Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành khoáng sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG TRANG

CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH
KHOÁNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG TRANG

CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH
KHOÁNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG

CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301



CÁN BỘ HƢỚNG DẨN KHOA HỌC: TS. PHẠM NGỌC TOÀN
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp ngành khoáng sản niêm yết trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện, với sự hƣớng dẫn,
hỗ trợ từ Thầy TS. Phạm Ngọc Toàn.
Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa từng
đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã đƣợc cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2016

Nguyễn Thị Phƣơng Trang


ii

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù gián tiếp hay trực tiếp từ ngƣời khác. Lời đầu tiên tôi xin
trân trọng cảm ơn Quý Thầy Hiệu Trƣởng và Ban Giám Hiệu trƣờng Đại học Công
nghệ TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi đƣợc có
cơ hội dự học lớp Cao học Kế toán (Niên khóa 2014 – 2016) tại nhà trƣờng. Đồng

thời tôi c ũ n g xin chân thành cảm ơn đến Quý Thầy Cô - những ngƣời đã truyền
đạt kiến thức cho tôi trong suốt hai năm học cao học vừa qua tại trƣờng Đại học
Công nghệ TP. Hồ Chí Minh.
Và tôi vô cùng cảm ơn Thầy TS. Phạm Ngọc Toàn đã cùng với tri thức và tâm
huyết của mình tận tâm hƣớng dẫn tôi qua từng giờ học trên lớp, cũng nhƣ những
buổi nói chuyện, thảo luận về lĩnh vực kế toán. Nếu không có những lời dạy bảo,
sự hƣớng dẫn tận tình của thầy thì tôi nghĩ Luận văn của tôi khó có thể hoàn thành
đƣợc. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn thầy.
Cảm ơn tất cả các bạn bè đồng môn trong lớp vì cơ duyên đƣợc gặp nhau, cùng
nhau học tập, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, niềm vui trong công việc và cuộc
sống.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, những ngƣời thân luôn
luôn hỗ trợ và thƣờng xuyên động viên tinh thần tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Trân trọng cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2016

Nguyễn Thị Phƣơng Trang


iii

TÓM TẮT

Việt Nam đang dần đổi mới và bƣớc vào thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại
hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đây sẽ tạo ra nhiều thay đổi to lớn về môi trƣờng
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Sự thay đổi to lớn về môi trƣờng kinh
doanh có thể đồng thời tạo ra những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp nói
chung và các doanh nghiệp ngành khoáng sản nói riêng. Thách thức lớn nhất đó chính
là sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trƣờng, với các đối thủ mạnh hơn về vốn,

về công nghệ, khôn ngoan hơn trong việc sử dụng vốn, cách thức quản lý. Trong điều
kiện cạnh tranh gay gắt nhƣ vậy làm thế nào để duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh,
tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp? Đây là một câu hỏi lớn và không dễ trả lời đối với
các doanh nghiệp trong ngành khoáng sản.
Xuất phát từ tầm quan trọng, cũng nhƣ tính cấp bách của vấn đề hiệu quả hoạt
động kinh doanh và sự cần thiết phải tìm hiểu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành
khoáng sản, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp trong ngành khoáng sản niêm yết
trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam” để nghiên cứu. Mục tiêu của tác giả trong
nghiên cứu này là xem xét các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp ngành khoáng sản đang đƣợc niêm yết trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam. Luận văn của tác giả sẽ trả lời các câu hỏi: Yếu tố nào tác
động? Mức độ tác động của từng yếu tố? Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam có giống với
kết quả nghiên cứu ở các nƣớc trên thế giới không? Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở lý luận về hoạt động, sản phẩm khoáng sản, đặc thù của
các doanh nghiệp ngành khoáng sản, các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh, các yếu
tố tác động đến hiệu quả kinh doanh và một số nghiên cứu có liên quan trên thế giới.
Nghiên cứu sử dụng số liệu của 42 doanh nghiệp ngành khoáng sản niêm yết trên thị


iv

trƣờng chứng khoán Việt Nam. Các số liệu đƣợc truy xuất từ báo cáo tài chính đã
đƣợc kiểm toán của các doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu từ năm 2010 – 2014. Tác
giả sử dụng phần mềm SPSS 20 để xử lý dữ liệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong
các biến xem xét tỷ lệ nợ, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trƣởng, tỷ trọng tài sản cố
định, thời gian hoạt động của doanh nghiệp) thì có 6 biến tác động đến hiệu quả kinh
doanh đƣợc đo lƣờng bởi chỉ số ROA là biến: Tỷ lệ nợ trên tổng vốn (TLNA), Tỷ lệ
nợ trên vốn chủ sở hữu (TLNB), Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn (TLND), Tốc độ tăng

trƣởng của tổng tài sản (GROW), Tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản (TSCD),
Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (AGE). Trong đó biến: Tỷ trọng tài sản cố định
trên tổng tài sản (TSCD) tác động theo chiều âm và có tỷ lệ tác động mạnh nhất đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các biến không có ý nghĩa thống kê
là biến quy mô doanh nghiệp (SIZE), biến tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng vốn (TLNC).
Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng phù hợp với một số kết quả nghiên cứu có
liên quan trên thế giới và phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp ngành khoáng sản ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2014. Dựa trên kết quả
nghiên cứu, tác giả đã đề xuất các kiến nghị phù hợp đối với doanh nghiệp ngành
khoáng sản nhằm cải thiện cơ cấu vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp.
Vì nghiên cứu này chỉ xem xét các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh
đƣợc đo lƣờng ở góc độ tài chính tức là các số liệu, chỉ số đƣợc truy xuất từ báo cáo tài
chính của doanh nghiệp. Do đó tác giả xin đƣợc đề xuất hƣớng tiếp cận cho các nghiên
cứu tiếp theo nhƣ sau: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh đƣợc
đo lƣờng ở góc độ thị trƣờng, hoặc nghiên cứu các yếu tố phi tài chính tác động đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.


v

ABSTRACT

Vietnam is gradually renewing and entered a period of industrialization Modernization, international economic integration. From here would create enormous
changes in the business environment of the enterprise. The enormous changes in the
business environment can simultaneously create opportunities and challenges for
businesses in general and businesses in particular mineral boughs. The biggest
challenge that is the fierce competition of the market economy, with stronger
opponents in capital, technology, wiser in the use of capital, management methods. In
conditions of fierce competition so how to maintain efficient business operations,

generate profits for business? This is a great question and the answer is not easy for
firms in the mineral sector…
Stemming from the importance and urgency of the issues of business
performance and the need to understand the factors affecting business performance in
order to improve the competitiveness of businesses in minerals, the authors have
chosen the theme "financial factors affecting business performance of the enterprise in
the mineral sector listed on Vietnam's stock market" for research. The objective of the
authors in this study is to examine the financial factors affecting business performance
of the mining industry is now listed on Vietnam's stock market. Author's thesis will
answer the questions: Which factors influence? The degree of impact of each factor?
Findings in Vietnam have similar results in countries around the world ?. The model
and research hypothesis is based on the rationale for the operation, mineral products,
the characteristics of the mineral industry enterprises, the indicators of business
efficiency, impact factors business efficiency and some relevant research in the world.
The study used data from 42 enterprises listed mining industry Vietnam stock market.
The data were retrieved from the financial statements audited by firms in the study
period from 2010 - 2014. The author uses SPSS 20 software for data processing. The


vi

study results showed that, in the variables considered (debt ratio, firm size, growth,
share of fixed assets, the uptime of business), 6 variables affecting efficiency Business
performance is measured by ROA is variable: debt to total capital (TLNA), debt to
equity (TLNB), Rate of long-term debt to total capital (TLND), growth rate Head of
total assets (GROW), Specific Gravity of fixed assets to total assets (fixed assets),
duration of business operations (AGE). Which variables: proportion of fixed assets to
total assets (fixed assets) Vertical negative impact and have the strongest impact rate to
efficient business operation of the business. The variables have no statistically
significant variable firm size (SIZE), variable rate short-term debt to total capital

(TLNC) was not statistically significant.
The research results of the author is also consistent with a number of research
results relevant in the world and in accordance with business characteristics of the
mineral industry enterprises in Vietnam for the period 2010-2014. based on study
results, the authors propose appropriate recommendations for mining companies to
improve capital structure and improve the efficiency of business operations of
enterprises.
Because this study only looked at factors affecting business performance is
measured in terms of financial metrics ie, index retrieved from the financial statements
of the enterprise. Therefore the author will propose approaches for further research are
as follows: study of factors affecting business performance is measured in terms of the
market, or the study of non-financial factors impact on the business performance of the
enterprise


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ...................................................................................................................... iii
ABSTRACT ................................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... xii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................ xiii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ.............................................................. xiv
1.

ĐẶT VẤN ĐỀ: ................................................................................................ 1

2.


LÝ DO NGHIÊN CỨU: .................................................................................. 2

3.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: ............................................................................ 4

4.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: .............................................................................. 4

5.

ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ..................................................... 5

6.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .................................................................. 5

7.

Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU:.............................................................................. 5

8.

KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: ............................................................... 6

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................................ 7
1.1.


NGHIÊN CỨU NƢỚC NGOÀI: ..................................................................... 7


viii

1.2.

NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC: .................................................................. 12

1.3.

NHẬN XÉT :................................................................................................. 17

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1............................................................................................... 18
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 19
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP: ........ 19

2.1.
2.1.1.

Khái niệm:.................................................................................................. 19

2.1.2.

Các chỉ số đo lƣờng, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh: ................ 19

2.1.2.1. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp:........................................... 19
2.1.2.2. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): ......................................... 20
2.1.2.3. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA): ....................................................... 21
CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG


2.2.

KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP: .................................................................. 22
2.3.

MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP:...................................................... 23
2.3.1.

Cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh: ......................................... 23

2.3.2.

Quy mô doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động kinh doanh: ....................... 25

2.3.3.

Thời gian hoạt động của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động kinh doanh:
25

2.4.

GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP NGÀNH KHOÁNG SẢN: ................. 26

2.4.1.

Doanh nghiệp ngành khoáng sản: .............................................................. 26


2.4.1.1. Đặc thù hoạt động của ngành khoáng sản: ............................................. 27


ix

2.4.1.2. Các yếu tố rủi ro trong ngành khoáng sản:............................................. 28
2.4.1.3. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngành khoáng sản: . 32
2.4.2.

Sơ lƣợc quá trình hoạt động từ năm 2010 đến 2014: ................................ 33

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2............................................................................................... 36
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .......................................................... 37
3.1.

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU: ...................................................................... 37

3.2.

GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU: .................................................................... 39

3.2.1.

Cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động kinh doanh: ......................................... 39

3.2.2.

Quy mô doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động kinh doanh: ....................... 39

3.2.3.


Tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh: ................ 40

3.2.4.

Tỷ trọng tài sản cố định và hiệu quả kinh doanh: ...................................... 40

3.2.5.

Thời gian hoạt động và hiệu quả của doanh nghiệp: ................................. 41

3.3.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU: ........................................................................... 41

3.4.

BIẾN CỦA MÔ HÌNH: ................................................................................. 43

3.5.

PHƢƠNG TRÌNH HỒI QUY ĐA BIẾN:...................................................... 46

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3............................................................................................... 47
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. ..................................................................... 48
4.1.

DỮ LIỆU: ...................................................................................................... 48

4.2.


THỐNG KÊ MÔ TẢ: .................................................................................... 49

4.2.1.

Thống kê mô tả biến phụ thuộc - ROA: .................................................... 49


x

4.2.2.
4.3.

Thống kê mô tả biến độc lập: .................................................................... 49
KẾT QUẢ HỒI QUY: ................................................................................... 51

4.3.1.

Ma trận tƣơng quan giữa các biến trong mô hình lần 1:............................ 51

4.3.2.

Thông số mô hình lần 1: ............................................................................ 52

4.3.3.

Kết quả hồi quy lần 1: ................................................................................ 53

4.3.4.


Thông số mô hình lần 2: ............................................................................ 54

4.3.5.

Kết quả hồi quy lần 2: ................................................................................ 55

4.4.

KẾT QUẢ HỒI QUY MÔ HÌNH CUỐI CÙNG: .......................................... 56

4.4.1.

Ma trận tƣơng quan giữa các biến trong mô hình cuối cùng: .................... 56

4.4.2.

Thông số mô hình lần cuối: ....................................................................... 57

4.4.3.

Kiểm định giả định của phƣơng sai sai số không đổi: ............................... 58

4.4.4.

Kiểm định các phần dƣ có phân phối chuẩn: ............................................. 59

4.4.5.

Kết quả hồi quy mô hình cuối: .................................................................. 61


4.5.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: ........................................................................... 62

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. ................................................................ 67
5.1.

KẾT LUẬN: .................................................................................................. 67

5.2.

KIẾN NGHỊ: ................................................................................................. 69

5.2.1.

CƠ CẤU VỐN: ................................................................................................. 69

5.2.1.1. Phát triển các kênh huy động vốn: ............................................................. 69
5.2.1.2. Nâng cao uy tín của doanh nghiệp:............................................................ 70


xi

5.2.1.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh: .................................................................. 72
5.2.2.

QUY MÔ DOANH NGHIỆP: ............................................................................... 75

5.2.3.


TĂNG TRƢỞNG DOANH NGHIỆP:..................................................................... 76

5.2.4.

TỶ TRỌNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH: ......................................................................... 76

KẾT LUẬN CHƢƠNG 5............................................................................................... 78
KẾT LUẬN CHUNG VÀ .............................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 81
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 86


xii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AGE

: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp.

GROW

: Tốc độ tăng trƣởng doanh nghiệp.

GDP

: Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội.

ROA


: Return On Assets – Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản.

ROE

: Return On Equity – Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

Sig

: Significance level – Mức ý nghĩa.

SIZE

: Quy mô doanh nghiệp.

SPSS

: Statistical Package for Social Sciences –
Phần mềm xử lý thống kê dùng trong các ngành khoa học xã hội.

TLNA

: Tỷ lệ nợ trên tổng vốn.

TLNB

: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu.

TLNC

: Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng vốn.


TLND

: Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn.

TSCD

: Tỷ trọng của tài sản cố định.

VIF

: Variance Inflation Factor – Hệ số phóng đại phƣơng sai.


xiii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1

: Tổng hợp các biến của mô hình………………………………. .… . .43

Bảng 4.1

: Thống kê mô tả biến phụ thuộc………………………………………49

Bảng 4.2

: Thống kê mô tả các biến độc lập. ……………………………………49


Bảng 4.3

: Ma trận tƣơng quan giữa các biến trong mô hình lần 1………………51

Bảng 4.4

: Thông số mô hình lần 1. ……………………………………………..52

Bảng 4.5

: Các thông số thống kê trong mô hình lần 1………………… …… …53

Bảng 4.6

: Thông số mô hình lần 2………………………………………………55

Bảng 4.7

: Các thông số thống kê trong mô hình lần 2. ……………………… . .55

Bảng 4.8

: Ma trận tƣơng quan giữa các biến trong mô hình lần cuối…… … .…56

Bảng 4.9

: Thông số mô hình lần cuối…………………… ……… ………….…57

Bảng 4.10 : Các thông số thống kê trong mô hình lần cuối. ……………………...61



xiv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình 2.1

: Vai Trò của ngành khoáng sản đối với nền kinh tế. …………………26

Hình 3.1

: Quy trình nghiên cứu. ………………………………………………..38

Hình 3.2

: Mô hình nghiên cứu. ………………………………………………....42

Hình 4.1

: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dƣ từ hồi quy………….58

Hình 4.2

: Đồ thị P – P Plot của phần dƣ. ……………………………………….59

Hình 4.3

: Đồ thị Histogram của phần dƣ. ………………………………………60



1

PHẦN MỞ ĐẦU

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hiệu quả kinh doanh luôn luôn là vấn đề cơ bản nhất trong sản xuất kinh doanh

của một hình thái kinh tế xã hội. Các chủ thể tham gia vào nền kinh tế và tiến hành sản
xuất kinh doanh phải đặt mục tiêu hiệu quả lên hàng đầu cùng với nâng cao năng suất
và chất lƣợng. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả là doanh nghiệp thỏa mãn
tối đa nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của xã hội trong giới hạn cho phép của các nguồn
lực hiện có và thu đƣợc nhiều lợi nhuận nhất, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.
Có thể nói mục đích chính của sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Lợi nhuận là mục tiêu
trƣớc mắt, lâu dài và thƣờng xuyên của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Có rất nhiều các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Các yếu tố có thể xuất phát từ môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp, hoặc các yếu
tố đó có thể xuất phát từ bản thân nội tại của doanh nghiệp nhƣ: năng lực tài chính, việc
huy động và sử dụng vốn, con ngƣời, cách thức quản lý. Các yếu tố đó có thể là các yếu
tố tài chính nhƣ: Tỷ lệ nợ, cơ cấu vốn, quy mô doanh nghiệp, tỷ trọng tài sản, …hoặc
các yếu tố phi tài chính nhƣ: luật pháp, khoa học công nghệ,… và tùy theo từng ngành
nghề kinh doanh mà các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành khác nhau sẽ chịu
ảnh hƣởng bởi các yếu tố tác động khác nhau.
Nhƣ vậy, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và
các doanh nghiệp ngành khoáng sản nói riêng là làm thế nào để có thể đo lƣờng sự tác
động của các yếu tố lên hiệu quả hoạt động kinh doanh, làm sao để biết các yếu tố tác
động nhƣ thế nào, tác động bao nhiêu lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể tận dụng và phát huy những thế mạnh của
doanh nghiệp mình, hạn chế rủi ro, có hƣớng đi đúng đắn trong kinh doanh để duy trì

hiệu quả hoạt động kinh doanh, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.


2

2.

LÝ DO NGHIÊN CỨU:
Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản tƣơng đối phong phú và đa dạng về

chủng loại và ngành công nghiệp khai khoáng Việt Nam cũng đã bắt nguồn từ cuối thế
kỷ 19 do Pháp khởi xƣớng, nhiều loại khoáng sản đã đƣợc khai thác phục vụ cho nhu
cầu trong nƣớc và một phần cho xuất khẩu, Nguyễn Mạnh Quân (2015). Cuối năm 2014
theo số liệu thống kê của Viện quản lý kinh tế trung ƣơng thì cả nƣớc hiện tại có hơn
2.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng, theo Lê Đăng Doanh
(2014). Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại hàng trăm cơ sở khai thác khoáng sản bất hợp pháp
cùng cạnh tranh với nhau. Nhƣ vậy việc cạnh tranh trong ngành khai thác khoáng sản
hiện nay là rất gây gắt, các doanh nghiệp phải rất khó khăn trong việc tìm kiếm lợi
nhuận và đạt mục tiêu hiệu quả kinh doanh.
Theo số liệu thống kê do Công ty Cổ phần chứng khoán VNDIRECT thực hiện
cuối tháng 10 năm 2014 trong số 25 doanh nghiệp khoáng sản niêm yết trên sàn đã có
17 công ty công bố Báo cáo tài chính quý III, trong đó 80% giảm lãi, 20% còn lại có
mức lỗ tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng doanh thu và lợi nhuận toàn ngành
giảm so với quý trƣớc và giảm gần 3 lần so với cùng kỳ ( Theo ông Trần Thăng Long – Phó phòng
Phân tích Công ty Chứng khoán BIDV (BSC), trên sàn giao dịch và so với thị trƣờng
chung, cổ phiếu khoáng sản hầu nhƣ không thu hút đƣợc nhiều sự chú ý do thanh khoản
thấp, kinh doanh lại chƣa khởi sắc, tiềm năng ngành chƣa phục hồi. Ngoài dân chứng
khoán trong nƣớc, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thể cũng chƣa nhìn thấy tiềm năng của
doanh nghiệp khoáng sản trong hai đến ba năm tới nên cũng ít có hứng thú, khiến lĩnh
vực này càng kém hấp dẫn hơn trong dài hạn, ông dự đoán, có thể phải mất hai đến bốn

năm nữa ngành khoáng sản mới có thể đem lời về cho nhà đầu tƣ.(oanvn.
org/noi-kho-khan-cua-doanh-nghiep-khoang-san/).
Những thông tin trên phần nào cho chúng ta thấy hiệu quả kinh doanh luôn là
mục tiêu chính và là mục tiêu hàng đầu của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế.
Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả là doanh nghiệp thỏa mãn đƣợc tối đa


3

nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của xã hội trong giới hạn cho phép của các nguồn lực
hiện có và thu đƣợc nhiều lợi nhuận nhất, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.
Nguồn tài nguyên là hữu hạn, vấn đề đặt ra hiện nay cho các doanh nghiệp ngành
khoáng sản là làm thế nào để khai thác và kinh doanh hiệu quả nhƣng vẫn đảm bảo vấn
đề môi trƣờng và luật pháp. Sự thay đổi to lớn về môi trƣờng kinh doanh, đồng thời
tạo ra những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp ngành khoáng sản. Thách
thức lớn nhất đó chính là sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trƣờng với các đối
thủ mạnh hơn về vốn, về công nghệ, khôn ngoan hơn trong việc sử dụng vốn, cách
thức quản lý. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt nhƣ vậy, làm thế nào để duy trì hiệu
quả hoạt động kinh doanh, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp? đây là một câu hỏi lớn
và không dễ trả lời đối với các doanh nghiệp trong ngành khoáng sản.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề hiệu quả hoạt động kinh doanh và sự
cần thiết phải tìm hiểu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành khoáng sản, tác giả
đã lựa chọn đề tài “Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp ngành khoáng sản niêm yết trên thị trƣờng chứng
khoán Việt Nam” để nghiên cứu với hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào kế hoạch
phát triển kinh doanh của đơn vị công tác, ngoài ra tác giả cũng hy vọng đề tài nghiên
cứu sẽ góp phần làm thông tin tham khảo cho các doanh nghiệp ngành khai khoáng
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và có những chính sách tài chính hợp lý để đạt đƣợc
hiệu quả kinh doanh nhƣ mong muốn.



4

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

3.

Mục tiêu chung:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các yếu tố tài chính tác động đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngành khoáng sản niêm yết trên thị
trƣờng chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010 đến 2014, từ đó đƣa ra kết luận và kiến
nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
ngành khoáng sản tại Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
Xây dựng mô hình nghiên cứu c ác yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành khoáng sản niêm yết trên thị
trƣờng chứng khoán Việt Nam.
Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, từ đó xác định c ác yếu tố tài
chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành
khoáng sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
Thông qua nghiên cứu thực tiễn, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành khoáng sản ở Việt Nam.

4.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
-

Các yếu tố tài chính nào tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các

doanh nghiệp ngành khoáng sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt
Nam?

-

Mức độ tác động của các yếu tố tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp ngành khoáng sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt
Nam là nhƣ thế nào?

-

Các giải pháp nào để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
ngành khoáng sản ở Việt Nam?


5

ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

5.
-

Đối tƣợng nghiên cứu: Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh.

-

Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp trong ngành khoáng sản niêm yết trên
thị trƣờng chứng khoáng Việt Nam. Nghiên cứu này dựa vào số liệu trên báo
cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành khoáng sản niêm yết trên thị trƣờng
chứng khoánViệt Nam giai đoạn từ 2010 đến 2014.


6.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phƣơng pháp định lƣợng là phƣơng pháp đƣợc chọn để thực hiện đề tài nghiên

cứu. Dựa vào mục tiêu nghiên cứu sẽ hình thành nên cơ sở lý thuyết liên quan và từ cơ
sở lý thuyết sẽ xác định các yếu tố tài chính nào tác động đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp từ đó mô hình nghiên cứu đƣợc hình thành.
Thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu bằng cách sử dụng công cụ kinh tế lƣợng
hồi quy để thực hiện ƣớc lƣợng, kiểm định mô hình SPSS 20 để xử lý và phân tích hồi
quy. Xác định đƣợc các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
và định lƣợng mức độ tác động của các yếu tố đó.
Ngoài ra trong đề tài nghiên cứu tác giả còn sử dụng phƣơng pháp thống kê mô
tả để mô tả, so sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trƣớc có liên quan. Thông
qua kết quả tiến hành so sánh kết quả với kỳ vọng dấu từ mô hình, từ đó rút ra kết luận
nghiên cứu và kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp ngành khoán sản.

7.

Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU:
Về mặt khoa học: kết quả nghiên cứu sẽ xác định các yếu tố tài chính ảnh

hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành khoáng sản niêm yết trên
thị trƣờng chứng khoáng Việt Nam. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp sẽ tập trung
nguồn lực cần thiết để điều chỉnh hoặc xây dựng các chiến lƣợc kinh doanh cho phù
hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp, tăng vị thế canh tranh.



6

Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp một lƣợng thông tin nhất định
cần thiết để đơn vị tác giả đang công tác có thể làm thông tin tham khảo trƣớc khi
quyết định đầu tƣ sang lĩnh vực mới đó là lĩnh vực khai thác khoáng sản.

8.

KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:

Kết cấu của đề tài này dự kiến gồm 5 chƣơng, các chƣơng này có mối
quan hệ logic để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, 5 chƣơng bao gồm:
Chƣơng 1: Tổng quan. Trình bày tổng quan về các nghiên cứu trong nƣớc và
ngoài nƣớc liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết. Trình bày cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, từ đó phân tích mối quan hệ của các yếu tố tài chính tác động
đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu. Trình bày phƣơng pháp nghiên cứu để
kiểm định mô hình, lý thuyết cùng các giả thuyết đề ra của đề tài.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu. Mô tả, phân tích, thống kê dữ liệu, kết quả
nghiên cứu, xác định các yếu tố tài chính ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp ngành khoáng sản tại Việt Nam.
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị. Trình bày kết luận dựa trên kết quả nghiên
cứu, từ đó đƣa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.


7

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN


1.1.

NGHIÊN CỨU NƢỚC NGOÀI:
Zuobao Wei, Feixue Xie, và Shaorong Zhang (2005):
-

Tên đề tài nghiên cứu: Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh
của các doanh nghiệp cổ phần hóa ở Trung Quốc giai đoạn 1991 đến 2001.

-

Mô hình nghiên cứu: Nghiên cứu sự tác động của các biến: tổng tài sản, yếu
tố ngành kinh doanh chiến lƣợc, sở hữu nƣớc ngoài, sở hữu nhà nƣớc tác
động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

-

Phƣơng pháp nghiên cứu: Sử dụng phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất
(OLS) để giải thích sự tác động của các biến trong mô hình.

-

Số mẫu nghiên cứu: 5.248 doanh nghiệp.

-

Kết quả nghiên cứu: yếu tố sở hữu nhà nƣớc càng cao thì mức độ ảnh hƣởng
tiêu cực đến hiệu quả của doanh nghiệp càng cao. Sở hữu nƣớc ngoài có tác
động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.


XI Xiaomeng và Hao Yong (2014):
-

Tên đề tài nghiên cứu: Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp.

-

Mô hình nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng biến phụ thuộc là các chỉ số đo
lƣờng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: ROA, ROE. Biến độc lập của
nghiên cứu là: Tỷ lệ nợ, cơ cấu vốn.

-

Phƣơng pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS để chạy dữ
liệu và phân tích kết quả nghiên cứu.

-

Số mẫu nghiên cứu: 234 doanh nghiệp ngành bất động sản niêm yết trên sàn
chứng khoán Thƣợng Hải từ năm 1995 – 2009.


8

-

Kết quả nghiên cứu: cho thấy tỷ lệ nợ trên tài sản có ảnh hƣởng đến hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể là ảnh hƣởng đến ROE.


Weixu (2005):
-

Tên đề tài nghiên cứu: Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh
vào năm 2005.

-

Mô hình nghiên cứu: Nghiên cứu sự tác động của các biến độc lập (Yếu tố
tác động): tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trƣởng của tổng tài sản,
quy mô công ty tác động đến biến phụ thuộc (Biến hiệu quả kinh doanh): tỷ
suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Weixu nghiên cứu tác động của
biến tỷ lệ nợ và một số biến khác tác động đến biến hiệu quả kinh doanh ,
trong đó ông xây dựng 3 mô hình: quan hệ tuyến tính, quan hệ phi tuyến bậc
2 và quan hệ phi tuyến bậc 3.

-

Số mẫu nghiên cứu: bao gồm 1.130 công ty niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khoán Thƣợng Hải, ngoại trừ các công ty hoạt động kinh doanh
trong lĩnh vực tài chính nhƣ ngân hàng, bảo hiểm, công ty tài chính.

-

Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kinh doanh bị tác động rất lớn bởi
biến tỷ lệ nợ. Hiệu quả kinh doanh có mối tƣơng quan mạnh phi tuyến bậc
2, bậc 3 khi tỷ lệ nợ nhỏ hơn (<) 100%. Tỷ lệ nợ có tác động dƣơng (+) đến
hiệu quả kinh doanh khi ở mức tỷ lệ nợ thấp và tác động âm (-) khi ở mức
tỷ lệ nợ cao hiệu quả kinh doanh không có tƣơng quan mạnh với tỷ lệ nợ

dài hạn, lý do là các công ty ở Trung Quốc thích sử dụng nợ ngắn hạn hơn
là sử dụng nợ dài hạn. Biến quy mô công ty có tác động dƣơng (+) đến hiệu
quả kinh doanh khá mạnh ở mô hình tuyến tính, còn mô hình phi tuyến thì
quy mô công ty không có tác động. Biến tăng trƣởng doanh nghiệp không
có tác động đến hiệu quả kinh doanh ở cả 3 mô hình.


9

Dimitris Margaritis và Maria Psillaki (2007):
-

Tên đề tài : Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn, quyền sở hữu và hiệu quả kinh
doanh của công ty vào năm 2007.

-

Mô hình nghiên cứu : Biến đƣợc đƣa vào mô hình cũng tƣơng tự nhƣ
nghiên cứu của Weixu nhƣng có thêm các biến yếu tố tác động: tỷ trọng tài
sản cố định, tỷ trọng tài sản lƣu động, cấu trúc vốn sở hữu. Trong khi
Weixu chỉ nghiên cứu tác động một chiều giữa biến tỷ lệ nợ và một số yếu
tố tác động đến hiệu quả kinh doanh thì Dimitris Margaritis và Maria
Psillaki thực hiện nghiên cứu hai chiều, hai mô hình hồi quy đƣợc họ xây
dựng nhƣ sau:
Mô hình 1: Tỷ lệ nợ và các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh.
Mô hình 2: Hiệu quả kinh doanh và các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ.

-

Phƣơng pháp nghiên cứu: Sử dụng phƣơng pháp hồi quy Quantile tác giả

kiểm tra sự tác động của hiệu quả trên các đòn bẫy ngoài ra tác giả cũng
kiểm tra trực tiếp mối quan hệ từ đòn bẫy tài chính đến hiệu quả kinh doanh
theo quy định của Jensen và Meckling (1976).

-

Mẫu nghiên cứu : Dữ liệu nghiên cứu bao gồm các công ty ở Pháp thuộc
các lĩnh vực sản xuất công nghiệp truyền thống nhƣ: ngành dệt may, dƣợc
phẩm và lĩnh vực công nghiệp phát triển nhƣ máy tính, nghiên cứu và phát
triển.

-

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mối quan hệ nhân quả giữa tỷ lệ nợ và hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh tác động đến tỷ lệ
nợ và ngƣợc lại tỷ lệ nợ cũng có tác động đến hiệu quả kinh doanh.
Mô hình 1: Tỷ lệ nợ có mối quan hệ tuyến tính và mối quan hệ bậc 2 với

hiệu quả kinh doanh. Tỷ lệ nợ có tác động dƣơng (+) đến hiệu quả kinh doanh
khi tỷ lệ nợ ở mức nợ trung bình.
Mô hình 2: Hiệu quả kinh doanh có tác động dƣơng (+) đến tỷ lệ nợ và
sự tác động này có ý nghĩa khi tỷ lệ nợ ở mức nợ từ thấp đến trung bình.


×