Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA OPPO THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 2019 2020 2021 2022 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (789.94 KB, 50 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

CHUYÊN ĐỀ THẢO LUẬN

CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA OPPO
THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
GV hướng dẫn: Trần Việt Dũng
Thành viên nhóm 3:
1. Dương Phương Anh
2. Lê Hà Minh
3. Nguyễn Thị Ánh Phượng
4. Kiều Thị Thêu
5. Nguyễn Minh Trang
6. Phạm Thị Ngọc Trâm
7. Tô Thái Tố Uyên

Hà Nội 10/2015

MỤC LỤC
i


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT..............................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................................2
CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA OPPO KHI THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM.................23
OPPO N3................................................................................................................................................28
OPPO R7 PLUS........................................................................................................................................28
OPPO R5................................................................................................................................................29
0PPO Find 7a..........................................................................................................................................29
OPPO R1................................................................................................................................................29


OPPO N1 MINI N5111............................................................................................................................29
OPPO FIND 5 MINI R827........................................................................................................................29
OPPO JOY 3............................................................................................................................................29
OPPO JOY R1001....................................................................................................................................29
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP MARKETING NGẮN HẠN CHO OPPO...................................................................38

ii


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT
1

Chữ viết tắt
AFTA

Nguyên nghĩa tiếng Anh
ASEAN Free Trade Area

2

BTA

Bilateral Trade Association

3

CMOS

complementary metal–oxide–

semiconductor

4
5
6
7
8
9

ĐNA
EDM
FTA
GDP
GFK
HDR

10

IDC

11
12

NHNN
OECD

13
14

PMI

IPS

15
16

R&D
SWOT

17

TM&XNK

18
19
20
21

TNHH
VN
VNR
WTO

Electronic Dance Music
Free Trade Agreement
Gross Domestic Product
High Dynamic Range
Informations Development
Center
Organization for Economic
Co-operation and

Development
Purchasing Managers's Index
Institute
of Population Studies
Reseach and Develop
Streng – weakness –
opportunity - threat

Vietnam Report
Worrld Trade Organnization

1

Nguyên nghĩa tiếng Việt
Khu vực Mậu dịch Tự do
ASEAN
Hiệp định thương mại song
phương
mạch tích hợp
Đông Nam Á
nhạc điện tử
Hiệp định thương mai tự do
tổng sản phẩm quốc nội
Hãng Nghiên cứu thị trường
dải tương phản động mở
rộng
Trung tâm phát triển Tin học
Ngân hàng Nhà nước
Tổ chức Hợp tác và Phát
triển kinh tế

Chỉ số quản trị mua hàng
Theo điều tra dân số và nhà

nghiên cứu và phát triển
Điểm mạnh – điểm yếu – cơ
hội – thách thức
Thương mại và xuất nhập
khẩu
Trách nhiệm hữu hạn
Việt Nam
Báo cáo đánh giá Việt Nam
Tổ chức Thương mại Thế
giới


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hơn một năm có mặt tại Việt Nam, Oppo dần trở nên quen thuộc hơn đối
với người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam. Oppo đã tạo ra rất nhiều hoạt
động Marketing đình đám và nhiều sân chơi thú vị dành cho giới trẻ như live
show heartbeat của Mỹ Tâm, The Remix, Color me run, bố ơi mình đi đâu
thế,.... Xuất hiện với tần suất dày đặt từ offline tới online, hãng điện thoại
này đã tạo một làn sóng mới mà bất kì Marketer nào cũng mong muốn tạo
được cho thương hiệu của mình.Tuy nhiên, để phát triển và mở rộng thị
phần của mình hơn nữa, Oppo cần phải hiểu rõ nhu cầu, đặc điểm của thị
trường Việt Nam. Bên cạnh đó, Oppo cần họach định cho mình chiến lược
cụ thể, rõ ràng trong tương lai.
Đối mặt với những đối thủ mạnh, có bề dày lịch sử trong ngành điện thoại
như LG, Huawei, Lenovo, cùng với sự thay đổi liên tục trong xu thế tiêu
dùng điện thoại của giới trẻ ngày nay, một vấn đề lớn đặt ra cho Oppo là làm

thế nào để có thể mở rộng được thị phần của mình trên thị trường và nâng
cao doanh số.
Một điều dễ nhận thấy, do gắn mác trong lòng khách hàng là một thương
hiệu điện thoại đến từ Trung Quốc, và thâm nhập vào thị trường mà ba ông
lớn là Apple, Samsung, Nokia đang chiếm giữ, khó khăn của Oppo là rất
lớn. Đơn cử về chiến lược giá, có thể nhận thấy rất rõ những sản phẩm như
Oppo N1 hay Oppo Find 5 là những dòng rất đáng sử dụng, thậm chí so về
chất lượng có thể còn tốt hơn cả những hãng như Samsung và Apple, nhưng
tại sao giá của những sản phẩm này luôn chỉ dừng lại ở mức trung bình và
không thể cao hơn Apple? Có thể kể đến những nguyên nhân như do Oppo
không ở vị trí đứng đầu thị trường smartphone như Apple, Oppo chỉ là
thương hiệu sinh sau đẻ muộn. Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn nằm ở
xuất xứ gắn liền với quan niệm “hàng kém chất lượng” của Oppo trong lòng
người tiêu dùng Việt Nam.
Thay đổi được điều đó là việc không dễ dàng đối với những nhà quản trị
Oppo. Vậy làm thế nào để Oppo có được những bước tiến mới trên con
đường chinh phục người tiêu dung Việt Nam?
Với mong muốn giải đáp được câu hỏi trên và có cái nhìn sâu hơn, toàn diện
hơn về chiến lược marketing của Oppo khi thâm nhập vào thị trường Việt

2


Nam, nhóm em đã chọn đề tài “Chiến lược marketing của Oppo khi thâm
nhập thị trườngViệt Nam” làm chuyên đề ngiên cứu của nhóm mình. Do
điều kiện nghiên cứu và trình độ còn yếu kém nên bài nghiên cứu có phần
hạn chế và không tránh khỏi thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự
góp ý, giúp đỡ của thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Chúng em xin
chân thành cảm ơn!
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung
Phân tích các chiến lược marketing của Oppo khi thâm nhập vào thị trường
Việt Nam.Từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cũng như các giải pháp nhằm
khắc phục những hạn chế còn đọng lại.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn lien quan đến
smartphone Oppo.
- Phân tích các chiến lược marketing của Oppo khi thâm nhập thị trường Việt
Nam.
- Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại và đưa Oppo tiến xa hơn nữa
trên thị trường Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập
số liệu thứ cấp thông qua: Báo; các nghiên cứu khoa học đã có, internet...
- Phương pháp phân tích số liệu:
+ Bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua các công cụ: Số
tương đối, số tuyệt đối,... nhằm mô tả mức độ phủ sóng, giá cả của Oppo
… trên thị trường Việt Nam.
+ Phương pháp thống kê so sánh được sử dụng nhằm so sánh ưu và nhược
điểm, mức độ sử dụng điện thoại Oppo … so với các dòng smartphone
khác.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4.1. Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi thời gian: Từ năm 2013 đến nay.
4.3. Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược marketing của Oppo khi thâm nhập
vào thị trường Việt Nam.
5. Những đóng góp mới của bài nghiên cứu
3



- Phân tích, làm rõ các vấn đề liên quan đến Oppo nói chung và Oppo tại Việt
Nam nói riêng.
- Phân tích các chiến lược marketing của Oppo khi thâm nhập vào Việt Nam. Từ
đó đưa ra các thách thức, cơ hội của Oppo trên thị trường Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm giúp Oppo tiến xa hơn trên thị trường
Việt Nam.
6. Bố cục bài nghiên cứu
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
CHƯƠNG II: THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA OPPO KHI THÂM
NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP MARKETING NGẮN HẠN CHO OPPO

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1. Giới thiệu chung công ty
1.1.1. Sự hình thành của công ty

4


Oppo là một thương hiệu đã được đăng kí toàn cầu tại 140 quốc gia với một lịch
sử lâu dài phục vụ khách hàng ở Bắc Mỹ (chủ yếu là ở Mỹ, Canada và một phần
Mexico), Châu Âu và Châu Á, cung cấp những sản phẩm nhận được nhiều sự
đánh giá cao từ các chuyên gia trên thế giới.
Oppo được thành lập năm 2004 tại Trung Quốc với thâm niên sản xuất và kinh
doanh các mặt hàng công nghệ cao. Oppo có trụ sở chính đặt tại Mountain
View, Califoria Hoa Kỳ. Công ty Oppo hiện nay đã có mặt ở nhiều quốc gia
như: Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp,… Tuy có cùng
một thương hiệu, nhưng các bộ phận thiết kế sản phẩm của Oppo hoàn toàn khác
nhau dựa trên nhu cầu trong từng khu vực.

Năm 2005, chiếc máy nghe nhạc MP3 đầu tiên của Oppo mang tên X3 ra mắt thị
trường. Năm 2010, đầu đĩa Bluray được Oppo sản xuất, đánh dấu sự phát triển
của công ty ở thị trường Mỹ và Châu Âu khi đứng đầu trong lĩnh vực này vào
những năm gần đây.
Năm 2008, Oppo chính thức gia nhập thị trường điện thoại di động với những
dòng smartphone áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất, với chất lượng tốt nhất
và sản phẩm thân thiện với người dùng nhất.Oppo Finder là smartphone giữ
danh hiệu “mỏng nhất thế giới” kể từ lúc ra mắt năm 2012. Những dòng
smartphone được coi là “flagship” của hãng đều được trang bị công nghệ tiên
tiến nhất, cấu hình cao, thiết kế tinh tế và luôn hướng về “lấy con người làm
gốc”.
1.1.2. Sứ mệnh của công ty
Dẫn đầu về công nghệ - Tiêu chuẩn chất lượng cao nhất - Khách hàng là thượng
đế:
- Dẫn đầu về công nghệ:
Từ khi bắt đầu, sản phẩm đã áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất.Dẫn
chứng là chiếc điện thoại Oppo Finder mỏng 6.65mm được phát hành vào
giữa năm 2012, sau đó đã trở thành chiếc smartphone mỏng nhất thế giới.
Vào cuối năm 2012, Oppo Find 5 được công bố, đây là một trong những
chiếc smartphone được mong đợi nhất thế giới, với màn hình 5 inch hiển thị
Full HD 1080p và camera 13 megapixel sử dụng cảm biến Stacked CMOS.
5


Đây là chiếc smartphone đầu tiên trên thế giới có phần cứng hỗ trợ công nghệ
HDR.
- Tiêu chuẩn chất lượng cao nhất:
Oppo chỉ sử dụng những thành phần chất lượng cao có sẵn trên thị trường.
Công ty đã liên kết với các đối tác hàng đầu quốc tế để đảm bảo có thể cung
cấp cho người dung những công nghệ mới và tốt nhất hiện có. Với năng lực

R&D (Reseach and Develop:nghiên cứu và phát triển) độc lập, công ty đã tự
thiết kế, phát triển, sản xuất, quảng cáo và bán những sản phẩm của chính
mình. Oppo kiểm soát tất cả các chuỗi cung ứng, trực tiếp từ xưởng sản xuất
đến người tiêu dùng. Với cách này, công ty có thể đưa ra những sản phẩm
cuối cùng và đảm bảo rằng chỉ có những sản phẩm tốt nhất đến được tận tay
người tiêu dùng.
- Khách hàng là thượng đế:
Khách hàng là cốt lõi trong kinh doanh, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách
hàng là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của công ty.Các sản phẩm của
Oppo luôn cùng phát triển với khách hàng, sự phản hồi của khách hàng luôn
đóng một vai trò to lớn trong sự phát triển cả phần cứng và phần mềm. Với
smartphone, công ty đã nhanh chóng thông qua chu kỳ phát hành, phát hành
bản cập nhật firmware hàng tuần dựa trên phản hồi của khách hàng.

-

1.1.3. Mục tiêu Marketing
Tạo danh tiếng và hình ảnh tốt với khách hàng , thuyết phục người dùng thế
giới rằng những sản phẩm của OPPO là những sản phầm mang tầm vóc quốc tế.
Giảm chi phí giành lại khách hàng.
Tăng khả năng cạnh tranh.
Thâm nhập thị trường tại Việt Nam, mở rộng thị phần.

-

1.2. Oppo tại Việt Nam
1.2.1. Thông tin chung về công ty
Tên công ty: Công Ty TNHH Một Thành Viên Kỹ Thuật Và Khoa Học Oppo.
Tên giao dịch: Oppo.
Địa chỉ: Tòa Nhà SCB, 242 Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM.

Điện thoại: 1800-577-776
Website: www.oppomobile.vn
Giấy đăng kí kinh doanh số: 0312059023 cấp ngày 21/11/2012.
Ngày hoạt động: 23/11/2012.
Mã số thuế: 0312059023
Hoạt động kinh doanh chính: Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông.

-

6


1.2.2. Mục tiêu kinh doanh của công ty
Công ty đã đặt ra mục tiêu trong vòng 3-5 năm nữa, Oppo sẽ nằm trong top 3
nhà sản xuất smartphone chiếm lĩnh thị phần hàng đầu tại Việt Nam.
1.2.3. Tổng quan về hoạt động kinh doanh của công ty
Tháng 4/2013, Oppo cho ra mắt 1 siêu phẩm mà nhiều người cho rằng nó còn
hơn cả sự mong đợi đó là Oppo Find 5, chiếc smartphone này được xem như là
1 sự kết hợp hài hoà giữa công nghệ đỉnh cao và sự lãng mạn với khẩu hiệu
“Technology of Romance”.
Tháng 9/2013, nắm bắt được sở thích “tự sướng” của giới trẻ, Oppo đã tạo ra
chiếc điện thoại N1 mang tính đột phá về thiết kế khi camera có thể xoay tới 206
độ với khẩu hiệu “Return to Innovation”.
Tháng 11/2013, với xu hướng thời trang và khả năng chụp đêm tốt, công ty
Oppo đã cho ra mắt chiếc smartphone Oppo R1 với ngoại hình bắt mắt cùng với
camera có số “chấm” cao và khả năng chụp đêm cực kì tốt.
Tháng 12/2013, công ty Oppo đã giới thiệu chiếc smartphone Oppo Neo 3 với
mục tiêu chính là hướng tới đối tượng học sinh và sinh viên.Chiếc điện thoại này
có thiết kế trẻ trung và là sản phẩm thuộc phân khúc giá rẻ.
Vào tháng 3/2014, chiếc smartphone cao cấp nhất của hãng Oppo Find 7/7A

được tung ra thị trường; với sự kết hợp hài hoà giữa thiết kế và công nghệ với
slogan “The Art of Technology”, Oppo đã cho ra 1 sản phẩm hoàn hảo làm say
mê người sử dụng.
Đầu tháng 11/2014, Oppo N3 được ra mắt và được cho đây chính là smartphone
kế nhiệm chiếc N1 với camera xoay được và thiết kế cụm camera đặc trưng của
thương hiệu Oppo.

CHƯƠNG II: THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
2.1.

Giới thiệu chung thị trường Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, phía bắc giáp nước Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa, phía tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và
Vương quốc Cam-pu-chia, phía đông và nam giáp Biển Đông.

7


Dân số: 90.549.390 triệu người (tháng 7 năm 2011) thuộc 54 nhóm dân tộc khác
nhau, đứng thứ 14 thế giới, thứ 8 chấu Á và thứ 3 khu vực ĐNA. Người Việt
(người Kinh chiếm 86%)
Theo điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ (IPS) 2014 thì 33,1% dân số Việt Nam đang
sinh sống tại khu vực thành thị và 66,9% cư trú ở khu vực nông thôn.Về tỷ số giới
tính trung bình hiện nay là 98 nam/100 nữ, trong đó vùng cao nhất là Tây Nguyên
với 102 nam/100 nữ và vùng thấp nhất là Đông Nam Bộ với 95 nam/100 nữ
Diện tích 331.000 km2.Việt Nam có hơn 3.000 km bờ biển. Ba phần tư đất đai của
Việt Nam là đồi núi và đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 28% tổng diện tích đất.
2.1.1. Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển thị

trường. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng, thu nhập
bình quân đầu người… ảnh hưởng đến sức mua, cơ cấu tiêu dùng từ đó điều chỉnh
các hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
- Môi trường kinh tế không thuận lợi gây khó khăn cho doanh nghiệp
+Tốcđộ tăng trưởng kinh tế chững lại
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này có xu hướng
tăng trưởng trở lại

8


Hình 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004 – 2014
( Nguồn: Tổng cục thống kê )
Kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng trong năm 2009 vẫn trong
thời kì khó khăn do hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên chính
phủ Việt Nam đã có những chính sách hiệu quả để kiềm chế sự suy thoái và dần
dần phục hồi nền kinh tế. Năm 2011 do những bất ổn vĩ mô cuối năm 2010 và
những tác động phụ của việc thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa nên tốc độ tăng
trưởng kinh tế giảm. Đến nay, với những gì đã trải qua trong 2014, “tinh thần” tăng
trưởng GDP đã sẵn sàng.
+Lãi suất tăng cao
Cuộc khủng hoảng nổ ra, Việt Nam nhanh chóng có ứng xử mà điển hình là gói
kích cầu 1 tỷ USD qua bù lãi suất. Gói hỗ trợ này là tác động chính đối với lãi suất
cho vay khá mềm trong năm 2009. Tuy nhiên, những năm sau đó lãi suất cho vay
liên tục leo thang, đặc biệt là sự ngột ngạt năm 2011.
Do những khó khăn của nền kinh tế lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều có xu
hướng giảm từ năm 2012. Tăng trưởng tín dụng tiếp tục thấp hơn kỳ vọng, đạt
7,3% từ đầu năm so với mục tiêu của NHNN là 12 - 14%/năm. Gần đây mục tiêu
này còn được nhắc đến với con số thấp hơn, khoảng 10%. Nguyên nhân của tăng
trưởng tín dụng thấp vẫn là tình trạng khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh

9


doanh của doanh nghiệp. Thị trường bất động sản chưa phục hồi dẫn đến những
khó khăn trong việc xử lý nợ xấu tại các ngân hàng.

Hình 2: Lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các ngân hàng giai đoạn 2010 –
quý 3 năm 20104
(Nguồn dữ liệu: Trung tâm nghiên cứu, Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam)

10


+ Lạm phát bùng nổ

Chỉ số quản trị mua hàng PMI từ tháng 9 năm 2013 đã liên tục cao hơn ngưỡng 50
điểm. Như vậy, thời gian vừa qua, các nhà quản trị mua hàng đều nhận thấy,
điềukiện kinh doanh đang được cải thiện rõ nét.
Lạm phát tăng cao, người dân có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng
+ Thu nhập tăng nhưng chủ yếu do yếu tố lạm phát
Thu nhập của người dân đang tăng, ước tính con số này sẽ lên tới 1.900 USD vào
năm 2013. Thu nhập tăng có khiến cho chi tiêu tăng trong tình hình kinh tế hiện
nay hay không? Theo một nghiên cứu tổng quan về cuộc sống người dân Việt Nam
năm 2013 chỉ ra rằng: Thu nhập cá nhân tăng nhưng tăng là do ảnh hưởng của lạm
phát...vì vậy người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu hơn
Thu nhập tăng mạnh ở một số ngành
11


Hình 4: Thu nhập của một số ngành từ năm 2007 đến năm 2014

( Nguồn: VNR500)
Trong BXH VNR500 mới được công bố gần đây nhất, ngành khoáng sản - xăng
dầu cũng là ngành có lợi nhuận sau thuế cao nhất, đạt xấp xỉ 106,8 nghìn tỷ đồng.
Ngành điện đứng vị trí thứ 2 xét cả về tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế. Ngành
tài chính - ngân hàng đứng thứ 3 về doanh thu nhưng bị tụt xuống vị trí thứ 4 về lợi
nhuận sau thuế trước sự vươn lên của ngành viễn thông - tin học - công nghệ thông
tin.
2.1.2. Môi trường chính trị -pháp luật
 Chính trị
Việt Nam có tên gọi chính thức: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Việt Nam hiện nay là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính trị đã
thực hiện theo cơ chế đơn đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, với tôn chỉ
là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ thông qua cơ quan
quyền lực là Quốc hội Việt Nam.

12


Theo Hiến pháp Việt Nam, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa công nông
và đội ngũ trí thức.
 Pháp luật
Pháp luật của Việt Nam về bản chất là pháp luật xã hội chủ nghĩa, nó thể hiện ý chí
của giai cấp công nhân, đồng thời phản ánh, thể hiện ý chí, lợi ích của các tầng lớp
nhân dân lao động khác và của cả dân tộc.
Khi pháp luật phản ánh bảo vệ lợi ích của các giai cấp, của dân tộc phải đứng trên
quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam.
Sự kết hợp chặt chẽ giữa tính giai cấp sâu sắc và tính nhân dân rộng rãi là một đặc
điểm quan trọng của pháp luật nhà nước Việt Nam hiện nay.

Hệ thống pháp luật của Việt Nam gồm hai mặt cụ thể là: Hệ thống cấu trúc của
pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật (hệ thống nguồn của pháp luật).
- Hệ thống văn bản pháp luật gồm:
+ Hiến pháp – do Quốc hội ban hành.
+ Luật hoặc Bộ luật – do Quốc hội thông qua và Chủ tịch nước ký quyết định
ban hành.
+ Văn bản dưới luật.
+ Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.
- Hệ thống cấu trúc của pháp luật Việt Nam gồm có 3 thành tố cơ bản, gồm:
+ Quy phạm pháp luật (đơn vị cơ bản trong hệ thống cấu trúc).
+ Chế định pháp luật (tập hợp các quy phạm pháp luật có cùng tính chất).
+ Ngành luật (tập hợp các quy phạm pháp luật có đặc tính chung để điều chỉnh
các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội).
 Các chính sách thương mại
- Chính sách quản lý xuất nhập khẩu: 6 Mục tiêu lớn nhất của Việt Nam sau khi
gia nhập WTO là phải hoàn thiện tất cả các yêu cầu mà WTO đặt ra như hoàn
thiện hệ thống luật pháp, cắt giảm thuế quan, bỏ các biện pháp bảo hộ mậu dịch
không được WTO cho phép. Ngoài ra, Việt Nam tích cực tham gia các khu vực
mậu tự do (FTA) như đã tham gia AFTA, ký các hiệp định thương mại song
phương, như đã ký hiệp định thương mại Việt Mỹ (BTA). Các biện pháp này
13


đều có lợi cho xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, là điều tất yếu phải làm khi
hội nhập quốc tế. Việt Nam đang nỗ lực kiềm chế lạm phát, trong đó đưa ra giải
pháp hạn chế nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu.
Điện thoại di động đang trong lộ trình miễn thuế 0%. Hiện nay thị trường di
động, máy tính xách tay Việt Nam không thiếu. Người tiêu dùng hiện có dấu
hiệu chạy theo thị hiếu điện thoại đắt tiền. Bộ Công Thương đang phối hợp với
Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép tự động đối với mặt hàng này và chủ

trương là không khuyến khích nhập khẩu hàng xa xỉ đắt tiền.
- Thuế suất: Việt Nam chấp nhận toàn bộ lộ trình thuế quan trong điều kiện gia
nhập WTO, và hầu hết hàng hóa trong khoảng thuế 0-40%. Mức thuế suất tối
huệ quốc trung bình giản đơn đã giảm đáng kể, từ 18.5% năm 2007 xuống
10.4% năm 2013, do VN đang thực hiện từng bước các thỏa thuận thuế quan.
Ngày 15/11/2013 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 164/2013/TT-BTC
ngày 15/11/2013 ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
theo danh mục mặt hàng chịu thuế. Theo đó, Bộ Tài chính đã tiến hành rà soát
và điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của 41 nhóm mặt hàng vật
tư, linh kiện để sản xuất lắp ráp các sản phẩm công nghệ thông tin từ các mức
2-25% xuống 0%. Đối với mặt hàng điện thoại di động có thuế suất sau đây:

- Các hàng rào phi thuế quan: Theo định hướng của chính sách thương mại của
Việt Nam thì các hàng rào phi thuế quan sẽ dần được loại bỏ như quota hạn
14


ngạch, giấy phép. Tuy nhiên Việt Nam vẫn duy trì danh mục một số mặt hàng
cấm xuất nhập khẩu và một số mặt hàng hạn chế xuất nhập khẩu. Trong đó,
điện thoại di động là một trong số các mặt hàng hạn chế nhập khẩu và cấm nhập
khẩu điện thoại di động qua sử dụng.
- Các hàng rào kĩ thuật: Việt Nam sẽ tiếp tục áp dụng các hàng rào kĩ thuật phù
hợp với quy định của WTO nhằm bảo vệ cuộc sống của con người, động thực
vật, sức khỏe cộng đồng và môi trường. Trong đó Việt Nam nhấn mạnh vào các
quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sinh thái, bảo vệ môi
trường và đa dạng sinh học. Ngoài ra Việt Nam còn tiếp tục áp dụng các quy
định nhằm bảo vệ an ninh quốc gia cũng như chống gian lận thương mại phù
hợp với quy định WTO và các Công ước quốc tế. Mặc dù vậy các hàng rào kĩ
thuật của Việt Nam không ảnh hưởng hay bóp méo thương mại và được áp
dụng phù hợp với phù hợp với các quy định quốc tế về môi trường và Việt Nam

tham gia. Các quy định của Việt Nam không nhằm mục đích hạn chế nhập khẩu
trái với quy định của WTO.

2.1.3. Môi trường công nghệ
Năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo hiện còn yếu và hệ thống đổi
mới sáng tạo quốc gia còn non trẻ, manh mún. Công tác nghiên cứu và phát triển
(R&D) vẫn chỉ là hoạt động mang tính thêm thắt trong các doanh nghiệp và các cơ
quan nhà nước.
Mức độ canh tranh ngày càng tăng trên thế giới đòi hỏi phải sớm đầu tư vào việc
phát triển năng lực công nghệ tiên tiến, kể cả hoạt động R&D. Việc nâng cao năng
lực đổi mới sáng tạo trở nên cấp thiết để doanh nghiệp có thể nâng cao vị thế trong
chuỗi giá trị toàn cầu.
Để đáp ứng đòi hỏi sắp tới, cần đẩy mạnh đầu tư vào khoa học, công nghệ và đổi
mới sáng tạo nhằm tăng cường, hợp lý hoá và điều chỉnh hệ thống đổi mới sáng tạo
theo hướng tập trung hơn vào các doanh nghiệp
 Khi công nghệ thay đổi, người làm marketing cần phải theo dõi những xu
hướng của sự phát triển công nghệ để có thể khai thác được tối đa các cơ hội
15


 Cơ hội marketing: tạo ra thị trường mới và những cơ hội đầu tư, tạo ra cuộc
cách mạng về sản phẩm và quy trình sản xuất.
 Thách thức: sự tăng tốc của công nghệ làm chu kì đời sống của sản phẩm
ngắn lại, nhà sản xuất cần phải tập trung cải tiến sản phẩm và phát triển sản
phẩm mới đồng thời cần có một sự định hướng đúng đắn cho tương lai của
sản phẩm
Tóm lại, môi trường đầu tư của Việt Nam khá tích cực, trước hết là sự ổn định
chính trị và kinh tế vĩ mô cũng như lực lượng lao động được đào tạo tốt, và nhận
định đang có một làn sóng dịch chuyển đầu tư từ các nước xung quanh, nhất là từ
Trung Quốc sang Việt Nam.

Ngoài ra, hệ thống doanh nghiệp nhà nước vẫn được xem là hoạt động chưa thực
sự hiệu quả.Bài viết nhận định cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước cũng cần
được Chính phủ Việt Nam coi là một ưu tiên quan trọng trong thời gian tới.
Với dân số 90 triệu người và mức thu nhập bình quân đầu người gia tăng ổn định,
Việt Nam đã trở thành một thị trường tiêu dùng nội địa hấp dẫn với các nhà đầu tư
quốc tế, trong đó có các nhà đầu tư đến từ các nước láng giềng. Bên cạnh đó, với
triển vọng tăng trưởng năm 2015 theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế (OECD) khoảng 5,7%, Việt Nam tiếp tục là nước có tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao trong khu vực và trên thế giới, hứa hẹn là thị trường nhiều tiềm năng
cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài.

2.1.4. Môi trường văn hóa- xã hội
Việt Nam có 54 dân tộc cùng sinh sống trên mọi miền đất nước.Chính vì thế, văn
hóa Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng.Từ ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập
quán, ẩm thực, trang phục, lễ hội... đều nêu bật lên nét đặc trưng của từng dân tộc.
 Thái độ ứng xử
Xã hội càng văn minh, nhu cầu về văn hóa ứng xử ngày càng cao, ứng xử một cách
thông minh, khôn khéo, tế nhị đạt tới mức độ nghệ thuật lại càng là vấn đề khó,
đây cũng được coi như là một thành công trong công việc cũng như bí quyết trong

16


cuộc sống hàng ngày. Khi có sự xuất hiện của công nghệ hiện đại, lập tức những
biểu hiện về hiểu biết cũng như là cách sử dụng cũng thay đổi hẳn.
Việc sở hữu cho riêng mình một chiếc smartphone trong tay đối với người Việt
Nam, đặc biệt là thanh niên ngày nay là một niềm vui và thuận tiện cho riêng mình
trong giao tiếp, khẳng định vị trí và bản thân trong xã hội.
 Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một phương tiện giao thông trong nền văn hóa. Sự khác biệt về ngôn

ngữ có thể ảnh hưởng đối với nhiều quyết định thông tin trong đời sống hiện nay,
cùng với sự bùng nổ của công nghệ, nhất là điện thoại thông minh, ngôn ngữ trở
nên phong phú hơn qua các lời nói cũng như những cử chỉ ngôn ngữ cơ thể khác
hẵn qua sự lan tỏa nhanh chóng của công nghệ thông tin .
Ví dụ như, lựa chọn nhãn hiệu, khẩu hiệu, những thông điệp quảng cáo đều thông
qua ngôn ngữ bằng những chữ viết tắt ngắn gọn mà chỉ có những thanh niên ngày
nay khi sử dụng smartphone mới hiểu.Cùng với những tín năng và sự đa dạng
trong phong cách thể hiện lời nói của mình trên chiếc smartphone.

 Tổ chức xã hội
Tổ chức xã hội có liên quan đến vai trò được thực hiện bởi các cá nhân, các nhóm
trong một xã hội và các mối quan hệ giữa cá nhân và các nhóm, mỗi quốc gia đều
có một tổ chức xã hội thống nhất mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều phải
nghiên cứu để trả lời cho các câu hỏi: Ai là nhóm tham khảo? hoặc nhóm những
người cùng địa vị?, điều gì tạo nên sự thống nhất trong việc ra quyết định của
người mua?.... Đó cũng chính là những câu hỏi hướng đến mà đối tượng là các
từng lớp thanh niên ngày nay, họ sẽ quyết định mua như thế nào và điều gì khiến
họ phải xem xét khi mua.
 Gia đình
Trong nền văn hóa khác nhau, vai trò của gia đình và các thành viên trong gia đình
cũng đều khác biệt, vì gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ sản
phẩm, sự tương tác giữa các thành viên gia đình và vai trò của họ: những hiểu biết
về công nghệ sản phẩm. Đặc biệt hơn cả là đối với thị trường Việt Nam, là rất cần
17


thiết trong việc thâm nhập và tác động đến chính sách thông đạt lẫn chính sách
phân phối sản phẩm với một Việt Nam có nền văn hóa gia đình còn rất nhiểu hũ
tục lệ thuộc như ngày nay. Chẳng hạn như: việc mua một sản phẩm của một thanh
niên dưới hoặc từ 20 tuổi là đều nhờ vào nguồn tài trợ của gia đình mình.

 Tôn giáo và giá trị thái độ giáo dục
Tôn giáo là động cơ của hành vi và là cơ sở cho hầu hết các giá trị và thái độ của
khách hàng, giáo dục có thể phản ánh trực tiếp đến hành vi tiêu dùng, nhận thức ra
sao về kỹ thuật công nghệ từ bên ngoài, hệ thống giáo dục còn ảnh hưởng đến lực
lượng lao động và năng lực điều hành của một nền công nghệ quốc tế xâm nhập
vào thị trường Việt Nam như thế nào. Đơn giản như với nền kinh tế thị trường
đang phát triển ở Việt Nam hiện nay thì việc giáo dục của nước nhà luôn đề cập và
đổi mới công nghệ trong giáo dục, tận dụng các công nghệ và áp dụng vào trong
thực tiễn như giúp cho người dân Việt Nam hiểu hơn về công nghệ thế giới.
 Từ những sữ thay đổi về công nghệ, như đã dần dần làm thay đổi lối sống cũng
như là một phần nào đó trong lối sống của người Việt Nam ngày nay, có thể
nhận thấy được sức mạnh của công nghệ hiện đại là như thế nào, đó cũng chính
là thách thức cũng như là thế mạnh của các doanh nghiệp quốc tế khi muốn đầu
tư và thâm nhập vào thị trường Việt Nam trong thời buổi công nghiệp hóa hiện
đại hóa. Việc thâm nhập vào thị trường quốc tế như Việt Nam cũng là một
thách thức lớn đối với Oppo trong một nền văn hóa có sự khác biệt và trộn lẫn
giữa hiện đại và cổ điển.
2.2.

Đối thủ cạnh tranh

Thị trường smartphone Việt là thị trường trẻ với tốc độ tiêu thụ điện thoại thông
minh tăng nhanh nhất Đông Nam Á và đứng thứ hai trên thế giới. (Theo Hãng
Nghiên cứu thị trường GFK) 13 Là quốc gia có thu nhập bình quân tính theo đầu
người thuộc loại trung bình thấp như Việt Nam, phân khúc điện thoại tầm trung và
giá rẻ sẽ phát triển mạnh nhất. Nhận thấy được tiềm năng lớn và không muốn bỏ lỡ
cơ hội, nhiều hãng điện thoại đã nhanh chóng đẩy mạnh sản phẩm vào dòng trung
cấp để chiếm lĩnh thị phần.Với xu hướng luôn đón đầu và muốn chinh phục công
nghệ của thị trường Việt Nam thì cuộc chiến trên các dòng điện thoại cao cấp cũng
diễn ra rất quyết liệt.Thị phần điện thoại smartphone ở Việt Nam đang được chiếm

lình bởi các ông lớn Samsung, Nokia, Sony. Theo Công ty Phát triển trình duyệt
18


web Opera, Samsung (chiếm khoảng 27% thị phần) và Sony (khoảng 16%) hiện là
hai thương hiệu được yêu thích nhất tại Việt Nam. Ông Đỗ Quang Kha – Giám đốc
kinh doanh của OPPO Việt Nam cho biết mục tiêu của hãng trong vòng 3 – 5 năm
nữa sẽ nằm trong top 3 nhà sản xuất smartphone chiếm thị phần hàng đầu tại Việt
Nam. Do đó, để có thể thực hiện được mục tiêu, Oppo cần có các chiến lược để có
thể giành được thị phần từ Samsung, Nokia, Sony…
 Phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Oppo là Samsung:
Samsung hiện nay đang là nhà dẫn đầu chiếm giữ thị phần lớn nhất tại thị trường
di động Việt Nam.
 Về sản phẩm: Ở dòng smartphone, Samsung luôn biết cách làm nổi bật mình
trong dòng Galaxy đặc trưng. Samsung đã rất nổi tiếng về điện thoại thiết kế
đẹp, thời trang. Phát huy thế mạnh này, những sản phẩm mới của Samsung với
kiểu dáng tinh tế, hiện đại nhưng đồng thời cũng cứng cáp, chắc chắn nhằm
khẳng định với người tiêu dùng, điện thoại Samsung không chỉ là “cô gái đẹp”,
mong manh mà còn là “chàng trai” mạnh mẽ tài năng. Kiểu dáng và những nét
rất đặc trưng của các smartphone Samsung: bo tròn nhẹ ở các góc máy để cầm
đỡ cấn tay, có nút Home cứng, thân nhựa, vỏ tháo rời, vành máy bằng chất liệu
nhựa giả kim loại giúp sản phẩm trông sáng sủa và bóng bẩy. Màu sắc của điện
thoại Smartphone Samsung có 2 màu chính là trắng và đen. Đi cùng với thiết kế
hiện đại, Samsung luôn được tích hợp những công nghệ tiên tiến nhất. Cũng
như Sony, dòng điện thoại Samsung hiện sử dụng hệ điều hành Android.
 Về phân phối: Samsung hiện nay là một trong những công ty đang dẫn đầu thị
trường Việt Nam về độ bao phủ của mình, đặc biệt là về phân khúc điện thoại
tầm trung. Chỉ một cú click chuột, không khó để bắt gặp các sản phẩm của
Samsung được bán khá nhiều trên các trung tâm điện thoại lớn ở Thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay như Viễn thông A, FPT, thế giới di động. Với sự đa dạng từ

phân khúc điện thoại tầm trung giá từ 2 – 3 triệu như Samsung Galaxy A500,
Samsung Galaxy A3, đến những điện thoại trước đây là phân khúc tầm cao,
nhưng được hạ xuống tầm trung như Samsung Galaxy S3, có thể nói Samsung
hiện nay đang khá mạng ở phân khúc này. Ngoài việc bán sản phẩm ở các siêu
thị điện máy như Nguyễn Kim, Thế giới di động, Viễn thông A… và các cửa
hàng bán lẻ tư nhân, Samsung còn có một hệ thống Brandshop khá lớn tại Việt
19








Nam, chuyên kinh doanh các thuyết bị sản phẩm công nghệ của Samsung, như
điện thoại, tivi, camera… và đặc biệt là dòng sản phẩm Samsung Galaxy.
Ưu điểm:
Samsung hiện nay có một hệ thống kênh phân phối khá lớn và rộng khắp.
Những khu vực trong cửa hàng bán sản phẩm Samsung rất dễ nhận ra, bởi màu
xanh Navy đậm, đặc trưng cho nhận diện thương hiệu của Samsung.
Nhược điểm:
Hệ thống cửa hàng chính hãng của Samsung còn khá mỏng, chỉ tập chung ở
những đô thị lớn và đông dân cư.

 Về chiêu thị: Nhìn chung Samsung hiện nay không đẩy mạnh nhiều vào các
hoạt động quảng cáo cho sản phẩm điện thoại trong giai đoạn hiện nay. Tuy
nhiên, giai đoạn năm 2012, khi mới ra mắt dòng sản phẩm Samsung Galaxy S,
công ty đẩy mạnh khá nhiều vào việc quảng cáo qua Tivi và những chương
trình tài trợ (Ví dụ: cặp đôi Hoàn hảo và Vietnam's Next Top Model...). Ngoài

ra, Samsung cũng sử dụng chiến lược giảm giá các điện thoại dòng cao cấp đã
qua giai đoạn bão hoà và bước sang giai đoạn suy thoái của sản phẩm xuống
mức giá trung bình, nhằm mục đích duy trì các mẫu model này và dưới mức giá
thấp hơn hẳn thì người tiêu dùng yêu thích sản phẩm sẽ có cơ hội trải nghiệm,
đẩy mạnh việc bán sản phẩm.
 Ưu điểm:
• Ít tốn chi phí vào quảng cáo, do đó giá cả sẽ cạnh tranh hơn.
• Nâng cao hình ảnh của sản phẩm khi tài trợ những chương trình truyền hình
thực tế có tỷ suất người xem cao, vì sản phẩm được nhắc lại nhiều lần trong
chương trình.
 Nhược điểm:
• Hình ảnh của Samsung sẽ phần nào bị mờ nhạt khi thị trường hiện nay đang
tràn ngập các kiểu quảng cáo của các đối thủ.
• Những chương trình khiến mãi của Samsung chưa được biết đến nhiều do hạn
chế về quảng cáo.
 Về thương hiệu, Samsung có lợi thế hơn Oppo bởi hãng này là tên tuổi lớn nhất
trong quý I/2015 khi chiếm tới 24.6% thị phần toàn cầu. Điều này tạo lợi thế
không nhỏ cho hãng cho chiến lược quảng bá và tiếp cận người tiêu dùng Việt
Nam. Tùy theo chính sách của mình, Oppo và Samsung đều có cách tiếp cận
20


các nhà bán lẻ theo cách riêng. Oppo được cho là có độ phủ rộng tới từng tỉnh
thành nhưng Samsung có kinh nghiệm kinh doanh nhiều năm và đã thiết lập
mối quan hệ với các nhà bán lẻ.

2.3.

Phân tích SWOT


21


- Chiến lược S-O
Oppo có tham vọng, biết cách tiếp cận thị trường, đồng thời có kinh nghiệm
trong việc sản xuất sản phẩm chất lượng cao, không giảm chất lượng để tiết
kiệm chi phí.Từ đó, tạo ra được nhiều dòng sản phẩm điện thoại có chất lượng
tương đương, song giá thành lại thấp hơn so với dòng sản phẩm cùng phân khúc
của đối thủ. Khá thành công trên thị trường Trung Quốc, với uy tín của mình
Oppo thiết lập mối quan hệ hợp tác với nhiều đối tác tại Việt Nam, đã và đang
dần gia tăng hệ thống phân phối rộng khắp Việt Nam. Như vậy, người tiêu dùng
sẽ dễ dàng nhận diện được sản phẩm đang được bày bán tại nhiều nơi, kích
thích sự tò mò của người tiêu dùng.
- Chiến lược S-T
Việc thành công tại thị trường Trung Quốc cũng như một số quốc gia khác,
Oppo biết cách tiếp cận thị trường, từ đó dần tạo được nền tảng cho việc hình
thành và phát triển chỗ đứng bền vững của mình trước các đối thủ cạnh tranh.
Oppo có kinh nghiệm sản xuất sản phẩm chất lượng cao với chi phí thấp.Điều
này đánh thẳng vào tâm lý của người tiêu dùng Việt là thường ưa chuộng sản
phẩm có chất lượng tốt, tính năng cao nhưng giá vừa phải.
- Chiến lược W-O
Với hệ thống phân phối rộng cũng như có nhiều đối tác tại Việt Nam, sẽ khiến
thương hiệu Oppo còn khá mới được người tiêu dùng Việt biết đến nhiều hơn.
Đồng thời, sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh hơn, các chế độ hỗ trợ, bảo
hành cho khách hàng cũng dễ dàng thuận tiện hơn.
-

Chiến lược W-T
Tại Việt Nam, Oppo là thương hiệu còn mới, chưa có chỗ đứng bền vững, cùng
với tâm lý người tiêu dùng về hàng Trung Quốc – họ thà bỏ ra một số tiền

tương đương để mua sản phẩm của các thương hiệu có uy tín hơn là mua hàng
Trung Quốc. Vì thế, khi bước chân vào Việt Nam, Oppo đã khẳng định uy tín,
chất lượng của mình với dòng sản phẩm cao cấp, về sau mới mở rộng dần dòng
sản phẩm trung cấp cũng như dòng giá rẻ. Oppo cũng đã giảm bớt được áp lực
từ phía nhà cung cấp linh kiện Samsung, bởi công ty công nghệ toàn cầu Laird
đã thành lập nhà máy sản xuất thiết bị, linh kiện điện thoại di động thông minh
22


tại khu công nghiệp Quế Võ, Bắc Ninh vào ngày 11/06/2014 – nhà máy đầu
tiên cho hãng Oppo tại Việt Nam.

CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA OPPO KHI THÂM
NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
3.1.

Hình thức thâm nhập thị trường Việt Nam

Đầu tư trực tiếp: thành lập công ty TNHH một thành viên khao học và kỹ thuật
Oppo tại Hồ Chí Minh. Oppo đạt ra mục tiêu trong vòng 3-5 năm nữa sẽ nằm trong
top 3 nhà sản xuất smartphone chiếm lĩnh thị phần hàng đầu tại Việt Nam.
3.2.

Quá trình thâm nhập thị trường Việt Nam

Với trọng tâm là thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á, OPPO muốn qua mặt các
gã khổng lồ như Apple, Samsung tại quê nhà cũng như mọi nơi khác."Chúng tôi sẽ
chiếm ưu thế trên thị trường toàn cầu", Henry Tang, Giám đốc Bán hàng khu vực
của Oppo, trả lời tờ Emirates 24/7. Find 5 là sản phẩm đầu tiên đánh dấu sự thâm
nhập vào thị trường Việt Nam của thương hiệu OPPO. Máy ra mắt trên thế giới từ

cuối năm 2012 và gây chú ý lớn khi là mẫu điện thoại đầu tiên được trang bị màn
hình 5 inch Full HD và cảm biến camera Exmor RS mới nhất của Sony. Sau Mỹ,

23


×