Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ trong kê khai thuế giá trị gia tăng tại chi cục thuế phú nhuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

DƯƠNG TÚ CHÂU

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI
TUÂN THỦ TRONG KÊ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ
GIA TĂNG TẠI CHI CỤC THUẾ PHÚ NHUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

DƯƠNG TÚ CHÂU

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI
TUÂN THỦ TRONG KÊ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ
GIA TĂNG TẠI CHI CỤC THUẾ PHÚ NHUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh


Mã số ngành: 60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THUẤN

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS NGUYỄN THUẤN

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày30 tháng 01 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

TT
1
2
3
4
5

Họ và tên
GS. TS. Võ Thanh Thu
TS. Nguyễn Quyết Thắng
TS. Mai Thanh Loan
PGS.TS Bùi Lê Hà
TS. Trương Quang Dũng

Chức danh Hội đồng

Chủ tịch
Phản biện 1
Phản biện 2
Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày..… tháng 01 năm 2016

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Dương Tú Châu..............................................................Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 20/5/1983....................................................Nơi sinh: Trà Vinh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh.............................................MSHV: 1441820006
I- Tên đề tài:
“CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ TRONG KÊ KHAI
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CHI CỤC THUẾ PHÚ NHUẬN”
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Thứ nhất, xác định các yếu tố tác động và mức độ tác động đến việc tuân thủ trong
kê khai thuế GTGT của doanh nghiệp tại Chi cục thuế Phú Nhuận.
Thứ hai, hàm ý quản trị nhằm nâng cao tính tuân thủ trong kê khai thuế GTGT của

doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Phú Nhuận.
III- Ngày giao nhiệm vụ:
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 16/01/2016 ....................................................................
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thuấn
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

PGS.TS NGUYỄN THUẤN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Dương Tú Châu


ii

LỜI CÁM ƠN
Để có thể hoàn thành ước mong hoàn thiện dần kiến thức của mình, tôi đã theo
đuổi giấc mơ tri thức. Và nơi mà tôi có thể gởi trọn niềm tin là Trường Đại học Công

nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin chân thành cám ơn quý thầy, cô đã truyền đạt
kiến thức cho tôi trong thời gian qua. Tôi xin cám ơn Phòng Quản lý và đào tạo sau đại
học đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường và đặc biệt là
PGS.TS Nguyễn Thuấn, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn
này. Thầy đã giúp đỡ và dìu dắt tôi từ ý tưởng ban đầu đến khi hoàn thành nghiên cứu.
Và tôi cũng gởi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình mình, những người luôn ở bên
cạnh và hỗ trợ cho tôi để tôi có thời gian học tập. Đồng thời tôi xin cảm ơn đến Ban
lãnh đạo Chi cục thuế Phú Nhuận, đồng nghiệp, bạn bè trong thời gian qua đã ủng hộ
và giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Mặc dù trong thời gian qua tôi cũng đã nghiên cứu rất nhiều để hoàn thành luận
văn này nhưng không trách khỏi thiếu sót. Rất mong quý thầy, cô đóng góp ý kiến để
luận văn hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tác giả luận văn

Dương Tú Châu


iii

TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu này là để xác định các yếu tố tác động đến hành vi tuân
thủ trong kê khai thuế giá trị gia tăng tại Chi cục thuế Phú Nhuận. Tác giả đã kế thừa
hai yếu tố từ mô hình của Fischer và cộng sự (1992), kết hợp với các yếu tố từ nhiều
nghiên cứu trước và thực tế từ vị trí công tác. Từ đó đề xuất mô hình nhằm xác định
các yếu tố tác động và mức độ tác động của các yếu tố này đến hành vi tuân thủ trong
kê khai thuế giá trị gia tăng tại Chi cục thuế Phú Nhuận. Kết quả nghiên cứu cho thấy
các yếu tố có tác động gồm: hiểu biết của doanh nghiệp, thái độ nhận thức doanh
nghiệp, nguồn nhân lực cơ quan thuế, hệ thống kê khai thuế điện tử, chế độ chính sách
thưởng phạt và hệ thống thuế. Trong 6 yếu tố trên, yếu tố có tác động mạnh nhất là thái

độ, nhận thức của doanh nghiệp và yếu tố có tác động ít nhất là chế độ chính sách
thưởng phạt. Từ kết quả nghiên cứu, hàm ý quản trị nhằm nâng cao tính tuân thủ
trong kê khai thuế giá trị gia tăng của NNT. Chủ yếu là những gợi ý nhằm tác động đến
thái độ, nhận thức của NNT.


iv

ABSTRACT
The aim of this study was to determine the factors affecting compliance
behavior in the declaration of value added tax in Phu Nhuan Tax Department. The
author has inherited two elements from the model of Fischer et al., (1992),
combined with elements from previous research and practice from the work
location. From that model to determine the impact factor and the level of impact of
these factors to act in compliance with declaration of value added tax in Phu Nhuan
Tax Department. Research results show that the impact factor include: Knowledge
of taxpayer, attitudes and perceptions, human resources tax authority, the system of
electronic tax declaration, reward and fine policy, and tax system. In the 6 factors,
attitudes and perceptions factor is the strongest and reward and fine policy factor is
the least. From research findings, implying administrators to enhance compliance in
the declaration of value added tax. Mostly these suggestions in order to influence
the attitudes and perceptions of tax payer.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CÁM ƠN....................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ...........................................................................................................................iii

ABSTRACT ....................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ............................................................................................................................ v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ............................................................................ x
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........................................1
1.1. Lý do nghiên cứu ..............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................3
1.2.1 Mục tiêu tổng quát.......................................................................................3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................4
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................4
1.5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .....................................................................4
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu ...........................................................5
1.7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu ...........................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................6
2.1. Các khái niệm ...................................................................................................6
2.1.1. Tuân thủ và tuân thủ thuế ...........................................................................6
2.1.2. Tuân thủ kê khai thuế .................................................................................7
2.1.3. Thuế ............................................................................................................7
2.1.4. Thuế giá trị gia tăng ...................................................................................8
2.2. Cơ sở lý luận .....................................................................................................8
2.2.1. Lý thuyết hành vi của John B.Watson .......................................................8
2.2.2. Nghiên cứu của Jackson, B. và Milliron, V.C. (1986) ...............................9
2.2.3. Mô hình của Fischer và các cộng sự (1992)...............................................9


vi

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp ......................10

2.4. Một số nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài............................................15
2.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới ....................................................................15
2.4.2. Các nghiên cứu trong nước ......................................................................20
2.4.3. Tổng hợp các nghiên cứu trước ...............................................................21
2.5. Mô hình đề xuất ..............................................................................................22
Tóm tắt chương 2 ...................................................................................................23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................24
3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................24
3.2. Khung khái niệm mô hình nghiên cứu ...........................................................25
3.3. Các phương pháp nghiên cứu .........................................................................25
3.3.1. Nghiên cứu định tính ................................................................................25
3.3.2. Nghiên cứu định lượng .............................................................................27
3.3.3. Thiết kế bảng khảo sát ..............................................................................27
3.4. Mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu...................................................28
3.5. Thang đo ........................................................................................................29
3.6. Các tiêu chí đánh giá thang đo và phân tích dữ liệu nghiên cứu ....................31
Tóm tắt chương 3 ...................................................................................................33
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................34
4.1. Khái quát địa bàn Quận Phú Nhuận và Chi cục Thuế quận Phú Nhuận ........34
4.1.1.Vị trí địa lý và kinh tế Quận Phú Nhuận ...................................................34
4.1.2. Chi cục thuế Phú Nhuận ...........................................................................36
4.1.2.1. Lịch sử hình hành và cơ cấu tổ chức Chi cục thuế Phú Nhuận ........36
4.1.2.2. Một số kết quả hoạt động tại Chi cục thuế quận Phú Nhuận ............39
4.2 Mô tả mẫu khảo sát ..........................................................................................46
4.3 Đánh giá thang đo ............................................................................................48
4.3.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha .....................................48
4.3.2 Đánh giá thang đo qua phân tích nhân tố khám phá (EFA) ......................50
4.3.2.1 Kết quả phân tích nhân tố nhóm biến độc lập ....................................50



vii

4.3.2.2 Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc..........................................55
4.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu ......................................................................56
4.4.1. Phân tích tương quan Pearson ..................................................................56
4.4.2. Phân tích hồi quy ......................................................................................58
4.4.2.1. Kết quả phân tích hồi quy .................................................................58
4.4.2.2. Kiểm tra sự vi phạm các giả định của mô hình hồi qui ....................60
4.4.3. Kiểm định giả thuyết ................................................................................62
4.5 Kiểm định sự khác biệt về hành vi tuân thủ trong kê khai thuế giá trị gia tăng
theo các đặc điểm doanh nghiệp ............................................................................66
4.5.1 Kiểm định sự khác biệt về thâm niên hoạt động .......................................66
4.5.2 Kiểm định sự khác biệt về ngành nghề kinh doanh ..................................68
4.5.3 Kiểm định sự khác biệt về loại hình doanh nghiệp ...................................69
4.5.4 Kiểm định sự khác biệt về qui mô doanh nghiệp ......................................70
4.6 Phân tích đánh giá của doanh nghiệp về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ
trong kê khai thuế GTGT .......................................................................................71
Tóm tắt chương 4 ...................................................................................................72
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ...............................................73
5.1. Hàm ý quản trị ................................................................................................73
5.1.1. Xây dựng được chuẩn mực xã hội về tính tuân thủ thuế .........................73
5.1.2. Tăng cường kiểm tra và hình phạt ............................................................74
5.1.3. Nâng cao sự đồng bộ, chặt chẽ, rõ ràng, đơn giản của hệ thống, chính
sách thuế .............................................................................................................75
5.1.4. Cũng cố và nâng cao chất lượng phục vụ cơ quan thuế ...........................76
5.2. Hạn chế đề tài và nghiên cứu tương lai ..........................................................77
5.3. Kết luận ...........................................................................................................78
Tóm tắt chương 5 ...................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................80
PHỤ LỤC



viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DN:

Doanh nghiệp

EFA

Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá)

GTGT:

Giá trị gia tăng

KMO

Kaiser-Meyer-Olkin

NNT:

Người nộp thuế

OECD:

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for
Economic Cooperation and Development)


TP.HCM
VIF

Thành Phố Hồ Chí Minh
Variance inflation factor (Hệ số phóng đại phương sai)


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phương pháp tiếp cận để tuân thủ thuế ......................................................... 17
Bảng 2.2 Tổng hợp các nghiêng cứu trước ................................................................... 21
Bảng 3.1 Mã hóa các yếu tố và biến ............................................................................. 29
Bảng 4.1: Kết quả thu NSNN qua các năm................................................................... 39
Bảng 4.2 Thống kê tình hình thực hiện thu thuế ........................................................... 40
Bảng 4.3 Thống kê hồ sơ tiếp nhận tại CCT Phú Nhuận từ năm 2010 -2014 .............. 41
Bảng 4.4 Mô tả mẫu khảo sát theo thâm niên hoạt động .............................................. 46
Bảng 4.5 Mô tả mẫu khảo sát theo ngành nghề kinh doanh ......................................... 46
Bảng 4.6 Mô tả mẫu khảo sát theo loại hình doanh nghiệp .......................................... 47
Bảng 4.7 Mô tả mẫu khảo sát qui mô doanh nghiệp ..................................................... 47
Bảng 4.8: Cronbach’s Alpha của các nhân tố tác động (Item-Total Statistics) ..... ...... 48
Bảng 4.9. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test (phân tích nhân tố lần 1) ...................... 51
Bảng 4.10. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test (phân tích nhân tố lần 2) .................... 51
Bảng 4.11. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test (phân tích nhân tố lần 3) .................... 52
Bảng 4.12. Tổng phương sai trích các nhân tố ảnh hưởng ........................................... 53
Bảng 4.13 Kết quả ma trận xoay nhân tố ...................................................................... 54
Bảng 4.14 Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc ................................................... 56
Bảng 4.15. Ma trận tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc .................... 57
Bảng 4.16. Kết quả kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy đa biến................... 58
Bảng 4.17. Kết quả phân tích ANOVA ........................................................................ 58

Bảng 4.18. Kết quả hồi quy đa biến .............................................................................. 59
Bảng 4.19. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết ...................................................... 65
Bảng 4.20. Kết quả kiểm định One-Way ANOVA theo thâm niên hoạt động ............. 66
Bảng 4.21. Kết quả kiểm định Post Hoc về thâm niên hoạt động của doanh nghiệp ... 67
Bảng 4.22. Kết quả kiểm định One-Way ANOVA theo ngành nghề kinh doanh ........ 68
Bảng 4.23. Kết quả kiểm định One-Way ANOVA theo loại hình doanh nghiệp ......... 69
Bảng 4.24. Kết quả kiểm định Post Hoc về loại hình doanh nghiệp ............................ 70
Bảng 4.25. Kết quả kiểm định One-Way ANOVA theo qui mô doanh nghiệp ............ 70
Bảng 4.26. Kết quả thống kê giá trị trung bình của các yếu tố ảnh hưởng ................... 71


x

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Mô hình tuân thủ thuế của Fischer và các cộng sự ................................. 10
Hình 2.2. Quang phổ thái độ tuân thủ thuế của người nộp thuế (OECD,2004)....... 16
Hình 2.3. Mô hình của Gerald Chau, Patrick Leung (2009) .................................... 18
Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất..................................................................... 22
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 25
Hình 4.1. Bản đồ hành chính quận Phú Nhuận ........................................................ 35
Hình 4.2: Sơ đồ tổ chức Chi cục thuế quận Phú Nhuận .......................................... 38
Hình 4.3 . Biểu đồ phân tán Scatter Plot .................................................................. 61
Hình 4.4. Đồ thị P-P Plot của phần dư ..................................................................... 61
Hình 4.5. Biểu đồ tần số Histogram của phần dư .................................................... 62


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong chương đầu tiên của đề tài, tác giả muốn đề cập đến lý do hình thành đề

tài nghiên cứu. Trên cơ sở các vấn đề phát sinh trong thực tiễn và kết hợp với cơ sở
lý thuyết trước đây để phân tích và làm rõ lĩnh vực mà tác giả muốn nghiên cứu.
Nội dung của chương bao gồm 7 phần: (1) Lý do nghiên cứu, (2) Mục tiêu nghiên
cứu, (3) Câu hỏi nghiên cứu, (4) Phương pháp nghiên cứu, (5) Phạm vi và đối
tượng nghiên cứu, (6) Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu, (7) Kết cấu của đề
tài nghiên cứu.
1.1. Lý do nghiên cứu
Thuế ra đời và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhà nước.
Thuế là một đòi hỏi khách quan đối với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước. Hệ
thống và chính sách thuế của Nhà nước được xây dựng trên cơ sở những điều kiện
kinh tế- chính trị- xã hội cụ thể trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.
Có thể nói thuế ra đời từ rất lâu, từ thời chiếm hữu nô lệ đã có các khoản thu
mang mầm mống của thuế. Ngay từ khi Nhà nước ra đời thì thuế cũng xuất hiện,
thuế là sản phẩm tất yếu từ sự xuất hiện hệ thống bộ máy Nhà nước, ngược lại thuế
là công cụ đảm bảo cung cấp phương tiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại và hoạt
động của hệ thống bộ máy Nhà nước.
Ngày nay trong tiến trình hội nhập, thuế lại đang có vị thế lớn trong chiến lược
toàn cầu hoá. Do vậy, việc quản lý thuế của các Nhà nước là rất cần thiết, dù cho
Nhà nước đó là Nhà nước phát triển hay đang phát triển.
Trong các sắc thuế thì thuế giá trị gia tăng là sắc thuế mang nhiều nguồn thu.
Thuế giá trị gia tăng có nguồn gốc từ thuế doanh thu và được Cộng hòa Pháp là
nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng vào năm 1954. Đến
nay thuế giá trị gia tăng được áp dụng rộng rãi trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Tại kỳ họp lần thứ 11 Quốc hội khóa 9 ngày 10/5/1997 Quốc hội đã thông qua
Luật thuế giá trị gia tăng và có hiệu lực từ ngày 01/01/1999. Luật thuế giá trị gia


2

tăng ra đời thay thế cho thuế doanh thu trước đây. Nó đánh dấu sự phát triển mới về

chính sách thuế giá trị gia tăng của Việt Nam. Thuế giá trị gia tăng đã trở thành một
sắc thuế tiên tiến góp phần làm cho hệ thống thuế của Việt Nam ngày càng được
hoàn thiện, phù hợp với sự vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành công, cũng còn những tồn tại cần khắc phục.
Trong cơ cấu nguồn thu ngân sách Nhà nước thì thuế nói chung và thuế giá trị
gia tăng nói riêng là một nguồn thu vô cùng quan trọng và chiếm tỉ trọng cao, góp
phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Thuế giá trị gia tăng là
một khoản thuế gián thu, sắc thuế này chiếm tỷ trọng cao trong số thu hàng năm tại
Chi cục thuế Phú Nhuận (khoảng 40%).
Chi cục thuế quận Phú Nhuận đến cuối năm 2014 đang quản lý 21.565 đối tượng
nộp thuế trong đó có 6641 doanh nghiệp đang hoạt động. Số thu từ các doanh
nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong nguồn thu (khoảng 63%). Điều đó cho thấy, việc
thu thuế là một quy định bắt buộc, nhưng cũng chính lý do doanh nghiệp phải đóng
quá nhiều thuế như vậy dễ dẫn đến các hành vi không tuân thủ thuế. Việc kiểm tra
tại trụ sở doanh nghiệp (chỉ khoảng dưới 15% số doanh nghiệp đang hoạt động)
nhưng số thuế truy thu lớn, trong đó qua kiểm tra số thuế giá trị gia tăng truy thu
vẫn chiếm tỷ trọng cao 23% so với số kê khai.
Năm 2004, khi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố báo cáo
hướng dẫn về “Quản lý rủi ro tuân thủ: Quản lý và cải thiện tuân thủ thuế”, đã định
nghĩa về tuân thủ thuế là phạm vi mà đối tượng nộp thuế phải hoàn thành các nghĩa
vụ thuế của mình. Đồng thời đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế
của doanh nghiệp gồm: yếu tố hiểu biết của doanh nghiệp; yếu tố ngành; yếu tố xã
hội; yếu tố kinh tế; yếu tố tâm lý.
Cũng trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), các yếu tố tác động đến
sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp được tác giả đưa ra gồm: đặc điểm hoạt động của
doanh nghiệp, đặc điểm tâm lý của doanh nghiệp, đặc điểm ngành của doanh
nghiệp, yếu tố xã hội, yếu tố kinh tế, yếu tố pháp luật. Tác giả cũng cho rằng khi


3


xét đến tuân thủ thuế, yếu tố thời gian nên được đưa vào như là một tiêu chí thể
hiện sự tuân thủ tự nguyện.
Kể từ khi chuyển sang cơ chế tự khai tự nộp, đề cao quyền của người nộp thuế
(NNT). NNT tự kê khai hoạt động kinh doanh và tự xác định nghĩa vụ thuế phải
nộp. Cho thấy tầm quan trọng trong việc kê khai của NNT. Việc kê khai thuế mang
tính tự nguyện và tự xác định nghĩa vụ của NNT ngay từ đầu. Do đó việc NNT
không tuân thủ việc kê khai thuế hoặc kê khai không đủ, không đúng làm thất thu
ngân sách dễ dẫn đến hành vi trốn thuế. Hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Những yếu tố này tạo thách thức lớn
đối với cơ quan thuế trong việc đảm bảo sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp thêm
vào đó sự phức tạp từ các doanh nghiệp ngày một tăng lên, đặc biệt hai thành phố
lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi nguồn lực cho quản lý thu
thuế ở các nước ta còn hạn chế, sức ép phải tăng thu NSNN hàng năm để đảm bảo
nhu cầu chi tiêu cho đất nước ngày càng phát triển. Với mong muốn doanh nghiệp
tuân thủ kê khai thuế của ngày càng tốt hơn. Đó là lý do tác giả đề tài nghiên cứu
“Các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ trong kê khai thuế giá trị gia tăng của
doanh nghiệp tại Chi cục thuế Phú Nhuận”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ trong kê khai thuế
giá trị gia tăng của doanh nghiệp tại Chi cục thuế Phú Nhuận, trên cơ sở đó đề xuất
một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao tính tuân thủ trong kê khai thuế GTGT của
doanh nghiệp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, xác định các yếu tố tác động ảnh hưởng và mức độ tác động đến hành
vi tuân thủ trong kê khai thuế GTGT của doanh nghiệp tại Chi cục thuế Phú Nhuận.
Thứ hai, xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến hành vi tuân thủ trong
kê khai thuế GTGT của doanh nghiệp.



4

Thứ ba, Từ kết quả nghiên cứu, đưa ra một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao
tính tuân thủ trong kê khai thuế GTGT của doanh nghiệp tại Chi cục thuế Phú
Nhuận.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn trả lời các các câu hỏi
nghiên cứu sau:
Thứ nhất, các yếu tố nào tác động và mức độ tác động của các yếu tố ra sao đến sự
tuân thủ trong kê khai thuế GTGT của doanh nghiệp tại Chi cục thuế quận Phú
Nhuận?
Thứ hai, làm thế nào để nâng cao tính tuân thủ trong kê khai thuế giá trị gia tăng
của doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Phú Nhuận?
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng kết hơp hai phương pháp nghiên cứu định tính và định
lương:
- Nghiên cứu định tính:dựa trên cở sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu trước, tác
giả đã tập họp một số yếu tố có tác động đến hành vi tuân thủ khi kê khai thuế giá
trị gia tăng và xây dựng mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được sử dụng
trong nghiên cứu này là kỹ thuật hỏi ý kiến chuyên gia với kỹ thuật phỏng vấn sâu
để khám phá, thăm dò, điều chỉnh (lược bỏ hoặc bổ sung) các biến quan sát dùng để
đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế
- Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp các
nhà lãnh đạo doanh nghiệp hoặc kế toán của doanh nghiệp đóng thuế tại Chi cục
thuế quận Phú Nhuận. Khi thu thập đầy đủ dữ liệu, tác giả xử lý bảng câu hỏi phỏng
vấn qua phần mềm SPSS và tiến hành các bước phân tích: thống kê mô tả dữ liệu,
phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính.
1.5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các yếu tố tác động đến sự tuân thủ

trong kê khai thuế GTGT của doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Phú Nhuận.
Đối tượng khảo sát là giám đốc, kế tóan của doanh nghiệp


5

 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: doanh nghiệp đang hoạt động tại Chi cục Thuế quận Phú
Nhuận. Dữ liệu sơ cấp thu được thông qua bảng câu hỏi khảo sát 202 doanh nghiệp
đang kê khai thuế tại Chi cục thuế Phú Nhuận
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 810/2015.
1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Trong nước đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến tính tuân thủ, mỗi nghiên cứu ở
nhiều giác độ khác nhau. Tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu trước về hành vi tuân
thủ trong kê khai thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp tại Chi cục thuế Phú Nhuận.
Đề tài là một nghiên cứu thực nghiệm nhằm làm sáng tỏ các yếu tố tác động đến
hành vi tuân thủ trong kê khai thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp tại Chi cục
thuế quận Phú Nhuận. Từ kết quả thu được, hàm ý nghiên cứu đề xuất một số ý kiến
nhằm nâng cao tính tuân thủ trong kê khai thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp.
1.7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị


6


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong chương 1 tác giả đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Tiếp theo
trong chương 2 tác giả sẽ trình bày tổng quát các khái niệm về thuế, tuân thủ thuế,
các nghiên cứu trước và bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến tính
tuân thủ thuế. Hệ thống các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây có liên quan
đến nghiên cứu về tuân thủ thuế, vì thế tác giả tiến hành phân tích, thừa hưởng mô
hình và từ đó thiết lập các giả thiết nghiên cứu. Đồng thời xây dựng mô hình nghiên
cứu các yếu tố tác động đến hành vi tuân thủ trong kê khai thuế GTGT tại Chi cục
thuế Phú Nhuận.
2.1. Các khái niệm
2.1.1. Tuân thủ và tuân thủ thuế
Từ điển Tiếng Việt (2014), Tuân thủ là giữ và làm đúng theo điều đã quy định,
theo quy tắc của pháp luật và được tuân thủ một cách nghiêm ngặt.
Simon James (2004) cho rằng các định nghĩa về tuân thủ thuế hiện tại quá hạn
hẹp để bao gồm các chủ đề đầy đủ và ông cung cấp một định nghĩa rộng hơn. Theo
ông, mức độ không tuân thủ thuế có thể được đo bằng chênh lệch thuế, nghĩa là số
tiền thuế thực tế phát sinh và số tiền thuế doanh nghiệp khai báo.
Jackson and Milliron (1986) và Alm (1991) cho rằng tuân thủ thuế là báo cáo tất
cả thu nhập, thanh toán toàn bộ nghĩa vụ thuế bằng cách thực hiện các điều khoản
quy định của luật, pháp lệnh, hoặc phán quyết của tòa án.
OECD (2004) định nghĩa tuân thủ thuế là phạm vi mà đối tượng nộp thuế phải
hoàn thành các nghĩa vụ thuế của mình.
Theo cơ quan thuế Australia (ATO): “Tuân thủ thuế là việc doanh nghiệp đáp
ứng các nghĩa vụ thuế theo quy định các luật thuế và các quyết định của tòa án”
Nguyễn Thị Lệ Thúy (2011) đã đưa ra định nghĩa về tuân thủ thuế như là hành
vi chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo đúng mục đích của luật một
cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian.


7


Đồng thuận với Nguyễn Thị Lệ Thúy (2011), tác giả cho rằng tuân thủ thuế là
việc người nộp thuế thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ thuế đã được quy
định trong luật thuế hiện hành một cách tự nguyện.
2.1.2. Tuân thủ kê khai thuế
Đối với công tác quản lý thuế thì việc tuân thủ gồm các nội dung: đăng ký thuế,
kê khai thuế và nộp thuế. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả xét hành vi
tuân thủ thuế ở nội dung kê khai thuế. Nội dung kê khai thuế gồm tính thuế và nộp
tờ khai thuế.
Tuân thủ về kê khai thuế khi tính thuế là nói đến việc kê khai các khoản doanh
thu, sản lượng, thu nhập chịu thuế liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế giá trị
gia tăng
Tuân thủ về nộp tờ khai thuế là nói đến việc kê khai trên các mẫu biểu tờ khai và
thời hạn kê khai
Như vậy, theo tác giả tuân thủ kê khai thuế là việc NNT tự xác định cơ sở tính
thuế, tính thuế, nộp đúng và đủ các mẫu biểu, đúng thời gian theo quy định của Luật
và các văn bản hướng dẫn.
2.1.3. Thuế
Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze trong cuốn “Tài chính công” đưa ra một định
nghĩa tương đối cổ điển về thuế: “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính
chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho nhà nước
thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà Nước.”.
Theo Hoàng Phê (chủ biên) (1996), Từ điển tiếng việt. Nhà xuất bản Đà Nẵng,
Việt Nam: “Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hay các tổ chức kinh
doanh, tùy theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp,..buộc phải nộp cho nhà nước theo
mức quy định.”
Nguyễn Thuấn (2004) định nghĩa “thuế là một khỏan thu của chính phủ đối với
các tổ chức và thành viên trong xã hội, khoản thu mang tính chất bắt buộc không
hoàn trả trực tiếp và được pháp luật quy định”.



8

Như vậy từ các định nghĩa trên tác giả có một định nghĩa tổng quát: “Thuế là một
khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho nhà nước theo mức độ
và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.”
2.1.4. Thuế giá trị gia tăng
Tại Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12: “Thuế giá trị gia tăng là
thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ
sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”
Thuế giá trị gia tăng là thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch
vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Được gọi là thuế
GTGT vì thực chất thuế chỉ đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ.
Giá trị gia tăng được xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá trị hàng hóa dịch vụ
bán ra với tổng giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào tương ứng trong kỳ tính thuế.
2.2. Cơ sở lý luận
2.2.1. Lý thuyết hành vi của John B.Watson
Thuyết hành vi được hình thành bởi nhà tâm lí học người Mỹ John B. Watson
năm 1913, cho rằng tâm lí học giải thích hành vi của con người không dựa trên quá
trình nhận thức diễn ra trong não hay những hành vi không thấy rõ, mà là những
quan sát hành vi được nhận ra.
Theo Watson có 4 loại hành vi: hành vi bên ngoài, hành vi bên trong, hành vi tự
động minh nhiên và hành vi tự động mặc nhiên. Theo ông, mọi việc con người làm
kể cả suy nghĩ đều thuộc một trong bốn loại hành vi này. Nghiên cứu dùng các
phương pháp khoa học khách quan, sử dụng phương pháp ghi chép các sự kiện
kiểm soát được về quá trình cơ thể, thích nghi với môi trường.
Trong tâm lý học hành vi cổ điển, hành vi của động vật và người bị giản đơn hóa
thành những cử động cơ thể. Nhờ những cử động đó với tính cách là “một cơ quan
biết phản ứng” hay “một hệ thống vật lý” thích nghi với môi trường để đảm bảo sự
sống còn. Quan sát cũng như giảng giải hành vi đều phải tuân theo công thức

S – R (Stimulus – Response)
Trong đó S là kích thích, R là phản ứng.


9

Kích thích có thể là một tình huống tổng quát của môi trường hay một điều kiện
bên trong nào đó của sinh vật, phản ứng là bất cứ cái gì mà sinh vật làm và nó bao
gồm rất nhiều thứ. Với công thức S - R, Watson đã đặt cho thuyết hành vi mục đích
cao cả là điều khiển hành vi động vật và con người. Lấy nguyên tắc "thử - sai" làm
nguyên tắc khởi thuỷ điều khiển hành vi. Hành vi chỉ là mối liên hệ trực tiếp “cơ thể
- môi trường”; theo đó, tâm lý, ý thức chẳng qua chỉ là những hiện tượng thừa. Tâm
lý học với tư cách là khoa học về hành vi có trách nhiệm vứt bỏ toàn bộ các thuật
ngữ của tâm lý học cấu trúc và tâm lý học chức năng như ý thức, trạng thái và quá
trình ý thức, lý trí và hình ảnh…
2.2.2. Nghiên cứu của Jackson, B. và Milliron, V.C. (1986)
Các tác giả mô tả trạng thái hiểu biết về tuân thủ thuế tại thời điểm đó là nguyên
thủy và cho rằng nghiên cứu cơ bản hơn là cần thiết trước khi chúng ta có thể bắt
đầu hiểu trốn thuế. Phần I của bài viết xem xétcác biến tuân thủ chủ yếu là tuổi tác,
giới tính, giáo dục, mức thu nhập, nguồn thu nhập, nghề nghiệp, ảnh hưởng vị thế,
đạo đức, công bằng, phức tạp, IRS liên lạc, khả năng phát hiện, xử phạt, mức thuế
suất, và các biến khác. Phần II là có liên quan với các cân nhắc về phương pháp
luận. Phần III lần lượt đến các khu vực lý thuyết có liên quan đến nghiên cứu tuân
thủ - thuyết triển vọng, lý thuyết răn đe,cấu trúc nhận thức và lý thuyết cơ quan. Các
tác giả cũng nêu ra hai hướng chung cho các nghiên cứu trong tương lai - tái tạo và
mở rộng các vấn đề mà họ xét trong bài báo này và nhấn mạnh hơn và chú ý đến
những nỗ lực nghiên cứu trong quá khứ. Tóm tắt của Ahmed và các cộng sự (2003),
trang 136
2.2.3. Mô hình của Fischer và các cộng sự (1992)
Trên cở sở 14 yếu tố được xác định bởi Jackson and Milliron (1986), Fischer

và các cộng sự đã phân các yếu tố này thành bốn nhóm yếu tố chính bao gồm nhóm
yếu tố về nhân khẩu học, cơ hội không tuân thủ, thái độ và nhận thức, cấu trúc/hệ
thống chính sách thuế. Dựa trên nền tảng của các nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến hành vi tuân thủ của người nộp thuế đã kết luận và đưa ra hướng nghiên cứu
trong tương lai, chủ yếu các nghiên cứu trước đây chỉ nghiên cứu hành vi không


10

tuân thủ của các cá nhân, có hoặc rất ít các bài nghiên cứu về hành vi tuân thủ của
các doanh nghiệp, sự đa dạng của hành vi không tuân thủ thủ của các doanh nghiệp
được quan tâm nhiều hơn, điều này có ý nghĩa đáng kể về tính công bằng giữa cá
nhân và doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này tác giả đã có góc nhìn đa chiều về
hành vi tuân thủ thuế, nó là sự tác động của những yếu tố kinh tế xã hội đến tâm lý
học. Hạn chế của nghiên cứu này là tác giả chỉ nghiên cứu hành vi của các doanh
nghiệp mà chưa nghiên cứu đến hành vi của từng cá nhân đến quyết định tuân thủ
thuế. Mô hình Fischer và cộng sự được trình bày như hình
Cơ hội không tuân thủ thuế
(mức thu nhập, nguồn thu
nhập, nghề nghiệp)

Các biến nhân khẩu học
(độ tuổi, giới tính và
giáo dục)

Thái độ và nhận thức
(công bằng của hệ
thống thuế)

Hành vi tuân thủ

của người nộp thuế

Hệ thống thuế
(sự phức tạp, xác suất phát
hiện, hình phạt, các mức thuế)

Hình 2.1. Mô hình tuân thủ thuế của Fischer và các cộng sự
Nguồn: Fischer và các cộng sự (1992)
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp
Qua nghiên cứu các nghiên cứu trước kết hợp với thực tế công tác, tác giả cho
rằng các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ kê khai thuế của doanh nghiệp như
sau:


11

 Đặc điểm doanh nghiệp
Loại hình sở hữu của doanh nghiệp
Bản chất và phạm vi tuân thủ thuế khác nhau giữa các DN có sở hữu khác nhau.
Ví dụ giữa DN một chủ sở hữu và DN nhiều chủ sở hữu, giữa DN tư nhân và DN
nhà nước. Hình thức sở hữu phản ánh mức độ rủi ro tuân thủ thuế của doanh nghiệp
là cao, trung bình hay thấp. Kinh nghiệm qua công tác quản lý thu thuế cho thấy các
doanh nghịêp sở hữu tư nhân thì rủi ro tuân thủ cao hơn các DN cổ phần, DN có
vốn đầu tư nước ngoài, DN nhà nước.
Yếu tố quy mô doanh nghiệp
Quy mô DN là phạm trù phản ánh độ lớn của DN. Về mặt lượng, để đánh giá quy
mô DN người ta sử dụng những chỉ tiêu định lượng cụ thể. DN có thể được phân
loại thành 3 nhóm theo tiêu chí về quy mô (quy mô có thể được phân loại theo
doanh thu, theo số lao động, theo tài sản, theo tổng giá trị sản xuất). Mỗi nhóm DN
theo quy mô có những đặc điểm riêng về hành vi tuân thủ thuế.

Nhóm DN lớn: là nhóm đóng góp chủ yếu vào NSNN, thường sử dụng các
phương pháp tinh vi để tối thiểu hoá thuế, thường là tránh thuế hơn trốn thuế.
Nhóm DN vừa và nhỏ: Ở hầu hết các nước, các DN vừa và nhỏ đại diện cho
nhóm có rủi ro cao nhất bởi vì số lượng các DN này rất lớn, thu nhập của họ không
cố định và trong hầu hết các trường hợp đều không thể xác minh với dữ liệu của bên
thứ ba. Ngoài ra, các DN này không có một hệ thống sổ sách kế toán tốt, không có
kiểm toán độc lập đối với các tài khoản kế toán và các khoản chi tiêu tiền mặt như
các DN lớn để có thể giảm bớt rủi ro kê khai thiếu thu nhập.
Thời gian hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Có mối liên hệ rất rõ về mức độ tuân thủ giữa các DN có thời gian hoạt động
khác nhau. Các DN mới thành lập hoặc còn non trẻ trong hoạt động kinh doanh
thường thiếu kiến thức về luật thuế, nghĩa vụ thuế và quy trình tuân thủ thuế, vì vậy
họ thường là đối tượng chủ yếu của hình thức không tuân thủ không dự tính. Các
DN có thời gian hoạt động lâu năm thường đã có thương hiệu, có hệ thống kế toán
ổn định, hiểu rõ về nghĩa vụ thuế và quy trìnhtuân thủ. Vì vậy, nếu tinh thần thuế


×