Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Những năng lực cần thiết của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán được yêu cầu bởi người sử dụng lao động tại địa bàn Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 70 trang )

AI HOĩC HU
TRặèNG AI HOĩC KINH T
KHOA K TOAẽN - TAèI CHấNH

t
H
u

--------

i
h
cK
in
h

KHOẽA LUN TT NGHIP AI
HOĩC



NHặẻNG NNG LặC CệN THIT
CUA SINH VIN TT NGHIP CHUYN NGAèNH K TOAẽN
ặĩC YU CệU BI NGặèI Sặ DUNG LAO ĩNG
TAI ậA BAèN TẩNH THặèA THIN HU

Sinh viờn thc hin
Lấ TH GM
Lp: K44A KTKT
Khúa hc: 2010 - 2014


Giỏo viờn hng dn
ThS. H PHAN MINH C

Huóỳ, 05/2014


Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

Để thực hiện và hoàn thành đề tài tốt
nghiệp khóa luận này, tôi đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của
các cá nhân và tổ chức, với tình cảm chân
thành và lòng quý trọng cho phép tôi được bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Trường Đại học Kinh tế Huế đã tạo điều
kiện cho tôi tiếp xúc với đơn vị thực tập,
cùng quý Thầy, Cô trong khoa Kế toán – Tài
chính đã tận tình truyền đạt kiến thức trong
4 năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp
thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng

cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là
hành trang qúi báu để tôi bước vào đời một
cách vững chắc và tự tin.
Ban giám đốc Công ty Cổ phần Frit Huế đã
cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để tôi
được thực tập tại Công ty. Xin gửi lời cảm ơn
đến Ông Cao Hữu Nam trưởng phòng Kế toán công
ty CP Frit Huế, Ông Trần Minh Đức, Giám đốc
Trung tâm đào tạo - Tư vấn tài chính kế toán
thuế Hồng Đức, bà Nguyễn Thụy Dương Nhật Linh
- kế toán trưởng Công ty Cổ phần in và dịch vụ
Thừa Thiên Huế đã tận tình trả lời trong quá
trình phỏng vấn.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Thạc
sĩ Hồ Phan Minh Đức, người đã trực tiếp hướng
dẫn và tận tình chỉ bảo trong suốt quá trình
tôi viết khóa luận tốt nghiệp.
Để hoàn thành khóa luận này, có những
người không trực tiếp hướng dẫn cách thức
nghiên cứu nhưng đã động viên, tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện, đó
chính là gia đình, bạn bè tôi. Đối với tôi
đây là động lực rất lớn để tôi có thể hoàn
thành tốt quá trình nghiên cứu của mình, tôi
xin gởi đến họ lời cảm ơn chân thành nhất!
Huế, ngày 18/5/2014
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Gấm



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Doanh nghiệp

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

SV

Sinh viên

KT

Kế toán

KN

Kỹ năng

NL

Năng lực

KNC

Kỹ năng cứng

KNM


Kỹ năng mềm

Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

DN

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 – Yêu cầu về kỹ năng đối với sinh viên mới tốt nghiệp phân theo hình thức
sở hữu, ngành, và vị trí tuyển dụng ...............................................................................18
Bảng 2.1 – Phân loại mức độ quan trọng của các tiêu chí đối với nhà sử dụng lao động ....26

Đ

ại
họ
cK
in

h

tế
H
uế

Bảng 2.2 – Những điểm yếu của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán ..............27

ii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1 – Quá trình tuyển dụng ............................................................................................... 16
Biểu đồ 1.1 – Tháp nhu cầu của A. Maslow.............................................................................. 20
Biểu đồ 2.1 – Yêu cầu của người sử dụng lao động về kiến thức chuyên môn ..................... 31
Biểu đồ 2.2 – Yêu cầu của người sử dụng lao động về khả năng thực hành.......................... 32
Biểu đồ 2.3 – Yêu cầu của người sử dụng lao động về trình độ ngoại ngữ............................ 34
Biểu đồ 2.4 – Yêu cầu của người sử dụng lao động về kỹ năng mềm - KN cá nhân............ 35
Biểu đồ 2.5 – Yêu cầu của người sử dụng lao động về kỹ năng mểm – KN nhóm .............. 39

Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H

uế

Biểu đồ 2.6 – Yêu cầu của người sử dụng LĐ về thái độ, phẩm chất nghề nghiệp............... 42

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ................................................................................. iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ...........................................................................1
2. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn ........................................................................2

tế
H
uế

3. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu ................................................................................3
4. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................3
5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3
6. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu ..............................................................3

ại
họ
cK
in

h

7. Kế hoạch nghiên cứu ................................................................................................5
8. Bố cục đề tài .............................................................................................................6
PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................7
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..........................7
1.1. Cơ sở lý luận .........................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm năng lực .........................................................................................7
1.1.2. Khái niệm Kỹ năng .........................................................................................8

Đ

1.1.3. Khái niệm tuyển dụng ...................................................................................16
1.1.4. Yêu cầu của người sử dụng lao động............................................................16
1.1.5. Lý thuyết Thang bậc nhu cầu của Abraham Maslow ...................................19
1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................21
1.2.1. Tổng quan tình hình về việc nhìn nhận đánh giá năng lực, kỹ năng của sinh
viên Việt Nam và trên Thế giới ..............................................................................21
1.2.2. Thực trạng sinh viên kế toán sau khi ra trường ............................................24
CHƯƠNG 2 – NHỮNG NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA SINH VIÊN TỐT
NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN ĐƯỢC YÊU CẦU BỞI NGƯỜI SỬ
DỤNG LAO ĐỘNG TẠI ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ..........................26
iv


2.1. Đánh giá của người sử dụng lao động tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế về những
năng lực thực tế của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán...............................26
2.1.1. Những tiêu chí quan trọng của người sử dụng lao động khi đánh giá..........26
2.1.2. Đánh giá của người sử dụng lao động tại tỉnh Thừa Thiên Huế về những
năng lực thực tế của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán ...........................27

2.2. Những năng lực cần thiết của SV tốt nghiệp chuyên ngành kế toán được yêu cầu
bởi người sử dụng lao động tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................30
2.2.1. Nhóm năng lực chuyên môn (kỹ năng cứng) ...............................................30
2.2.2. Nhóm kỹ năng mềm......................................................................................34

tế
H
uế

2.2.3. Nhóm thái độ và phẩm chất nghề nghiệp .....................................................41
CHƯƠNG 3 – GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN TỐT
NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN ..................................................................45
3.1. Đối với khoa kế toán- tài chính và nhà trường ...................................................45

ại
họ
cK
in
h

3.2. Đối với đội ngủ giảng viên giảng dạy .................................................................47
3.3. Đối với sinh viên chuyên ngành kế toán nói riêng và sinh viên kinh tế nói chung ......48
3.4. Đối với các doanh nghiệp ...................................................................................49
PHẦN III – KẾT LUẬN .............................................................................................51
1. Kết luận ..................................................................................................................51
2. Hạn chế của đề tài ..................................................................................................52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................53

Đ


PHỤ LỤC

v


PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong hệ thống giáo dục thì giáo dục Đại học có tác động mạnh mẽ đối với sự
phát triển xã hội loài người, đặc biệt ở giai đoạn hiện nay, khi khoa học công nghệ tiến
bộ vượt bậc, kinh tế tri thức đang hình thành và phát triển. Sứ mạng đào tạo nguồn
nhân lực của trường đại học, việc khai thác và sử dụng các sản phẩm của giáo dục ở
Việt Nam hiện nay là đề tài đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Bởi vì,
đào tạo và sử dụng con người không chỉ là vấn đề riêng của ngành Giáo dục, mà là của

tế
H
uế

toàn xã hội, của từng doanh nghiệp và của từng người sinh viên.

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân viên kế toán đang phát triển song song với
tốc độ của ngành kinh tế.Theo thống kê, đến năm 2013, con số doanh nghiệp đăng ký
hoạt động đã lên tới 700.000 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cần từ 3 đến 5 nhân

ại
họ
cK
in
h


viên kế toán. Và trong mỗi đơn vị tổ chức, kế toán là một bộ phận không thể thiếu.Vì
vậy, thị trường việc làm của nghề này là rất lớn. Với tiềm năng cơ hội có việc làm lớn
nên nhiều người đã chọn ngành kế toán để theo đuổi, tỷ lệ sinh viên thi vào các trường
kinh tế chuyên ngành kế toán rất cao. Khi số lượng đầu vào càng cao thì chất lượng
đầu ra càng nhận được sự quan tâm của những người sử dụng lao động.
Tuy nhiên, có một thực trạng chung khá phổ biến đó là phần lớn sinh viên tốt
nghiệp Đại học nói chung và sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán nói riêng sau

Đ

khi ra trường phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp hoặc rất khó khăn khi tìm việc
làm bởi không đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động. Vậy, vấn đề đặt ra ở
đây là làm thế nào để sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán khi ra trường thích
ứng được ngay với môi trường công việc và có thể vận dụng tốt các kiến thức chuyên
ngành đã được học. Có rất nhiều năng lực mà một sinh viên chuyên ngành kế toán cần
phải trang bị cho mình khi ra trường để bắt đầu đi xin việc. Tuy nhiên, đâu là các năng
lực chính mà những người sử dụng lao động tại địa bàn Thừa Thiên Huế đang yêu cầu
đối với nhóm ứng viên mới tốt nghiệp chuyên ngành kế toán? Với mục đích đánh giá
lại những tiêu chí năng lực cần thiết trong yêu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao
động đối với sinh viên mới tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, tôi đã tiến hành nghiên
1


cứu đề tài: “Những năng lực cần thiết của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế
toán được yêu cầu bởi người sử dụng lao động tại địa bàn Thừa Thiên Huế”.

2. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Về phương diện khoa học, chất lượng đầu ra của giáo dục Cao đẳng, Đại học
luôn nhận được sự quan tâm của nhiều ngành khoa học trong đó xã hội học nghiên cứu

vấn đề này trên nhiều chiều cạnh, góc độ tiếp cận khác nhau để tìm ra bản chất của vấn
đề. Nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận từ góc độ thị trường lao động để tìm hiểu,
nhìn nhận và giải thích, coi sản phẩm của giáo dục là một loại hàng hóa được làm ra

tế
H
uế

nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng (ở đây là thỏa mãn yêu cầu của các tổ
chức, doanh nghiệp và người sử dụng lao động). Thông qua việc phân tích những đánh
giá của người sử dụng lao động về những năng lực thực tế của sinh viên tốt nghiệp
chuyên ngành kế toán cũng như yêu cầu của người sử dụng lao động tại địa bàn tỉnh

ại
họ
cK
in
h

Thừa Thiên Huế về những năng lực cơ bản đối với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành
kế toán, nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ các lý thuyết xã hội học như lý thuyết nhu
cầu,… cũng như áp dụng, chứng minh các quan điểm của xã hội học giáo dục, xã hội
học lao động.

2.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Nghiên cứu góp phần cung cấp các dữ liệu về nhu cầu của thị trường lao
động tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế về những năng lực của sinh viên tốt nghiệp

Đ


chuyên ngành kế toán, làm cơ sở cho các trường Cao đẳng, Đại học thiết kế chương
trình đào tạo gắn với thực tiễn lao động.
- Nghiên cứu còn giúp sinh viên có định hướng trong việc trang bị các năng
lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu tuyển dụng.
- Kết quả nghiên cứu còn là thông tin tham khảo cho những người sử dụng lao
động trong việc thiết kế chương trình tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo và phát triển
nhân viên của mình.

2


3. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
- Nghiên cứu hướng đến làm rõ những yêu cầu của người sử dụng lao động tại
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế về những năng lực cần thiết đối với sinh viên tốt nghiệp
chuyên ngành kế toán, qua đó cung cấp cho Giáo dục Cao đẳng, Đại học tại tỉnh Thừa
Thiên Huế có được định hướng tốt hơn trong việc hoạch định chương trình đào tạo
phù hợp, nhằm đào tạo cho sinh viên những năng lực cần thiết đáp ứng nhu cầu của
người sử dụng lao động cũng như thị trường lao động tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Nghiên cứu còn giúp sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán muốn xin
việc làm tại tỉnh Thừa Thiên Huế có định hướng trong việc trang bị các năng lực cần

4. Đối tượng nghiên cứu

tế
H
uế

thiết để đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động.


Các năng lực cần thiết của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán được yêu
cầu bởi người sử dụng lao động tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

ại
họ
cK
in
h

5. Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu: địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thời gian nghiên cứu: 3 tháng, từ ngày 10/02/2014 đến 10/ 05/ 2014

6. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu
Theo nguồn dữ liệu, có thể chia ra làm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu thu thập trực tiếp, ban đầu từ đối tượng nghiên cứu.

Đ

Dữ liệu sơ cấp có ưu điểm là đáp ứng tốt nhu cầu nghiên cứu nhưng nhược điểm là
phải tốn kém chi phí và thời gian.
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu thu thập được từ những nguồn có sẵn, đã qua tổng
hợp, xử lý. Ưu điểm thu thập nhanh, rẻ nhưng lại có nhược điểm là đôi khi ít chi tiết và
không đáp ứng nhu cầu nghiên cứu.
6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
6.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Trong thực tế có rất nhiều cách thu thập dữ liệu sơ cấp, nhưng trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài này, người nghiên cứu sử dụng phương pháp quan sát và phỏng vấn.


3


- Quan sát là việc quan sát những sự việc, hiện tượng mà không có bất kỳ hành
động can thiệp nào làm thay đổi trạng thái của hiện tượng đang nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này, người nghiên cứu đã sử dụng để quan sát một buổi
phỏng vấn tuyển dụng trực tiếp của Thế giới di động được tổ chức tại hội trường C1.2
dãy nhà C của trường Đại học Kinh tế Huế.
- Sử dụng bảng câu hỏi mở và phỏng vấn: Đây là phương pháp thu thập dữ liệu
ban đầu bằng cách đưa ra câu hỏi với đối tượng nghiên cứu để thu thập thông tin.
Người nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn chuyên sâu ông Cao Hữu Nam,
trưởng phòng Kế toán công ty CP Frit Huế, ông Trần Minh Đức, Giám đốc Trung tâm

tế
H
uế

đào tạo – Tư vấn tài chính kế toán thuế Hồng Đức, bà Nguyễn Thị Dương Nhật Linh,
kế toán trưởng Công ty Cổ phần in và dịch vụ Thừa Thiên Huế và một số người đang
làm công tác tuyển dụng và kế toán của các doanh nghiệp để tìm hiểu được những
năng lực mà họ yêu cầu ở một sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán và lấy được

ại
họ
cK
in
h

sự đánh giá từ phía người sử dụng lao động về những năng lực thực tế của sinh viên

chuyên ngành kế toán.

Lấy thông tin từ những cuộc phỏng vấn và bảng câu hỏi mở kết hợp với những
thông tin trên nguồn internet và các mẫu thông báo tuyển dụng vị trí kế toán viên của
các doanh nghiệp để làm cơ sở xây dựng phiếu điều tra.
Kích cỡ mẫu được chọn để điều tra là 20 doanh nghiệp. Dựa vào những phiếu điều
tra đó người nghiên cứu tiến hành lập bảng câu trả lời cho từng câu hỏi, tính phần trăm mỗi

Đ

phương án trả lời cho mỗi câu hỏi, cuối cùng là đưa ra nhận xét.
6.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Hiện nay, có rất nhiều cách thu thập dữ liệu thứ cấp chẳng hạn như thu thập qua
sách báo, các báo cáo, các bài phân tích của chuyên gia hay qua các phương tiên thông
tin đại chúng… Đây là các dữ liệu xử lý có sẵn, cho phép sử dụng ngay tùy thuộc vào
mục đích người sử dụng. Trong đề tài này, để có được những dữ liệu cần thiết cho quá
trình nghiên cứu, người nghiên cứu đã thu thập các dữ liệu liên quan đến đề tài thông
qua sách, báo, các bài phân tích trên nguồn internet…

4


6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp tổng hợp phân tích:
- Tổng hợp ý kiến trả lời của các đối tượng phỏng vấn.
- Tổng hợp thông tin từ các tài liệu thứ cấp có liên quan.
Sau khi có thông tin tổng hợp, sẽ tiến hành phân tích dựa trên những kết quả đó.
Dựa vào những phiếu điều tra đã thu thập được, người nghiên cứu sẽ tổng hợp lại các
câu trả lời của người sử dụng lao động.
Từ đó, sử dụng phương pháp thống kê mô tả và đồ thị để phân tích dữ liệu và

đưa ra kết luận về những năng lực cần thiết của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế

7. Kế hoạch nghiên cứu

tế
H
uế

toán được yêu cầu bởi người sử dụng lao động tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Xác định vấn đề nghiên cứu

ại
họ
cK
in
h

Dàn bài, đề cương

Phỏng vấn chuyên sâu

Đ

Bảng câu hỏi

Thu thập thông tin

Xử lý thông tin


BÁO CÁO

5


8. Bố cục đề tài
Đề tài được thực hiện theo kết cấu 3 phần:
Phần I – Đặt vấn đề
Phần II – Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1 – Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2 – Những năng lực cần thiết của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế
toán được yêu cầu bởi người sử dụng lao động tại địa bàn Thừa Thiên Huế.
Chương 3 – Đánh giá của người sử dụng lao động tại địa bàn Thừa Thiên Huế
về những năng lực thực tế của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành kế toán.

Đ

ại
họ
cK
in
h

tế
H
uế

Phần III – Kết luận và kiến nghị

6



PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm năng lực
Khái niệm năng lực được hiểu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo cách
tiếp cận truyền thống (tiếp cận hành vi), năng lực là khả năng đơn lẻ của cá nhân, được
hình thành dựa trên sự kết hợp giữa kiến thức và kỹ năng cụ thể. Năng lực được đánh
giá thông qua kết quả có thể quan sát được.

tế
H
uế

Nhiều thập kỷ gần đây, năng lực được nhìn nhận dưới tiếp cận tích hợp. Trong
cuốn Tâm lý học Đại cương của tác giả Trần Trọng Thuỷ và Nguyễn Quang Uẩn, nhà
xuất bản Giáo dục, năm 1998 thì năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của
cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm

ại
họ
cK
in
h

đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy. Còn trong Adult
Education A Lifelong Journey the competency – Based Approach: Helping learners
become autonomous, tháng 8/2002 của nhà tâm lý học người Pháp – Denyse Tremblay
thì quan niệm rằng năng lực là khả năng hành động, đạt được thành công và chứng

minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động và sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực tích
hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
Năm 2002, Tổ chức các nước kinh tế Phát triển (OECD) đã thực hiện một

Đ

nghiên cứu lớn về những năng lực cần đạt của người lao động trong thời kỳ kinh tế tri
thức. Nghiên cứu này xác định năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu
phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể.
Trong nghiên cứu này, năng lực được quan niệm là khả năng cá nhân đáp ứng
các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công công việc của mình. Nói cách khác
năng lực là tổ hợp nhiều khả năng và giá trị được cá nhân thể hiện thông qua các hoạt
động có hiệu quả. Khi mô tả năng lực cá nhân người ta hay dùng các động từ chỉ hành
động như: hiểu, biết, phân tích, khám phá, sử dụng, xây dựng, vận hành... Muốn đánh
giá năng lực cá nhân phải xem xét chúng trong hoạt động. Năng lực của người lao
động đáp ứng với yêu cầu của công việc là sự tổng hợp toàn bộ kiến thức, kỹ năng,
7


kinh nghiệm được tích luỹ trong quá trình học tập tại trường đại học và trong thời gian
làm việc thực tế được biểu hiện qua mức độ hoàn thành công việc của họ.
Năng lực được thể hiện thông qua hoạt động có kết quả. Năng lực dưới dạng
tổng thể giúp cá nhân nắm bắt và giải quyết các vấn đề thực tiễn. Cấu trúc các thành tố
của năng lực linh hoạt, dễ chuyển hoá khi môi trường và yêu cầu hoạt động thay đổi.
Năng lực được đánh giá thông qua việc theo dõi toàn bộ tiến trình hoạt động của cá
nhân ở nhiều thời điểm khác nhau. Đây chính là cách mà các nhà quản lý nhân sự
dùng để đánh giá năng lực nhân viên của mình.
Vì sao phải cần có năng lực?

tế

H
uế

Khi tham gia bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống của
chúng ta đều đòi hỏi chúng ta phải thỏa mãn những năng lực tương ứng. Ví dụ: Nghề
tư vấn thì tương ứng nhà tư vấn phải có những năng lực tư vấn; nghề kế toán thì phải
có những năng lực hành nghề kế toán. Như thế bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào mà

ại
họ
cK
in
h

chúng ta tham gia thì chúng ta điều phải đáp ứng những năng lực mà hoạt động hay
nghề nghiệp đó đòi hỏi nếu không chúng ta không thể tham gia cuộc chơi
1.1.2. Khái niệm Kỹ năng

Kỹ năng là khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh
nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong
cuộc sống.

Để giải thích nguồn gốc hình thành kỹ năng có lẽ không có cơ sở lý thuyết nào

Đ

tốt hơn hai lý thuyết về phản xạ tự có điều kiện (được hình thành trong cuộc sống thực
tế của cá nhân) và phản xạ không điều kiện (là những phản xạ bẩm sinh mà cá nhân
sinh ra đã sẵn có). Trong đó, kỹ năng của cá nhân gần như thuộc về cái gọi là phản xạ
có điều kiện, nghĩa là kỹ năng được hình thành từ khi một cá nhân được sinh ra,

trưởng thành và tham gia hoạt động thực tế cuộc sống. Ví dụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng quản trị chỉ được hình thành trong hoạt động công việc của một cá nhân.
Bản thân chúng ta sinh ra chưa có KN về một khía cụ thể nào (trừ kỹ năng bẩm
sinh) nhất là kỹ năng công việc, đó là lý do hình thành hệ thống đào tạo nghề nghiệp
hiện có ở bất kỳ quốc gia nào. Như vậy, đa số KN mà chúng ta có được và hữu ích với
cuộc sống của chúng ta là xuất phát từ việc chúng ta được đào tạo. Như thế, nền tảng
8


sự thành công của chúng ta trong cuộc sống là do 98% là do được đào tạo và tự đào
tạo rèn luyện KN, chỉ có 2% là KN bẩm sinh tham gia vào sự thành công của chúng ta.
 Phân loại kỹ năng
Theo chuyên gia huấn luyện cấp cao Bùi Trọng Giao, CML Training Group thì
kỹ năng được chia thành 2 loại cơ bản là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng
cứng là kỹ năng mà chúng ta có được do được đào tạo từ nhà trường hoặc tự học, đây
là kỹ năng có tính nền tảng. Loại thứ hai là kỹ năng mềm là loại kỹ năng mà chúng ta
có được từ hoạt động thực tế cuộc sống hoặc thực tế nghề nghiệp. Kỹ năng mềm là
loại kỹ năng cực kỳ phong phú và không kém phần quan trọng như kỹ năng cứng. Kỹ

tế
H
uế

năng mềm có thể là: KN giao tiếp, KN thuyết trình, KN đàm phán...Để thành công
trong cuộc sống, chúng ta phải thỏa mãn cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm; phải vận
dụng linh hoạt và phù hợp hai loại kỹ năng cơ bản này trong cuộc sống và công việc.
- Kỹ năng cứng (kỹ năng chuyên môn).

ại
họ

cK
in
h

Kỹ năng cứng thường được hiểu là những kiến thức, đúc kết và thực hành có
tính chất kỹ thuật nghề nghiệp. Kỹ năng cứng được cung cấp thông qua các môn học
đào tạo chính khóa, có liên kết lô-gich chặt chẽ, và xây dựng tuần tự. Thời gian để có
được kỹ năng cứng thường rất dài, hàng chục năm, bắt đầu từ những kiến thức – kỹ
năng cơ bản ở nhà trường phổ thông qua các cấp như: Tư duy hình học, tư duy ngôn
ngữ – văn phạm, các hệ thống khái niệm lý thuyết cơ bản vật lý – hóa học – sinh học –

Đ

toán học... và những kiến thức kỹ năng này được phát triển dần lên các mức độ cao
hơn, thông qua giảng dạy, thực hành và tự học một cách hệ thống.
Đối với kỹ năng cứng, khả năng tự tìm hiểu toàn bộ gần như không thể, mà
người ta bắt buộc phải trải qua những giai đoạn có xây dựng tính hệ thống của tư duy
lô-gich. Thông thường, vai trò của giáo dục chính thức đặc biệt quan trọng để hình
thành kỹ năng cứng dần theo thời gian, cho tới khi đạt tới năng lực tự học.
Vì quá trình rèn luyện dài, vất vả và đi kèm với những kỳ thi chứng minh khả năng
đã vượt qua các mức độ nhất định, kỹ năng cứng được dành nhiều thời gian hơn kỹ năng
mềm và về tuần tự thời gian, thường được đầu tư trước khi sở hữu kỹ năng mềm.

9


- Kỹ năng mềm.
Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống
con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản
lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới...Kỹ năng mềm là

hành vi ứng xử của mỗi con người, cách thức tương tác với bạn bè đồng nghiệp, cách
làm việc nhóm. Là tổng hợp các kỹ năng giúp con người tư duy và tương tác với con
người phục vụ cho công việc nhưng không phải là kỹ năng chuyên môn/kỹ thuật. Là
những kỹ năng giúp con người tự quản lý, lãnh đạo chính bản thân mình và tương tác
với những người xung quanh để cuộc sống và công việc thật hiệu quả. Bên cạnh tầm

tế
H
uế

hiểu biết và chuyên môn, kỹ năng mềm cũng là nhân tố quan trọng hàng đầu ảnh
hưởng đến quyết định tuyển dụng của doanh nghiệp. Kỹ năng này thể hiện cách sống,
cách tích lũy kinh nghiệm từ cuộc sống và trong xã hội hiện đại, đây được xem là chìa
khóa vàng để dẫn đến thành công.

ại
họ
cK
in
h

Kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không
mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng
quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay
người hòa giải xung đột. Những kỹ năng cứng ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên
bản lý lịch- khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.
Kỹ năng mềm có được chủ yếu qua môi trường trải nghiệm thực tế của công
việc và môi trường sống. Kỹ năng mềm là cái lâu nay những người có tuổi vẫn gọi

Đ


nôm na là kinh nghiệm sống. Vì vậy, để có một số kinh nghiệm sống nào đó, nhiều
người phải qua các va vấp, thất bại trong cuộc sống để sau đó tổng kết lại. KNM cũng
có thể huấn luyện (đào tạo bằng cách huấn luyện) trong học đường. Nhưng để học kỹ
năng mềm qua môi trường học đường cần cách học gọi tắt là “Thầy thiết kế - Trò thi
công” thay vì cách học truyền thống lâu nay là “Thầy giảng giải – Trò ghi nhớ”. Với
sinh viên mới ra trường thì kỹ năng mềm là lợi thế cạnh tranh đáng kể để tìm được
công việc tốt.
Yêu cầu về kỹ năng mềm của doanh nghiệp: Những nhà tuyển dụng rất coi
trọng các kỹ năng mềm, bởi vì các nghiên cứu cho thấy chúng là một nhân tố đánh giá
rất hiệu quả bên cạnh những kỹ năng công việc truyền thống hay còn gọi là kỹ năng
10


cứng. Một cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy những tiêu chuẩn để đánh giá con người
như sự tận tâm, tính dễ chịu cũng là những nhân tố dự báo quan trọng đối với sự thành
công trong nghề nghiệp giống như khả năng nhận thức và kinh nghiệm việc làm.
Tại Mỹ, Bộ lao động Mỹ (The U.S. Pepartment of labor) cùng Hiệp hội Đào tào
và Phát triển Mỹ (The American Society of Training and Development) gần đây đã
thực hiện một cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc. Kết luận được
đưa ra là có 13 kỹ năng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc:
1. Kỹ năng học và tự học (learning to learn)
2. Kỹ năng lắng nghe (listening skills)

tế
H
uế

3. Kỹ năng thuyết trình (oral communication skills)
4. Kỹ năng giải quyết vấn đề (problem communnication skills)

5. Kỹ năng tư duy sáng tạo (creative thinking skill)

6. Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn (self esteem)

ại
họ
cK
in
h

7. Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc (goal setting/ motivation skills)
8. Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (personal and career development skills)
9. Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (interpersonal skills)
10. Kỹ năng làm việc nhóm (teamwork)

11. Kỹ năng đàm phán (negotiation skills)

12. Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (organizational effectiveness)
13. Kỹ năng lãnh đạo bản thân (leadership skills)

Đ

Năm 1989, Bộ lao động Mỹ cũng đã thành lập một Ủy ban Thư ký về Rèn
luyện các Kỹ năng Cần thiết (The Secretary s Commission on Achieving Necessary
Skills- SCANS). Thành viên của ủy ban này đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo
dục, kinh doanh, doanh nhân, người lao động, công chức... nhằm mục đích "thúc đẩy
nền kinh tế bằng nguồn lao động kỹ năng cao và công việc thu nhập cao".
Chính phủ Anh cũng có cơ quan chuyên trách về phát triển kỹ năng cho người
lao động. Bộ Đổi mới, Đại học và Kỹ năng được chính phủ thành lập từ ngày
28/06/2007 đến tháng 6/2009 thì được ghép với Bộ Kinh tế, Doanh nghiệp và Đổi mới

Pháp chế để tạo nên bộ mới là Bộ Kinh tế, Đổi mới và Kỹ năng. Bộ này chịu trách

11


nhiệm về các vấn đề liên quan đến việc học tập của người lớn, một phần của giáo dục
nâng cao, kỹ năng, khoa học và đổi mới.
Cơ quan chứng nhận chương trình và tiêu chuẩn (Qualification and Curriculum
Authority) cũng đưa danh sách các kỹ năng quan trọng bao gồm:
1. Kỹ năng tính toán (Application of number)
2. Kỹ năng giao tiếp (Communication)
3. Kỹ năng tự học và năng cao năng lực cá nhân (Improving own learning and
performance)
4. Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (Information and

tế
H
uế

communication technology)
5. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving)

6. Kỹ năng làm việc với con người (Working with others)

Ở Việt Nam, các kỹ năng chưa được chú trọng trong hệ thống giáo dục cũng

ại
họ
cK
in

h

như trong cuộc sống. Hình như nền giáo dục của chúng ta đang dựa trên một giả định
"Người ta biết thì người ta sẽ làm được". Và vì vậy, họ cứ cố dạy cho học sinh, sinh
viên thật nhiều kiến thức hòng làm được việc khi ra trường. Nhưng thực tế đâu có vậy,
từ biết đến hiểu là một khoảng cách rất xa, và từ hiểu đến làm việc chuyên nghiệp với
năng suất cao là một khoảng cách còn xa hơn nữa. Điều này dẫn đến một thưc trạng là
sinh viên sau khi ra trường biết nhiều kiến thức nhưng lại không có khả năng làm việc
cụ thể. Chỉ vài năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng mới nhắc nhiều đến

Đ

cụm từ "kỹ năng" và "kỹ năng mềm". Chúng ta tự hào về nguồn lao động dồi dào,
nhưng đó chỉ mới là số lượng, chất lượng lao động mới là vấn đề đáng bàn. Việt Nam
còn đến hơn 50% lao động trong tổng số hơn 10 triệu lao động chưa qua đào tạo cơ
bản chính quy, mà chủ yếu là vừa học vừa làm hoặc làm những công việc đơn giản.
Điều đó cho chúng ta thấy bức tranh tổng thể về kỹ năng nghề nghiệp của lực lượng
lao động không có gì là sáng sủa cho lắm và còn nhiều việc phải làm để có được một
bức tranh tươi sáng hơn. Điều tối thiểu phải biết (nhưng không phải ai cũng biết) là xã
hội bây giờ dùng sản phẩm dùng được chứ không sử dụng khả năng hay bằng cấp của
con người. Bạn không thiết kế được một cái nhà bình thường 3 tầng thì có tốt nghiệp

12


xuất sắc trường Kiến trúc cũng vô nghĩa. Bạn không thể lập được các bảng Báo cáo tài
chính thì có tốt nghiệp loại giỏi ngành kế toán cũng không thể dùng làm được gì.
Tổng hợp các nghiên cứu của các nước và thực tế Việt Nam, dưới góc độ của
người nghiên cứu đề tài thấy rằng 10 kỹ năng sau là cơ bản và quan trọng hàng đầu
cho người lao động trong thời đại ngày nay:

1. Kỹ năng học và tự học (learning to learn)
2. Kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá nhân (self leadership & Personal
branding)
3. Kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills)

tế
H
uế

4. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chưc công việc (Planning and organising skills)
5. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills)

6. Kỹ năng thuyết trình (Presentation skills)

7. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử (Interpersonal skills)

ại
họ
cK
in
h

8. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)
9. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork)
10. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills)

Như vậy, ngoài những kiến thức chuyên môn, người lao động cần phải được
trang bị thêm các kỹ năng hành nghề không chỉ để đảm bảo có được việc làm mà còn
để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào
định hướng chiến lược của tổ chức góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại


Đ

hóa đất nước.

 Tầm quan trọng của kỹ năng đối với sinh viên
Trong cuộc sống: Giao tiếp xã hội giữa con người và con người đã góp phần tạo
nên những truyền thống, nghi thức, quy tắc đạo đức, giá trị, chuẩn mực xã hội và cả
luật pháp. Tất cả cùng nhau tạo nên những nền tảng của xã hội loài người. Có thể nói
giao tiếp xã hội là một trong những thuộc tính đặc biệt và duy nhất giúp loài người
khác biệt so với các sinh vật khác. Đó là sự tương tác giữa con người với con người
với một cá nhân, tập thể và một cộng đồng. Có thể nói con người không thể sống mà
thiếu đi sợi dây liên kết với xung quanh. Ngày nay khi công nghệ thông tin càng phát
triển thì việc tạo sự kết nối ngày càng mở rộng. Điều đó làm cho sự tương tác của con
13


người với con người không chỉ theo chiều rộng mà còn phát triển theo cả chiều sâu.
Do đó ngoài các kỹ năng giao tiếp con người còn phải chuẩn bị cho mình rất nhiều kỹ
năng như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng học và tự học…
Kỹ năng và đặc biệt là kỹ năng mềm cần thiết cho tất cả mọi người từ nam đến nữ, từ
người già đến người trẻ, cho dù bạn còn ngồi trên ghế nhà trường hay bạn đã đi làm.
Với các bạn sinh viên việc trau dồi kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm lại càng
quan trọng. Khi trở thành sinh viên môi trường thay đổi nhiều. Khi còn là học sinh,
chúng ta chỉ biết học thế nào cho giỏi để đậu vào đại học, được bố mẹ lo chu đáo cho
từng cái ăn cái mặc, cho nên chúng ta không mấy quan tâm đến thế giới bên ngoài.

tế
H
uế


Nhưng khi trở thành một sinh viên thì lại khác, chúng ta phải tự học, làm quen với
cuộc sống tự lập, nhất là sinh viên đi học xa nhà. Sinh viên phải làm quen với cuộc
sống mới, với những con người mới đến từ nhiều vùng miền khác nhau.
Không chỉ làm quen với cuộc sống mới mà các bạn còn phải làm quen với

ại
họ
cK
in
h

phương pháp học tập mới. Nếu như các bạn vẫn áp dụng phương pháp học tập như phổ
thông đến lớp nghe thầy cô giảng bài, ghi chép bài và chỉ học tập và làm bài theo đúng
những yêu cầu mà thầy cô đưa ra, không có bất cứ sự sáng tạo nào khác trong học tập
thì việc học tập như vậy sẽ không mang lại kết quả học tập cao như bạn mong muốn.
Để đạt được kết quả học tập trong trường đại học, ngoài việc nghe thầy cô giải giảng,
tiếp thu ý kiến của các thầy cô, bạn còn phải tự mình nghiên cứu những tài liệu liên
quan đến học tập, bạn cần phải sáng tạo trong học tập. Môi trường học đại học yêu cầu

Đ

bạn không chỉ tiếp thu ý kiến từ phía thầy cô mà bạn cần phải nêu lên ý kiến của chính
bản thân mình, điều này yêu cầu bạn cần tự tin trong giao tiếp. Hơn thế nữa, hiện nay
rất nhiều trường đại học đào tạo theo hình thức tín chỉ yêu cầu kỹ năng học và tự học ở
sinh viên với những buổi thuyết trình cũng như phản biện rất sôi nổi và bổ ích trên lớp.
Vậy nếu như bạn không tự tin, không trau dồi KN thuyết trình, làm việc nhóm, mạnh
dạn nói trước đám đông cũng như KN học tập bạn có thể đạt được kết quả tốt không.
Tại Việt Nam, trong nhiều năm gần đây bộ GD - ĐT đã nhiều lần lên tiếng đề
cập đến kỹ năng mềm cũng như tầm quan trọng của kỹ năng mềm. Ta có thể nhận thấy

điều đó qua việc đại học Quốc Gia đưa ra yêu cầu phải có chứng chỉ kỹ năng mềm.
Chứng chỉ kỹ năng mềm là một trong các điều kiện để được công nhân tốt nghiệp và
14


cấp bằng. Chứng chỉ kỹ năng mềm có thể sẽ trở thành điều kiện để công nhận tốt
nghiệp cho sinh viên các trường sau này. Việc được trang bị kỹ năng mềm đầy đủ và
sớm sẽ giúp sinh viên nhanh chóng thích ứng, hòa nhập môi trường học tập, lao động.
Việc trang bị kỹ năng càng sớm thì càng có lợi cho sinh viên, vì khi đó sinh viên có
được động lực, sự tự tin, lý tưởng để theo đuổi ngành nghề, có phương pháp để làm
việc nhanh chóng, có khoa học… Sinh viên biết tạo cho mình những điều kiện thuận
lợi để hổ trợ phát triển năng lực ngành nghề
Trong môi trường làm việc sau này: Để có một công vệc làm và giữ được công
việc đó, tất yếu bạn phải được đào tạo đủ khả năng chuyên môn đáp ứng các yêu cầu

tế
H
uế

tối thiểu của vị trí công việc. Nha sĩ phải biết hàm răng sâu. Thư ký phải biết đánh
máy trên 100 từ một phút. Kế toán nhất thiết phải biết tính toán số liệu, định khoản và
lập bảng cân đối kế toán. Nhưng nếu chuyên môn các Nha sĩ, thư ký, kế toán đều như
nhau thì người sử dụng lao động sẽ chọn Nha sỹ nào đó tính tình dễ chịu, trả lời chu

ại
họ
cK
in
h


đáo các câu hỏi của khách hàng, sẽ chọn người thư ký có thái độ tích cực, trách nhiệm
và là người luôn sẵn sàng giúp đỡ, tương tự như vậy với kế toán, người có đạo đức
nghề nghiệp cao và người biết động viên khuyến khích đồng nghiệp sẽ là được người
sử dụng lao động chọn và có khả năng thăng tiến trong nghề nghiệp và phát triển trong
tổ chức nhất. Vì vậy, kỹ năng mềm cũng rất quan trọng. Kỹ năng chuyên môn (kỹ
năng cứng) của bạn sẽ giúp bạn bước chân qua cánh cửa còn kỹ năng mềm sẽ là thứ
giúp mở ra thêm cho bạn hầu hết các cành cửa phía trước. Đạo đức nghề nghiệp, thái

Đ

độ đối với công việc, kỹ năng giao tiếp, trí tuệ tình cảm và đức tính, giá trị cá nhân
khác là những kỹ năng mềm không thể thiếu để bạn phát triển nghề nghiệp. Kỹ năng
mềm đang ngày càng quan trọng như kỹ năng cứng trong lực lượng lao động ngày nay.
Chỉ thuần túy được đào tạo tốt về kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn là chưa đủ nếu
không được phát triển các kỹ năng mềm, các kỹ năng quan hệ con người, xây dựng đội
nhóm giúp người ta giao tiếp, tương tác và hợp tác với nhau hiệu quả hơn. Nhưng kỹ
năng con người này đang trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết với các tổ chức trong bối
cảnh phải tìm ra các cách có ý nghĩa để duy trì sức cạnh tranh và năng suất lao động.
Mỗi kỹ năng mềm đều thiết yếu đối với sự phát triển cá nhân cũng như thành công của
tổ chức, phát triển chúng đóng một vai trò rất quan trọng và thực sự rất cần thiết.
15


1.1.3. Khái niệm tuyển dụng
Tuyển dụng lao động là một quá trình thu hút, nghiên cứu, lựa chọn và quyết định
tiếp nhận một cá nhân vào một vị trí của tổ chức. Mục đích của một cuộc tuyển dụng là rất
rõ ràng, trong số những người tham gia dự tuyển, doanh nghiệp sẽ tìm chọn một hoặc một
số người phù hợp nhất với các tiêu chuẩn và yêu cầu của các vị trí cần tuyển.
Quá trình tuyển dụng nhân viên chính là một sự thích ứng giữa hai mảng cung
và cầu về lao động trên thị trường lao động, và được mô tả theo sơ đồ sau đây:

Cung lao động trên
thị trường lao động

ại
họ
cK
in
h

Xác định yêu cầu của
người đảm nhận vị trí:
+Đào tạo
+ Kinh nghiệm
+ Phẩm chất cá nhân

tế
H
uế

Doanh nghiệp có nhu
cầu lao động

Các yếu tố của người
dự tuyển:
+ Đào tạo
+ Kinh nghiệm
+ Phẩm chất cá nhân

So sánh có đáp ứng được không
Phù

hợp
nhất

Thỏa
mãn
nhất

Đ

Quyết định tuyển dụng

Sơ đồ 1.1 – Quá trình tuyển dụng
Nguồn: Quantri.vn (Biên tập và hệ thống hóa)

1.1.4. Yêu cầu của người sử dụng lao động
Dựa trên kết quả nghiên cứu về “Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng
đối với sinh viên mới tốt nghiệp các ngành quản lý – kinh tế : Ứng dụng phương pháp
phân tích nội dung” của TS. Vũ Thế Dũng –Trần Thanh Tòng (Khoa Quản Lý Công
Nghiệp – Đại Học Bách Khoa Tp.HCM), nghiên cứu chỉ ra rằng : có 17 kỹ năng xuất
hiện trong yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng đối với sinh viên mới tốt
nghiệp các ngành quản lý- kinh tế. Có thể chia 17 kỹ năng này thành 3 nhóm chính:
16


Nhóm 1: nhóm các kỹ năng cơ bản. Bắt buộc phải có, nếu không có các ứng
viên sẽ rất khó khăn hay không thể được tuyển dụng. Nhóm này bao gồm 4 kỹ năng
chính: Ngoại ngữ, tin học văn phòng, giao tiếp và làm việc độc lập. Trong đó, ngoại
ngữ và tin học là kỹ năng quan trọng hàng đầu. Tuy rất quan trọng nhưng nhóm kỹ
năng này chỉ là điều kiện cần để được tuyển dụng, nó chưa phải là điều kiện đảm bảo.
Nhóm 2: nhóm giá trị gia tăng, nhóm này chính là nhóm kỹ năng giúp các ứng

viên thực sự tạo ra sự khác biệt của mình với đối thủ cạnh tranh. Nhóm này bao gồm 8 kỹ
năng chính là: tổ chức, quản lý, phân tích, làm việc nhóm, tin học chuyên ngành, truyền
thông, hoạch định và đàm phán. Đây rõ ràng là những kỹ năng cao hơn, khó hơn rất nhiều

tế
H
uế

so với nhóm cơ bản. Nó thực sự sẽ là thách thức cho các sinh viên mới ra trường.
Nhóm 3: nhóm dành cho nhà lãnh đạo tương lai. Nhóm này bao gồm các kỹ
năng cần có của các nhà lãnh đạo tương lai như: tổng hợp, lãnh đạo, xây dựng và phát

Đ

ại
họ
cK
in
h

triển quan hệ, tổ chức nguồn nhân lực và ra quyết định.

17


Bảng 1.1 – Yêu cầu về kỹ năng đối với sinh viên mới tốt nghiệp phân theo hình thức sở hữu, ngành, và vị trí tuyển dụng

13
14
15

16
17

Ngành
Sản Dịch
xuất
vụ

Theo vị trí tuyển dụng
Sản xuất – Hành chính –
Tiếp thị chất lượng –
nhân sự
kinh doanh –
mua hàng
Chăm sóc
khách hàng

uế

Cổ
phần

Kế toán –
tài chính

91%
68%
38%
32%


69%
68%
42%
30%

89%
70%
44%
30%

68%
53%
47%
25%

76%
62%
36%
28%

80%
68%
46%
31%

80%
57%
23%
30%


81%
74%
53%
33%

79%
60%
52%
30%

79%
74%
24%
24%

19%
19%
18%
15%
14%
14%
13%
13%

19%
19%
18%
18%
21%
9%

9%
18%

25%
19%
11%
8%
13%
13%
13%
6%

11%
19%
22%
30%
4%
15%
15%
11%

10%
17%
27%
15%
10%
22%
17%
17%


16%
27%
14%
13%
19%
10%
9%
11%

21%
11%
21%
17%
11%
17%
15%
14%

23%
37%
17%
22%
20%
12%
12%
14%

29%
14%
4%

17%
6%
17%
14%
7%

13%
13%
25%
10%
7%
18%
13%
25%

10%
17%
24%
17%
40%
14%
10%
2%

7%
0%
0%
0%
0%
3.70


24%
8%
3%
2%
2%
3.67

8%
5%
5%
5%
2%
3.4

11%
5%
5%
3%
4%
3.8

7%
7%
3%
0%
2%
3.8

4%

4%
4%
10%
3%
3.8

16%
3%
9%
0%
4%
3.5

5%
2%
2%
0%
2%
3.5

9%
5%
5%
4%
3%
3.63

5%
3%
5%

1%
3%
3.82

6%
6%
6%
8%
4%
3.45

K

in
h

tế
H

78%
65%
42%
30%

ọc

5
6
7
8

9
10
11
12

Nhóm 1: Cơ bản
Ngoại ngữ
Tin họcvăn phòng
Giao tiếp
Làm việc độclập
Nhóm 2: Giá trị gia tăng
Tổ chức
Quản Lý
Phân tích
Làm việcnhóm
Tin họcchuyên ngành
Truyềnthông
Hoạchđịnh
Đàm phán
Nhóm 3: Nhà lãnh đạo tương
lai
Tổng hợp
Lãnh đạo
Xây dựngvà phát triển quan hệ
Tổ chứcnguồn nhân lực
Ra quyếtđịnh
Số kỹ năng trung bình trên
một vị trí tuyển dụng

Toàn

Theo hình thức sở hữu
mẫu Nước ngoài TNHH Liên Doanh

ại
h

1
2
3
4

Kỹ năng

Đ

Stt

18


×