Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Ảnh hưởng biến đổi khí hậu toàn cầu đến hệ thống giao thông huyện cần giờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 100 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo các báo cáo của Ban Liên Chính Phủ về BĐKH (IPCC), hoạt động khai
thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng nhiệt đới, các hệ sinh
thái biển, ven bờ và đất liền ngoài việc đóng góp khoảng 18% sự nóng lên toàn cầu
còn làm mất đi một cách đáng kể diện tích rừng, nơi hấp thụ khí CO2; các ngành sản
xuất hóa chất với việc tạo ra khí CFC, HCFC đóng góp khoảng 24%; sản xuất nông
nghiệp với việc tạo ra khí mêtan (CH4) (khoảng 9%); đặc biệt, phát thải khí CO2
trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch của các ngành sản xuất năng lượng, công
nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… [27]
BĐKH với các hiện tượng, bao gồm nước biển dâng và các hiện tượng khí hậu
cực đoan là một thực tế mà trái đất đang phải hứng chịu. NBD có thể thấy rõ các
hiện tượng thời tiết cực đoan đang hiển hiện. Chuyển thời tiết bất thường, ngược
với diễn biến thời tiết đã tồn tại hàng trăm năm, làm thay đổi diễn thế sinh thái, xuất
hiện những hiện tượng nguy hại như mưa lớn, lũ lụt, sạt lở, xói mòn, hạn hán...
Huyện Cần Giờ Tp.Hồ Chí Minh của Việt Nam nằm trong vùng cửa các con
sông lớn: Lòng Tàu, Soài Rạp, là các cửa thoát cả hệ thống sông Đồng Nai, nên một
mặt chịu áp lực của nước nguồn từ trên đổ xuống trong mùa mưa lũ, mặt khác là áp
lực của biển từ dưới lên quanh năm: triều cao, xâm nhập mặn, gió bão, sạt lở, xói
mòn và hiện tại là nước biển dâng do biến đổi khí hậu toàn cầu làm ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển kinh tế, xã hội và đã gây nên những khó khăn, thiệt hại đáng kể
cho người dân trên địa bàn huyện Cần Giờ. Trong bối cảnh tình hình ngập lụt, sạt
lở, xói mòn ngày càng trở nên nghiêm trọng, việc tìm ra một giải pháp chống, kiểm
soát ngập, sạt lở phù hợp là một vấn đề bức bách cần sớm được đưa ra.
Ngập úng, sạt lở, xói mòn… là một trong những thiên tai nguy hiểm đối với
cuộc sống con người. Không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững mà còn tác
động tiêu cực rất lớn tới các hoạt động kinh tế xã hội, đặc biệt là môi trường sống
của cộng đồng dân cư. Do ảnh hưởng biến đổi khí hậu là một thách thức lớn về môi



2

trường mà nhân loại đang phải đối mặt. Nó đã, đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến
mọi mặt đời sống từ kinh tế - xã hội đến sức khỏe con người, sản xuất, nguồn nước
và sinh thái và trong đó có hệ thống giao thông cần được chú ý. Do đó, điều cấp
thiết đối với cộng đồng hiện nay là phải đẩy nhanh tiến trình tìm kiếm một chiến
lược thích nghi hiệu quả để giảm những tác động của biến đổi khí hậu gây ra đối
với hệ thống giao thông.
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thực tế cấp thiết hiện nay tại huyện Cần Giờ cần có những khảo sát và đánh giá
thực trạng ngập lụt, sạt lở và các hiện tượng cực đoan khác do BĐKH ảnh hưởng
đến hệ thống giao thông hiện nay…Xác định nguyên nhân và phân vùng, đánh giá,
làm cơ sở đề xuất xây dựng các giải pháp và dự báo tình hình ảnh hưởng của
BĐKH đến hệ thống giao thông cho những năm tiếp theo.
Để giải quyết các yêu cầu này cần có một đề tài nghiên cứu về các ảnh hưởng
của BĐKH đến hệ thống giao thông, từ đó đề xuất các giải pháp thích ứng và giảm
thiểu tác động phù hợp với bối cảnh BĐKH hiện nay và trong tương lai, vì vậy việc
thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu đến hệ thống
giao thông huyện Cần Giờ T.p Hồ Chí Minh” là hợp lý, rất cần thiết và đúng thời
điểm. Đề tài sẽ đáp ứng yêu cầu bức xúc cần giải quyết phục vụ phát triển kinh tế xã hội gắn với việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu ảnh hưởng biến đổi khí hậu toàn cầu đến hệ thống giao thông huyện
Cần Giờ T.p Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp ứng phó
 Mục tiêu cụ thể
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng biến đổi khí hậu toàn cầu đến hệ thống giao
thông huyện Cần Giờ T.p Hồ Chí Minh” nhằm nhận diện các biểu hiện của BĐKH



3

tác động đến lĩnh vực hệ thống giao thông của các xã trong địa bàn Huyện theo kịch
bản qua từng giai đoạn (2020, 2025, 2030)
Đánh giá được tình trạng dễ bị tổn thương do BĐKH của lĩnh vực hệ thống giao
thông của các xã trong Huyện theo kịch bản hiện tại và qua từng giai đoạn (2020,
2025, 2030)
Đề xuất các giải pháp ứng phó với tác động của BĐKH phù hợp với lĩnh vực hệ
thống giao thông tại Cần Giờ
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu.
Phương pháp này được áp dụng để thu thập, tổng hợp các số liệu, dữ liệu có liên
quan đến BĐKH, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Cần Giờ - Tp. HCM, phục
vụ cho các nội dung chính của đề tài. Số liệu, dữ liệu về BĐKH dự kiến sẽ được
thu thập tại các Sở, Ban, Ngành, Trung Tâm Khí Tượng Thủy Văn tại Tp. HCM,
thư viện trường Đại Học Công Nghệ TP .HCM, các phòng ban có liên quan tại Cần
Giờ. Các tài liệu bao gồm các báo cáo về BĐKH do Bộ Tài Nguyên Và Môi Trườ ng
thực hiện, báo cáo IPCC, các bài báo chuyên ngành liên quan đến BĐKH trên một
số báo và tạp chí khoa học.
 Phƣơng pháp kế thừa
Thu thập, phân tích xử lý các số liệu thống kê, các dẫn liệu điều tra, nghiên cứu,
thông tin khoa học đã có từ trước tới nay nhằm kế thừa có chọn lọc các kết quả của
các đề tài/ dự án nghiên cứu khoa học trước đây..
 Phƣơng pháp mô hình hóa
Trong đề tài này mô hình MIKE 21 được sử dụng để tính toán các yếu tố thủy lực
và diễn biến xâm nhập mặn trên các con sông chính trên huyện Cần Giờ, làm cơ sở


4


để xây dựng các bản đồ cho tác động của BĐKH tại huyện Cần Giờ. Ở phương
pháp này, em kế thừa kết quả nghiên cứu của các vị tiền bối.
Mô hình MIKE 21 là một phần mềm kỹ thuật chuyên dụng do viện thủy lực đan
mạch xây dựng và phát triển trong khoảng 20 năm trở lại đây, được ứng dụng để mô
phỏng chế độ thủy lực, chất lượng nước và vận chuyển bùn cát vùng cửa sông,
trong sông, hệ thống tưới, kênh dẫn và các hệ thống dẫn nước khác. MIKE 21 bao
gồm nhiều mô đun có các khả năng và nhiệm vụ khác nhau như: mô đun mưa dòng
chảy, mô đun thủy động lực, mô đun tải – khuếch tán, mô đun sinh thái và một số
mô đun khác…
Trong đó, mô đun thủy động lực được coi là phần trung tâm của mô hình, là hình
thức cơ bản cho hầu hết các mô đun khác bao gồm dự báo lũ, truyền tải – khuyếch
tán, chất lượng nước vận chuyển bùn cát dính và không dính…mô đun thủy lực của
MIKE 21 giải các phương trình tổng hợp theo phương đứng để đảm bảo tính liên
tục và động lượng.
 Phƣơng pháp GIS-viễn thám thông qua các ảnh vệ tinh
Phần mềm GIS được sử dụng là phần mềm ArcGIS 10.0 sử dụng những công cụ
phân tích trong không gian trong ArcGIS để xây dựng các biến phụ thuộc cho quá
trình phân tích. Được áp dụng để đánh giá nhanh quá trình biến động sạt lở - bồi tụ
bờ sông ở khu vực Cần Giờ. Ở phương pháp này, em kế thừa kết quả nghiên cứu
của các vị tiền bối.


5

5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung vào hai đối tượng chính là:
 Biến đổi khí hậu
 Hệ thống giao thông
 Phạm vi nghiên cứu

Trên địa bàn huyện Cần Giờ - Tp. Hồ Chí Minh.
6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Thu thập, tổng hợp tài liệu, số liệu về BĐKH, hệ thống giao thông trên địa bàn
huyện Cần Giờ.
Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng hệ thống giao thông gồm đường bộ và
đường thủy tại huyện Cần Giờ.
Dự báo, đánh giá tác động của BĐKH đến hệ thống giao thông theo các kịch bản
qua từng giai đoạn (2020, 2025, 2030)
Xác định và đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực hệ thống
giao thông tại huyện Cần Giờ.


6

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (BĐKH)
1.1.1. Khái niệm
Biến đổi khí hậu - Climate Change: Theo Công ước khí hậu, sự thay đổi của khí
hậu được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi
thành phần khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên
trong các thời gian có thể so sánh được. Biến đổi khí hậu xác định sự khác biệt giữa
các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu. Trong đó, trung
bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỷ [1].
1.1.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động
tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bề hấp thụ
khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.
Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định
sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCS, PFCS, SF6.
+ CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn

khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO2 cũng sinh ra từ các
hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
+ CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ
thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
+ N2O phát thải từ phân bón và các chất hoạt động công nghiệp
+ FCS được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là sản
phẩm phụ của quá tình sản xuất HCFC-22
+ PFCS sinh ra trong quá trình sản xuất nhôm
+ SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê


7

1.1.3. Biểu hiện của BĐKH
1.1.3.1. Một số thay đổi trong hệ thống khí hậu toàn cầu.
Hệ thống khí hậu được hiểu là hệ thống rất phức tạp bao gồm năm thành phần
chính: khí quyển, thủy quyển, băng quyển, thạch quyển, sinh quyển và sự tương tác
giữa chúng, sự ấm lên của khí hậu là điều không tránh khỏi. Từ những năm 1950,
quan sát được nhiều thay đổi chưa từng có trong nhiều thập kỷ hoặc thiên niên kỷ.
Khí quyển và đại dương đã ấm lên, mực nước biển dâng, lượng tuyết và băng đã
giảm do nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ngày càng cao hơn.
+ Khí quyển: Trong ba thập kỷ vừa qua, cứ sau mỗi thập kỷ bề mặt trái đất đã
liên tục nóng lên hơn bất kỳ thập kỷ nào trước đó kể từ năm 1850 (Hình 1.1). Ở Bắc
bán cầu, giai đoạn 1983-2012 dường như là khoảng thời gian 30 năm ấm nhất trong
1.400 năm qua (mức tin cậy trung bình). Lượng mưa trong 60 năm trở lại đây
(1951-2010) biến đổi đáng kể so với giai đoạn (1901-2010) (Hình 1.2). [27]

Hình 1.1: Thay đổi nhiệt độ toàn cầu [27]



8

Hình 1.2: Thay đổi lƣợng mƣa toàn cầu [27].
+ Đại dương: Đại dương tích lũy phần lớn năng lượng trong hệ thống khí hậu –
hơn 90% năng lượng tích lũy giữa các năm 1971 và 2010 (mức tin cậy cao) – và
đang nóng lên. Gần như chắc chắn rằng phần nước mặt của đại dương (từ 0-700m
sâu) ấm lên trong giai đoạn 1971-2010 (Hình 1.3) và có khả năng nó đã bắt đầu ấm
từ giai đoạn 1870-1971.
+ Băng Quyển: Trong hai thập kỷ qua, lớp băng bao phủ Greenland và Nam Cực
đã mất đi hàng loạt. Trên toàn thế giới, các sông băng tiếp tục thu hẹp. Vào mùa
xuân, lượng tuyết phủ trên Bắc Băng Dương và Bắc Bán Cầu đã tiếp tục giảm (mức
tin cậy cao) (Hình 1.3).
+ Mực nước biển: Tốc độ nước biển dâng từ giữa thế kỷ 19 đã lớn hơn so với
tốc độ nước biển dâng trung bình trong hai ngàn năm trước đó (mức tin cậy cao).
Trong hơn 100 năm từ 1901 đến 2010, mực nước biển trung bình toàn cầu tăng
0,19m [0,17-0,21] (Hình 1.3). [27]


9

Hình 1.3: Thay đổi băng quyển và mực nƣớc biển toàn cầu [27]
Nhìn chung, ảnh hưởng của con người đã được phát hiện trong sự ấm lên của khí
quyển và đại dương, những thay đổi trong chu kỳ nước toàn cầu, sự sút giảm lượng
tuyết và băng, sự dâng lên của mực nước biển trung bình toàn cầu và những biến
động của một số hiện tượng thời tiết cực đoan. Đã có thêm nhiều bằng chứng về ảnh
hưởng của con người kể từ báo cáo lần thứ 4 của IPCC (AR4). Có khả năng rất lớn
khi nhận định rằng, từ giữa thế kỷ 20, ảnh hưởng của các hoạt động của con người
là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự ấm toàn cầu.
1.1.3.2. Biểu hiện của BĐKH tại Việt Nam
- Nhiệt độ: Xu thế chung của nhiệt độ là tăng trên hầu hết các khu vực –

khoảng 0,5oC trong 50 năm qua (Hình 1.4); tuy nhiên, tại một số khu vực nhỏ thuộc
vùng ven biển Trung Bộ và Nam Bộ như Thừa Thiên – Huế, Quảng Ngãi, Tiền


10

Giang, nhiệt độ có xu hướng giảm và lượng mưa tăng trong cả hai mùa (mưa và
khô). Mức thay đổi nhiệt độ cực đại và cực tiểu trên cả nước dao động tương ứng
trong khoảng từ -3oC đến 3oC và -5oC đến 5oC. Xu thế chung của nhiệt độ cực đại
và cực tiểu là tăng; tốc độ tăng của nhiệt độ cực tiểu nhanh hơn so với nhiệt độ cực
đại – phù hợp với xu thế chung của BĐKH toàn cầu.
- Lượng mưa: Lượng mưa mùa khô (tháng XI-IV) tăng lên chút ít hoặc thay
đổi không đáng kể ở phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở phía Nam. Lượng mưa mùa mưa
(tháng V-X) giảm từ 5-10% ở phía Bắc và tăng 5-20% ở phía Nam. Xu thế diễn
biến của lượng mưa năm tương tự như lượng mưa mùa mưa. Khu vực Nam Trung
Bộ có lượng mưa mùa khô, mùa mưa và lượng mưa năm tăng mạnh nhất so với các
vùng khác ở nước ta, nhiều nơi đến 20% trong 50 năm qua (Hình 1.5). [2]

Hình 1.4: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) trong 50 năm qua [2]


11

Hình 1.5: Mức thay đổi lƣợng mƣa năm (%) trong 50 năm qua [2].
- Xoáy thuận nhiệt đới: Trung bình khoảng 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới
(ATNĐ)/năm hoạt động trên Biển Đông, ảnh hưởng đến Việt Nam khoảng 7
cơn/năm (trong đó có 5 cơn đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền). Khu vực
bờ biển miền Trung (từ 16 đến 18oN) và bờ biển Bắc Bộ (từ 20oN trở lên) có tần
suất hoạt động của bão, ATNĐ cao nhất: khoảng 2 năm lại có 1 cơn bão, ATNĐ đi
vào khu vực 1 vĩ độ bờ biển. Số lượng xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực Biển Đông

có xu hướng tăng nhẹ, trong khi đó số cơn ảnh hưởng hoặc đổ bộ vào đất liền Việt
Nam không có xu hướng biến đổi rõ ràng. Khu vực đổ bộ của các cơn bão và
ATNĐ có xu hướng lùi dần về phía Nam; gia tăng số lượng các cơn bão rất mạnh;
kéo dài thời gian mùa bão; gia tăng mức độ ảnh hưởng. [2]
- Mực nước biển dâng: Số liệu mực nước đo đạc từ vệ tinh 1993- 2010 cho
thấy xu thế tăng mực nước biển trên toàn Biển Đông (4,7mm/năm), phía Đông Biển
Đông tăng nhanh hơn phía Tây. Ở Việt Nam, số liệu mực nước quan trắc tại các
trạm hải văn ven biển cho thấy xu thế biến đổi mực nước biển trung bình năm
không giống nhau: hầu hết các trạm có xu hướng tăng, tuy nhiên, một số ít trạm lại


12

không thể hiện rõ xu thế này. Xu thế biến đổi trung bình của mực nước biển dọc bờ
biển Việt Nam khoảng 2,8mm/năm [2].
1.1.3.3. Biểu hiện của BĐKH tại Tp. HCM
 Nhiệt độ: Sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm giữa thời kỳ 1986-2005 so
với 2005-2014 tại một số trạm quan trắc cho thấy nhiệt độ gia tăng trên toàn khu
vực và trong cả 2 mùa với mức tăng cao trong các tháng mùa khô. Tính trung bình
năm, mức tăng nhiệt độ khu vực ngoại thành là 0,30C, nội thành là 0,40C và tại
trung tâm đô thị là gần 0,50C.
 Lượng mưa: Giai đoạn 1986-2005 so với thời kỳ trước, lượng mưa khu vực
ven đô thị về phía Tây và Tây Nam gia tăng trên 100 mm; trong khi đó, lượng mưa
suy giảm ở hầu hết khu vực phía Đông, nhất là các quận Thủ Đức, quận 9 và quận 2
(-150 mm) - dẫn đến sự thay đổi trung tâm mưa lớn theo hướng dịch chuyển về
phía Tây Tây Nam. Xu thế lượng mưa giai đoạn 1986-2005 cho thấy lượng mưa
năm, lượng mưa mùa khô và lượng mưa mùa mưa tăng tương ứng là 99, 61 và 39
mm/năm – xấp xỉ xu thế lượng mưa khu vực Nam Bộ (93, 58, 35 mm/năm).
 Mực nước: Kết quả dao động mực nước trung bình ngày, mực nước cực
đại, cực tiểu cùng xu thế biến đổi tại một số trạm Vũng Tàu, Phú An, Nhà Bè, Biên

Hoà, Bến Lức,… cho thấy xu thế mực nước tại các trạm đều tăng. Ngoài trạm Vũng
Tàu là trạm ven biển, các trạm còn lại đều nằm trên các sông chính cách xa biển –
cho thấy các tác động nhân sinh đến sự gia tăng mực nước là đáng kể (quá trình đô
thị hoá, lấp các kênh rạch, bồi lắng,…). [6]
1.1.4. Tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam
Theo kết quả đánh giá cho toàn cầu của Ủy Ban Liên Chính Phủ về biến đổi khí
hậu (IPCC) và những nghiên cứu sơ bộ ban đầu của các nhà khoa học Việt Nam, tác
động tiềm tàng của BĐKH đối với nước ta là nghiêm trọng và cần được nghiên cứu
sâu thêm.


13

1.1.4.1. Những tác động nghiêm trọng của BĐKH
Những tác động nghiêm trọng nhất của BĐKH đối với Việt Nam có thể được
tóm tắt như sau:
 Tác động của nước biển dâng
Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, hơn một triệu km2 lãnh hải và trên 3.000 hòn
đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp ven biển. Những vùng này
hàng năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn
trong mùa khô. BĐKH và nước biển dâng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng nói
trên, làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển
và nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt,
gây rủi ro lớn đối với các công trình xây dựng ven biển như đê biển, đường giao
thông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị và khu dân cư ven biển.
Mực nước biển dâng và nhiệt độ nước biển tăng ảnh hưởng đến các hệ sinh thái
biển và ven biển, gây nguy cơ đối với các rạn san hô và rừng ngập mặn, ảnh hưởng
xấu đến nền tảng sinh học cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản ven
biển. Tất cả những điều trên đây đòi hỏi phải có đầu tư rất lớn để xây dựng và củng
cố hệ thống đê biển, nhằm ứng phó với mực nước biển dâng, phát triển hạ tầng kỹ

thuật, di dời và xây dựng các khu dân cư và đô thị có khả năng thích ứng cao với
nước biển dâng.
 Tác động của sự nóng lên toàn cầu
Nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển các
ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái nước ngọt, làm thay đổi
cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng, một số loài có nguồn gốc ôn đới
và á nhiệt đới có thể bị mất đi dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học. Đối với sản
xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ có thể bị thay đổi ở một số


14

vùng, trong đó vụ đông ở miền Bắc có thể bị rút ngắn lại hoặc thậm chí không còn
vụ đông; vụ mùa kéo dài hơn. Điều đó đòi hỏi phải thay đổi kỹ thuật canh tác.
Nhiệt độ tăng và tính biến động của nhiệt độ lớn hơn, kể cả các nhiệt độ cực đại
và cực tiểu, cùng với biến động của các yếu tố thời tiết khác và thiên tai làm tăng
khả năng phát triển sâu bệnh, dịch bệnh dẫn đến giảm năng suất và sản lượng, tăng
nguy cơ và rủi ro đối với nông nghiệp và an ninh lương thực. Nhiệt độ tăng, độ ẩm
cao làm gia tăng sức ép về nhiệt đối với cơ thể con người, nhất là người già và trẻ
em, làm tăng bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm thông qua
sự phát triển của các loài vi khuẩn, các côn trùng và vật chủ mang bệnh, chế độ dinh
dưỡng và vệ sinh môi trường suy giảm.
Sự gia tăng của nhiệt độ còn ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác như năng lượng,
giao thông vận tải, công nghiệp, xây dựng, du lịch, thương mại,… liên quan đến chi
phí gia tăng cho việc làm mát, thông gió, bảo quản và vận hành thiết bị, phương
tiện, sức bền vật liệu.
 Tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai
Sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai, cả về tần số và
cường độ do BĐKH là mối đe dọa thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả
các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng. Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng,

tố lốc là thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại cho sản
xuất và đời sống.
BĐKH sẽ làm cho các thiên tai nói trên trở nên ác liệt hơn và có thể trở thành
thảm họa, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế, xã hội hoặc xoá đi những thành quả
nhiều năm của sự phát triển, trong đó có những thành quả thực hiện các mục tiêu
thiên niên kỷ. Những vùng/khu vực được dự tính chịu tác động lớn nhất của các
hiện tượng khí hậu cực đoan nói trên là dải ven biển Trung Bộ, vùng núi phía Bắc
và Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.[3]


15

1.1.4.2. Tác động tiềm tàng của BĐKH đối với các lĩnh vực và khu vực
 Tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên nước
Tài nguyên nước đang chịu thêm nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở
một số vùng, mùa. Khó khăn này sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp, cung cấp nước ở
nông thôn, thành thị và sản xuất điện.
Chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa, và hạn hán
vào mùa khô, gây khó khăn cho việc cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng
nước. Trên các sông lớn như sông Hồng và sông Cửu Long, xu hướng giảm nhiều
hơn đối với dòng chảy năm và dòng chảy kiệt; xu thế tăng nhiều hơn đối với dòng
chảy lũ.
 Tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp và an ninh lương thực
BĐKH có tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng,
làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng. BĐKH ảnh hưởng đến sinh sản,
sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia
súc, gia cầm.
Với sự nóng lên trên phạm vi toàn lãnh thổ, thời gian thích nghi của cây trồng
nhiệt đới mở rộng và của cây trồng á nhiệt đới thu hẹp lại. Ranh giới của cây trồng
nhiệt đới dịch chuyển về phía vùng núi cao hơn và các vĩ độ phía Bắc. Phạm vi

thích nghi của cây trồng á nhiệt đới bị thu hẹp thêm. Vào những năm 2070, cây á
nhiệt đới ở vùng núi chỉ có thể sinh trưởng ở những độ cao trên 100 - 500m và lùi
xa hơn về phía Bắc 100 - 200 km so với hiện nay.
BĐKH có khả năng làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan
của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, tố, lốc, các thiên tai liên quan đến
nhiệt độ và mưa như thời tiết khô nóng, lũ lụt, ngập úng hay hạn hán, rét hại, xâm
nhập mặn, sâu bệnh, làm giảm năng suất và sản lượng của cây trồng và vật nuôi.


16

BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Một phần đáng kể diện
tích đất nông nghiệp ở vùng đất thấp đồng bằng ven biển, đồng bằng sông Hồng,
sông Cửu Long bị ngập mặn do nước biển dâng, nếu không có các biện pháp ứng
phó thích hợp.
 Tác động của biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp
Do BĐKH, hệ sinh thái rừng bị ảnh hưởng theo các chiều hướng khác nhau.
Nước biển dâng lên làm giảm diện tích rừng ngập mặn hiện có, tác động xấu đến
rừng tràm và rừng trồng trên đất bị nhiễm phèn ở các tỉnh Nam Bộ.
 Ranh giới rừng nguyên sinh cũng như rừng thứ sinh có thể dịch chuyển.
Rừng cây họ dầu mở rộng lên phía Bắc và các dải cao hơn, rừng rụng lá với
nhiều cây chịu hạn phát triển mạnh.
 Nhiệt độ cao kết hợp với ánh sáng dồi dào thúc đẩy quá trình quang hợp dẫn
đến tăng cường quá trình đồng hóa của cây xanh. Tuy vậy, chỉ số tăng trưởng
sinh khối của cây rừng có thể giảm do độ ẩm giảm.
 Nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số loài động, thực
vật quý hiếm có thể bị suy kiệt.
 Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển
sâu bệnh, dịch bệnh...
 Tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy sản

Hiện tượng nước biển dâng và ngập mặn gia tăng dẫn đến các hậu quả sau
đây:
 Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số
loài thủy sản nước ngọt.
 Rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp, ảnh hưởng đến nơi cư trú của một số loài
thủy sản.


17

 Khả năng cố định chất hữu cơ của hệ sinh thái rong biển giảm, dẫn đến giảm
nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dưỡng cho sinh vật đáy.
Do vậy, chất lượng môi trường sống của nhiều loại thủy sản xấu đi.
Nhiệt độ tăng cũng dẫn đến một số hậu quả:
 Gây ra hiện tượng phân tầng nhiệt độ rõ rệt trong thủy vực nước đứng, ảnh
hưởng đến quá trình sinh sống của sinh vật.
 Một số loài di chuyển lên phía Bắc hoặc xuống sâu hơn làm thay đổi cơ cấu
phân bố thủy sinh vật theo chiều sâu.
 Quá trình quang hóa và phân huỷ các chất hữu cơ nhanh hơn, ảnh hưởng đến
nguồn thức ăn của sinh vật. Các sinh vật tiêu tốn nhiều năng lượng hơn cho
quá trình hô hấp cũng như các hoạt động sống khác làm giảm năng suất và
chất lượng thủy sản.
 Suy thoái và phá huỷ các rạn san hô, thay đổi các quá trình sinh lý, sinh hóa
diễn ra trong mối quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo.
 Cường độ và lượng mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời
gian dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ
(nghêu, ngao, sò,...) bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ
muối thay đổi.
Đối với nguồn lợi hải sản và nghề cá, BĐKH gây ra các tác động:
 Nước biển dâng làm cho chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi. Kết

quả là các quần xã hiện hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng giảm
sút.
 Nhiệt độ tăng làm cho nguồn thủy, hải sản bị phân tán. Các loài cá cận nhiệt
đới có giá trị kinh tế cao bị giảm đi hoặc mất hẳn. Cá ở các rạn san hô đa
phần bị tiêu diệt.


18

 Các loài thực vật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi bị
huỷ diệt, làm giảm mạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ
yếu của các động vật tầng giữa và tầng trên.
 Tác động của biến đổi khí hậu đối với năng lượng
Nước biển dâng gây các tác động sau đây:
 Ảnh hưởng tới hoạt động của các dàn khoan được xây dựng trên biển, hệ
thống dẫn khí và các nhà máy điện chạy khí được xây dựng ven biển, làm
tăng chi phí bảo dưỡng, duy tu, vận hành máy móc, phương tiện,...
 Các trạm phân phối điện trên các dải ven biển phải tăng thêm năng lượng
tiêu hao cho bơm tiêu nước ở các vùng thấp ven biển. Mặt khác, dòng chảy
các sông lớn có công trình thủy điện cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.
Nhiệt độ tăng cũng gây tác động đến ngành năng lượng:
 Tăng chi phí thông gió, làm mát hầm lò khai thác và làm giảm hiệu suất, sản
lượng của các nhà máy điện.
 Tiêu thụ điện cho sinh hoạt gia tăng và chi phí làm mát trong các ngành công
nghiệp, giao thông, thương mại và các lĩnh vực khác cũng gia tăng đáng kể.
 Nhiệt độ tăng kèm theo lượng bốc hơi tăng kết hợp với sự thất thường trong
chế độ mưa dẫn đến thay đổi lượng nước dự trữ và lưu lượng vào của các hồ
thủy điện.
BĐKH theo hướng gia tăng cường độ và lượng mưa, bão, dông, sét cũng ảnh
hưởng, trước hết đến hệ thống dàn khoan ngoài khơi, hệ thống vận chuyển dầu và

khí vào bờ, hệ thống truyền tải và phân phối điện,…
Yêu cầu hạn chế tốc độ tăng phát thải khí nhà kính (KNK) cũng ảnh hưởng đến
hoạt động của ngành năng lượng.
 Tác động của biến đổi khí hậu đối với giao thông vận tải


19

BĐKH có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến giao thông vận tải, một ngành tiêu thụ
nhiều năng lượng và phát thải KNK không ngừng tăng lên trong tương lai nhằm đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Việc kiểm soát và hạn chế tốc độ tăng phát thải KNK đòi hỏi ngành phải
đổi mới và áp dụng các công nghệ ít chất thải và công nghệ sạch dẫn đến tăng chi
phí lớn.
Nhiệt độ tăng làm tiêu hao năng lượng của các động cơ, trong đó có các yêu cầu
làm mát, thông gió trong các phương tiện giao thông cũng góp phần tăng chi phí
trong ngành GTVT.
 Tác động của biến đổi khí hậu đối với công nghiệp và xây dựng
Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, phát triển nhanh trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các khu công nghiệp là các cơ sở kinh tế quan trọng của
đất nước đang và sẽ được xây dựng nhiều ở vùng đồng bằng phải đối diện nhiều
hơn với nguy cơ ngập lụt và thách thức trong thoát nước do nước lũ từ sông và mực
nước biển dâng. Vấn đề này đòi hỏi các đánh giá và tăng đầu tư lớn trong xây dựng
các khu công nghiệp và đô thị, các hệ thống đê biển, đê sông để bảo vệ, hệ thống
tiêu thoát nước, áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro, đặc biệt những khu
công nghiệp có rác thải và hóa chất độc hại được xây dựng trên vùng đất thấp.
BĐKH làm tăng khó khăn trong việc cung cấp nước và nguyên vật liệu cho các
ngành công nghiệp và xây dựng như dệt may, chế tạo, khai thác và chế biến khoáng
sản, nông, lâm, thủy, hải sản, xây dựng công nghiệp và dân dụng, công nghệ hạt
nhân, thông tin, truyền thông, v.v. Các điều kiện khí hậu cực đoan gia tăng cùng với

thiên tai làm cho tuổi thọ của vật liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị và các công trình
giảm đi, đòi hỏi những chi phí tăng lên để khắc phục.
BĐKH còn đòi hỏi các ngành này phải xem xét lại các quy hoạch, các tiêu chuẩn
kỹ thuật, tiêu chuẩn ngành nhằm thích ứng với BĐKH.


20

 Tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người
Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người, dẫn đến gia
tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh.
Tình trạng nóng lên làm thay đổi cấu trúc mùa nhiệt hàng năm. Ở miền Bắc, mùa
đông sẽ ấm lên, dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con người.
BĐKH làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét, sốt xuất huyết,
làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ
mang bệnh, làm tăng số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan,...
Thiên tai như bão, tố, nước dâng, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn và sạt lở đất v.v...
gia tăng về cường độ và tần số làm tăng số người bị thiệt mạng và ảnh hưởng gián
tiếp đến sức khỏe thông qua ô nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng, bệnh tật hoặc do
những đổ vỡ của kế hoạch dân số, kinh tế – xã hội, cơ hội việc làm và thu nhập.
Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là những nông dân nghèo, các dân tộc thiểu
số ở miền núi, người già, trẻ em và phụ nữ.
 Tác động của biến đổi khí hậu đến văn hóa, thể thao, du lịch, thương mại và
dịch vụ
BĐKH có tác động trực tiếp đến các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, thương
mại và dịch vụ và có ảnh hưởng gián tiếp thông qua các tác động tiêu cực đến các
lĩnh vực khác như giao thông, vận tải, xây dựng, nông nghiệp, sức khỏe cộng
đồng,...
Nước biển dâng ảnh hưởng đến các bãi tắm ven biển, một số bãi có thể mất đi,
một số khác bị đẩy sâu vào đất liền, ảnh hưởng đến việc khai thác, làm tổn hại đến

các công trình di sản văn hóa, lịch sử, các khu bảo tồn, các khu du lịch sinh thái, các
sân gôn ở vùng thấp ven biển và các công trình hạ tầng liên quan khác có thể bị
ngập, di chuyển hay ngừng trệ,... làm gia tăng chi phí cho việc cải tạo, di chuyển và
bảo dưỡng.


21

Nhiệt độ tăng và sự rút ngắn mùa lạnh làm giảm tính hấp dẫn của các khu du
lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng trên núi cao, trong khi mùa du lịch mùa hè có thể kéo dài
thêm
BĐKH là một nguy cơ, rủi ro cần tính đến trong quá trình xây dựng, hoàn thiện
và thực hiện các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KT-XH, phát triển
ngành và địa phương.
Hậu quả của BĐKH là thách thức nghiêm trọng đối với mục tiêu xoá đói, giảm
nghèo, mục tiêu thiên nhiên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước.[3]
1.2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM
1.2.1. Các phƣơng thức vận tải
Việt Nam có một hệ thống GTVT với đầy đủ các phương thức vận tải: đường
bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển và hàng không.
1.2.1.1. Đường bộ
Tổng chiều dài đường bộ nước ta hiện có trên 258.200 km, trong đó, quốc lộ
và cao tốc 18.744 km, chiếm 7,26%; đường tỉnh 23.520 km, chiếm 9,11%; đường
huyện 49.823 km, chiếm 19,30%; đường xã 151.187 km, chiếm 58,55%; đường đô
thị 8.492 km, chiếm 3,29% và đường chuyên dùng 6.434 km, chiếm 2,49%.
Hiện có 104 tuyến quốc lộ, 5 đoạn tuyến cao tốc và các tuyến đường do Trung
Ương quản lý với tổng chiều dài 18.744 km; trong đó mặt đường bê tông nhựa
chiếm 62,97%, bê tông xi măng chiếm 2,67%, nhựa chiếm 31,7%, cấp phối và đá
dăm chiếm 2,66%.
Về tiêu chuẩn kỹ thuật: đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao (cao tốc, cấp I, cấp

II) chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ đạt 7,51%. Tỷ lệ đường đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp


22

III, cấp IV chiếm 77,73%; còn lại đường có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp (cấp V, cấp VI)
chiếm tỷ lệ là 14,77%.
1.2.1.2. Đƣờng sắt
Mạng đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài 3.143km trong đó 2.531km chính
tuyến, 612km đường nhánh và đường ga bao gồm 3 loại khổ đường: 1.000mm
chiếm 85%, khổ đường 1.435mm chiếm 6%, khổ đường lồng (1.435mm &
1.000mm) chiếm 9%. Mật độ đường sắt đạt 7,9 km/1000km2.
Mạng lưới đường sắt phân bố theo 7 trục chính là: Hà Nội - Sài Gòn, Hà Nội Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Quán Triều, Kép Lưu Xá, Kép - Hạ Long.
Tiêu chuẩn kỹ thuật, kết cấu hạ tầng đường sắt nước ta còn ở mức thấp và lạc
hậu: Bình trắc diện còn nhiều đường cong bán kính nhỏ, độ dốc lớn (Tuyến Thống
Nhất imax =17‰); cầu cống đã qua gần 100 năm khai thác, tải trọng nhỏ (P = 14
tấn trục); hầm bị phong hóa rò rỉ nước; tà vẹt nhiều chủng loại; thông tin - tín hiệu
chạy tàu lạc hậu và chưa đồng bộ, hành lang an toàn giao thông đường sắt nhiều
đoạn bị xâm hại nghiêm trọng, đường sắt giao cắt bằng với đường bộ và đường dân
sinh có mật độ rất cao (tổng số có 1.464 đường ngang hợp pháp, trên 4.000 đường
dân sinh tự mở).
1.2.1.3. Đường thủy nội địa
Hiện nay toàn quốc có khoảng 2.360 sông, kênh, với tổng chiều dài 41.900km,
mật độ sông bình quân là 0,127 km/km2; 0,59km/1.000 dân. Hiện nay mới khai thác
vận tải được 15.500km (chiếm 36% ) và đã đưa vào quản lý 8.353 km. Riêng ở khu
vực ĐBSH và ĐBSCL mật độ là 0,2-0,4km/km2, vào loại cao nhất so với các nước
trên thế giới; Cảng, bến: Hiện tại toàn quốc có 108 cảng, bến thủy nội địa, các cảng
này nằm rải rác trên các sông kênh chính.



23

1.2.1.4. Đường biển
Với hơn 3.200 km bờ biển,Việt Nam có một tiềm năng về phát triển cảng biển.
Hệ thống cảng biển Việt Nam hiện có 37 cảng biển, với 166 bến cảng, 350 cầu
cảng, tổng chiều dài khoảng 45.000m cầu cảng, năng lực thông qua khoảng 350 –
370 triệu tấn/năm (sản lượng 2011 là 290 triệu tấn). Đã hình thành các cụm cảng, có
cảng cho tàu có trọng tải lớn tới 100.000 tấn, cảng chuyên container. Đang triển
khai xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm và các cảng bến
tại các khu vực khác.
Về luồng lạch ra vào cảng, gồm có 41 luồng đã được giao cho bảo đảm an toàn
hàng hải VN quản lý theo các tiêu chuẩn báo hiệu hàng hải VN và quy tắc báo hiệu
hàng hải quốc tế IALA, còn có một số luồng do các ngành khác quản lý.
1.2.1.5. Hàng không
Hiện có 20 cảng hàng không đang hoạt động khai thác, trong đó: Cảng hàng
không đáp ứng khai thác loại máy bay B747, B777: Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn
Nhất, Cần Thơ; Cảng hàng không đáp ứng khai thác loại máy bay A321: Cát Bi,
Vinh, Đồng Hới, Phú Bài, Chu Lai, Phù Cát, Cam Ranh, Buôn Ma Thuột, Liên
Khương, Tuy Hoà; Cảng hàng không đáp ứng khai thác loại máy bay ATR72, F70:
Điện Biên, Pleiku, Côn Sơn, Cà Mau, Rạch Giá, Phú Quốc. [4]
1.2.2. Đối tƣợng chịu tác động trực tiếp của BĐKH trong giao thông vận tải.
1.2.2.1. Người tham gia giao thông
Các yếu tố khí hậu, thời tiết thay đổi theo hướng bất lợi sẽ tác động tới sức
khỏe của người tham gia giao thông: ví dụ nhiệt độ tăng, đặc biệt là trong mùa hè
thì khi tham gia giao thông trên đường chúng ta cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Đối
với người có thể trạng yếu có thể bị say nắng…


24


Các yếu tố khí hậu thay đổi theo hướng bất lợi có thể là nguyên nhân gây ra tai
nạn giao thông: Mưa lớn kèm gió lốc gây đổ cây; mưa, sương mù làm hạn chế tầm
nhìn; nhiệt độ tăng cao gây ra hiện tượng quang hóa tạo ảo giác cho người điều
khiển phương tiện…
Các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, mưa lớn có thể gây ngập hoặc đứt
đường gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng tới người tham gia giao thông.
1.2.2.2. Phương tiện vận tải
Nhiệt độ tăng sẽ tăng nguy cơ cháy nổ, giảm tuổi thọ động cơ, bay hơi nhiên
liệu, lốp xe nhanh bị mài mòn và tăng tiêu hao nhiên liệu do sử dụng điều hòa.
Mưa, độ ẩm tăng đẩy nhanh quá trình ô xi hóa, ăn mòn các bộ phận máy móc;
nước mưa làm giảm ma sát lốp xe và mặt đường do đó làm giảm tốc độ chạy xe và
gây mất an toàn khi chạy xe tốc độ cao (đường cao tốc).
Các hiện tượng thời tiết cực đoan khác như bão, tố, lốc, mưa đá có thể ảnh
hưởng đến điều kiện lưu thông của phương tiện trên đường và gây hư hỏng phương
tiện.
1.2.2.3. Cơ sở hạ tầng giao thông
 Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ
 Đối với công trình đường: mưa, nhiệt độ, độ ẩm tăng sẽ đẩy nhanh quá trình
lão hóa mặt đường gây rạn nứt mặt đường sau đó là xuất hiện ổ gà và nếu không
được sửa chữa kịp thời sẽ gây hư hỏng toàn bộ mặt đường do nước ngấm xuống nền
đường; lượng mưa tăng sẽ làm gia tăng nguy cơ sạt lở đất mái taluy hoặc đứt đường
đối với đường ở khu vực đồi núi và đường đi sát bờ sông, gây ngập úng đối với
vùng trũng.


25

 Đối với công trình cầu, cống, rãnh trên đường: nhiệt độ tăng gây ứng suất
nhiệt phát sinh trong dầm cầu; nhiệt độ, độ ẩm, mưa là tác nhân ô xi hóa mạnh các
cầu dầm thép; mưa cuốn theo đất, rác gây bồi lắng lòng sông, lòng cống rãnh làm

giảm khả năng thoát nước của rãnh, cống, cầu; mưa ở vùng đồi núi tạo ra lũ quét có
thể cuốn theo đá, cây.. làm hư hỏng công trình hoặc phá hủy hoàn toàn.
 Đối với các bến xe: là nơi tập trung đông hành khách, hàng hóa do đó là nơi
tập trung nguy cơ dịch bệnh, rác thải. BĐKH sẽ làm trầm trọng hơn nguy cơ bùng
phát dịch bệnh tại các bến xe; hư hỏng các hàng hóa nông lâm thủy sản trong quá
trình bốc dỡ…
 Đối với các công trình khác trên tuyến như hệ thống đèn đường, đèn tín
hiệu, biển báo, cọc tiêu, hộ lan…sẽ giảm tuổi thọ, giảm hiệu quả sử dụng dưới tác
động của BĐKH (biển báo nhanh bị mờ, mất phản quang; hộ lan bằng kim loại
nhanh xuống cấp…).
 Cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng thủy
 BĐKH tác động trực tiếp tới hệ thống cảng biển bởi sự gia tăng mực nước
biển dâng có thể làm giảm khả năng sử dụng cảng hoặc ngập hoàn toàn cảng; sự gia
tăng nhiệt độ, độ ẩm, mưa làm tăng sự ăn mòn kết cấu bê tông, thép cầu cảng ảnh
hưởng đến tuổi thọ khai thác cảng; các hiện tượng thời tiết cực đoan có thể gây hư
hỏng một phần hoặc hoàn toàn cảng.
 Đối với hệ thống máy móc, thiết bị trên cảng (cần cẩu, xe vận thăng, băng
tải…) cũng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự gia tăng nhiệt độ, mưa và các hiện tượng
thời tiết cực đoan.
Đối với hệ thống kho bãi có thể bị tốc mái, hư hỏng do bão, gió lốc hoặc bị
ngập do nước biển dâng nếu cốt nền thấp.
Đối với hệ thống đê biển, đường kết nối cảng với đất liền có thể bị phá hỏng
một phần, hoàn toàn hoặc giảm tuổi thọ khai thác do tác động của bão, sóng biển,
nước biển dâng, nhiệt độ tăng.


×