Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Dùng phương pháp PCA để nghiên cứu xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến tiến độ dự án trong giai đoạn thi công công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp ở thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 197 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM
-----------------------------------

LÊ MẬU TUẤN
DÙNG PHƯƠNG PHÁP PCA ĐỂ NGHIÊN CỨU
XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TIẾN ĐỘ DỰ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN THI
CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ
CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ thuật XDCT Dân dụng và Công nghiệp
Mã số ngành : 60580208

Thành phố Hồ Chí Minh , năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM
-----------------------------------

LÊ MẬU TUẤN
DÙNG PHƯƠNG PHÁP PCA ĐỂ NGHIÊN CỨU
XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TIẾN ĐỘ DỰ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN THI
CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ
CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ thuật XDCT Dân dụng và Công nghiệp


Mã số ngành : 60580208
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.NGUYỄN THỐNG

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN THỐNG
.......................................................................
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 24 tháng 10 năm 2015

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

TS.LƯƠNG ĐỨC LONG

Chủ tịch Hội Đồng


2

TS.NGUYỄN ANH THƯ

Phản biện 1

3

TS.ĐINH CÔNG TỊNH

Phản biện 2

4

PGS.TS.NGÔ QUANG TƯỜNG

5

TS.NGUYỄN QUỐC ĐỊNH

Ủy viên
Ủy viên, thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày…….. tháng…... năm 2015

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: LÊ MẬU TUẤN

Giới tính: NAM

Ngày, tháng, năm sinh: 28/04/1976

Nơi sinh: TPHCM

Chuyên ngành: Kỹ Thuật Xây Dựng Công Trình Dân Dụng Và Công Nghiệp
Mã số ngành: 60580208

MSHV: 1341870054
I- Tên đề tài:

“DÙNG PHƯƠNG PHÁP PCA ĐỂ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CÁC
NHÂN TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ DỰ ÁN TRONG GIAI
ĐOẠN THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG
NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH “.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
 Xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ trong giai đoạn thi công các công
trình dân dụng và công nghiệp ở TP.HCM.

 Khảo sát, thu thập dữ liệu về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố.
 Phân tích và nhóm các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ.
 Đề xuất những giải pháp hạn chế các yếu tố gây chậm tiến độ.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 30/01/2015
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/07/2015
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS.NGUYỄN THỐNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

PGS.TS.NGUYỄN THỐNG

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

LÊ MẬU TUẤN



ii

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn: Ban giám đốc công ty cổ phần xây dựng và kinh
doanh địa ốc Hòa Bình; Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh Địa ốc Tân Kỷ;
Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Bạch Hạc; Công ty cổ phần xây dựng DesCon
và các bạn kỹ sư đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc tiến hành khảo sát
các yếu tố chính ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án xây dựng các công trình dân
dụng và công nghiệp trên địa bàn TP.HCM.
Em xin chân thành cám ơn PGS.TS.NGUYỄN THỐNG đã tận tình hướng
dẫn và chỉ bảo giúp đỡ e m trong suốt thời gian làm luận văn. Bên cạnh đó thầy còn
là người đã động viên em rất nhiều để em có thể vượt qua những khó khăn trong
suốt thời gian nghiên cứu, xin gửi đến thầy lời tri ân trân thành nhất.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong khoa xây dựng và
khoa đào tạo sau đại học cũng như Ban Giám Hiệu trường đại học Công Nghệ
TP.HCM đã tận tâm truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời
gian ngồi trên ghế nhà trường. Để tạo nền tảng vững chắc cho em chập chững bước
vào con đường nghiên cứu khoa học nhằm mang lại cho cộng đồng và xã hội nhiều
lợi ích hơn trong cuộc sống.
Trong thời gian sáu tháng làm luận văn với tiến độ gấp rút khó tránh khỏi
những sai sót nhất định. Rất mong được sự góp ý chân thành từ phía thầy cô và các
bạn nhằm hoàn chỉnh hơn cho luận văn này. Đồng thời là cơ sở để nghiên cứu mở
rộng sau này.
LÊ MẬU TUẤN


iii

TÓM TẮT NỘI DUNG
Vấn đề tiến độ trong thi công xây dựng các dự án dân dụng và công nghiệp

đã và đang làm đau đầu các nhà hoạch định kinh tế, đặc biệt trong ngành thi công
xây dựng và quản lý dự án. Đã có một số nghiên cứu về tiến độ thi công xây dựng
các dự án ở Việt Nam cũng như trên th ế giới, tuy nhiên các nghiên cứu này tập
trung chủ yếu ở nhóm công trình lớn hoặc phân khúc nhà cao tần g. Do đặc thù của
TP.Hồ Chí Minh là một thành phố lớn có nhịp độ phát triển nhanh và mạnh. Nên đề
tài này được thực hiện nhằm xác định những yếu tố chính và đề xuất một số giải
pháp nhằm góp phần hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng
các công trình dân dụng và công nghiệp trên địa bàn TP.HCM.
Qua tham khảo các nghiên cứu trước đây về tiến độ trong thi công xây dựng,
kết hợp với kinh nghiệm của các chu yên gia trong lĩnh vực xây dựng và quản lý dự
án. Tác giả đã xác định được 4 6 yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án
dân dụng và công nghiệp trên địa bàn TP.HCM. Thu được 275 bảng trả lời hợp lệ
để đưa vào phân tích. Kết quả phân tích tìm ra được 7 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng
đến tiến độ thi công xây dựng các dự án dân dụng và công nghiệp trên địa bàn
TP.HCM là: 1/Nhóm yếu tố liên quan đến ”Chủ đầu tư ”, 2/Nhóm yếu tố liên quan
đến “Nguồn vốn”, 3/Nhóm yếu tố liên quan đến “Nhà thầu”, 4/Nhóm yếu tố liên
quan đến “ Chính sách”, 5/Nhóm yếu tố liên quan đến “ Đơn vị TVGS -TVTK”,
6/Nhóm yếu tố liên quan đến “Đặc điểm công trình”, 7/Nhóm yếu tố liên quan đến
vấn đề “ Bên ngoài”.
Trên cơ sở 7 nhóm chính vừa xác định được, tác giả tiến hành phương pháp
hồi quy tuyến tính, nhằm tìm ra mức độ ảnh hưởng của từng nhóm yếu tố đến tiến
độ thi công xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp kết quả nhận thấy nhóm
yếu tố liên quan đến “chủ đầu tư” có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới tiến độ thi công
xây dựng. Từ kết quả trên tác giả tham khảo ý kiến chuyên gia để đề xuất một số
giải pháp nhằm hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình
dân dụng và công nghiệp trên địa bàn TP.HCM.


iv


ABSTRACT
Progress in civil and industry construction projects has been the serious
problem for economic planners, particularly in construction and project
management. There have been some studies on the progress of construction projects
in Vietnam and around the world, but these studies focused mainly in large group of
constructions or segments of the high-rise buildings. Due to the nature of Ho Chi
Minh City is a large city with the pace of rapid and strong development. So this
topic should be undertaken to identify the key elements and proposed a number of
measures to limit these factors affect to the progress of the civil and industrial
construction of civil in HCM city.
Through reference to previous studies on the progress of construction, combined
with the experience of experts in the field of construction and project management.
The author has identified 46 factors that affect to the progress of civil and industrial
construction projects in HCM City. Obtained 275 valid replies tables for inclusion
in the analysis. Results analysis found 7 main groups of factors affecting the
progress of civil and industrial construction projects in HCM City were: 1 / grouprelated factors "the Owner"; 2/group-related factors "Capital"; 3/group-related
factors "Contractor";4/group-related factors "Policy";5/group-related factors "ClassTVTK "; 6 / group-related factors" Feature works ";7/ team factors related to the
problem," Outside ".
On the basis of seven main groups have identified, the author conducted a
linear regression method, to find out the extent of influence of each factor group to
progress the civil and industrial constructions

results found that group-related

factors "investors" have the strongest influence on the progress of construction.
From the above results, the author consult experts’idea to propose a number of
measures to limit the factors affecting to the progress of civil and industrial
construction projects in HCM City.



v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT NỘI DUNG ............................................................................................ iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC HÌNH ....................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................x
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ xii
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU ...............................................................................................1
1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH NGHIÊN CỨU..........................................................1
1.2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................3
1.3. CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................3
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...............................................................................3
1.5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................4
1.5.1.Nghiên cứu sơ bộ (Background study) ......................................................4
1.5.2.Nghiên cứu khảo sát (Survey) ....................................................................4
1.5.3. Công cụ nghiên cứu ..................................................................................5
1.6. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU..................................................................5
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN ......................................................................................6
2.1 CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA .............................................................6
2.1.1.Khái niệm về hoạt động xây dựng và công trình xây dựng .......................6
2.1.2.Khái niệm công trình dân dụng và công nghiệp ........................................6
2.1.3.Khái niệm dự án và tiến độ dự án xây dựng ..............................................7
2.1.4.Các giai đoạn của dự án xây dựng .............................................................8
2.1.5.Các loại tiến độ.........................................................................................11
2.1.6.Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình ..........................................15
2.2.SƠ LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TIẾN ĐỘ ĐÃ LÀM TRƯỚC ĐÂY ....16
2.2.1.Các nghiên cứu trong nước ......................................................................16

2.2.2.Các nghiên cứu nước ngoài ......................................................................19


vi

2.3.THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG
NGHIỆP TẠI TP.HỒ CHÍ MINH ........................................................................26
2.3.1.Một số dự án ở TP.HCM chưa phát huy hết tìềm lực còn gặp nhiều khó
khăn về giá ,tiến độ và mất cân đối giữa cung – cầu ........................................26
2.3.2.Các dự án chung cư xây dựng ở TP.HCM còn chậm ..............................27
2.3.3.Một số dự án ở TP.HCM trở nên hoang hóa ............................................28
2.3.4.Thị trường bất động sản ở TP.HCM đối mặt với khủng hoảng và trầm
lắng ....................................................................................................................30
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................37
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU........................................................................37
3.2. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI ........................................................................38
3.3. NỘI DUNG BẢNG CÂU HỎI ......................................................................45
3.3.1. Giới thiệu chung......................................................................................45
3.3.2. Hướng dẫn trả lời ....................................................................................45
3.3.3. Các yếu tố khảo sát .................................................................................46
3.3.3.1. Các yếu tố bên ngoài ( 5 yếu tố ) .....................................................46
3.3.3.2. Các yếu tố về đặc điểm công trình (6 yếu tố) ..................................47
3.3.3.3. Các yếu tố về chính sách ( 5 yếu tố ) ..............................................48
3.3.3.4. Các yếu tố về phân cấp thẩm quyền cho chủ đầu tư ( 5 yếu tố ) .....49
3.3.3.5. Các yếu tố về nguồn vốn dự án ( 3 yếu tố ) .....................................50
3.3.3.6. Các yếu tố về năng lực TVGS và TVTK ( 6 yếu tố ) ......................51
3.3.3.7. Các yếu tố về năng lực chủ đầu tư( 9 yếu tố ) .................................52
3.3.3.8. Các yếu tố về năng lực nhà thầu ( 7 yếu tố ) ....................................54
3.3.3.9. Bảng tổng hợp các yếu tố khảo sát...................................................55
3.3.4. Thông tin chung ......................................................................................58

3.4. THU THẬP DỮ LIỆU ...................................................................................59
3.4.1. Xác định kích thước mẫu ........................................................................59
3.4.2.Tính toán để chọn mẫu .............................................................................60
3.4.3. Phân phối và thu thập bảng câu hỏi ........................................................62


vii

3.5. CÁC CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU...................................................................62
3.5.1.Đánh giá độ tin cậy thang đo ...................................................................62
3.5.2.Phân tích nhân tố chính PCA ...................................................................63
3.5.3.Phân tích hồi quy đa biến .........................................................................65
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................67
4.1.KHẢO SÁT THỬ NGHIỆM ..........................................................................67
4.2.KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ...........................................................................70
4.2.1.Mô tả mẫu ................................................................................................70
4.2.2.Phân tích thông tin đối tượng khảo sát .....................................................71
4.2.3.Kiểm tra độ tin cậy của thang đo tổng thể ...............................................76
4.2.4. Phân tích nhân tố .....................................................................................79
4.2.5. Phân tích mối tương quan .......................................................................93
4.2.5.1. Giả thiết mô hình nghiên cứu...........................................................93
4.2.5.2. Dữ liệu đưa vào phân tích tương quan .............................................94
4.2.5.3. Kiểm định mô hình nghiên cứu ........................................................95
4.3. KẾT LUẬN ....................................................................................................97
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
VÀ CÔNG NGHIỆP TẠI TP.HCM .......................................................................101
5.1.PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................101
5.1.1. Các yếu tố nhóm một : Những vấn đề liên quan đến chủ đầu tư ..........101
5.1.2. Các yếu tố nhóm hai : Những vấn đề liên quan đến nguồn vốn dự án. 102

5.1.3. Các yếu tố nhóm ba : Những vấn đề liên qua n đến nhà thầu. ...............103
5.1.4. Các yếu tố nhóm bốn : Những vấn đề liên quan đến đặc điểm công trình.
.........................................................................................................................104
5.1.5. Các yếu tố nhóm năm : Những vấn đề liên quan đến chính sách. ........105
5.1.6. Các yếu tố nhóm sáu : Những vấn đề liên quan đến đơn vị TVGS -TVTK
.........................................................................................................................106


viii

5.1.7. Các yếu tố nhóm bảy : Những vấn đề liên quan đến vấn đề bên ngoài dự
án. ....................................................................................................................107
5.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HẠN CHẾ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG
VÀ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM ..............................................108
5.2.1. Đối với vấn đề liên quan đến chủ đầu tư ..............................................108
5.2.2. Đối với vấn đề về nguồn vốn ................................................................110
5.2.3. Đối với vấn đề năng lực thi công của nhà thầu .....................................110
5.2.4. Đối với vấn đề đặc điểm công trình ......................................................111
5.2.5. Đối với vấn đề chính sách .....................................................................111
5.2.6. Đối với vấn đề về đơn vị TVGS-TVTK ...............................................112
5.2.7. Đối với vấn đề bên ngoài dự án ............................................................113
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN ......................................................................................114
6.1. KẾT LUẬN ..................................................................................................114
6.2.ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. ................................................115
6.3.HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU..................................................................116
6.4.KIẾN NGHỊ ..................................................................................................117
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................119



ix

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1.Tiến độ ngang minh họa .............................................................................12
Hình 2.2.Tiến độ ma trận minh họa ..........................................................................12
Hình 2.3.Tiến độ mạng AOA minh họa ....................................................................13
Hình 2.4.Tiến độ mạng AON minh họa ....................................................................13
Hình 2.5.Tiến độ xiên minh họa ................................................................................15
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................37
Hình 3.2: Quy trình thiết kế bảng câu hỏi.................................................................39
Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ theo vai trò của đối tượng khảo sát .....................................71
Hình 4.2: Biểu đồ tỷ lệ theo số năm kinh nghiệm của đối tượng khảo sát ...............72
Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ theo vị trí công tác của đối tượng khảo sát..........................73
Hình 4.4: Biểu đồ tỷ lệ theo loại dự án mà đối tượng khảo sát tham gia..................74
Hình 4.5: Biểu đồ tỷ lệ theo số lượng dự án mà đối tượng khảo sát tham gia..........75
Hình 4.6:Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................93
Hình 6.1 : Các yếu tố chính ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng các công trình
dân dụng và công nghiệp tại TP.HCM....................................................................114


x

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các giai đoạn của một dự án xây dựng theo phương pháp truyền thống ..8
Bảng 2.2. Các nhân tố gây chậm trễ dự án................................................................16
Bảng 2.3.Các nguyên nhân gây chậm trễ dự án xây dựng ở Việt Nam ....................17
Bảng 2.4.Các yếu tố dẫn đến sự thành công của dự án xây dựng .............................18
Bảng 2.5.Các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ dự án ở Saudi Arabia ...................19
Bảng 2.6.Các nguyên nhân gây chậm trễ trong dự án xây dựng ở Malaysia ............22
Bảng 2.7.Tác dụng chính của sự chậm trễ ................................................................22

Bảng 2.8. Các nguyên nhân gây chậm trễ trong dự án ở Ai Cập ..............................23
Bảng 2.9. Các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian xây dựng .......................................23
Bảng 2.10. Các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án ở Anh ...24
Bảng 2.11.Các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ thi công Hồng Kông .....24
Bảng 2.12.Các nhân tố quan trọng gây chậm trễ dự án xây dựng ở Ai Cập.............25
Bảng 3.1. Tổng hợp các nghiên cứu trước ................................................................40
Bảng 3.2.Tổng hợp thực trạng xây dựng ở TP.HCM ...............................................44
Bảng 3.3: Mức độ ảnh hưởng....................................................................................46
Bảng 3.4 : Bảng tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ dự án .........................55
Bảng 3.5: Các bước phân tích nhân tố chính PCA ...................................................63
Bảng 4.1: Bảng trị trung bình, độ lệch chuẩn của 46 biến quan sát thử nghiệm ......67
Bảng 4.2: Hệ số Cronbach’s Alpha, hệ số tương quan biến tổng của 46 biến quan sát
thử nghiệm .................................................................................................................69
Bảng 4.3:Tỷ lệ theo vai trò của đối tượng khảo sát ..................................................71
Bảng 4.4:Tỷ lệ theo số năm kinh nghiệm của đối tượng khảo sát ............................72
Bảng 4.5:Tỷ lệ theo vị trí công tác của đối tượng khảo sát ......................................73
Bảng 4.6:Tỷ lệ theo loại dự án mà đối tượng khảo sát từng tham gia ......................74
Bảng 4.7:Tỷ lệ theo số lượng dự án mà đối tượng khảo sát từng tham gia ..............75
Bảng 4.8: Kiểm tra hệ số cronbach’s Alpha .............................................................76
Bảng 4.9: Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 ................77


xi

Bảng 4.10: Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha sau khi loại bỏ 9 biến quan sát có hệ
số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3........................................................................78
Bảng 4.11: Trị số KMO và Bartlett’ s Test................................................................80
Bảng 4.12: Phần trăm được giải thích của các nhân tố .............................................81
Bảng 4.13: Giá trị Factor loading của các yếu tố lên các nhân tố chính ...................82
Bảng 4.14: Trị số KMO và Bartlett's Test sau khi loại biến YT207 .........................84

Bảng 4.15: Phần trăm được giải thích của các nhâ n tố và tổng phương sai trích sau
khi đã loại biến YT207 ..............................................................................................84
Bảng 4.16: Giá trị Factor loading của các yếu tố lên các nhân tố chính sau khi loại
biến YT207 ................................................................................................................86
Bảng 4.17: Trị số KMO và Bartlett's Test sau khi loại biến YT418 .........................87
Bảng 4.18: Phần trăm được giải thích của các nhân tố và tổng phương sai trích sau
khi đã loại biến YT418..............................................................................................88
Bảng 4.19: Giá trị Factor loading của các yếu tố lên các nhân tố chính sau khi loại
biến YT418 ................................................................................................................89
Bảng 4.20: Kết quả phân tích nhân tố .......................................................................90
Bảng 4.21 : Các nhân tố chính ảnh hưởng đến tiến độ công trình xây dựng dân dụng
và công nghiệp ở TP.HCM .......................................................................................92
Bảng 4.22: Ma trận tương quan giữa các biến ..........................................................95


xii

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
o BQLDA : Ban quản lý dự án
o CĐT : Chủ đầu tư
o ĐTKS :Đối tượng khảo sát
o QLDA : Quản lý dự án
o TVTK : Tư vấn thiết kế
o TVGS : Tư vấn giám sát
o XD : Xây dựng
o DA : Dự án


1


CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH NGHIÊN CỨU
- Trong những năm gần đây, hòa theo nhịp độ phát triển của đất nước thành
phố Hồ Chí Minh cũng tiến hành đầu tư xây dựng các dự án dân dụng và công
nghiệp ngày càng nhiều . Vì đây được xem n hư là một nhu cầu tất yếu và cấp thiết
của xã hội, nhằm giải quyết vấn đề nhà ở cho người dân trong giai đoạn phát triển
(2005- 2020).
- Đã có nhiều dự án đầu tư xây dựng với số vốn đầu tư lên đến hàng chục
ngàn tỷ đồng như: Dự án Vinhomes Central Park có vốn đầu tư lên đến 30.000 tỷ
đồng do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư. Dự án có mặt tiền trải dài hơn 1,1km
theo bờ sông Sài Gòn thuộc khu Tân cảng TP.HCM; Dự án Sunrise City do Tập
đoàn Novaland đầu tư với số vốn gần 500 triệu USD trên diện tích hơn 5 ha, dự án
chia làm 3 khu: khu Sunrise City South, khu trung tâm Central Plaza và Sunrise
City North; Dự án khu đô thị Sala do công ty Cổ phần Đại Quang Minh làm chủ
đầu tư có quy mô 113,39 ha với vốn đầu tư lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng; Dự án
Masteri Thảo Điền do công ty cổ phần Đầu Tư Thảo Điền làm chủ đầu tư với diện
tích gần 8 ha; Dự án Lexington Residence tọa lạc ngay mặt tiền Đại lộ Mai Chí
Thọ - Quận 2 với tổng diện tích 2,1 ha do công ty cổ phần địa ốc Novaland làm chủ
đầu tư; Dự án Hoàng Anh Thanh Bình do tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai làm chủ
đầu tư nằm ngay cạnh Sunrise City và đối diện Lottle Mark, sát đường Nguyễn Hữu
Thọ, Quận 7. Đây là một vị trí thuận lợi khi gần nhiều trường đại học lớn, thuận tiện
di chuyển đến cả Q.1 và Q.7, được hưởng nhiều t iện ích từ cơ sở hạ tầng sầm uất
sẵn có [1].
- Tuy nhiên, bên cạnh việc gia tăng số lượng và quy mô dự án thì vấn đề các
công trình xây dựng hiện nay thường bị chậm trễ tiến độ thi công đang là vấn đề rất
đáng quan tâm. Đối với những dự án lớn được công bố, việc chậm trễ tiến độ có thể
kéo dài nhiều năm hoặc thậm chí có thể phải hủy bỏ các quy hoạch của dự án này.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, qua kiểm tra cho thấy, có 479 dự



2

án đã có văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư sử dụng đất vào mục đ ích sử dụng phát
triển nhà ở, sản xuất kinh doanh, phúc lợi công cộng, với tổng diện tích 4.390 ha.
Trong số này, có 142 dự án với tổng diện tích hơn 1.300 ha có tỷ lệ bồi thường dưới
50% diện tích và các dự án đã bồi thường trên 50% nhưng không đủ điều ki ện được
gia hạn đã bị UBND TP.HCM chấm dứt hiệu lực văn bản chấp thuận địa điểm đầu
tư. Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư, trong số các dự án bất động sản hết
thời gian gia hạn đầu tư, có nhiều dự án quy mô lớn, trong đó có Dự án Khu dân cư
Hạnh Phúc tại Khu Nam Sài Gòn do Tổng công ty Xây dựng số 1 làm chủ đầu tư.
Theo kế hoạch, với tổng mức đầu tư dự kiến 9.000 tỷ đồng được chia làm 4 giai
đoạn (thực hiện từ năm 2008 đến năm 2016), Dự án sẽ được xây dựng thành một
khu đô thị hiện đại hoàn chỉnh có q uy mô hơn 42 ha với các hạng mục: chung cư
cao cấp, nhà liên kế, biệt thự song lập, đơn lập, trung tâm thương mại, trường học,
trung tâm y tế... Dự án này dù đã được chấp thuận đầu tư từ năm 2 004, nhưng đến
nay vẫn chưa đâu vào đâu. Dự án Khu dân cư Hạnh P húc đã từng bị Thanh tra

Chính phủ đề nghị thu hồi, nhưng sau đó, UBND TP.HCM xin cho chủ đầu tư được
gia hạn với điều kiện cam kết về tiến độ thực hiện và Thủ tướng Chính phủ đã có
văn bản chấp thuận. Một dự án có quy mô lớn khác là dự án khu vui chơi, cô ng viên
giải trí ở phường Bình Hưng do Công ty Park City làm chủ đầu tư. Dự án được
UBND TP.HCM phê duyệt quy hoạch 1/2.000 từ tháng 7/2009 với quy mô 50,03
ha, có chức năng công viên công cộng, dịch vụ thương mại, vui chơi, giải trí, tổ
chức không gian xanh phục vụ khách tham quan. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực
hiện, kết quả triển khai Dự án rất chậm. Tương tự, trong số dự án hết thời gian gia
hạn đầu tư còn có Dự án Khu dân cư Phước Kiển (huyện Nhà Bè, TP.HCM) do
Công ty Quốc Cường Gia Lai làm chủ đầu tư. Đây là dự án có quy mô lên đến 90
ha, vị trí khá đắc địa tại Khu Nam Sài Gòn vẫn thi công với tiến độ chậm [2].
- Từ những vấn đề nội tại trên nên em quyết định chọn đề tài mang tên:
“DÙNG PHƯƠNG PHÁP PCA ĐỂ NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ

CHÍNH ẢNH HƯỞN G ĐẾN TIẾN ĐỘ DỰ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN THI
CÔNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP Ở THÀNH PHỐ HỒ


3

CHÍ MINH”. Đề tài này được thực hiện nhằm xác định các nguyên nhân chính ảnh
hưởng đến tiến độ dự án trong giai đoạn thi công công trình dân dụng và công
nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh d ưới góc nhìn của Chủ đầu tư. Đồng thời đề xuất
một số giải pháp nhằm khắc phục các nguyên nhân gây chậm tiến độ công trình xây
dựng.
1.2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
- Vấn đề nghiên cứu là xác định các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tiến
độ dự án trong giai đoạn thi công xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp
ở TP.Hồ Chí Minh. Các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:
 Những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến tiến độ trong giai đoạn thi công các công
trình xây dựng dân dụng và công nghiệp ở TP.Hồ Chí Minh ?
 Trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ , thì những nguyên nhân nào có ảnh
hưởng mạnh mẽ nhất?
 Quan điểm của các bên tham gia dự án đánh giá như thế nào trên những nguyên
nhân đó ?
1.3. CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Xác định các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tiến độ trong giai đoạn thi công
các công trình dân dụng và công nghiệp ở TP.Hồ Chí Minh.
 Xác định mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân chính đến tiến độ dự án trong
giai đoạn thi công xây dựng.
 Xác định các nhóm chính ảnh hưởng đến tiến độ.
 Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhóm chính vừa tìm đư ợc đến tiến độ thi công
xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp ở TP.HCM.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

 Không gian thực hiện : các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp được
thi công ở TP.Hồ Chí Minh trong giai đoạn ( từ 2007 đến 2014).


4

 Thời gian thực hiện nghiên cứu : từ tháng 01/2015 đến tháng 07/2015.
 Đối tượng nghiên cứu : các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ trong giai đoạn thi
công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp ở TP.Hồ Chí Minh.
 Đối tượng khảo sát : các kỹ sư đang công tác trong các đơn vị là Chủ đầu tư, Nhà
thầu thi công, Ban quản lý dự án, Tư vấn giám sát và Tư vấn thiết kế ở TP.Hồ Chí
Minh.
1.5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1.Nghiên cứu sơ bộ (Background study)
- Sử dụng các số liệu thứ cấp lấy từ các nghiên cứu trước đây, các kết luận
của các cơ quan có thẩm quyền đã công bố, các số liệu thống kê được lấy từ các bài
báo khoa học có uy tín hàng đầu hiện nay, các Website chuyên ngành để tìm các
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công xây dựng.
- Sau đó làm nghiên cứu thử nghiệm trên nhóm nhỏ được chọn lọc từ những
kỹ sư có kinh nghiệm đã từng trải qua nhiều dự án thi công xây dựng. Từ đó phân
tích và hiệu chỉnh các dữ liệu một cách hoàn chỉ nh và hệ thống để hình thành bảng
câu hỏi.
1.5.2.Nghiên cứu khảo sát (Survey)
- Dùng bảng câu hỏi để tìm các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công công
trình xây dựng. Dựa vào kết quả trả lời của các đối tượng là cán bộ kỹ thuật, các tư
vấn giám sát, giám sát của chủ đầu tư có trình độ kỹ sư ở các ban quản lý dự án,
công ty tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công …
- Bảng câu hỏi sẽ tập trung vào những vấn đề còn tồn tại, những khó khăn
trong việc tổ chức thực hiện công tác quản lý tiến độ thi công của nhà thầu thi công,
ban quản lý dự án, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế.



5

- Xếp hạng các yếu tố, chọn ra những nhân tố tác động mạnh nhất. Xác định
sự tương tác của các yếu tố đại diện. Đồng thời tham khảo ý kiến của các chuyên
gia về kết quả vừa phâ n tích được.
- Dựa vào các yếu tố đã xác định được để từ đó đề xuất những biện pháp
khắc phục tình trạng chậm trễ trong tiến độ thi công dự án.
1.5.3. Công cụ nghiên cứu
- Sử dụng lý thuyết lấy mẫu, lý thuyết xác suất thống kê và phầm mềm SPSS
để phân tích các tham số thống kê, xác định độ mạnh của các nhân tố then chốt. Xếp
hạng các yếu tố và phân tích mối tương quan giữa các nhân tố đại diện tác động đến
tiến độ trong quá trình thi công .
1.6. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU
 Về mặt học thuật : kết quả của đề tài có thể làm cơ sở để đề tài kế tiếp nghiên cứu
sâu hơn về định lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chậm tiến độ trong
giai đoạn thi công công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.
 Về mặt thực tiễn : nghiên cứu đã xác đ ịnh các nguyên nhân có tác động mạnh đến
sự chậm tiến độ trong giai đoạn thi công công trình xây dựng dân dụng và công
nghiệp. Điều này sẽ giúp cho các đơn vị trực tiếp tham gia dự án, đặc biệt là Chủ
đầu tư hoặc Ban quản lý dự án, giảm thiểu nguy cơ làm chậm tiến độ dự án bằng
cách giám sát chặt chẽ những nguyên nhân được tìm thấy.


6

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN
2.1 CÁC KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA
2.1.1.Khái niệm về hoạt động xây dựng và công trình xây dựng

- Theo điều 3 của Luật Xây Dựng :
+ Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư
xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây
dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác
có liên quan đến xây dựng công trình.
+ Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con
người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với
đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và
phần trên mặt n ước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm
công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi,
năng lượng và các công trình khác.
2.1.2.Khái niệm công trình dân dụng và công nghiệp
- Theo quy chuẩn xây dựng Việt Nam ban hành kèm theo quyết định
439/1996/BXD-CSXD: Công trình dân dụng, công nghiệp - bao gồm các thể loại
công trình nhà ở, công trình công cộng và công trình công nghiệp .
- Nhà ở được xây dựng trong cá c đô thị, hình thức tổ chức nhà ở là theo dạng
tập trung dân cư thành các khu ở (thường gọi là chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ), có
hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị hoàn chỉnh như cấp, thoát nước; cấp điện; cấp năng
lượng; thông tin liên lạc; truyền thanh tru yền hình; hệ thống đường giao thông; môi
trường và hệ thống các công trình dịch vụ - phục vụ các nhu cầu về cuộc sống vật
chất và văn hoá, tinh thần của con người.
- Theo định nghĩa tại Điều 3, Nghị định 71/2010/NĐ -CP ngày 23/6/2010 của
Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, “Nhà ở thương


7

mại” là nhà ở do tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng để
bán, cho thuê theo nhu cầu và cơ chế thị trường. “Nhà chung cư” là nhà ở có từ hai

tầng trở lên, có lối đi, cầu thang và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho
nhiều hộ gia đình, cá nhân. Nhà chung cư có phần diện tích thuộc sở hữu riêng của
từng hộ gia đình, cá nhân, của chủ đầu tư và phần diện tích thuộc sở hữu chung của
các chủ sở hữu nhà chung cư [3].
2.1.3.Khái niệm dự án và tiến độ dự án xây dựng
- Dự án: theo tài liệu hướng dẫn Viện Quản lý dự án (PMI) - định nghĩa “Dự
án là một nỗ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ duy
nhất. Tạm thời nghĩa là mọi dự án đều có một thời gian kế t thúc xác định. Duy nhất
có nghĩa là sản phẩm hay dịch vụ là khác nhau trong một số cách phân biệt từ tất
cả các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự ”. Tại Việt Nam, dự án xây dựng được Luật
Xây dựng định nghĩa là “ Sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người,
vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có
thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần
trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công
trình công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, nông nghiệp
và các công trình khác”[4].
- Tiến độ dự án xây dựng: được đo lường bằng thời gian thực tế hoàn thành
một dự án đầu tư xây dựng công trình tính từ khi có chủ trương đầu tư đến khi
nghiệm thu bàn giao, đưa vào sử dụng.
- Các bên tham gia dự án: là tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp và xuyên
suốt quá trình thực hiện dự án. Đối với nghiên cứu này, ngoài CĐT, các bên tham
gia dự án bao gồm: Nhà thầu chính thi công xây dựng công trình, cá nhân Tư vấn
Thiết kế, cá nhân Tư vấn Giám sát, cá nhân Tư vấn QLDA. Một số các đối tượng
khác như Tư vấn Kiểm định chất lượng, Kiểm toán, các nhà cung cấp thiết bị và cơ
quan quản lý nhà nước cũng tham gia dự án nhưng ở những công đoạn khác nhau
trong quá trình thực hiện do đó không phải là đối tượng của nghiên cứu này.


8


2.1.4.Các giai đoạn của dự án xây dựng
- Một dự án xây dựng được phân chia thành sáu giai đoạn cơ bản. Bảng 2.1
chỉ ra các giai đoạn điển hình được thực hiện tuần tự, thường áp dụng cho các công
trình thi công theo phương pháp truyền thống. Trong thực tế thì mức độ chồng ghép
của các giai đoạn này, về cả mặt tiến độ thời gian và thực hiện công việc, thay đổi
rất khác nhau tùy thuộc vào dự án cụ thể, điều kiện địa hình, thực tế xã hội,... Tại
giai đoạn cuối cùng sau khi công trình hoàn thành và được bàn giao cho người sử
dụng , nhà thầu sẽ hết trách nhiệm đối với dự án .Chỉ trừ một số công việc sửa chữa
hư hỏng trong khoản thời gian bảo hành , theo quy định của hợp đồng, vẫn sẽ do
nhà thầu tiếp tục chịu trách nhiệm [5].
Bảng 2.1: Các giai đoạn của một dự án xây dựng theo phương pháp truyền thống

- Giai đoạn hình thành ý tưởng và nghiên cứu khả thi: Tất cả các dự
án xây dựng đều bắt đầu bằng việc ghi nhận sự cần thiết phải có một công trình
mới. Trước khi kỹ sư thiết kế bắt đầu chuẩn bị các bản vẽ và tất nhiên là trước khi
quá trình xây lắp công trường có thể bắt đầu thì công việc lập kế hoạch tổng thể cho
dự án đã phải tiến hành. Các phần việc trong giai đoạn này bao gồm quá trình phân
tích ý tưởng và lựa chọn mục tiêu, nghiên cứu khả thi về mặt kỹ thuật và kinh tế,
báo cáo tác động môi trường, dự định huy động vốn và các công việc chuẩn bị cần


9

thiết khác. Dẫu rằng đây là giai đoạn đầu tiên nhưng lại hay bị bỏ qua nhất, đặc biệt
là đối với các dự án có quy mô nhỏ hay các dự án không bị bắt buộc thực hiện giai
đoạn này.
- Vị trí và không gian xây dựng công trình: là một yếu tố thiết yếu cần xác
định đối với dự định xây dựng dự án mới. Câu hỏi phải trả lời là cần đặt dự án ở đâu
để thuê được nguồn lao động rẻ và có tay nghề cao? Chi phí xây dựng công trình
hiện tại cũng như chi phí vận hành nhà máy sau này sẽ là bao nhiêu? Nguồn nguyên

vật liệu phục vụ xây dựng công trình và sản xuất sau này có thể thu mua ở đâu và hệ
thống giao thông liên lạc như thế nào?...Cứ như vậy, chủ đầu tư và nhóm thực hiện
dự án cần phải trả lời thoả đáng toàn bộ các câu hỏi có liên quan tới công trình dự
định xây dựng, làm cơ sở để cấp lãnh đạo cao nhất đưa ra quyết định cuối cùng về
việc có đầu tư xây dựng cô ng trình không và lựa chọn các giải pháp khả thi nhất.
- Giai đoạn thiết kế công nghệ - kỹ thuật : Giai đoạn này có hai phần chính là
: (1) Thiết kế công nghệ -kỹ thuật sơ bộ, và (2) Thiết kế công nghệ -kỹ thuật chi tiết.
Theo truyền thống thì toàn bộ giai đoạn này được thực hiện hoàn toàn bởi các kiến
trúc sư và kỹ sư chuyên về thiết kế. Tuy nhiên, có xu hướng đang tăng lên hiện nay
là việc tham gia của người sử dụng công trình cũng như các kỹ sư thi công hiện
trường vào giai đoạn thiết kế - kỹ thuật do mức độ hiểu biết về công nghệ cũng như
kinh nghiệm của họ trong quá trình sử dụng hoặc thi công xây lắp. Sự tham gia này
thường có hiệu quả trong các phương pháp quản lý dự án theo mô hình quản lý xây
dựng chuyên nghiệp và thiết kế - thi công .
- Giai đoạn đấu thầu và mua sắm: Giai đoạn này thường bao gồm hai phần
việc chính. Một là lựa chọn phù hợp với hợp đồng thi công xây lắp cho các công
việc đòi hỏi nhà thầu chính và nhà thầu đặc biệt. Phần còn lại là mua sắm vật tư
thiết bị cần thiết để xây dựng công tr ình. Việc phân trách nhiệm cho hai phần này
thường thay đổi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phương pháp thực hiện hợp
đồng đối với dự án xây dựng có ảnh hưởng lớn. Với phương pháp quản lý xây dựng
truyền thống thì đấu thầu xây lắp và mua sắm vật tư thiết bị luôn có yêu cầu phải tổ
chức đấu thầu cạnh tranh cho mọi hợp đồng. Phần đấu thầu này được tiến hành


×