thế
giới, từng bƣớc thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa thay đổi cơ cấu kinh tế sang
phát triển công nghiệp và dịch vụ. Ngành công nghiệp của nƣớc ta đang trên đà phát
triển mạnh thúc đẩy sự tăng trƣởng về kinh tế và giải quyết việc làm cho nhiều
ngƣời dân. Song, ta không thể phủ nhận một điều rằng: đằng sau những lợi ích mà
nền kinh tế đạt đƣợc là sự đánh đổi vô cùng lớn mà môi trƣờng đang phải gánh
chịu, đặc biệt là môi trƣờng nƣớc. Nƣớc thải từ các khu công nghiệp thải ra môi
trƣờng ngày một tăng lên cả về số lƣợng và hàm lƣợng các chất ô nhiễm gây ảnh
hƣởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và sức khỏe con ngƣời.
Hiện nay có nhiều phƣơng pháp với nhiều công nghệ xử lý nƣớc thải khác
nhau. Nhƣng phƣơng pháp ứng dụng công nghệ sinh học đang đƣợc sử dụng phổ
biến nhất trong hầu hết các hệ thống xử lý.
Nghiên cứu của em sử dụng mô hình công nghệ bể USBF với ngăn lắng hình
thang trong đó đáy lớn hƣớng lên lên để xử lý nƣớc thải tập trung của KCN. Đây
cũng là công nghệ cải tiến của quá trình bùn hoạt tính trong đó kết hợp 3 ngăn: thiếu
khí, hiếu khí và ngăn lắng trong một đơn vị xử lý nƣớc thải. Với mong muốn gớp
phần giới thiệu các công nghệ xử lý nƣớc thải mới, đa dạng hóa công nghệ xử lý
nƣớc thải ở Việt Nam.
Mục tiêu của đề tài
 Thiết kế mô hình bể USBF.
 Xác định thời gian lƣu nƣớc tối ƣu nhằm nâng cao hiệu quả xử lý và hiệu quả
kinh tế đối với nƣớc thải tập trung KCN Suối Dầu – Khánh Hòa.
Nội dung đề tài
Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, đề tài cần thực hiên các nội dung sau:
 Đánh giá tính chất nƣớc thải đầu vào của hệ thống xử lý nƣớc thải KCN Suối Dầu.


ix


 Đánh giá hiệu quả xử của hệ thống xử lý nƣớc thải của KCN Suối Dầu.
 Đánh giá các hệ thống xử lý nƣớc thải KCN hiện nay.
 Tìm hiểu về bể USBF.
 Bố trí thí nghiệm để đánh giá khả năng xử lý của bể USBF đối với nƣớc thải
KCN Suối Dầu.
Phạm vi thực hiện
 Nƣớc thải tập trung của KCN Suối Dầu.
 Mô hình bể USBF có qui mô phòng thí nghiệm với thế tích là 70 lít, đƣợc
đặt tại Trung tâm xử lý nƣớc thải KCN Suối Dầu.
 Các thông số nghiên cứu là pH, COD, TN, TP.


1

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan quá trình xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp sinh học
1.1.1. Nguyên lý của quá trình xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp sinh học
Quá trình xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp sinh học dựa vào sự hoạt động
phân hủy các chất hữu cơ của vi khuẩn trong điều kiện hiếu khí hay yếm khí. Vi
sinh vật sẽ sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất có trong nƣớc thải làm thức
ăn để sinh trƣởng và phát triển. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy sinh
học thƣờng là các chất khí (CO2, N2, CH4, H2S), các chất vô cơ (NH4+, PO43-),
và tế bào mới [8]. Các quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật đƣợc gọi
là quá trình oxy sinh hóa.
Để thực hiện quá trình oxy sinh hóa các chất hữu cơ hòa tan, cả các chất keo
và phân tán nhỏ trong nƣớc thải cần đƣợc di chuyển vào bên trong tế bào của vi sinh
vật. Theo quan điểm hiện đại nhất, quá trình xử lý nƣớc thải hay nói đúng hơn là
việc thu hồi các chất bẩn từ nƣớc thải và việc vi sinh vật hấp thụ các chất bẩn đó là
một quá trình gồm 3 giai đoạn [10]:
 Di chuyển các chất gây ô nhiễm từ pha lỏng đến bề mặt tế bào của vi sinh vật

do khuếch tán đối lƣu và vi sinh vật.
 Di chuyển chất từ bề mặt ngoài tế bào qua màng bán thấm bằng khuếch tán do
sự chênh lệch nồng độ các chất ở trong và ngoài tế bào.
 Quá trình chuyển hóa các chất ở trong tế bào vi sinh vật với sự sản sinh năng
lƣợng và quá trình tổng hợp các chất mới của tế bào với sự hấp thụ năng
lƣợng.
Các giai đoạn trên có quan hệ rất là chặt chẽ với nhau và quá trình chuyển hóa
các chất đóng vai trò chính trong quá trình xử lý nƣớc thải.
Theo Alexander (1961) cho rằng 20% đến 40% carbon trong các chất thải hữu
cơ đƣợc tế bào vi khuẩn đồng hóa để tạo nên các tế bào mới, phần còn lại đƣợc biến
đổi thành CO2 và quá trình này sinh ra năng lƣợng.


2

1.1.2. Các quá trình sinh học chủ yếu trong việc xử lý nƣớc thải
Xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp sinh học dựa trên hoạt động sống của vi
sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn dị dƣỡng hoại sinh có trong nƣớc thải. Nhờ thực hiện
các biện pháp tăng cƣờng hoạt động của vi sinh vật trong các công trình nhân tạo
quá trình làm sạch các chất bẩn diễn ra nhanh hơn.
Có 3 quá trình cơ bản trong xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp sinh học [7]:
 Quá trình hiếu khí (aerobic processes)
 Quá trình yếm khí (anaerobic proceses)
 Quá trình nitrat hóa và khử nitrat (nitrification/denitrification)
1.1.2.1. Quá trình hiếu khí
Nguyên lý chung của quá trình hiếu khí
Khi nƣớc thải tiếp xúc với bùn hoạt tính, các chất thải có trong môi trƣờng nhƣ
các chất hữu cơ hòa tan, các chất keo và phân tán nhỏ sẽ đƣợc hấp phụ và keo tụ
sinh học trên bề mặt các tế bào vi sinh vật. Tiếp sau đó là giai đoạn khuếch tán và
hấp thụ các chất bẩn từ mặt ngoài của tế bào vào trong màng nguyên sinh. Các chất

vào trong tế bào dƣới tác dụng của hệ enzym nội bào sẽ đƣợc phân hủy. Quá trình
phân giải các chất bẩn hữu cơ xảy ra trong tế bào chất của tế bào sống là các phản
ứng oxy hóa khử.
Sự oxy hóa các chất hữu cơ và một số chất khoáng trong tế bào vi sinh vật nhờ
quá trình hô hấp. Nhờ năng lƣợng do vi sinh vật khai thác đƣợc trong quá trình hô
hấp mà chúng có thể tổng hợp các chất để phục vụ cho quá trình sinh trƣởng, sinh
sản… Kết quả là số lƣợng tế bào vi sinh vật không ngừng tăng lên.
Các quá trình trên liên tục xảy ra. Các thành phần thức ăn từ môi trƣờng bên
ngoài (nƣớc thải) lại khuếch tán và bổ sung thay thế vào [11].
Quá trình hiếu khí gồm 2 quá trình chính [7]:
 Quá trình oxy hóa (hay dị hóa):
(COHNS) + O2 + VK hiếu khí → CO2 + NH4+ + sản phẩm khác + năng
lƣợng
 Quá trình tổng hợp (hay đồng hóa):


3

(COHNS) + O2 + VK hiếu khí + năng lƣợng → C5H7O2N (tế bào vi khuẩn
mới)
Ghi chú:
 (COHNS) là chất hữu cơ.
 C5H7O2N là công thức hóa học thông dụng để đại diện cho tế bào vi khuẩn.
Khi hàm lƣợng chất hữu cơ thấp hơn nhu cầu của vi khuẩn, vi khuẩn sẽ thực
hiện quá trình hô hấp nội bào hay là tự oxy hóa sử dụng nguyên sinh chất của chúng
làm nguyên liệu.
C5H7O2N + 5O2 → 5CO2 + NH4+ + 2H2O + năng lƣợng
Trong phƣơng pháp hiếu khí, amôn cũng đƣợc loại bỏ bằng oxy hóa nhờ vi
sinh vật dị dƣỡng (quá trình nitrat hóa).
Các nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình phân hủy hiếu khí

Để đảm bảo quá trình xử lý bằng biện pháp sinh học trong điều kiện hiếu khí
đƣợc tiến hành tốt, chúng ta phải theo dõi và điều chỉnh các yếu tố môi trƣờng. Quá
trình phân hủy hiếu khí chịu ảnh hƣởng bởi các nhân tố [9]:
 Phải đủ lƣợng oxy hòa tan ở trong nƣớc để cung cấp cho đời sống của vi sinh
vật và phản ứng oxy hóa khử.
 Các chất hữu cơ có trong nƣớc, trƣớc hết là các chất hòa tan sẽ đƣợc phân hủy
hoặc đƣợc vi sinh vật sử dụng, sau đó mới đến các chất khó tan hoặc không
tan (các chất này dần dần cũng chuyển sang dạng tan).
 Nồng độ các chất dinh dƣỡng cho vi sinh vật: để vi sinh vật tham gia thực hiện
các quá trình oxy hóa nƣớc thải một cách có hiệu quả, cần thiết phải cung cấp
cho chúng đầy đủ các chất dinh dƣỡng trong môi trƣờng sống. Lƣợng các chất
dinh dƣỡng cần thiết để các quá trình sinh sản xảy ra bình thƣờng không đƣợc
thấp hơn giá trị nêu trong bảng [11]:


4

Bảng 1.1. Nồng độ các chất dinh dưỡng cần thiết (Theo M.X. Moxitrep,1982)
BOD của nƣớc thải (mg/l)

Nồng độ nitrogen trong Nồng độ photpho trong
muối Amonium (mg/l)

P2O5 (mg/l)

< 500

15

36


500 - 1000

25

8

Ngoài nguồn Nitrogen, photpho có nhu cầu nhƣ đã nêu trong bảng, các yếu tố
dinh dƣỡng khoáng khác nhƣ K, Ca, S…trong nƣớc thải thƣờng cũng đủ cung cấp
cho nhu cầu của vi sinh vật, ta không cần phải thêm vào nữa.
1.1.2.2. Quá trình kị khí
Do quá trình hoạt động mô hình của em không có quá trình yếm khí xảy ra.
Nhƣng để giúp cho bạn đọc hiểu đƣợc đầy đủ các quá trình xảy ra trong xử lý sinh
học, em xin trình bày một cách ngắn gọn quá trình xử lý yếm khí.
Quá trình chuyển hóa chất hữu cơ nhờ vi khuẩn kỵ khí chủ yếu diễn ra theo
nguyên lý lên men qua các bƣớc sau [12]:
 Bƣớc 1: Thủy phân các chất hữu cơ phức tạp và các chất béo thành các chất
hữu cơ đơn giản hơn nhƣ monosacarit, amino axit hoặc các muối pivurat khác.
Đây là nguồn dinh dƣỡng và năng lƣợng cho vi khuẩn hoạt động.
 Bƣớc 2: Các nhóm vi khuẩn kỵ khí thực hiện quá trình lên men axit, chuyển
hóa các chất hữu cơ đơn giản thành các loại axit hữu cơ thông thƣờng nhƣ axit
axetic hoặc glixerin, axetat…
 Bƣớc 3: Các nhóm vi khuẩn kỵ khí bắt buộc lên men kiềm (chủ yếu là các loại
vi khuẩn lên men metan nhƣ Methanosarcina và Methanothrix) đã chuyển hóa
axit axetic và hydro thành CH4 và CO2.
1.1.2.3. Quá trình nitrat hóa và khử nitrat hóa
Nitơ ở bất cứ dạng hòa tan nào (NH3, NH4+, NO2-, và NO3- trừ dạng khí N2)
đều là chất dinh dƣỡng và có thể cần loại bỏ khỏi nƣớc thải để tránh làm tảo phát
triển quá mức trong nguồn tiếp nhận. Bên cạnh đó, nitơ ở dạng ammonia tiêu thụ
oxy hòa tan và có thể gây độc cho cá. Khử nitơ có thể bằng cả phƣơng pháp sinh

học lẫn hóa học. Quá trình sinh học đƣợc gọi là quá trình nitrat hóa và khử nitrat.


5

Quá trình nitrat hóa
Quá trình nitrat hóa là quá trình oxy hóa sinh hóa nitơ của các muối amôn đầu
tiên thành nitrit và sau cùng thành nitrat trong điều kiện thích ứng (có oxy và nhiệt
độ trên 40C) [7]. Quá trình nitrat hóa gồm 2 giai đoạn sau:
 Giai đoạn 1: amôn bị oxy hóa thành nitrit do tác động của vi khuẩn nitrit
2NH4+ + O2 → 2NO2- + 4H+ + 2H2O
Việc chuyển hóa NH4+ thành NO2- đƣợc thực hiện bởi vi khuẩn oxy hóa amôn
(Ammonia Oxidizing Bacteria – AOB). Nitrosomonas nhƣ N. europaea, N.
Oligocarbogenes là các vi khuẩn tự dƣỡng oxy hóa amôn thành hydroxylamine
(NH2OH). Các AOB khác là Nitrosospira, Nitrosococcus, Nitrosolobus, và
Nitrosovibrio. Trong nƣớc thải hầu hết các AOB là Nitrosomonas.
 Giai đoạn 2: oxy hóa nitrit thành nitrat do tác động của vi khuẩn nitrat
2NO2- + O2 → 2NO3Việc chuyển hóa nitrit thành nitrat đƣợc tiến hành bởi các vi sinh vật oxy hóa
nitrit (Nitrite Oxidizing bacteria – NOB). Các vi khuẩn hóa dƣỡng khác tham gia
oxy hóa nitrit là Nitrosopina, Nitrosococcus, Nitrosopira. Trong số đó Nitrobacter là
vi khuẩn thƣờng gặp trong nƣớc thải nhất.
→ Quá trình chuyển hóa amôn thành nitrat có thể tổng hợp bằng phƣơng trình sau:
NH4+ + 2O2 → NO3- + 2H+ + H2O
Mặc dầu các vi khuẩn nitrat hóa tự dƣỡng chiếm ƣu thế về số lƣợng trong môi
trƣờng nhƣng quá trình nitrat hóa cũng có thể diễn ra bởi các vi khuẩn dị dƣỡng
(Arthrobacter) và nấm (Aspergillus). Các vi sinh vật này sử dụng nguồn cacbon hữu
cơ và oxy hóa amôn thành nitrat, tuy nhiên các vi khuẩn dị dƣỡng cần năng lƣợng
và sự tăng trƣởng của chúng chậm hơn nhóm vi khuẩn nitrat hóa tự dƣỡng rất nhiều,
do đó mức độ đóng góp của nó vào quá trình nitrat hóa coi nhƣ không đáng kể [14].
Quá trình nitrat hóa có một ý nghĩa quan trọng trong kỹ thuật xử lý nƣớc thải.

Trƣớc tiên nó phản ánh mức độ khoáng hóa các hợp chất hữu cơ nhƣng quan trọng
hơn là quá trình nitrat hóa tích lũy đƣợc một lƣợng oxy dự trữ có thể dùngđể oxy


6

hóa các chất hữu cơ không chứa nitơ khi lƣợng oxy tự do (lƣợng oxy hòa tan) đã
tiêu hao hoàn toàn cho quá trình đó.
Các yếu tố kiểm soát quá trình nitrat hóa
Có một số yếu tố kiểm soát quá trình nitrat hóa trong các công trình xử nƣớc
thải. Đó là nồng độ amôn/nitrit, nồng độ oxy, pH, nhiệt độ, tỷ số BOD5/TKN và sự
hiện diện của các hóa chất độc hại [15].
 Nồng độ NH4+/NO2- : Sự tăng trƣởng của Nitronomonas và Nitrobacter tuân
theo động học của Monod và phụ thuộc vào nồng độ của amôn và nitrat.
 Nồng độ của oxy: nồng độ của oxy là một trong những yếu tố quan trọng nhất
kiểm soát quá trình nitrat hóa. Hằng số bán bão hòa của oxy (Ko) là 1.3 mg/l.
Để tiến hành quá trình nitrat hóa, oxy phải đƣợc phân phối tốt trong bể hiếu
khí và nồng độ oxy hòa tan không dƣới 2mg/l.
NH3 + O2 → NO3- + H+ + H20
→ Để oxy hóa 1mg NH4+ cần 4.6 mg O2.
 Nhiệt độ: tốc độ tăng trƣởng của các vi khuẩn nitrat hóa bị ảnh hƣởng bởi
nhiệt độ thích hợp trong khoảng 8 - 300C. Nhiệt độ tối ƣu cho quá trình vào
khoảng 300C.
 pH: pH tối ƣu cho Nitrosomonas và Nitrobacter nằm trong khoảng 7.5 – 8.5.
Quá trình nitrat dừng lại ở pH < 6. Độ kiềm bị phá vỡ là kết quả của sự oxy
hóa amôn bởi vi khuẩn nitrat hóa. Về mặt lý thuyết, quá trình nitrat hóa phá vỡ
độ kiềm (tính bằng CaCO3) với số lƣợng là 7.14 mg/1 mg của N-NH4+ bị oxy
hóa.
 Tỷ số BOD5/TNK: một phần vi sinh vật nitrat hóa bị giảm khi tỷ số
BOD5/TNK tăng. Trong quá trình nitrat hóa kết hợp với oxy hóa carbon, tỷ số

này lớn hơn 5, trong quá trình nitrat hóa riêng biệt, tỷ số này nhỏ hơn 3.
 Sự ức chế của các chất độc hại: Các hợp chất hữu cơ trong nƣớc thải không
gây độc trực tiếp cho cho các vi khuẩn nitrat hóa. Sự ức chế của các hợp chất
hữu cơ có thể là gián tiếp và có thể là do sự suy giảm oxy do các vi khuẩn dị
dƣỡng. Các hợp chất gây độc nhất cho vi khuẩn nitrat hóa là xyanua (cyanide),


7

thioure (thiourea), phenol, aniline và các kim loại nặng (Ag, Hg, Ni, Cr, Cu,
Zn). Ảnh hƣởng của Cu đối với Nitrosomonas europea tăng khi cơ chất (NH4+)
tăng từ 3 mg/l đến 23 mg/l.
Bảng 1.2. Các điều kiện tối ưu cho quá trình nitrat [15]
Điều kiện

Thông số thiết kế

Khoảng pH cho phép (95% nitrat hóa)

7.2 - 8.4

Nhiệt độ cho phép (95% nitrat hóa) 0C

15 - 35

Nhiệt độ tối ƣu 0C (ƣớc tính)

30

Oxy tan ở lƣu lƣợng tối đa, mg/l


<1

MLVSS (Mixed – liquor volatile suspended

1200– 2500

solids), mg/l
Kim loại nặng ức chế quá trình nitrat hóa

<5

(Cu, Zn, Cd, Ni, Pb, Cr), mg/l
Các chất độc hữu cơ ức chế quá trình nitrat hóa

0

Hợp chất phenol có halogen (mg/l)

0

Các dung môi halogen (mg/l)

0

Phenol và cresol (mg/l)

< 20

Xyanua (Cyanide) và tất cả các hợp chất giải


< 20

phóng acid xianhydric (Hydrocyanic acid),
mg/l
Nhu cầu oxy (tính đẳng lƣợng, lb O2/lb N-

4.6

NH3, cộng với nhu cầu oxy của carbon
(carbonaceous) – oxy hóa các chất hữu cơ do
vi sinh vật dị dƣỡng (heterotrophic))

Quá trình khử nitrat hóa:
Quá trình khử nitrat là quá trình tách oxy khỏi nitrit, nitrat dƣới tác dụng của
vi khuẩn trong điều kiện không có oxy (anoxic). Oxy đƣợc tách ra từ nitrit và nitrat
đƣợc dùng lại để oxy hóa các chất hữu cơ. Quá trình này đƣợc thực hiện bởi các vi


8

khuẩn thuộc các giống Aerobacter, Bacillus, Spirillum... Quá trình khử nitrat hóa
cũng có thể chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 biến đổi nitrat thành nitrit, giai đoạn 2
hình thành các chất khí nhƣ nitrit oxide, nitrous oxide và khí nitơ.
Quá trình khử nitrat đƣợc thực hiện theo trình tự sau:
NO3- + 1.08 CH3OH + H+ → 0.065 C5H7O2N + 0.47 N2 + 0.76 CO2 + 2.44 H2O
Vi sinh vật có khả năng khử nitrat hóa là các giống sau đây: Pseudomonas,
Baccillus, Spirillum, Hyphomicrobium, Agrobacterium, Acinetobacter,... mà chúng
ta thƣờng tìm thấy trong nƣớc, đất và nƣớc thải [15].
Các yếu tố ảnh hƣởng quá trình khử nitrat hóa

[2] Quá trình khử nitrat chịu ảnh hƣởng bởi:
 Ảnh hƣởng của oxy: do oxy là tác nhân ức chế tốc độ phản ứng khử nitrat nên
chúng có tác động ngƣợc lại, nồng độ oxy càng cao thì mức độ ức chế càng
lớn.
 Sự hiện diện của các chất hữu cơ: bản chất của chất hữu cơ cũng ảnh hƣởng
đến tốc độ khử nitrat, các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học tạo điều kiện tốt
thúc đẩy tốc độ khử nitrat. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ khử
nitrat tăng dần khi sử dụng chất hữu cơ từ phân hủy nội sinh, từ nguồn nƣớc
thải và chủ động đƣa vào hệ nhƣ metanol, axit axetic.
 pH: giá trị pH thích hợp là 7 9, tốt nhất là gần 7, ngoài vùng tối ƣu tốc độ khử
nitrat giảm nhanh. Tại pH ≈ 10 và pH ≈ 6 tốc độ khử nitrat chỉ còn lại vài phần
trăm so với vùng tối ƣu. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ kiềm và pH tăng
trong quá trình khử nitrat do 1 mg NO chuyển sang N2 làm tăng 3,6 mg
CaCO3.
 Nhiệt độ: ảnh hƣởng của nhiệt độ lên quá trình khử nitrat tƣơng tự nhƣ đối với
quá trình nitrat hóa. Quá trình khử nitrat có thể xảy ra ở nhiệt độ 35 - 500C,
cũng có thể ở nhiệt độ thấp hơn 5 - 100C nhƣng với tốc độ chậm hơn.
 Ảnh hƣởng của các nguyên tố vi lƣợng: quá trình khử nitrat đƣợc kích thích
khi có mặt Mo và Se, chúng hoạt động tạo thành formate dehydrogenase, một


9

trong những enzyme phức tạp nhất trong sự trao đổi chất của methanol. Mo
còn là nguyên tố chủ yếu trong việc tổng hợp nitrat reductase [15].
 Các hợp chất độc hại: quá trình này ít bị ảnh hƣởng bởi chất độc so với quá
trình nitrat hóa [15].
1.1.3. Mục đích của quá trình xử lý sinh học
Mục đích của quá trình xử lý sinh học bao gồm [15]:
 Giảm hàm lƣợng chất hữu cơ của nƣớc thải (ví dụ, giảm BOD); mục tiêu này

cũng bao gồm việc giảm bớt/ loại bỏ những chất ô nhiễm vi lƣợng khó phân
hủy sinh học và có thể độc hay sinh ung thƣ.
 Loại bỏ/giảm bớt chất dinh dƣỡng (N, P) để giảm bớt ô nhiễm cho nguồn nƣớc
nhận và nƣớc ngầm nếu nƣớc thải đƣợc đổ ra đất.
 Loại bỏ hay bất hoạt những vi sinh vật gây bệnh hay ký sinh trùng.
1.2. Tổng quan về khu công nghiệp Suối Dầu
1.2.1. Giới thiệu sơ bộ về Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Suối Dầu
(SUDAZI)
SUDAZI đƣợc thủ tƣớng Chính phủ quyết định thành lập năm 1997 với diện
tích 152 ha làm cơ sở hạn tầng phục vụ đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, là
doanh nghiệp Nhà nƣớc trực thuộc Công ty Thƣơng mại – Đầu tƣ Khánh Hòa. Sau
đó, để trực tiếp điều hành, thực hiện dự án, Công ty đã thành lập Ban quản lý dự án
KCN Suối Dầu tiền thân của Xí nghiệp phát triển hạ tầng KCN Suối Dầu và hiện
nay là Công ty Cổ phần KCN Suối Dầu.
SUDAZI đƣợc xây dựng thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, huy
động, tận dụng và tăng giá trị nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phƣơng. Với vị trí
thuận lợi cả về giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy và đƣờng hàng không.
Các nguồn cung cấp điện và nƣớc cho KCN thuận lợi phát triển. Với diện tích quy
hoạch 152 ha (giai đoạn 1: 78,1 ha) và có thể mở rộng đến 300 ha (giai đoạn 2).
Nằm ở vị trí đầu mối của giao thông, cách Thành phố Nha Trang 25km, cách Cảng
biển và sân bay Nha Trang 27km, Cảng biển Quốc tế Cam Ranh và Ba Ngòi 35km


10

thì SUDAZI là điểm hẹn công nghiệp của miền Trung nói riêng và của cả nƣớc nói
chung.
Tính đến thời điểm hiện nay có khoảng 40 doanh nghiệp đầu tƣ phát triển
vào SUDAZI với nhiều ngành nghề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Dƣới đây là
một số doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN:

Bảng 1.3. Các doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN Suối Dầu
Loại hình sản xuất
1. Nhóm ngành chế biến thủy sản

Tên doang nghiệp
Công ty TNHH Phillips Seafood Việt Nam
Công ty TNHH Thông Thuận
Công ty TNHH Thủy sản Hải Long
Công ty TNHH Hải Vƣơng
Công ty TNHH Thủy sản Bạc Liêu
Công ty TNHH Tín Thịnh
Công ty TNHH Thịnh Hƣng
Công ty TNHH T & T
Công ty TNHH Thủy sản Nha Trang
Công ty TNHH Cá Ngừ Việt Nam

2. Nhóm ngành dệt may

Công ty TNHH Komega – X
Công ty đồ bơi Việt Nam

3. Nhóm ngành chế biến xuất
khẩu gỗ

Công ty TNHH hàng nội thất Đại Nam
Xí nghiệp chế biến hàng song mây xuất
khẩu Suối Dầu


11


1.2.2. Giới thiệu về Trung tâm xử lý nƣớc thải KCN Suối Dầu

Hình1.1. Trung tâm xử lý nước thải KCN Suối Dầu
Trung tâm xử lý nƣớc thải nằm trên đƣờng số 2 trong KCN Suối Dầu với cơ
sở hạ tầng tƣơng đối đầy đủ, gồm:
 Phòng thí nghiệm: đƣợc trang bị khá đầy đủ các trang thiết bị và hóa chất cần
thiết, có nhiệm vụ giám sát và kiểm tra các thông số chất lƣợng nƣớc thải
(COD, TN, TP, MLSS, pH) đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý nƣớc thải tại
Trung tâm và của các doanh nghiệp trong KCN.
 Phòng điều hành: có nhiệm vụ vận hành và giám sát hệ thống xử lý nƣớc tại
Trung tâm.
Nhiệm vụ của Trung tâm là nơi tiếp nhận và xử lý nƣớc thải của các doanh
nghiệp trong KCN. Nƣớc thải sau khi đƣợc xử lý sơ bộ (đạt QCVN 40/2011 cột B)
tại từng doanh nghiệp sẽ đƣợc xả vào đƣờng ống dẫn đi vào hệ thống của Trung
tâm. Tại đây, nƣớc thải đƣợc xử lý để đạt theo QCVN 40/2011 cột A-B và xả ra
ngoài môi trƣờng.


12

Hệ thống xử lý nƣớc thải của Trung tâm xử lý nƣớc thải KCN Suối Dầu
Nước thải
Hố gom
Song chắn rác

Cấp khí

Bể điều hòa
Sân phơi

cát

Mƣơng lắng cát

Bể lắng 1

Cấp khí

Bể Aerotank

Bùn
hồi lƣu

Bể tái
sinh bùn

Bể lắng 2
Bể lamen
Bể khử trùng
Hồ điều hòa sinh học

Nguồn tiếp nhận
Chú th ích:
Đƣờng đi của nƣớc thải
Đƣờng đi của bùn
Đƣờng đi của khí
Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tại Trung tâm

Sân
phơi

bùn


13

Thuyết minh quy trình công nghệ:
Nƣớc thải sản xuất đƣợc các doanh nghiệp xử lý sơ bộ và xả vào hố gom, theo
đƣờng ống dẫn về Trung tâm đi qua song chắn rác để loại bỏ các rác thải có kích
thƣớc lớn và vào bể điều hòa.
Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lƣu lƣợng và điều hòa nồng độ các thành
phần trong nƣớc thải. Để tăng tính đồng nhất cho nƣớc thải thì tiến hành cấp khí,
nƣớc thải đó đƣợc bơm lên bể lắng cát, các chất chất thải vô cơ có trọng lƣợng riêng
lớn (cát, sạn nhỏ, ...) sẽ lắng xuống và đƣa về sân phơi cát. Nƣớc thải tiếp tục đƣợc
dẫn sang bể lắng 1.
Tại bể lắng 1, nƣớc đƣợc dẫn vào ống trung tâm bể đi từ dƣới lên, thời gian
lƣu nƣớc thƣờng từ 2 - 6h tùy thuộc chất lƣợng nƣớc đầu vào. Bể lắng 1 có bố trí
máy cào bùn tự động để loại bỏ bùn theo định kì. Nƣớc thải sau lắng sẽ tràn qua
máng răng cƣa vào máng thu nƣớc và đi vào ống dẫn sang bể aerotank. Tại đây,
nƣớc đƣợc cấp khí liên tục bằng hệ thống ống có đục lỗ đặt dƣới đáy bể. Qúa trình
oxy hóa chất hữu cơ có trong nƣớc thải đƣợc thực hiện nhờ hệ vi sinh vật hô hấp
hiếu khí lơ lửng. quá trình này giúp làm giảm lƣợng lớn COD, BOD trong nƣớc
thải, nhƣng lại tạo ra lƣợng bùn lớnThời gian lƣu nƣớc tại bể aerotank từ 4-8h.
Nƣớc thải sau khi đƣợc xử lý tại bể aerotank sẽ theo ống dẫn vào bể lắng 2.
Tại đây, sẽ xảy ra quá trình lắng các bông cặn (bùn hoạt tính) vừa đƣợc tạo ra từ bể
aerotank. Khoảng 70% bùn lắng thải loại sang sân phơi bùn và khoảng 30% bùn này
sẽ đƣợc hồi lƣu về bể tái sinh bùn, tại bẻ tái sinh bùn, bùn hoạt tính đƣợc nuôi và
cung cấp lại cho bể aerotank để bắt đầu chu kì hoạt động tiếp theo. Phần nƣớc thải
sau lắng sẽ tràn vào máng dẫn theo đƣờng ống dẫn qua bể lắng lamen (đây là cụm
công trình mới đƣợc bổ sung) nhằm hỗ trợ quá trình lắng các cặn lơ lửng trƣớc khi
đi vào bể khử trùng và ra hồ điều hòa sinh học. Tại hồ điều hòa sinh học có lƣợng

lớn bèo lục bình, rau muống góp phần loại bỏ một phần phospho, nito và ổn định
nguồn nƣớc trƣớc khi thải ra nguồn tiếp nhận.


14

1.3. Tổng quan về nƣớc thải Khu công nghiệp
1.3.1. Nguồn gốc của nƣớc KCN
Nƣớc thải khu công nghiệp có nguồn gốc từ các quá trình sinh hoạt, nấu ăn
của cán bộ nhân viên, công nhân trong các khu công nghiệp và trong quá trình sản
xuất của các nhà máy trong khu công nghiệp.
1.3.2. Đặc tính của nƣớc thải KCN
1.3.2.1. Thành phần, tính chất nƣớc thải các KCN
Nƣớc thải KCN có thành phần và tính chất đa dạng phức tạp hơn với nhiều
hình thức, loại hình sản xuất của từng nhà máy, khu chế xuất.
Nƣớc thải sinh hoạt của công nhân viên trong KCN tƣơng đƣơng nƣớc thải
sinh hoạt, chủ yếu là ô nhiễm bởi các chất hữu cơ COD, BOD, nito, photpho, dầu
mỡ, SS. Nƣớc thải sản xuất của các nhà máy trong khu công nghiệp có thành phần
phức tạp hơn do có nhiều loại hình kinh doanh các mặt hàng khác nhau. Thành phần
các chất ô nhiễm trong nƣớc thải công nghiệp thƣờng biến động và có lƣu lƣợng lớn
theo giờ và theo mùa.
1.3.2.2. Thành phần, tính chất nƣớc thải KCN Suối Dầu
Từ bảng 1.2. “Các doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN Suối Dầu” ta thấy,
nhóm các doanh nghiệp kinh doanh chế biến thủy sản chiếm đa số (khoảng 80%)
các dự án trong KCN. Do đó, nƣớc thải của KCN Suối Dầu mang đầy đủ các đặc
trƣng của thành phần và tính chất nƣớc thải chế biến thủy sản với hàm lƣợng chất
hữu cơ (COD, BOD), chất dinh dƣỡng (N,P), TSS rất cao.
Nhìn chung nƣớc thải trong hệ thống xử lý nƣớc thải thủy hải sản chứa phần
lớn các chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ động vật chủ yếu các mảnh thịt vụn, ruột
các loại thủy sản, vảy cá, mỡ các thành phần này chủ yếu là protein và các chất béo.

Trong nƣớc thải chứa các chất nhƣ cacbonhydrat, protein, chất béo… khi xả vào
nguồn nƣớc sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nƣớc do vi sinh vật sử dụng
oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Các chất rắn lơ lửng làm cho nƣớc đục
hoặc có màu, nó hạn chế độ sâu tầng nƣớc đƣợc ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh
hƣởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu…


15

Các chất dinh dƣỡng (N,P) với nồng độ cao gây ra hiện tƣợng phú dƣỡng
nguồn nƣớc, rong tảo phát triển làm suy giảm chất lƣợng nguồn nƣớc. Các vi sinh
vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nƣớc là nguồn ô
nhiễm đặc biệt. Con ngƣời trực tiếp sử dụng nguồn nƣớc nhiễm bẩn hay qua các
nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho ngƣời nhƣ bệnh lỵ, thƣơng hàn,
bại liệt, nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu, tiêu chảy cấp tính…
Nƣớc thải ngành này có chỉ tiêu COD dao động trong khoảng 600 – 2300
mg/L, BOD5 từ 400 – 1800 mg/L, thành phần hữu cơ khá cao này khi bị phân hủy
kị khí sẽ tạo ra sản phẩm trung gian có mùi rất khó chịu và đặc trƣng (sản phẩm có
chứa indolmecaptans, H2S …) gây ảnh hƣởng đến sức khỏe công nhân trực tiếp làm
việc và môi trƣờng xung quanh. Hàm lƣợng chất rắn lơ lửng SS từ 125 – 400 mg/L,
trong nƣớc thƣờng chứa vụn thủy sản, các vụn này rất dễ lắng, dễ gây nghẽn đƣờng
ống. Hàm lƣợng nitơ và photpho rất cao (Ntc = 57 – 120 mg/L , Ptc = 13 – 90
mg/L), điều này cho thấy mức độ ô nhiễm chất dinh dƣỡng lớn nên khả năng gây
phú dƣỡng tại nguồn tiếp nhận là khó tránh khỏi.


×