Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

“Ứng dụng Viễn thám và GIS phục vụ nghiên cứu biến động sử dụng đất nhằm đề xuất sử dụng hợp lý đất đai thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2000 2010”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 73 trang )

Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hải

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc nghiên cứu, bố
trí sử dụng đất hợp lý giữa các ngành kinh tế: công - nông - lâm nghiệp và các mục
đích khác phù hợp với điều kiện đất đai của từng lãnh thổ để đem lại hiệu quả kinh
tế cao nhất là rất quan trọng.
Đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại,
phát triển của con người và các sinh vật trên trái đất; là nền tảng để phân bố các
ngành kinh tế, an ninh, quốc phòng, các khu dân cư, các công trình phục vụ đời
sống của con người. Nói cách khác đất là cơ sở cho sự sinh tồn của sinh vật và con
người. Vì vậy, việc nghiên cứu đất, cụ thể là tìm hiểu về nguồn gốc, tính chất, hiện
trạng sử dụng và sự thay đổi của nó theo không gian, thời gian, từ đó đưa ra những
phương hướng sử dụng và bảo vệ hợp lý nguồn tài nguyên đất đai của một lãnh thổ
là việc rất cần thiết, có ý nghĩa lớn lao đối với việc xây dựng một nền công nghiệp
theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Hơn thế nữa, quá trình công ngiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa làm rõ bộ mặt của nền
kinh tế có nhiều thay đổi to lớn. Các thành phần kinh tế phát huy hết khả năng để
phát triển sản xuất, mở rộng quy mô thị trường. Chính sự thay đổi này đã kích thích
nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng; đất đai ngày càng trở nên có giá trị và được sử
dụng một cách có hiệu quả và tiết kiệm hơn.
Để đưa việc quản lý và sử dụng đất đai vào quy chế chặt chẽ, nâng cao ý thức
trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức và mọi người trong việc sử dụng hợp lý, tiết
kiệm với hiệu quả cao tất cả các loại đất nhằm phát triển sản xuất; bảo vệ độ phì của
đất, bảo vệ môi trường, tạo điều kiện cho việc tổ chức lại sản xuất trong cả nước.
Điều 1 Luật đất đai năm 1993 định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước


thống nhất quản lý…”. Vấn đề đặt ra trước mắt là đảm bảo việc quản lý chặt chẽ đất
đai, nhưng phải đưa đất đai vào hoạt động trong nền kinh tế nhiều thành phần và
vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế
- xã hội ngày càng cao, phục vụ lợi ích toàn xã hội. Với mục đích đó, Nhà nước đã
ban hành Luật đất đai và nhiều loại văn bản dưới Luật nhằm tăng cường việc quản
lý chặt chẽ đất đai cũng như kiểm kê, chỉnh lý, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng
đất và điều chỉnh biến động đất đai theo định kỳ, đảm bảo tính công bằng, hợp lý và
hiệu quả, tạo nền móng cho người dân thực hiện theo đúng pháp luật và đảm bảo lợi
ích hợp pháp cho mỗi chủ sử dụng đất.
Chuyên ngành: Bản đồ - viễn thám

1


Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hải

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là một trong những nguồn tài liệu không thể
thiếu trong công tác qui hoạch, thiết kế và quản lý hành chính về đất đai. Đối với
công tác quản lý đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất được sử dụng như là một
loại bản đồ thường trực làm căn cứ để giải quyết các bài toán tổng thể, cần đến các
thông tin hiện thời về tình hình sử dụng đất. Do tính quan trọng như vậy cho nên ở
các nước trên thế giới, cùng với bản đồ địa hình - bản đồ hiện trạng sử dụng đất
luôn giữ một vai trò quan trọng nhất định trong nguồn dữ liệu về hạ tầng cơ sở của
quốc gia. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cũng là nguồn dữ liệu đầu vào rất có giá trị
trong Hệ thống thông tin địa lý cho những ngành sử dụng nhiều đất như nông
nghiệp, lâm nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, xây dựng… Đối với nhiều tổ

chức và đơn vị kinh tế như hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp,… và nhiều cấp lãnh
thổ hành chính như: xã, huyện, tỉnh thì việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trở
thành một nhiệm vụ không thể thiếu được.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin,
công nghệ viễn thám đang ngày càng phát triển và trở thành nguồn tư liệu được ứng
dụng rộng rãi ở Việt Nam. Các yếu tố nền cơ sở địa lý có thể truy cập từ nhiều
nguồn khác - không phải thành lập mới từ đầu. Công nghệ tin học đã cho ta khả
năng xử lý khối lượng thông tin lớn, tốc độ nhanh và chính xác. Công nghệ xử lý
ảnh số đã có những phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao về chất lượng lẫn
thời gian trong lĩnh vực hiện chỉnh, cập nhật và thành lập các loại bản đồ khác nhau.
Chính vì vậy, nghiên cứu phương pháp ứng dụng công nghệ mới vào xây dựng bản
đồ hiện trạng sử đất - như công nghệ sử dụng ảnh máy bay với sự trợ giúp của công
nghệ ảnh số (các phần mềm RubberMap, ER Mapper, Envi, ERDAS Imagine, ESRI
ArcGIS, MicroStation - Mapping Office, Mapinfo,…) đã rút ngắn được thời gian
xây dựng, nâng cao độ chính xác về mặt hình học cũng như độ tin cậy của ranh giới
thửa đất, loại đất sử dụng.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và với lòng mong muốn góp phần vào việc bảo
vệ - sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai đã thúc đẩy chúng tôi lựa chọn nghiên
cứu đề tài “Ứng dụng Viễn thám và GIS phục vụ nghiên cứu biến động sử dụng đất
nhằm đề xuất sử dụng hợp lý đất đai thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình giai
đoạn 2000 - 2010”.

Chuyên ngành: Bản đồ - viễn thám

2


Khóa luận tốt nghiệp




Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hải

2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
a. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu biến động đất đai phục vụ định hướng khai thác, sử dụng hợp lý
lãnh thổ nghiên cứu bằng viễn thám và GIS.
b. Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của khu
vực nghiên cứu.
- Giải đoán ảnh khu vực nghiên cứu và biên tập, bổ sung bản đồ HTSDĐ thành
phố Đồng Hới năm 2000 và năm 2010.
- Xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 khu vực
nghiên cứu bằng công nghệ GIS.
- Phân tích tình hình biến động sử dụng đất.
- Định hướng khai thác, sử dụng hợp lý lãnh thổ.
3. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
a. Giới hạn về mặt không gian
Chúng tôi tập trung khảo sát trong phạm vi thành phố Đồng Hới; bao gồm 16
phường, xã với tổng diện tích tự nhiên 155.71km2
b. Giới hạn về mặt thời gian
Khóa luận tập trung nghiên cứu biến động sử dụng đất trong giai đoạn 2000 2010. Số liệu thu thập chủ yếu tập trung trong vòng 10 năm và có tiến hành chuẩn hóa.
c. Giới hạn về mặt nội dung nghiên cứu
Dựa vào tài liệu thu thập được và mục tiêu đã đặt ra, đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 của thành phố Đồng Hới
dựa trên sự hỗ trợ của các phần mềm: Mapinfo, ArcGIS, Excel, Envi 4.5…
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ quy trình thành lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất từ ảnh vệ tinh, đồng thời nhấn mạnh hướng nghiên cứu

biến động đất đai với sự trợ giúp của GIS và Viễn thám.
b. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Vận dụng các kiến thức đã học có liên quan để tiên hành nghiên cứu đề tài
nhằm cung cấp các tài liệu, thông tin cập nhật về hiện trạng sử dụng đất, tình hình
biến động đất đai khu vực nghiên cứu. Là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên
cứu khoa học tiếp theo trên địa bàn thành phố Đồng Hới nói riêng và tỉnh Quảng
Bình nói chung, cũng như cho việc góp phần nâng cao công tác quản lý đất đai, cải
tạo và bảo vệ môi trường đối với những nhà quản lý.
Chuyên ngành: Bản đồ - viễn thám

3


Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hải

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ
KINH TẾ XÃ HỘI LÃNH THỔ NGHIÊN CỨU
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Thành phố Đồng Hới là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh
Quảng Bình, là một trong những đô thị trung tâm của khu vực Bắc miền Trung,
phần đất liền trải dài từ 17022' vĩ độ Bắc đến 106039' kinh độ Đông.
+ Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch;
+ Phía Tây giáp huyện Bố Trạch và huyện Quảng Ninh;
+ Phía Nam giáp huyện Quảng Ninh;
+ Phía Đông giáp biển Đông.

Tuy có diện tích nhỏ bé hơn nhiều so với các huyện khác trong tỉnh nhưng thành
phố Đồng Hới luôn đóng vai trò là trung tâm kinh tế - văn hóa, xã hội của tỉnh nhà,
với các kiến trúc đô thị đan xen với các vùng nông thôn rất đặc trưng. Thành phố
Đồng Hới nằm trên quốc lộ 1A, cách Hà Nội khoảng 490km về phía nam.
Vị trí địa lý của thành phố là một thế mạnh tạo cho thành phố những điều kiện
thuận lợi để phát triển một nền sản xuất hàng hóa với những ngành mũi nhọn đặc
thù, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, mở rộng liên kết kinh tế trong nước và thế giới, đưa nền kinh tế của thành
phố nhanh chóng hòa nhập theo xu thế chung, không bị tụt hậu so với các huyện,
thành phố khác trong cả nước.
1.2. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.2.1. Địa hình - Địa mạo
Thành phố Đồng Hới có địa hình đa dạng bao gồm vùng rừng núi và đồi ở
phía Tây, vùng đồng bằng trung tâm và vùng cát ven biển ở phía đông.
- Phía Đông sông Nhật Lệ là vùng cát Bảo Ninh có địa hình cồn cát ngang ổn
định, cao trung bình 10m, dốc về hai phía sông Nhật Lệ và biển Đông.
- Phía Tây sông Nhật Lệ chia thành 5 khu vực:
+ Khu vực 1 và khu vực 4 (khu Đồng Mỹ, Đồng Phú, Hải Đình và Phú Hải):
chủ yếu nằm hai bên đường quốc lộ 1A. Địa hình bằng phẳng, cao độ trung bình
2.0m, chỗ cao nhất 3.7m. Khu ruộng có độ cao thấp nhất là 0.5m. Địa hình dốc về
hai phía Quốc lộ 1A, độ dốc nhỏ đạt 0.2%.

Chuyên ngành: Bản đồ - viễn thám

4


Khóa luận tốt nghiệp




Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hải

+ Khu vực 2 (Bắc Lý và Nam Lý, Đức Ninh Đông, Bắc Nghĩa và Đức Ninh):
nằm về phía Tây và Nam của thành phố, có dạng địa hình gò đồi dốc về hai phía
Đông và Tây. Cao độ trung bình 10m, chỗ cao nhất là 18m, thấp nhất là 2.5m. Độ
dốc trung bình từ 5 - 10%.
+ Khu vực 3 (khu vực Đồng Sơn, Thuận Đức): nằm ở phía Đông và phía Tây
của đường Hố Chí Minh. Địa hình có dạng gò đồi thấp, nhấp nhô, có hướng thấp
dần từ Tây sang Đông, độ dốc từ 7 - 10%. Cao độ trung bình từ 5 - 10m, độ cao cao
nhất là 16m, thấp nhất là 3m. Địa hình có hướng thấp dần về phía Nam với độ dốc
trung bình là 3 - 5%.
1.2.2. Khí hậu - thủy văn
a. Đặc điểm khí hậu
Thành phố Đồng Hới nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc
trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa nhiều; mùa hè nóng, mưa ít; có gió
Tây Nam thổi mạnh từ tháng IV đến tháng VII hàng năm với tốc độ trung bình 20 m/s
làm cho nhiệt độ trong những tháng này cao nhất, độ ẩm không khí thấp.
* Nhiệt độ:
Thành phố Đồng Hới nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng
sâu sắc của chế độ hoàn lưu khí quyển nhiệt đới. Do vị trí địa lý và đặc điểm của địa
hình khí hậu có những nét đặc thù, diễn biến các yếu tố khí tượng khá phức tạp.
Tuy có nền nhiệt năm khá cao, song vẫn chịu ảnh hưởng của khối khí cực đới
nên Đồng Hới có mùa đông hơi lạnh và sự phân hóa nhiệt trong năm khá lớn. Nhiệt
độ trung bình năm khoảng 24.40C, cao hơn điều kiện nhiệt đới tiêu chuẩn (21 0C), do
hàng năm nhận lượng bức xạ lớn với số giờ nắng hàng năm trung bình là
1786h/năm. Nền nhiệt độ ở đây là cao, nắng nóng nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho
cây trồng nhiệt đới phát triển tốt. Tuy nhiên nhiệt độ có sự phân hóa lớn theo độ cao
do ảnh hưởng của hoàn lưu khí quyển, địa hình nên lượng nhiệt nhận được trong
năm không đều nhau theo không gian và thời gian.
Nằm hoàn toàn về phía sườn Đông của dãy Trường Sơn Bắc, lại bị kẹp giữa

hai đèo là đèo Hải Vân và đèo Ngang nên lãnh thổ nghiên cứu có chế độ khí hậu
mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam với hai
mùa chủ yếu là mùa ít mưa (từ tháng I đến tháng VIII) và mùa mưa (từ tháng IX
đến tháng XII).
Mùa ít mưa: bắt đầu từ tháng I đến tháng VIII với lượng mưa chiếm khoảng 20
- 25% lượng mưa cả năm. Do chịu ảnh hưởng của hiệu ứng “Phơn” (thịnh hành từ
tháng IV đến tháng VIII) nên nhiệt độ tăng cao gây nóng nực và hạn hán. Trong

Chuyên ngành: Bản đồ - viễn thám

5


Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hải

mùa này có nhiều lúc nhiệt độ trên 40.1 0C (nhiệt độ bắt đầu gây ảnh hưởng xấu đến
vật nuôi và cây trồng).
Mùa mưa: bắt đầu từ tháng IX đến tháng XII với lượng mưa chiếm tới 70 75% lượng mưa cả năm. Nhiệt độ thấp nhát tuyệt đối là 7.8 0C.
Trong năm, ngoài hai mùa mưa và ít mưa đã nêu trên thì giữa các mùa đó có
thời kỳ giao thời. Chính khí hậu giao thời giữa hai mùa này diễn biến rất phức tạp
với sự thay đổi mưa, nắng, rét, nóng xen kẽ nhau và thường không tuân theo một
quy luật nào cả.
Lượng mưa:
Tại Đồng Hới, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2252mm. Số ngày
mưa trung bình ở thành phố Đồng Hới khá cao lên tới 139 ngày. Xét về thời gian
trong năm, thành phố Đồng Hới nói riêng tỉnh Quảng Bình nói chung có mùa mưa

kéo dài từ tháng VIII đến tháng XII, trong đó lượng mưa tập trung 3 tháng IX, X và
XI (lượng mưa trung bình lớn nhất rơi vào tháng X với 707mm). Trong khoảng thời
gian từ tháng IX đến tháng XI thường xảy ra lũ lụt trên diện rộng. Tháng có lượng
mưa ít nhất trong năm là tháng III (33mm).
Ngoài chế độ mưa chính nêu trên, trong năm thường có mưa tiểu mãn xảy ra
vào tháng V, VI. Mặc dù lượng mưa thường không lớn nhưng có ý nghĩa quan
trọng, ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng cây trồng vụ đông xuân cũng như
thời kỳ đầu của vụ hè thu. Bên cạnh đó còn có một số ngày mưa phùn và sương mù,
làm tăng độ ẩm cho đất và không khí, hạn chế thoát hơi nước của cây nhưng cũng
tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.
Tình hình gió bão:
Trong năm có hai mùa gió chính, tương ứng với hai mùa nóng và lạnh.
- Gió mùa hè (gió Tây Nam khô nóng): Thường xất hiện từ tháng IV đến tháng
VIII trong năm với tốc độ gió bão trung bình là 79km/h và tốc độ gió bão cao nhất
tuyệt đối là 137km/h (ngày 22/9/1964).
Trung bình mỗi năm ở đây có khoảng 30 ngày có gió Tây Nam. Gió Tây Nam
có nguồn gốc là gió mát và ẩm từ vịnh Bengan (Ấn Độ Dương) thổi đến. Khi đi qua
vùng lục địa Thái Lan và Lào rộng lớn, đặc biệt là khi vượt dãy Trường Sơn lượng
hơi ẩm trút xuống ở sườn Tây dưới dạng mưa. Dưới tác động của hiệu ứng “Phơn”
khi sang sườn Đông, khối khí bị biến tính, trở nên khô, nóng. Gió Tây Nam thổi về
trong thời gian lượng mưa ít nên hạn hán càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng
không tốt đến sự sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi và cuộc sống con người.
- Gió mùa Đông (Gió mùa Đông Bắc): thịnh hành từ tháng IX đến tháng III
năm sau.
Chuyên ngành: Bản đồ - viễn thám

6


Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hải




Khóa luận tốt nghiệp

Mỗi đợt gió mùa Đông Bắc thổi về làm nhiệt độ giảm đột ngột, ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển cây trồng, vật nuôi nhất là các loại cây ăn quả.
- Bão: là hiện tượng thiên tai khắc nghiệt đối với vùng này và theo tài liệu
quan trắc về bão trong gần 100 năm qua thì khu vực Bình Trị Thiên có đến 85 cơn
bão đổ bộ vào. Trung bình mỗi năm có 0.85 cơn bão xuất hiện ở dãi đất Bình Trị
Thiên và năm nhiều nhất có 4 cơn bão (năm 1910). Tuy nhiên, trong phạm vi một
thành phố thì tần suất xuất hiện của bão cũng không nhiều lắm.
Bão ở Quảng Bình thường xuất hiện bắt đầu từ tháng VIII và kết thúc vào
tháng IX và tháng X hàng năm. Đối với vùng đồi và sườn núi, tác hại của bão có
phần hạn chế hơn so với vùng đồng bằng.
Bảng 1.1 : Một số đặc trưng khí hậu Đồng Hới (giai đoạn 1978 - 1996)
Các
đặc
trưng
Nhiệt
độ
(0C)
Lượng
mưa
(mm)
Lương
bốc hơi
(mm)

Tháng

Năm
I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

19.1

19.5

21.7


24.7

27.9

29.6

29.8

28.9

27.0

22.4

19.6

19.1

24.1

61

42

31

48

120


202

68

183

469

707

321

101

2.252

58

43

58

72

123

65

191


654

85

80

76

74

1.178

Nguồn:[ 3]

Hình 1.2: Mối tương quan giữa lượng mưa và lượng bốc hơi

Chuyên ngành: Bản đồ - viễn thám

7


Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hải

b. Chế độ thủy văn
Đồng Hới có nguồn nước mặt phong phú nhờ hệ thống sông suối, ao hồ khá

dày đặc. Toàn bộ thành phố có 4 con sông chính chảy qua: Sông Nhật Lệ do 2
nhánh sông Đại Giang và Kiến Giang hợp thành đổ ra biển, có chế độ bán nhật triều
gây ảnh hưởng đến nguồn nước mặt. Đây là con sông lớn nhất chảy qua thành phố,
đóng góp một phần rất lớn đến tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường
thành phố. Sông Mỹ Cương là một nhánh nhỏ đổ ra sông Lệ Kỳ. Sông Lệ Kỳ là một
nhánh nhỏ đổ ra sông Nhật Lệ. Sông Cầu Rào là một con sông ngắn nhỏ, chỉ dài
5km nhưng có vai trò rất quan trọng trong việc thoát nước của thành phố.
Hệ thống sông ngòi của Đồng Hới có đặc điểm chung của khu vực là sông
ngắn và dốc. Tốc độ dòng chảy lớn nhất là trong mùa mưa lũ. Vào mùa này nước
chảy dồn ứ từ các sườn núi xuống thung lũng hẹp, triều cường nước sông lên rất
nhanh gây lũ, ngập lụt trên diện rộng. Ngược lại về mùa khô nước sông xuống thấp,
dòng chảy rất nhỏ.
Theo các tài liệu thu thập được cho biết các sông tại Đồng Hới hay gây ra ngập
lụt, lũ xảy ra với cốt 1.8m vào những năm 1983, 1985, 1992. Năm 1952 trong trận
lũ lịch sử, mực nước lũ kéo lên cốt 2.8m so với mực nước biển làm cho nhiều nơi
trong thành phố ngập đến 2m. Sự phân bố dòng chảy đối với các sông suối ở Đồng
Hới theo mùa rõ rệt. Sông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của mưa lũ ở thượng nguồn và
chế độ thủy triều ở hạ lưu. Vì vậy, các vùng đất thấp ở hạ lưu sông Nhật Lệ thường
bị nhiễm mặn, ảnh hưởng tới nông nghiệp.
Đồng Hới có hệ thống hồ tự nhiên và nhân tạo khá phong phú, hồ nhân tạo
điển hình là hồ Thành; khu vực hồ thành đã được bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng
di tích lịch sử và đang được thi công, sửa chữa nhằm mục đích tạo cảnh quan du
lịch văn hóa và nằm trong hệ thống thoát nước của thành phố. Đồng Hới có hai hồ
lớn đó là hồ Bàu Tró và hồ Phú Vinh. Hồ Bàu Tró là hồ nước ngọt ngay cạnh biển
và là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu trước đây của thành phố với trữ lượng
khai thác 9000m3/ngày đêm. Thành phố Đồng Hới đang từng bước hoàn thiện hệ
thống cấp nước sinh hoạt từ hồ Phú Vinh với công suất 19000m3/ngày đêm.[3]
Nước ngầm ở Đồng Hới mới điều tra tổng thể, chưa điều tra chi tiết để đánh
giá đầy đủ, nhìn chung phân bố không đều, phụ thuộc vào địa hình và lượng mưa
trong năm.

1.2.3. Đặc điểm thổ nhưỡng
Thổ nhưỡng thành phố Đồng Hới phát triển trên một địa hình phức tạp với
nhiều loại đá mẹ khác nhau đã tạo ra lớp phủ thưỡng rất đa dạng. Kết quả nghiên

Chuyên ngành: Bản đồ - viễn thám

8


Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hải

cứu và phân loại đất theo FAO - UNESCO cho thấy Đồng Hới có năm nhóm đất
chính bao gồm:
- Nhóm đất cát ven biển: phân bố ở các xã, phường dọc biển như Hải Thành,
Bảo Ninh, Quang Phú với diện tích là 2756ha chiếm 17.7% diện tích tự nhiên.
- Nhóm đất nhiễm mặn: có diện tích khoảng 520ha, chiếm 3.3% diện tích tự
nhiên, phân bố dọc bờ sông Nhật Lệ, Lệ Kỳ.
- Nhóm đất phù sa: phân bố ở Phú Hải, Đức Ninh, Nghĩa Ninh, Nam Lý, Bắc
Lý, Đồng Phú, Lộc Ninh… Nhóm đất này có chất dinh dưỡng cao, có diện tích là
1795ha, chiếm 11.5% diện tích tự nhiên. Hầu hết diện tích này đã được khai thác
đưa vào trồng lúa nước, cây ăn quả, hoa màu…
- Nhóm đất xám: có diện tích 9060ha, chiếm 58.3% diện tích tự nhiên; phân bố
trên các phường chủ yếu là Nam Lý, Bắc Lý…
Diện tích còn lại chủ yếu là nhóm đất đỏ vàng được khai thác cho mục đích
lâm nghiệp.


Chuyên ngành: Bản đồ - viễn thám

9


Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hải

1.2.4. Đặc điểm lớp phủ thực vật
Hiện Đồng Hới có 6757.96ha đất âm nghiệp, chiếm 43.45% diện tích tự nhiên,
có tỷ lệ che phủ hơn 60%.
Rừng ở Đồng Hới bao gồm rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển
và rừng trông sản xuất. Tập trung chủ yếu ở Bảo Ninh, Thuận Đức, Nghĩa Ninh,
Bắc Nghĩa, Lộc Ninh, Đồng Sơn.[3]
1.3. CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI
1.3.1. Dân cư - lao động
a. Dân số
Năm 2009 dân số thành phố Đồng Hới có 99.198 người, chiếm 20,82% dân số
cả tỉnh. Trong đó, dân số đô thị là 64.307 nghìn người, chiếm 20.74%, dân số nông
thôn là 34.891 nghìn người, chiếm 79.26%. Mật độ dân số bình quân chung của
Thành phố là 637 người/km2. Những phường có mật độ dân số cao là phường Đồng
Mỹ 4.327 người/km2; Nam Lý 2.771 người/km 2, Hải Đình 2.747 người/km2 và
những xã có mật độ dân số thấp nhất là xã Thuận Đức 80 người/km 2; xã Nghĩa Ninh
271 người/km2.
Mặc dù tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm qua nhiều năm: (Năm 1995
18.88% và năm 2005 là 11.3%). Nhưng tốc độ gia tăng dân số của Thành phố khá
cao do xu hướng đô thị hóa diễn ra nhanh chóng.

b. Lao động
Năm 2009 tổng số người trong độ tuổi lao động (tính từ 15 tuổi đến 60 tuổi)
của thành phố Đồng Hới là 50.567 người, chiếm 48.8% dân số của Thành phố;
trong đó ngành nông nghiệp, thủy sản chiếm 32.9%; công nghiệp - xây dựng chiếm
27.8%; thương mại - dịch vụ chiếm 26.8% và trong lĩnh vực quản lý Nhà nước,
đảng, đoàn thể, giáo dục - đào tạo, an ninh - quốc phòng chiếm 12.5%. Trình độ học
vấn trong lực lượng lao động của Thành phố đang có xu hướng nâng lên và có khả
năng tăng nhanh trong các năm sau, nhờ chính sách thu hút lao động giỏi về làm
việc tại địa phương của tỉnh và của Thành phố. Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo
đạt 30% tổng số lao động trên địa bàn; công tác đào tạo lại lao động cũng được
chính quyền Thành phố rất chú trọng.
c. Thu nhập - mức sống
Nhìn chung, cùng với sự phát triển về kinh tế, thu nhập bình quân đầu người
của Thành phố tăng nhanh qua các năm: Năm 1995 là 250 USD, đến năm 2000 là
434 USD, đến năm 2005 đạt 750 USD/người/năm. Khoảng cách về thu nhập giữa
các xã, phường đã được thu hẹp. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn Thành phố giảm từ
Chuyên ngành: Bản đồ - viễn thám

10


Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hải

9.93% năm 2000 xuống còn 3% năm 2005 (theo tiêu chí cũ), 7.58% (theo tiêu chí
mới). Thành phố đã hoàn thành việc xóa nhà tạm cho hộ nghèo, đời sống của nhân
dân được nâng lên rõ rệt. Năm 2005, tỷ lệ số hộ dân được dùng nước sạch đạt 90%.

1.3.2. Tình hình sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu
Kinh tế Thành phố tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá cao, 6 tháng đầu năm
2010 đạt 14.2%; chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng (công nghiệp - xây dựng
chiếm 41.6%; dịch vụ 52.4%; nông lâm thủy sản 6%). Công nghiệp, TTCN phát
triển khá, từng bước nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh trên thị trường.
Năm 2004, giá trị sản xuất CN-TTCN thực hiện 134.6 tỷ đồng; năm 2008 đạt 877.3
tỷ đồng, riêng 6 tháng đầu năm 2010 là 913.2 tỷ đồng. Đã hình thành được một số
khu kinh tế, như khu Công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, các cụm điểm TTCN,… sản
phẩm CN-TTCN đã phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương và có chỗ đứng
trên thị trường như: Mộc mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, hải sản khô, nước uống tinh
khiết... Ngành dịch vụ phát triển mạnh, bước đầu phát huy được những tiềm năng
và lợi thế của thành phố.Giá trị ngành dịch vụ trên địa bàn tăng bình quân
19.3%/năm. Dịch vụ thương mại phát triển; đã đầu tư nâng cấp hệ thống chợ, các
trung tâm thương mại… cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, tiêu dùng của
nhân dân. Dịch vụ du lịch phát triển nhanh, từng bước khẳng định là ngành kinh tế
mũi nhọn. Đã quy hoạch và xây dựng một số khu du lịch chất lượng cao như khu
nghĩ dưỡng Sun Spa Resot, khu du lịch Suối Tiên… Lượng khách du lịch đến Đồng
Hới tăng bình quân 6.8%/năm. Các dịch vụ khác như bưu chính viễn thông, bảo
hiểm, vận tải, tài chính - ngân hàng…phát triển khá mạnh, ngày càng đáp ứng tốt
hơn nhu cầu của xã hội.
Được sự giúp đỡ của Trung ương và của tỉnh, kinh tế Thành phố luôn duy trì
mức tăng trưởng khá trong thời kỳ 2001 - 2010 (bình quân đạt 10.8%) và liên tục đạt
mức tăng trưởng cao trong thời kỳ 2005 - 2010 (bình quân đạt 12.5%, trong khi chỉ
tiêu quy hoạch là 10.3%) tăng cao hơn so mức bình quân chung của cả tỉnh là
3.65%. GDP bình quân đầu người năm 2010 dự kiến 1150 - 1200 USD, tăng 1.7 lần
so với năm 2005, gấp 5 lần so với năm 2000 và gấp 2 lần bình quân chung của cả
tỉnh.[11]
Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng của 3 khu vực kinh tế như sau:
Khu vực
KVI: Nông - lâm - thuỷ sản

KVII: Công nghiệp - xây dựng
KVIII: Dịch vụ
Chuyên ngành: Bản đồ - viễn thám

Thời kỳ
1995 - 2000
5.87
11.59
11.57

Thời kỳ
2001 - 2005
4.06
14.18
13.05

Thời kỳ
2005 - 2010
4.6
15.3
17.1
11


Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hải


Nguồn [7]
Cơ cấu kinh tế của thành phố Đồng Hới trong những năm qua đã có sự chuyển
dịch theo hướng tích cực tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm, tăng tỷ
trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, phù hợp dần với yêu cầu
chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Bảng 1.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Đồng Hới

Chỉ tiêu (%)
Nông - lâm - ngư nghiệp
Công nghiệp - xây dựng
Dịch vụ

2000

2005

2010

12.50
36.70
50.80

8.50
39.50
52.00

6
41.6
52.4
Nguồn [7]


Hình 1.4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đồng Hới
Việc nâng cấp và chỉnh trang đô thị được chú trọng đầu tư. Nhiều công trình, dự
án quan trọng được hoàn thành tạo điểm nhấn cho thành phố như: Cầu Nhật Lệ,
đường tránh quốc lộ 1A, sân bay Đồng Hới... được đưa vào sử dụng, tạo diện mạo
mới cho đô thị trẻ Đồng Hới. Trong các năm từ 2006 đến nay, thành phố đã xác định
công tác xây dựng và chỉnh trang đô thị là mục tiêu quan trọng và đã tập trung chỉ
đạo các cấp, các ngành tích cực thực hiện: Dự án vệ sinh môi trường, khu đô thị mới,
các siêu thị, khách sạn; hệ thống vỉa hè, công viên, cây xanh, cấp thoát nước, điện,
đường, trường, trạm ... từng bước được hoàn thiện, cảnh quan đô thị ngày càng khởi
sắc. Trật tự đô thị có bước chuyển biến, ý thức của người dân được nâng lên.
1.4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ
1.4.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
a. Ngành nông nghiệp:
Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập
trung, tích cực chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành. Giá trị sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn tăng bình quân: 5.9%/năm. Cơ cấu sản xuất ngành nông - lâm - ngư
Chuyên ngành: Bản đồ - viễn thám

12


Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hải

nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản, giảm dần tỷ trọng
trồng trọt. Chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp, nuôi tập trung, mô hình

trang trại. Ngành thuỷ sản phát triển toàn diện cả đánh bắt, nuôi, chế biến và dịch
vụ. Sản lượng đánh bắt và nuôi thuỷ sản tăng bình quân 9.5%/năm.
* Trồng trọt
Cơ cấu cây trồng mùa vụ đã có nhiều chuyển đổi. Giai đoạn 2005 - 2009, diện
tích đất trồng lúa giảm dần từ 2244.5 ha xuống 2.044 ha, sản lượng lương thực năm
2005 đạt 12.165 tấn, 2009 đạt 11.055 tấn. Năng suất bình quân giảm từ 54.2 tạ/ha
năm 2005 xuống 54,09 tạ/ha năm 2009. Giá trị trồng trọt tăng từ 34.217 triệu đồng
năm 2005 lên 65.685 triệu đồng năm 2009. Sự thay đổi cơ cấu trong nông nghiệp là
tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản và giảm dần tỷ trọng trồng trọt. Năm 2005 tỷ
trọng ngành trồng trọt chiếm 37% đến năm 2009 còn 34%.
* Chăn nuôi
Trong ngành chăn nuôi cơ cấu cũng có thay đổi giữa tỷ lệ các nhóm vật
nuôi, đàn gia súc, gia cầm có chuyển đổi mạnh về cơ cấu vật nuôi hình thức
nuôi và áp dụng khoa học trong chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi đa dạng,
phong phú, chất lượng vật nuôi được cải tạo và nâng cấp rõ rệt nhất là đàn
bò và đàn lợn. Giá trị chăn nuôi tăng từ 32.891 triệu đồng năm 2005 lên
73.260 triệu đồng năm 2009. Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong ngành nông
nghiệp năm 2005 là 43 % tăng lên 49% năm 2009.
b. Ngành lâm nghiệp:
Ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư
nghiệp, tổng giá trị sản xuất của ngành năm 2005 đạt 18.842 triệu đồng, năm 2009
đạt 18.925 triệu đồng. Giai đoạn 2005- 2010 ngành lâm nghiệp đã có nhiều cố gắng
thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, duy trì và trồng rừng tập
trung chủ yếu ở vùng cát ven biển và vùng đồi trọc. Công tác giao đất, giao rừng, xây
dựng vườn rừng, đồi rừng đã được thực hiện tốt; công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ
rừng đang trở thành phong trào của quần chúng nhân dân. Thành phố đã giao và cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên 300 ha cho nhân dân chủ động sản xuất, phát
triển kinh tế vùng đồi tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập.
Giai đoạn 2001 - 2010 công tác quản lý, bảo vệ rừng được quan tâm, đã trồng
mới 284 ha rừng tập trung và hàng vạn cây phân tán. Thực hiện tốt công tác quản lý

và sử dụng đất lâm nghiệp. Đến nay độ che phủ rừng đạt 62%. Tuy nhiên, rừng trong
khu vực đang có nguy cơ giảm do nạn cháy rừng, phá rừng để nuôi trồng thuỷ sản…
Việc khôi phục lại rừng trong các năm tới sẽ là cần thiết.
c. Ngành thuỷ sản: (bao gồm cả nuôi trồng và đánh bắt) đứng vị trí thứ 2
trong cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp của Thành phố. Giá trị sản xuất ngành

Chuyên ngành: Bản đồ - viễn thám

13




Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hải

thủy sản năm 2010 đạt 62.008 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm là
8.8%/năm.
Cơ cấu nghề nghiệp có nhiều đổi mới và chuyển dịch theo hướng đánh bắt xa
bờ, chú trọng nghề khai thác các đối tượng xuất khẩu, ngư dân đã mạnh dạn đầu tư
đổi mới thiết bị ngư cụ, chuyển đổi nghề nghiệp, năng lực khai thác tăng lên đáng
kể. Đến nay toàn thành phố có 539 tàu với tổng công suất trên 28.222 CV tăng so
với năm 2005 là 71 tàu thuyền. Đã thành lập và phát triển đa dạng các mô hình đánh
bắt hải sản, chú trọng mở rộng ngư trường, kết hợp khai thác đánh bắt và bảo vệ
nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái biển.
Sản lượng đánh bắt hải sản tăng bình quân 6,5%/năm. Năm 2005 là: 5.600 tấn,
tăng 1.579 tấn so với năm 2001 và năm 2010 sản lượng đạt 8.050 tấn, giai đoạn
2005 - 2010 nhịp độ tăng sản lượng khai thác thủy sản luôn được giữ vững.
Nuôi trồng thủy sản của Thành phố chủ yếu tập trung tại các phường Đức

Ninh Đông, Phú Hải, Đồng Phú,…năm 2010 thành phố có 452 ha nuôi thủy sản
nước mặn lợ. Tổng sản lượng nuôi thủy sản năm 2010 đạt 1.462 tấn, tăng bình quân
hàng năm 12.8%. Tuy nhiên, kết quả nuôi trồng thuỷ sản chưa ổn định, rủi ro còn khá
cao do việc nuôi trồng còn mang tính tự phát, thiếu quy trình kỹ thuật và hệ thống cấp
thoát nước chưa đồng bộ.
Về chế biến thủy hải sản, Thành phố có 140 cơ sở thu mua, chế biến và sơ chế
nguyên liệu. Có 2 nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn đã đáp ứng đầu ra tiêu thụ
sản phẩm cho ngư dân đánh bắt thủy sản. Chế biến thủy sản nội địa như: nước
mắm, cá khô đã được tăng cường và tiêu thụ tốt, kích thích các hộ tham gia sản
xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Bảng 1.3: Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản qua các năm
Chỉ tiêu

Năm
2008

2005

2007

1. Giá trị sản xuất
(tỷ đồng)

203.636

276.649

407.775

441.217


- Nông nghiệp

75.804

93.725

141.129

149.139

- Lâm nghiệp

36.778

36.675

60.112

71.678

- Thuỷ sản

91.054

146.249

206.534

220.400


2. Cơ cấu ngành
nông nghiệp (%)

100

100

100

100

- Nông nghiệp

37

34

35

34

- Lâm nghiệp

18

13

15


16

- Thuỷ sản

45

53

51

50

Chuyên ngành: Bản đồ - viễn thám

2009

14


Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hải

Nguồn [7]

Chuyên ngành: Bản đồ - viễn thám

15



Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hải

Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, kinh tế nông - lâm - thuỷ sản hiện
nay của thành phố Đồng Hới còn có những mặt hạn chế:
- Chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp nhằm sản xuất ra sản phẩm hàng hóa
chất lượng cao và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ, nâng cao giá trị
trên một diện tích canh tác còn chưa đồng bộ. Tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông
nghiệp còn thấp.
- Tình trạng khai thác, mua bán lâm sản vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát
triển rừng chưa được ngăn chặn triệt để.
- Thủy sản là ngành kinh tế có nhiều tiềm năng, lợi thế, nhưng chưa khai thác
tốt. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản còn yếu, nhất là phòng
chống dịch bệnh. Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng đã vượt chỉ tiêu kế hoạch, song
việc chế biến hải sản còn yếu, sản phẩm đơn điệu, chưa xây dựng được thương hiệu
sản phẩm hải sản, do đó khả năng cạnh tranh còn thấp.
1.4.2. Khu vực kinh tế công nghiệp
Trong giai đoạn 2000 - 2010, công nghiệp thành phố từng bước ổn định và đạt
mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
năm 2005 đạt 754.3 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2010 đạt 518.6 tỷ, bình quân hàng
năm tăng 16.9%.
Công nghiệp thành phố đã chú trọng công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng cơ
sở công nghiệp, thực hiện tốt chính sách khuyến công, ứng dụng tiến bộ KHKT, đổi
mới công nghệ, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị
trường. Đến nay, các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Thành phố đã thu

hút được một lượng lao động đáng kể .
Các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp được đầu tư mở rộng,
số lượng cơ sở sản xuất tăng từ 1.347 cơ sở vào năm 2005 lên 1.795 cơ sở vào năm
2010, các cơ sở quy mô vừa và nhỏ phát triển khá.
Về cơ cấu ngành: công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế
biến chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 87% giá trị sản xuất). Khu công nghiệp Tây Bắc
Đồng Hới được xây dựng, đã thu hút nhiều dự án, nhà máy vào đầu tư sản xuất,
kinh doanh. Nhiều sản phẩm đã đứng vững trên thị trường như: bia, may mặc, mộc
mỹ nghệ, vật liệu xây dựng và các sản phẩm chế biến từ hải sản,...
Công nghiệp dệt và may mặc hiện mới chỉ chiếm một tỷ trọng thấp trong cơ
cấu công nghiệp song đang có xu hướng tăng nhanh.
Công nghiệp vật liệu xây dựng, chiếm tỷ trọng khoảng 11% giá trị sản lượng
công nghiệp toàn Thành phố. Do nhu cầu xây dựng của Thành phố đang tăng mạnh,

Chuyên ngành: Bản đồ - viễn thám

16


Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hải

lại có vùng nguyên liệu như cao lanh, đất sét,...phong phú nên việc sản xuất vật liệu
xây dựng rất có điều kiện để phát triển trong thời gian tới.
Ngoài ra, Thành phố còn có các ngành công nghiệp khác như cơ khí, điện tử,...
cũng đang trên đà phát triển nhưng chưa mạnh.
Công nghiệp quốc doanh đã hình thành được một số doanh nghiệp quy mô,

hoạt động trong nhiều lĩnh vực, đã có sự đầu tư về trang bị và sản phẩm có chất
lượng, có khả năng xuất khẩu,...
Công nghiệp ngoài quốc doanh, đa số là các cơ sở có quy mô nhỏ, cơ sở hạ
tầng kỹ thuật còn hạn chế... phát triển tập trung vào các ngành chế biến lương thực thực phẩm, sửa chữa cơ khí, chế biến gỗ, đồ mộc.
Công nghiệp liên doanh với nước ngoài đang hình thành và phát triển, hoạt
động chủ yếu trong lĩnh vực chế biến lương thực - thực phẩm, bước đầu nhịp độ
phát triển tuy còn chậm song đã góp phần vào tổng giá trị chung sản lượng công
nghiệp trong Thành phố.
Trang bị kỹ thuật và công nghệ của ngành công nghiệp nói chung còn thấp, nhất
là khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh, phần lớn máy móc thiết bị không đồng bộ,
kỹ thuật lạc hậu, tỷ lệ lao động thủ công cao.
Nhìn chung sản xuất công nghiệp của thành phố phát triển chậm, quy mô còn nhỏ,
năng lực sản xuất còn hạn chế, thiếu khả năng cạnh tranh. Việc chuyển giao công nghệ
còn yếu. Sản phẩm mang thương hiệu đặc thù và truyền thống của địa phương còn ít.
Tuy có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp phát huy nội lực, đầu tư mở rộng sản
xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nhưng liên doanh, liên kết thu hút đầu tư từ
bên ngoài còn hạn chế.
1.4.3. Khu vực kinh tế dịch vụ.
Dịch vụ thành phố phát triển nhanh, ngành du lịch đã khẳng định là ngành
kinh tế mũi nhọn. Giá trị ngành dịch vụ mang lại tăng từ 508.3 tỷ đồng năm 2005
lên 1.088 tỷ năm 2010, bình quân hàng năm tăng 16.5%.
- Dịch vụ thương mại đã có những bước phát triển và mở rộng đáng kể, hàng
hóa lưu thông ngày càng thuận lợi, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của dân
cư cũng như yêu cầu phát triển sản xuất của các ngành kinh tế. Các cơ sở kinh doanh
tăng nhanh từ 5.583 cơ sở vào năm 2005 lên 9.121 cơ sở năm 2010, bình quân tăng
10.5%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội tăng trưởng ổn định với nhịp độ khá,
năm 2010 đạt 3.183 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 33.6%. Dịch vụ
thương mại phát triển phong phú, mạng lưới được mở rộng, các chợ, siêu thị được
đầu tư nâng cấp, xây dựng mới (đã có 1 siêu thị, 12 chợ, trong đó 6 chợ đô thị và 6


Chuyên ngành: Bản đồ - viễn thám

17


Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hải

chợ nông thôn), tất cả đều được bố trí gần bến ô tô, cảng và đường giao thông chính,
rất thuận lợi cho kinh doanh thương mại.
Kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng khá, riêng 6 tháng đầu năm 2010 đã thực
hiện 26.8 triệu USD, tăng 76.6% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu đang tập
trung chủ yếu ở các mặt hàng cao su, thủy sản, quặng titan, dầu thông, đồ gỗ, hàng
thủ công mỹ nghệ,...
Nhìn chung ngành thương mại có mức tăng trưởng khá, cơ sở vật chất kỹ thuật
ngày được tăng cường, hàng hoá dồi dào, thị trường có sự trao đổi mạnh. Tuy nhiên, sự
phát triển đó chưa thực sự vững chắc và cơ bản: thương mại nội địa tuy có phát triển
nhưng vẫn còn ở mức thấp, chưa tạo được nguồn hàng ổn định chất lượng cao, lưu thông
hàng hóa và cơ cấu tiêu dùng còn thể hiện trình độ sản xuất và mức sống dân cư thấp.
- Dịch vụ du lịch của Thành phố phát triển nhanh, từng bước khẳng định là ngành
kinh tế mũi nhọn. Du lịch được phát triển theo hướng đa dạng hóa loại hình và sản
phẩm du lịch. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch từng bước được đầu tư, một số khu du lịch
chất lượng cao được xây dựng, nhiều nhà hàng, khách sạn, khu di tích lịch sử, danh
thắng và khu vui chơi giải trí được nâng cấp. Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch
được chú trọng. Đến nay, Thành phố đã có 129 khách sạn, nhà nghỉ, với 2.169 phòng,
tăng 31 cơ sở, 437 phòng so với năm 2005 (98 cơ sở, 1.732 phòng). Trong đó có 2 cơ
sở đạt tiêu chuẩn 4 sao, 6 cơ sở 2 sao, 8 cơ sở 1 sao. Nhiều cơ sở kinh doanh có quy

mô với trang thiết bị tiện nghi, hiện đại như : Khu nghĩ dưỡng Sun Spa Rersot,
Khách sạn Sài Gòn - Quảng Bình và một số khách sạn khác như: LUXE, Ban Mai,
Đại Nam, Tứ Quý, 30/4... Bên cạnh các cơ sở phục vụ nhu cầu ăn nghĩ của du
khách, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác ngày càng được đầu tư, nâng cấp đã đáp
ứng nhu cầu mua sắm và giải trí của du khách. Lượng khách đến Đồng Hới ngày
càng tăng, năm 2005 đạt 302.000 lượt, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2010 đã trên 225.300
lượt, tăng 8,1% so với cùng kỳ. Số lượng du khách tăng bình quân hàng năm 16.7%.
Doanh thu từ ngành dịch vụ du lịch bình quân hàng năm tăng 16.5%.
Tuy nhiên, công tác quy hoạch và triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các
khu du lịch, các điểm du lịch còn chậm và còn nhiều hạn chế (so với yêu cầu và lợi
thế phát triển, đặc biệt là các loại hình du lịch thế mạnh của địa phương như du lịch
biển và du lịch sinh thái). Sản phẩm du lịch còn nghèo, ít có sản vật đặc trưng của
Đồng Hới và đặc biệt là chất lượng dịch vụ và phục vụ cho du lịch chưa đáp ứng kịp so
với yêu cầu, do đó khó thu hút được du khách, hệ số lưu trú của khách còn thấp, chỉ đạt
1.12 - 1.18 ngày/khách.

Chuyên ngành: Bản đồ - viễn thám

18


Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hải

- Các dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải, bảo
hiểm, vui chơi, giải trí, … ngày càng phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và
đời sống của nhân dân.

1.4.4. Cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
* Đường bộ
Tổng các tuyến giao thông đường bộ của thành phố Đồng Hới là 422.3 km,
gồm: quốc lộ, tỉnh lộ, đường Hồ Chí Minh là: 82.96 km; đường nội thành và giao
thông nông thôn là: 339.34 km, trong đó đường cấp phối và đường đất là: 295.71
km, đường nhựa bê tông 126.59 km, trong đó đường chính (có mặt cắt >15 m) rải
nhựa 46 km.
- Tuyến Quốc lộ 1A chạy qua Thành phố với chiều dài 11.96 km đã được nâng
cấp hoàn chỉnh, Hiện tại đang xây dựng đoạn tránh thành phố Đồng Hới dự kiến
hoàn thành vào năm 2008.
- Tuyến đường Hồ Chí Minh qua Thành phố đã đầu tư giai đoạn 1 tạo điều kiện
thuận lợi cho giao thông vận tải, thông thương của Thành phố;
- Cầu Nhật Lệ bắc qua sông Nhật Lệ nối trung tâm Thành phố Đồng Hới với
Khu du lịch Bảo Ninh được đưa vào sử dụng vào cuối năm 2004 đã tạo bước
chuyển biến mới cho việc khai thác, phát triển du lịch, mở rộng, phát triển thành
phố Đồng Hới về phía Đông.
Nhìn chung các tuyến đường trong Thành phố khá hoàn chỉnh và ngày càng
được đầu tư nâng cấp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện điều
kiện đi lại của nhân dân.
* Đường sắt
Thành phố Đồng Hới có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua với chiều dài 9
km, có ga Đồng Hới là ga trung tâm và là một trong những ga chính của tuyến
đường sắt Bắc - Nam, với cơ sở vật chất kỹ thuật tốt đảm bảo nhu cầu đi lại của
hành khách và vận chuyển hàng hóa.
* Đường thủy
Thành phố Đồng Hới có sông Nhật Lệ, sông Mỹ Cương, sông Lệ Kỳ, sông
Cầu Rào và nhiều tuyến sông nhỏ khác chảy qua với tổng chiều dài 24 km. Ngoài
ra, Thành phố còn nằm dọc bờ biển với chiều dài 16 km, là điều kiện thuận lợi cho
phát triển hệ thống giao thông thủy.

* Đường hàng không
Cảng hàng không Đồng Hới được khởi công xây dựng vào cuối năm 2004
(thuộc địa phận 2 xã Lộc Ninh và Quang Phú), dự kiến được đưa vào khai thác quý
Chuyên ngành: Bản đồ - viễn thám

19


Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hải

4 năm 2004. Quy mô cấp 4C (đường hạ cánh dài 2.400m, rộng 45m), sử dụng cho
máy bay A320, A 321 hoặc tương đương, sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải và thu hút các
nhà đầu tư cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đồng Hới.
b. Hệ thống cấp thoát nước
- Hệ thống cấp nước Phú Vinh và Bàu Tró ở Đồng Hới đang hoạt động với
công suất 28.000m3/ngày đêm để phục vụ cho trung tâm thành phố và vùng lân cận.
Hiện thành phố đang cải tạo, nâng cấp thêm hệ thống cấp nước đảm bảo cho tất cả
các xã phường (16/16) đều có nước sạnh sinh hoạt.
- Hệ thống thoát nước của Thành phố đang còn hạn chế, chỉ đáp ứng tiêu thoát
nước thải và nước mưa chủ yếu cho vùng nội thành. Hệ thống này đã được xây
dựng từ lâu và trải qua nhiều giai đoạn nâng cấp, cải tạo quy mô nhỏ, việc duy tu,
bảo dưỡng chưa đồng bộ dẫn đến mạng lưới thoát nước của Thành phố xuống cấp,
giảm khả năng tiêu thoát. Nước thải hiện đang được xả ra tại nhiều điểm khác nhau
như sông Nhật Lệ, các nhánh sông, rạch, đầm hồ. Mạng lưới thoát nước hiện có 46
tuyến với chiều dài 24 km (chủ yếu tập trung ở phường Hải Đình và phường Đồng
Mỹ). Thành phố đang triển khai thực hiện dự án vệ sinh môi trường, xây dựng đồng

bộ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ở một số khu vực trung tâm thành phố,
nâng mật độ đường thoát nước chính lên 4,8km/km².
c. Năng lượng
Thành phố Đồng Hới hiện đang sử dụng nguồn điện lưới quốc gia. Mạng lưới
điện hạ thế đã đến 100% số hộ dân sử dụng điện trên toàn Thành phố. Mức tiêu thụ
điện năng bình quân đầu người toàn Thành phố là 629 KWh/năm. Hiện trên toàn
Thành phố có 38.1 km tuyến đường chính trong nội thị đã được lắp đặt hệ thống
điện chiếu sáng. Phát triển mạng lưới điện đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt khu vực
nông thôn, góp phần nâng cao đời sống văn hoá - xã hội; củng cố quốc phòng - an
ninh, hình thành các cụm dân cư tập trung,... tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
d. Bưu chính viễn thông
Mạng lưới bưu chính - viễn thông phát triển mạnh, chất lượng thông tin được
nâng cao. Hệ thống bưu chính được củng cố và hiện đại hoá với kỹ thuật tiên tiến.
Từ năm 2005, Thành phố đã có mạng thông tin viễn thông kỹ thuật số, 100% số xã,
phường trong Thành phố có điện thoại và dịch vụ bưu chính. Đến ngày 31/12/2009
toàn Thành phố có 206.868 máy điện thoại, trong đó điện thoại di động 153.201
máy, điện thoại cố định 53.667 máy, bình quân mỗi người sử dụng gần 2 máy. Các
bưu điện văn hoá xã (có 2 xã, phường); quầy sách báo, đại lý điện thoại... phát triển
rộng khắp đã tạo điều kiện nâng cao đời sống tinh thần của người dân.
Chuyên ngành: Bản đồ - viễn thám

20


Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hải


e. Giáo dục - đào tạo
Hệ thống giáo dục của Thành phố đã có bước phát triển tốt về quy mô, chất
lượng dạy và học được nâng cao, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo nhân
lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến
trường ngày càng tăng, số học sinh bỏ học ngày càng giảm. Chất lượng giáo dục được
nâng lên, tỷ lệ học sinh xét tốt nghiệp hàng năm bậc tiểu học đạt 99.8%; trung học cơ
sở đạt 98.3%. Công tác hướng nghiệp dạy nghề được chú trọng; đội ngũ cán bộ quản
lý, giáo viên được bồi dưỡng đến nay đã 100% đạt chuẩn, và đạt trên chuẩn ngày càng
tăng, hiện có 246 giáo viên mầm non và 1252 giáo viên phổ thông các cấp. Toàn
Thành phố đã có 37/64 trường đạt chuẩn quốc gia. Giữ vững kết quả phổ cập giáo dục
tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập Trung học cơ sở, đang chỉ đạo phổ cập Trung học phổ
thông ở 13/16 xã phường.
Công tác xây dựng, phát triển, kiên cố hóa trường lớp được quan tâm. Đến nay
toàn Thành phố có 64 trường, gồm 20 trường mầm non (trong đó 16 trường bán
công, 4 trường tư thục), 22 trường tiểu học với 296 lớp; 17 trường trung học cơ sở
với 210 lớp; 05 trường Trung học phổ thông với 130 lớp; ngoài ra còn 16 trung tâm
học tập cộng đồng nằm ở 16 xã, phường. Cơ sở vật chất trường học được tăng cường,
đã có hơn 90% học sinh tiểu học và khoảng 25% học sinh trung học cơ sở học 2
buổi/ngày. Tuy nhiên do tiến độ xây dựng cơ sở vật chất trường đạt chuẩn và sắp xếp
lại mạng lưới trường lớp chậm nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định và duy trì
phát triển của các trường.
g. Y tế, dân số, gia đình
Hiện tại 16/16 xã, phường đã có trạm y tế, có bác sỹ chuyên trách, 14/16 xã,
phường đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% thôn, tiểu khu có nhân viên y tế. Thành
phố đã đưa Bệnh viện đa khoa Đồng Hới vào sử dụng, đồng thời đầu tư nâng cấp
các trạm y tế xã phường, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của
nhân dân . Đội ngũ cán bộ y tế được bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ. Thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, khống chế có hiệu quả các
đợt dịch bệnh. Các chương trình y tế quốc gia, phòng chống các bệnh xã hội, giám

sát dịch tễ, phòng trừ và ứng phó dịch bệnh được chú trọng và hoạt động có hiệu
quả; công tác khám, chữa bệnh cho người nghèo đã được triển khai thực hiện đạt
kết quả tương đối tốt. Tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng giảm từ 19.5% năm 2005
xuống dưới 10% năm 2010, đã mở rộng diện bảo hiểm y tế (cả bảo hiểm y tế tự
nguyện). Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ chăm sóc bà mẹ trẻ em
được tăng cường, trung bình hàng năm giảm tỷ lệ sinh 0.5‰, từng bước nâng cao
chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống của người dân.
Chuyên ngành: Bản đồ - viễn thám

21


Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hải

Đến 2009 toàn Thành phố có 29 cơ sở y tế, kể cả của tỉnh (3 bệnh viện) còn lại 26
là của thành phố và các xã phường quản lý. Có tất cả 785 gường bệnh (bệnh viện
Thành phố có 50 giường, các trạm y tế xã phường có 98 giường), với 839 cán bộ (gồm
286 bác sỹ, 145 y sỹ, kỹ thuật viên và 291 các chức danh khác).
Nhìn chung dịch vụ y tế ở thành phố Đồng Hới đã phát triển ngày càng đáp ứng
được yêu cầu nâng cao sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên do cơ sở vật chất trang thiết bị
chuyên dùng của một số trạm y tế đã xuống cấp nên chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày
càng cao của nhân dân trong vùng.
h. Văn hoá thông tin
Hoạt động văn hoá văn nghệ đã có sự chuyển biến tích cực, từng bước phát triển rộng
và đi vào chiều sâu, góp phần đẩy lùi văn hoá phẩm độc hại, tệ nạn mê tín dị đoan, giữ gìn
trật tự xã hội quốc phòng, an ninh. Trong Thành phố đã xuất hiện nhiều loại hình cơ sở văn

hóa đa dạng, phong phú phù hợp với tính chất, đặc thù của dân cư các vùng, đã đáp ứng một
phần nhu cầu và mức độ hưởng thụ của người dân. Bản sắc văn hóa Đồng Hới được giữ gìn
và phát huy, các lễ hội văn hóa truyền thống được khôi phục như lễ hội cầu ngư, chèo cạn,
múa bông,... Nhiều loại hình sinh hoạt đang phát triển có hiệu quả như đội văn nghệ quần
chúng, câu lạc bộ đàn và hát dân ca, câu lạc bộ thơ nhạc (Toàn Thành phố đã xây dựng
được 231 đội văn nghệ quần chúng, 319 câu lạc bộ với nhiều loại hình hoạt động),... Các
hoạt động văn hoá, nghệ thuật, giáo dục truyền thông, thông tin cổ động,... phát triển tốt cả
về quy mô, nội dung và hình thức đã góp phần giáo dục nâng cao dân trí, xây dựng con
người mới với nếp sống văn minh lành mạnh; tăng cường đoàn kết toàn dân, nâng cao đời
sống văn hoá tinh thần của nhân dân.
Cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động trong lĩnh vực văn hóa thông tin đã
được đầu tư nâng cao. Thành phố đã có 01 thư viện, 02 nhà văn hóa (phường Đồng
Sơn và Đồng Mỹ), 144/155 thôn và tiểu khu có nhà văn hóa , 14/16 xã, phường có
tủ sách pháp luật, 7 điểm vui chơi cho trẻ em (gồm: Đồng Phú, Nam Lý, Quang
Phú, Hải Thành, Thuận Đức, Bảo Ninh), 16/16 xã, phường đã thực hiện truyền
thanh không dây, 2/3 thôn, tiểu khu đã có cụm loa FM, gần 100% số hộ có truyền
hình. Công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa đạt hiệu quả cao, các hoạt động văn
hóa truyền thống được khôi phục và phát triển. Phong trào xây dựng “làng văn
hóa”, “khu phố văn hóa”, “gia đình văn hóa”, "cơ quan, đơn vị văn hoá" tiếp tục
phát triển mạnh. Năm 2010 đã có 92% gia đình được công nhận gia đình văn hóa,
71% thôn, tiểu khu được công nhận danh hiệu làng văn hóa, khu phố văn hóa, 91%
cơ quan đơn vị được công nhận đơn vị văn hoá.
Hệ thống thư viện được củng cố và duy trì hoạt động thường xuyên, các phòng
đọc ở các bưu điện văn hoá xã, tủ sách ở cơ quan, đơn vị, trường học, trung tâm văn
hoá, nhà văn hoá thôn tiểu khu, hiện có 53 tủ sách... Tuy nhiên số đầu sách còn ít,
chủng loại sách còn nghèo chưa đáp ứng được nhu cầu của người đọc.

Chuyên ngành: Bản đồ - viễn thám

22



Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hải

CHƯƠNG 2
ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ GIS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỄN THÁM VÀ GIS
2.1.1. Lịch sử phát triển của viễn thám và công nghệ GIS
Công nghệ GIS là một công nghệ thông tin ứng dụng, được phát triển trên nền
tảng công nghệ điện tử - tin học - viễn thông và tự động hóa. Đôi khi người ta còn
gọi GIS là hệ thống thành lập bản đồ “thông minh”, là công cụ cho phép ta gắn liền
thông tin vị trí với nội dung của nó, và thể hiện kết quả đó bằng kết quả chính xác.
GIS liên kết thông tin địa lý với các loại thông tin khác trong phạm vi một hệ độc
lập; nó tạo ra một nền/khung nhất quán để phân tích các dữ liệu bản đồbằng cách
tạo ra và hiển thị kiến thức về mặt địa lý theo những phương pháp cổ truyền và
phương pháp hiện đại. Thông tin địa lý bao gồm dữ liệu về bề mặt trái đất và các
diễn giải dữ liệu để con người dễ hiểu.
Nhìn chung, thông tin địa lý được thu thập từ bản đồ hay được thu thập qua đo
đạc trực tiếp, viễn thám, điều tra, phân tích hay mô phỏng. Thông tin địa lý bao gồm
hai loại dữ liệu: Không gian và phi không gian.Theo nhiều tác giả (ERSI, 1990;
Aronoff, 1993), GIS đã được các nhà địa lý “thai nghén” vào khoảng những năm 60
của thế kỷ XIX và hệ thống thông tin địa lý đầu tiên ở cấp quốc gia đã ra đời ở
Canada năm 1964 với tên gọi là CGIS (Canada Geographic Information System).
Song song với Canada, ở Mỹ, hàng loạt các trường đại học cũng tiến hành nghiên
cứu và xây dựng hệ thống GIS của mình như đại học Havard, Clark,… Kết quả là

các chương trình GIS khác nhau đã ra đời.
Như vậy, có thể nói GIS được bắt nguồn từ Bắc Mỹ, hay nói cách khác là
người Canada, Người Mỹ đi đầu trong lĩnh vực công nghệ này. Sự hình thành của
GIS phản ánh xu thế chung của thời đại, đó là:
- Xu thế dựa vào máy tính như một công cụ phân tích, xử lý số liệu. Hay nói
cách khác đó là xu thế chuyển từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin.
- Xu thế đa ngành trong việc giải quyết các vấn đề địa phương, khu vực, quốc
gia hay toàn cầu có sự tham gia của nhiều ngành nghề bằng việc liên kết các dữ liệu
khác nhau với sự trợ giúp của GIS.
GIS đã phát triển từ GIS thủ công hay tương tự đến GIS hiện đại hay GIS số.
Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành GIS số trong những năm 60 là:

Chuyên ngành: Bản đồ - viễn thám

23


Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hải

+ Những kĩ thuật cao trong thao tác thành lập bản đồ
+ Sự phát triển nhanh về hệ thống máy tính điện tử
+ Cuộc cách mạng định lượng trong phân tích không gian.
Với những ưu thế nổi trội, GIS là một hệ thống có khả năng quản lý cơ sở dữ
liệu và xử lý chính xác các lớp thông tintrong mối quan hệ tương tác không gian
giữa các đối tượng địa lý có khr năng bổ sung, đo đạc và tự động tính toán chính
xác về mặt định lượng các đối tượng trên bản đồ cùng với các thuộc tính của chúng,

đồng thời có thể đưa ra các tính toán dự báo phục vụ cho quy hoạch.[2]
2.1.2. Khả năng ứng dụng của viễn thám và GIS trong nghiên cứu tài nguyên
thiên nhiên và môi trường
Hiện nay, công nghệ GIS đã trở thành xu hướng chủ yếu trong việc xử lý
thông tin, một công cụ hữu hiệu trong quản lý thông tin, trợ giúp công tác quản lý
và quyết định. Phần mềm GIS đang hướng tới một hệ thống cấu trúc bản đồ và xử
lý dữ liệu Hypermedia (phương tiện cao cấp), hệ chuyên gia, trí tuệ nhân tạo và
hướng tới đối tượng như: đất đai, nguồn nước, rừng, tài nguyên, môi trường,…
Trong những năm gần đây, GIS đã mở rộng ứng dụng vào các lĩnh vực quản lý kinh
tế - xã hội khác nhau. Do sự hoàn thiện về khả năng mô phỏng, mô hình hóa thông
tin không gian, GIS đã trở thành công cụ trợ giúp quyết định trong công tác quy
hoạch lãnh thổ và dự báo các hiện tượng tự nhiên, xã hội cũng như đánh giá tác
động của môi trường, đánh giá biến động sử dụng đất phục vụ cho việc định hướng
phát triển kinh tế - xã hội.
Tùy theo yêu cầu và đặc điểm của từng ngành mà việc ứng dụng công nghệ
GIS thể hiện ở từng mức độ khác nhau. Sau đây là một số lĩnh vực ứng dụng công
nghệ GIS.
- Hệ thống thông tin cơ sở hạ tầng thành phố, thị xã…
- Hệ thống thông tin tài nguyên và môi trường
- Hệ thống thông tin đất đai
- Hệ thống thông tin quản lý khác.
Ứng dụng công nghệ GIS trong nghiên cứu tài nguyên và môi trường là một
trong những thành tựu nổi bật nhất của nghành địa lý. Nhờ có GIS và tính ưu việt
của nó mà các nhà quản lý hoàn thành công việc của mình một cách nhanh chóng
và hiệu quả.
Hệ thống thông tin địa lý là một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân tích
các sự vật, hiện tượng thực trên trái đất. Công nghệ GIS kết hợp với các thao tác cơ
sở dữ liệu thông thường (như cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích thống kê,
phân tích địa lý, trong đó phép phân tích địa lý là hình ảnh được cung cấp duy nhất
Chuyên ngành: Bản đồ - viễn thám


24


Khóa luận tốt nghiệp



Sinh viên thực hiện: Lê Thanh Hải

từ các bản đồ. Những khả năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác
và khiến cho GIS có phạm vi ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau
(phân tích các sự kiện, dự đoán tác động và hoạch định chiến lược).
Hiện nay, những thách thức chính mà chúng ta phải đối mặt - bùng nổ dân số,
ô nhiễm, phá rừng, thiên tai - chiếm một không gian địa ly quan trọng. GIS đã ra
đời đúng lúc và đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Có thể nói rằng GIS đã và đang ứng
dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong nghiên cứu tài nguyên thiên
nhiên và môi trường.
Theo những chuyên gia GIS kinh nhiệm nhất, có rất nhiều ứng dụng đã phát
triển trong những tổ chức quan tâm đên môi trường. Với mức đơn giản nhất, người
ta sử dụng GIS để đánh giá môi trường, ví dụ như vị trí và huộc tính của cây rừng.
Ứng dụng GIS với mức độ phức tạp hơn là dùng khả năng phân tích của GIS để mô
hình hóa các tiến trình xói mòn đất, sự lan truyền ô nhiễm trong môi trường khí hay
nước, hoặc sự phản ứng của một lưu vực sông dưới ảnh hưởng của một trận mưa
lớn. Nếu những dữ liệu thu thập gắn liền với đối tượng vùng và ứng dụng sử dụng
các chức năng phân tích phức tạp thì mô hình dữ liệu dạng ảnh có khuynh hướng
chiếm ưu thế.
Thông tin địa lý GIS đã được công nhận là một hệ thống với nhiều lợi ích
không chỉ trong công tác thu thập, đo đạc địa lý, quản lý mà còn hỗ trợ rất có hiệu
quả trong công tác điều tra tài nguyên thiên nhiên, phân tích hiện trạng và dự báo xu

xu hướng diễn biến tài nguyên môi trường.
- Việc sử dụng kết hợp Viễn thám và GIS cho nhiều mục đích khác nhau đã trở
nên rất phổ biến trên toàn thế giới trong khoảng 30 năm trở lại đây.
Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, công nghệ GIS và
viễn thám đã và đang mở rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau và phục vụ đắc lực
cho nhiều ngành khoa học, đặc biệt những ngành liên quan đến quản lý tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Trong công tác cảnh báo và phòng chống thiên tai như công tác phòng chống
bão, nhờ công nghệ GIS và viễn thám, con người có thể gần như tận mắt theo dõi
quá trình hình thành cũng như đường đi, phạm vi ảnh hưởng của các cơn bão, nhờ
đó tránh được những thiệt hại cho con người.
GIS và viễn thám cũng được coi là công cụ khá phổ biến trong xây dựng các
thông tin về vùng hạn hán và cảnh báo nguy cơ cháy rừng rất hiệu quả, điển hình là
các nước khu vực Bắc Mỹ, Nhật Bản, Úc… Kết hợp ảnh viễn thám và hệ thống
định vị toàn cầu GPS, các điểm cháy rừng các khu vực có nguy cơ cháy được dự
báo một cách chính xác.
Chuyên ngành: Bản đồ - viễn thám

25


×