Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA HÃNG TAXI UBER GRAB GO JEK 2019 2020 2021 2022 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.63 KB, 46 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÀI THẢO LUẬN MARKETING QUỐC TẾ
CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA HÃNG TAXI
UBER

GVHD: Trần Việt Dũng
Nhóm thực hiện: Nhóm 7
1. Lưu Thị Phương Thảo
2. Nguyễn Thị Oanh
3. Phạm Thị Lan Hương
4. Lê Thị Quế
5. Đặng Thị Thùy Dung
6. Lê Thị Yến Thanh
7. Phạm Thị Hồng
8. Hoàng Diệu Linh
9. Nguyễn Phương Linh
10.Nguyễn Huyền Trang

Hà Nội, 10/2015


MỤC LỤC

MỤC LỤC........................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................i
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG........................................................................................ii
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ UBER..........................................................2


1.1.Giới thiệu.................................................................................................2
1.2.Hình ảnh của logo của Uber....................................................................6
1.3.Mô hình hoạt động..................................................................................6
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CỦA UBER.........................10
2.1. Phân tích thị trường Việt Nam theo mô hình PEST.............................10
2.1.2 Môi trường kinh tế..........................................................................11
2.1.3. Môi trường xã hội..........................................................................13
2.3.Phân tích các đối thủ cạnh tranh............................................................20
2.3.1.So sánh về điện thoại sử dụng dịch vụ gọi taxi..............................23
2.3.2.So sánh về cách tính cước..............................................................23
2.3.3.So sánh về phương thức thanh toán................................................24
2.3.4.So sánh về cuộc chiến truyền thông...............................................24
2.3.5.Quy định và các loại thuế...............................................................31
2.3.6. Thiếu khả năng mở rộng................................................................31
CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA UBER....................31
3.1 Chiến lược giá cả...................................................................................32
3.2 Chiến lược xúc tiến Uber.......................................................................34
3.2.1 Chiến lược đa dạng hóa dịch vụ.....................................................34
3.2.2 Kế hoạch chiến lược xúc tiến tương lai..........................................36
KẾT LUẬN....................................................................................................39



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa Tiếng Anh
Nguyên nghĩa Tiếng Việt

STT

Từ viết tắt


1

CNTT

2

CPI

Consumption Price Index

Chỉ số giá tiêu dùng

3

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

4

PEST

Political, Economic, Social,
Technology

Chính trị, Kinh tế, Xã hội,
Công nghệ


5

SWOT

Strengthe, Weeknesses,
Opportunities, Threats

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội, mối e ngại

6

TNS

Transportation network
services

Những dịch vụ mạng lưới
vận tải

7

TP HCM

8

VN

Công nghệ thông tin


Thành phố Hồ Chí Minh
Việt Nam

i


DANH MỤC HÌNH
Nội dung

STT

Hình

1

Hình 1.1

Các nước cấm Uber trên thế giới

5

2

Hình 1.2

Logo của Uber

6


3

Hình 2.1

Grabtaxi đang chiếm ưu thế tuyệt đối về mức
độ hiện diện thương hiệu trực tuyến

26

4

Hình 2.2

Phần lớn thông tin và thảo luận về Grabtaxi
đến từ Facebook

26

5

Hình 2.3

Grabtaxi nhận được nhiều sự ủng hộ của
cộng đồng mạng và giới truyền thông

27

6

Hình 2.4


Grabtaxi tận dụng tốt các Facebook
influencers để tăng nhận thức thương hiệu
vàmức độ tương tác với khách hàng

28

7

Hình 2.5

Uber được thảo luận nhiều nhất trên các
forum

29

8

Hình 2.6

9

Hình 2.7

STT

Bảng

1


Bảng 1.1

Trang

29
Online Buzz về Grabtaxi cao hơn so với
Easy taxi

DANH MỤC BẢNG
Nội dung
So sánh ba hãng taxi Uber, Easy
Taxi và Grab Taxi

ii

30

Trang
23


LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường thế giới đã, đang và luôn luôn là mục tiêu của hầu hết các doanh
nghiệp trên thế giới. Tham gia vào hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế sẽ
đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích, mở ra nhiều cơ hội phát triển và sẽ thu
được lợi nhuận cao hơn.
Để thâm nhập thị trường quốc tế thành công điều quan trọng là doanh nghiệp
phải lựa chọn được phương thức thâm nhập phù hợp với mục tiêu và chiến lược của
doanh nghiệp. Đặc biệt đối với Việt Nam, một thị trường đặc biệt với nhiều cơ hội
nhưng cũng rất nhiều đặc trưng riêng là một thách thức không nhỏ cho các nhà kinh

doanh và đầu tư trên thế giới. Để có thể kinh doanh thành công, bạn cần phải am
hiểu sâu sắc về hành vi của người tiêu dùng, văn hóa truyền thống, các yếu tố về
pháp lý và cơ sở hạ tầng…
Các doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều phương thức khác nhau để vươn ra
thị trường quốc tế như: cấp giấy phép, nhượng quyền thương mại, liên doanh hay
thành lập công ty 100% vốn… Vấn đề đặt ra là làm thế nào để doanh nghiệp thâm
nhập thị trường quốc tế thành công.
Trong phạm vi bài nghiên cứu này, nhóm em xin trình bày chiến lược và quá
trình thâm nhập thị trường Việt Nam của Uber – một doanh nghiệp đang trên đà
tiến vào thị trường Việt Nam, để từ đó rút ra những bài học cho các doanh nghiệp
nói chung khi muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

1


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ UBER
1.1. Giới thiệu
Uber là một công ty kinh doanh mạng lưới giao thông vận tải và công ty taxi
dựa trên ứng dụng có trụ sở tại San Francisco, California, và hoạt động tại các thành
phố ở nhiều nước. Công ty sử dụng một ứng dụng điện thoại thông minh để nhận
được yêu cầu đi xe, và sau đó sẽ gửi các yêu cầu đi đến lái xe. Khách hàng sử dụng
các ứng dụng yêu cầu xe đón và theo dõi vị trí chiếc xe dành riêng của mình.
Tính đến tháng 10 năm 2015, dịch vụ Uber đã có tại 63 quốc gia và hơn 338
thành phố trên toàn thế giới, và công ty được định giá hơn 50 tỷ USD. Việc ra mắt
Uber đã tạo ra một sự gia tăng đáng kể trong các công ty cạnh tranh với mô hình
kinh doanh Uber, một xu hướng đã đến để được gọi là "Uberification" (Uber hóa).

Uber hiện được trợ lực từ 6 quỹ lớn, đồng nghĩa họ không thiếu vốn. Trong
đó, Google là một trong các cổ đông lớn của Uber, họ đã biệt phái một số lãnh
đạo cấp cao sang trực tiếp điều hành và cố vấn giúp Uber.

 Sự ra đời của Uber:
Uber ra đời vào một đêm đầy tuyết ở Paris năm 2008, khi Kalanick và bạn của
anh là Garrett Camp không thể gọi taxi. Lúc đó, cả hai thề sẽ xử lý vấn đề này bằng
một ứng dụng cách mạng. Ứng dụng đó rất đơn giản: chỉ cần nhấn nút và sẽ gọi
được xe.
Đó là câu chuyện mang tính cội nguồn một chút, nhưng nó chỉ đúng một phần.
Thực tế, cặp đôi đang ở châu Âu, tham dự hội nghị công nghệ LeWeb hàng năm
của châu Âu. Cả hai đang có nhiều tiền và đang săn tìm ý tưởng kinh doanh. Trước
đó, Kalanick đã bán hãng start-up thứ hai của anh, Red Swoosh, một công ty phân

2


phối nội dung, với giá 20 triệu USD cho Akamai Technologies. Còn Camp đã bán
công ty StumbleUpon, cho eBay với giá 75 triệu USD hồi năm trước.
Trở về căn hộ chung ở ngoại ô Paris, Kalanick đã nói chuyện cùng một số
doanh nhân khác về ý tưởng khởi nghiệp. Trong số những ý tưởng đó, họ có đề cập
đến một ứng dụng dịch vụ gọi xe theo yêu cầu. Ý tưởng này được bắt nguồn từ việc
họ phải chờ đợi xe trong mưa tuyết. Tuy nhiên, những người có mặt trong căn
phòng ngày hôm đó, nói rằng ý tưởng về Uber không hề nổi bật hơn so với những ý
tưởng được thảo luận tối hôm đó.
Sau khi trở về San Francisco, Kalanick dao động với nhiều ý tưởng. Nhưng
Camp lại bị ám ảnh về dịch vụ gọi xe, nhiều đến nỗi anh đã mua tên miền
UberCab.com.
Camp, hiện sở hữu một phần lớn Uber, nói anh không thể để ý tưởng đó trôi
qua, và muốn hợp tác với Kalanick. Tại Paris, cặp đôi đã leo lên đỉnh của Tháp
Eiffel. Ở đó, Kalanick dường như phóng ánh mắt đi xa hơn, vượt qua các rào cản và
có được ý kiến tốt hơn.
Sau này, khi Uber đã có tiếng, Kalanick giải thích sự dè dặt ban đầu là do lúc đó
anh đang thất vọng sau khi start-up đầu tiên của anh thất bại thảm hại, start-up thứ

hai đi chệch hướng. Lúc đó, anh đang ngập trong nỗi sợ thất bại. “Tôi đã có 8 năm
kinh doanh vất vả, vì thế lúc đó tôi chưa sẵn sàng”, Kalanick nói. Anh vẫn sống
cùng nhà với bố mẹ không lâu trước chuyến đi đến Paris, sau khi hai công ty khởi
nghiệp của anh đều tan tành mây khói. Trước đó gần 10 năm, anh cũng từng bỏ học
đại học để trở thành một doanh nhân công nghệ.
Quy mô hoạt động của Uber ngày càng được mở rộng. Bắt đầu từ nước Mỹ ở các
thành phố New York, Chicago và Washington DC, đến nay Uber đã có mặt tại 63
quốc gia khác nhau tại tất cả các châu lục. Uber hiện đang hướng sự bành trướng
chóng mặt của mình tập trung vào Châu Á. Gần đây, công ty đã gây quỹ được một
số tiền khổng lồ 1,2 tỷ USD cho lần gọi vốn mới nhất để tăng giá trị thị trường của
công ty lên mức 40 tỷ USD và cam kết sẽ sử dụng số tiền đó để “tạo ra những cuộc
3


đầu tư trọng yếu, đặc biệt là trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương”, Giám đốc
điều hành Travis Kalanick nói.
Với Uber, họ đã quá quen với việc giành được những gì mình muốn và ở bất cứ
đâu họ muốn. Người khổng lồ của mô hình gọi xe riêng đã áp dụng một chiến thuật
mô phỏng "Binh pháp Tôn Tử" tại 60 nước: thâm nhập vào thị trường trong nước
một cách đầy bất ngờ, nhanh chóng bóp nghẹt các đối thủ - ngay cả khi các hãng
taxi nội địa và các quan chức chính phủ ra sức phản đối – không bao giờ lùi bước.
Nhưng sự phát triển của loại hình dịch vụ như Uber ở khu vực Châu Á không
trơn tru hay dễ dàng. Ở những thị trường lớn như Trung Quốc và Ấn Độ, những đối
thủ cạnh tranh địa phương nói họ chiếm phần lớn thị trường so với Uber, bởi vì họ
am hiểu về văn hóa nơi đây cho dù Uber có làm việc cật lực để thuê Giám đốc giàu
kinh nghiệm và am hiểu văn hóa bản địa.
Tại Trung Quốc, Uber đang vấp phải sự cạnh tranh của Kuadi Dache và Didi
Dache, hai mô hình dịch vụ taxi, là dịch vụ thuộc hai tập đoàn khổng lồ bản địa
Alibaba và Tencent. Tại Ấn Độ, dịch vụ địa phương OlaCabs nói họ chiếm tới 70%
thị trường trong khi đó Uber chỉ có 10%. Uber cũng bị cấm tại Delhi sau khi một

hành khách được cho là đã bị cưỡng hiếp bởi một tài xế taxi của hãng Uber.
Trong lúc đó, Uber đang tràn ngập một cách đáng kinh ngạc ở Mỹ, 64% người
dân ở Hoa Kì sử dụng dịch vụ Uber, theo tuyên bố của đại diện công ty. Uber đã lan
ra cả những thành phố nhỏ hơn, một vài trong số đó đã không thể duy trì bền vững
chất lượng hệ thống dịch vụ Uber sau những làn sóng quan tâm ban đầu.
Tuy nhiên, dù rất phát triển nhưng Uber đang gặp khó khăn và bị cấm tại nhiều
nước. Nguyên nhân là do hoạt động sai luật và cạnh tranh không công bằng với các
hãng truyền thống. Những người phản đối cho rằng dịch vụ này sử dụng các tài xế
chưa có giấy phép hành nghề, không đáp ứng tiêu chuẩn về vận chuyển hành khách
và vi phạm các điều luật về giao thông vận tải. Bên cạnh đó, những sai lầm trong hệ
thống quản lí và lo ngại về tính cá nhân cũng khiến uber bị chỉ trích gay gắt. Vừa
qua, ngày 2/4, một tòa án ở Frankfurt (Đức) vừa phán quyết cấm dịch vụ taxi
UberPOP hoạt động trên toàn nước Đức. Thẩm phán tòa án cho rằng UberPOP vi
4


phạm luật pháp của Đức qui định bởi tại đây chỉ có những lái xe chuyên nghiệp
được cấp phép mới được phép hoạt động kinh doanh vận tải. Trong khi đó, ứng
dụng UberPOP lại không đưa ra qui định bắt buộc về lái xe chuyên nghiệp. Khách
hàng chỉ cần kết nối với chủ xe thông qua điện thoại thông minh hoặc một website
là có thể đi lại với một mức giá rẻ hơn. Với phán quyết này, dịch vụ taxi Uber tại
Đức có khả năng bị phạt tới 265 000 USD cho mỗi lần vi phạm. Đầu tháng 3, gần
1000 lái xe taxi tại Bỉ và một số đến từ Pháp đã biểu tình tại thủ đô Brussels để
phản đối dịch vụ taxi Uber. Theo đó các lái xe này phản đối kế hoạch của bộ trưởng
giao thông nước này vì ông cho phép taxi Uber hoạt động trong khuôn khổ pháp
luật nghiêm ngặt. Ngày 17/3, cảnh sát Pháp đã tiến hành khám xét văn phòng cùa
công ti taxi Uber tại thủ đô Paris. Theo Le Monde, cuộc điều tra này tập trung vào
ứng dụng UberPOP – dịch vụ kết nối trực tiếp kết nối khách hàng với lái xe không
chuyên nghiệp qua điện thoại thông minh. Ngoài ra, dịch vụ đặt xe giá rẻ này cũng
vấp phải các rào cản pháp lý tại nhiều nước châu Á khác như Nhật Bản, Singapore,

Ấn Độ,… và nhiều nước châu Âu như Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy…

Hình 1.1: Các nước cấm Uber trên thế giới

5


1.2. Hình ảnh của logo của Uber

Hình 1.2: Logo của Uber
Slogan: Everyone’s private driver - mọi người đều có tài xế riêng. Mục tiêu mà
Uber hướng đến đó là sự di chuyển dễ dàng cho tất cả mọi người, tất cả đều có hoặc
có vẻ có tài xế riêng phục vụ cho việc di chuyển.
Tầm nhìn cho Uber: “Nếu chỉ trong 5 phút chúng tôi đã có thể đem tới một
chiếc xe hơi, thì yên tâm, chúng tôi sẽ còn mang đến cho bạn nhiều điều hơn thế”.
Sứ mệnh: Cải cách hệ thống vận tải Kalanick cho là rối loạn
1.3. Mô hình hoạt động
1.3.1. Uber là gì
Đối với các hành khách, Uber giống như một loại taxi, còn đối với người lái xe,
về cơ bản đây như một dịch vụ "truyền miệng". Ứng dụng điện thoại chạy Android,
iOS và Windows kết nối người đi xe với lái xe thông qua định vị GPS. Công cụ này
giúp cả hai bên biết được vị trí của nhau và dự kiến thời gian xe đến được địa điểm
của hành khách.
Taxi Uber là cách gọi đối với những xe ôtô chở khách tham gia dịch vụ vận tải
hành khách sử dụng nền ứng dụng (phần mềm) do Uber cung cấp. Các xe chở
6


khách tham gia Uber đều không có gắn phù hiệu của hãng, không có “mào” như
taxi truyền thống, giống như một chiếc xe tư nhân. Và quan trọng hơn hầu hết

chúng là những loại xe sang (so với taxi truyền thống), cho tới nay tại Việt Nam chủ
yếu là xe Innova 7 chỗ và xe Camry 5 chỗ có giá dao động từ 700 triệu tới 1,4 tỷ
đồng. Ngoài ra, theo lời một số tài xế Uber còn một số xe sang đắt tiền như BMW
seri 3-5 hoặc Mercedes-Ben C class và E class có giá khoảng 1,6-,2,5 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Uber cũng xử lý tất cả các khoản thanh toán liên quan, tính phí
bằng thẻ tín dụng của khách hàng, giữ lại cho mình từ 5 - 20% và chuyển phần tiền
còn lại vào tài khoản của người lái xe. Tất cả các khâu thực hiện đều không cần đến
tiền mặt.
Dựa vào khả năng sẵn có, Uber cũng cung cấp nhiều mức độ dịch vụ khác nhau.
Lựa chọn giá thấp nhất của dịch vụ là UberX, chuyên sử dụng những chiếc xe
thương hiệu Toyota Prius.
Uber Black là dịch vụ khởi đầu của Uber, giá cao hơn với lái xe chuyên nghiệp
hơn.
Uber SUV tính phí cao hơn nữa bởi những chiếc xe sử dụng "xịn hơn" và cuối
cùng Uber LUX là lựa chọn cao cấp nhất sử dụng những chiếc xe thương hiệu
đẳng cấp gồm Porche Panameras và BMW.
1.3.2. Lái xe của Uber
Uber yêu cầu các lái xe của họ phải vượt qua bài kiểm tra của DMV (Cơ quan
quản lý các phương tiện cơ giới) và kiểm tra hồ sơ lý lịch. Họ cũng phải có xe riêng
đã được bảo hiểm. Bởi những yêu cầu tối thiểu này, Uber thu hút được rất nhiều
người và với hình thức làm việc khác nhau. Có người coi đây như một công việc
bán thời gian, nhưng cũng có người xem như công việc chính của mình.
1.3.3. Uber tại Việt Nam
 Quá trình thâm nhập
7


1.3.3.1 Thị trường mục tiêu
Uber xâm nhập vào thị trường TP. HCM từ tháng 7-2014 và từ tháng 11-2014
đã chạy thử ở thị trường Hà Nội. Uber lựa chọn 2 thị trường này bởi đó là 2 thành

phố lớn, có dân số đông, như vậy nhu cầu dành cho dịch vụ taxi Uber sẽ cao. Với
khẩu hiệu ”Luxury taxi will not be luxury” – tạm dịch: những chiếc taxi hạng sang
sẽ không còn trở nên xa vời nữa ở những thành phố phát triển này.
Hơn nữa, Uber đang có ý định thâm nhập những thành phố du lịch như Nha
Trang và Đà Nẵng, bởi lẽ những chiếc taxi hạng sang này sẽ thu hút được người
tiêu dùng là du khách nước ngoài, do đó đây sẽ là những thị trường tiềm năng đối
với Uber
1.3.3.2. Hình thức thâm nhập và lựa chọn đối tác
Tháng 7/2014, Uber chính thức thâm nhập vào Việt Nam dưới hình thức đầu tư
trực tiếp, vận hành thông qua việc ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp vận tải
Việt Nam với tên gọi “taxi chia sẻ”, và trở thành hãng taxi lớn thứ 2 sau GrabTaxi.
Bên cạnh đó, Uber còn cung cấp dịch vụ taxi “UberX” với chi phí thấp hơn do với
các công ty khác tại Việt Nam. Uber không phải là một công ty taxi mà là một công
ty công nghệ, đăng ký kinh doanh với Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM là trên lĩnh vực
công nghệ. Uber được cấp mã số thuế, vì vậy Uber tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ
liên quan đến thuế mà pháp luật quy định. Hiện tại Uber ký kết với tất cả các đối tác
đáp ứng yêu cầu, như có Giấy phép kinh doanh vận tải, có đội ngũ lái xe đầy đủ
giấy tờ mà pháp luật Việt Nam yêu cầu. Uber không ký kết với đối tác là xe cá
nhân. Đến nay, chưa có doanh nghiệp taxi nào là đối tác của Uber ở Việt Nam. Tất
cả xe tham gia dịch vụ Uber đều phải có bảo hiểm theo đúng pháp luật, 100% hành
khách tham gia di chuyển trên phương tiện qua Uber đều có bảo hiểm. Uber sẽ giúp
công ty vận tải giám sát lái xe thông qua đánh giá của khách hàng. Ngoài ra, nếu
khách hàng kết nối với xe Uber thì được cung cấp đầy đủ thông tin về chiếc xe, lái
xe, thuộc công ty nào, số điện thoại... Vì vậy, nếu khách hàng gặp rủi ro có thể liên
hệ với công ty vận tải đó hoặc liên hệ với Uber Việt Nam để được giải quyết.Tuy
nhiên, do chưa có hành lang pháp lý chính thức để quản lý hoạt động của loại mô
8


hình doanh nghiệp mới mẻ này, việc triển khai các dịch vụ trên gặp không ít những

khó khăn và trở ngại từ phía cơ quan quản lý.
Việc giữ bí mật thông tin đối tác là nguyên tắc kinh doanh, công ty nào cũng
như vậy. Tuy nhiên, Uber hy vọng mọi người sử dụng Uber để tìm kiếm và có kết
luận của riêng mình. Trong trường hợp cơ quan chức năng yêu cầu công bố thông
tin, Uber vui lòng hợp tác trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
Đối mặt với nhiều khó khăn từ khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam nhưng
Uber Việt Nam có mức tăng trưởng nhanh nhất của Uber.

9


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CỦA UBER
2.1. Phân tích thị trường Việt Nam theo mô hình PEST
2.1.1 Môi trường chính trị - luật pháp
• Việt Nam hiện nay là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính
trị đã thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một đảng chính trị là Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo.
• Môi trường chính trị ổn định, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh.
• Chính sách đối ngoại: Theo các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam:Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam chủ trương thực hiệnđường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng
mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với
phương châm "Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước
trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển".
• Luật Doanh nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung những quy định mới, ban hành
ngày 26/11/2014 và có hiệu lực từ 01/07/2015 nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập
của luật cũ, tiếp tục tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, phù hợp với xu
hướng chung của thế giới. Trong đó luật Doanh nghiệp 2014 đã bỏ nội dung ngành,
nghề kinh doanh; bỏ việc xác định vốn pháp định và chứng chỉ hành nghề. Điều này

đã hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không
cấm theo quy định tại Hiến pháp 2013. Đây là một thuận lợi cho công ty Uber khi
gia nhập vào thị trường Việt Nam để tránh sự lên án của các hãng taxi truyền thống
về việc kinh doanh bất hợp pháp.
• Uber - một hình thức vận tải mới mẻ khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam,
bên cạnh những thuận lợi về chính trị ổn định, cởi mở với các nhà đầu tư nước
ngoài thì còn gặp không ít khó khăn và thách thức.
• Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều quốc gia đang đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế
số, khung pháp lý hiện hành thường chưa theo kịp sự phát triển của công nghệ,
trong đó có Việt Nam. Trong lĩnh vực Giao thông Vận tải, việc áp dụng công nghệ
mới cũng đặt ra nhu cầu cho những điều chỉnh phù hợp trong khung pháp lý áp
dụng cho những dịch vụ mạng lưới vận tải (gọi tắt là TNS) có nền tảng dựa trên
CNTT như Uber. Khung pháp lí cho dịch vụ vận tải ở Việt Nam còn nhiều bất lợi
10


đối với dịch vụ mới mẻ Uber: “Hoạt động vận tải có thu tiền trực tiếp của người đi
xe không thông qua đơn vị kinh doanh vận tải như Uber là trái quy định của Luật
Giao thông đường bộ và Nghị định của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh
doanh vận tải bằng xe ô tô”. Hiện tại, vấn đề Uber đang tham gia vào hoạt động taxi
một cách trái phép còn nhiều tranh cãi.
• Uber, đang hoạt động ở hơn 200 thành phố từ khi thành lập năm 2009, đối diện
các tranh chấp pháp lý ở nhiều nước như Đức, Anh và nay là khu vực Đông Nam Á.
Khi đưa vào triển khai ở Việt Nam, hãng này đã vấp phải nhiều vấn đề pháp lý khi
hàng loạt tài xế bị kiểm tra không xuất trình đựoc bằng lái.
• Uber hay Grab Taxi đang là minh chứng rõ nét nhất cho mô hình kinh tế chia
sẻ ở Việt Nam. Việt Nam liệu có mở cửa đối với loại hình kinh doanh xuyên biên
giới này hay không vì loại hình kinh doanh này cần có sự giám sát chặt chẽ của
Chính phủ, nhất là trong việc thu thuế. Mới đây,Tổng cục thuế đã đưa ra 2 phương
án: Nếu coi Uber là công ty kinh doanh vận tải thì tính thuế giá trị gia tăng ở mức

3% và thuế thu nhập doanh nghiệp là 2%. Còn nếu xác định Uber chỉ là công ty kết
nối trung gian thì thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ ở mức 5%
tổng doanh thu.
Như vậy, thách thức với Uber nằm ở những vấn đề pháp lí chưa được giải quyết
triệt để. Tuy nhiên, với những quy định mới của dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi),
Luật Đầu tư (sửa đổi), thì dịch vụ vận tải Uber vẫn có cơ sở pháp lý để hoạt động và
Việt Nam vẫn là một thị trường hấp dẫn của Uber.
2.1.2 Môi trường kinh tế
• Nửa chặng đường của năm 2015 trôi qua, những số liệu kinh tế vừa được công
bố đã “hồng” hơn nhiều so các năm trước xét từ góc độ đầu tư, tiêu dùng và sản
xuất… chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tăng 0,35% so tháng trước. So tháng
12/2014, CPI tháng 6 tăng 0,55%, bình quân sáu tháng đầu năm tăng 0,86%. So
cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 1%, lạm phát cơ bản tháng 6 tăng 2,01%, bình
quân sáu tháng tăng 2,24%. Một điểm sáng rõ rệt khác là việc kiểm soát lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô, Dự báo CPI đến cuối năm có thể tăng ở mức 3-3,5%. Nếu
11


không đột biến trong sáu tháng cuối năm, chỉ số giá tiêu dùng năm 2015 sẽ đạt được
mục tiêu Quốc hội đề ra…
• Tính chung sáu tháng đầu năm, GDP tăng 6,28%, cao hơn nhiều so cùng kỳ 5
năm trước. Tốc độ tăng trưởng GDP quý II và sáu tháng đầu năm đạt cao cho thấy,
mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, nền kinh tế
nước ta tiếp tục xu hướng phục hồi và đang lấy lại đà tăng trưởng cao.
Dù kinh tế có dấu hiệu nóng lên trong quý I/2015 và dự báo cả năm nay sẽ tăng
trưởng lạc quan nhưng tình trạng thất nghiệp và giải quyết việc làm chưa đồng hành
tương ứng, thậm chí sắp tới còn bi quan hơn nhiều. Tăng trưởng năng suất lao động
của Việt Nam trong các ngành sản xuất và dịch vụ vẫn còn ở mức thấp hơn nhiều so
với các nước khác trong khu vực. Điều này cho thấy thị trường lao động Việt Nam
thiếu ổn định, việc làm chưa đầy đủ và bền vững, với năng suất lao động thấp, điều

này đã và đang trở thành một bài toán khó cho nguồn cung ứng tài xế cho Uber.
• Tại Việt Nam, đến thời điểm này, kinh tế chia sẻ chưa thực sự phát triển, mặc
dù việc cho thuê những tài sản ít khi dùng đã và đang tồn tại. Tuy nhiên, một khảo
sát mới công bố của Công ty Nielsen cho thấy kinh tế chia sẻ có tiềm năng lớn để
phát triển tại Việt Nam. Theo khảo sát, cứ bốn người Việt được hỏi thì có ba người
cho biết thích ý tưởng về mô hình này.(Có thể hiểu một cách đơn giản đây là mô
hình kinh tế mà người tiêu dùng có thể tận dụng những nguồn lực dư thừa của nhau
thông qua việc thuê mướn. Một cá nhân có thể cho người lạ thuê bất cứ thứ gì họ
đang không sử dụng, như xe cộ, nhà cửa, chỗ để xe... thông qua Internet và những
công ty kết nối cung - cầu. Các công ty này cũng đưa ra các mức xếp hạng hay các
đánh giá để bên thuê và cho thuê có thể tin tưởng nhau. Với sự phổ biến của các
dịch vụ này, nhiều người trên thế giới sẽ không cần phải mua khi đã có thể thuê bất
cứ thứ gì mình cần).
Như vậy có thể thấy, bức tranh kinh tế khá lạc quan là thuận lợi cho Uber trong
việc phát triển dịch vụ vận tải, nhu cầu khách hàng về những tiện ích công nghệ và
mức sống tăng lên. Việc sử dụng những phương tiện đi lại "sang trọng" và chất
lượng tốt như Uber được ưa chuộng.
12


Bên cạnh đó, Với Việt Nam, mô hình kinh tế chia sẻ như Uber còn khá mới mẻ
nên còn xuất hiện nhiều thách thức và khó khăn về vấn đề pháp lý và sự phản đối
của các doanh nghiệp truyền thống cùng ngành. Nhưng điều này cũng sẽ khó lòng
cản bước phát triển của những xu thế kinh doanh hiện đại, nhờ Uber đang nhận
được sự ủng hộ nhiệt tình của người dùng.
Uber đều là những điển hình thành công của việc đưa “nền kinh tế chia sẻ” thâm
nhập vào thị trường Việt Nam. Xu hướng chia sẻ nguồn lực này đang dần thay thế
kinh tế truyền thống trên thế giới, nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ để giảm chi phí
giao dịch và tiết kiệm tài nguyên.
2.1.3. Môi trường xã hội

a) Dân số
Tính đến 0h ngày 1-4-2014, theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, dân số Việt Nam
đạt gần 90,5 triệu người ( cụ thể 90.493.352 người – Nguồn gso.gov.vn ), đứng thứ
13 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó có hơn 44,6 triệu
nam giới chiếm 49,3% và 45,8 triệu nữ giới chiếm 50,7%. Cùng với xu hướng giảm
sinh và nâng cao tuổi thọ, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (15-64) tăng lên, hiện
chiếm trên 69% tổng số dân.
•Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”, đây thực sự là cơ
hội để Việt Nam sử dụng nguồn lao động dồi dào cho tăng trưởng và triển kinh phát
tế. Kinh tế càng phát triển thì cơ hội để người dân tiếp cận với các công nghệ, dịch
vụ tiên tiến càng nhiều.
Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam năm 2014 là 73,2 tuổi. Trong đó, nam là
70,6 tuổi còn nữ 76,0 tuổi.
Năm 2014, tỷ lệ người biết chữ độ tuổi từ 15-60 là 98,25%, trong đó: Số người
biết chữ trong độ tuổi 15-35 chiếm tỷ lệ 99,12% (tăng 0,08%); số người biết chữ
trong độ tuổi từ 36-60 chiếm tỷ lệ 97,34% (tăng 0,22%).
Trình độ dân trí còn ở mức trung bình – khá.
•Dân số đông => thị trường tiêu thụ rộng lớn, phong phú đa dạng
•Tỷ lệ biết chữ cao nhưng trình độ dân trí chưa cao => mức độ tiếp cận tới
những ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ còn chưa nhiều.
b) Văn hóa – Con người
• Người Việt thường chú trọng thương hiệu, thích sang trọng, tuy nhiên không
phải ai cũng đủ tiềm lực tài chính để đáp ứng được nhu cầu đấy. Điển hình đối với
13


Uber, nếu muốn đi gặp đối tác hoặc đi công việc quan trọng cần xế xịn thì dùng
Uber thực sự là 1 giải pháp tối ưu, vì giá cước của Uber rẻ và có quyền được chọn
xe mình muốn đi.
• Người Việt ưa sạch sẽ và cái mới, thường để tâm đến thái độ của người làm

dịch vụ. Xe của Uber luôn được vệ sinh tốt, tài xế thân thiện, lịch sự => gây được
thiện cảm cho người sử dụng.
• Người Việt thích sự tiện lợi, rõ ràng. Uber cho biết sau bao lâu xe sẽ đến đón,
xe đó đang ở đâu, tránh được sự “vẽ đường” mà taxi truyền thống hay làm.
• Người Việt có thói quen đi xe máy, không giống như tại các nước phát triển,
mọi người chủ yếu đi lại bằng xe hơi vì họ coi xe hơi chỉ là một phương tiện giao
thông thuần túy. Trong khi người Việt xem xe hơi như một mặt hàng đặc biệt, sánh
ngang với nhà cửa nên lượng người đi xe hơi khá ít.
• Người Việt có tính tiết kiệm => Giá cước Uber rẻ hơn giá taxi truyền thống
cho nên Uber sẽ trở thành sự lựa chọn hàng đầu.
• Thích sự đa dạng, phong phú, không ưa logo khẩu hiệu nhàm chán => Uber có
nhiều sự lựa chọn với nhiều loại hình khác nhau tương ứng với các mức giá khác
nhau để mọi tầng lớp xã hội đều có thể sử dụng, ví dụ như UberX, UberBLACK,
UberSUV, UberLUX.
• Có thói quen chi trả bằng tiền mặt, thanh toán bằng visa đang rất ít. Trong khi
đó, Uber lại sử dụng dịch vụ thanh toán qua thẻ visa, gây bất lợi cho nhiều người.
Hơn nữa, mọi người ngại thanh toán bằng thẻ visa vì liên quan đến vấn đề bảo mật
thông tin cá nhân.
• Đa dân tộc: trên lãnh thổ Việt Nam có 54 dân tộc đang cùng sinh sống. Dân
tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 83%) , các dân tộc còn lại chiếm khoảng 7%.
Người Kinh sinh sống chủ yếu tại các đồng bằng, các dân tộc ít người thường sống
trên vùng núi, trung du. Trình độ dân trí của các cư dân dân tộc thiểu số còn chưa
cao, đời sống của họ còn gặp nhiều thiếu thốn, khó khăn => Uber mới chỉ được đưa
vào sử dụng tại một số thành phố lớn của Việt Nam như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội;
người dân ở nhiều khu vực khác không có cơ hội tiếp xúc.
• Đa tôn giáo: ở Việt Nam có 6 tôn giáo lớn là Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin
Lành, Hồi Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo. Tín đồ các tôn giáo VN hầu hết là nông dân lao
động. Nhìn chung, các tín đồ tôn giáo VN hiểu giáo lý chưa sâu sắc nhưng lại chăm
chỉ thực hiện các lễ nghi tôn giáo và sinh hoạt cộng đồng tín ngưỡng một cách nhiệt
14



tâm. Đặc biệt, một số tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống, nếp nghĩ và văn hóa
của cả cộng đồng, góp phần nâng cao ý thức dân tộc (Phật Giáo).
2.1.2. Môi trường công nghệ
a) Thành tựu
• Lượng Người Việt sử dụng smartphone ngày càng tăng, Internet ngày càng
được phủ rộng (tỷ lệ sử dụng smartphone của VN năm 2014 tăng gần gấp đôi so với
năm 2013, cụ thể là tăng từ 20% lên 36%; tốc độ tăng trưởng internet hàng năm ở
VN là 172% ) => Lượng người dùng các ứng dụng thông minh ngày càng nhiều, dễ
dàng hơn => Uber có nhiều cơ hội tiếp cận hơn.
• Ngành công nghiệp vũ trụ có nhiều tiến triển. Việt Nam cho tới nay đã sở hữu
3 vệ tinh trên vũ trụ đang hoạt động: 2 vệ tinh viễn thông địa tĩnh của VN là
Vinasat-1 và Vinasat-2, được phóng lần lượt vào ngày 19/4/ 2008 và ngày
16/5/2012 tại bãi phóng Kourou, Guyana thuộc Pháp; vệ tinh quan sát trái đất đầu
tiên của VN là VNREDSat-1 được phóng vào ngày 4/5/2013 tại bãi phóng Kourou,
Guyana thuộc Pháp => càng có nhiều vệ tinh thì hệ thống định vị bằng vệ tinh càng
được xây dựng tỉ mỉ và chính xác, thuận lợi trong việc xác định địa điểm, độ dài
đường đi, hướng đi, theo dõi hành trình => hỗ trợ rất nhiều cho Uber.
b) Hạn chế
• Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chất lượng không ổn định; mạng lưới giao thông
chằng chịt, rối rắm, còn nhiều đường làng, đường nhỏ không xuất hiện trên bản đồ
gây khó khăn, mất thời gian trong việc xác định đường đi
• Ngành công nghiệp sản xuất ô tô chưa phát triển, các loại xe hiện đại đều nhập
khẩu từ nước ngoài => Hiện tượng: không có tài xế và loại xe đáp ứng được nhu
cầu của người muốn đi xe hoặc có nhưng với mức giá khá cao.

2.2. Phân tích SWOT của Uber
2.2.1. Phân tích SWOT:
Điểm mạnh:

• Uber là một thương hiệu nổi tiếng. Danh tiếng và thương hiệu là rất quan
trọng đối với một công ty vì nó có thể thu hút nhiều khách hàng hơn so với các công
ty khác. Khách hàng có thể sẽ chú ý hơn đến các thương hiệu nổi tiếng.
• Không giống như các dịch vụ vận tải truyền thống khác, Uber cung cấp nhiều
loại xe cho khách hàng. Khách hàng có thể chọn những loại xe mà họ muốn, phù
hợp cho các nhu cầu hiện tại của họ và tình trạng tài chính.

15


• Hệ thống Uber là rất mới đối với thị trường Việt Nam nên không có nhiều đối

thủ cạnh tranh. Nó dễ dàng hơn để thu hút những khách hàng quan tâm đến loại
hình dịch vụ này.
• Mô hình kinh doanh của Uber chứa đầy đủ những điểm thành công trong thời
đại Internet: tận dụng nguồn lực sẵn có, lợi ích liên kết của điện thoại di động, cắt
bỏ một số lớp chi phí trung gian…, và việc quan trọng nhất là với số tiền đầu tư có
được, Uber dư khả năng giữ giá cước nhỏ hơn các đối thủ truyền thống 20-35% trên
bất kì thị trường nào. Chỉ trong một thời điểm ngắn, Uber đã trở thành đối thủ cạnh
tranh đầy sức mạnh, có tất cả các trị giá mơ ước như nhãn hiệu, tài chính, công
nghệ, xu hướng thị trường…
Chất lượng dịch vụ Uber hiện tại đang tỏ ra vượt trội so với taxi truyền thống do
công cụ đánh giá chất lượng trực tiếp trên điện thoại di động và biện pháp thưởng
phạt lái xe dựa trên kết quả kiểm tra của khách hàng.
• Hành khách và tài xế có thể giao tiếp trên ứng dụng. Hành khách có thể nhìn
thấy thông tin của các tài xế và lựa chọn tài xế sẽ đến đón họ. Ngoài ra, hành khách
có thể gọi điện hoặc nhắn tin cho các tài xế và thông báo cho họ vị trí. Các tài xế,
ngược lại, có thể từ chối lời đề nghị đón hành khách. Điều này có lợi cho cả hai bên
và họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng các ứng dụng.
• Ứng dụng Uber có một hệ thống đánh giá. Người dùng có thể đánh giá quá

trình điều khiển của các tài xế hoặc dựa vào đó để quyết định ai sẽ là người đón họ.
Hệ thống này giúp tăng cường sự tin tưởng từ khách hàng và làm cho nó an toàn
hơn với khách hàng.
• Thời gian làm việc linh hoạt cho các tài xế của Uber khi họ không thể làm việc
toàn thời gian. Họ có thể chọn thời gian mà họ muốn nhận một hành khách. Nhiều
người, đặc biệt là trong trường hợp này, người thất nghiệp sẽ bị thu hút và đăng ký
để trở thành một người lái xe. Uber sẽ có được nhiều người sử dụng và lợi nhuận.
• Giá thành khi sử dụng dịch vụ Uber là rẻ hơn so với taxi truyền thống. Khi hai
sản phẩm hay dịch vụ nào có mục tiêu hoạt động tương tự, khách hàng sẽ nhìn vào
giá cả để quyết định sử dụng. Giá thành rẻ hơn luôn luôn là một lợi thế và điều đó
là tương tự trong trường hợp của Uber và taxi khác.
• Các ứng dụng rất dễ sử dụng vì vậy khách hàng sẽ không bị nhầm lẫn.
• Sử dụng dịch vụ vận tải qua hỗ trợ Uber rẻ vì nó là bước đột phá công nghệ,
chuyển hóa mô hình kinh doanh một cách hợp lý, hay có thể nói cung và cầu gặp
nhau một cách hoàn hảo, giúp tăng hiệu suất sử dụng xe, giảm chi phí. Doanh
16


nghiệp vận tải đối tác của Uber cũng tăng doanh thu nhờ tần suất sử dụng xe tăng
lên. Với việc có mặt ở 150 quốc gia trên thế giới, mỗi tháng Uber tạo ra hơn 50.000
việc làm, giúp người có xe có thêm thu nhập.
Điểm yếu:
• Sự liên kết giữa Uber và các tài xế tồn tại 1 số vấn đề. Uber không có toàn
quyền kiểm soát điều khiển của tìa xế nên những điều xấu là hoàn toàn có thể xảy ra
và gây tổn hại danh tiếng của mình.
• Các nguy cơ tiềm tàng có thể xảy ra với hành khách. Các tài xế chưa được
kiểm soát hay cam kết bất cứ hợp đồng bởi nên không gì có thể đảm bảo rằng tất cả
các tài xế được đào tạo hoặc có đạo đức nghề nghiệp. Hiện đã có báo cáo về việc tài
xế lạm dụng tình dục với khách hàng. Điều này có ảnh hưởng tiêu cực đến công ty
và có thể đẩy khách hàng đi.

• Không có 1 sự ràng buộc giữa Uber và các tài xế nên sự trung thành của họ là
rất thấp. Họ có thể bỏ bất cứ lúc nào và nó sẽ là một mất mát lớn cho Uber.
• Khách hàng rất e ngại về sự riêng tư khi Uber ghi lại thời gian khách hàng bắt
xe. Họ sợ rằng thông tin cá nhân có thể bị xâm chiếm bất hợp pháp và bị rò rỉ bên
ngoài.
• Các ứng dụng Uber có thể gặp phải một số sai lầm trong tương lai, như tính
toán giá vé, khoảng cách và thời gian sai. Vấn đề này cũng sẽ tạo ra hiệu ứng tiêu
cực về công ty. Nếu điều này xảy ra, một số khách hàng sẽ nghĩ rằng Uber là một
công ty lừa đảo và sẽ truyền bá những lời buộc tội khiến cho Uber sẽ mất đi những
khách hàng hiện tại cũng như tiềm năng.
Cơ hội
•Mọi người có thể đã thấy chán nản vì dịch vụ taxi truyền thống có giá cao và
thời gian chờ đợi lâu. Điều này tạo ra một nhu cầu cho một dịch vụ nhanh hơn với
mức giá thấp hơn, như Uber.
•Uber có nhiều loại xe, với chiếc xe sang trọng như dịch vụ truyền thống của họ,
khách hàng với nhu cầu cao cấp như dòng sedan sẽ bị thu hút.
Những cơ hội này sẽ mang lại lượng lớn khách hàng cho Uber và tạo ra nhiều lợi
nhuận cho công ty.
Mối e ngại
•Bởi vì đây là một dịch vụ mới nên sẽ chưa có nhiều người dám tin tưởng và sử
dụng dịch vụ, họ sẽ có xu hướng sử dụng những thứ mà đã quen thuộc với họ. Uber
cần phải có được lòng tin khách hàng và làm cho họ muốn sử dụng dịch vụ của
17


mình. Đó không phải là một điều dễ dàng để làm và chắc chắn sẽ mất 1 thời gian
dài.
•Sự an toàn của Uber cũng được đặt câu hỏi. Các tài xế không phải là người
được công ty đào tạo bài bản. Ngoài ra, đã có một số báo cáo về hành vi không phù
hợp của lái xe từ phía hành khách làm gia tăng sự e ngại của những người sử dụng

khác. Giống như các mối đe dọa đầu tiên, điều này cũng dẫn đến việc đánh mất
khách hàng.
•Sự xuất hiện của Uber là một mối đe dọa đến dịch vụ taxi khác nên chắc chắn
sẽ có rất nhiều sự phản đối đối từ các đại lý xe taxi khác.
•Rất nhiều lời buộc tội sai không rõ nguồn đã xuất hiện và có thể làm hỏng hình
ảnh của Uber. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến mọi người hình thành nên 1 hình
ảnh rất tiêu cực đối với công ty.
•Uber có thể phải đối mặt với khả năng bị cấm từ một số quốc gia. Điều này
chắc chắn sẽ khiến Uber không thể mở rộng thị trường của mình và mất khách hàng
tiềm năng.
•Không nhiều người có nhu cầu sử dụng dòng sedan cao cấp tại Việt Nam. Bên
cạnh đó xe của Uber của không phải từ công ty của họ mà là xe của các tài xế.
Từ những phân tích trên ta có thể xây dựng được mô hình SWOT của Uber như
sau:
S

W

1. Uber là một thương hiệu nổi tiếng đã

1. Các kết nối giữa Uber và các tài xế

xuất hiện tại 60 quốc gia
2. Uber cung cấp nhiều loại xe cho

tồn tại 1 vài vấn đề
2. Những nguy hiểm khách hàng có thể

khách hàng lựa chọn
3. Không có nhiều đối thủ cạnh tranh

4. Các ứng dụng Uber cho phép lái xe và

gặp
3. Độ "trung thành" của các tài xế thấp
4. Khách hàng lo ngại về sự bảo mật khi

hành khách để giao tiếp dễ dàng hơn
5. Có một hệ thống tính điểm trong ứng

Uber lưu lại thời gian khách hàng sử
dụng dịch vụ
5. Các ứng dụng Uber có thể gặp phải

dụng Uber
6. Thời gian làm việc linh hoạt cho các

một số lỗi trong tương lai

tài xế của Uber
7. Giá cả thấp hơn so với taxi truyền
thống
8. Các ứng dụng rất dễ dàng để sử dụng
O

T
18


1. Khách hàng có thể đã chán nản với hệ


1. Không quá nhiều người tin tưởng và

thống taxi thông thường
2. Khách hàng có nhu cầu cao với dòng

sử dụng dịch vụ
2. Những nghi ngờ về sự an toàn của

xe sedan

Uber
3. Sự phản đối tới công ty từ các tài xế
taxi
4. Những lời cáo buộc sai phạm không
rõ nguồn gốc
5. Uber có thể phải đối mặt với khả
năng bị cấm từ một số quốc gia
6. Không nhiều người có xe hơi cá nhân
ở Việt Nam

2.2.2. Phối hợp các chiến lược
SO
- Mở rộng phạm vi cài đặt các ứng dụng sử dụng của Uber, đưa thương hiệu đến
gần hơn với khách hàng
- Truyền thông rộng rãi, có thêm những chiến dịch truyền thông ấn tượng, tạo
nên sự khác biệt trong cách truyền thông và làm nổi bật điểm khác biệt của Uber
với những hàng xe khác
- Củng cố, phát triển các dòng xe có nhu cầu cao (dòng xe sedan)
- Nâng cao chất lượng dịch vụ về sự nhanh chóng và tiện lợi, những đặc tính nổi
trội của Uber so với các dòng xe truyền thống

ST
- Tận dụng thương hiệu nổi tiếng và có mạng lưới rộng khắp để xây dựng hình
ảnh Uber an toàn và đáng tin cậy, tạo lòng tin cho khách hàng
- Xác minh ngay và rõ ràng những cáo buộc sai về Uber, đồng thời xử lý những
trường hợp sai phạm của các tài xế của Uber
- Mở rộng, phát triển thêm các dòng xe phù hợp với những thị trường khác nhau
WO
- Cam kết bảo mật thông tin khách hàng
- Nghiên cứu, phát triển các ứng dụng Uber
- Nghiên cứu, cân nhắc thêm các chế độ đãi ngộ tài xế
19


- Training những kĩ năng giao tiếp với khách hàng, những kĩ năng cần thiết khác
cho tài xế trong quá trình làm việc.
WT
- Nâng cao chất lượng và tính chặt chẽ của hệ thống đánh giá các tài xế của Uber,
công khai các tiêu chí đánh giá để tạo dựng lòng tin cho khách hàng
- Thiết lập cách xử lý vi phạm nghiêm ngặt để đảm bảo sự kỷ luật của tài xế Uber
2.3. Phân tích các đối thủ cạnh tranh


Sự khác biệt của Uber và hãng taxi thông thường:

Việc phải nhớ số điện thoại và đặc điểm của từng hãng taxi là khá phiền.
- Bạn muốn chắc chắn gọi taxi là có nhưng việc gọi tổng đài sau đó được thông báo
là không có xe ngày càng diễn ra thường xuyên
- Trời mưa bạn rất muốn đi taxi nhưng gọi xe lúc đó là bất khả thi
- Bạn muốn biết chắc xe đang đến nhưng bạn chỉ có thể sốt ruột ngồi chờ
- Bạn muốn tài xế trung thực nhưng đôi khi họ chọn đường xa để đi

- Bạn cần xe đi an toàn nhưng tài xế cần đi nhanh để có thể kiếm thêm một khách
hàng nữa
- Đồng hồ tính tiền đôi khi không chính xác, đôi khi rất khó hiểu và bạn khó có thể
khiếu nại
- Bạn cần nhớ rõ taxi mình đi vì đôi khi bạn quên đồ, nhưng đa số sẽ không nhớ
mình vừa đi xe như thế nào
- Việc thanh toán tiền mặt tạo rủi ro cho cả người đi xe, tài xế (bị cướp) hay đơn
giản là bạn hết cả tiền đi taxi về nhà.
- Bạn là người trả tiền nhưng người lái xe đôi khi bất lịch sự.
 Có quá nhiều bất tiện của "mô hình taxi cũ".
Sự mâu thuẫn giữa khách hàng và các hãng taxi được coi là "bình thường" và cần
được chấp nhận. Đó là chưa kể tới sự mâu thuẫn giữa người lái xe và công ty, người
góp xe cổ phần và công ty, giữa lái xe này và lái xe khác.
Mâu thuẫn sẽ mãi là "bình thường" cho tới khi quy luật Phủ Định một lần nữa phát
20


×