Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Nghiên cứu về tình hình tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em ở việt nam và đề ra giải pháp phòng tránh vấn nạn này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.68 KB, 18 trang )

Nghiên cứu về tình hình tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam và đề ra
giải pháp phòng tránh vấn nạn này.
Nguyễn Thị Thu*
Tóm tắt
Qua việc tìm hiểu cập nhật những thông tin thường nhật trên báo, đài, tivi, internet
và một số nghiên cứu có liên quan về tình hình buôn bán phụ nữ và trẻ em cũng nhiều
nguồn thông tin khác như trong các buổi họp dân phố, mít tinh địa phương, các khóa học
ngoài giờ lên lớp về vấn nạn buôn bán trẻ em. Bài viết đã nêu bật lên thực trạng tình hình
buôn bán phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam, từ đó đề ra các giải pháp phòng chống, khắc
phục và hạn chế vấn nạn trên trong nhân dân.
Từ khóa: Tội phạm, tình hình tội phạm, buôn bán, phụ nữ, trẻ em, buôn bán phụ nữ,
buôn bán trẻ em, buôn bán phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam.
1. Giới thiệu

Đi đôi với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, xã hội ngày càng phát triển đã cung cấp
đầy đủ các phương tiện vật chất, đã hộ trợ phục vụ đăc lực nhu cân của con người. Song
song đó chúng ta cũng không thể phụ nhận ràng cũng vì xã hội ngày càng phát triển dẫn
đế sự phân cấp, phân chia giàu nghèo, thì trong xã hội ngày càng ngày càng các vấn nạn,
các tệ nạn xã hội. Nổi bật trong số đó là vấn nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em – một vấn đề
gây bức xúc và nhức nhối của toàn đảng, toàn dân, toàn quân và của toàn xã hội. Số
lương buôn bán phụ nữ trẻ em ngày càng gia tăng và nhân rộng với nhiều hình thức, thủ
đoạn của tội phạm. Theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tháng 6 năm 2005 đã báo cáo rằng
“Việt Nam là một trong những nước cần chú ý vì có tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em
Việt Nam sang Trung Quốc, Hongkong, Macao, Malaysia, Đài Loan và Cộng Hoà Czech
để làm công việc mãi dâm”. Theo thông tin mới nhất trên báo công an TP Hồ Chí Minh
trong 2 năm 2005 – 2006 cà nước phát hiện 568 vụ, 993 đối tượng buôn bán phụ nữ, trẻ
em. Trong số 1.518 nạn nhân, số phụ nữ bị lừa bán ở lứa tuổi từ 18 đến 35 chiếm đa số,
gồm 511 vụ với 882 đối tượng tham gia. Trong cà nước cho đến nay, theo thống kê, có
5746 phụ nữ, trẻ em được đưa vào danh sách chính thức bị bán ra nước ngoài là ; và 7940
phụ nữ, trẻ em vắng mặt lâu ngày tại địa phương bị nghi là đã bị bán.



Với cái nhìn tổng quát về con số thông kê trên, ta thấy số lượng phụ nữ và trẻ em bị
chiếm đoạt để trở thanh phương tiện buôn bán của những tội phạm bất nhân ngày càng
tăng. Đã để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho xã hội: cha mất con, chồng mất vợ, anh
mất em, khiến nhiều gia đìn lâm vào hoàn cảnh tan tác tình thân, hạnh phúc gia đình,
khiến cho bao số phận phụ nữ, trẻ em lâm vào hoàn cảnh nghiệt ngã, tủi nhục, bị đánh
mất sự yêu thương gia đình, sự tự do cá nhân và sự tự quyết định của họ.
Qua bài nghiên cứu này nhằm cung cấp rõ thực trạng về tình hình buôn bán phụ nữ và
trẻ em tại Việt Nam – một vấn nạn gây nhức nhối cho toàn xã hội. Thông qua đó giúp
chúng ta đề ra những giải pháp phòng và chống vấn nạn tội phạm này. Qua đó góp phần
giúp những mảng đời bất hạnh này hòa có lại được tình thương, hơi ấm gia đình, và sự tự
do trong xã hội.
2. Cơ sở lý luận
2.1 Hệ thống khái niệm

2.1.1 khái niệm về “Tội Phạm”
Theo Thuật ngữ "tội phạm học" bắt nguồn từ tiếng La tinh: "Crimen" có nghĩa là tội
phạm và tiếng Hy Lạp: "Logos" có nghĩa là học thuyết, lí luận; kết hợp hai từ đó lại có
nghĩa là học thuyết về tội phạm hay tội phạm học [1]. Tội phạm là hành vi nguy hiểm
cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình
sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập,chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng,
an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp páp khác của
công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa [2]
Các

dấu

hiệu


của

tội

phạm:

+ Hành vi của tội phạm là hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội.
Biểu hiện về mặt khách quan: Gây thiệt hại cho xã hội , hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các
quanhệ



hội



mức

độ

đáng

kể.

Tội phạm nguy hiểm có tính khách quan: Phụ thuộc vào công cụ, phương tiện gây án,
cách

thức


phạm

tội

tiến

hành,

cường

độ

thực

hiện

hành

vi


Cơ sở đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội: quan hệ xã hội bị xâm
hại,

hậu

quả




tội

phạm

đã

gây

ra,

Tính

chất

mức

độ

lỗi

+ Tính có lỗi của tội phạm: Nhận thức được hành vi nguy hiểm hay không nguy hiểm ,
gây thiệt hại hay không thiệt hại, khả năng gây thiệt hại như thế nào... nhưng vẫn thực
hiện.
+ Tính trái pháp luật hình sự: Mọi hành vi phải được BLHS quy định là tội phạm thì mới


tội

phạm.


+ Tính chịu hình phạt: Hành vi tội phạm thì hành vi đó luôn chứa đựng khả năng bị áp
dụng hình phạt.
Phân loại tội phạm: Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội, pháp luật hình sự Việt Nam chia tội phạm thành 4 loại. Tội phạm ít nghiêm
trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng.
2.1.2 Khái niệm về “Buôn bán”
Theo định nghĩa của Từ điển bách khoa Wikipedia, buôn bán là hình thức bán một
khối lượng lớn hàng hóa với một mức giá gốc hoặc giá đã có chiết khấu ở mức cao
nhằm tiêu thụ được nhanh, nhiều hay có bảo đảm cho khối lượng hàng hóa đó [3].
2.1.3 Khái niệm “Phụ nữ”
Theo định nghĩa của Từ điển bách khoa Wikipedia, Phụ nữ thường được dùng để chỉ
một người trưởng thành, còn con gái thường được dùng chỉ đến trẻ gái nhỏ hay mới lớn.
Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã trưởng thành, hoặc được cho là đã trưởng
thành về mặt xã hội. Nó cho thấy một cái nhìn ít nhất là trung lập, hoặc thể hiện thiện
cảm, sự trân trọng nhất định từ phía người sử dụng [4] .
2.1.4 Khái niệm “Trẻ em”
Theo định nghĩa của Từ điển bách khoa Wikipedia, trẻ em là con người ở giữa giai
đoạn từ khi sinh và tuổi dậy thì. Định nghĩa pháp lý về một "trẻ em" nói chung chỉ tới
một đứa trẻ, còn được biết tới là một người chưa tới tuổi trưởng thành.
2.1.5 Khái niệm “Buôn bán phụ nữ, trẻ em”


Buôn bán phụ nữ, trẻ em là việc tuyển dụng, vận chuyển, cung cấp, chuyển giao, chứa
chấp hoặc nhận phụ nữ, trẻ em bằng hành động: bạo lực hoặc đe dọa, bắt cóc, lừa dối,
dẫn dắt vào sai lầm, lợi dụng khai thác sự nhầm lẫn hoặc không có khả năng hiểu đúng
cho hành động, lạm dụng sự phụ thuộc, lợi dụng tình huống xấu, trạng thái bất lực,
thưởng hoặc nhận tài sản hoặc lợi thế cho cá nhân hoặc lời hứa của mình với người đang
chăm sóc, giám sát người khác [5] .
2.2 Cơ sở lý thuyết

2.2.1 Lý thuyết tiến hóa
Theo thuyết tiến hóa muôn loài của Darwin (1809-1882) vật chất không ngừng
vận động và phát triển, đã thúc đảy xã hội ngày càng tiến hóa, tiến triền lên một bước
ngoặc mới. Cũng chính vì đó làm cho xã hội ngày càng phát triển, nảy sinh nhiều vấn đề
trong xã hội, xuất hiện cạnh tranh, đoạt lợi lẫn nhau, ai cũng muốn làm giàu, dẫn đến xuất
hiện một số người luôn muốn đạt lợi cho mình mà không từ thủ đoạn phi phát, trái đạo
nghĩa, nhân văn. Một trong những thủ đoạn đó có cướp của, giết người, buôn bán người
trái phép.
Qua thuyết tiến hóa của Darwin cho ta thấy được nguồn gốc và nguyên nhân phát
triển trong suy nghĩ và hành động của tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em.
2.2.2 Lý thuyết kiểm soát xã hội
Theo từ điển bách khoa vi.wilipedia cho biết “Kiểm soát xã hội là sự bố trí các
chuẩn mực, các giá trị cùng những chế tài để ép buộc việc thực hiện chúng. Sự kiểm soát
sẽ làm cho hành vi của các cá nhân, các nhóm vào các khuôn mẫu đã được xã hội thừa
nhận là đúng, cần phải làm theo. Kiểm soát xã hội, sẽ dùng các chế tài tiêu cực đẩy các
hành vi lệch lạc vào khuôn phép hay vào một trật tự” [6].
Chức năng của kiểm soát xã hội nhằm tạo ra điểu kiện cho sự bền vững nhắm duy
trì ổn định trật tự xã hội.
Theo nghiên cứu của tác giả Talcott Parsons (1902-1979) đã đưa ra ba công cụ
chính để kiểm soát xã hội: Một là sự cô lập hoàn toàn, hai là sự hạn chế giao tiếp, quan3
chế. Ba là sự cải tạo phục hồi. Đồng nghiên cứu về lĩnh vực kiểm soát xã hội tác giả


Crocbie đã đưa ra bốn dạng kiểm soát không chính thức: Một là lợi ích xã hội về dân chủ,
cơ hội thăng tiến. Hai là sự trừng phạt. Ba là sự thuyết phục. Bốn là xác định lại chuẩn
mực.
Trong kiểm soát ở phạm vi, lĩnh vực tội phạm học ta có kiểm soát xã hội đối với
tội phạm (hay kiểm soát không chính thức) là hình thức kiểm soát thông qua các tổ chức,
quan hệ xã hội như: Cộng đồng dân cư, tổ chức xã hội, tôn giáo, tổ chức giáo dục, gia
đình... và bằng các giá trị xã hội như: Phong tục, tập quán, truyền thống, tiêu chuẩn, niềm

tin... Những cách thức, biện pháp kiểm soát xã hội không có tính cưỡng chế, không được
quy định bởi Nhà nước, không thuộc chức năng chuyên môn của chủ thể thực hiện mà
thông thường được thực hiện tự phát do sự vận động bên trong chính các tổ chức, quan
hệ xã hội. Riêng về thuật ngữ “Kiểm soát xã hội đối với tội phạm” theo nghĩa này cũng
cần được xem xét theo hai nghĩa rộng và hẹp [7].
Thông qua lý thuyết kiểm soát xã hội ta thấy được vai trò nhiệm vụ và trách nhiểm
kiểm soát của nhà nước, toàn dân trong vấn nạn kiểm soát, theo dõi, điều tra , tham vấn
tội phạm nói chung và tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em nói riêng. Để từ đó có những
kiến nghị điều chỉnh và sửa đổi một các sát sao, mật thiết giúp phòng và chống vấn nạn
buôn bán phụ nữ và trẻ em ngày càng hiệu quả.
2.2.3 Lý thuyết phạm tội thừa kế
Trong suốt tiến trình mài mò, nghiên cứu về bộ óc và cơ thể người phạm tội các
nhà nghiên cứu nhân định rằng “Tội phạm là đặc điểm được kế thừa thông qua gen”. Để
làm rõ quan điểm này Richard Dugdate (1841-1883) đã nghiên cứu cuộc đời hơn 1000
thành viên của một gia đình. Trong số đó 280 người bần cùng, 60 người trở thành trộm, 7
người giết người, 40 người phạm các tội khác, 40 người bị hoa liễu, 50 gái điếm. Con số
thống kê của ông chỉ ra rằng có một vài dòng họ sinh đẻ ra những thế hệ tội phạm.
Với lý thuyết phạm tội thừa kế đã cho chúng ta biết phần nào về nguồn gốc phạm
tội. Từ đó giúp chúng ta thông kê, theo dõi nguồn gốc những người thuộc gia phả phạm
tội, để có cách giáo dục, tạo điều kiện học tập giáo dục và phát triển lành mạnh, để không
mắc vào con đường “ngựa đi đường cũ” của ông bà, tổ tiên, nhằm góp phần phòng ngừa
hạn chế tội phạm, đặc biệt là tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em [8]


2.2.4 Lý thuyết nhóm lợi ích
Lợi ích: Lợi ích được nhiều học giả thừa nhận là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội.
Nhóm lợi ích là lợi ích của một nhóm người, có mối liên kết hoạt động trong một dạng tổ
chức nhất định, có mục tiêu cụ thể và có ý thức liên kết để đạt được mục tiêu ấy.
Lý thuyết Nhóm lợi ích phân lợi ích thành ba loại là: Lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm
và lợi ích tổng thể.

Nhóm lợi ích là một trong các động lực cơ bản thúc đẩy phát triển xã hội. Ảnh
hưởng của nhóm lợi ích có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Mức độ và khả năng ảnh hưởng
của nhóm tới định hướng phát triển của quốc gia phụ thuộc vào chất lượng thể chế của
mỗi quốc gia. Ý chí của nhóm lợi ích, thậm chí có thời điểm là ý chí của số đông cũng có
thể gây tổn hại tới sự phát triển bền vững của xã hội [9]
Thông qua lý thuyết nhóm lợi ích, giúp chúng ta hiểu rõ được cá loại nhóm lợi ích
đặc biệt là lợi ích cá nhân và lợi ích của một nhóm nào đó đã ham muốn vụ lợi cho riêng
bản thân và một nhóm của mình đã thực hiện hành vi mất hết đạo lý – buôn bán phụ nữ
trẻ em. Qua đó giúp chính quyền và nhân dân hiểu rõ được những đối tượng và nhóm cá
biệt thường có hoạt động bất thường, phi pháp để có biện pháp phòng chống và cưỡng
chế các đội tượng này, góp phần hạn chề vấn nạn trên.
3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
3.1 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu có sản được thu thập công bố từ trước ( Nguồn
tài liệu thứ cấp ).
3.2. Tổng quan tài liệu
Như chúng ta đã biết từ khi nhà nước được xây dựng thì luật bảo vệ con người
được hình thành, một trong số đó có phụ nữ và trẻ em. Phụ nữ có vai trò rất quan trong
việc lao động sản xuất góp phần vào kinh tế đất nước, đặc biệt có vai trò quan trọng trong
việc đảm đang việc nhà: vừa là người vợ kiên trung, giữ dìn hạnh phúc gia đình, và đặc
biệt đảm đang trách nhiệm hết sức quan trong - giúp duy trì giống nòi của đất nước. Còn
trẻ cũng có vai trò hết sức quan trong trong xã hội. Trẻ em là mầm móng, trụ cột, chủ
nhân tương lai của đất nước, lớp người kế thừa và phát huy bản sắc dân tộc, thúc đẩy phát


triển kin tế đất nước. Chính vì lý do trên phụ nữ và trẻ em ngày càng trở lên quan trọng,
là nguyên khí của quốc gia và được xã hội quan tâm bảo vệ. Vì thế ngày nay vấn nạn
buôn bán phụ nữ và trẻ em đã và đang là vấn đề nổi cợm, gây nhức nhối cho các nhà lãnh
đạo, gây xôn xao dư luận toàn xã hội. Hiện nay trên thế giới và trong nước có rất nhiều

nghiên cứu về vấn đề này, nhưng do thời gian có hạn nên nhóm xin được tìm hiểu và
tổng hợp được những tài liệu có nội dụng cụ thể về tội phạm buôn phụ nữ và trẻ em cụ
thể như sau:
Trên số báo Công An TP Hồ Chí Minh ngày 22-4-2007: từ năm 1998 đến nay (9
năm) cả nước xác định được 33 tuyến, 139 địa bàn trọng điểm thường diễn ra hoạt động
buôn bán PNTE ra nước ngoài. ; đưa vào diện quản lý 2.048 đối tượngvới 654 đối tượng
có liên quan, lập danh sách 5746 PNTE bị bán ra nước ngoài, 7940 PNTE vắng mặt lâu
ngày tại địa phương nghi đã bị bán. Trong 2 năm 2005-2006, cả nước phát hiện 568 vụ,
993 đối tượng phạm tội buôn bán phụ nữ, trẻ em. Trong số 1.518 nạn nhân, số phụ nữ bị
lừa bán ở lứa tuổi từ 18 đến 35 chiếm đa số, gồm 511 vụ với 882 đối tượng tham gia. Qua
đó ta thấy năm 2005, số vụ buôn bán PNTE của năm 2006 được phát hiện nhiều hơn
72%; số đối tượng tăng 89% và số người bị hại tăng 138%. Cho đến nay, theo thống kê,
có 5746 PNTE được đưa vào danh sách chính thức bị bán ra nước ngoài là ; và 7940
PNTE vắng mặt lâu ngày tại địa phương bị nghi là đã bị bán. Ở Việt Nam có công trình
nghiên cứu qua bài viết “Vấn đề nạn nhân của tội mua bán phụ nữ ở Việt Nam” của ThS.
Nguyễn Văn Hương đã nêu rõ các đặc điểm nạn nhân của tội phạm thường là những phụ
nữ trẻ tuổi từ 16 – 25 tuổi, như phân tích 60 trường hợp phụ nữ ở tỉnh An Giang bị mua
bán (từ năm 1998 - năm 2005), chúng tôi nhận thấy cả 60 phụ nữ này đều ở độ tuổi từ 16
đến 25 tuổi, trong đó có 31,67% ở độ tuổi 16; 28,3% ở độ tuổi 17; 13,3% ở độ tuổi 18;
8,3% ở độ tuổi 19; 6,67% ở độ tuổi 20; từ 21 đến 25 tuổi có 8 phụ nữ (13,3%) [10].
Theo thông tấn xã Việt Nam báo cáo (24/9/2003) mà Bùi Thị Lan đã bị kết án 10
năm tù của tòa của Hà Nội đối với buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc. Lan, 41 tuổi, đã bị
buộc tội lừa đảo Đinh Thị H., những người đến từ các tỉnh đồng bằng sông Hồng Thái
Bình, và bán cô sang Trung Quốc cho 2.800 Nhân dân tệ. Ngoài ra có rất nhiều bài báo,
tạp chí thế giới viết về vấn nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em này. Chẳng hạn theo tờ báo US


Department of State 2003 đã đăng Giữa năm 1991 một năm 2002, cảnh sát địa phương đã
phát hiện 2.015 trường hợp liên quan đến buôn bán người và bắt cóc. 3.376 tên tội phạm
đã bị bắt giữ trong những trường hợp này, và, trong số này, 2.805 được đưa ra tòa và bị

buộc tội buôn bán người [11]. Theo tạp chí Vietnam News 19-05-2005 đưa ra năm 2005,
cảnh sát đã bắt giữ một nhóm người để lừa khoảng 40 phụ nữ và bán chúng vào tệ nạn
mại dâm cho các đại lý gần biên giới Trung Quốc ở phía Bắc. Một số tờ báo tạp chí khoa
nước ngoài khác đã thông tin về những hình phạt nghiên trọng đối với vấn nạn buôn bán
trẻ em ở Việt Nam. Như theo tạp chí Deutsche Presse-Agentur 17 December 2003 cho
biết Đỗ Thị Đạo và Lê Thị Đẹp đã bị kết án tại Vũng Tàu với tổng số là 20 năm tù cho
phụ nữ buôn từ miền Nam Việt Nam để miền Nam Trung Quốc để làm nghề mại dâm.
Thay vì tìm việc làm cho 18 phụ nữ trong các cửa hàng, hai người phụ nữ bán những 18
phụ nữ là gái mại dâm. Theo tạp chí Borneo Bulletin 19/06/2001 báo cáo Ngày 10 tháng
sáu năm 2001, ba người phụ nữ Việt được trialed để bán thiếu nữ để thịt thương nhân ở
Trung Quốc cho ít nhất là 50USD một cái đầu. Văn Thị Ken, 48, Di Thị Thanh, 63 tuổi
và Hoàng Thị Hiền, 20 bị cáo buộc bán năm cô gái between15 tuổi và 18 đến một người
trung gian ở Trung Quốc vào tháng ba năm đó. Ba phụ nữ bị bắt giữ tại biên giới của
cảnh sát, nhưng năm cô gái, tất cả từ Dân tộc Lu, vẫn mất tích vào 6 -2011 [12] .
4. Kết quả nghiên cứu
4.1 Thực trạng về tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em hiện nay.
4.1.1 Số lượng tội phạm tham gia buôn bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam
Tình hình buôn ban phụ nữ và trẻ em ngày càng phức tạp, với nhiều thành
phần buôn bán phụ nữ và trẻ em ngày càng tăng, với nhiều hình thức thủ đoạn dụ sỗ, lừa
đảo, bắt ép,… Chính phủ cho biết trong năm 2013 đã có 697 nghi can mua bán người bị
bắt giữ, 512 bị cáo bị đưa ra xét xử theo các điều của Bộ luật Hình sự, và 420 tội phạm
mua bán người đã bị tuyên có tội và bị kết án, giảm so với số tội phạm năm 2012 (490
đối tượng) [13]. Theo báo cáo của bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ về tình hình buôn bán
nười ở Việt Nam 2015 cho biết Năm 2014, Chính phủ đã bắt giữ 685 nghi can mua bán
người, và truy tố 472 người (trong đó có 346 người bị truy tố theo Điều 119 và 126 người
bị truy tố theo Điều 120), và đã kết án 413 bị can, với mức án chủ yếu từ 3-15 năm tù,


giảm đôi chút so với số 420 bị can bị kết án trong năm 2013 [14]. Theo báo công an
thành phố Hồ Chinh Minh số ra 22/4/2007 cho biết: Từ năm 1998 đến nay (9 năm) cả

nước xác định được 33 tuyến, 139 địa bàn trọng điểm thường diễn ra hoạt động buôn bán
PNTE ra nước ngoài; đưa vào diện quản lý 2.048 đối tượngvới 654 đối tượng có liên
quan. Trong 2 năm 2005-2006, cả nước phát hiện 568 vụ, 993 đối tượng phạm tội buôn
bán phụ nữ, trẻ em. Cũng theo báo cáo của các địa phương thực hiện Kế hoạch số
38/BCA về tổng điều tra rà soát từ năm 1998 đến nay, cả nước đã xác định 33 tuyến, 139
địa bàn trọng điểm thường diễn ra hoạt động buôn bán phụ nữ trẻ em ra nước ngoài; lên
danh sách đưa vào diện quản lý nghiệp vụ 2.548 đối tượng, trong đó dựng lại 235 đường
dây, với 654 đối tượng có liên quan đến hoạt động buôn bán phụ nữ trẻ em để có kế
hoạch, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn. Năm 2006, lực lượng Công an và Bộ
đội Biên phòng đã điều tra khám phá 224 vụ, bắt 454 đối tượng phạm tội buôn bán phụ
nữ trẻ em
4.1.2 Số lượng phụ nữ và trẻ em trở thành nạn nhân của tội phạm buôn bán
người
Qua tình hình thống kê số lượng tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em cho ta thấy
số phụ nữ và trẻ em bị trao đổi mua bán ngày càng tăng vì vụ lợi các nhân phi hợp pháp
của chúng. Theo báo cáo của các địa phương thực hiện Kế hoạch số 38/BCA về tổng điều
tra rà soát từ năm 1998 đến nay 6.488 phụ nữ trẻ em bị bán ra nước ngoài, 7.940 phụ nữ
trẻ em vắng mặt lâu ngày tại địa phương nghi đã bị bán, đề nghị phía Trung Quốc,
Campuchia xác minh 294 phụ nữ trẻ em đang có địa chỉ cụ thể ở Trung Quốc và
Campuchia [15]. Qua rà soát đến nay có khoảng 156.000 phụ nữ kết hôn với người nước
ngoài, trong đó có hơn 42% kết hôn với người Trung Quốc, 31% kết hôn với người Đài
Loan, 11% kết hôn với người Hàn Quốc, 16% còn lại kết hôn với người nước khác.Theo
thông kê của báo công an thành phố Hồ Chí Minh số ra 22/4/2007 cho biết: từ năm 1998
đến nay (9 năm) cả nước xác định được 33 tuyến, 139 địa bàn trọng điểm thường diễn ra
hoạt động buôn bán PNTE ra nước ngoài, lập danh sách 5746 PNTE bị bán ra nước
ngoài; 7940 PNTE vắng mặt lâu ngày tại địa phương nghi đã bị bán. Trong 2 năm 20052006, cả nước phát hiện 568 vụ, 993 đối tượng phạm tội buôn bán phụ nữ, trẻ em. So với


năm 2005, số vụ buôn bán PNTE của năm 2006 được phát hiện nhiều hơn 72%; số đối
tượng tăng 89% và số người bị hại tăng 138%. Cho đến nay, theo thống kê, có 5746 phụ

nữ và trẻ em được đưa vào danh sách chính thức bị bán ra nước ngoài là ; và 7940 pụ nữ
và trẻ em vắng mặt lâu ngày tại địa phương bị nghi là đã bị bán. Theo thống kê của Liên
Hợp Quốc nạn buôn bán người hiện nay lớn gấp 10 lần về quy mô so với nạn buôn nô lệ
vào thế kỷ 19 và đang là vấn đề nhức nhối của toàn cầu. Ước tính, hằng năm có khoảng 4
triệu người, phần lớn là phụ nữ, trẻ em bị buôn bán. Riêng ở khu vực Đông Nam Á có
khoảng 200-250.000 phụ nữ và trẻ em trở thành nạn nhân của các băng nhóm tội phạm.
4.1.3 Độ tuổi nạn nhân của tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em.
Trong vấn nạn về tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em hiện nay, thì các tội
phạm thực hiện mọi thủ đoạn không bỏ qua tượng nào chúng có khả năng lợi dụng, dụ dỗ
thực hiện hành vi trao đổi mua bán để vụ lợi cá nhân ở mọi lứa tuổi. Song qua nhiều tin
tức báo cáo ta thấy lứa tuổi phụ nữ và trẻ em bị lợi dụng trao đổi mua bán nhiều nhất ở độ
tuổi 16 – 25 (đối với phụ nữ), độ tuổi 10 – 16 (đối với trẻ em). Theo nghiên cứu về “Vấn
đề nạn nhân của tội phạm mua bán phụ nữ ở Việt Nam” của ThS. Nguyễn Văn Hương
cho biết: ở An Giang trong 60 trường hợp phụ nữ bị mua bán (từ 1998 – 2005) thì đều
nhận thấy rằng 60 phụ nữ này đều ở độ tuổi từ 16 đến 25 tuổi, trong đó có 31,67% ở độ
tuổi 16; 28,3% ở độ tuổi 17; 13,3% ở độ tuổi 18; 8,3% ở độ tuổi 19; 6,67% ở độ tuổi 20;
từ 21 đến 25 tuổi có 8 phụ nữ (13,3%). Một điều tra khác ở tỉnh Quảng Ninh (từ
tháng 1/1998 đến 3/2005) có 47 phụ nữ (sinh sống trên địa bàn tỉnh này) bị bán ra
nước ngoài trong đó có 32 phụ nữ ở độ tuổi từ 16 đến 30 (68%), 9 phụ nữ từ trên 30 đến
45 tuổi (19,2%), 6 phụ nữ trên 45 tuổi (12,8%). Nghiên cứu 337 phụ nữ bị mua bán từ
140 bản án hình sự sơ thẩm chúng tôi nhận thấy có 207 phụ nữ ở độ tuổi từ 16 đến 20
(61,4%), 90 phụ ở độ tuổi từ 21 đến 25 (26,7%) và 40 phụ nữ từ 26 tuổi trở lên
(11,9%) [16].
Theo báo công an thành phố Hồ Chí Minh số ra 22/4/2007 trong 2 năm 2005 -2006, cả
nước phát hiện 568 vụ, 993 đối tượng phạm tội buôn bán trẻ em, trong 1518 nạn nhân, số
trẻ em tử 10 tưởng đến 16 tuổng chiếm đa số. Qua thống kê trên cho ta thấy lứa tuổi phụ
nữ và trẻ em bị lừa đảo dụ dỗ có tuổi đời rất trẻ, đây chính là hồi chuông báo động khẩn


cấp đến toàn đảng, toàn dân trong công tác phòng ngừa tội phạm, đồng thời nâng cao dân

chí trong dân để hạn chế tối thiểu vấn nạn này.
4.1.5 Hình thức phạm tội của tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển thì càng xuất hiện những công nghệ tinh vi
làm công cụ hỗ trợ để thực hiện hình thức phạm tội của tội phạm, đặc biệt là tội phạm
buôn bán phụ nữ và trẻ em dưới mọi hình thức ngày càng tinh vi, xảo quyệt như: che giấu
dưới hình thức môi giới cho nhận con nuôi, lấy chồng người nước ngoài, đưa người đi
xuất khẩu lao động, sử dụng mạng internet với tên và địa chỉ giả để làm quen, dụ dỗ nạn
nhân đến biên giới và lừa bán ra nước ngoài, thậm chí một số đối tượng trước đây là nạn
nhân bị bán sang Trung Quốc nay quay về Việt Nam dụ dỗ, lừa ép phụ nữ, trẻ em đưa
sang Trung Quốc bán. Nhưng trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi xin được đưa ra
lam rõ 2 hình thức phạm tội đặc trưng nhất của tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em là kết
hôn trá hình và cưỡng ép dưới nhiều hình thức.
-

Hình thức phạm tội bằng cách kết hôn trá hình

Theo Tiến sĩ Dương, phong trào này nở rộ từ khoảng năm 2000, và đến nay có
khoảng 90.000 cô dâu Đài Loan. Hiện nay phong trào bắt đầu lan sang Hàn Quốc,
điển hình, tháng 9/2006, tại Bình Dương, một nhóm buôn người đã dựng đám cưới
giả để 41 người Hàn Quốc chọn 266 phụ nữ Việt Nam làm vợ. Ở Cần Thơ, hơn
130 phụ nữ đã coi là món hàng để những người đàn ông ngoại quốc lựa chọn. Mới
đây, công an và biên phòng đã phá đường dây buôn bán phụ nữ do một phụ nữ
Việt và chồng Đài Loan câu kết với khoảng trên 70 người ở TPHCM và các tỉnh
phía Nam. Với thủ đoạn rủ đi tìm việc làm, môi giới lấy chồng nước ngoài giàu
có, chúng đã lừa hơn 126 phụ nữ đưa sang các nhà chứa ở Singapore, Malaysia,
Đài Loan.
-

Cưỡng ép dưới mọi hình thức


Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tinh của phụ nữ và trẻ em, các tội phạm thự hiện hành động
như cho mượn nợ, hăm dọa, bắt cóc bằng thuốc gây mê rồi chuyển đi. Do trình độ
dân trí thấp lê họ kém hiểu biết và dẽ dàng bị dụ dỗ bằng lời ngon, tiếng ngọt. Tại
Việt Nam, vấn nạn này đang có chiều hướng gia tăng. Những phụ nữ trẻ chưa


chồng, trình độ học vấn thấp và hầu như không có thông tin đều là những đối
tượng có nguy cơ bị lừa gạt cao. Các nạn nhân thường bị lừa sang Trung Quốc,
Campuchia, Đài Loan, Hong Kong, Malaysia và Thái Lan. Hành vi lừa gạt, câu
móc của bọn tội phạm rất tinh vi. Ngoài thủ đoạn dụ dỗ phụ nữ đi làm xa, lấy
chồng ngoại, bọn lừa đảo còn “sáng tạo” ra những chiêu thức mới như qua hình
thức du học, lao động xuất khẩu, du lịch.
4.2 Nguyên nhân trở thành nạn nhân của tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân trở thành nạn nhân của tội phạm buôn bán phụ
nữ và trẻ em nhưng xét cho cùng đều xoay quan 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân chủ
quan và nguyên nhân khách quan.
4.2.1 Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân trở thành nạn nhân của tội phạm chủ yếu là do yếu tố chủ quan của
người bị hại, như do suy nghi nông cạn chưa chính chắn, thấy lợi ích trước mắt lên dễ bị
dụ dỗ. Theo tin tức thường nhật ta thấy rằng nạn nhân của tội phạm, những phụ nữ trẻ em
đã số là những người có trình độ dân trí thấp và ở những nơi vùng xâu vùng xa, vùng dân
tộc miền núi, khó khăn cho việc đi lại và học tập. Một trong những nguyên nhân nữa là
trình độ văn hóa thấp. Trong báo cáo 298/BCA (C11) ngày 13/10/2005 giử Thủ Tướng
Chính phủ có nhận định “Phần lớn phụ nữ bị mua bán có trình độ văn hóa thấp” [17].
Theo báo cáo số 43/BCA của văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 130/CP còn nêu rõ:
“Về trình độ văn hoá của phụ nữ và trẻ em trở thành nạn nhân của tội phạm buôn bán:
không biết chữ chiếm 26%, học cấp 1- cấp 2 chiếm 71%, cấp 3 chiếm 3%...”[18].
4.2.2 Nguyên nhân khách quan
Ngoài nguyên nhân chủ yêu là yếu tố chủ quan để trở thành nạn nhân của tội
phạm,thì nguyên nhân khách quan cũng ảnh hưởng lớn khiến phụ nữ và trẻ em trở thành

nạn nhân của tội phạm mua bán người này.
4.2.2.1 Ảnh hưởng bởi các thói hư, tập xấu trong xã hội
Ngày nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì càng phát sinh nhiều
tệ nạn và nhiều thói hư tập xấu đang rình rập và kéo dụ nhiều lứa tuổi, đặc biệt là lứu tuổi


phụ nữ và trẻ em. Ở một số phụ nữ luôn có xu hướng ỷ lại, ăn chơi đua đòi, muốn có tiền
nhưng lười lao động và có xu hướng tìm đến các đại gia việt kiều, người ngoại quốc. Vô
tình vì lẽ đó họ đã dễ dàng xa lưới những tay buôn người, mai mối để trở thành gái mái
dâm cho các khách nước ngoài, hoặc bị đưa đầy buôn bán ra nhiều nước. Theo báo cáo
của bộ ngoại giao Hoa Kỳ 6/2005 cho biết: thực trạng đau lòng nhất ở Việt Nam đang trở
thành điểm nóng của tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em. Việt Nam là một trong những
nước cần chú ý vì có tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam sang Trung Quốc,
Hongkong, Macao, Malaysia, Đài Loan và Cộng Hoà Czech để làm công việc mãi dâm.
Con đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi những thú vui tiêu khiển trong xã hội đặc biệt là
game online. Theo nguồn tin của sống khỏe.vn cho biết Việt Nam là một trong những
quốc gia có tỉ lệ dân số sử dụng internet cao khoảng 50%, tập trung chủ yếu vào người trẻ
tuổi, đặc biệt là trẻ em lứa tuổi từ 10 tuổi đến 16 tuổi [19]. Chính vì những nguyên nhân
đó có thể khiến cho tâm lý trẻ em không ổn định và co quyết định chính chánh, dễ xa vào
các tệ nạn xã hội, và dễ dàng trở thành đối tượng của những kẻ tội phạm buôn bán người
qua những hành vi dụ dỗ, rủ rê: cho tiền ăn uống, tiêu sài, dụ dỗ vào những thú vui xa
đọa: cờ bạc, rượu chè,… đến lúc có cơ hội chúng sẽ thực hiện hành vi trao đổi mua bán.
4.2.2.1 Thiếu sự quan tâm quản lý của gia đình.
Một nguyên nhân khách quan khiến những phụ nữ và trẻ em trở thành nạn nhân
của những tội phạm buôn bán người đó chính là họ đã thiếu sự quan tâm quản lý của gia
đình. Như chúng ta đã biết gia đình là nền tảng, là động lực phát triển, hình thành nhân
cách một con người. Thực tế chứng minh rằng những gia đình thường tập trung lo làm
ăn, đi làm xa ít có điều kiện quan tâm những tâm tư nguyện vọng của con cái, cứ phó
mặc cho tự nhiên, mặc con muốn làm gì làm thì sớm muộn gì những người con đó sẽ ăn
chơi lêu lỏng và dễ bị kẻ xấu lợi dụng, đặc biệt là tội phạm buôn bạn phụ nữ và trẻ em.

Theo chuyên đề nghiên cứu “Trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt” của sinh viên Nguyễn Thị
Bích cho biết: “ Không ít các gia đình mà bố mẹ chỉ biết chu cấp vật chất đầy đủ cho con
cái mà thiếu sự quan tâm, dạy dỗ. Nhiều trường hợp con cái bỏ nhà đi mấy ngày bố mẹ
mới biết. Những bậc phụ huynh này, có người vì quá ham mê kiếm tiền hoặc mải mê với
những thú vui ích kỷ mà quên mất rằng con trẻ, nhất là trong hoàn cảnh xã hội phức tạp


như ngày nay, rất cần có sự che chở, yêu thương, quan tâm, dạy đỗ của bố mẹ. Qua đó ta
nhận thấy sự quan tâm dạy dỗ của gia đình là rất quan trọng, đó chính là cái nôi hình
thành và phát triển nhân cách của một con người. Qua đây giúp cảnh tỉnh cách bậc phụ
huynh, dù có phải bận rộn, lam lũ nhiều đi chăng nữa, cũng cần phải giành thời gian,
không gian cho con cái mình, để hoàn thiện nhân cách họ, giúp họ khỏi xa lánh vào vòng
tay của tội phạm.
4.3 Biện pháp phòng tránh tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em
4.3.1 Từ phía nhà nước, cơ quan chức năng, chính quyền
4.3.1.1 Thực hiện chương trình giáo dục phổ cập, nâng cao dân chí
Tục ngữ có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” đó chính là hồi chuông
báo động cần tìm tòi học hỏi của con người về đường đi nước bước của đối phương thì
mới giành được thắng lợi, trong thời nay cũng vậy việc nâng cao dân chí là hết sức quan
trọng và cấp bách, đặc biệt trong việc tìm hiểu tình hình, phạm vi và thủ đoạn của tội
phạm nói chung, tội phạm buôn bán phụ nữ nói riêng. Vì thế nhà nước, các cấp chính
quyền cần chủ trương đẩy mạnh công tác giáo dục trong toàn dân, ít nhất là phải xóa bỏ
phổ cập lớp 9, đặc biệt là quan tâm đến phụ nữ và trẻ em – những con người nhỏ bé yếu
đuối, dễ bị dụ dỗ. Việc nâng cao dân trí đặc biệt quan trọng với họ giúp họ có những kiến
thức nhận biết cơ bản về các vấn đề tệ nạn, nhận ra kẻ tốt người xấu để tránh xa.
4.3.1.2 Thực hiện chương trình hành động quốc gia
Với mứ độ nguy hiểm, phứ tạp và gây nhiều bức xúc dư luận trong xã hội của tội
phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em như ngày nay, vì thế nhà nước, đảng bộ và chính quyền
cấp thực hiện cấp bách các chương trình hành động quốc gia để giải quyết những vấn đề
về tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em ở trong và ngoài nước.

a/ Hoạt động trong nước
Tại Hội nghị triển khai chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán
phụ nữ, trẻ em giai đoạn 2007-2010, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã nêu rõ nguy
cơ về tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam hiện nay, đồng thời đề nghị các cấp
chính quyền và các ngành chức năng tăng cường phối hợp để thực hiện tốt chương trình
này trong 3 năm tới. Phó Thủ tướng cũng đề nghị 2 ngành Công an và Bộ đội biên phòng


tăng cường công tác điều tra khảo sát , cập nhật, bổ sung đầy đủ thông tin vào dữ liệu có
liên quan đến công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em ở địa
phương và tập trung điều tra, khám phá các vụ án phức tạp liên quan đến nhiều đối tượng
xuyên quốc gia thông qua việc tổ chức các đợt cao điểm tấn công tội phạm trên dọc các
tuyến biên giới.
Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ Việt Nam đã có Quyết định 130 với 4 đề án
phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm buôn bán người qua biên giới. Theo đó: Đề án
phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em do Bộ Công an và Bộ Tư
lệnh Biên phòng chủ công thực hiện. Đề án tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về phòng
chống tội phạm do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì. Việc tiếp nhận
những nạn nhân là phụ nữ, trẻ em từ nước ngoài trở về do Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội đảm nhiệm. Công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến việc
phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em do Bộ Tư pháp chủ trì.
b/ Hợp tác quốc tế
Vì hoạt động đa hình muôn sắc và phức tạp của những tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ
em không những hoạt động trong nước mà chúng còn nhân rộng hoạt động ở nhiều vùng
biên giới, trao đổi buôn bán qua nhiều quốc gia khác nhau. Chính vì thế, chính phủ nhà
nước cần nhân rộng hợp tác đa quốc gia để phòng ngừa và hạn chế vấn nạn về tội phạm
buôn bán phụ nữ và trẻ em này. Cụ thể như sau: chính phủ Việt Nam đã hợp tác với Dự
án Phòng ngừa buôn bán Phụ nữ và Trẻ em tại Tiểu vùng Mê Kông của Tổ chức Lao
động quốc tế (ILO) kể từ năm 2001 (Giai đoạn I). Năm 2005, Chính phủ Việt Nam đã ký
2 Văn bản Thỏa thuận cho phép mở rộng Dự án Phòng ngừa buôn bán phụ nữ và trẻ

emgiai đoạn II ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Dự án Phòng ngừa buôn bán phụ nữ và
trẻ em của ILO cũng hợp tác với Quĩ Cứu trợ Nhi đồng Anh, Dự án Liên minh các Tổ
chức LiênHợp Quốc (UNIAP), Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM) và các tổ chức quốc tế
khác vận động cho sự tham gia tư vấn của trẻ em đối với các quyết định chính sách về
phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em.
4.3.2 Từ phía nhân dân


Đối với công tác phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em không chỉ là
sự vận động của nhà nước các cấp chính quyền, mà cần vận động sức mạnh của toàn dân.
Vì nhân dân có lực lượng hùng hậu, đông đúc bố trí khắp cả nước bao trùm cả những nơi
các tên tội phạm thực hiện hành vi phạm tội của mình, vì thế nhà nước cần kết hợp và
dựa vào sức mạnh của nhân dân để đấu tranh hiệu quả hơn. Nhà nước cần phổ biến mức
độ ngguy hiểm của tội phạm nói chung – tội phạm buôn bạn phụ nữ và trẻ em nói riêng
đề người dân hiểu và ra sứ tố cáo tội phạm một cách mạnh mạnh mẽ và quyết liệt hơn.
5. Kết luận

Tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em đã và đang là vấn nạn nhức nhối của toàn
đảng, toàn dân và toàn xã hội, nó để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, hệ lụy cho xã hội:
gia đình tan tác, cha mẹ mất con cái, vợ chồng lìa đôi và đặc biệt để lại vết thương xót xa
về mặt tinh thần: phụ nữ bị mất nhân phẩm, chịu đắng cay, tuổi nhục, trẻ em mất tự do,
mất đi vòng tay ấm áp yêu thương từ gia đình,…
Với việc nguyên cứu đề tài “tình hình tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em ở Việt
Nam và đề ra giải pháp phòng tránh vấn nạn này” đã làm rõ về bộ mặt tổng quan tình
hình, mức độ nguy hiểm của tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em. Để từ đó thúc đẩy
trách nhiệm vận động toàn đảng toàn dân giải quyết vấn nạn này. Qua nghiên cứu đề tài
trên nhóm mong muốn cung cấp một vấn để khẩn quan, bức xúc về tội phạm buôn bán
phụ nữ và trẻ em. Đông thơi mong muốn góp một phần vào sự vận động nhân dân trong
nước và quốc tế nên án phòng chống vấn nạn đặc biệt nghiêm trọng này, để mong lại bầu
trời tự do, bình yên, hạnh phục cho những người phụ nữ và trẻ em chưa, đã và đang trở

thành nạn nhân của tội phạm mua bán người này.


Tài liệu tham khảo
[1] Ngô Ngọc Thuy, Hoàng Xuân Châu, Lý Văn Quyên, giáo trình tội phạm học,
nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, 2008.
[2] />[3] />[4] />[5] />[6] />%C3%A3_h%E1%BB%99i#Ki.E1.BB.83m_so.C3.A1t_x.C3.A3_h.E1.BB.99i
[7] T.T. Việt / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 30, Số 1 (2014) 31-43
[8] Ngô Ngọc Thủy, Lý Văn Quyên, Hoàng Xuân Châu, Tội phạm học, nhà xuất
bản công an nhân dân, Hà Nội, 2008.
[9]Ts. Bùi Đại Dũng, Lý thuyết nhóm lợi ích và định hướng phát triển bền vững ở
Việt Nam, 2011.
[10] ThS. Nguyễ Văn Hương, Vấn đề nạn nhân của tội mua bán phụ nữ ở Việt
Nam, tạp chí luật học số 5/2008.
[11]Vietnam News: UN, VN to battle human trafficking 11/08/2003
[12] Borneo Bulletin 19/06/2001: Viet women tried for selling girls. Stop
trafficking website 21/06/2001
[13]Đại sứ quán hợp chúng Hoa Kỳ, báo cáo tình hình buôn bán người 2015,
20/6/2014.
[14] Đại sứ quán hợp chúng Hoa Kỳ, báo cáo tình hình buôn bán người 2015,
22/7/2015.
[15] tuyentruyen.lamdong.gov.vn, Thực tiễn đấu tranh phòng, chống buôn bán
người của Việt Nam, 14/11/2014
[16] 140 Bản án hình sự sơ thẩm tác giả thu thập ngâu nhiên từ toà án của 12 tỉnh,
thành phố trên cả nước.
[17] “Báo cáo thực trạng tình hình buôn bán phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài và các


biện pháp ngăn chặn” số 298/BCA (C11) của Bộ công an gửi Thủ tướng Chính
phủ ngày 13/10/2005, tr.1.

[18] Ban chỉ đạo chương trình 130/CP, số 380/BCA (VPTT130/CP) ngày
21/12/2005
[19] Thanh Nguyên, Báo động về tình trạng nghiện internet ở giới trẻ, Sống
khỏe.vn, 5/4/2015.



×