Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Thực trạng và giải pháp cho thị trường đầu ra của tôm tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.99 KB, 72 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC ........................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................iv

uế

DANH MỤC HÌNH ẢNH ..............................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................vi

tế
H

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .......................................................................................... vii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................1

h

3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................2

in

4. Phạm vi và giới hạn của đề tài nghiên cứu .............................................................2


cK

5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2
6. Bố cục đề tài............................................................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................3

họ

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI............................3
1.1. Khái niệm, cơ cấu, chức năng và vai trò của thị trường ......................................3

Đ
ại

1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến thị tường ....................................................3
1.1.2. Cơ cấu và chức năng của thị tường...............................................................3
1.1.2.1. Cơ cấu của thị trường ............................................................................3
1.1.2.2. Chức năng thị trường.............................................................................4

ng

1.1.3. Vai trò của thị trường....................................................................................5

ườ

1.2. Cơ cấu, chức năng và đặc điểm của thị trường tôm.............................................6
1.2.1. Cơ cấu, chức năng của thị trường tôm..........................................................6

Tr


1.2.2. Đặc điểm của thị trường tôm ........................................................................7
1.2.2.1. Độ cận biên của thị trường và giá cả sản phẩm tôm..............................8
1.2.2.2. Sự hình thành giá cả theo thời vụ ..........................................................9
1.2.2.3. Thị trường trong nước còn mang tính nhỏ lẻ ........................................9
1.2.2.4. Thiếu thông tin thị trường......................................................................9
1.2.2.5. Tính rủi ro cao .....................................................................................10

1.3. Khái quát về địa phương , tình hình đánh bắt và sản xuất tôm ở địa phương ...10
SVTH: Nguyễn Văn Sao

i


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn

1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội...............................................................10
1.3.2. Tình hình khai thác thủy sản tại địa phương ..............................................11
1.4. Thực trạng thi trường tôm ..................................................................................12
1.4.1. Thị trường trong nước.................................................................................12
1.4.1.1 Cung - cầu và giá các sản phẩm tôm trong nước..................................12

uế

1.4.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường trong nước...........................14

tế
H


1.4.2. Thị trường xuất khẩu ..................................................................................15
1.4.2.1. Thị trường châu Á ...............................................................................16
1.4.2.2. Thị trường EU......................................................................................16
1.4.2.3. Thị trường Mỹ .....................................................................................17

h

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÔM TẠI QUẬN SƠN TRÀ,

in

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ...........................................................................................18
2.1. Nguồn cung tôm .................................................................................................18

cK

2.1.1. Nguồn cung từ đánh bắt (tự nhiên).............................................................18
2.1.2. Nguồn cung từ hoạt động nuôi tôm ............................................................20

họ

2.2. Thị trường đầu ra................................................................................................22
2.2.1. Người bán buôn lớn (chủ “ nậu”) ...............................................................22
2.2.1.1. Quá trình thu mua ................................................................................22

Đ
ại

2.2.1.2. Quy trình sau khi thu mua ..................................................................24
2.2.1.3. Quá trình tạo giá trị..............................................................................26

2.2.1.4. Thông tin..............................................................................................28

ng

2.2.1.5. Giá bán và chênh lệch..........................................................................29
2.2.1.6. Phương thức thanh toán.......................................................................29

ườ

2.2.2. Bán buôn nhỏ ..............................................................................................30

Tr

2.2.2.1. Quá trình thu mua ................................................................................30
2.2.2.2. Quá trình sau thu mua.........................................................................31
2.2.2.3. Quá trình tạo giá trị..............................................................................32
2.2.2.4. Thông tin và thanh toán. ......................................................................33

2.2.3. Các doanh nghiệp chế biến xuất xuất khẩu ................................................33
2.2.3.1. Tình hình các doanh nghiệp chế biến tại Đà Nẵng..............................33

SVTH: Nguyễn Văn Sao

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn


2.2.3.2. Quá trình thu mua nguyên liệu của các Doanh nghiệp chế biến (điều
tra từ XN chế biến thủy sản Thọ Quang)..........................................................34
2.2.4. Nhà hàng .....................................................................................................37
2.3. Phân tích chuỗi cung đầu ra sản phẩm tôm........................................................38
2.3.1. Dòng thông tin trong chuỗi.........................................................................38

uế

2.3.2. Quá trình tạo giá trị.....................................................................................40

tế
H

2.3.3. Quan hệ hợp tác trong chuỗi.......................................................................41
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ tôm tại địa phương ..................42
2.4.1. Tìm kiếm bạn hàng .....................................................................................42
2.4.2. Chất lượng sản phẩm ..................................................................................43

h

2.4.3. Thông tin thị trường....................................................................................43

in

2.4.4. Hệ thống bảo quản ......................................................................................44
2.4.5. Tiêu chuẩn xuất khẩu tôm...........................................................................45

cK

2.4.6. Vốn..............................................................................................................46

2.4.7. Các chính sách của chính phủ.....................................................................47

họ

2.5. Phân tích SWOT cho thị trường đầu ra cho tôm tại đia phương. ......................47
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP........................................................................48
3.1. Đối với nguồn cung tôm của địa phương...........................................................48

Đ
ại

3.2. Các giải pháp cho thị trường mua bán tôm ........................................................48
3.3. Vấn đề VSATTP ................................................................................................48
3.4. Đối với xuất khẩu ...............................................................................................48

ng

3.5. Đối với chính phủ...............................................................................................49
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................50

ườ

I. KẾT LUẬN............................................................................................................50
II. KIẾN NGHỊ..........................................................................................................50

Tr

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................51
PHỤ LỤC


SVTH: Nguyễn Văn Sao

iii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn

DANH MỤC CÁC CHỮ VẾT TẮT
Xuất khẩu

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

BBL

Bán buôn lớn

BBN

Bán buôn nhỏ

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

DNVĐTNN


Doanh nghiệp có vón đầu tư nước ngoài

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

XN

Xí nghiệp

XKTS

Xuất khẩu thủy sản

TP

Thành phố

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK


in

h

tế
H

uế

XK

SVTH: Nguyễn Văn Sao

iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Bán buôn lớn và các mối quan hệ trực tiếp ...................................................25
Hình 2.2. Bán buôn nhỏ và các mối quan hệ trực tiếp ..................................................32
Hình 2.3. Các nguồn cung tôm nguyên liệu cho các công ty ........................................35

Tr

ườ


ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H

uế

Hình 2.4. Dòng thông tin chuỗi cung ứng tôm ở Q.Sơn Trà, TP. Đà Nẵng..................40

SVTH: Nguyễn Văn Sao

v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1. Thống kê năng lực tàu thuyền năm 2013......................................................12
Bảng 1.2. Sản lượng thủy sản nuôi trồng Việt Nam năm 2009 - 2012 .........................13
Bảng 1.3. Giá tôm sú và tôm chân trắng tại Cà Mau - ngày 13/03/2014 ......................14

uế

Bảng 2.1. Giá trị các hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn quận Sơn Trà từ năm

tế
H

2010 – 2013 ...................................................................................................................19
Bảng 2.2. Phân loại giá tôm thu mua của các bán buôn lớn..........................................23
Bảng 2.3: Giá trị tăng thêm của 1 kg tôm từ các bán buôn lớn.....................................26
Bảng 2.4. Giá bán và chênh lệch giá của bán buôn lớn.................................................29

h

Bảng 2.5. Phân loại giá thu mua của các bán buôn nhỏ ................................................30

in

Bảng 2.6. Một số doanh nghiếp chế biến XK tại thành phố Đà Nẵng ..........................33

cK

Bảng 2.7. Phân loại tôm được tiêu thụ tại các nhà hàng ...............................................37
Bảng 2.8. Kiểm định sự phụ thuộc giữa các yếu tố ảnh hưởng và sự gia tăng sản lượng


Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

bán ra .............................................................................................................................44

SVTH: Nguyễn Văn Sao

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Trong những năm qua ngành thủy sản nói chung và nghành tôm nói riêng gặp
rất nhiều biến động mà nổi bật là vụ kiện bán phá giá tôm tại Mỹ đã gây rất nhiều khó
khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam. Ngoài ra còn có những vụ

uế

việc khác như vụ thương lái Trung Quốc thu mua tôm nguyên liệu ồ ạt, thâu tóm thị

trường đã gây ra nhiều biến động khó lường trên thị trường. Nhưng vấn đề chính của

tế
H

ngành tôm Việt Nam đó là chất lượng chưa đạt yêu cầu do các nước đặt ra.

Qua thời gian tìm hiểu về thị trường tôm tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng cho
thấy thị trường thủy sản nói chung mà đặc biệt thị trường tôm đều chịu ảnh hưởng rất lớn
từ các bán buôn lớn, họ có quan hệ mua bán với tất cả đối tượng trong kênh phân phối. Vì

h

vậy họ quyết định đến chất lượng, sản lượng, giá cả… của sản phẩm tôm được tiêu thụ

in

trên thị trường. Ngoài ra việc chất lượng sản phẩm tôm chưa cao một phần là do công
nghệ bảo quản còn hạn chế đã khiến cho ngành tôm trên địa phương gặp nhiều khó khăn.

cK

Vì vậy tôi chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp cho thị trường đầu ra của tôm tại
quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” để tìm hiểu thực trạng của thi trường và tìm ra các

họ

giải pháp để khắc phục những khó khăn đưa ngành tôm ngày càng phát triển tạo thêm thu
nhập cho những người kinh doanh buôn bán tại địa phương.
Mục tiêu nghiên cứu:

TP Đà Nẵng

Đ
ại

- Phân tích thực trạng sản xuất và kinh doanh tôm trên địa bàn quận Sơn Trà,
- Xác định khó khăn, lợi thế của ngành sản xuất kinh doanh tôm trên địa bàn

ng

- Đinh hướng và giải pháp phát triển ngành sản xuất kinh doanh tôm
Phương pháp nghiên cứu:

ườ

- Phương pháp thu thập số liệu và thông tin
- Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Tr

- Phương pháp phân tích số liệu
Các kết quả đạt được.
Sau khi tiến hành điều tra sẽ nắm được số lượng các đối tượng mua bán, tiêu

thụ tôm trên thị trường. Tìm hiểu cách thức mua bán để tìm ra được những thuận lợi và
khó khăn trong quá trình thu mua và tiêu thụ tôm trên địa bàn.
Sau thời gian thực tập sẽ hoàn thành bài khóa luận đúng thời hạn mà nhà trường
đề ra.
SVTH: Nguyễn Văn Sao


vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Là thành phố ven biển nên thủy sản là một trong những ngành có kim ngạch
quan trọng trong toàn ngành nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng. Tuy đạt được nhiều

uế

thành tựu nhưng bên cạnh đó nghành thủy sản con gặp nhiều khó khăn như vấn đề dư

lượng kháng sinh trong thủy sản, hay vụ kiện bán phá giá các mặt hàng thủy sản xuất

tế
H

khẩu…. Vậy muốn tồn tại và phát triển thì các sản phẩm thủy sản phải đạt tiêu chuẩn

VSATTP của các cơ quan kiểm định chất lượng, phải truy xuất nguồn gốc nguyên liệu
và sản xuất thân thiện với môi trường. Tôm là mặt hàng có giá trị kinh tế cao và là sản

h

phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản. Trong những năm gần đây, quyết định


in

mở cửa và hội nhập với thị trường thế giới của nước ta đã tạo ra sự chuyển biến tích
cực trên tất cả các lĩnh vực. Đây là cơ hội cho việc đưa sản phẩm tôm sang những thị

cK

tường khó tính như Mỹ, EU… bên cạnh đó gặp rất nhiều khó khăn do chất lượng tôm
của nước ta chưa cao, chưa có thương hiệu mạnh để cạnh tranh trên thị trường quốc
tế…. Việc gia nhập WTO sẽ gây nên nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam

họ

ngay trên thị trường nội địa do sự cạnh tranh của các sản phẩm nhập khẩu. Trong thời
gian gần đây tình trạng các thương lái nước ngoài thu mua tôm ồ ạt khiến thị trường

Đ
ại

tôm nguyên liệu trên địa bàn khan hiếm, các doanh nghiệp xuất khẩu lao đao vì thiếu
nguồn nguyên liệu do không thể cạnh tranh với các thương lái nước ngoài vì họ thu
mua với giá cao hơn giá thị trường đã đẩy giá tôm nguyên liệu tăng cao. Ngoài ra việc

ng

nghiên cứu các đối tượng trung gian mua bán trên thị trường sẽ tìm ra lý do khiến giá
tôm tại nơi sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng có sự chênh lệch rất lớn, qua đó đề

ườ


xuất các giải pháp để giảm giá thành trong khâu tiêu thụ tôm. Vì vậy em chọn đề tài
“Thực trạng và giải pháp cho thị trường đầu ra của tôm tại quận Sơn Trà, TP

Tr

Đà Nẵng”. để tìm ra những khó khăn mà người dân và doanh nghiệp đang gặp, qua đó
đề xuất các biện pháp để giải quyết những khó khăn đó.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích thực trạng kinh doanh tôm trên địa bàn quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng
- Xác định khó khăn, lợi thế, của ngành sản xuất kinh doanh tôm trên địa bàn
- Đinh hướng và giải pháp phát triển ngành sản xuất kinh doanh tôm

SVTH: Nguyễn Văn Sao

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn

3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề kinh tế trong quá trình tiêu thụ tôm
của các hộ kinh doanh, buôn bán tôm, và cách thức thu mua tôm của các công ty chế
biến xuất khẩu trên địa bàn Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng.
4. Phạm vi và giới hạn của đề tài nghiên cứu

uế

* Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thị trường đầu vào và đầu ra của tôm tại


tế
H

địa phương qua đó đề xuất các biện phát để nâng cao chất lượng và phát triển thị
trường tôm ở địa phương nghiên cứu. Nhưng tập trung vào thị trường đầu ra của tôm.

* Không gian: địa bàn thu thập thông tin và lấy số liệu cho việc nghiên cứu là
quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng

h

* Thời gian:+ Số liệu sơ cấp năm 2014.

in

+ Số liệu thứ cấp từ năm 2009 đến nay.

cK

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu thông qua:
- Tài liệu của cơ quan thực tập

họ

- Thu thập qua báo chí và internet…

- Tham khảo tài liệu giáo trình có liên quan


Đ
ại

- Phỏng vấn qua bảng câu hỏi

Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp so sánh, tổng hợp
- Phương pháp thống kê kinh tế

ng

- Phương pháp mô tả
- Phương pháp điều tra:

ườ

+ khảo sát các đại lý, công ty tôm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
+ Điều tra các đối tượng buôn bán tôm trên địa bàn TP Đà Nẵng nói chung và

Tr

quận Sơn Trà nói riêng
6. Bố cục đề tài
Nội dung của đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Thực trạng thị trường tôm ở tp Đà Nẵng
Chương 3: Đề xuất giải pháp
SVTH: Nguyễn Văn Sao


2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm, cơ cấu, chức năng và vai trò của thị trường
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến thị tường

uế

Thị trường là lĩnh vực trao đổi mà thông qua đó người bán và người mua có thể
trao đổi sản phẩm, dịch vụ cho nhau tuân theo các quy luật kinh tế hàng hóa.

tế
H

Như vậy, ta có thể hiểu thị trường được biểu hiện trên ba nét lớn sau:

- Thị trường là lĩnh vực trao đổi được tổ chức theo quy luật kinh tế hàng hóa
như: quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh….

h

- Thị trường là sự trao đổi ngang giá và tự do đối với các sản phẩm làm ra, gắn

in


sản xuất với tiêu dùng, buộc sản xuất phải phục tùng nhu cầu tiêu dùng.

cK

- Một thị trường cân đối thì giá cả của nó phải phản ánh chi phí sản xuất xã hội
trung bình, do đó buộc người sản xuất phải cắt giảm chi phí, tiết kiệm nguồn lực, nâng
cao năng suất và tiết kiệm sản phẩm.

họ

1.1.2. Cơ cấu và chức năng của thị tường
1.1.2.1. Cơ cấu của thị trường

Đ
ại

Cơ cấu tổ chức của thị trường gồm các nhóm chủ thể kinh tế với chức năng
riêng biệt của nó trong hệ thống thị trường.
Các nhóm chủ thể kinh tế này có quan hệ với nhau thông qua dây chuyền

ng

Marketing sau:

Người sản xuất – người bán buôn – người chế biến – người bán lẻ - người tiêu dùng.

ườ

Mỗi mắc xích hay mỗi nhóm chủ thể trong dây chuyền marketing trên có một


chức năng riêng biệt trong hệ thống thị trường.

Tr

+ Người sản xuất: Người sản xuất bao gồm các doanh nghiệp, công ty sản xuất,

hợp tác xã, hộ gia đình, trang trại có chức năng tạo ra sản phẩm trên cơ sở sử dụng các
yếu tố đầu vào của sản xuất, tạo ra giá trị mới bổ sung vào giá trị cũ được chuyển từ
các yếu tố đầu vào.
+ Người bán buôn gồm các doanh nghiệp thương mại, hợp tác xã thương mại,
hộ gia đình có chức năng đưa sản phẩm từ người sản xuất đến người chế biến và do

SVTH: Nguyễn Văn Sao

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn

phải thu gom, bảo quản, sơ chế… nên tạo thêm giá trị mới bổ sung vào sản phẩm làm
tăng giá trị sản phẩm.
+ Người chế biến: Người chế biến cũng bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã,
hộ gia đình có chức năng chế biến sản phẩm từ dạng thô sang sản phẩm có tính công
nghiệp làm chất lượng của sản phẩm tăng thêm và tăng khả năng cạnh tranh của sản

uế


phẩm. Do phải chi phí cho chế biến làm cho giá trị của sản phẩm tăng lên.

tế
H

+ Người bán lẻ: Người bán lẻ bao gồm các doanh nghiệp, đơn vị tập thể, tư
nhân có chức năng đưa sản phẩm từ nơi chế biến đến người tiêu dùng cuối cùng. Do
phải chi phí cho hoạt động thương mại làm giá trị sản phẩm tăng lên.

+ Người tiêu dùng: Người tiêu dùng là tất cả các thành viên trong xã hội có

h

chức năng hoàn trả toàn bộ chi phí từ khâu sản xuất đến khâu dịch vụ cuối cùng của

in

quá trình sản xuất và tiêu dùng.

cK

Qua cơ cấu trên người ta có thể phân loại thị trường thành: thị trường các yếu
tố đầu vào hay còn gọi là thị trường tư liệu sản xuất và thị trường sản phẩm hay còn
gọi là thị trường tiêu dùng

họ

1.1.2.2. Chức năng thị trường

Bản chất của thị trường còn thể hiện ở những chức năng của nó. Với tính cách


Đ
ại

là một phạm trù kinh tế, thị trường có các chức năng cơ bản sau:
- Chức năng thừa nhận

Mọi yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất hàng hóa đều thực hiện được việc

ng

bán, tức là chuyển quyền sở hữu nó với những giá nhất định, thông qua một loại thỏa
thuận về giá cả, chất lượng, số lượng, phương thức giao hàng, nhận hàng… trên thị

ườ

trường. Chức năng thừa nhận của thị trường thể hiện ở chỗ người mua chấp nhận mua
hàng hóa, dịch vụ của người bán và do vậy hàng hóa đã bán được. Thực hiện chức

Tr

năng này nghĩa là thừa nhận các hoạt động sản xuất hàng hóa và mua bán chúng theo
yêu cầu các quy luật của kinh tế thị trường.
- Chức năng thực hiện
Hoạt động mua và bán là hoạt động lớn nhất, bao trùm nhất của thị trường trong
nền kinh tế thị trường phát triển, mọi yếu tố đầu vào cho sản xuất và đầu ra sản phẩm
chủ yếu đều được tiền tệ hóa thì hoạt động mua và bán là cơ sở quan trọng quyết định
SVTH: Nguyễn Văn Sao

4



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn

các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế. Chức năng thực hiện của thị trường thể
hiện ở chỗ: thị trường thực hiện hành vi trao đổi, thực hiện cân bằng cung cầu từng loại
sản phẩm hàng hóa, hình thành giá cả và thực hiện giá trị của các sản phẩm hàng hóa.
- Chức năng điều tiết, kích thích
Nhu cầu thị trường là mục đích đáp ứng của mọi quá trình hoạt động sản xuất –

uế

kinh doanh.Thị trường vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy các chủ thể kinh tế.

tế
H

Đây chính là cơ sở khách quan để thực hiện chức năng điều tiết kích thích của thị

trường. Thực hiện chức năng này, thị trường có vai trò quan trọng trong việc phân bổ
và sử dụng hợp lý các nguồn lực khan hiếm của đất nước cho quá trình sản xuất kinh
doanh sản phẩm.

h

- Chức năng thông tin

in


Có nhiều kênh thông tin kinh tế, trong đó thông tin thị trường là rất quan trọng.

cK

Chức năng thông tin thị trường bao gồm: tổng cung, tổng cầu hàng hóa, dịch vụ, cơ
cấu cung cầu các loại sản phẩm hàng hóa, thậm chí cả thị hiếu, cách thức, phong tục
tiêu dùng của người dân… Những thông tin thị tường chính xác là cơ sở quan trọng

họ

trong việc ra các quyết định

Các chức năng trên của thị trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, làm cho

Đ
ại

thị trường thể hiện đầy đủ vai trò bản chất của mình. Chức năng thừa nhận là quan
trọng nhất, có tính quyết định. Chừng nào chức năng này được thực hiện thì các chức
năng khác mới phát huy tác dụng. Nếu chức năng thừa nhận đã được thực hiện mà các

ng

chức năng khác không thể hiện ra thì chắc chắn đã có những yếu tố phi kinh tế nào đó
can thiệp vào thị trường làm nó biến dạng đi.

ườ

1.1.3. Vai trò của thị trường

Thị trường có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế thị trường. Thị

Tr

trường là lĩnh vực trao đổi hàng hóa và dịch vụ thông qua các quy luật của kinh tế
hàng hóa, do đó nó là điều kiện cần và buộc phải có để kết thúc một chu trình sản xuất
kinh doanh, thực hiện lợi nhuận cho nhà đầu tư. Thông qua thị trường, tất cả các chủ
thể kinh tế đều có thể tự do mua những gì mình cần, bán những gì khách hàng muốn
cũng như mình có thể đáp ứng, nhằm thu lợi nhuận. Giá cả thị trường được xác định
bởi sự cân bằng cung – cầu, do đó bí quyết để thành công trong kinh doanh là phải làm
SVTH: Nguyễn Văn Sao

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn

sao chiếm được lòng tin của khách hàng, mở rộng thị trường, thị phần cho sản phẩm
của mình. Ngoài vai trò thực hiện lợi nhuận cho người kinh doanh, thị trường còn có
vai trò phân bổ những nguồn lực khan hiếm đều cho các ngành, các lĩnh vực và các
chủ thể kinh tế thông qua giá cả thị trường.
Việt Nam, từ khi xác định phát triển nền kinh tế thị trường lấy việc tự do kinh

uế

doanh trong khuôn khổ pháp luật làm nền tảng, đã đưa nền kinh tế nước ta tiến một

tế

H

bước đáng kể so với cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây. Trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, tất cả thành viên trong xã hội đều có
đủ điều kiện kinh doanh theo luật doanh nghiệp Việt Nam đều được kinh doanh các
mặt hàng mà nhà nước không cấm, các thông tin thị trường luôn là các thông tin mở,

h

nắm bắt nó một cách nhanh chóng và nhạy cảm sẽ đem lại thành công lớn cho người

in

làm kinh tế, qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển, rút ngắn khoảng cách với các nước

cK

công nghiệp hiện đại trên thế giới.

1.2. Cơ cấu, chức năng và đặc điểm của thị trường tôm
1.2.1. Cơ cấu, chức năng của thị trường tôm

họ

Cũng giống như cơ cấu của thị trường, cơ cấu của thị trường tôm gồm các
nhóm chủ thể kinh tế với những chức năng nhất định có mối liên hệ với nhau thông

Đ
ại


qua hệ thống dây chuyền.

Người sản xuất – Người bán buôn – Người chế biến – Người bán lẻ - Người
tiêu dùng.

ng

Mỗi mắt xích hay mỗi nhóm chủ thể kinh tế trong hệ thống dây chuyền trên có
một chức năng riêng trong hệ thống chức năng chung của thị trường.

ườ

- Người sản xuất
Người sản xuất sản phẩm tôm là những người làm công việc đánh bắt tôm và cả

Tr

nhóm người nuôi tôm để kinh doanh… người sản xuất tôm có thể là những doanh
nghiệp lớn, những trang trại gia đình nuôi tôm hoặc cũng có thể là những hộ gia đình
đánh bắt và nuôi trồng nhỏ, lẻ… Những người này có chức năng cung cấp sản phẩm
tôm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Người bán buôn

SVTH: Nguyễn Văn Sao

6


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn

Người bán buôn sản phẩm tôm có thể là các doanh nghiệp thương mại, các hộ
gia đình và các chủ thể nhỏ, lẻ …Những người này đảm nhiệm công việc thu gom sản
phẩm tôm từ các ngư trường hoặc các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ để cung cấp trực tiếp
cho các đơn vị chế biến hoặc những người bán lẻ các chợ.
- Người chế biến

uế

Người chế biến tôm bao gồm các doanh nghiệp, các đơn vị tập thể, các hộ gia

tế
H

đình cá thể. Họ thực hiện công việc mua gom sản phẩm tôm sơ chế từ những người
bán buôn, sau đó đem chế biến những sản phẩm tôm này những sản phẩm có tính công
nghiệp phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của con người.
- Người bán lẻ

h

Người bán lẻ ở dây gồm các đơn vị tập thể, hộ gia đình cá thể có nhiệm vụ cung

in

cấp sản phẩm tôm từ đơn vị chế biến hoặc các đại lý tới người tiêu dùng cuối cùng.

cK


- Người tiêu dùng

Người tiêu dùng là tất cả các thành viên trong xã hội có nhu cầu tiêu dùng sản
phẩm tôm. Họ có trách nhiệm thanh toán tất cả các chi phí từ khi khai thác, chế biến,

họ

lưu thông hay nói khác đi là từ khâu sản xuất tới lúc tiêu dùng.
Các quá trình trên được diễn ra liên tiếp để đảm bảo quá trình sản xuất khép

Đ
ại

kín, đồng vốn được quay vòng nhanh hơn đem lại hiệu quả kinh doanh cho người sản
xuất tôm. Qua mỗi mắt xích, sản phẩm tôm lại được tăng thêm giá trị cho đến khi tới
tay người tiêu dùng cuối cùng nó trở thành một sản phẩm hoàn hảo, phù hợp với nhu

ng

cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.

1.2.2. Đặc điểm của thị trường tôm

ườ

Do đặc điểm của sản xuất, chế biến và tiêu dùng của sản phẩm tôm, thị trường

đầu ra cho sản phẩm tôm là một thị trường đa cấp. Việc tìm hiểu, phân tích thị trường

Tr


sản phẩm đầu ra cho tôm là phân tích trạng thái cân bằng ở mỗi cấp thị trường. Mỗi
một loại sản phẩm tôm (sản phẩm tươi hay sản phẩm đã qua chế biến…) đáp ứng đòi
hỏi của thị trường về tất cả mọi mặt như: Thời gian, không gian, chất lượng, giá cả, số
lượng… Do vậy, chủ thể kinh tế tham gia trên dây chuyền marketing cần bỏ ra những
chi phí nhất định để đáp ứng những đòi hỏi nói trên của thị trường. Những chi phí này
sẽ được phản ánh vào giá cả. Khi thị trường chấp nhận giá, gồm giá sản phẩm tôm thô
SVTH: Nguyễn Văn Sao

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn

+ chi phí chế biến +chi phí marketing thì chênh lệch giữa giá đó với giá ở cấp thị
trường trước đó được gọi là độ cận biên thị trường. Từ những lý luận trên, để thấy
được trạng thái cân bằng của mỗi cấp thị trường, ta đi tìm hiểu về độ cận biên thị
trường qua giá cả của sản phẩm.
1.2.2.1. Độ cận biên của thị trường và giá cả sản phẩm tôm

uế

Độ cận biên của thị trường sản phẩm tôm là một khái niệm thể hiện giá trị dôi

tế
H

ra ở mỗi mắt xích nào đó trên dây chuyên marketing sản phẩm. Chẳng hạn, người ta

xem xét độ cận biên giá bán lẻ và giá bán buôn hoặc độ cận biên giữa giá bán buôn và

giá bán lẻ. Như vậy người ta có thể xem xét độ cận biên thị trường sản phẩm tôm giữa
bất kỳ hai cấp thị trường nào đã định giá.

h

Chúng ta tiếp cận ở phía người tiêu dùng thủy sản từ hai khía cạnh của quá trình.

in

Thứ nhất là với trình độ phát triển hiện nay của nền kinh tế thế giới nói chung

cK

và nghành sản xuất tôm nói riêng, người tiêu dùng các lượng sản phẩm tôm chế biến
chưa nhiều, nhưng ở nông thôn người nông dân sử dụng sản phẩm thô do mình tự đánh
bắt hoặc nuôi trồng lấy nhiều hơn, còn ở thành phố thì người tiêu dùng các sản phẩm

họ

đã qua chế biến với sản lượng lớn hơn. Điều đó chỉ ra rằng người tiêu dùng khác nhau
có những nhu cầu khác nhau về qui cách, mức chất lượng và dịch vụ cung cấp hàng

Đ
ại

hóa khác nhau.

Thứ hai là xét về lâu dài, khi thu nhập và mức sống tăng lên cùng với sự phát

triển cao hơn của nền kinh tế nhu cầu của người tiêu dùng ở cả thành thị và nông thôn

ng

đều tăng lên đối với các dịch vụ có chiều hướng tăng lên, còn trả cho sản phẩm thô, sơ
chế có chiều hướng giảm. Cùng với sự phát triển kinh tế độ cận biên của thị trường

ườ

tăng lên. Độ cận biên thị trường giữa giá bán lẻ và giá tại các cơ sở đánh bắt là sự
chênh lệch giữa giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng và giá mà người sản xuất thủy

Tr

sản nhận được khi bán sản phẩm thô.
Khi người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cho độ thỏa dụng mà hệ thống thị trường

tạo ra về thời gian, không gian, hình thức sản phẩm … thì ở đây độ cận biên thị
trường phản ánh mức chuẩn bị đầy đủ thỏa dụng đó cho người tiêu dùng. Mức độ và
các loại chi phí cho sự “chuẩn bị” này hoàn toàn phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu
trên thị trường.
SVTH: Nguyễn Văn Sao

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn


1.2.2.2. Sự hình thành giá cả theo thời vụ
Ngành nông nghiệp nói chung và sản xuất tôm nói riêng là một ngành sản xuất
vật chất có nhiều đặc điểm riêng, trong đó tính thời vụ khá cao là một nét đặc trưng
nhất. Tính thời vụ của sản xuất tôm thể hiện rõ ở sự biến động của giá cả thị trường
theo thời vụ, đặc biệt là tính không ổn định của giá cả thị trường đầu ra cho sản phẩm

uế

tôm tập trung vào sự hình thành giá cả theo thời gian.

tế
H

Vào đúng thời vụ, người sản xuất cung ứng sản phẩm tôm theo nhu cầu của
người dùng và do đó giá cả được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu. Nhưng vào lúc
trái vụ, trong khi nhu cầu người tiêu dùng không thay đổi thì người sản xuất lại không
có sản phẩm để bán. Hoặc do chi phí dự trữ sản phẩm là quá lớn làm cho giá cả của

h

sản phẩm trên thị trường tăng lên, và ta dễ dàng nhận thấy là mức tăng lên của giá cả

in

phải lớn hơn chi phí mà người cung ứng bỏ ra để dự trữ sản phẩm (ở đây ta hiểu là sản

cK

phẩm tôm rất khó dự trữ vì đặc tính mau ươn, chóng hỏng của nó).
Qua những phân tích trên ta thấy rằng tính mùa vụ trong sản xuất tôm đã làm

cho giá cả của sản phẩm tôm thay đổi rất lớn theo thời gian. Người sản xuất, cung ứng

họ

sản phẩm cần nắm rõ đặc điểm để có chiến lược kinh doanh phù hợp sao cho mức lợi
nhuân từ hoạt động đầu tư của mình là lớn nhất.

Đ
ại

1.2.2.3. Thị trường trong nước còn mang tính nhỏ lẻ
Với vị thế của hệ thống bờ biển và song ngoài, ao hồ của Việt Nam dẫn tới các
cơ sở sản xuất tôm phân bố rộng khắp cả nước.Trình độ phát triển của ngành sản xuất

ng

tôm chưa cao làm cho hệ thống thị trường sản phẩm thủy sản cũng phân bố rộng khắp
cả nước với tính chất nhỏ và lẻ. Ở trong nước, sản phẩm tôm được bán chủ yếu tại các

ườ

chợ ở địa phương với quy mô không lớn. Các khu chế biến cung ứng sản phẩm thủy
sản lớn chưa hình thành hoặc đang manh nha không đáng kể. Do vậy hình thành nên

Tr

mạng lưới hệ thống thị trường nhỏ và lẻ phân bố trên các vùng trong cả nước.
1.2.2.4. Thiếu thông tin thị trường
Khả năng tiếp cận thông tin thị trường kém là một nguyên nhân quan trọng


làm cho thị trường thủy sản không hiệu quả. Nhìn chung, kiến thức và sự hiểu biết
của nông dân về phương thức hoạt động của thị trường là hạn chế và thiếu thông tin
về cầu và giá cả. Thiếu kiến thức làm giảm khả năng tiếp cận tới các thị trường có
SVTH: Nguyễn Văn Sao

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn

cơ hội mang lại lợi nhuận cao hơn, hạn chế khả năng đáp ứng yêu cầu của người
mua và người thương thuyết để đạt một mức giá hợp lý. Thương nhân và nhà chế
biến cũng có thể không có khả năng tiếp cận các thông tin thị trường. Vì vậy,
không thể hoàn toàn điều chỉnh ngay được khi môi trường kinh doanh thay đổi. Nói
tổng quát, thiếu thông tin làm cho chi phí tiếp thị và rủi ro cao và dẫn tới điều phối

uế

cung, cầu kém.

tế
H

1.2.2.5. Tính rủi ro cao

Rủi ro là đặc điểm cơ bản của thị trường hàng hóa thủy sản nói chung và tôm
nói riêng. Tính dễ biến động về giá là nguyên nhân chính tạo ra tính rủi ro trong tiêu
thụ sản phẩm thủy sản, một số nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng đến thị trường tôm


h

đó là mất mùa, thiên tai… hơn nữa tôm là loại thủy sản đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, giá

in

thành cao hơn nhiều loại thủy sản khác vì vậy mức độ rủi ro là rất lớn, Một yếu tố rủi

cK

ro khác là sản phẩm thủy sản rất dễ bị ươn thối do không có phương tiện bảo quản,
thời gian vận chuyển, lưu kho dài. Những yếu tố này dẫn đến sự thua thiệt về tài chính
đối với người nông dân và thương nhân.

họ

1.3. Khái quát về địa phương , tình hình đánh bắt và sản xuất tôm ở địa phương
1.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Đ
ại

Sơn Trà nằm về phía Đông thành phố Đà Nẵng, trải dài theo hạ lưu phía hữu
ngạn sông Hàn, có toạ độ địa lý từ 16004'51''đến 16009'13'' vĩ độ Bắc, 108015'34'' đến
108018'42'' kinh độ Đông. Đây là một quận có ba mặt giáp sông, biển. Phía Bắc và

ng

Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Vũng Thùng (Vịnh Đà Nẵng) và sông Hàn, phía

Nam giáp quận Ngũ Hành Sơn. Sơn Trà là một trong 8 quận, huyện của thành phố Đà

ườ

Nẵng, có diện tích tự nhiên 5.931,79 ha, dân số 127.677 người, chiếm 14,26 % dân số

Tr

thành phố Đà Nẵng (năm 2009).
Quận Sơn Trà có 7 phường: An Hải Đông, An Hải Tây, Phước Mỹ, An Hải

Bắc, Nại Hiên Đông, Mân Thái và Thọ Quang. Sơn Trà là một quận vừa có vị trí thuận
lợi về phát triển kinh tế, có đường nội quận nối với quốc lộ 14B nối Tây Nguyên Lào, vừa là địa bàn quan trọng về quốc phòng - an ninh, có cảng nước sâu Tiên Sa là
cửa khẩu quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ của thành phố Đà Nẵng mà của cả khu

SVTH: Nguyễn Văn Sao

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn

vực, có bờ biển đẹp, là khu vực tập trung các cơ sở quốc phòng, có vị trí quan trọng
trong chiến lược an ninh khu vực và quốc gia.
Quận Sơn Trà cả 3 mặt giáp biển và sông, có nhiều bãi tắm đẹp tạo dọc bờ biển,
kết hợp với những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và giá trị được nâng lên nhiều lần bởi
các bãi tắm và các cảnh quan này không xa trung tâm thành phố, cách nội thành Đà


uế

Nẵng chưa đầy 2km, có ý nghĩa rất lớn cho sự phát triển du lịch và nghỉ dưỡng. Cũng

tế
H

như đã tạo cho Sơn Trà lợi thế so sánh rất lớn về phát triển kinh tế biển cũng như phát
triển các loại hình du lịch biển trong chiến lược phát triển kinh tế biển và tổng thể phát
triển du lịch của của thành phố Đà nẵng, vùng miền Trung và của cả nước.

Với vị trí thuận lợi cộng thêm việc cảng cá tại âu thuyền được đưa vào sử dụng

in

trung các loại mặt hàng thủy hải sản.

h

năm 2004, Quận Sơn Trà sẽ là cửa ngõ giao thương hải sản ở miền trung. Là nơi tập

cK

1.3.2. Tình hình khai thác thủy sản tại địa phương

Trong nhưng năm qua, tình hình thời tiết biến động thất thường, hoạt động khai
thác hải sản bị ảnh hưởng của nhiều cơn bão trên biển Đông nên các phương tiện phải

họ


quay vào bờ hoặc tìm nơi tránh trú bão ảnh hưởng đến hoạt động khai thác của tàu cá
đánh bắt xa bờ. Ngoài ra còn có nhiều khó khăn như tình hình an ninh trật tự trên biển

Đ
ại

Đông diễn biến phức tạp, tâm lý lo ngại bị tàu thuyền nước ngoài tấn công và cản trở,
thu nhập của nghề cá thấp, không ổn định nên một số lao động nghề biển chuyển sang
làm nghề khác.

ng

Mặc dù hoạt động khai thác còn gặp nhiều khó khăn nhưng với tinh thần vượt
khó của người dân miền trung cộng với tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau của ngư

ườ

dân nên hoạt động khai thác của địa phương vẫn được duy trì và phát triển, ngư dân
nâng cấp tàu thuyền, chuyển đổi nghề khai thác phù hợp, tìm ra những sáng kiến mới

Tr

để tiết kiệm nhiên liệu , tìm tòi ngư trường mới… kiên trì ra khơi bám biển để khai
thác được các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập
cho người đi biển.

SVTH: Nguyễn Văn Sao

11



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn

Bảng 1.1. Thống kê năng lực tàu thuyền năm 2013
Danh mục
Tổng số tàu thuyền toàn quận
Tổng công suất toàn quận
Công suất bình quân

ĐVT

Năm 2012

Năm 2013

Chiếc

1.279

12.079

Cv

57.854

65.452

Cv/chiếc


45,23

54,14

Chiếc

691

Tàu < 20 cv
Tỷ lệ số tổng tàu thuyền quận

%

Trong đó

637

tế
H

Phân loại theo công suất

uế

TT

54,03

52,69


410

367

Chiếc

Thùng máy

Chiếc

281

270

Tàu từ 20 - < 90 cv

Chiếc

459

419

Chiếc

129

153

in


h

Tàu < 20 cv

cK

Tàu >= 90 cv

Nguồn: Phòng kinh tế, Q. Sơn Trà

So với năm 2012, tổng số tàu thuyền của quận Sơn Trà giảm 70 chiếc, nhưng

họ

công suất tăng 7.598cv. Bình quân công suất đạt 54,14cv/chiếc, tăng 8,91cv so với
năm 2012. Loại tàu có công suất dưới 20cv giảm 54 chiếc do hư hỏng, xả bản, hoặc

Đ
ại

chuyển khỏi địa phương xóa đăng ký. Loại tàu có công suất từ 20 - <90cv giảm 40
chiếc chủ yếu là bán, chuyển khỏi địa phương hoặc nâng cấp máy lên công suất từ
90cv trở lên.

Nhìn chung, cơ cấu tàu thuyền của quận chuyển dịch tích cực theo hướng vươn

ng

khơi. Năng lực khai thác hải sản của quận chiếm tỷ trọng lớn cả về số lượng tàu


ườ

thuyền lẫn công suất so với toàn thành phố, tuy nhiên số lượng tàu thuyền có công suất
dưới 20cv còn lớn gây khó khăn cho việc quản lý và đảm bảo sinh kế cho ngư dân khai

Tr

thác thủy sản ven bờ.
1.4. Thực trạng thi trường tôm
1.4.1. Thị trường trong nước
1.4.1.1 Cung - cầu và giá các sản phẩm tôm trong nước
a) Cung – cầu trong nước
Trong những năm gần đây do ứng dụng được các thành tựu khoa học công nghệ
trong nuôi tôm nên sản lượng nuôi tôm ở nước ta có tăng lên. Cùng với việc các tàu
SVTH: Nguyễn Văn Sao

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn

thuyền đánh bắt xa bờ ngày càng được nâng cấp về công suất cũng như trang thiết bị
nên sản lượng tôm cũng tăng. Với việc tôm là một loại sản phẩm giàu chất dinh dưỡng
và được người tiêu dùng rất ưa thích nên rấtt được giá. Vì vậy việc tăng sản lượng sẽ
đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nuôi tôm cũng như là ngư dân đánh bắt.
Bảng 1.2. Sản lượng thủy sản nuôi trồng Việt Nam năm 2009 - 2012


2009

2589.8

1962.6

2010

2728.3

2101.6

2011

2933.1

2255.6

2012

3110.7

2402.2

Tôm

Khác

tế
H




419.4

207.8

449.7

177.0

478.7

198.8

473.9

234.6

h

TSNT(1000 tấn)

uế

Các loại thủy sản nuôi trồng

Sản lượng

Năm


in

Nguồn: Tổng cục thống kê

cK

Theo bảng 2.2 ta thấy sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng lên từ năm 2009 đến
năm 2012 với tốc độ tăng bình quân là 10%/ năm. Trong đó sản lượng tôm tăng 4%/
năm. Do nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng nên các hộ nuôi

họ

tôm tiến hành mở rộng quy mô nuôi trồng, đầu tư công nghệ, cộng với sự hỗ trợ từ các
chính sách khuyến nông của chính phủ đã làm cho sản phẩm tôm tăng về số lượng lẫn

Đ
ại

chất lượng, ngày càng đáp ứng được cho thị trường trong nước và cạnh tranh mạnh mẽ
trên thị trường xuất khẩu.

Với dân số Việt Nam là 87.610.947 người (năm 2011), trong đó dân số thành
thị hiếm 30,6%, dân số nông thôn chiếm 69,4%. Cho thấy phần lớn người tiêu dùng ở

ng

Việt Nam hiện đang sống ở nông thôn. Tuy nhiên người tiêu dùng ở nông thôn lại
không có thói quen sử dụng sản phẩm thủy sản đã qua chế biến hay đông lạnh mà chủ


ườ

yếu sử dụng sản phẩm mà mình tự đánh bắt hay nuôi trồng. Vì vậy các doanh nghiệp
thường tập trung vào những người ở thành thị vì họ là những người có thu nhập cao

Tr

cộng với thói quen ăn uống của họ. Những người dân thành thị thường không có thời
gian để mua sắm nên họ thường chọn những sản phẩm đã qua chế biến để dễ dàng
trong khâu sử dụng và chế biến món ăn. Vì vậy các mặt hàng tôm đông lạnh hay các
loại sản phẩm tôm đã qua chế biến được bán trong các siêu thị rất được ưa chuộng ở
thị trường này.

SVTH: Nguyễn Văn Sao

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn

Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thủy sản nói chung và sản phẩm tôm nói riêng
trong nước là lớn như vậy. Song phần lớn là chưa đáp ứng hoặc không đáp ứng đầy
đủ, Nếu biết khai thác tiềm năng thị trường trong nước sẽ còn lớn hơn rất nhiều.
b) Giá cả các sản phẩm tôm trong nước

Tôm sú

So với tuần trước


20con/kg

305.000đ/kg

- 5000đ/kg

30con/kg

250.000đ/kg

40con/kg

230.000đ/kg

uế

Giá

tế
H

Bảng 1.3. Giá tôm sú và tôm chân trắng tại Cà Mau - ngày 13/03/2014

- 5000đ/kg
- 5000đ/kg

Tôm thẻ chân trắng

90con/kg


116.000đ/kg

80con/kg

124.000đ/kg

60con/kg

cK

70con/kg

- 6000đ/kg

h

107.000đ/kg

in

100con/kg

- 7000đ/kg
- 9000đ/kg

133.000đ/kg

- 10000đ/kg


140.000đ/kg

- 10000đ/kg

họ

Nguồn: Hiệp hội chế biến và XKTS Việt Nam

Qua bảng trên ta thấy giá tôm trong nước biến động rất nhạy cảm, chỉ trong một

Đ
ại

thời gian ngắn cũng có thể thay đổi điều này cho thấy sản phẩm tôm có tính thời vụ rất
cao. Ngoài ra Giá tôm còn bị tác động bởi đội ngũ chủ nậu tại các cảng biển hay bến
cá ở các địa phương. Họ là những người cung ứng nhu yếu phẩm, nhiên liệu cho tàu
khai thác, đồng thời là những người tiếp nhận thủy sản từ các tàu cập cảng để bán lại

ng

cho các đối tượng khác nhau, chịu trách nhiệm thu tiền giao cho các chủ tàu. Vì vậy họ

ườ

là những người trung gian mua bán có quyết đinh lớn đến giá của sản phẩm tôm nói
riêng và sản phẩm thủy sản nói chung.

Tr

1.4.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường trong nước

Thứ nhất: bên cạnh những thuận lợi mà thiên nhiên ưu đãi, ban tặng cho nước

ta những điều kiện tuyệt vời để phát triển ngành sản xuất thủy sản nói chung và tôm
nói riêng, thì cũng chính những yếu tố tự nhiên đã làm cho ngành sản xuất thủy sản
của chúng ta gặp không ít rủi ro như hạn hán, bão lũ gây nên. Tất cả những điều đó
dẫn tới thị trường sản phẩm tôm luôn biến động thất thường. Khi thời tiết thuận lợi,
người sản xuất nuôi trồng, đánh bắt được nhiều hơn làm cho lượng hàng hóa trên thị
SVTH: Nguyễn Văn Sao

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn

trường nhiều hơn, giá cả rẻ hơn. Ngược lại lúc mất mùa do thiên tai, lượng cung trên
thị trường ít hơn đẩy giá cao hơn. Đây là nguyên nhân khách quan dẫn tới sự biến
động của sản phẩm tôm.
Thứ hai: Do điều kiện phát triển kinh tế ở nước ta chưa cao, trình độ phát triển
của ngành thủy sản còn ở mức lạc hậu so với thế giới dẫn tới thị sản phẩm tôm chưa

uế

phát triển ở trình độ cao. Những sản phẩm tôm sau khi đánh bắt hoặc nuôi trồng với số

tế
H

lượng nhiều nhưng khâu bảo quản và chế biến chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng


ngày càng cao và khó tính của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Tình trạng công
nghệ bảo quản, chế biến, thu gom còn thấp dẫn tới nhiều sản phẩm tôm sau khi đánh
bắt bị hỏng làm lãng phí một lượng đáng kể. Đây là một nguyên nhân quan trọng làm

h

ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển thị trường tôm trong nước.

in

Thứ ba: Do biến động về kinh tế trong khu vực và trên thế giới làm cho sản
phẩm tôm ở thị trường trong nước cũng như thế giới trở nên khó tiêu thụ. Sản phẩm

cK

hàng hóa không tiêu thụ được dẫn tới lượng dự trữ cũng như như lượng hàng cung cấp
cho thị trường trong nước tăng lên, giá sản phẩm rẻ gây nên biến động không nhỏ cho

họ

thị trường.

Thứ tư: Một vài năm gần đây, để tạo điều kiện cho ngành sản xuất thủy sản.
Nhà nước ta đã cho phép ngành thủy sản nói chung và tôm nói riêng tự tìm kiếm thị

Đ
ại

trường trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm đồng thời tự trang trải kinh phí để

phát triển do đó làm cho thị trường sản phẩm tôm được mở rộng và có những bước
phát triển đáng kể.

ng

1.4.2. Thị trường xuất khẩu
Năm 2013 chứng kiến sự soán ngôi ngoạn mục của tôm chân trắng trong XK

ườ

tôm Việt Nam khi giá trị XK loài tôm này đạt gần 1,58 tỷ USD, tăng 113% so với năm
2012 và chiếm 50,7% tổng giá trị XK tôm, trong khi tôm sú đạt trên 1,33 tỷ USD,

Tr

chiếm 42,7%, chỉ tăng gần 6,3%. Thống kê XK tôm tháng 1/2014 cho thấy xu hướng
này tiếp tục và ngày càng rõ rệt hơn.Tháng 1/2014, Việt Nam thu về trên 258,6 triệu
USD từ XK tôm, trong đó tôm chân trắng chiếm tới gần 61% tỷ trọng với 157,6 triệu
USD, trong khi tôm sú chỉ chiếm 31,18% với (80,64 triệu USD).
Năm 2013, nguồn cung tôm thế giới đặc biệt là tôm chân trắng khan hiếm do
chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch EMS xảy ra tại 2 nước sản xuất lớn nhất thế giới là
SVTH: Nguyễn Văn Sao

15


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn


Thái Lan và Trung Quốc đã dẫn tới nhu cầu tăng mạnh đối với loài tôm này trên các
thị trường tiêu thụ quan trọng như Mỹ, Nhật Bản hay EU.
1.4.2.1. Thị trường châu Á
Ngoài việc xuất khẩu sang các nước của khu vực ASEAN, Đài Loan… thì sản
phẩm tôm của Việt Nam được bán chủ yếu tại thị trường Nhật Bản. Đây cũng là thị

uế

trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của nước ta trong những năm gần đây.

tế
H

Năm 2013, cùng với Mỹ và EU, Nhật Bản là một trong 3 thị trường đạt kim
ngạch trên 1 tỷ USD của xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong đó, Nhật Bản chiếm
17,6% lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

Có thể nói thị trường Nhật Bản là một thị trường lớn, đối với các sản phẩm thủy

h

sản của Việt Nam, tuy ngành thủy sản của Nhật Bản phát triển cao nhưng họ vẫn nhập

in

rất nhiều sản phẩm của Việt Nam do hàng thủy sản trong nước có chất lượng tốt, giá
cả phải chăng và đặc biệt chủng loại sản phẩm của nước ta rất đa dạng và phong phú

cK


nhất là các sản phẩm cá, tôm nước ngọt, nước lợ. Với tiềm năng thủy sản mà chúng ta
có sẵn, nếu biết khai thác, chế biến phù hợp đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng

họ

của người dân Nhật Bản thì đây sẽ là một trong những thị trường lý tưởng cho các nhà
kinh doanh xuất khẩu tôm trong nước.
1.4.2.2. Thị trường EU

Đ
ại

Đây là một thị trường khó tính đòi hỏi sản phẩm tôm khi được xuất khẩu sang
đây phải đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt trước tiên là VSATTP, sau đó
đến mẫu mã, chủng loại sản phẩm. Muốn mở rộng thị trường tại nơi đây, các doanh

ng

nghiệp xuất khẩu Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là giữ được chữ tín trong
lòng khách hàng thông qua việc không ngừng đổi mới chất lượng, mẫu mã sản phẩm

ườ

của mình.

Sáu tháng đầu năm 2013, xuất khẩu tôm sang EU đạt hơn 176,3 triệu USD,

Tr

tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khối EU, Anh và Pháp là hai trong số ba

nhà nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam. Cả hai thị trường này đều ghi nhận mức
tăng trưởng dương trong nhập khẩu tôm Việt Nam kể từ đầu năm 2013. Xuất khẩu
tôm Việt Nam sang Anh tăng liên tục với mức tăng trưởng 46%/tháng, xuất khẩu tôm
sang Pháp cũng ghi nhận mức tăng 83,2%/tháng, tương đương cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế EU đang dần hồi phục sau khủng hoảng là tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp
SVTH: Nguyễn Văn Sao

16


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn

xuất khẩu tôm của Việt Nam. Đây là thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn vì vậy các
doanh nghiêp xuất khẩu tôm nên nắm bắt và ngày càng có những hướng đi để phát
triển thị trường này.
1.4.2.3. Thị trường Mỹ
Thị trường Mỹ luôn là một thị trường hấp dẫn không chỉ đối với các nước châu

uế

Á (trong đó có Việt Nam), mà con là mục tiêu của các nước châu lục khác. Nhưng sản

tế
H

phẩm vào thị trường phải có chất lượng cao, đảm bảo VSATTP theo tiêu chuẩn
HACCP.


Theo Cơ quan Thống kê Mỹ, NK tôm Việt Nam vào Mỹ năm 2012 giảm 9,5% so
với năm 2011. Nguyên nhân chính được cho là do sức tiêu thụ của thị trường yếu và

h

nguồn cung dư thừa. Điều này là do sự canh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp xuất

in

khẩu nước ngoài cộng với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam còn có khả
năng gánh thêm thuế chống trợ cấp là rất lớn. Vì vậy đây là một thị trường đầy tiềm

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

năng nhưng cũng đầy rủi ro cho các doanh nghiệp Việt Nam.

SVTH: Nguyễn Văn Sao

17



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÔM
TẠI QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Nguồn cung tôm
Cảng cá tại âu thuyền Thọ Quang, Q.Sơn Trà, TP. Đà Nẵng được vào sử dụng

uế

năm 2004 với nhiệm vụ là cho tàu thuyền ra vào tránh trú bão đồng thời cũng là nơi
giao thương buôn bán hải sản của rất nhiều đối tượng trong và ngoài thành phố. Đây

tế
H

là chợ đầu mối hải sản lớn nhất tại thành phố Đà Nẵng là nơi cung cấp đủ các loại
hàng hải sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, nhà hàng, xuất khẩu….

Với địa hình tương đối rộng, với 25ha mặt đất và khoảng 58ha mặt nước. Vùng

h

nước Âu thuyền có sức chứa từ 800 đến 1.000 tàu thuyền vào neo đậu. Khu vực cảng

in


cá được quy hoạch gồm có các phân khu chức năng như: khu hành chính văn phòng,
bãi đỗ xe, 3 cầu cảng với chiều dài 600m, chợ đầu mối thủy sản, khu chợ dịch vụ, chợ

cK

tạp hóa, khu đóng và sửa chữa tàu, khu dịch vụ hậu cần, sản xuất nước đá, bán xăng
dầu… Bên cạnh khu vực Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang là khu Công nghiệp chế

hướng phát triển.

họ

biến thủy sản hiện có 16 doanh nghiệp chế biến thủy sản hoạt động hiệu quả và có xu

Với vị trí thuận lợi như vậy, âu thuyền Thọ Quang là nơi tập kết hầu hết các

Đ
ại

mặt hàng thủy, hải sản trong thành phố trong đó có tôm.
2.1.1. Nguồn cung từ đánh bắt (tự nhiên)
Theo số liệu từ ban quản lý cảng cá âu thuyền Thọ Quang, thì mỗi ngày có

ng

khoảng 50 – 100 tàu bao gồm các tàu địa phương và các tàu của các tỉnh lân cận cập
cảng để bán hải sản sau những ngày đánh bắt xa bờ. Trong số tàu này thì có khoảng

ườ


30% là tàu địa phương còn lại là tàu của các địa phương như Quảng Nam, Quảng
Ngãi, TT Huế,…

Tr

Trong đó khoảng 50% tổng số tàu là có tôm, nhưng sản lượng đánh bắt không

nhiều. Trung bình mỗi tàu có sản lượng từ 30 - 50kg tôm chủ yếu là các loại tôm sú,
tôm chì. Vào những tháng cao điểm vụ mùa thì mỗi ngày sản lượng tôm đánh bắt tại
bến có thể lên đến 4 – 5 tấn tôm mỗi ngày.
Sản lượng tôm mà các tàu đánh bắt được phần lớn là phục vụ cho tiêu dùng
hàng ngày. Vì những tàu đánh bắt xa bờ dài ngày nên sản phẩm tôm phải được ướp đá

SVTH: Nguyễn Văn Sao

18


×