Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cố phần ánh dương việt nam đến năm 2020 tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

TRƢƠNG NGỌC TÀI

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ÁNH DƢƠNG VIỆT
NAM ĐẾN NĂM 2020 TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành:60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Lê Tấn Phước
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 26 tháng 01 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1


PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ

Chủ tịch

2

TS. Lê Quang Hùng

Phản biện 1

3

TS. Võ Tấn Phong

Phản biện 2

4

TS.Hoàng Trung Kiên

Ủy viên

5

TS. Nguyễn Hải Quang

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày 15 tháng 01 năm 2016

BẢN CAM ĐOAN
Họ và tên học viên: Trương Ngọc Tài
Ngày sinh: 01/09/1986

Nơi sinh: TP. Hồ Chí Minh

Trúng tuyển đầu vào năm: 2014
Là tác giả luận văn: NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN ÁNH DƢƠNG VN ĐẾN 2020 TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh

Mã ngành: 60340102

Bảo vệ ngày: 26 tháng 01 năm 2016
Điểm bảo vệ luận văn: 6,6 ( sáu phẩy sáu )
Tôi cam đoan chuẩn sửa nội dung luận văn thạc sĩ với đề tài trên theo góp ý
của Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ. Các nội dung đã chỉnh sửa:

1. Sửa tên đề tài theo đúng tên của công ty theo giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh.
2. Bổ sung các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp taxi
trong phần cơ sở lý luận, kể cả ma trận hình ảnh cạnh tranh.
3. Chuyển mục 1.3 sang chương 2 và bổ sung ma trận hình ảnh cạnh tranh
vào chương 2 để so sánh vinasun corp với một số đối thủ cạnh tranh.
4. Sửa một số ý kiến của thầy phản biện.

Người cam đoan

Cán bộ hướng dẫn


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày 15 tháng 01 năm 2016
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Trương Ngọc Tài

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 01/09/1986

Nơi sinh: TP.HCM


Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh

MSHV: 1441820140

I- Tên đề tài:
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
ÁNH DƢƠNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 TẠI VIỆT NAM
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRẠNH .
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN ÁNH DƢƠNG VIỆT NAM.
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN ÁNH DƢƠNG VIỆT NAM.
III- Ngày giao nhiệm vụ: ngày 12 tháng 8 năm 2015
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ngày 07 tháng 01 năm 2016
V- Cán bộ hƣớng dẫn: TS. Lê Tấn Phước
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lâp của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước
đó.
TP, HCM, ngày 15 tháng 01 năm 2016
Tác giả

Trƣơng Ngọc Tài


ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Lê Tấn Phước là
người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các quý thầy/cô trong khoa Quản
Trị Kinh Doanh của trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM đã đào tạo và
tận tâm tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và làm nghiên cứu luận
văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến cơ quan nơi tôi đang công
tác đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành nghiên cứu luận văn.
Một lần nữa với tấm lòng tri ân, học viên cảm ơn quý thầy/cô, cơ quan đã
nhận xét và đã đóng góp ý kiến bản luận văn này được hoàn thành tốt đẹp.

Tác giả


iii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan .............................................................................................................. i
Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii
Danh mục các chữ viết tắt ......................................................................................... vi
Danh mục các bảng biểu .......................................................................................... vii
Danh mục các biểu đồ .............................................................................................. vii
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài: ................................................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ........................................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 3
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu ............................... 3
7. Kết cấu của đề tài ................................................................................................... 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRẠNH ..... 5
1.1 Lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. ..... 5
1.1.1 Cạnh tranh .............................................................................................. 5
1.1.2 Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế trường.................................... 8
1.2 Năng lực cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của DN ... 12
1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh ............................................................ 12
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh của DN.......... 13
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ................................. 16
1.2.4 Môi trường kinh doanh ngành vận tải taxi ........................................... 22
1.2.4.1 Tổng quan về kinh tế Việt Nam ........................................................ 22
1.2.4.2 Tổng quan thị trường dịch vụ taxi ..................................................... 26
1.2.4.3 Các áp lực của ngành ........................................................................ 26
1.3 Các công cụ hỗ trợ việc đánh giá năng lực cạnh tranh .................................. 26
1.3.1 Ma trận SWOT ..................................................................................... 26



iv

1.3.2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh................................................................. 26
Kết Luận Chương 1 ............................................................................................. 28
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN ÁNH DƢƠNG VIỆT NAM ................................................................ 29
2.1 Tổng quan về công ty Cổ Phần Ánh Dương Việt Nam ................................. 29
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ........................................... 30
2.1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của Vinasun Corp ........................................... 30
2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ Phần Ánh Dương VN ....... 34
2.2.1 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Vinasun Corp ............. 34
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng chi phối đến năng lực cạnh tranh của
Vinasun Corp................................................................................................. 42
2.3 Phân tích kết quả kinh doanh của một số công ty trong lĩnh vực ngành
vận tải taxi. ........................................................................................................... 51
2.3.1 Phân tích thực trạng và HQKD của Công ty cổ phần Tập đoàn Mai
Linh (từ 2010-2014)............................................................................................. 51
2.3.2 Phân tích thực trạng và HQKD của Công ty TNHH một thành viên
Hoàng Long (từ 2010-2014. ................................................................................ 55
2.4 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Vinasun Corp ........................ 57
2.4.1 Thành tựu và nguyên nhân ........................................................................ 57
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân ...................................................................... 61
2.5 Những vấn đề đặt ra để giải quyết nâng cao năng lực cạnh tranh của
Vinasun corp. ....................................................................................................... 63
2.6 Ma trận hình ảnh cạnh tranh. ......................................................................... 65
2.7 Ma trân SWOT áp dụng đối với Vinasun Corp. ............................................ 69
Kết Luận Chương 2 ............................................................................................. 70



v

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN ÁNH DƢƠNG VIỆT NAM ............................................ 73
3.1 Phương hướng ................................................................................................ 73
3.1.1 Mục tiêu chung: .................................................................................... 73
3.1.2 Mục tiêu cụ thể: .................................................................................... 74
3.1.3 Phương hướng đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinasun
Corp ............................................................................................................... 74
3.2 Giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
Ánh Dương Việt Nam .......................................................................................... 78
3.2.1 Giải pháp tổ chức của Công ty ............................................................ 78
3.2.2 Giải pháp về đào tạo và thu hút nhân lực ............................................ 81
3.2.3 Giải pháp phát triển văn hóa của công ty ............................................ 84
3.2.4 Giải pháp về Maketing ........................................................................ 86
3.2.5 Giải pháp về kinh doanh ...................................................................... 77
3.3 Một số kiến nghị với Nhà nước, ngành và Hiệp hội ..................................... 97
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 100


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt


Chữ viết đầy đủ

BCTC:

Báo cáo tài chính

KT-XH:

Kinh tế - xã hội

CLKD:

Chiến lược kinh doanh

M&A:

Mua bán và sáp nhập

CNTT:

Công nghệ thông tin

MQH:

Mối quan hệ

Corp:

Corporation


NLCT:

Năng lực cạnh tranh

ĐHCĐ:

Đại hội cổ đông

Offline:

Thẻ thanh toán cà trên giấy

DN:

Doanh nghiệp

Online:

Thẻ thanh toán băng từ (qua

GDP:

Thu nhập quốc dân

GĐ:

Giám đốc

POS:


Máy thanh toán tiền

HĐQT:

Hội đồng quản trị

SPDV:

Sản phẩm dịch vụ

HQKD:

Hiệu quả kinh doanh

SWOT:

Strengths

HSBC:

Ngân hàng TNHH HSBC

Weaknesses

HTTT:

Hệ thống thông tin

Opportunities


máy)

(điểm

mạnh),

(điểm

yếu),

(cơ

hội),

Threats (nguy cơ)

HTTTQL: Hệ thống thông tin quản lý
KD:

Kinh doanh

SX:

Sản xuất

KH:

Khách hàng

SXKD:


Sản xuất kinh doanh

KTQT:

Kinh tế quốc tế

Tp.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

KTTT:

Kinh tế thị trường

WTO:

Tổ chức thương mại thế giới


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình doanh thu - chi phí - lợi nhuận của Vinasun qua 5 năm .......... 35
Bảng 2.2: So sánh tình hình tăng trưởng lợi nhuận so với đối thủ. .......................... 37
Bảng 2.3: Tình hình đầu tư xe của Vinasun qua 5 năm ............................................ 38
Bảng 2.4: Hiệu quả mức nộp NSNN của Vinasun qua 5 năm .................................. 39
Bảng 2.5: Tình hình nhân sự theo cơ cấu trình độ của Vinasun qua 5 năm ............. 40
Bảng 2.6: Tình hình nhân sự theo chức năngcủa Vinasun qua 5 năm ...................... 48

Bảng 2.7: Tình hình doanh thu – Lợi nhuận của Mai Linh qua 5 năm ..................... 51
Bảng 2.8: Tình hình doanh thu – Lợi nhuận của Hoàng Long qua 5 năm ................ 56
Bảng 2.9: Sự khác biệt về chiến lược so với đối thủ ................................................ 59


viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tình hình doanh thu - chi phí - lợi nhuận của Vinasun qua 5 năm ...... 36
Biểu đồ 2.2:So sánh tình hình tăng trưởng lợi nhuận so với đối thủ ........................ 37
Biểu đồ 2.3: Tình hình số lượng xe Vinasu qua 5 năm............................................. 38
Biểu đồ 2.4. Tình hình nộp NSNN của Vinasun qua 5 năm .................................... 39
Biểu đồ 2.5: Tình hình nhân sự Vinasun qua 5 năm ................................................. 40
Biểu đồ 2.6: Tình hình doanh thu – Lợi nhuận của Mai Linh qua 5 năm ................. 52
Biểu đồ 2.7: Tình hình doanh thu – Lợi nhuận của Hoàng Long qua 5 năm............ 56


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học, lãnh đạo Việt Nam đã
nghiên cứu và chỉ ra những tác động của toàn cầu hoá đối với kinh tế, xã hội, chính
trị và văn hoá của Việt Nam. Tác động về kinh tế: Không ai có thể phủ nhận được
rằng toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu và đang tạo ra những cơ hội cho các nước
có nền kinh tế đang phát triển hội nhập vào nền kinh tế thế giới để trên cơ sở đó,
đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ.
Việt Nam từ khi mở cửa, hội nhập, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần, có nhiều công ty nước ngoài vào đầu tư, thương mại phát triển xuyên
biên giới… Đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hoá, Việt Nam gia nhập các tổ chức

kinh tế thế giới và khu vực như BTA, AFTA, WTO… đây là cơ hội để ngành kinh
tế Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp (DN) có điều kiện phát triển và có sức
cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Nhìn chung sự tác động của toàn cầu hoá đối với xã hội Việt Nam là mạnh
mẽ và sẽ còn tiếp tục tăng thêm trong những năm tới. Cùng với sự tăng trưởng
mạnh của nền kinh tế, chất lượng đời sống của người dân ngày càng được nâng cao
hơn và nhu cầu phong phú hơn. Chính vì thế, để đảm bảo sự tồn tại và phát triển
của mình, những DN phải nắm rõ ưu thế tương đối của mình, xác định những ưu
nhược điểm của đối thủ cạnh tranh, cũng như thị hiếu khách hàng (KH), thị trường
và khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của KH tiềm năng. Một trong những công cụ để
thực hiện điều này là chiến lược kinh doanh (CLKD), là điều kiện tiên quyết để có
thể nhận diện và tiếp cận KH tiềm năng của DN, tạo cơ hội chiếm lĩnh thị trường,
mở rộng thị phần làm tăng nguồn vốn cho DN.
Trong bối cảnh hiện nay ngành dịch vụ không ngừng mở rộng và phát triển,
ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành dịch
vụ Taxi và du lịch là điểm đến hấp dẫn của các tập đoàn lớn. Có thể thấy, Thành
phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) với dân số trên 8 triệu dân với số lượng khách nước
ngoài lẫn khách trong nước mỗi năm mỗi tăng, cho thấy đây là một thị trường hấp


2

dẫn cho các DN hoạt động kinh doanh (KD) vận chuyển hành khách và du lịch. Vì
vậy, việc cạnh tranh ngày càng gay gắt trong tương lai là không thể tránh khỏi, từ
đó, cho thấy việc thoả mãn những mong muốn và mang lại giá trị cao nhất cho KH
là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của DN để tạo chỗ đứng tốt trong tâm trí
người tiêu dùng.
Ngoài ra, sự thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy ra bất cứ khi nào và
ảnh hưởng không ít đến hoạt động quản trị KD của DN. Hệ thống pháp luật còn
chưa đồng bộ, quá trình thực thi đạt hiệu quả chưa cao gây bất lợi cho hoạt động

KD trong lĩnh vực dịch vụ vận chuyển.
Công ty Taxi Viansun hoạt động trong ngành dịch vụ vận chuyển hành
khách, do tính đặc thù của ngành, sự biến động về giá nguyên vật liệu và giá xe ảnh
hưởng rất nhiều đến hoạt động của DN. Vì thế, công ty cần có một CLKD phù hợp
để thích nghi với mức độ cạnh tranh trong khuynh hướng hội nhập sắp tới. Do đó
tác giả chọn đề tài:”NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN ÁNH DƢƠNG VN ĐẾN 2020 TẠI VIỆT NAM ” làm đề tài nghiên cứu
nhằm tìm ra các giải pháp để năng cao hiệu quả kinh doanh(HQKD) cho công ty và
vạch ra định hướng cho các DN cùng ngành.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả tham khảo một số đề tài về
chiến lược phát triển, chiến lược Maketing MIX của Công ty Cổ phần Ánh Dương
Việt Nam. Trong các đề tài nghiên cứu đó chỉ nêu ra các báo cáo tổng hợp số liệu,
kế hoạch và phương hướng hoạt động của công ty trong năm tiếp theo mà không
vạch ra một kế hoạch, chiến lược cụ thể để phát triển lâu dài. Qua đó, tôi đã nhận ra
cần phải phân tích và vạch ra kế hoạch, chiến lược lâu dài cho quá trình phát triển
của công ty.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài này góp phần làm sáng tỏ lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
thông qua việc nghiên cứu quá trình phát triển về năng lực cạnh tranh (NLCT) của
Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao


3

năng lực cạnh tranh của Vinasun trong bối cảnh kinh tế thị trường (KTTT) hội nhập
kinh tế quốc tế (KTQT). Hoạch định chiến lược phát triển cạnh tranh trong giai
đoạn từ nay đến năm 2020.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Lĩnh vực hoạt động của Vinasun Corp khá rộng như: kinh doanh dịch vụ

taxi, kinh doanh nhà hàng, kinh doanh bất động sản, du lịch…Ngoài ra, phạm vi
hoạt động của Vinasun cũng khá rộng gồm các chi nhánh ở: Bình Dương, Đồng
Nai, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Khánh Hòa.
- Trong phạm vi nghiên cứu về đề tài này tác giả chỉ nghiên cứu lĩnh vực
kinh doanh chủ yếu là năng lực cạnh tranh của Vinasun về dịch vụ vận tải taxi đến
năm 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu trong đề tài này gồm:
- Phương pháp chuyên gia: phỏng vấn, thảo luận với các chuyên gia, những
người quản lý trong công ty để lấy ý kiến hình thành giải pháp nhằm nâng cao
NLCT của Vinasun Corp.
- Phương pháp thống kê: điều tra tổng hợp, phân tích những thông tin và số
liệu từ nguồn của Vinasun theo phương pháp thống kê.
- Phương pháp quan sát: trực tiếp tham gia vào hoạt động tại Vinasun đã
quan sát và thu thập những số liệu, thông tin và tiến hành kiểm tra, rà soát. Ghi chép
lại những yếu tố liên quan và phù hợp với đề tài nghiên cứu nhằm mô tả, phân tích,
đánh giá chính xác.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
 Ý nghĩa khoa học: Trong điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế
giới, để tồn tại và đứng vững trên thị trường các DN cần phải cạnh tranh gay gắt với
không chỉ với các DN trong nước mà còn phải cạnh tranh với các Công ty tập đoàn
xuyên quốc gia. Quá trình cạnh tranh sẽ đào thải các DN không đủ NLCT để đứng
vững trên thị trường. Mặt khác, cạnh tranh buộc các DN phải không ngừng cố gắng
trong hoạt động tổ chức sản xuất KD của mình để tồn tại và phát triển.


4

 Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nghiên cứu NLCT của một công ty cổ phần Ánh
Dương về hoạt động dịch vụ ngành taxi. Đây là ngành tiềm năng của sự phát triển

kinh tế hội nhập hiện nay. Đề tài nghiên cứu này có thể vạch ra chiến lược cạnh
tranh lành mạnh và góp phần vào sự nâng cao chất lượng dịch vụ taxi nước ta hiện
nay..
7. Kết cấu của đề tài:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh
Chƣơng 2: Thực trang nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
Ánh Dương Việt Nam
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần
Ánh Dương Việt Nam


5

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1 Lý luận về cạnh tranh.
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh

 Khái niệm cạnh tranh: Trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện
nay, các khái niệm liên quan đến cạnh tranh còn rất khác nhau.
- Theo quan điểm cổ điển: Các nhà kinh tế của trường phái tư sản cổ điển
quan niệm: “ Cạnh tranh là một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng. Quá
trình này tạo ra cho mỗi thành viên thị trường một dư địa hoạt động nhất định và
mang lại cho mỗi thành viên một phần xứng đáng so với khả năng của mình”. Theo
quan niệm này cạnh tranh chủ yếu là cạnh tranh về giá, vì thế lý thuyết giá cả gắn
chặt với lý thuyết cạnh tranh.
-

Theo K.Marx “Cạnh tranh là sự phấn đấu ganh đua gây gắt giữa các nhà


tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và trong tiêu thụ
để đạt được những lợi nhuận siêu ngạch”.
- Theo kinh tế chính trị học “Cạnh tranh là ganh đua, sự đấu tranh gay gắt
giữa những người sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận cao nhất. Trong
nền kinh tế hàng hóa cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực”.
- Theo quan điểm hiện đại:
+ Michael Porter đã viết hai cuốn sách nổi tiếng là: “Chiến lược cạnh tranh”
(Competitive Strategy,1980) và “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”(Competitive
Advantage of Nations, 1990). Hai tác phẩm này chứa đựng hầu hết những tư tưởng
của ông về cạnh tranh thị trường. Ông cho rằng, nếu một công ty chỉ tập trung vào
hai mục tiêu tăng trưởng và đa dạng hoá sản phẩm thì không đảm bảo cho sự thành
công lâu dài. Điều quan trọng nhất đối với bất kỳ một công ty nào là xây dựng được
một lợi thế cạnh tranh bền vững. Tâm điểm trong lý thuyết cạnh tranh của Michael
Porter là việc đề xuất mô hình 5 áp lực. Ông cho rằng trong bất kỳ ngành nghề kinh
doanh nào cũng có 5 yếu tố tác động, đó là: sự cạnh tranh giữa các công ty đang tồn


6

tại; mối đe dọa về việc một đối thủ mới tham gia vào thị trường; nguy cơ có các sản
phẩm thay thế xuất hiện; vai trò của các công ty bán lẻ; và cuối cùng nhà cung cấp
đầy quyền lực. Để cạnh tranh thắng lợi với 5 áp lực trên, Michael Porter đề xuất 3
chiến lược: chiến lược chi phí thấp nhất, chiến lược khác biệt hoá sản phẩm, dịch vụ
và chiến lược tập trung vào một phân khúc thị trường nhất định.
+ Quan điểm của Gary Hamel: Tác giả của cuốn “Cạnh tranh đón đầu tương
lai” (Competting for the Future, 1995). Ông cho rằng, bản chất của sự cạnh tranh và
thậm chí cả bản chất của khách hàng đã thay đổi. Ông nhấn mạnh rằng, cạnh tranh
hiện nay là cuộc chiến giành những cơ hội xuất hiện trong tương lai. Khả năng nắm
bắt các cơ hội trong tương lai chính là điều quyết định then chốt vì chúng ta không
thể đón đầu tương lai bằng những công cụ của quá khứ.

- Để hiểu một cách khái quát nhất ta có khái niệm sau: Trong nền KTTT cạnh tranh
được hiểu là sự ganh đua giữa các DN trên thị trường nhằm giành được ưu thế hơn
về cùng một loại sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ, về cùng một loại khách hàng
(KH) so với đối thủ cạnh tranh.
Từ khi nước ta thực hiện đường lối mở cửa kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung sang nền KTTT có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước theo đường lối xã
hội chủ nghĩa (XHCN) thì vấn đề cạnh tranh bắt đầu xuất hiện và len lỏi vào từng
bước đi của các DN. Môi trường hoạt động KD của DN lúc này đầy sự biến động và
vấn đề cạnh tranh trở nên cấp bách, sôi động trên cả thị trường trong nước và thị
trường quốc tế. Như vậy, trong nền KTTT hiện nay, bất cứ một lĩnh vực nào đó, bất
cứ một hoạt động nào của con người cũng nổi cộm lên vấn đề cạnh tranh. Ví như
các quốc gia cạnh tranh nhau để giành lợi thế trong đối ngoại, trao đổi, các DN cạnh
tranh nhau để lôi cuốn KH về phía mình, để chiếm lĩnh những thị trường có nhiều
lợi thế và con người cạnh tranh nhau để vươn lên khẳng định vị trí của mình cả về
trình độ chuyên môn nghiệp vụ để những người dưới quyền hạn phục tùng mệnh
lệnh, để có uy tín và vị thế trong mối quan hệ (MQH) với các đối tác. Như vậy có
thể nói cạnh tranh đã hình thành và bao trùm lên mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ tầm
vi mô và vĩ mô, từ một cá nhân riêng lẻ đến tổng thể toàn xã hội. Điều này xuất phát


7

từ một lẽ đương nhiên nước ta đã và đang bước vào giai đoạn phát triển cao về mọi
lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, mà bên cạnh đó, cạnh tranh vốn là một quy
luật tự nhiên và khách quan của nền KTTT, nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ
quan của mỗi người, bởi tự do là nguồn gốc dẫn tới cạnh tranh, cạnh tranh là động
lực để thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa phát triển. Bởi vậy để giành được
những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm buộc các DN phải
thường xuyên động não, tích cực nhạy bén và năng động phải thường xuyên cải tiến
kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, bổ sung xây dựng các cơ sở hạ tầng, mua

sắm them các trang thiết bị máy móc, loại bỏ những máy móc đã cũ kỹ và lạc hậu
và điều quan trọng là phải có phương pháp tổ chức quản lý có hiệu quả, đào tạo và
đãi ngộ trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động. Thực tế cho thấy ở đâu
thiếu sự cạnh tranh thường ở đó biểu hiện sự trì trệ và yếu kém sẽ dẫn đến DN mau
chóng bị đào thải ra khỏi quy luật vận động của nền kinh tế thị trường. Để thúc đẩy
tiêu thụ và đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng hóa của DN cần phải nghiên cứu thị
trường, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của KH. Do đó cạnh tranh không chỉ kích thích
tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất mà còn cải tiến mẫu mã, chủng loại
hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và chất luợng dịch vụ làm cho sản xuất
ngày càng gắn liền với tiêu dùng, phục vụ nhu cầu xã hội ngày càng tốt hơn. Cạnh
tranh là một điều kiện đồng thời cũng là một là yếu tố kích thích hoạt động KD phát
triển. Bên cạnh những mặt tích cực cạnh tranh còn để lại những mặt hạn chế và tiêu
cực đó là sự phân hóa hàng hóa sản xuất làm phá sản những DN KD gặp nhiều khó
khăn do thiếu vốn, cơ sở hạ tầng hạn hẹp, trình độ công nghệ thấp và có thể làm cho
DN phá sản khi KD gặp nhiều rủi ro khách quan mang lại như thiên tai, hỏa
hoạn…hoặc bị rơi vào những hoàn cảnh, điều kiện không thuận lợi…
Như vậy, cạnh tranh được hiểu và được khái quát một cách chung nhất đó là
cuộc ganh đua gây gắt giữa các chủ thể đang hoạt động trên thị trường với nhau,
KD cùng một loại sản phẩm hay những sản phẩm thay thế tương tự lẫn nhau nhằm
chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh số và lợi nhuận. Các DN thương mại cần nhận thức
đúng đắn về cạnh tranh để một mặt chấp nhận cạnh tranh theo khía cạnh tích cực để


8

từ đó phát huy yếu tố nội lực nâng cao chất lượng phục vụ KH, mặt khác tránh tình
trạng cạnh tranh bất hợp lý dẫn đến làm tổn hại đến lợi ích cộng đồng cũng như làm
suy yếu chính mình. DN thương mại mang tính đặc thù phải chịu sự cạnh tranh
quyết liệt hơn so với các loại hình DN khác.
1.1.2 Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trƣờng


 Sự cần thiết của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Trong điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, để tồn tại và đứng
vững trên thị trường các DN cần phải cạnh tranh gay gắt không chỉ với các DN
trong nước mà còn phải cạnh tranh với các Công ty tập đoàn xuyên quốc gia. Đối
với các DN, cạnh tranh luôn là con dao hai lưỡi. Quá trình cạnh tranh sẽ đào thải
các DN không đủ năng lực cạnh tranh để đứng vững trên thị trường. Mặt khác cạnh
tranh buộc các DN phải không ngừng cố gắng trong hoạt động tổ chức sản xuất KD
của mình để tồn tại và phát triển. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật công nghệ đang phát triển nhanh nhiều công trình khoa học công
nghệ tiên tiến ra đời tạo ra các sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu mọi mặt của con
người. Người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao về sản phẩm mà nhu cầu của con
người thì vô tận, luôn có " ngách thị trường " đang chờ các nhà DN tìm ra và thoả
mãn. Do vậy các DN phải đi sâu nghiên cứu thị trường, phát hiện ra những nhu cầu
mới của KH để qua đó có thể lựa chọn phương án phù hợp với năng lực KD của DN
để đáp ứng nhu cầu KH. Trong cuộc cạnh tranh này DN nào nhạy bén hơn thì DN
đó sẽ thành công.
- Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và
trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần
vào sự phát triển kinh tế.
- Sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốt
hơn nhu cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên cải tiến
kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản
xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng
cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu
hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển.


9


- Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Người sản
xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí
sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn... để đáp ứng
với thị hiếu của người tiêu dùng.
- Cạnh tranh là tiền đề của hệ thống free-enterprise vì càng nhiều DN cạnh
tranh với nhau thì sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho KH sẽ càng có chất lượng tốt
hơn. Nói cách khác, cạnh tranh sẽ đem đến cho KH giá trị tối ưu nhất đối với những
đồng tiền mồ hôi công sức của họ.
- Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong
muốn về mặt xã hội. Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của
cải, phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh
không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật. Vì
lý do trên cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã
hội, sự can thiệp của Nhà nước.
- Cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh không
lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật (buôn lậu,
trốn thuế, tung tin phá hoại,...) hoặc những hành vi cạnh tranh làm phân hóa giàu
nghèo, tổn hại môi trường sinh thái.
- Trong xã hội, mỗi con người, xét về tổng thể, vừa là người sản xuất đồng
thời cũng là người tiêu dùng, do vậy cạnh tranh thường mang lại nhiều lợi ích hơn
cho mọi người và cho cộng đồng, xã hội.
Tóm lại, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của DN trong điều kiện hội nhập
là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của DN.

 Đặc điểm của cạnh tranh:
- Cạnh tranh kinh tế là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá vì nó xuất
phát từ quy luật giá trị của sản xuất hàng hoá. Trong sản xuất hàng hoá, sự tách biệt
tương đối giữa những người sản xuất, sự phân công lao động xã hội tất yếu dẫn đến
sự cạnh tranh để giành được những điều kiện thuận lợi hơn như gần nguồn nguyên
liệu, nhân công rẻ, gần thị trường tiêu thụ, giao thông vận tải tốt, khoa học kỹ thuật



10

phát triển... nhằm giảm mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao
động xã hội cần thiết để thu được nhiều lãi. Khi còn sản xuất hàng hoá, còn phân
công lao động thì còn có cạnh tranh.
- Cạnh tranh cũng là một nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh tế trong cơ chế
thị trường, nhằm mục đích chiếm lĩnh thị phần, tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng
hoá để đạt được lợi nhuận cao nhất. Câu nói cửa miệng của nhiều người hiện nay
"thương trường như chiến trường", phản ánh phần nào tính chất gay gắt khốc liệt đó
của thị trường cạnh tranh tự do.

 Các công cụ cạnh tranh: Công cụ cạnh tranh của DN có thể hiểu tập hợp
các yếu tố, các kế hoạch, các chiến lược các chính sách, các hành động mà DN sử
dụng nhằm vượt trên các đối thủ cạnh tranh và tác động vào khách hàng để thỏa
mãn nhu cầu của KH. Từ đó tiêu thụ được nhiều sản phẩm, thu được LN cao.
Nghiên cứu các công cụ cạnh tranh cho phép DN lựa chọn những công cụ cạnh
tranh phù hợp với tình hình thực tế, với quy mô KD và thị trường của DN. Từ đó
phát huy được hiệu quả sử dụng công cụ, việc lựa chọn công cụ cạnh tranh có tính
chất linh hoạt và phù hợp không theo một khuôn mẫu cứng nhắc nào. Dưới đây là
một số cạnh tranh tiêu biểu và quan trọng mà các DN thương mại thường dùng đến
chúng.
- Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là tổng thể các
chỉ tiêu, những thuộc tính của sản phẩm thể hiện mức độ thỏa mãn nhu cầu trong
những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng lợi ích của sản phẩm.
Nếu như trước kia giá cả được coi là quan trọng nhất trong cạnh tranh thì ngày nay
nó phải nhường chỗ cho tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Khi có cùng một loại sản
phẩm, chất lượng sản phẩm nào tốt hơn, đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của người
tiêu dùng thì họ sẵn sàng mua ở mức giá cao hơn. Nhất là trong nền KTTT cùng với

sự phát triển của sản xuất, thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao,
họ có đủ điều kiện để thỏa mãn nhu cầu của mình, cái mà họ cần là chất lượng và
lợi ích sản phẩm đem lại. nếu nói rằng giá cả là yếu tố mà KH không cần quan tâm
đến là hoàn toàn sai bởi giá cả cũng là một trong những yếu tố quan trọng để KH


11

tiêu dùng cho phù hợp với thu nhập của mình. Điều mong muốn của KH hay của
bất cứ ai có nhu cầu mua hay bán là đảm bảo hài hòa giữa chất lượng và giá cả.
Chất lượng sản phẩm được coi là vấn đề sống còn đối với DN nhất là DN Việt Nam
khi mà họ phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài vào Việt Nam. Mặt
khác chất lượng sản phẩm thể hiện tính quyết định khả năng cạnh tranh của DN ở
chỗ nâng cao chất lượng sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng hàng
hóa bán ra, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ
làm tăng uy tín của DN, mở rông thị trường tiêu thụ sản phẩm của DN. Do vậy nâng
cao chất lượng sản phẩm là yếu tố rất quan trọng và cần thiết mà bất cứ DN nào dù
lớn hay nhỏ cũng phải sử dụng nó.
- Cạnh tranh bằng giá cả: Giá cả được hiểu là số tiền mà người mua trả cho
người bán về việc cung ứng một số hàng hóa dịch nào đó. Thực chất giá cả là sự
biểu hiện bằng tiền của giá trị hao phí lao động vật hóa để SX ra một đơn vị sản
phẩm chịu ảnh hưởng của quy luật cung cầu. Trong nền KTTT có sự cạnh tranh
giữa các DN, khách hàng được tôn vinh là “thượng đế”, họ có quyền lựa chọn
những gì mà họ cho là tốt nhất, khi có cùng hàng hóa dịch vụ với chất lượng tương
đương nhau thì chắc chắn họ sẽ lựa chọn mức giá thấp hơn để lợi ích họ thu được từ
sản phẩm là tối ưu nhất. Do vậy từ mà lâu giá cả đã trở thành một biến số chiến
thuật phục vụ mục đích KD. Nhiều DN thành công trong việc cạnh tranh chiếm lĩnh
thị trường là do sự khéo léo, tinh tế chiến thuật giá cả. Giá cả đã thể hiện như một
vũ khí để cạnh tranh thông qua việc định giá sản phẩm: định giá thấp hơn giá thị
trường, định giá ngang bằng giá thị trường hay chính sách giá cao hơn giá thị

trường.
Như vậy, để quyết định sử dụng chính sách giá nào cho phù hợp và thành
công khi sử dụng nó thì DN cần cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng mình đang ở tình thế
nào thuận lợi hay không thuận lợi, nhất là nghiên cứu xu hướng tiêu dùng và tâm lý
của KH cũng như xem xét các chiến lược chính sách giá mà đối thủ đang sử dụng.
- Cạnh tranh bằng chính sách Marketing: Để nâng cao khả năng cạnh tranh
của DN thì chính sách Marketing đóng một vai trò rất quan trọng bởi khi thực hiện


12

hoạt động KD, DN cần phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu KH đang có
nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gì? Thu thập thông tin thông qua sự phân tích và đánh
giá DN sẽ đi đến quyết định sản xuất những gì? KD những gì mà KH cần, KH có
nhu cầu. Trong khi thực hiện hoạt động KD thì DN thường sử dụng chính sách xúc
tiến bán hàng thông qua các hình thức quãng cáo, truyền bá sản phẩm đến người
tiêu dùng. Kết thúc quá trình bán hàng, để tạo uy tín tốt hơn đối với KD, DN cần
thực hiện các hoạt động dịch vụ trước khi bán, trong khi bán và sau khi bán.Như
vậy chính sách Marketing đã xuyên suốt vào quá trình hoạt đông KD của DN, nó
vừa có tác dụng chính vừa có tác dụng phụ để hỗ trợ các chính sách khác. Do vậy
chính sách Marketing không thể thiếu trong hoạt động KD của DN.
- Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối: Phân phối sản phẩm hợp lý là một
trong những công cụ cạnh tranh đắc lực bởi nó hạn chế được tình trạng ứ đọng hàng
hóa hoặc thiếu hàng. Để hoạt động tiêu thụ của DN được diễn ra thông suốt, thường
xuyên và đầy đủ DN cần phải lựa chọn các kênh phân phối nghiên cứu các đặc
trưng của thị trường, của KH. Tùy theo từng mặt hàng KD, tùy theo vị trí địa lý, tùy
theo nhu cầu của người mua và người bán, tùy theo quy mô KD của DN mà sử dụng
các kênh phân phối cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao bởi nhiều khi kênh phân
phối có tác dụng như những người môi giới nhưng đôi khi nó lại mang lại những
cản trở rườm rà.

1.2 Năng lực cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh
của DN
1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh: Hiện nay, còn nhiều quan điểm khác
nhau về NLCT trên các cấp độ: quốc gia, ngành, DN...
- NLCT cấp độ quốc gia: Theo báo cáo về cạnh tranh của một quốc gia được
hiểu là khả năng của quốc gia đó có đạt được những thành quả nhất định và bền
vững về mức sống của người dân, có nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế
cao được xác định bằng thay đổi của thu nhập bình quân trên đầu người theo thời
gian.


13

- NLCT cấp độ ngành: Năng lực KD của ngành còn thể hiện ở thị phần, thị
trường, cơ cấu và NLCT nội bộ ngành, các ngành công nghiệp phụ trợ và sự kết
hợp các yếu tố đó với nhau.
- NLCT cấp độ DN: Được thể hiện ở CLKD thích hợp và HQKD từ khâu
nắm bắt thông tin đến khâu tổ chức sản xuất; từ đổi mới công nghệ đến phương
pháp quản lý, phục vụ; từ đổi mới mặt hàng, các loại hình dịch vụ đến công việc
tiếp thị quảng cáo... NLCT của DN là thể hiện thực lực và lợi thế của DN so với đối
thủ cạnh tranh trong việc thõa mãn tốt nhất các đòi hỏi của KH để thu lợi ngày càng
cao hơn. Như vậy, NLCT của DN trước hết phải được tạo ra từ thực lực của DN.
Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi DN, không chỉ được tính bằng các tiêu chí công
nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị DN…một cách riêng biệt mà cần đánh
giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trong cùng lĩnh vực, cùng thị
trường. Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong DN được đánh
giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh.
Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên NLCT, đòi hỏi DN phải tạo ra và có được
các lợi thế cạnh tranh cho riêng mình. Nhờ lợi thế này, các DN có thể thỏa mãn tốt
hơn các đòi hỏi của KH mục tiêu cũng như lôi kéo được KH của đối thủ cạnh tranh.

Như vậy có thể thấy, khái niệm NLCT là một khái niệm động, được cấu
thành bởi nhiều yếu tố và chịu sự tác động của cả môi trường vĩ mô và vi mô. Một
sản phẩm năm nay được đánh giá là có NLCT những năm sau, hay năm sau nữa lại
không còn khả năng cạnh tranh nếu không giữ được các yếu tố lợi thế.
Trong luận văn tác giả sử dụng đánh giá năng lực cạnh tranh của Vinasun
corp dưới góc độ NLCT ở cấp độ DN.
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh của DN
Hiện tại, có rất nhiều quan điểm trong việc đưa ra các tiêu chí để đánh giá
NLCT của DN. Qua nghiên cứu và tham khảo thực tế, các tiêu chí đánh giá và xếp
hạng NLCT của các doanh nghiệp dịch vụ Taxi của Hiệp hội Taxi ở Việt Nam và
một số các tiêu chí khác để đánh giá NLCT của DN nhằm sát hơn với lĩnh lực dịch
vụ taxi.


×