Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bện viện thống nhất thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN DƯƠNG THU HẰNG

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh
Mã số ngành: 60340102

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN DƯƠNG THU HẰNG

HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh
Mã số ngành: 60340102


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LẠI TIẾN DĨNH

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2016


CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học : TS. LẠI TIẾN DĨNH
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 30 tháng 01 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

Họ và tên

TT
1

P

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch

2

Phản biện 1

3


Phản biện 2

4

Ủy viên

5

Ủy viên, Thƣ ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã đƣợc
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƢỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20..…

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên
Giới tính
Ngày, tháng, năm sinh
Chuyên ngành


: NGUYỄN DƢƠNG THU HẰNG
: Nữ
: 08/11/1975
Nơi sinh
: Quản Trị Kinh Doanh
MSHV

: TP. HCM
: 1441820026

I- Tên đề tài:
HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN THỐNG
NHẤT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập nói
chung và các bệnh viện công hiện nay;

- Phân tích thực trạng của cơ chế tự chủ tài chính đối với Bệnh viện Thống Nhất Thành
phố Hồ Chí Minh;
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính tại
Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 20-08-2015
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/12/2015
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Lại Tiến Dĩnh
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)


(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Dương Thu Hằng


ii

LỜI CÁM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu, với sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình của quý
Thầy, Cô và sự ủng hộ, động viên của gia đình, tôi đã hoàn thành luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ với đề tài “HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI
BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô trƣờng Đại học Công
nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn

chân thành đến Tiến Sĩ Lại Tiến Dĩnh đã hết lòng giảng dạy, hƣớng dẫn tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Cho phép tôi đƣợc gởi lời cám ơn đến các bạn học viên cao học của Trƣờng đã
nhiệt tình hỗ trợ, động viên và chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức trong suốt thời
gian học tập và nghiên cứu.
Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
ủng hộ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ nghiên cứu đề tài này.
Trân trọng!
Nguyễn Dương Thu Hằng


iii

TÓM TẮT
Tự chủ tài chính là một xu hƣớng tất yếu trong công tác quản lý tài chính tại
các đơn vị sự nghiệp công lập. Với nhiều ƣu điểm nhƣ khuyến khích nâng cao chất
lƣợng dịch vụ tại các đơn vị sự nghiệp công, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà
nƣớc, đơn giản hóa những thủ tục hành chính..., việc thực hiện tự chủ tài chính theo
từng bƣớc, phù hợp với các giai đoạn cụ thể đã đƣợc Chính phủ quy định thông qua
các Nghị định số 10/2002, số 43/2006 và gần nhất là số 16/2015 và đạt đƣợc nhiều
thành tựu.
Đề tài ”Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Thống Nhất
Thành phố Hồ Chí Minh” đƣợc thực hiện dựa trên số liệu báo cáo tài chính và báo
cáo nội bộ của Bệnh viện Thống Nhất từ năm 2010 đến năm 2014. Luận văn hệ
thống hóa cơ sở lý luận về tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập nói
chung và các bệnh viện công hiện nay. Luận văn đã khẳng định vai trò và sự cần
thiết của cơ chế tự chủ tài chính trong hoạt động y tế.
Thông qua phƣơng pháp thu thập thông tin, thống kê, phân tích, kết hợp với
phƣơng pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp thông tin nhằm đƣa ra những nhận định
về tình hình thực hiện tự chủ tài chính, phân tích thực trạng cơ cấu các nguồn thu và

khoản chi tại Bệnh viện Thống Nhất, luận văn cho thấy xu hƣớng cơ cấu nguồn thu
ngày càng dịch chuyển từ ngân sách nhà nƣớc cấp sang các nguồn thu từ viện phí,
mặc dù nguồn cấp từ ngân sách nhà nƣớc vẫn đóng vai trò quan trọng. Mặt khác
luận văn cũng chỉ ra các tồn tại trong quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính tại
Bệnh viện Thống Nhất. Những tồn tại đó xuất phát từ cả cấp vĩ mô và vi mô. Từ đó,
luận văn trình bày một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng
nguồn lực tài chính tại Bệnh viện Thống Nhất.


iv

ABSTRACT

Financial autonomy is an inevitable trend in financial management in the
public service units. With many advantages as encourage quality improvement
services at the business units, reducing the burden on the state budget,
simplification of administrative procedures ..., implementing financial autonomy
stepwise, in accordance with the specific period defined by the Government through
Decree No. 10/2002, No. 43/2006 and 16/2015 and most recently achieved some
success.
Project " Improving the financial autonomy at Thong Nhat Hospital in Ho
Chi Minh City" is performed based on data from the financial statements and
internal reporting of Thong Nhat Hospital from 2010 to 2014. Thesis codified
theoretical basis of financial autonomy at the business units and the general public
of the current hospital. Thesis has confirmed the role and necessity of self-financing
mechanisms for health activities.
Through situational analysis structure revenues and expenses at the Thong
Nhat hospital thesis shows structural trends increasingly shift income from the state
budget to the revenues from user fees, although supply from the state budget still
plays an important role. On the other hand the thesis also points out the

shortcomings in the management and use of financial resources at Thong Nhat
Hospital. The existence which comes from both macro and micro levels. Since then,
the thesis presents a number of measures to improve the efficiency of the
management and use of financial resources at Thong Nhat Hospital.


v

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................x
GIỚI THIỆU ..............................................................................................................1
1. Vấn đề nghiên cứu ................................................................................................1
2. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................3
5. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................................3
6. Đóng góp của nghiên cứu .....................................................................................3
7. Kết cấu luận văn ....................................................................................................4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................5
1.1. Khái quát về đơn vị sự nghiệp công lập.............................................................5
1.1.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập ...........................................................5
1.1.2. Phân loại và đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập ........................................6

1.1.3. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công ............................................................6
1.2. Khái niệm đơn vị sự nghiệp y tế công lập .........................................................8
1.2.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp y tế công lập ....................................................8
1.2.2. Đặc điểm đơn vị sự nghiệp y tế công lập .....................................................8
1.2.3. Phân loại đơn vị sự nghiệp y tế công lập ......................................................9
1.3. Vai trò đơn vị sự nghiệp y tế công lập trong nền kinh tế thị trƣờng................10
1.4. Khái quát về Bệnh viện Thống Nhất................................................................11
1.4.1. Bệnh viện Thống Nhất và vai trò phục vụ cán bộ cao cấp .........................11
1.4.2. Khái quát cơ chế tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập .........13
1.5. Khái quát cơ chế tự chủ tài chính của Bệnh viện Thống Nhất ........................15
1.5.1. Khái quát quản lý tài chính tại Bệnh viện Thống Nhất ..............................15
1.5.2. Nội dung quản lý tài chính trong Bệnh viện Thống Nhất ..........................16
1.5.3. Mục tiêu của quản lý tài chính trong bệnh viện .........................................17
1.6. Các quy định về cơ chế tự chủ tài chính ..........................................................17


vi

1.6.1. Các nguồn thu và quản lý nguồn thu tại bệnh viện ....................................17
1.6.2. Các khoản chi và quản lý khoản chi tại bệnh viện .....................................19
1.7. Vai trò và sự cần thiết của tự chủ tài chính đối với đơn vị Bệnh viện Thống
Nhất .........................................................................................................................22
1.8. Kinh nghiệm quản lý tài chính ở bệnh viện của một số nƣớc trên thế giới .....23
1.8.1. Hệ thống bệnh viện công lập thuộc các nƣớc Đông Âu .............................23
1.8.2. Mô hình bệnh viện công của Trung Quốc ..................................................25
1.8.3. Hệ thống bệnh viện của Mỹ ........................................................................26
1.8.4. Kinh nghiệm thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở một số Bệnh viện trong
nƣớc ......................................................................................................................27
1.8.4.1.Đánh giá thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội .................................................................................................................27
1.8.4.2. Đánh giá thực hiện tự chủ tài chính của Bệnh viện C Đà Nẵng ............30

Chương 2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA BỆNH
VIỆN THỐNG NHẤT PHỤC VỤ CÁN BỘ CAO CẤP PHÍA NAM ................32
2.1. Giới thiệu Bệnh viện Thống Nhất ....................................................................32
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bệnh viện Thống Nhất ..................32
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Thống Nhất ................................................33
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Thống Nhất ......................................34
2.1.4. Quy mô và hoạt động khám chữa bệnh từ năm 2010 đến năm 2014 .........35
2.2. Thực trạng thực hiện tự chủ tài chính tại Bệnh viện Thống Nhất ...................36
2.2.1. Sự hình thành cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Thống Nhất ..............36
2.2.2. Thực trạng các nguồn thu và quản lý nguồn thu của Bệnh viện Thống Nhất
...............................................................................................................................37
2.2.3. Thực trạng các khoản chi và quản lý các khoản chi ...................................40
2.2.3.1. Nhóm chi cho con ngƣời .......................................................................40
2.2.3.2. Nhóm chi cho chuyên môn nghiệp vụ ...................................................42
2.2.3.3. Nhóm chi cho tài sản cố định và các khoản chi thƣờng xuyên khác .....44
2.2.4. Đánh giá thực trạng cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Thống Nhất ....45
2.2.4.1. Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm ................................................45
2.2.4.2. Cơ sở vật chất và nâng cao thu nhập của cán bộ viên chức từng bƣớc
đƣợc cải thiện......................................................................................................46
2.2.4.3. Tổ chức bộ máy, biên chế theo hƣớng gọn nhẹ và hiệu quả .................47
2.2.4.4. Những hạn chế .......................................................................................47
2.4.2.5. Những nguyên nhân...............................................................................49
2.3. Kết quả khảo sát ...............................................................................................50
2.3.1. Đối tƣợng khảo sát là bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Thống Nhất .........50
2.3.2. Đối tƣợng khảo sát là cán bộ, viên chức tại Bệnh viện Thống Nhất ..........52


vii

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TRONG QUÁ TRÌNH

THỰC HIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT ........55
3.1. Định hƣớng phát triển của Bệnh viện Thống Nhất ..........................................55
3.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Thống Nhất phục
vụ cán bộ cao cấp ....................................................................................................56
3.2.1. Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ .............................................................56
3.2.2. Tận dụng và khai thác tốt nhất các nguồn thu ............................................57
3.2.3. Quản lý có hiệu quả các khoản chi .............................................................60
3.2.4. Làm tốt công tác quản lý và sử dụng tài sản...............................................62
3.2.5. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính trong đơn vị ...............62
3.2.6. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tài chính kế toán ..................................64
3.2.7. Phát huy tính chủ động, sáng tạo ................................................................64
3.2.8. Khuyến khích việc khai thác mở rộng nguồn thu, giảm chi tiêu NSNN ....65
KẾT LUẬN ..............................................................................................................66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................68
PHỤ LỤC


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

UBND

Ủy ban nhân dân

NSNN


Ngân sách nhà nƣớc

CNTT

Công nghệ thông tin

BHYT

Bảo hiểm y tế

HĐND

Hội đồng nhân dân

ĐVSNCL

Đơn vị sự nghiệp công lập

ĐVSN

Đơn vị sự nghiệp

KCB

Khám chữa bệnh

BHXH

Bảo hiểm xã hội


CBVC

Cán bộ viên chức

BSCK

Bác sĩ chuyên khoa

CN

Cử nhân

CB

Cán bộ

BV

Bệnh viện

XDCB

Xây dựng cơ bản

TCTC

Tự chủ tài chính


ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Quy mô khám chữa bệnh tại Bệnh viện Thống Nhất từ năm 2010 đến
năm 2014 .................................................................................................................35
Bảng 2.2. Tình hình quản lý thu tại Bệnh viện Thống Nhất từ năm 2010 – 2014..38
Bảng 2.3. Tình hình nhóm chi cho con ngƣời tại Bệnh viện Thống Nhất từ năm
2010 – 2014 .............................................................................................................40
Bảng 2.4. Tình hình nhóm chi cho chuyên môn nghiệp vụ tại Bệnh viện Thống
Nhất từ năm 2010 – 2014 ........................................................................................42
Bảng 2.5. Tình hình cho TSCĐ và chi thƣờng xuyên khác tại Bệnh viện Thống
Nhất từ năm 2010 – 2014 ........................................................................................44


x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bệnh viện Thống Nhất .........................................33
Hình 2.2. Quy mô khám chữa bệnh tại Bệnh viện Thống Nhất qua các năm ........35
Hình 2.3. Tốc độ gia tăng các nguồn thu của Bệnh viện Thống Nhất qua các năm
.................................................................................................................................39


1

GIỚI THIỆU
1. Vấn đề nghiên cứu
Cùng với cải cách thể chế kinh tế nói chung, công cuộc đổi mới khu vực sự
nghiệp công lập đã đƣợc Đảng, Quốc hội, Chính phủ đặc biệt quan tâm. Trong đó
có việc tăng cƣờng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp
công lập, khuyến khích các đơn vị có điều kiện vƣơn lên tự chủ, nâng cao số lƣợng,

chất lƣợng dịch vụ, từ đó có thêm nguồn thu để tái đầu tƣ phát triển, cải thiện thu
nhập cho ngƣời lao động, tạo điều kiện cho Nhà nƣớc cơ cấu lại NSNN, dành thêm
nguồn lực để chăm lo tốt hơn các đối tƣợng chính sách, các đối tƣợng hộ nghèo, bảo
trợ xã hội,...
Bệnh viện Thống Nhất là bệnh viện trung ƣơng loại 1 trực thuộc Bộ Y Tế đóng
tại thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện có nhiệm vụ chính là khám chữa bệnh cho
cán bộ trung cao cấp của Đảng và Nhà Nƣớc, ngoài ra bệnh viện đƣợc Bộ Y Tế cho
phép kê một số giƣờng để phục vụ cho nhân dân. Từ trƣớc đến nay hầu nhƣ bệnh
viện chỉ quan tâm đến việc khám chữa bệnh, còn tài chính chủ yếu có hai nguồn thu
lớn: nguồn kinh phí do Bộ Y tế cấp và nguồn thu một phần viện phí (qua cơ quan
Bảo Hiểm Y Tế (BHYT) và từ bệnh nhân).
Năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2002/NĐ-CP quy định về chế
độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Đây đƣợc coi là bƣớc đột phá đầu
tiên trong việc giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập.
Ngày 25/4/2006 Chính phủ đã ra Nghị định 43/2006/NĐ-CP về việc tự chủ,
tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính
đối với các đơn vị sự nghiệp có thu. Theo đó, việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp không chỉ trong quản lý tài chính, mà trong cả thực
hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công
lập.
Sau 10 năm thực hiện, Ngành y tế nói chung, Bệnh viện Thống Nhất nói riêng
đã thực hiện cơ chế tự chủ tài chính và góp phần thay đổi sâu sắc trong cơ cấu tài
chính y tế đối với nền kinh tế quốc dân. Tại các bệnh viện công lập tuyến trung


2

ƣơng hiện nay đang thực hiện song song hai nhiệm vụ trong cùng một điều kiện về
con ngƣời và cơ sở vật chất trang thiết bị y tế đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ nhƣ: thực hiện
chức năng, nhiệm vụ Nhà nƣớc giao là khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho cán

bộ và nhân dân bắt buộc, đồng thời mở thêm các dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu
cầu (tự nguyện). Đây là một nhiệm vụ khó khăn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố để
rút ra bài học kinh nghiệm từ thực tiễn trong việc thực hiện cơ chế tự chủ. Vì vậy tôi
quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh
viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn Thạc sĩ.
2. Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ chế tự chủ tài chính là gì? Bệnh viện Thống Nhất phục vụ cán bộ cao cấp
tại khu vực phía Nam có những hoạt động gì?
- Thực trạng của cơ chế tự chủ tài chính đối với Bệnh viện Thống Nhất phục
vụ cán bộ cao cấp tại khu vực phía Nam nhƣ thế nào?
- Tại sao phải phân tích cơ chế tự chủ tài chính đối với Bệnh viện Thống Nhất
phục vụ cán bộ cao cấp tại khu vực phía Nam?
- Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn rút ra của cơ chế tự chủ tài chính đối với
Bệnh viện Thống Nhất phục vụ cán bộ cao cấp tại khu vực phía Nam là gì?
3. Mục tiêu nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề nghiên cứu của đề tài, Luận văn tập trung đi sâu vào
nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau đây:
- Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về cơ chế tự tài chính tại Bệnh viện Thống
Nhất và yêu cầu quản lý hiện nay.
- Phân tích thực trạng cơ chế tự chủ tài chính đối với Bệnh viện Thống Nhất
phục vụ cán bộ cao cấp tại khu vực phía Nam gồm các hoạt động thu, chi và xác
định kết quả tài chính.
- Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn với những thuận lợi và hạn chế trong
việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP đối với
Bệnh viện Thống Nhất phục vụ cán bộ cao cấp tại khu vực phía Nam.


3

4. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả áp dụng phƣơng pháp thu thập thông tin, thống kê, phân tích, kết hợp
với phƣơng pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp thông tin nhằm đƣa ra những nhận
định về tình hình tự chủ tài chính của Bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí
Minh.
Về dữ liệu, luận văn tiến hành thu thập thông tin từ các báo cáo nội bộ của
bệnh viện Thống Nhất, cùng với phỏng vấn, trao đổi với các bác sĩ làm việc lâu năm
tại bệnh viện.
5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là cơ chế tự chủ tài chính đối với Bệnh viện Thống Nhất
phục vụ cán bộ cao cấp tại khu vực phía Nam bao gồm: Nguồn thu, khai thác nguồn
thu và các khoản chi, sử dụng các khoản chi tại Bệnh viện Thống Nhất, Thành Phố
Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian: từ năm 2010 đến 2014.
Phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi về không gian, thời gian:
- Không gian: Việc nghiên cứu đề tài đƣợc tiến hành chủ yếu tại Bệnh viện
Thống Nhất phục vụ cán bộ cao cấp khu vực phía Nam: Bệnh viện Thống Nhất.
- Thời gian: Đề tài đƣợc nghiên cứu các chỉ tiêu và số liệu kinh tế tập trung
trong 5 năm từ 2010 - 2014.
6. Đóng góp của nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận, phân tích nội dung cơ chế tự chủ tài chính của Bệnh viện
Thống Nhất nhằm mục tiêu xã hội hóa dịch vụ công nói chung và dịch vụ khám
chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ cao cấp phía Nam nói riêng. Phát huy
tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc huy động mọi nguồn lực tài chính vào
việc khám chữa bệnh theo yêu cầu nhƣng trên nguyên tắc đảm bảo công khai, minh
bạch về hoạt động thu, chi và xác định kết quả tài chính, qua đó giảm bớt chi ngân
sách nhà nƣớc cho lĩnh vực y tế.
Thông qua nghiên cứu đề xuất một số bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện
cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động để đáp ứng yêu cầu về quản lý kinh tế tại các
bệnh viện công lập tuyến Trung ƣơng trong điều kiện tự chủ tài chính.



4

7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Giới Thiệu và Kết Luận, luận văn có 3 chƣơng:
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA BỆNH
VIỆN THỐNG NHẤT PHỤC VỤ CÁN BỘ CAO CẤP PHÍA NAM
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TRONG QUÁ TRÌNH
THỰC HIỆN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT


5

Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Phần đầu chƣơng này sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết của đề tài bao gồm
những vấn đề cơ bản về đơn vị sự nghiệp y tế công lập, về tự chủ tài chính tại các
đơn vị này. Tiếp theo, tác giả tóm lƣợc một số kết quả và kinh nghiệm từ việc thực
hiện tự chủ tài chính tại các bệnh viện trên thế giới và một vài bệnh viện lớn trong
nƣớc.
1.1. Khái quát về đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập
Điều 9 luật Viên chức đƣợc Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2011
quy định: “Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà
nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp
luật, có tƣ cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nƣớc.”
Theo quy định trên và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm
2006 của Chính phủ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập thì đơn vị sự
nghiệp công lập đƣợc xác định bởi các tiêu thức cơ bản sau:
- Là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ

chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động cung cấp dịch vụ công trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học công
nghệ, môi trƣờng, y tế, văn hóa thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế, dịch vụ việc
làm… đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ hoặc hỗ trợ đầu tƣ cơ sở vật chất, chi phí hoạt động
thƣờng xuyên để thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn đƣợc giao; đơn vị sự
nghiệp đƣợc Nhà nƣớc cho phép thu một số loại phí, lệ phí nhất định trong quá trình
tiến hành hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ để bù đắp chi phí hoạt động, tăng thu
nhập cho cán bộ, viên chức.
- Có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.


6

1.1.2. Phân loại và đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập
Đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc phân làm nhiều loại khác nhau tùy theo mục
đích và tiêu thức phân loại. Dựa vào những căn cứ nhất định, đơn vị sự nghiệp công
lập đƣợc phân loại nhƣ sau:
- Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động: đơn vị sự nghiệp đƣợc phân theo ngành kinh
tế, kỹ thuật nhƣ đơn vị sự nghiệp y tế, đơn vị sự nghiệp giáo dục – đào tạo, đơn vị
sự nghiệp văn hóa thông tin, đơn vị sự nghiệp thể dục thể thao…
- Căn cứ vào chủ thể quản lý: đơn vị sự nghiệp đƣợc phân thành đơn vị sự
nghiệp do Trung ƣơng quản lý; đơn vị sự nghiệp do địa phƣơng quản lý; đơn vị sự
nghiệp do Nhà nƣớc quản lý; đơn vị sự nghiệp do tổ chức chính trị - xã hội quản
lý…
- Căn cứ vào mức tự đảm bảo kinh phí thƣờng xuyên, đơn vị sự nghiệp công
lập đƣợc sắp xếp vào một trong 3 loại sau:
Đơn vị sự nghiệp có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt
động thƣờng xuyên.
Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thƣờng xuyên:
Là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thƣờng

xuyên, phần còn lại đƣợc NSNN cấp.
Đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, gồm: đơn
vị sự nghiệp có nguồn thu sự nghiệp thấp và đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu,
kinh phí hoạt động thƣờng xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN đảm bảo toàn
bộ kinh phí hoạt động.
1.1.3. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công
- Đơn vị sự nghiệp có tƣ cách pháp nhân theo quy định của pháp luật: đƣợc
Nhà nƣớc thành lập, có trụ sở riêng, có con dấu riêng, có tài khoản riêng và đảm
bảo trƣớc pháp luật về hoạt động của mình.
- Hoạt động theo nhiệm vụ chính trị, chuyên môn đƣợc giao, không vì mục
đích sinh lợi.


7

- Đƣợc thu một số loại phí, lệ phí từ hoạt động của mình nhƣ: Viện phí, học
phí, phí kiểm dịch… từ cá nhân, tập thể sử dụng các dịch vụ do đơn vị cung cấp. Do
vậy, nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu không chỉ có kinh phí từ
NSNN cấp mà còn có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp khác.
- Chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan chủ quản (Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố). đồng thời chịu sự quản lý về mặt chuyên môn của các Bộ, ngành
chức năng quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực hoạt động sự nghiệp và chính quyền địa
phƣơng nơi đơn vị đóng trụ sở và hoạt động.
- Các sản phẩm do đơn vị sự nghiệp công lập tạo ra đều mang tính bền vững
và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội.
- Hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập luôn gắn liền và bị chi phối bởi các
chƣơng trình phát triển của Nhà nƣớc trong từng thời kỳ. Mục tiêu các chƣơng trình
phát triển kinh tế xã hội của Nhà nƣớc chi phối tới mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi
hoạt động và nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp công lập có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống xã

hội. Thông qua việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ Nhà nƣớc giao, các đơn vị
đã thực hiện tốt các mục tiêu do Nhà nƣớc đặt ra trong từng thời kỳ nhƣ: mục tiêu
nâng cao dân trí, phổ cập giáo dục, sức khỏe cộng đồng, nâng cao đời sống văn hóa
tinh thần…
- Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực, cung cấp các
dịch công về y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục thể thao, kinh tế… có chất lƣợng cho
xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, thúc đẩy sự
phát triển kinh tế xã hội.
- Thông qua hoạt động sự nghiệp các đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc phép thu
phí, lệ phí theo quy định của Nhà nƣớc góp phần tăng cƣờng nguồn lực cùng với
NSNN đẩy mạnh đa dạng hóa và xã hội hóa nguồn cung cấp các dịch vụ công.


8

1.2. Khái niệm đơn vị sự nghiệp y tế công lập
1.2.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp y tế công lập
Đơn vị sự nghiệp công lập là những đơn vị sự nghiệp đƣợc cơ quan Nhà nƣớc
có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, có tƣ cách pháp nhân, có tài
khoản và con dấu riêng để thực hiện các hoạt động sự nghiệp nhằm cung cấp các
dịch vụ trong lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trƣờng, sự nghiệp kinh tế, nông lâm ngƣ
nghiệp, nghiên cứu khoa học, thủy lợi…Trong quá trình hoạt động các đơn vị sự
nghiệp công lập đƣợc Nhà nƣớc cho phép tạo lập nguồn thu thông qua các khoản
thu nhƣ: thu phí, lệ phí hay khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ để
bù đắp một phần hay toàn bộ chi phí hoạt động thƣờng xuyên.
Đối với mỗi ngành nghề khác nhau, Nhà nƣớc thành lập các đơn vị sự nghiệp
nhằm thực hiện định hƣớng phát triển chung.
Căn cứ vào khái niệm trên, các đơn vị sự nghiệp y tế công lập có thể hiểu là
các đơn vị sự nghiệp đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền thành lập và hoạt động
trong lĩnh vực y tế.

1.2.2. Đặc điểm đơn vị sự nghiệp y tế công lập
- Đơn vị sự nghiệp y tế công lập do cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quyết
định thành lập. Đơn vị sự nghiệp y tế công lập có thể do Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ
trƣởng Bộ Y tế hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực tiếp ra quyết
định thành lập thực hiện chức năng và nhiệm vụ đƣợc giao. Do vậy, các đơn vị sự
nghiệp y tế công lập phải tuân theo cơ chế và quy định của các cơ quan Nhà nƣớc
và cơ quan chủ quản.
- Đơn vị sự nghiệp y tế công lập cung cấp dịch vụ công cho xã hội không
nhằm mục đích sinh lời trực tiếp. Dịch vụ công đƣợc cung ứng với mục đích đáp
ứng lợi ích chung và lâu dài cho xã hội. Việc cung ứng dịch vụ này không nhằm
mục đích sinh lời. Thông qua các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, Nhà nƣớc cung
cấp những sản phẩm khám chữa bệnh, phòng dịch bệnh…nhằm thực hiện định
hƣớng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các đơn vị sự nghiệp y tế đƣợc phép thu các
loại phí, lệ phí, viện phí trong lĩnh vực y tế để đáp ứng một phần hay toàn bộ chi phí


9

hoạt động thƣờng xuyên của đơn vị, đồng thời Nhà nƣớc cũng khuyến khích các
đơn vị hoạt động có hiệu quả hơn giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nƣớc.
- Các hoạt động do đơn vị sự nghiệp y tế thực hiện thƣờng mang lại lợi ích
chung, có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất và giá
trị tinh thần. Hoạt động sự nghiệp công chủ yếu tạo ra các “hàng hóa công cộng” ở
dạng vật chất và phi vật chất, phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp quá trình tái sản xuất
xã hội. Hàng hóa công cộng là những hàng hóa mang hai tính chất không cạnh tranh
và không loại trừ, mọi ngƣời đều có khả năng sử dụng và không ai có thể gây ảnh
hƣởng đối với việc sử dụng hàng hóa và dịch vụ công cộng của ngƣời khác.
Hàng hóa công cộng có tính xã hội, vì vậy việc sử dụng những sản phẩm, dịch
vụ do hoạt động sự nghiệp công tạo ra nền tảng và động lực cho kinh tế, văn hóa, xã
hội…phát triển. Do vậy hoạt động sự nghiệp công luôn gắn bó hữu cơ và tác động

tích cực đến quá trình tái sản xuất xã hội.
- Hoạt động sự nghiệp công luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chƣơng trình
phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nƣớc. Các đơn vị sự nghiệp y tế công lập hoạt
động dƣới sự quản lý của Nhà nƣớc, Bộ chủ quản. Chính phủ tổ chức, duy trì và
đảm bảo hoạt động sự nghiệp là để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội. để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định, Chính phủ tổ chức các
chƣơng trình mục tiêu quốc gia nhƣ: Chƣơng trình dân số kế hoạch hóa gia đình,
chƣơng trình sức khỏe sinh sản, chƣơng trình phòng chống HIV/AIDS… để các
chƣơng trình này đi vào cuộc sống Nhà nƣớc thông qua các đơn vị sự nghiệp công
để triển khai thực hiện.
1.2.3. Phân loại đơn vị sự nghiệp y tế công lập
Căn cứ vào loại hình mô hình tổ chức, các đơn vị sự nghiệp y tế công lập đƣợc
phân thành các loại hình sau:
Các bệnh viện, các viện và trung tâm có giƣờng bệnh, cơ sở điều dƣỡng và
phục hồi chức năng thuộc các Bộ, ngành và địa phƣơng;
Các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc viện nghiên cứu, trƣờng đào tạo y,
dƣợc trong toàn quốc.


10

Các trung tâm y tế (bao gồm các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành
phố trực thuộc tỉnh, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm phòng chống các bệnh xã
hội, trung tâm truyền thông và giáo dục sức khỏe, trung tâm bảo vệ bà mẹ trẻ em –
kế hoạch hóa gia đình), trung tâm tin học y tế thuộc các Bộ, ngành, địa phƣơng.
Các viện, trạm, trại hoặc các đơn vị khác có chức năng và nhiệm vụ
phòng, chống bệnh dịch thuộc các Bộ, ngành, địa phƣơng.
Các đơn vị có chức năng kiểm dịch vắc xin, sinh phẩm y tế, máu và các
chế phẩm về máu, dịch truyền hoặc các sản phẩm y tế khác.
Căn cứ vào khả năng tự đảm bảo nhu cầu kinh phí hoạt động thƣờng xuyên,

các đơn vị sự nghiệp y tế đƣợc phân loại thành 3 loại hình đơn vị:
Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động gồm các đơn vị sự nghiệp
có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thƣờng xuyên bằng hoặc lớn hơn 100%.
Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động gồm các đơn vị
sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thƣờng xuyên từ trên 10% đến dƣới
100%.
Đơn vị sự nghiệp do ngân sách Nhà nƣớc bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt
động, gồm các đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thƣờng xuyên
từ 10% trở xuống và các đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu.
Mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thƣờng xuyên đƣợc xác định theo công thức:
Mức tự bảo đảm chi
phí hoạt động thƣờng

Tổng số nguồn thu sự nghiệp
= --------------------------------------------- x 100%

xuyên của đơn vị (%) Tổng số chi hoạt động thƣờng xuyên
1.3. Vai trò đơn vị sự nghiệp y tế công lập trong nền kinh tế thị trường
Các đơn vị sự nghiệp công lập đƣợc thành lập nhằm mục tiêu cung cấp các
dịch vụ công cho xã hội nhƣ: giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ, y
tế, văn hóa, xã hội, thể dục thể thao, giao thông công cộng.v.v…; Những hoạt động
này góp phần vào sự phát triển bền vững cho xã hội. Trong nền kinh tế thị trƣờng
vai trò các đơn vị sự nghiệp y tế công lập càng thể hiện rõ nét trên một số điểm sau:


11

- Đơn vị sự nghiệp y tế công lập đảm nhận nhiệm vụ chính trong việc cung
cấp dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, góp phần tích
cực vào việc bảo tồn và chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ cho các hoạt động kinh

tế xã hội.
- Góp phần thực hiện tốt chính sách an ninh xã hội và đảm bảo công bằng xã
hội. Nền kinh tế thị trƣờng hoạt động theo mục tiêu lợi nhuận tạo ra sự phân cấp
giàu nghèo, ô nhiễm môi trƣờng, bất ổn xã hội.v.v…Thông qua việc thực hiện các
chƣơng trình mục tiêu trong lĩnh vực y tế ƣu tiên khám chữa bệnh miễn phí cho
ngƣời nghèo, các đối tƣợng chính sách xã hội…thực hiện hỗ trợ tích cực cho việc
thực hiện các chính sách nêu trên.
- Giúp Nhà nƣớc định hƣớng sự phát triển của hệ thống các đơn vị sự nghiệp y
tế đi theo đúng định hƣớng.
- Thông qua hoạt động của mình, các đơn vị sự nghiệp y tế công lập thực hiện
sự hỗ trợ và định hƣớng cho các hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế tƣ nhân,
tạo điều kiện cho các cơ sở y tế tƣ nhân đóng góp tích cực vào sự nghiệp khám chữa
bệnh và chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân.
- Huy động một phần nguồn lực cho NSNN. Qua việc cung cấp các dịch vụ
công, dịch vụ sản xuất kinh doanh, các đơn vị sự nghiệp y tế công lập sẽ tự đảm bảo
chi phí hoạt động, giảm gánh nặng chi tiêu ngân sách và hƣớng đến đóng góp tăng
thu cho NSNN.
1.4. Khái quát về Bệnh viện Thống Nhất
1.4.1. Bệnh viện Thống Nhất và vai trò phục vụ cán bộ cao cấp
Là các bệnh viện đƣợc vinh dự chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho cán bộ trung,
cao cấp của Đảng và Nhà nƣớc, phục vụ chăm sóc sức khỏe cho các đại biểu về dự
họp qua các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, họp Quốc hội, Đại hội các tổ chức đoàn thể
quần chúng phục vụ bảo vệ sức khỏe cho các đoàn khách cấp cao nƣớc ngoài sang
thăm và các hội nghị quốc tế lớn diễn ra tại Việt Nam. Đảm bảo cho các đồng chí
lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc qua các thời kỳ có sức khoẻ tốt để gánh vác trọng trách
trƣớc Dân tộc.


×