Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

So sánh không gian nghệ thuật trong truyện ngắn lỗ tấn và nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.86 KB, 92 trang )

LỜI CẢM ƠN
Qua một thời gian học tập và nghiên cứu được sự giúp đỡ tận tình của thạc sĩ
Hà Thị Hải, đến nay đề tài nghiên cứu của chúng em đã hoàn thành. Trước tiên chúng
em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo thạc sĩ Hà Thị Hải người đã bỏ nhiều
công sức để hướng dẫn, giúp đỡ chúng em về kiến thức, kinh nghiệm và tư liệu trong
suốt quá trình chúng em thực hiện đề tài. Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các
thầy cô trong khoa Ngữ Văn nói chung và đặc biệt là tổ Lí luận – Văn học nước ngoài
nói riêng, các cán bộ ở bộ phận thư viện đã tạo điều kiện cho chúng em thực hiện đề
tài nghiên cứu khoa học này.
Vì thời gian có hạn cũng như trình độ năng lực của chúng em còn hạn hẹp nên
đề tài còn có nhiều sai sót. Kính mong các thầy cô giáo, các bạn đọc nhận xét và góp ý
để đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2015
Người thực hiện:
Nguyễn Thị Lệ Giang
Đỗ Thị Thu Hiền
Lê Thị Mai Nhung
Nguyễn Thị Thơ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...........................................................................................2
2.1. Truyện ngắn Lỗ Tấn .................................................................................................2
2.2. Truyện ngắn Nam Cao.............................................................................................. 4
3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 5
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................5
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................... 5


4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 5
5. Đóng góp của đề tài .....................................................................................................6
6. Cấu trúc đề tài ..............................................................................................................6
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ..................................................................7
1.1. Giới thiệu truyện ngắn Lỗ Tấn và Nam Cao ............................................................ 7
1.1.1. Truyện ngắn Lỗ Tấn .............................................................................................. 7
1.1.1.1. Tác giả Lỗ Tấn ....................................................................................................7
1.1.1.2. Khái quát nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Lỗ Tấn ......................................9
1.1.2. Truyện ngắn Nam Cao.........................................................................................13
1.1.2.1. Tác giả Nam Cao .............................................................................................. 13
1.1.2.2. Khái quát nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao ................................ 15
1.2. Một số vấn đề lí luận .............................................................................................. 19
1.2.1. Văn học so sánh ...................................................................................................19
1. 2.2. Khái quát về không gian nghệ thuật ...................................................................21
1.2.2.1. Khái niệm không gian nghệ thuật .....................................................................21
1.2.2.2. Đặc điểm của không gian nghệ thuật ............................................................... 21
CHƢƠNG 2: ĐIỂM TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC LOẠI
KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LỖ TẤN VÀ NAM
CAO .............................................................................................................................. 26
2.1. Không gian nông thôn ............................................................................................ 26
2.1.1 Tương đồng ..........................................................................................................26


2.1.2. Khác biệt ..............................................................................................................33
2.2. Không gian thành thị .............................................................................................. 38
2.2.1. Tương đồng .........................................................................................................38
2.2.2. Khác biệt ..............................................................................................................42
2.3. Không gian con đường ........................................................................................... 47
2.3.1. Tương đồng .........................................................................................................47
2.3.2. Khác biệt ..............................................................................................................51

CHƢƠNG 3. ĐIỂM TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG NGHỆ THUẬT
XÂY DỰNG KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LỖ
TẤN VÀ NAM CAO ...................................................................................................56
3.1. Hình ảnh và màu sắc............................................................................................... 56
3.1.1. Hình ảnh ..............................................................................................................56
3.1.1.1. Tương đồng ......................................................................................................56
3.1.1.2. Khác biệt ...........................................................................................................63
3.1.2. Màu sắc ................................................................................................................68
3.1.2.1. Tương đồng ......................................................................................................68
3.1.2.2. Khác biệt ..........................................................................................................69
3.2. Âm thanh .............................................................................................................. 71
3.2.1. Tương đồng ........................................................................................................71
3.2.2. Khác biệt .............................................................................................................73
3.3. Mùi vị ....................................................................................................................78
3.3.1. Tương đồng .........................................................................................................79
3.3.2. Khác biệt ..............................................................................................................80
KẾT LUẬN ..................................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 87


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Thi pháp là bộ môn hiện đại của nghiên cứu văn học. Nó đã và đang làm
thay đổi cách tiếp nhận văn học, khắc phục những hạn chế mà truyền thống nghiên cứu
còn sơ lược và chưa đánh giá đúng, mở ra những chân trời mới cho hoạt động nghiên
cứu, phê bình văn học. Thi pháp học bên cạnh một số phạm trù truyền thống được xác
lập như cốt truyện, kết câu, thể loại, lời văn, quan niệm nghệ thuật về con người, kiểu
tác giả, chi tiết nghệ thuật thì không gian nghệ thuật còn mở ra một hướng mới trong
cách tiếp cận tác phẩm văn học và khám phá giá trị tiềm ẩn của thế giới nghệ thuật.
Lỗ Tấn là tên tuổi vĩ đại của văn học Trung Quốc thế kỉ XX. Ông là một trong

số những tác giả truyện ngắn trên thế giới cuốn hút nhiều thế hệ độc giả. Lỗ Tấn không
những được xem là nhà văn lớn còn được xem là người thầy cách mạng văn hóa Trung
Hoa, là tấm gương sáng, là ngọn cờ đầu của văn hóa Trung Hoa. Lỗ Tấn là nhà yêu
nước chân chính, có tinh thần nhân đạo sâu sắc. Truyện ngắn của ông với đề tài phong
phú, nội dung hàm súc đã phản ánh những vấn đề của xã hội về quyền sống cho những
con người bất hạnh, về cách mạng Trung Quốc… Vấn đề nào cũng mang tính thời sự
nóng hổi, có sức khái quát hiện thực sâu sắc. Một trong những yếu tố làm nên thành
công trong sáng tác truyện ngắn của Lỗ Tấn là không gian nghệ thuật. Không gian
nghệ thuật trong truyện ngắn Lỗ Tấn bao quát từ thành thị đến nông thôn với những
bức tranh sinh động về cuộc sống. Nghiên cứu không gian nghệ thuật trong truyện
ngắn của ông giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về tài năng sáng tạo nghệ thuật và vị trí
của ông trong lịch sử văn học Trung Quốc.
Nam Cao là một tài năng lớn, một nhà nhân đạo chủ nghĩa và là một cây bút
hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam. Với những nhân vật nông dân tiêu biểu như
Lang rận, Chí Phèo, Thị Nở… những nhân vật tiểu tư sản như Thứ, Oanh, San… Nam
Cao đã xây dựng thành công nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Ông cũng
khá chú trọng miêu tả không gian nghệ thuật, điều đó góp phần làm nên nét đặc sắc
trong sáng tạo nghệ thuật truyện ngắn của Nam Cao.
So sánh không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn và Nam Cao
chúng ta sẽ thấy được những nét tương đồng và khác biệt của hai tác giả trong miêu tả
không gian, đồng thời thấy được tài năng sáng tạo nghệ thuật của hai cây bút truyện
ngắn xuất sắc này.
1


1.2. Trong quá trình học tập, tìm hiểu hai tác giả Lỗ Tấn và Nam Cao của nền
văn học Trung Quốc và Việt Nam, chúng tôi cảm thấy yêu thích những tác phẩm
truyện ngắn của hai nhà văn tài năng này. Hai tác giả đã mang đến cho người đọc
những cảm xúc khó quên đối với số phận những con người bé nhỏ trong xã hội ấy.
Bên cạnh đó, không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Lỗ Tấn và Nam Cao khiến

chúng tôi đặc biệt yêu thích. Không gian thành thị, nông thôn hiện lên rõ nét, sinh
động với sự tiêu điều, buồn bã của nông thôn; cuộc sống bế tắc, tẻ nhạt ở thành thị. Từ
sự yêu thích, chúng tôi muốn so sánh tìm hiểu điểm tương đồng và khác biệt của
không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Lỗ Tấn và Nam Cao để hiểu sâu sắc hơn sáng
tác truyện ngắn của hai ông.
1.3. Lỗ Tấn và Nam Cao là những nhà văn có vị trí quan trọng trong nền văn
học hiện đại Trung Quốc và Việt Nam. Cả hai tác giả đều có tác phẩm được giảng dạy
trong chương trình Trung học Phổ thông. Nam Cao: Chí Phèo SGK lớp 11, tập 2; Lỗ
Tấn: Thuốc SGK lớp 12, tập 2. Tìm hiểu, so sánh không gian nghệ thuật trong truyện
ngắn Lỗ Tấn và Nam Cao giúp chúng tôi có thêm kiến thức để sau này giảng dạy
Trung học Phổ thông đạt chất lượng tốt hơn.
Lựa chọn đề tài “So sánh không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Lỗ Tấn và
Nam Cao” chúng tôi mong muốn tìm hiểu sâu sắc hơn giá trị tư tưởng, nghệ thuật
trong sáng tác của mỗi nhà văn. Qua đó nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn cống hiến vẻ
vang của hai tác giả với nền văn học dân tộc.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Truyện ngắn Lỗ Tấn
Suốt cuộc đời cầm bút của mình Lỗ Tấn đã để lại cho đời một khối lượng tác
phẩm đồ sộ, phong phú. Chính vì vậy, ở Trung Quốc và Việt Nam có rất nhiều công
trình nghiên cứu về ông và truyện ngắn của ông.
Trong cuốn Lịch sử văn học Trung Quốc tác giả Nguyễn Khắc Phi đã cho người
đọc thấy được toàn bộ cuộc đời, tư tưởng và sự nghiệp sáng tác của Lỗ Tấn. Qua việc
phân tích nhiều truyện ngắn trong ba tập truyện ngắn: Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện
cũ viết lại tác giả cho ta thấy được tư tưởng chống phong kiến, số phận và phẩm chất
của người nông dân, những người trí thức và phụ nữ trong xã hội Trung Hoa lúc bấy
giờ. Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Khắc Phi cũng khái quát những thành công trong
nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ: hóm hỉnh, hài
2



hước, châm biếm của Lỗ Tấn. Nhưng Nguyễn Khắc Phi chỉ dừng lại ở đề tài, nội dung,
tư tưởng, giá trị hiện thực trong tác phẩm, nghệ thuật xây dựng nhân vật mà ít đề cập
đến không gian nghệ thuật trong tác phẩm của Lỗ Tấn.
Trong cuốn Thi pháp truyện ngắn Lỗ Tấn của Lê Huy Tiêu, tác giả đã đề cập
đến những vấn đề thi pháp mà Lỗ Tấn sử dụng như đề tài, nhân vật, kết cấu, người kể
chuyện, ngôn ngữ và giọng điệu. Tác giả đã khẳng định tài năng xuất sắc của Lỗ Tấn
trong sáng tạo nghệ thuật. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã chỉ ra: “Không gian nghệ thuật
trong truyện ngắn Lỗ Tấn phần lớn là ở vùng nông thôn Giang Nam và Phủ Thiệu
Hưng quê hương của nhà văn” [28; 14], “Nhân vật thường hoạt động trong không
gian hẹp và bưng bít với thế giới bên ngoài” [28; 15]. Lê Huy Tiêu đã cho chúng ta
thấy không gian tác phẩm gắn với quê hương tác giả. Không gian ấy đã ảnh hưởng và
quy định đến hoạt động của nhân vật.
Trong bài viết Thời gian và không gian trong truyện ngắn Thuốc của Nguyễn
Văn Mỳ, tác giả đã chỉ ra được thời gian trong tác phẩm là thời gian tuyến tính, đã
phân tích được không gian con đường đi mua thuốc của lão Thuyên, không gian quán
trà lặng lẽ về đêm, ồn ào ban ngày, một pháp trường nhốn nháo, một nghĩa địa với
không gian vô cùng ảm đạm và lạnh lẽo. Tác giả đã chỉ ra được một số kiểu không
gian sử dụng trong tác phẩm, cho ta thấy được đó là không gian của xã hội Trung
Quốc đương thời.
Trong bài viết Giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn ở trường trung học phổ thông
dưới góc nhìn thi pháp học, tác giả Nguyễn Thị Thu Hương đã chỉ ra được tầm quan
trọng của trong việc giảng dạy tác phẩm của Lỗ Tấn ở nhà trường Trung học Phổ
thông, đồng thời nêu ra được vấn đề giảng dạy Lỗ Tấn dưới góc nhìn thi pháp học gặp
những vấn đề thuận lợi và khó khăn gì. Đặc biệt, tác giả đã khái quát được không gian
và thời gian nghệ thuật trong sáng tác truyện ngắn của Lỗ Tấn chủ yếu gắn với quê
hương ông, nhân vật hoạt động trong không gian hẹp khó thoát ra được. Và tác giả
cũng đã chỉ ra được không gian nghệ thuật trong hai truyện ngắn Thuốc và AQ chính
truyện. Trong Thuốc: “Truyện được xây dựng trong không gian khá dung dị. Một quán
trà nghèo nàn, ồn ào vào ban ngày… Một pháp trường vắng vẻ… Một bãi tha ma mộ
dày khít… với những con đường mòn mở ảo” [12; 57-58]. Còn trong AQ chính truyện

thì “không gian nghệ thuật là không gian hiện thực, không gian đời thường. Một làng
Mùi yên tĩnh nhưng u ám, khép kín, ngơ ngác xa lạ trước những biến động của thời
3


cuộc” [12; 64-65]. Tác giả đã nêu được khái quát không gian nghệ thuật trong truyện
ngắn Lỗ Tấn.
Như vậy, qua khảo sát một số tài liệu chúng tôi thấy các tác giả trên chủ yếu nêu
khái quát về các loại không gian nghệ thuật mà ít quan tâm đến nghệ thuật xây dựng
không gian nghệ thuật truyện ngắn Lỗ Tấn.
2.2. Truyện ngắn Nam Cao
Trong cuộc đời cầm bút của mình Nam Cao đã để lại một kho tàng đồ sộ với
nhiều tác phẩm có giá trị. Tác phẩm của ông thấm đẫm tinh thần nhân đạo, một quan
niệm hiện thực nhạy bén, khẳng định tài năng bậc thầy của ông. Chính vì vậy đã xuất
hiện nhiều công trình nghiên cứu về ông và truyện ngắn của ông.
Năm 1961, chuyên luận Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của Hà Minh
Đức ra đời. Đây là công trình đặt nền móng cho vấn đề nghiên cứu Nam Cao. Năm
1975, Hà Minh Đức tiếp tục giới thiệu Tuyển tập Nam Cao gồm hai tập. Trong những
cuốn sách này tác giả chỉ đề cập đến vấn đề đề tài, nội dung, tư tưởng, nghệ thuật xây
dựng tính cách nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao.
Cuốn Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại 1900-1945, tập 1, do Trần Đăng
Suyền và Nguyễn Văn Long chủ biên đã giới thiệu cho bạn đọc về tiểu sử, con người
Nam Cao, quan điểm nghệ thuật, đề tài nông thôn, đề tài về tiểu tư sản và một vài đặc
điểm nghệ thuật phân tích, miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao. Tác giả cũng đã chỉ
ra và bao quát được không gian nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám:
“Bao trùm lên toàn bộ thôn quê trong tác phẩm Nam Cao là không khí xơ xác, hoang
vắng, nghèo đói đến rợn người” [33; 316].
Trước đây, những nghiên cứu về Nam Cao mới chỉ triển khai ở phương diện đề
tài, chủ đề. Đa số các nhà nghiên cứu chỉ thống nhất khẳng định Nam Cao là cây bút
hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Tuy

nhiên, trong những thập niên gần đây những sáng tác của Nam Cao đã được chú ý
nhìn nhận dưới góc độ thi pháp học: lời văn, đối thoại, không gian, thời gian nghệ
thuật… của các tác giả tiêu biểu như Trần Đình Sử, Chu Văn Sơn, Phạm Quang Long.
Đáng chú ý là bài viết Thời gian và không gian nghệ thuật của Trần Đăng Suyền. Tác
giả đã chỉ ra được một số loại hình không gian trong tiểu thuyết Sống mòn đó là không
gian thành thị, không gian tâm tưởng của nhân vật trí thức tiểu tư sản: “Trong nhiều
tác phẩm của Nam Cao, không gian là hình ảnh một cuộc sống khốn cùng, quẩn
4


quanh, tù túng ngột ngạt. Trong tác phẩm Sống mòn, không gian là hình ảnh của sự
sống mòn” [34; 89].
Trong cuốn Thi pháp hoàn cảnh trong tác phẩm của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng
Phụng, Nam Cao của Phạm Mạnh Hùng ông đã giới thiệu quan niệm nghệ thuật về
hoàn cảnh trong Sống mòn và một số tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao: “Xã hội
thành thị Việt Nam những năm trước cách mạng tháng Tám là một xã hội trì trệ,
ngưng đọng, ngột ngạt bế tắc” [11; 252]. Cái không khí ấy đã tràn vào không gian
Sống mòn. Cả hai công trình nghiên cứu trên đã khảo sát không gian trong Sống
mòn, không gian sống của tầng lớp trí thức.
Qua bao quát một số tài liệu chúng tôi nhận thấy chưa có một chuyên luận nào
so sánh không gian nghệ thuật giữa Lỗ Tấn và Nam Cao. Trên có sở những tìm hiểu
của các thế hệ đi trước, chúng tôi mạnh dạn tiếp tục tìm hiểu và so sánh không gian
nghệ thuật của hai tác giả qua một số tác phẩm tiêu biểu để thấy được những nét tương
đồng và khác biệt trong không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của hai nhà văn xuất
sắc này.
3. Đối tƣợng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là: không gian nghệ thuật trong truyện
ngắn Lỗ Tấn và Nam Cao.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi chỉ nghiên cứu, so sánh một số loại không
gian nghệ thuật tiêu biểu và một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong nghệ thuật xây
dựng không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Lỗ Tấn và Nam Cao. Riêng với Nam
Cao phạm vi nghiên cứu và khảo sát của chúng tôi chỉ giới hạn ở những truyện ngắn
trước cách mạng. Văn bản khảo sát chính là: Tuyển tập truyện ngắn Lỗ Tấn, NXB Văn
hóa, Hà Nội, 2003 và Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học, Hà Nội, 2003.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài chúng tôi tập trung so sánh không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Lỗ
Tấn và Nam Cao, tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa các loại hình không gian
và nghệ thuật xây dựng không gian trong truyện ngắn Lỗ Tấn và Nam Cao.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chúng tôi đã sử dụng phương pháp sau khi nghiên cứu đề tài:
5


Phương pháp khảo sát văn bản:
Chúng tôi dựa vào việc khảo sát, thống kê, phân loại một số dữ liệu cần thiết,
cụ thể để phân thích, chứng minh cho nhận định, đánh giá trong đề tài. Thống kê, phân
loại những chi tiết để làm sáng tỏ những điểm tương đồng, khác biệt về không gian
nghệ thuật trong truyện ngắn Lỗ Tấn và Nam Cao.
Phương pháp so sánh:
Đây là phương pháp quan trọng nhất để tìm ra những điểm tương đồng và khác
biệt về không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Lỗ Tấn và Nam Cao. Chúng tôi cũng
vận dụng một số phương pháp của văn học so sánh như phương pháp thực chứng (tìm
hiểu giống nhau giữa các hiện tượng văn học quốc tế để từ đó rút ra ảnh hưởng và vay
mượn trong văn học), phương pháp loại hình (là phương pháp được xây dựng trên cơ
sở nguyên tắc về tính cộng đồng của các hiện tượng khác nhau), phương pháp tổng
hợp và liên ngành (kết hợp các phương pháp khác nhau) để làm nổi bật nhiệm vụ
nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp phân tích:

Chúng tôi phân tích những đặc điểm về các loại hình không gian, các thủ pháp
nghệ thuật hai tác giả sử dụng khi xây dựng không gian nghệ thuật trong truyện ngắn
của Lỗ Tấn và Nam Cao.
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài đã chỉ ra một cách cụ thể, chi tiết điểm tương đồng và khác biệt giữa các
loại không gian nghệ thuật và nghệ thuật xây dựng không gian nghệ thuật trong truyện
ngắn Lỗ Tấn và Nam Cao, giúp bạn đọc hiểu sâu sắc hơn về sáng tác truyện ngắn Lỗ
Tấn và Nam Cao. Từ đó góp phần bổ sung vào hệ thống những tài liệu nghiên cứu về
tác giả Lỗ Tấn và Nam Cao.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài chia làm 3 chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung
Chƣơng 2: Điểm tương đồng và khác biệt giữa các loại không gian nghệ thuật
trong truyện ngắn Lỗ Tấn và Nam Cao
Chƣơng 3: Điểm tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật xây dựng không
gian nghệ thuật trong truyện ngắn Lỗ Tấn và Nam Cao.

6


CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Lỗ Tấn được mệnh danh là bậc thầy của truyện ngắn thế giới. Những tác phẩm
truyện ngắn mà ông để lại vô cùng dung dị, nhẹ nhàng, mang đậm giá hiện thực, thấm
đẫm giá trị nhân văn. Văn hóa và văn học Trung Quốc từ xa xưa đã có ảnh hưởng sâu
sắc đến các quốc gia lân cận, trong đó có Việt Nam. Nam Cao là nhà văn số một của
dòng văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Tác phẩm của ông lạnh lùng
mô tả hiện thực và mang đầy tính nhân đạo. Đến với những truyện ngắn của hai tác gia
lớn trên ta có thể nhận thấy khá nhiều điểm tương đồng và khác biệt, nhất là trong
miêu tả không gian nghệ thuật. Sóng gió của thời đại làm cho bản thân họ cũng như
tác phẩm được viết ra mang đầy âm vang của lịch sử - xã hội đương thời. Sau đây,

chúng tôi sẽ giới thiệu khái quát về truyện ngắn của Lỗ Tấn, Nam Cao và một số vấn
đề lí luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu vấn đề cơ bản của đề tài.
1.1. Giới thiệu truyện ngắn Lỗ Tấn và Nam Cao
1.1.1. Truyện ngắn Lỗ Tấn
1.1.1.1. Tác giả Lỗ Tấn
a. Tiểu sử
Lỗ Tấn tên khai sinh là Chu Chương Thọ sau đổi thành Chu Thụ Nhân, tên chữ
Dự Tài, nhưng khi đến với văn học ông dùng khá nhiều bút danh: Lỗ Tấn, Thân Phi,
Đường Sĩ, Ba Nhân… Ông có chừng 80 bút danh, riêng năm 1933 ông đã sử dụng tới
20 bút danh. Lỗ Tấn sinh ngày 25/9/1881 ở phường Đông Xương, phủ Thiệu Hưng,
tỉnh Chiết Giang, xuất thân trong một gia đình đại sỹ phu phong kiến sa sút từ thời ông
nội Chu Phúc Thanh (tự là Giới Phù). Thân phụ Chu Phượng Nghi (tự là Bá Nghi),
học đến tú tài nhưng không ra làm quan. Thân mẫu là bà Lỗ Thụy, người con gái xuất
thân thôn quê, bà tự học đến trình độ có thể xem sách, tính tình hiền hậu, thương yêu
con cái và tiếp thu tư tưởng mới. Bà có sức ảnh hưởng khá mạnh đến Lỗ Tấn, bút danh
Lỗ Tấn được ông lấy từ họ mẹ.
Từ 6 đến 17 tuổi ông học trường tư thục ở quê nhà, trường Tam Vị nổi danh
quanh vùng lúc bấy giờ, thầy dạy giỏi lại rất nghiêm khắc. Lỗ Tấn đặc biệt thích bà nội
và vú em kể cho nghe những câu chuyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, ham mê
xem tranh dân gian, xem hát tuồng. Chính những điều này đã ấp ủ lòng ham mê nghệ
thuật của cậu bé Lỗ Tấn.
Năm 13 tuổi, ông nội bị bắt giam, cha lâm bệnh nặng, cảnh nhà trở nên sa sút.
Mấy năm liền ông suốt ngày lam lũ kiếm tiền chữa bệnh cho cha nhưng không có kết
7


quả gì, năm Lỗ Tấn 16 tuổi thì cha mất. Năm 1898, Lỗ Tấn đến Nam Kinh dự thi vào
trường Thủy Sư chuyên đào tạo kỹ sư hàng hải. Học chưa đầy một năm Lỗ Tấn thấy
chán ghét cảnh sống và chương trình học ở đây liền chuyển sang trường Khoáng Lộ
học kĩ sư hầm mỏ. Tháng 3/1902, Lỗ Tấn tốt nghiệp trường Khoáng Lộ, vì thi đỗ xuất

sắc nên ông được cử sang lưu học sinh ở Nhật Bản. Ở Nhật Bản, đầu tiên ông học
thuốc với mục đích lấy đó để đưa Trung Quốc vào con đường tiến bộ và cường thịnh.
Tháng 7/1906 ông bỏ trường thuốc chuyển sang hoạt động Văn nghệ với mục đích:
dùng văn nghệ để biến đổi tinh thần của người dân còn ngu muội kia.
Năm 1907, ông cùng một số bạn ở Tôkyô bàn việc sáng lập tạp chí Văn nghệ
tên là Tân sinh (Cuộc sống mới), nhưng vì thiếu tiền và phương tiện nên đành gác ý
định đó lại, ông xoay sang viết bài cho các tạp chí. Tháng 8/1909 vì gia đình quẫn
bách, Lỗ Tấn phải trở về nước nuôi mẹ và em. Ông làm giáo viên hóa học và sinh lí
học cho trường Sư phạm Hàng Châu. Mùa hè năm 1910, ông về quê nhà ở Thiệu Hưng
làm giáo viên sinh lí học kiêm giám học trường Trung học Thiệu Hưng. Năm 1911,
khi Cách mạng Tân Hợi bùng nổ, Lỗ Tấn vui mừng, phấn khởi đón tiếp cuộc cách
mạng lật đổ ngai vàng của chế độ phong kiến. Sau đó ông được bổ nhiệm làm hiệu
trưởng trường Sư phạm Thiệu Hưng.
Năm 1920, ông được đến dạy văn học cổ điển ở các trường Đại học Bắc Kinh,
năm 1923 dạy học cho trường nữ Sư phạm Bắc Kinh và trường Thế giới ngữ. Năm
1921, ông cho ra đời tác phẩm xuất sắc AQ chính truyện nâng cao địa vị Lỗ Tấn trên
văn đàn thế giới.
Tháng 10/1927, do bị Quốc dân Đảng truy nã ráo riết, Lỗ Tấn cùng với vợ là bà
Hứa Quảng Bình về Thượng Hải, ông dồn sức vào hoạt động văn nghệ. Ngày
2/3/1930, Lỗ Tấn cùng một số nhà văn thành lập “Hội liên hiệp các nhà văn cánh tả”
(gọi tắt là Tả Liên) dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc.
5 giờ 25 phút ngày 19/10/1936 Lỗ Tấn qua đời vì làm việc quá sức tại nhà số 9
phố Đại Lục tân thôn, Thượng Hải. Tin Lỗ Tấn từ trần lan truyền khắp mọi nơi gây
xúc động hàng triệu trái tim đã từng yêu mến, quý trọng Lỗ Tấn.
b. Sự nghiệp sáng tác
Ban đầu Lỗ Tấn chọn con đường khoa học, nhưng sau ông chuyển sang hoạt
động văn học. Điều này ông đã nói rõ trong bài Tại sao tôi viết tiểu thuyết, ông nói:
“Chẳng qua là muốn lợi dụng sức mạnh của nó để cải tạo xã hội” [24; 197].

8



Năm 1918 khi 37 tuổi, ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn nghệ của mình với
tác phẩm đầu tay Nhật kí người điên. Từ đó ông sáng tác liên tục trong vòng 18 năm,
hầu như ngòi bút và đôi tay không lúc nào ngừng nghỉ.
Sáng tác của ông gồm nhiều thể loại: truyện ngắn, thơ cổ, thơ mới, kịch, tạp
văn, khảo cứu, phê bình, dịch thuật… Truyện ngắn của ông được in chủ yếu trong ba
tập Gào thét, Bàng hoàng và Chuyện cũ viết lại. Tập Gào thét gồm 14 truyện, sáng tác
từ 1918 – 1922 gồm các tác phẩm tiêu biểu như: Nhật kí người điên, Khổng Ất Kỉ,
Thuốc, Cố hương, AQ chính truyện, Tết Đoan Ngọ… Trong đó, Nhật kí người điên
được coi là “quả bộc phá thật mạnh ném vào dinh lũy của xã hội phong kiến, là tiếng
kèn xung trận trên mặt trận văn hóa mới” [24; 198]. Tập Bàng hoàng gồm 11 truyện
viết từ 1924 – 1925, có các truyện ngắn tiêu biểu như: Lễ cầu phúc, Trong quán rượu,
Một gia đình hạnh phúc, Cao Phu Tử, Con người cô độc, Tiếc thương những ngày đã
mất, Anh em... Từ 1930 – 1933 sáng tác của ông được in trong tập Chuyện cũ viết lại
gồm 8 truyện ngắn lấy đề tài thần thoại, truyền thuyết và lịch sử để phản ánh hiện
thực, mượn xưa để nói nay với các tác phẩm chính như: Vá trời (Bổ thiên), Lên trăng
(Bôn nguyệt), Luyện kiếm, Tri kỉ, Phản đối chiến tranh... “Chuyện cũ viết lại của Lỗ
Tấn đã phá vỡ hình thức của thể loại tiểu thuyết lịch sử cũ mà phát triển thành hình
thức mới mẻ, độc đáo” [24; 223]. Đánh giá về Chuyện cũ viết lại Mao Thuẫn có viết:
“Từ Ngũ Tứ đến nay những tác phẩm viết bằng đề tài lịch sử đã phát triển, về mặt này
Lỗ Tấn là người mở đầu và cũng là người thành công vĩ đại. Chuyện cũ viết lại của
ông với nhiều hình thức, nhiều màu, nhiều vẻ đã xây dựng cho chúng ta những mẫu
mực quý giá, nhưng quan trọng nhất là tính sâu sắc của nội dung” [24; 234].
Bên cạnh thể loại truyện ngắn, Lỗ Tấn còn thành công với thể loại tạp văn. Tạp
văn là thành tựu đặc sắc của Lỗ Tấn, chiếm hai phần ba số lượng sáng tác, tổng cộng
có đến 659 bài, thu thập trong 17 tập với dung lượng đồ sộ về xã hội, về văn học và
hồi kí văn học. Tạp văn đã nâng địa vị Lỗ Tấn ngày càng cao trên văn đàn Trung
Quốc. Nếu truyện ngắn Lỗ Tấn là ngọn cờ tiên phong, là cương lĩnh sáng tác đánh dấu
thời kì vẻ vang của văn học Trung Quốc thì tạp văn của Lỗ Tấn là một bộ sử đấu tranh

tư tưởng của nhân dân Trung Quốc, là cuốn bách khoa toàn thư của Trung Quốc thời
hiện đại.
1.1.1.2. Khái quát nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Lỗ Tấn
a. Khái quát nội dung truyện ngắn Lỗ Tấn
9


Phản ánh tư tưởng chống phong kiến
Cuộc cách mạng Ngũ Tứ nổ ra năm 1919 với tư tưởng chống đế quốc, chống
phong kiến, đòi dân chủ. Lỗ Tấn đã giương cao ngọn cờ chống phong kiến bằng ngòi
bút sắc lẹm của mình. Những truyện ngắn của Lỗ Tấn phần lớn đều phản ánh tư tưởng
chống phong kiến. Tư tưởng này thể hiện rất rõ trong Nhật kí người điên. Người điên
là một chiến sĩ dân chủ chống lại xã hội phong kiến, người điên mắc bệnh “Bách hại
cuồng”, lúc nào cũng có cảm giác người khác đang bức hại mình. Gặp ai, nhìn thấy ai
cũng vậy, từ người phụ nữ mắng con ngoài phố đến thầy lang do anh trai dẫn về chữa
bệnh cho mình cũng thấy sợ hãi. Tuy nhiên, người điên lại có câu nói vô cùng sáng
suốt: “Cổ lai, việc ăn thịt người thường lắm” [27; 35] – câu nói chĩa thẳng vào xã hội
phong kiến. Lỗ Tấn xây dựng hình ảnh người điên là người chiến sĩ dân chủ trên mặt
trận chống chế độ phong kiến, đòi dân chủ, tự do cho nhân dân.
Phản ánh số phận của người nông dân
Không chỉ phản ánh tư tưởng của phong trào cách mạng, truyện ngắn Lỗ Tấn còn
đề cập đến số phận con người, đặc biệt là người nông dân trong xã hội thuộc địa nửa
phong kiến. Trước tiên là sự bần cùng hóa của người nông dân. Nếu ai đã đọc Cố
hương sẽ nhớ mãi không quên anh nông dân Nhuận Thổ. Nhân vật “tôi” làm cho
người đọc mường tượng ra hình ảnh của anh cách đây 30 năm, lúc đó anh là một cậu
bé mặt phúng phính, cổ đeo vòng bạc, trông rất lanh lẹn. Nhưng giờ thì sao? Nhân vật
“tôi” làm cho người đọc bất ngờ về hình ảnh và số phận của anh hiện giờ. Cũng như
bao người nông dân khác phải chịu mất mùa, thuế khóa nặng nề, lính tráng, trộm cướp
hơn thế nữa gia đình anh lại đông con (6 đứa), tất cả chất chồng đày đọa thân anh
khiến anh ngày càng trở nên đần độn, mụ mẫn. Mặc dù vậy, nhưng Nhuận Thổ cũng

như bao người nông dân khác, anh mang trong mình những phẩm chất vô cùng tốt
đẹp: thật thà, lương thiện, hiếu khách, quý bạn, không tham lam. Dù con đông túng
nghèo là vậy, nhưng do quý bạn và thảo tính nên khi đến thăm nhân vật “tôi” anh vẫn
gói một bọc đậu xanh do nhà trồng được làm quà.
Cái nghèo, sự bần cùng phải chăng một phần do chính người nông dân tạo ra cho
họ? Do sự thiếu hiểu biết mà bàn tay họ tiếp thêm sức mạnh đẩy mình xuống vực sâu.
Lỗ Tấn đã chỉ ra những “tật bệnh”của người nông dân và người lao động để tìm ra
cách chữa: đó là Nhuận Thổ an phận thủ thường trong Cố hương, là AQ mê muội với
phép thắng lợi tinh thần trong AQ chính truyện, là thím Tường Lâm mê tín của Lễ cầu
10


phúc và nguy hiểm hơn là cả số đông người dân mê muội tin vào thứ thuốc kì quái
trong tác phẩm Thuốc.
Hơn nữa, Lỗ Tấn còn quan tâm đến người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ. Thím
Tường Lâm hiền lành, khỏe mạnh, tháo vát là vậy mà cả cuộc đời thím phải sống trong
sự cô đơn. Đến khi thím chết đi rồi mà vẫn bị người đời hắt hủi, trách móc. Dù có là
người nông dân bần cùng mang trong mình nhiều “tật bệnh” vô cùng nặng nề, khó
chữa thì Lỗ Tấn vẫn nói lên nguyện vọng tha thiết được đổi đời của họ.
Phản ánh cuộc sống của người trí thức
Bên cạnh số phận người nông dân Lỗ Tấn còn đề cập đến số phận người trí thức.
Vì xuất thân từ tầng lớp này nên ông hiểu biết khá sâu sắc về mọi vấn đề cả bên trong
và bên ngoài của họ. Có những con người có học nhưng lại khư khư bảo vệ lễ giáo
phong kiến và tất nhiên trong hoàn cảnh xã hội Trung Quốc lúc ấy họ trở thành kẻ thù
của xã hội mới. Đó là trí thức trẻ Cao Cán Đình trong Cao Phu Tử, Tứ Minh trong Xà
phòng. Cách mạng đang nổ ra mạnh mẽ trên diện rộng, mọi giai tầng trong xã hội đều
vùng dậy đấu tranh chống đế quốc, phong kiến, đòi tự do, dân chủ thì Cao Cán Đình
lại bảo thủ, ôm khư khư những lễ giáo đã lạc hậu, cổ hủ và còn cho rằng đó là truyền
thống cần được gìn giữ. Qua đó, Lỗ Tấn hết sức phê phán tầng lớp này.
Cũng có những người trí thức vô cùng đáng thương, họ bị văn hóa phong kiến và

chế độ khoa cử đẩy vào đói nghèo. Nhân vật Khổng Ất Kỉ trong truyện ngắn cùng tên
đi vào quán rượu, mặc dù trên người mang “áo dài” nhưng chiếc áo lại bẩn thỉu, rách
tươm. Để có được những thứ mình muốn ông phải đi ăn cắp. Đối với người có học thì
sách là một tài sản quý giá, là điều thiết yếu mà ông ta phải ăn trộm mới có được.
Thảm hại hơn là một lần đi ăn cắp đúng nhà cụ Cử Đinh đến mức bị đánh què chân
phải đi bằng “tứ chi”. Việc miêu tả Khổng Ất Kỉ phải đi bằng tay của Lỗ Tấn cho ta
thấy hình ảnh người trí thức trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến ấy có phần đớn
hèn, bất tài và vô cùng bi đát.
Có lẽ vui mừng hơn là trong cái xã hội ấy vẫn có những người trí thức tiếp thu
được ít nhiều tư tưởng cách mạng, dám chống lại chế độ cũ đòi cải cách xã hội.
Nhưng đáng buồn thay tinh thần của họ lại rất dễ bị dao động, dễ dàng thỏa hiệp, sợ
gian khó, tư tưởng thì xa rời thực tế, bi quan, chán nản nên họ cũng chẳng giúp gì
được cho cách mạng.

11


Truyện ngắn Lỗ Tấn vẽ lên khung cảnh u ám của xã hội Trung Quốc nửa đầu thế
kỉ XX. Phản ánh khát vọng mãnh liệt của nhân dân Trung Quốc được đổi đời, chấm
dứt chế độ phong kiến, dùng sức mạnh dân tộc đánh đuổi đế quốc.
b. Khái quát nghệ thuật truyện ngắn Lỗ Tấn
Kết cấu
Tất cả các sáng tác truyện ngắn của Lỗ Tấn nằm trọn vẹn ở nửa đầu thế kỉ XX.
Đó là những tác phẩm văn học hiện đại mang tính chất hiện thực có kết cấu chặt chẽ
và súc tích. Tiêu biểu là ở tác phẩm Nhật kí người điên, Lỗ Tấn xây dựng hình tượng
nhân vật trung tâm là người điên, các tình tiết, sự việc diễn ra trong truyện phát triển
theo đường thẳng, đôi khi kết cấu truyện ngắn Lỗ Tấn lại rất đơn giản, bình dị. Tiêu
biểu là AQ chính truyện kết cấu theo chu trình từng phần nối tiếp nhau: I- Tựa; IILược thuật những truyện đắc thắng của AQ; III- Lược thuật thêm về những truyện đắc
thắng của AQ; IV- Bi kịch tình yêu; V- Vấn đề kinh tế; VI- Lên voi xuống chó; VIICách mạng; VIII- Đại đoàn viên. Kết cấu này dựa trên những sự kiện xảy ra trong
cuộc đời AQ.

Hài hước và lạnh lùng châm biếm
Đọc văn của Lỗ Tấn ta thấy lời văn dí dỏm, hài hước có lẽ bản thân ông cũng là
con người như vậy. Đặc biệt là khi phê phán tật xấu của AQ, AQ lúc nào cũng nghĩ
mình chiến thắng, khi bị người khác đánh cho thua thảm hại thì hả hê rằng: “Nó đánh
mình chẳng khác nào nó đánh bố nó” [27; 97], rồi lại cười ra về đắc thắng. Khi sắp bị
Vương râu xồm đánh thì AQ nghếch đầu nói: “Người quân tử chỉ đấu khẩu, ai đấu
sức” [26; 104]. Ngoài sự dí dỏm, hài hước, ngòi bút của ông còn lạnh lùng mổ xẻ,
điềm tĩnh phân tích, cứng cỏi trong việc phê phán những thói hư tật xấu của quốc dân.
Ông biết rằng nếu như đưa dao vào mổ ung nhọt ra thì người bệnh sẽ đau đớn vô cùng.
Nhưng khi đã lấy được nó ra rồi chắc chắn cuộc sống của họ sẽ nhẹ nhàng hơn rất
nhiều. Điều này một phần do ông có bản lĩnh của người thầy thuốc.
Một số thủ pháp khác
Ngoài ra, truyện ngắn Lỗ Tấn còn sử dụng một số thủ pháp khác như: tiết kiệm,
chọn lọc mô tả ngoại cảnh và đối thoại nhân vật, những chi tiết ít nhưng rất đậm nét.
Trong tác phẩm Thuốc, hình ảnh “nghĩa địa” xuất hiện rất ít nhưng lại vô cùng đậm nét
bởi sự miêu tả kĩ lưỡng của ông: “Miếng đất dọc chân thành ngoài cửa Tây vốn là đất
công. Ở giữa có con đường mòn nhỏ, hẹp, cong queo, do những người hay đi tắt giẫm
12


mãi thành đường. Đó cũng là cái ranh giới tự nhiên giữa nghĩa địa những người chết
chém hoặc chết tù ở về phía tay trái, và nghĩa địa những người nghèo ở về phía tay
phải. Cả hai nơi, mộ dày khít, lớp này lớp khác, như bánh bao nhà giàu ngày mừng
thọ” [27; 65]. Ông cũng chú ý mở đầu và kết thúc tác phẩm, hay lặp lại từ. Trong Lễ
cầu phúc, thím Tường Lâm rất hay nói cụm từ “tôi thật khờ” trước khi bắt đầu kể lể
hoàn cảnh của mình cho những người phụ nữ trong làng nghe. Lỗ Tấn còn đặc biệt chú
ý tên biệt hiệu cho nhân vật của mình, có lẽ cái tên đặc biệt và đáng chú ý nhất là AQ
trong AQ chính truyện.
Những nét nghệ thuật mà Lỗ Tấn sử dụng không quá phức tạp, cao siêu nhưng
chỉ vậy thôi cũng đủ làm cho những tác phẩm truyện ngắn của ông trở nên đặc sắc và

dễ dàng đến với người đọc. Nhờ tài năng sử dụng các phương tiện nghệ thuật phong
phú, đa dạng để vẽ lên bức tranh xã hội đương thời mà Lỗ Tấn được coi là bậc thầy
của truyện ngắn thế giới.
1.1.2. Truyện ngắn Nam Cao
1.1.2.1. Tác giả Nam Cao
a. Tiểu sử
Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, ông sinh ngày 29/10/1917 trong một gia đình
trung nông, tại làng Đại Hoàng thuộc tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân,
tỉnh Hà Nam (nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam). Bút danh Nam
Cao do ghép hai chữ tên huyện và tổng mà thành. Thân phụ là Trần Hữu Huệ, sinh
năm 1895 làm nghề chạm trổ và bốc thuốc bắc. Thân mẫu là bà Trần Thị Minh, sinh
năm 1897 xuất thân nông dân quanh năm làm ruộng, làm vườn, dệt vải.
Nam Cao là con trai cả trong một gia đình đông anh em, có bốn em trai và ba
em gái. Trong số đó chỉ có nhà văn được ăn học đến nơi đến chốn. Năm 1922, ông học
ở trường tư tại làng, sau đó theo học bậc Tiểu học và Thành chung ở thành phố Nam
Định. Đầu năm 1935, Nam Cao từ thành phố Nam Định về quê chữa bệnh. Ngày
2/10/1935 ông lập gia đình, vợ ông là bà Trần Thị Sen, sinh năm 1917. Bà cũng là
người con gái xuất thân nông dân. Cuối năm 1935, ông vào Sài Gòn giúp việc cho một
hiệu may.
Năm 1936, ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình. Ông viết văn, làm thơ,
viết kịch. Các tác phẩm của ông được đăng báo từ năm 1936, với một số bút danh như:
Nguyệt, Thúy Rư, Xuân Du, Nhiêu Khê. Năm 1938, Nam Cao ốm nặng do bệnh tim
13


và tê thấp. Ông trở ra bắc tự học và thi đỗ bằng Thành chung, sau đó Nam Cao nhận
dạy học ở trường tư thục Công Thanh - Thụy Khê - Hà Nội. Năm 1940, Nhật vào
Đông Dương, trường bị Nhật trưng dụng làm chuồng ngựa, ông thôi dạy học. Tháng
3/1943, Nam Cao ra nhập hội Văn hóa cứu quốc. Tháng 8/1945, Nam Cao tham gia
cướp chính quyền ở phủ Lí Nhân, được bầu làm chủ tịch xã. Vào cuối năm 1947, Nam

Cao được kết nạp Đảng. Ông sống và hoạt động cách mạng ở Bắc Kạn. Năm 1948 1949, ông đi thực tế vùng đồng bằng, dự định viết một tiểu thuyết về quê hương kháng
chiến. Năm 1949, Nam Cao từ đồng bằng trở lên chiến khu Việt Bắc, ông tham dự lớp
Nguyễn Ái Quốc ở Việt Bắc, phụ trách phần văn nghệ trong tạp chí và báo Cứu quốc.
Tháng 5/1950, ông nhận công tác ở tòa soạn tạp chí Văn nghệ, cơ quan của hội Nhà
văn Việt Nam.
Ngày 30/11/1951, nhà văn Nam Cao đã anh dũng hi sinh ở Liên khu 3. Đây là
một mất mát vô cùng to lớn của cách mạng và văn học nước nhà.
b. Sự nghiệp sáng tác
Kể từ thời điểm 1936 đến khi vĩnh biệt cõi đời (1951), Nam Cao có khoảng thời
gian 15 năm gắn bó với văn chương. So với những tác giả cùng thời thì khối lượng tác
phẩm ông để lại cho văn học dân tộc không mấy đồ sộ.
Ở thể loại tiểu thuyết, Nam Cao để lại hai tiểu thuyết lớn đó là: Sống mòn và
Truyện người hàng xóm. Nhưng ở thời điểm hiện tại chỉ có Sống mòn được công nhận
là tiểu thuyết còn Truyện người hàng xóm với dung lượng của nó chỉ được xếp vào
truyện dài.
Nhà văn Nam Cao thành công nhất ở thể loại truyện ngắn. Ông để lại cho đời gần
60 tác phẩm truyện ngắn. Trong đó có một số tác phẩm tiêu biểu như: Chí Phèo,
Nghèo, Đời thừa, Trăng sáng, Xem bói, Một bữa no, Đui mù, Đôi mắt... Phần lớn
truyện ngắn của ông hướng tới hai giai cấp trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ: giai cấp
nông dân và trí thức tiểu tư sản nghèo ở cả trước và sau Cách mạng tháng 8.
Ông còn để lại một tác phẩm kí mang tên Chuyện biên giới, một tác phẩm kịch
Đóng góp, được nhà xuất bản Văn nghệ xuất bản năm 1951.
Nam Cao có một điểm khác biệt so với số đông nhà văn hiện thực là ông còn
dành khá nhiều quỹ thời gian viết truyện thiếu nhi. Truyện dành cho lứa tuổi này
của ông dí dỏm, nhẹ nhàng nhưng vô cùng sâu sắc, mang tính thẩm mĩ, tính giáo
dục, phù hợp với lứa tuổi các em. Đó là những truyện: Nụ cười, Người thợ rèn, Con
14


mèo mắt ngọc, Ba người bạn, Những kẻ khốn nạn, Đầu đường xó chợ, Phiêu lưu,

Bẩy bông lúa lép.
Chỉ với số lượng khiêm nhường như vậy nhưng những tác phẩm của ông lại
luôn ám ảnh người đọc, tạo khả năng cho người đọc đồng sáng tạo với tác giả. Những
trang viết của Nam Cao thật sự là những trang văn xuôi đặc sắc, khiến cho các thế hệ
độc giả tốn bao giấy mực để tiếp cận, khai thác, khám phá và phát hiện các tầng giá trị
của một sự nghiệp văn chương mà trong đó những sáng tác đã trở thành cổ điển, mẫu
mực cho thể loại truyện ngắn cũng như truyện dài.
Nhiều nhà nghiên cứu văn học Việt Nam đã cho rằng những sáng tác của Nam
Cao không hề thua kém những sáng tác văn chương thế giới. Tác phẩm của ông đã
vượt qua lãnh thổ Việt Nam đến với thế giới, trở thành đối tượng nghiên cứu, so sánh
của một số nhà nghiên cứu nước ngoài. Nam Cao là một trong số những nhà văn hàng
đầu nửa đầu thế kỉ XX đã đóng góp phần cách tân và hiện đại hóa nền văn xuôi Việt
Nam trên hành trình văn học của thế kỉ XX.
1.1.2.2. Khái quát nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao
a. Khái quát nội dung truyện ngắn Nam Cao
Trước Nam Cao, văn học hiện thực 1930 - 1945 đã tồn tại hai mảng đề tài: nông
dân ở chốn thôn quê và người dân đô thị. Trên cả hai mảng này Nguyễn Công Hoan,
Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng đã có những thành công đáng kể trong Bước đường
cùng, Tắt đèn, Số đỏ... Nam Cao cũng khai thác hai mảng đề tài trên, nổi bật là hình
ảnh người nông dân và người trí thức tiểu tư sản. Những sáng tác của ông không chỉ
dừng ở mức độ phản ánh, quan sát mà còn xâm nhập sâu vào bản chất những cái vặt
vãnh, tủn mủn của đời sống hàng ngày. Trong những sáng tác ấy điều tưởng chừng
như chẳng bao giờ đáng để ý lại tác động mạnh mẽ đến cá nhân con người “như tảng
đá cứ đè trĩu lên lòng người” [29; 23].
Đề tài người nông dân
Trong đề tài nông thôn và người nông dân, hình ảnh nông thôn hiện lên luôn là
bức tranh tiêu điều, xơ xác, nghèo đói đến rợn người và bức tranh của Nam Cao luôn
im ắng, vắng lặng từ đầu ngõ đến cuối làng. Mọi sinh hoạt được gói gọn lại trong
những mái nhà, những nhân vật luôn mang hình dáng khắc khổ, trầm buồn hay suy
nghĩ và độc thoại nội tâm.

Người dân luôn chịu sự đói khổ, lần đầu tiên cái đói và miếng ăn được nói
nhiều trong sáng tác của tác giả này. Đó là cả gia đình anh đĩ Chuột trong truyện ngắn
15


Nghèo. Anh cay đắng khi nhìn cảnh vợ con phải ăn cám để nhường cơm cho mình (lúc
này anh đang bị ốm nặng). Ở trong nhà thấy chủ nợ đang ghì riết vợ những nắm gạo
mới vay để nấu cơm cho anh, anh đĩ Chuột thấy sao mà đau đớn, nhục nhã đến thế.
Người đàn ông nông dân ấy đã kết thúc cuộc đời mình bằng cách thắt cổ. Anh mất đi
rồi thì vợ con anh sẽ sống ra sao? Người chồng, người cha trụ cột trong gia đình chết
đi thì vợ con biết bấu víu vào đâu? Đó là thảm hại đói khổ, bế tắc của gia đình anh đĩ
Chuột nói riêng cũng là thảm cảnh chung của người nông dân Việt Nam trước Cách
mạng tháng 8.
Đặc biệt, khi viết về người nông dân, Nam Cao đề cập đến một vấn đề hoàn
toàn mới mẻ, đó là người nông dân bị phá sản và bị đẩy vào con đường lưu manh hóa,
như Chí Phèo, Lang rận trong truyện ngắn cùng tên. Họ đều là những con người có
ngoại hình xấu xí, gớm ghiếc, tâm hồn thui chột, tính cách méo mó. Người nông dân
bần cùng đến mức phải ăn bả chó trong Lão Hạc, hay phải thắt cổ chết đi cho rảnh nợ
trong tác phẩm Nghèo. Nhưng đau đớn hơn là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại” - Chí
Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Từ nhà tù thực dân trở về, hắn không còn
là một con người. Xót thương với vẻ ngoài xấu xí, Nam Cao đã làm nổi bật nhân tính
của họ. Chí Phèo cũng đã có lúc tỉnh ngộ muốn trở thành người lương thiện, nhưng
hắn đã chết trên ngưỡng cửa của sự trở về. Qua đây ông cũng phản ánh ước mơ được
đổi đời của họ.
Đề tài người trí thức
Với đề tài người trí thức tiểu tư sản nghèo thì phần lớn tác phẩm Nam Cao viết
về chính cuộc đời mình. Ông đã trung thực và dũng cảm tự mổ xẻ mình trên trang viết
vừa day dứt vừa thiết tha và vô cùng tâm huyết. Người trí thức của Nam Cao gặp phải
hai bi kịch lớn: vỡ mộng và sống mòn chết mòn.
Bi kịch vỡ mộng giữa một bên là khát vọng hết sức lớn lao và bên kia là vấn đề

cơm, áo, gạo, tiền đã đẩy người trí thức này xuống đáy xã hội, điều đó đã kìm hãm ước
mơ của họ. Nhà văn Hộ trong Đời thừa muốn trở thành nhà văn thật nổi tiếng, muốn
có tác phẩm do chính mình viết đoạt giải Nobel, nhưng cuộc sống không đủ no, vợ con
khổ sở đã khiến Hộ thất vọng đến vô cùng. Bi kịch sống mòn và chết mòn mà Nam
Cao nói đến là bi kịch của chuỗi ngày sống thảm hại kéo lê một cách vô vị trong cuộc
sống đen tối, ngột ngạt, con người không thể thực hiện được những khát vọng vì
miếng cơm manh áo. Từ đó, những lí tưởng dần vụt mất, những nhân vật trí thức sống
quẩn quanh và trì trệ sợ mình lao theo những cám dỗ của cuộc đời. Nhưng dù rơi vào
16


bi kịch thì tất cả đều vượt lên khó khăn. Đặc biệt, Nam Cao nói đến cuộc đấu tranh nội
tâm mạnh mẽ giữa thiện và ác. Cuối cùng họ đã vượt qua cám dỗ vật chất tầm thường,
giữ lại lương tri tốt đẹp. Nhà văn Điền nghèo kiết xác trong Trăng sáng có gia tài là
một người vợ, hai đứa con trai và bốn cái ghế mây là giá trị nhất. Với cuộc sống quẩn
quanh, nhạt nhẽo và tù đọng ấy, lại kèm theo tâm hồn nghệ sĩ, đã có lúc Điền mơ đến
một cô gái có mái tóc thơm tho, một làn da mát mịn, một bàn tay ve vuốt. Nhưng khi
trở về với hiện tại, vượt qua được những ham muốn nhất thời, những cám dỗ tầm
thường Điền lại yêu vợ, yêu con vô cùng - một người vợ “nhịn ăn cho chồng. Thị nhịn
mặc để cho chồng mặc. Thị bán cả yếm, áo để lo thuốc thang cho chồng” [36; 110].
Và anh vẫn là người chồng mẫu mực, một người có học.
Tất cả các nhân vật trí thức này cuối cùng đều xác định được mục tiên cho đời
mình. Đó là chống lại những thế lực xấu xa, là thứ căn nguyên gây bi kịch cho cuộc
đời họ. Mục tiêu họ đã xác định: cầm bút chiến đấu.
Đóng góp của Nam Cao vào việc cách tân và hiện đại hóa văn xuôi đã biểu hiện
khá nổi bật về mọi phương diện. Truyện ngắn của Nam Cao là thành công không thể
phủ nhận, trong đó chất chứa nội dung sâu sắc cùng tấm lòng nhân hậu của nhà văn.
b. Khái quát nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao
Nam Cao đã kế thừa và phát huy tinh hoa của các thế hệ đi trước, lĩnh hội một
cách có chọn lọc và sáng tạo để làm nên những nét đặc sắc nghệ thuật riêng trong

truyện ngắn của mình. Trong đó bao gồm: kết cấu, ngôn ngữ và bút pháp tâm lí của
nhà văn.
Kết cấu
Theo quan niệm truyền thống, cốt truyện đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm
tự sự. Cốt truyện được xây dựng từ những sự kiện và hành động nhân vật. Nhưng
trong sáng tác của mình Nam Cao không mấy quan tâm đến cốt truyện, thậm chí có
những tác phẩm không có cốt truyện. Yếu tố để xây dựng tác phẩm là sự phân tích, lí
giải thế giới nội tâm của nhân vật. Nam Cao đã khắc họa thành công nhân vật Lão Hạc
ở truyện ngắn cùng tên với những suy nghĩ của người cha nghèo thương con đến vô
cùng, những suy nghĩ ấy chỉ được lão giãi bày với ông giáo mà thôi. Và đáng chú ý
trong tác phẩm của mình, Nam Cao thường kết thúc truyện bỏ ngỏ, không có hậu,
kích thích tưởng tượng đối của người đọc, tạo cơ hội đồng sáng tạo của người đọc
đối với tác phẩm. Kết thúc Trăng sáng nhà văn viết “... Sáng hôm sau, Điền ngồi
17


viết, giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng, tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm. Và
có cả tiếng chửi bới của một người láng giềng ban đêm mất gà” [36; 113]. Chẳng
ai biết liệu rằng Điền có thực hiện được ước mơ của mình hay không, và rồi cuộc
đời anh sẽ ra sao? Đó cũng là câu hỏi chung cho tất cả những người trí thức tiểu tư
sản nghèo lúc bấy giờ.
Ngôn ngữ
Trong tác phẩm của Nam Cao, ngôn ngữ không chỉ là công cụ, là phương tiện
miêu tả mà còn là đối tượng của sự miêu tả. Nhân vật của ông có khẩu khí riêng, cách
diễn đạt riêng: “cảnh ngộ nào - ngôn ngữ ấy; tính cách nào - lời lẽ ấy” [29; 32]. Đối
với những kẻ không còn lương thiện, ngôn ngữ thể hiện tính cách của họ: “Tao chỉ
liều chết với bố con nhà mày thôi. Nhưng tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn
rũ tù chưa biết chừng” [36; 35]. Còn những người có học, tính cách điềm đạm lại
khác: “Mình ơi! Anh Độ tốt thật. Xa thế mà anh ấy cũng chịu khó đến thăm chúng
mình” [36; 822].

Ngôn ngữ trong tác phẩm Nam Cao là sự hòa âm, phối hợp của nhiều loại ngôn
ngữ khác nhau như là sự sống tự nó cất lên như thế. Sự thành thạo trong sử dụng ngôn
ngữ của ông còn thể hiện ở ngôn ngữ đối thoại mang tính chất văn xuôi đời thường, và
cả trong việc xây dựng những đoạn độc thoại nội tâm, đặc biệt là trong việc tiếp thu
một cách sáng tạo, chắt lọc phương pháp “dòng ý thức” của văn học phương Tây tạo
điều kiện đi sâu vào tâm lí nhân vật.
Bút pháp hiện thực – tâm lý
Điểm nổi bật và tiêu biểu trong truyện ngắn của Nam Cao, đó là ông miêu tả hiện
thực – tâm lí. Không những miêu tả hiện thực xã hội ông còn đi sâu vào khám phá
hiện thực tâm hồn con người. Nhân vật của ông dù là nông dân hay trí thức cũng đều
có thế giới nội tâm giằng xé. Qua đó nhà văn đặt ra vấn đề: Làm thế nào để giữ được
nhân phẩm của con người trước sức công phá dữ dội của hoàn cảnh. Đọc truyện ngắn
Nam Cao, ta thấy chất tự thuật trong sáng tác của ông khá đậm. Nhiều lúc ông viết về
cuộc đời, cảnh ngộ, tâm tư và suy nghĩ của chính bản thân mình. Trong truyện ngắn
của ông có một người kể chuyện đóng vai trò là nhà văn, thầy giáo. Người ấy biết
nghe ngóng, quan sát, suy ngẫm, biết tự thú, biết những thói hư tật xấu của chính mình
như ông giáo trong Lão Hạc, nhà văn Điền trong Trăng sáng, nhà văn Hộ trong Đời
thừa, nhà văn Độ trong Đôi mắt… Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình, Nam Cao đã
18


“săn đuổi chính mình” [29; 32], lấy bản thân mình ra kiểm nghiệm để đi sâu vào
những bí ẩn tâm lí mang tính nhân cách. Đó là những đóng góp độc đáo trong việc
hình thành phong cách nhà văn tâm lí của Nam Cao.
Ngoài ra, trong truyện ngắn Nam Cao còn có sự phối hợp đan xen các giọng điệu,
có thể tạm phân biệt: chất giọng nghiêm nghị, trầm tư, suy ngẫm, giọng điệu triết lí, bi
quan, hài hước... Tất cả những thủ pháp biểu hiện trên góp phần làm cho truyện ngắn
của ông thêm đặc sắc.
1.2. Một số vấn đề lí luận
1.2.1. Văn học so sánh

Văn học so sánh ban đầu chỉ là một phương pháp. Trong cuộc sống hàng ngày
so sánh là một hành động và yêu cầu rất tự nhiên, là một trong những phương pháp để
xác định sự vật về mặt định tính, định lượng hoặc ngôi thứ. Còn trong văn học nó là
một phương pháp dùng để xác định, đánh giá các hình tượng văn học trong mối quan
hệ giữa chúng với nhau. Việc này đã được tiến hành từ thời Phục hưng. Tuy nhiên, khi
ấy phương pháp so sánh chỉ được áp dụng một cách tự phát, đơn sơ, chưa có cơ sở
khoa học.
Nhờ công lao của các nhà nghiên cứu văn học Pháp, Anh, Italia và về sau là
Liên Xô (cũ), Hunggari và các nước Đông Âu khác, văn học so sánh từ chỗ chỉ là một
phương pháp dần dần trở thành một bộ môn khoa học thực sự. Họ đã chứng minh bằng
các công trình nghiên cứu ứng dụng và lí luận của họ: văn học so sánh có đối tượng và
phạm vi nghiên cứu riêng, nó không chỉ đơn giản là một phương pháp so sánh. Tuy
nhiên, trên thực tế nghiên cứu văn học đòi hỏi và do điều kiện lịch sử quy định, đối
tượng của văn học phải trải qua một quá trình chuyển biến từ đơn giản đến phức tạp,
từ thấp đến cao.
Văn học so sánh được giao một sứ mạng là so sánh hai hay một số hiện tượng
văn học thuộc các nền văn học dân tộc khác nhau, không có sự tương đồng về điều
kiện lịch sử để chứng minh đặc thù dân tộc của mỗi hiện tượng. Do vậy, văn học so
sánh có thể được định nghĩa: “Văn học so sánh là một bộ môn khoa học nghiên cứu
mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc” [4; 19]. Cụ thể là văn học so sánh sẽ bao
hàm ba bộ phận nghiên cứu:
Bộ phận thứ nhất: Nghiên cứu những mối quan hệ trực tiếp giữa các nền văn
học dân tộc (những sự ảnh hưởng và vay mượn lẫn nhau giữa các nền văn học).
19


Nguyễn Du và Nguyễn Đình Chiểu cũng vay mượn tích cổ Trung Quốc để sáng
tác văn học. Nguyễn Du đã vay mượn cốt truyện tiểu thuyết văn xuôi Kim Vân Kiều
truyện của Thanh Tâm Tài Nhân để sáng tác nên một tác phẩm thi ca vừa mang tính tự
sự vừa mang tính trữ tình.

Bộ phận thứ hai: Nghiên cứu những điểm tương đồng (những điểm giống nhau
giữa các nền văn học sinh ra không phải do ảnh hưởng giữa chúng mà là do điều kiện
lịch sử giống nhau).
Từ những nét tương đồng về lịch sử - xã hội mà các tác phẩm của các nhà văn
cũng có những nét tương đồng với nhau về chủ đề, đề tài…
Cùng viết về nông dân, AQ chính truyện của Lỗ Tấn và Chí Phèo của Nam Cao
miêu tả số phận của nông dân dưới nanh vuốt của bọn cường hào, thái độ phê phán xã
hội và cảm thông đối với người nông dân của Lỗ Tấn và Nam Cao thể hiện rõ trong
tác phẩm của hai nhà văn thiên tài.
Bộ phận thứ ba: Nghiên cứu những điểm khác biệt độc lập, biểu hiện bản sắc
của các hiện tượng văn học dân tộc hay các nền văn học dân tộc, được chứng minh
bằng các phương pháp so sánh.
Trong thực tiễn nghiên cứu, đôi khi các nhà nghiên cứu phải so sánh hai hiện
tượng văn học khác nhau để chứng minh cho mức độ khác nhau giữa chúng, qua đó
khẳng định thêm cho một yêu cầu nào đó của mình. Chẳng hạn, Vũ Ngọc Phan so sánh
Phạm Duy Tốn với Guyde Maupassant để cho thấy trình độ nghệ thuật tả chân của
Phạm Duy Tốn là chưa đạt yêu cầu. Vũ Ngọc Phan cũng so sánh tiểu thuyết Quả dưa
đỏ của Nguyễn Trọng Thuật với Những cuộc hành trình của Gulliver của Swift, với
Robinson Crusoe của D. Defoe để chứng minh rằng Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng
Thuật không phải là loại tiểu thuyết phiêu lưu.
Như vậy, so sánh không phải chỉ là để tìm ra những nguồn gốc vay mượn,
những ảnh hưởng trực tiếp hoặc chỉ là để tìm ra những điểm giống nhau giữa các hiện
tượng so sánh, mà khi một hoàn cảnh thực tiễn nào đó đòi hỏi thì nhà so sánh luận còn
có nhiệm vụ so sánh để chứng minh sự khác biệt nhằm bác bỏ một giả thiết nào đó về
khả năng có sự ảnh hưởng của đối tượng nghiên cứu.
Mặc dù đã có đầy đủ kiến thức về mặt lí luận nhưng hiện nay bộ môn khoa học
văn học so sánh vẫn đang còn khá mới mẻ và đáng được quan tâm từ các nhà nghiên
cứu văn học.
20



1. 2.2. Khái quát về không gian nghệ thuật
1.2.2.1. Khái niệm không gian nghệ thuật
Khái niệm không gian nghệ thuật luôn được đặt trong mối quan hệ với không
gian, vì vậy muốn hiểu được không gian nghệ thuật ta sẽ đi tìm khái niệm cơ sở của
nó, chính là không gian. Theo triết học Mac - Lênin: Bất kì một khách thể vật chất
nào cũng đều chiếm một vị trí nhất định trong tương quan về mặt kích thước so với
khách thể khác. Các hình thức tồn tại như vậy của vật thể được gọi là không gian.
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản, không gian chính là môi trường chung
sống của con người với sự tồn tại của vô vàn các sự vật xung quanh. Không gian chính
là hình thức tồn tại vật chất với các thuộc tính cùng tồn tại và tách biệt, có chiều, có
hướng và có kết cấu. Vậy đặt vào trong văn học thì không gian sẽ được hiểu như thế
nào? Đây là vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm.
Trần Đình Sử đã định nghĩa về không gian nghệ thuật như sau: “Không gian
nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Không gian nghệ thuật là sản
phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất
định về cuộc sống” [38; 88]. Như vậy, không gian nghệ thuật chính là phạm trù của
hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật.
Không gian nghệ thuật trở thành một phương tiện chiếm lĩnh đời sống của con người
và thế giới xung quanh, “mang ý nghĩa biểu tượng nghệ thuật” [38; 89]. Nếu thế giới
nghệ thuật là thế giới của cái nhìn mang ý nghĩa thì không gian nghệ thuật là trường
nhìn mở ra từ một điểm nhìn. Căn cứ vào điểm nhìn ấy ta có thể xác định được vị trí
của chủ thể trong không gian, thể hiện ở phương hướng, khoảng cách nhìn, ở đặc điểm
của đối tượng nhìn.
Tóm lại, không gian nghệ thuật là một trong những phương diện quan trọng của
thi pháp học. Không gian nghệ thuật cho thấy những cấu trúc nội tại của tác phẩm văn
học, các ngôn ngữ tượng trưng và còn thấy cả những quan niệm về thế giới, chiều sâu
cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó trở thành phương tiện chiếm lĩnh
đời sống, là mô hình nghệ thuật về thế giới mà con người đang sống, đang cảm nhận.
1.2.2.2. Đặc điểm của không gian nghệ thuật

Không gian nghệ thuật thống nhất nhưng không đồng nhất với không gian khách
thể. Bản thân không gian vật chất khách thể tồn tại khách quan, nghĩa là sự tồn tại của
nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Không gian nghệ thuật có
ranh giới phân biệt với không gian vật chất bên ngoài nhưng nó khá trừu tượng, không

21


dễ thấy như một cái khung, mà nó phải được bạn đọc liên tưởng qua câu chữ. Không
gian ấy có thể được mở rộng bao la hay thu hẹp chật chội:
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn ngoài từng không.
(Khi con tu hú - Tố Hữu)
hay:
Anh đứng trong song sắt
Em đứng ngoài song sắt
Gần nhau trong tấc gang
Mà biển trời cách mặt.
(Vợ người bạn tù đến thăm chồng - Hồ Chí Minh)
Chính những cảm quan của con người quy định tính chất rộng hẹp của không
gian. Nó không đơn giản chỉ là cảm nhận bằng tư duy mà nó còn là cảm xúc, tâm trạng
của nhà văn:
Đây những tháp gầy mòn vì mong đợi
Những đền xưa đổ nát dưới thời gian
Những sông vắng lê mình trong bống tối
Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than.
(Trên đường về - Chế Lan Viên)
Có lẽ những con người bình thường, đơn điệu khi nhìn vào thành trì của vương
quốc Chiêm Thành xưa chỉ thấy đó là một công trình kiến trúc lâu đời, do thời gian mà
nó không còn giữ được nguyên vẹn, trở nên đổ nát. Nhưng bằng sự cảm nhận tinh

vi, trái tim rung động của thi sĩ, Chế Lan Viên thấy không gian ấy mang tâm trạng
đợi chờ, buồn đau, bế tắc, than thở. Nhắc đến mỗi một mặt nhà thơ lại có những
tâm trạng khác nhau, cảm xúc thay đổi và nhà thơ như thấy mình trong đó, như
chính ông cũng đang đợi chờ, buồn đau bế tắc và than thở về một hiện tại, tâm hồn
hướng về dĩ vãng đã qua.
Không gian trong văn học có những ranh giới thể hiện quan niệm về trật tự thế
giới và sự lựa chọn của con người. Nó biểu hiện ở không gian bên trong và không gian
bên ngoài, ranh giới khả biến và bất biến, giữa còn và mất...
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy so tơ phím này
Trông ra ngọn cỏ lá cây
22


×