PHẦN A: MỞ ĐẦU
An ninh lương thực ngày nay không chỉ là vấn đề quan tâm hang đầu
của cộng đồng thế giới, lương thực là nguồn năng lượng thiết yếu để nuôi
sống con người, nhueng việc đảm bảo lương thực cho xã hội tiêu dung lại
đang có những khó khăn thách thức.
Ở Việt Nam, trước năm 1989 nạn thiếu đói lương thực cũng là một
trong những vấn đề lớn nhất đòi hỏi cả xã hội phải quan tâm. Trước thời điểm
đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cả nước ta loay hoay về gạo, nỗi lo gạo là nỗi
lo thường trực của mọi người, mội nhà, của Đảng và Chính phủ, và đã có lúc
dẫn tới tình trạng bất ổn trong xã hội. Đây hiển nhiên là một nghịch lý nếu xét
từ điều kiện tự nhiên và lịch sử lâu dài về sản xuất lương thực của nước ta. Sự
đột phá về quan niệm lãnh đạo trong chính trị, trong đó, bước chuyển lớn nhất
chính là sự chấp nhận các động cơ tìm kiếm lợi nhuận cho các nhân mà cơ
chế khoán đưa ra, có thể coi là nhân tố chính trong việc Việt Nam từ một
nước nhập khẩu trở thành nước xuất khẩu gạo lớn. Nhất quán với tầm nhìn
mới này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra đường lối đổi mới sâu sắc, Nghị
quyết 10 của Bộ Chính trị tháng 4- 1988 về đổi mới quản lý trong nông
nghiệp làm cho nền nông nghiệp của Việt Nam khởi sắc và năng suất nông
nghiệp không ngừng tăng lên. Sau năm 1989 bình quân mỗi năm nước ta tăng
hơn một triệu tấn lương thực quy thóc cho nêm Việt Nam đang từ một nước
thiếu lương thực trước năm 1989, đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng
thứ ba trên thế giới sau Thái Lan và Mỹ. Cho đến năm 1997 Việt Nam đã xuất
khẩu 3,575 triệu tấn gạo vươn lên hang thứ hai về xuất khẩu gạo chỉ sau Thái
Lan.
Sự nhận thức về tác động chính trị thực tiễn có thể nói là sự đột phá
trong lãnh đạo chính trị. Đại hội VI của Đảng năm 1986 thể hiện một tầm
nhìn mới, trong đó nhấn mạnh trước hết vào chương trình sản xuất lương
thực, cùng với việc đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dung như là biên pháp cơ
1
bản để đạt sự ổn định chính trị - xã hội. Nếu so với đường lối nhấn mạnh vạo
công nghiệp nặng và cơ chế tập trung quan lieu bao cấp, đường lối này rõ
rang thể hiện một bước dịch chuyển quan trọng trong nhận thức của Đảng ta
về nhiều phương diện, trong đó bao gồm cả vấn đề an ninh lương thực. Vì
vậy, việc nhìn nhận rõ những tác động chính trị của chính sách anh ninh
lương thực đồng thời có thể có các lựa chọn tối ưu cho việc phân bổ các
nguồn lực: vừa đảm bảo sự ổn định vừa đảm bảo sự phát triển nhanh và bề
vững. Do đó em chọn đề tài: “Chu trình hoạch định và tiêu chí đánh giá chính
sách an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay” làm tiểu luận cho môn học
Chính sách công.
2
PHẦN B: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CHU TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH AN NINH
LƯƠNG THỰC Ở VIỆT NAM.
Bước 1, xác lập nghị trình: thực chất là xác định vấn đề chính sách, các
yếu tố đầu vào của hệ thống hoạch định chính sách.
Các bộ, ngành có sơ chế phối hợp khảo sát thực trạng sản xuất, kinh
doanh, đời sống xã hội của nhân dân như: năng lực trong sản xuất nông
nghiệp, khả năng tiếm tang của nền nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp,
tổng sản phẩm lương thực quy thóc, dân số và tốc độ tăng dân số, lương thực
bình quân đầu người, thu nhập của các tầng lớp dân cư, khả năng tiếp cận với
lương thực của dân cư ở các vùng, miền khác nhau, cơ cấu bữa ăn… từ đó
đưa ra những dự đoàn, dự báo chính xác về khả năng đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia trên các tính chất của nó:
Thứ nhất, tính sẵn có: quốc gia phải sản xuất đủ lương thực để cung
cấp cho người dân để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đồng thời phải
nâng cao thì phần xuất khẩu gạo đề vừa phát huy tiềm năng sản xuất nông
nghiệp của nước ta, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, vừa góp phần
đảm bảo an ninh lương thực thế giới.
Thứ hai, tính ổn định: mỗi quốc gia phải ổn định cung cấp lương thực
tránh tình trạng xảy ra những biến động lớn về lương thực. Sản xuất lương
thực mang tính thời vụ, sản xuất nông nghiệp cồng kềnh, khó bảo quản, nhu
cầu tiêu dung lương thực là thường xuyên, quanh năm. Sản xuất nông nghiệp
phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiện, thời tiết và thường không ổn định,
nhất định là trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp,
khó lường, tác hại của hiện tượng El nino và La Nina gâp ra hạn hán, lụt lội
thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng. Mặt khác, trong cơ chế thị trường
và nền kinh tế toàn cầu hóa nước ta tham gia hội nhập kinh tế ngày càng
mạnh mẽ, sẽ không tránh khỏi giá lương thực biến động do các tập đoàn kinh
3
tế cấu kết đầu cơ nâng giá… vì vậy để đáp ứng tính chất ổn định của an ninh
lương thực, quốc gia luôn luôn phải trong trạng thái đủ lương thực để cung
cấp cho tiêu dùng và xuất khẩu trong mọi tình huống xảy ra.
Thứ ba, tính tiếp cận: làm cho mọi người dân có thể mua được lương
thực cần thiết cho mình trong moin tình huống, mọi nơi, mọi lúc. Ở nước ta,
khả năng sản xuất lương thực ở các vùng rất khác nhau, lương thực được sản
xuất chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng băng sông Hồng; cacxs
khác khu vực: trung du, miền núi, cao nguyên và các thành phố lớn như Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh sản xuất lương thực rất khó khăn, sản lượng
lương thực không đáng kể. Lương thực mà dân cư ở các khu vực này sử dụng
chủ yếu do hai vựa lúa đồng băng sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng
cung cấp; mặt khác không phải ai cũng luôn sẵn sàng tiền để mua lương thực;
đông thời an ninh lương thực không chỉ là khả năng tiếp cận lương thực của
từng hộ gia đình, tức là không chỉ xem xét mọi người có đủ lương thực để ăn
hay không mà còn phải xem xét từng vùng, từng người trong hộ gia đình có
đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe hay không từ mức năng
lượng (calo) do lương thực cung cấp. Do đó nghiên cứu tính tiếp cận của
lương thực là một trong những yêu cầu cần thiết để xây dựng, hoạch định
chính sách an ninh lương thực.
Như vậy, việc xác lập nhị trình trong chu trình hoạch định chính sách
công về an ninh lương thực ở Việt Nam đòi hỏi phải có cơ chế phối kết hợp
đồng bộ, nhịp nhàng của các Bộ, ngành có liên quan trên cơ sở nghiên cứu,
khảo sát ba tính chất của an ninh lương thực đó là: tính sẵn có, tính ổn định và
tính tiếp cận. Cơ chế phối hợp này phải do một cơ quan được chính phủ ủy
quyền điều phối, cơ quan đó là Ủy ban an ninh lương thực quốc gia.
Bước 2, xây dựng và ban hành chính sách an ninh lương thực:
Sau khi đã có được yếu tố đầu vào của chính sách an ninh lương thực,
các bộ, ngành trên cơ sở chức năng của mình phải đưa ra được các dự thảo
(hoạch định) chính sách trực tiếp hoặc liên quan trực tiếp tới an ninh lương
4
thực. Các chính sách ấy được tập hợp lại thành hệ thống chính sách an ninh
lương thực quốc gia. Các chính sách ấy phải đáp ứng được năm nội dung cơ
bản:
Một là: Tập trung sản xuất lương thực- đây là điều kiện tiên quyết để
tiến tới an ninh lương thực.
Hai là: Phải đảm bảo cho mọi người không bị đói, kể cả đói không
thong thường và đói vi chất.
Ba là: Phải đảm bảo cung cấp lương thực ổn định trong mọi điều kiện,
kể cả khi bị thiên tai, địch họa hay lúc giáp hạt, mất mùa.
Bồn là: Đảm bảo cho tất cả mọi người đều có điều kiện tiếp cận đủ
lương thực. Để tiếp cận đủ lương thực người ta phải tự sản xuất hoặc có đủ
tiền để mua lương thực đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng của họ.
Năm là: Đảm bảo cho mọi người ở mọi nơi, mọi lúc có đủ lương thực
tiêu dung, đồng thời sử dụng lương thực một cách có hiệu quả nhất để phát
triển nguồn lực con người đó là sự phát triển cả thể lực và trí lực một cách
bền vững.
Bước 3, triển khai chính sách an ninh lương thực:
Chính sách an ninh lương thựcquốc gia mặc dù đã được hoạch định
một cách khoa học, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, song chính sách ấy có đi
vào cuộc sống hay không, có phát huy được hiệu quả hay không, nó phụ
thuộc rất nhiều vào bước triển khai thực hiện chính sách này.
Việc triển khai chính sách trước hết phụ thuộc vào công tác thong tin,
tuyên truyền. Việc tuyên truyền phải sử dụng cách thức và biện pháp phù hợp.
Đối tượng chịu tác động là tất cả mọi người trong xã hội, trong đó đối tương
tuyên truyền chiếm đa số trong xã hội lại là nông dân. Vì vật biện pháp tuyên
truyền như thế nào cho nông dân dễ nắm bắt, hiểu và triển khai thực hiện. Tuy
là nông dân nhưng cũng có những người phải thực hiện biện pháp cầm tay,
chỉ việc đó là nông thôn dân tộc thiểu số và vùng sâu, vùng xa. Công tác
5
tuyên truyền tốt sẽ góp phần đến rất lớn đến việc triển khai thực hiện chính
sách.
Sau công tác tuyên truyền, việc triển khai chính sách có thành công hay
không, còn phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ cán bộ thực tiễn. Cán bộ thực tiễn
chính là ngọn cờ của đối tượng thực hiện chính sách. Do vậy, cán bộ thực tiễn
phải có trình độ hiểu biết nổi trội hơn những đối tượng thực hiện khác, đặc
biệt là nông dân. Bên cạnh trình độ nhận thức, hiểu biết của cán bộ thực tiễn
thì một đòi hỏi không kém phần quan trọng đó là long nhiệt tình, tinh thần
trách nhiệm, tinhd tiền phong gương mẫu, dám đi đầu để người dân noi theo.
Việc triển khai chính sách ở mỗi địa phương có thành công hay không
còn tùy thuộc vào việc vận dụng sang tạo điều kiện cụ thể của mỗi địa
phương. Một chính sách thường mang tính tổng quát cho việc áp dụng trong
phạm vi cả nước, hay chí ít cũng là tổng quát cho mỗi vùng, miền, chứ chính
sách của Nhà nước không mang tính đặc thù cho mỗi địa phương. Do vậy,
việc triển khai chính sách cần được vận dụng sáng tạo ở mỗi địa phương.
Bước 4, tổng kết, đánh giá chính sách an ninh lương thực:
Tổng kết, đánh giá chính sách là một bước vô cùng quạn trọng trong
chu trình chính sách, đặc biệt là chính sách an ninh lương thực bởi vấn đề an
ninh lương thực là vấn đề mạng tính lâu dài với mọi thời đại. Nhất là đối với
nước ta, sản phẩm nông nghiệp tiêu dung truyền thống và mãi mãi sẽ là lúa,
gạo, ngô, khoai, sắn trong đó chủ yếu nhất vẫn là lúa gạo. Và dù cơ cấu bữa
ăn có thay đổi đến đâu đi chăng nữa thì gạo vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong mỗi
bữa ăn của người Việt Nam. Do vậy chính sách an ninh lương thực luôn là đòi
hỏi cấp bách của nước ta. Để đảm bảo an ninh lương thực của nước ta bền
vững, chính sách an ninh lương thực phải thường xuyên đổi mới phù hợp với
yêu cầu đổi mới đất nước và điều kiện quốc gia ở mỗi thời kì; mặt khác, một
chính sách an ninh lương thực được xây dựng và ban hành chưa chắc đã hoàn
toàn phù hợp, chưa chắc đã tối ưu, vì thế nó luôn đòi hỏi phải được đổi mới,
phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Muốn có được hệ thống chính sách
6
luôn phù hợp thì việc tổng kết, đánh giá chính sách là việc làm rất quan trọng,
nó quyết định đến yếu tố đầu vào của công tác xây dựng, hoạch định chính
sách cho một chu trình mới. Việc đánh giá phải trên quan điểm toàn diện, cụ
thể, logic và trên tính hiệu quả.
7
CHƯƠNG 2: TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA
CHÍNH SÁCH AN NINH LƯƠNG THỰC Ở VIỆT NAM
Căn cứ phân tích trên đây, chúng ta có thể đưa ra một số tiêu chí cơ bản
để đánh giá những tác động của chính sách an ninh lương thực ở Việt Nam,
bao gồm:
Tiêu chí thứ nhất, ổn định chính trị - xã hội
An ninh lương thực được đảm bảo, tức là: sẵn sàng đảm bảo đủ lương
thực để cung cấp cho tiêu dung (ăn uống, chăn nuôi, chế biến) và xuất khẩu;
ổn định việc phân phối lương thực với chi phí thấp và hiệu quả cao nhất; đảm
bảo cho mọi người có khả năng tiếp cận với lương thực. Khi đó nguy cơ bùng
phát xung đột, bạo động, mất an ninh chính trị - xã hội trong mỗi quốc gia sẽ
không tồn tại, quốc gia sẽ đoàn kết thống nhất, chung sức đồng lòng xây dựng
đất nước theo mục tiêu mà Đảng cầm quyền đã lựa chọn. Tổng giám đốc
WFP cho rằng lương thực là nền tảng để ổn định xã hội và vì vậy sự hỗ trợ
của cộng đồng quốc tế không chỉ chú trọng vào lương thực mà còn tập trung
vào đất đai, tín dụng, phân bón, nông cụ và thị trường địa phương… để người
dân giảm phụ thuộc vào viện trợ từ bên ngoài, đồng thời tạo mạng lưới an
sinh cho họ. “đảm bảo an ninh lương thực không chỉ thuần túy là vấn đề kinh
tế hay nhân đạo, mà còn góp phần tích cực vào ổn định chính trị xã hội của
mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới.”. Đối với Việt Nam, hiện nay sản lượng
lúa chiếm trên 90% sản lượng cây lương thực có hạn, liên quan đến việc làm
và thu nhập của khoảng 80% số hộ nông dân. Lúa gạo cung cấp khoảng 60%
năng lượng trong khẩu phần ăn của người dân Việt Nam. Vì vậy cây lúa luôn
có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia của
Việt Nam.
Ngược lai, khi an ninh lương thực không được đảm bảo sẽ làm phát
sinh và trầm trọng các nguy cơ bùng phát sung đột, bạo loạn, gây mất ổn định
8
chính trị - xã hội, trước hết là trong phạm vi quốc gia và sau đó là trên toàn
khu vực, thế giới. Nhà kinh tế học Jeffererei Sachs nhận xét: “vấn đề không
chỉ là sự chống đối của các đảng đối lập, cũng như không còn phụ thuộc về
chính trị. Đó là vấn đề về nạn đói, nghèo khổ, sản xuất thực phẩm, sự thay đổi
của nền kinh tế thế giới… Đây chính là những phần rất lớn dẫn đến sự bất
ổn”.
An ninh lương thực không được đảm bảo do giá lương thực tăng cao sẽ
dẫn đến nguy cơ khủng hoảng lương thực từ đó gây ra “lạm phát nông phẩm”,
tác động nặng nề đến tình hình sản xuất nông nghiệp và an ninh, ổn định
chính trị - xã hội của nhiều nước, nhất là các nước nghèo phụ thuộc vào
nguồn lương thực nhập khẩu của nước ngoài. Chủ tịch WB – ngài Robert
Zoellick đã lên tiếng cảnh báo rằng thách thức lớn nhất đối với các quốc gia
đang phát triển hiện nay chính là nguy cơ gia tăng giá lương thực, thực phẩm.
Đồng thời ngài Robert Zoellick còn khẳng định, sự nghèo đói đang tiền ẩm
nguy cơ gây bất ổn tại 37 quốc gia trên thế giới. Quốc gia bị ảnh hưởng nhiều
nhất do giá lương thực leo thang là Ai Cập. Làn song biểu tình chống tăng giá
đã dẫn đến sự ra đi của tổng thống Munbanrak sau 31 năm cầm quyền. Tại
Mozambique, sau khi chính phủ quyết định tăng giá bánh mì lên 30%, nhiên
liệu lên 17%, cũng dẫn đến bạo động bùng nổ làm hàng trăm người bị thương
và bị chết, hơn 400 người bị bắt giữ.
Thấy được nguy cơ này, FAO đã cảnh bảo cộng đồng thế giới phải tích
cực để kiềm chế “lạm phát nông phẩm”. Ông Rob Vos, giám đốc chính sách
phát triển và nhà phân tích của vụ các vấn đề về kinh tế xã hội của Liên hợp
quốc cho rằng giá lương thực cao đang và sẽ tác động nhiều nước đang phát
triển. Các nước như Ấn Độ và nhiều nước Đông và Nam Á khác đang phải
đối phó với lạm phát 2 con số, chủ yếu do giá lương thực và năng lượng tăng
cao. Trong khi đó, giá lương thực tăng cao đã buộc nhiều nước Mĩ La Tinh
phải giảm trợ cấp lương thực do giá lương thực và năng lượng tăng cao. Tác
động ngắn hạn của giá lương thực tăng cao không chỉ ảnh hưởng đến các
9
nước nghèo với cộng đồng dân cư bị đẩy xuống cảnh cùng khổ, mà còn tác
động bất lợi tới tiến độ phục hồi kinh tế toàn cầu do lạm phát cao và sức mua
của người tiêu dùng giảm mạnh ở nhiều nước phát triển.
Trong những năm gần đây, do thời tiết khắc nghiệt, điều kiện sản xuất
lương thực gặp nhiều khó khăn cộng thêm chính sách phát triển nông nghiệp,
chính sách an ninh lương thực ở một số quốc gia trên thế giới không phù hợp.
Do vậy tình trạng mất mùa lan tràn, sản lượng lương thực giảm sút không đủ
cho tiêu dùng ở một số quốc gia (đặc biệt là Châu Phi) làm cho giá lương thực
bị đẩy lên cao…Việc mặt hàng này tăng giá cao sẽ ảnh hưởng mạnh đến sự
ổn định xã hội, thậm chí đe dọa nghiêm trọng tới một số quốc gia. Dân chúng
nhiều nước ở cũng vì lí do lạm phát, giá cả đã tiến hành biểu tình, bạo loạn xã
hội. Đã dẫn đến tình trạng bạo động, bùng phát, mất an ninh trật tự xã hội,
thậm chí đe dọa nghiêm trọng tới một số quốc gia; những cuộc biểu tình,
chống đối chính phủ và đã làm cho một số chính phủ đã bị lật đổ, bị thay thế
như ở Trung Đông và Bắc Phi: Giá lương thực thăng đã châm ngòi cho các
cuộc biểu tình ở Haiti; Tại Ai Cập đã có nhiều người chết vì tranh nhau mua
bánh mì trợ giá; Tai Châu Mỹ Latinh tình trạng khan kiếm lương thực đã làm
cho Tổng thống Argentina Cristina Fernandez de Kirchner phải đối mặt với
cuộc đình công của nông dân nước này nhằm phản đối việc chính phủ tăng
thuế đậu nành xuất khẩu; Tại Mô-zăm-bích năm 2010, các vụ bạo động để
bày tỏ sự bất bình trước đợt tăng giá lương thực và điện tại nước này; Trong 5
năm từ 2006 đến 2010, tình trạng bất ổn ở miền Bắc Cộng hòa Trung phi đã
làm gần 200.000 người phải rời bỏ nhà cửa tha hương trong nước và khoảng
200.000 người khác phải tị nạn sang các nước láng giềng. Các cơ quan nhân
đạo đã phải huy động 113,6 triệu USD để hỗ trợ những người này. Chính
FAO cũng đã cảnh báo khủng hoảng lương thực đang gây bất ổn chính trị, mà
bất ổn ở Tuynisie, Ai Cập… Điều này đã được các cơ quan nhân đạo, phát
triển và gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc cũng lên tiếng cảnh báo “cuộc
khủng hoảng lương thực trên thế giới đang làm trầm trọng các nguy cơ bùng
10
phát xung đột trên thế giới”. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Mun cũng
lên tiếng báo động tình trạng giá lương thực tăng cao đã và đang làm bùng
phát tình trạng bạo động và mất an ninh xã hội ở 30 nước và làm sụp đổ chính
phủ ở Haiti cũng như một số nước khác. Trong giai đoạn tới, thế giới sẽ có
khoảng 100 triệu người đứng trước nguy cơ chết đói; khoảng 37 quốc gia sẽ
rơi vào khủng hoảng lương thực; thành tựu xóa đói, giảm nghèo mà Liên hợp
quốc tốn rất nhiều công sức mới đạt được trong 5-10 năm qua cũng sẽ bị “sup
đổ”. Điều nguy hại là khủng hoảng lương thực cóa thể là nguy cơ gây ra xung
đột, chiến tranh, đẩy thế giới vào một thời kỳ mất ổn định mới, nguy hiểm.
Việc chính sách trái đất đóng tại Washington, thì đưa ra nhận định: sẽ
đến lúc các quốc gia không chỉ đối đầu với nhau bằng vũ khí nữa, mà vì thiều
nước uống, thiếu lương thực kéo theo sự bất ổn và hỗn loạn về chính trị.
Thiếu đói vì giá lương thực tăng gây ra lạm phát và đi liền với nó là
nạn tham nhũng của nhà cầm quyền đã trở thành nhân tố gây sự bất ổn về
chính trị- xã hội ở một số nước Châu Á, châu Phi, kể cả Mỹ Latinh, như Haiti
là một thí dụ. WB, FAO cũng đã cảnh báo về việc có hơn một itr người trên
trái đất đang thiếu đói hoặc suy dinh dưỡng cần cứu trợ gấp rút. Và do thiếu
cái ăn đã đẩy thêm hàng trăm triệu người vào thế cùng quẫn.
Nhà kinh tế học Abdolreza Abbassian của FAO dự báo, trong tương lai
gần có thể xảy ra nhiều vụ bạo động vì tăng giá do khan hiếm lương thực ở
các nước kém phát triển, nhất là ở Châu Phi và Trung Đông vốn phụ thuộc
nhiều vào nhập khẩu lương thực, thực phẩm.
Cuộc khủng hoảng giá lương thực 2008 đã đẩy 44 triệu người bị đẩy
vào tình trạng thiếu đói nghiêm trọng; chỉ số giá lương thực thế giới tăng
28,3%/năm, trong đó có ngũ cốc tăng 44,1%. Khác với trước, lần này khủng
hoảng lương thực như bóng ma gieo rắc sự bất ổn chín trị xã hội tại nhiều
nước.
Những tác động xấu của tình trạng an ninh lương thực không được bảo
đảm đến chính trị đã buộc FAO ra lời kêu gọi chính phủ các nước đầu tư và
11
đào tạo cho nông dân các công nghệ thích hợp để làm dịu “cơn bão” giá
lương thực tăng cao. FAO cho rằng, thời tiết khắc nghiệt, thu hoạch không
đúng thời vụ, sâu bệnh, nhiễm hóa chất bảo quản… là những nguyên nhân
hàng đầu khiến sản lượng lương thực sụt giảm. Những thiệt hại này hoàn toàn
có thể tránh được nếu nông dân được đầu tư và đào tạo về công nghệ xử lý
thích hợp nông sản sau thu hoạch. Để đối phó với tình thế khủng hoảng lương
thực, tháng 10 năm 2010, Hội nghị cấp Bộ trưởng APEC đầu tiên về anh ninh
lương thực đã diễn ra tại thành phố Nigata của Nhật Bản với “Tuyên bố
Nigata về đảm bảo an ninh lương thực của APEC” và kế hoạch hành động
đảm bảo “An ninh lương thực của APEC”.
Khẳng định điều này, tại Hội nghị xã hội dân sự về an ninh lương thực
và phát triển bền vững ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha ngày 6/7/211, Tổng
thư ký Liên Hợp Quốc Ban Kin Moon phát biểu: đảm bảo an ninh lương thực
là nhân tố quyết định thành công của cuộc chiến chống đói nghèo trên toàn
cầu. An ninh lương thực cũng là vấn đề của hòa bình và an ninh. Giá lương
thực tăng cao đã gây bạo loạn ở nhiều nước. Tuy nhiên cũng cần khẳng định
ảnh hưởng của việc giá lương thực tăng cao đối với nước giàu và nước nghèo
là ngang nhau. Ở các nước giàu, chi phí cho thực phẩm chỉ chiếm một bộ
phận rất nhỏ trong chi tiêu của dân chúng, ảnh hưởng giá cả cũng rất ít, trong
khi ở nước ngoài, chi phí này chiếm hơn một nửa, do vậy ảnh hưởng sẽ vô
cùng sâu sắc.
Việc khống chế các quốc gia khác bằng cách o ép về lương thực đã có
lịch sử lâu đời. Trên thực tế, lương thực đã cùng với quan sự, tài chính đã trở
thành công cụ cốt yếu giúp Mỹ khống chế thế giới. Chính vấn đề giá lương
thực đã bị một số nước Tư bản lợi dụng để thực hiện ý đồ chính trị. Chẳng
hạn như Mỹ, 2 phần 3 sản lượng nông nghiệp của Mỹ dùng cho xuất khẩu,
chiếm 1/2 sản lương nông sản xuất khẩu của toàn thế giới. Hiện tại, Mỹ nắm
trong tay khoảng 60% dự trữ xuất khẩu. Do vậy Mỹ luôn chủ động trong việc
xuất khẩu và khi có bão giá lương thực thì Mỹ lại là người thu được lợi thế
nhất. Đối với Mỹ, cái thu được lớn nhất trong cơn bão giá lương thực không
phải là về mặt kinh tế, mà là về chinh trị. Hiện trong số 4 công ty đa quốc gia
12
đang kiểm soát thị trường lương thực quốc tế, , có tới 3 công ty là của Mỹ.
Mỹ thông qua những công ty này để khống chế thị trường lương thực nước
khác. Nhiều năm qua, đưới danh nghĩa mậu dịch tự do, với ưu thế về giá cả,
sản phẩm và kỹ thuật, các hãng này sau khi tiến vào thị trường một số nước
đã hủy hoại hệ thống sản xuất lương thực của họ. Trong bối cảnh như vậy,
một khi cảm thấy không hài lòng với quốc gia nào đó, Mỹ sẽ có thể sử dụng
lương thực để can thiệp gián tiếp, hoặc ngừng xuất khẩu lương thực sang các
quốc gia này, hoặc cố ý đẩy giá cả lên cao, làm rối loạn trật tự kinh tế- xã hội,
từ đó đạt được mục tiêu làm ảnh hưởng đến cục diện chính trị các nước này.
Phát biểu tại Hội nghị xã hội dân sự về an ninh lương thực và phát triển
bền vững ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha ngày 6/7/2011, Tổng Thư ký
Liên Hợp Quốc Ban Kin Moon đã khẳng đinh đảm bảo an ninh lương thực là
nhân tố quyết định thành công của cuộc chiến chống đói nghèo trên toàn cầu.
An ninh lương thực cũng là vấn đề của hòa bình và an ninh. Giá lương thực
tăng cao đã gây bạo loạn ở nhiều nước.
Tiêu chí thứ hai, nâng cao vị thế chính trị trong quá trình toàn cầu hóa
An ninh lương thực bảo đảm, đời sống nhân dân được nâng lên, xã hội
ổn định, an ninh trật tự được tăng cường, làm cho các nước, các tổ chức quốc
tế trong điều kiện toàn cầu hóa muốn bắt tay hợp tác đấu tư phát triển, đồng
thời học hỏi, trao đổi kinh nghiêm, quốc gia sẽ tham gia và thậm chí giữ các
cường vị và trọng trách trong các tổ chức khu vực và quốc tế… Từ đó thế và
lực của quốc gia được tăng lên… Tất cả những điều đó góp phần nâng cao vị
thế chính trị của quốc gia trên trường quốc tế.
Tiêu chí thứ ba, tương trợ quốc tế
An ninh lương thực đảm bảo, chính trị ổn định, hợp tác quốc tế được
tăng cường, kinh tế phát triển. Khi ấy có điều kiện để hỗ trợ, tương trợ cho
các quốc gia khác. Điều đó lại làm cho vị thế chính trị lại được nâng cao, vị
thế chính trị được nâng cao lại kéo tăng theo hợp tác, đầu tư phát triển kinh tế
thế và lực của quốc gia lại được củng cố.
13
PHẦN C: KẾT LUẬN
Chính sách an ninh lương thực của mỗi quốc gia chính là hệ thống các
chính nhóm chính sách từ việc đảm bảo có đủ lương thực đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của toàn xã hội; nhóm chính sách để ổn định việc phân phối lương
thực kịp thời cho mọi người mọi nơi, mọi lúc, trong mọi tình huống xảy ra với
chi phí thấp nhất, hiệu quả cao nhất; nhóm chính sách đảm bảo cho mọi người
đều có khả năng tiếp cận với lương thực. Chính sách là của Đảng, Nhà nước
song đòi hỏi tất cả các bộ, ngành liên quan đều phải góp công, góp sức cùng
cơ quan chủ quản chủ trì hoạch định lên chính sách ấy. Mooic chính sách hay
mỗi nhóm chính sách đều có cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, nhưng tựu
trung lại, tất cả các cơ quan Đảng, Nhà nước, đều có vai trò nhất định trong
việc hoạch định chính sách an ninh lương thực; đa số các bộ, ngành và tất cả
các địa phương đề có trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện chính sách
và tổng kết thực tiễn bổ sung sửa đổi chính sách. Khi các bộ, ban, ngành và
các địa phương đề vào cuộc với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà
nước, sự điều hành của chính phủ thì nhất định an ninh lương thực sẽ được
đảm bảo một cách bền vững và những tác động vhinhs trị của chúng sẽ góp
phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đến
thành công.
14
MỤC LỤC