Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nghiên cứu xây dựng chương trình thể thao nâng cao cho sinh viên đại học thái nguyên (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.01 KB, 24 trang )

1
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN

1. MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết: Phân loại trình độ người tập là một yếu tố quan trọng
trong GDTC. Từ đó xây dựng chương trình GDTC phù hợp. Phân loại trình
độ người tập thường theo các nhóm: Nhóm cơ bản; Nhóm đặc biệt; Nhóm
thể thao nâng cao (TTNC). Ngày nay, phong trào thể thao “cho mọi người”
phát triển mạnh mẽ, các hoạt động tập luyện và thi đấu diễn ra thường
xuyên. Bồi dưỡng theo hướng nâng cao năng lực thi đấu (chuẩn bị lực lượng
cho đội tuyển TTcơ sở) và trang bị nghiệp vụ thể thao (“hạt nhân thể thao”)
cho những SV yêu thích và có năng khiếu thể thao (nhóm TTNC) trong
trường ĐH là cần thiết, phù hợp nhu cầu xã hội.
Công tác GDTC cho SV các trường thuộc ĐH Thái Nguyên còn một số
tồn tại như: Chưa quan tâm nhiều đến đặc điểm cá nhân người học; Chưa có
chương trình riêng cho các nhóm đối tượng khác nhau. Công tác chuẩn bị
các đội tuyển thể thao chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn trước giải…
Từ những vấn đề trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng
chương trình Thể thao nâng cao cho sinh viên ĐH Thái Nguyên”.
Mục đích nghiên cứu
Xây dựng chương trình TTNC theo hướng nâng cao năng lực thi đấu
và bồi dưỡng nghiệp vụ thể thao cho những SV yêu thích và có năng khiếu
thể thao của các trường thuộc ĐH Thái Nguyên, nhằm bồi dưỡng những “hạt
nhân thể thao” cơ sở. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác TDTT
trường học và phong trào “thể thao cho mọi người”.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu thực trạng công tác GDTC và Thể thao của
các trường thuộc Đại học Thái Nguyên theo hướng tiếp cận phân hóa;
Nhiệm vụ 2: Xây dựng chương trình TTNC cho SV ĐH T. Nguyên;
Nhiệm vụ 3: Đánh giá hiệu quả chương trình Thể thao nâng cao thông
qua triển khai thí điểm ở các môn thể thao cụ thể.


Giả thuyết khoa học
Bồi dưỡng nâng cao cho những sv yêu thích và có năng khiếu thể thao
(nhóm TTNC) theo hướng nâng cao năng lực thi đấu và bồi dưỡng nghiệp vụ
thể thao góp phần không nhỏ trong việc chuẩn bị lực lượng cho các đội
tuyển thể thao và tạo nên những hạt nhân thể thao cơ sở. Nếu chương trình
TTNC mà đề tài xây dựng được triển khai sẽ nâng cao hiệu quả chuẩn bị các
đội tuyển thể thao cho các trường thuộc ĐH Thái Nguyên và tạo nên những
hạt nhân thể thao cho nhà trường và XH. Qua đó nâng cao hiệu quả công tác
GDTC và thể thao trường học cũng như phong trào thể thao cơ sở.
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học:
`
Hệ thống được cơ sở lý luận GD và GDTC để tổ chức các hoạt động
GDTC và thể thao phù hợp với đặc điểm cá nhân người học;


2
Xác định được mối liên hệ giữa cơ sở lý luận GD với lý luận GDTC
trong tổ chức các hình thức GDTC đáp ứng đặc điểm cá nhân người học;
Xác định được quy trình XD chương trình GDTC phù hợp với trình độ
SV theo nguyên tắc, quan điểm, cách tiếp cận và xu hướng tiên tiến.
Ý nghĩa thực tiễn:
Đánh giá được thực trạng TDTT cho SV ĐH Thái Nguyên từ góc nhìn
phân hóa, góp phần đánh giá đầy đủ hơn về công tác TDTT cho SV;
Xác định được nhu cầu bồi dưỡng cho những SV yêu thích và có năng
khiếu thể thao, làm cơ sở thực tiễn để xây dựng chương trình TTNC;
Chương trình TTNC là lựa chọn bổ ích, đáp ứng nhu cầu tập luyện cho
SV nhóm TTNC, nâng cao hiệu quả phong trào “TT cho mọi người”.
3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án được trình bày trong 135 trang A4 gồm: Mở đầu (5 trang);

Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (46 trang); Chương 2: Phương
pháp và tổ chức nghiên cứu (11 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu và
bàn luận (71 trang); Kết luận và kiến nghị (2 trang); Luận án sử dụng 79 tài
liệu tham khảo; Phụ lục (26 trang).
B: NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về TDTT trường học
Nội dung cơ bản: Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến 2020;
Nghị quyết số 08/NQ-TW; Nghị định số 11/2015 NĐ-CP.
1.2 Công tác Giáo dục thể chất và Thể thao trong trường đại học
ND cơ bản: Khái niệm GDTC và TT trường học; Mục đích, nhiệm vụ
của TDTT trong trường ĐH; Hình thức GDTC và TT trong trường ĐH.
1.3 Tiếp cận phân hóa trong tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng đáp ứng
nhu cầu, năng lực và trình độ người học
Nội dung cơ bản: Khái niệm phân hóa (PH) trong GD; Cơ sở lý luận của
PH trong GD; Cách tiếp cận và xu hướng PH trong GD;...
1.4 Cơ sở lý luận của việc phát triển chương trình giáo dục đại học
Khái niệm về chương trình giáo dục (CTGD); Một số xu hướng của
CTGD hiện đại; Cách tiếp cận trong xây dựng CTGD; Phát triển CTGD.
1.5 Đánh giá trong giáo dục
Khái niệm đánh giá trong giáo dục; Đối tượng đánh giá trong giáo dục;
Các bước cơ bản của một quá trình đánh giá.
1.6 Đặc điểm tâm lý và các dạng hoạt động cơ bản của sinh viên
1.7 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Kết luận chương 1:
Công tác TDTT trường học cần dựa trên những quan điểm, chính sách
của Đảng và Nhà nước về TDTT trường học; Vận dụng các quan điểm, xu
hướng GD tiên tiến phù hợp với điều kiện nhà trường và đặc điểm SV.



3
Phân hóa là quan điểm chú trọng đặc điểm cá nhân người học, từ đó
xây dựng ND, hình thức GD phù hợp. Nó trùng hợp với xu hướng “người
học làm trung tâm”, “chương trình mở”, cách tiếp cận “phát triển”, nguyên
tắc “thích hợp và cá biệt hóa” trong GDTC. Một hình thức phân hóa trong
GDTC là phân loại trình độ theo nhóm: Sức khỏe yếu, cơ bản và TTNC.
Xây dựng chương trình GDTC và thể thao cho SV theo các nhóm có
trình độ khác nhau cần được thực hiện với cách tiếp cận và xu hướng GD
hiện đại. Đó là xu hướng “lấy người học làm trung tâm”, chương trình “mở”
và cách “tiếp cận phát triển”. Quy trình xây dựng chương trình gồm 5 bước:
Phân tích tình hình; Xác định mục mục tiêu; Thiết kế; Thực thi; Đánh giá.
2 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp:
Phân tích và tổng hợp tài liệu; Phỏng vấn; Quan sát sư phạm; Kiểm tra sư
phạm; Thực nghiệm sư phạm; Toán học thống kê.
2.2 Tổ chức nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là chương trình TTNC cho SV ĐH TN.
Khách thể, phạm vi và địa điểm nghiên cứu:
Phỏng vấn: 1550 SV (thu về 1523 phiếu hợp lệ); 62 giảng viên;
Khảo sát ý kiến: 180 sinh viên và 70 cựu sinh viên nhóm TTNC; 28
CBQL trong các hoạt động thể thao cấp cơ sở
Kiểm tra trình độ thể lực chung của 533 SV (228 nam và 305 nữ).
Chương trình TTNC triển khai thí điểm tại Trường ĐHSP - ĐH Thái
Nguyên ở nhóm Bóng chuyền (n = 16) và Bóng đá nâng cao (n = 25);
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2011 đến tháng 11/2015.
3 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1 Thực trạng công tác giáo dục thể chât và thể thao cho sinh viên theo
hướng tiếp cận phân hóa tại Đại học Thái Nguyên
3.1.1 Mô tả chung về chương trình giáo dục thể chất và các hoạt động thể

thao của các trường thuộc Đại học Thái nguyên
Chương trình GDTC ở mỗi trường là khác nhau; Không có chương
trình riêng cho các nhóm sinh viên có trình độ và sức khỏe khác nhau;
Về thời lượng: 3 đến 4 học phần; Mỗi học phần từ 30 đến 50 tiết học
chính khóa (1 tiết = 50 phút);
Các trường đều có các giải thi đấu thể thao hàng năm cho sinh viên.
Các hoạt động thể thao cấp khoa cũng thường xuyên được tổ chức;
Chuẩn bị đội tuyển tham gia thi đấu thể thao do địa phương và ngành
tổ chức chỉ được thực hiện trong thời gian ngắn trước mỗi giải đấu;
Các CLB thể thao SV rất ít và hoạt động chủ yếu là tự phát (Do SV tự
tập hợp, ít có sự tham gia tổ chức của Khoa, Trường và đoàn thể).


4
3.1.2 Nhận định của giảng viên và sinh viên về công tác giáo dục thể chất
và các hoạt động thể thao
Thực trạng sự phân hóa về trình độ SV trong GDTC và thể thao:
Ý kiến SV về các bài tập trong giờ GDTC và độ khó của các bài kiểm
tra, thi cho thấy SV có sự phân hóa về trình độ; Phân loại trình độ để có nội
dung, hình thức tập luyện phù hợp ít được thực hiện (Bảng 3.2).
Bảng 3.2: Ý kiến SV về mức độ hoàn thành bài tập trong giờ GDTC (n = 1523)

TT
1

2

3

Nội dung


Mức độ
Cả lớp thực hiện đồng loạt
Việc phân biệt giới tính và Phân chia thành các nhóm
trình độ trong giờ học
theo trình độ
Chỉ phân biệt về giới tính
Không thể hoàn thành
Việc thực hiện các bài tập Gắng sức mới hoàn thành
nặng, khó trong giờ học
Dễ dàng thực hiện
Quá dễ thực hiện
Quá khó
Độ khó của các bài kiểm tra Khó
và thi
Bình thường
Quá dễ

Số người
603
140
780
315
786
305
117
345
761
296
121


Tỷ lệ %
39.59%
9.19%
51.21%
20.68%
51.61%
20.03%
7.68%
22.65%
49.97%
19.44%
7.94%

Phân biệt trình độ SV ít được thực hiện. Có 39.59% số SV trả lời là cả
lớp cùng thực hiện các bài tập như nhau; 51.21% trả lời là có sự phân biệt về
giới tính; 9.19% trả lời là có phân chia thành nhóm theo trình độ.
Mức độ hoàn thành bài tập trong giờ học GDTC rất khác nhau: 20.68%
số SV không thể hoàn thành các bài tập khó; 51.61% phải gắng sức; Ngược
lại, 20.03% “dễ dàng thực hiện” và 7.68% cho là “quá dễ”.
Ý kiến của SV về các bài kiểm tra và thi cũng cho thấy sự phân hóa
khá rõ ràng: 22.65% cho là nội dung kiểm tra và thi “quá khó”; 49.97% đánh
giá là khó; 19.44% cho là bình thường và 7.94% cho là quá dễ.
Bảng 3.3: Thực trạng tham gia các đội tuyển TT của SV ĐH Thái Nguyên (n=1523)
TT
Nội dung
Mức độ
Số người Tỷ lệ %
PT, Xã, phường
60

3.94%
tuyển thể thao cấp cao nhất đã Trường
1 Đội
Huyện,
thành
phố
16
1.05%
và đang tham gia (ngoài trường)
Tỉnh
5
0,33%
Lớp
185
12.15%
tuyển thể thao cấp cao nhất Khoa
2 Đội
81
5.32%
đang tham gia tại trường
Trường
35
2.30%
Thường
xuyên
tham
gia
tập
luyện


130
8.54%
3 tại CLB thể thao
Không
1393
91.46%

Nhiều SV đã và đang tham gia đội tuyển nghiệp dư. 60 SV (3.94%)
tham gia đội tuyển trường PT, phường; 16 SV (1.05%) tham gia đội tuyển
cấp huyện, thành phố; 5 SV (0,33%) tham gia cấp tỉnh; 81 SV (5.32%) là
thành viên đội tuyển khoa và 35 SV (2.30%) là thành viên đội tuyển trường.
130 SV (8.54%) tập thường xuyên tại các CLB thể thao (Bảng 3.3)
Vận dụng quan điểm phân hóa trong giáo dục thể chất:
Giảng viên coi trọng việc phân loại trình độ người học (100% trả lời
“rất cần” và “cần”) nhưng ít người thực hiện (88.71% không thực hiện);


5
Chuẩn bị đội tuyển thể thao thực hiện trong thời gian ngắn (91.94%);
Chương trình GDTC chung cho tất cả các SV (100%). (Bảng 3.4)
TT
1
2
3
4
5
6

Bảng 3.4: Ý kiến của GV về TDTT cho SV theo quan điểm phân hóa (n=62)
Nội dung

Sự cần thiết của việc phân
loại trình độ người học
Tổ chức giờ học ngoại khóa
cho sinh viên
Việc phân loại trình độ trong
giờ học GDTC
Chương trình GDTC
Kết hợp bồi dưỡng đội tuyển
trong giờ chính khóa

Mức độ
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết

Không

Không
Theo đối tượng khác nhau
Chung cho tất cả sinh viên

Không
Tập thời gian ngắn trước giải
Hình thức chuẩn bị các đội Thường xuyên theo CLB
tuyển thể thao
Trong giờ chính khóa
Kết hợp các hình thức trên

Số người
52

10
0
5
57
7
55
0
62
3
59
57
0
3
2

Tỷ lệ %
83.87 %
16.13%
0%
8.06%
91.94%
11.29%
88.71%
0%
100%
4.84%
95.16%
91.94%
0%
4.84%

3.23%

3.1.3 Thực trạng thể lực chung và kết quả học tập môn GDTC của SV
Đề tài kiểm tra 533 (228 nam, 305 nữ) SV năm thứ 2 Trường ĐHSP
Thái Nguyên. Trong đó sử dụng 4/6 test gồm: Bật xa tại chỗ; Chạy 30m
XPC; Chạy con thoi 4 x 10m; Chạy 5 phút. Kết quả kiểm tra được đối chiếu
theo tiêu chuẩn tuổi 19. Kết quả của cả nam và nữ tổng hợp tại Bảng 3.6.
Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả kiểm tra thể lực SV Trường ĐHSP Thái Nguyên (n=533)
Loại
TT
Nội dung
Tốt
Đạt
Không đạt
SL
%
SL
%
SL
%
1
Bật xa tại chỗ (cm)
191 35.83% 240 45.03% 102 19.14%
2
Chạy 30m XPC (s)
135 25.33% 329 61.73%
69
12.95%
3
Chạy con thoi 4x10m (s)

168 31.52% 262 49.16% 103 19.32%
4
Chạy tùy sức 5 phút (m)
22
4.13%
265 49.72% 246 46.15%
5
Đánh giá tổng hợp
79 14.82% 205 38.46% 249 46.72%

Kết quả đánh giá tổng hợp tại Bảng 3.6 cho thấy 14.82% đạt loại
“tốt”,38.46% “đạt” và 46.72% “không đạt” trình độ thể lực theo lứa tuổi.
Bảng 3.7: Kết quả học tập học phần GDTC 1 và GDTC 2 của SV (n = 533)
Học
phần
GDTC 1
GDTC 2

A (8,5 - 10)
SL
%
86
16.14%
91
17.07%

B (7 – 8,4)
SL
%
114 21.39%

122 22.89%

Xếp loại
C (5,5 – 6,9)
SL
%
180 33.77%
171 32.08%

D (4 – 5,4)
%
SL
90 16.89%
71 13.32%

SL
63
78

F (< 4)
%
11.82%
14.63%

Kết quả học tập học phần GDTC 1 và GDTC 2 của 533 sinh viên trên
được tổng hợp tại Bảng 3.7. Tỷ lệ điểm ở từng khoảng điểm giữa hai học
phần là tương đương (chênh lệch từ 1% đến 4%). Về tỷ lệ giữa các khoảng
điểm cho thấy số điểm ở cả 2 học phần tập trung nhiều ở khoảng B (21.39%
và 22.89%) và khoảng C (33.77% và 32.08%); Khoảng F (không đạt) có tỷ
lệ thấp nhất là 11.82% và 14.63%.



6
3.1.4 Thực trạng các hoạt động giáo dục thể chất và thể thao của sinh viên
nhóm Thể thao nâng cao
Ý kiến của SV và cựu SV nhóm TTNC về việc các học phần GDTC:
TT
1
2

3
4

Bảng 3.8: Tổng hợp ý kiến về việc học GDTC của SV nhóm TTNC (n=250)
Nội dung
Mức độ
Hài
lòng
Mức độ hài lòng về nội Bình thường
dung và hình thức GDTC
Không hài lòng
Không thể hoàn thành
Việc thực hiện các bài tập Gắng sức mới hoàn thành
nặng, khó trong giờ học
Dễ dàng thực hiện
Quá dễ thực hiện
Quá khó
Độ khó của các bài kiểm Khó
tra và thi
Bình thường

Quá dễ
Đăng ký được ngay
Đăng ký môn thể thao yêu Chờ kỳ sau mới đăng ký được
thích ở học phần tự chọn
Không đăng ký được, phải học
môn khác

Số người
18
80
152
0
5
223
22
0
0
118
132
138
112
0

Tỷ lệ
7.20%
32.00%
60.80%
0%
2.00%
89.20%

8.80%
0%
0%
47.20%
52.80%
55.20%
44.80%
0%

Nhiều SV nhóm TTNC không hài lòng với giờ học GDTC (60.80%);
Đa số “dễ dàng thực hiện” (89.20%) các bài tập khó; Đa số đánh giá nội
dung thi, kiểm tra ở mức “bình thường” (47.20%) và “quá dễ” (52.80%).
SV nhóm TTNC “dễ dàng” thực hiện các bài tập khó, bài kiểm tra, thi
phần nào cho thấy quan điểm phân hóa chưa được vận dụng hiệu quả. Cần
có các yêu cầu riêng cho những nhóm SV đặc biệt như nhóm TTNC.
Ý kiến của SV và cựu SV nhóm TTNC về hoạt động TT ngoại khóa:
Bảng 3.9: Ý kiến của SV và cựu SVnhóm TTNC về tham gia HĐ ngoại khóa (n=250)
Nội dung
Nội dung trả lời
Số người
Tỷ lệ
TT
1 Mức độ thường 1 buổi/tuần
45
18.00%
xuyên tập luyện 2 buổi trở lên/tuần
203
81.20%
môn thể thao yêu Có giải đấu mới tập
2

0.80%
thích
Hầu như không tập
0
0%
Hình thức tập Tập luyện tự phát
228
91.20%
2 ngoại khóa môn Tập theo CLB trong trường
0
0%
thể thao yêu thích Tập theo CLB ngoài trường
22
8.80%
Những công việc Hướng dẫn các bạn khác tập luyện
205
82.00%
3 đã từng thực hiện Giải đáp kiến thức thể thao cho các bạn
187
74.80%
trong các hoạt Tham gia tổ chức hoạt động TT cho lớp, khoa
202
80.80%
động thể thao của Làm trọng tài trong các hoạt động thể thao
178
71.20%
lớp, khoa (đặc của lớp, khoa
biệt là ở môn thể Tổ chức tập luyện cho đội tuyển thể thao của
175
70.00%

thao yêu thích)
lớp, khoa
Đại diện cho đội thể thao của lớp, khoa
98
39.20%

SV nhóm TTNC thường xuyên tập ngoại khóa. 81.20% thường xuyên
tập 2 buổi trở lên/tuần, 18.00% tập một buổi và chỉ có 0.80% trả lời là “có
giải thi đấu mới tập”. Tuy nhiên đa số (91.20%) tập tự phát; Chỉ có 8.80%
tập trong CLB ngoài trường; Không có SV nào tập trong CLB trong trường.
SV nhóm TTNC còn thể hiện trách nhiệm với tập thể. Đa số đã từng
thực hiện nghiệp vụ thể thao trong hoạt động tập thể (39.20% đến 82%).


7
3.1.5 Nhu cầu bồi dưỡng nâng cao cho những sinh viên yêu thích và có
năng khiếu thể thao (nhóm Thể thao nâng cao)
Hoạt động thể thao tại CQ và địa phương của cựu SV nhóm TTNC:
Cựu SV nhóm TTNC vẫn thường xuyên hoạt động thể thao sau khi ra
trường. 77.14% thường xuyên tập 2 buổi trở lên/tuần; 88.57% vẫn tham gia
thi đấu tại cơ sở; Có 60.00% đến 80.00% thực hiện nghiệp vụ thể thao tại cơ
sở (hướng dẫn tập luyện; tổ chức hoạt động thể thao; làm trọng tài; tổ chức
tập cho đội thể thao; tham gia phụ trách CLB, đội thể thao (Bảng 3.10).
Bảng 3.10: Hoạt động TT của cựu SV nhóm TTNC tại cơ quan và địa phương (n=70)
Nội dung
Nội dung trả lời
TT
Số người Tỷ lệ
12
17.14%

Mức độ thường 1 buổi/tuần
1 xuyên tập luyện môn 2 buổi trở lên/tuần
54
77.14%
thể thao yêu thích
Ít khi tập luyện
4
5.71%
Tham gia thi đấu thể Thường xuyên tham gia thi đấu
62
88.57%
cho cơ quan Chỉ tập luyện thường xuyên nhưng
2 thao
8
11.43%
hoặc địa phương
không tham gia thi đấu
CLB hoạt động thường xuyên
61
87.14%
Các hoạt động thể Có
Thường
xuyên
tham
gia
thi
đấu
52
74.29%
3 thao hiện nay của cơ Thường xuyên tổ chức hoạt động TT

54
77.14%
quan
Không có các hoạt động thể thao
0
%
Hướng dẫn người khác tập luyện
56
80.00%
4 Những công việc đã Tham gia tổ chức các HĐ thể thao
58
82.86%
từng thực hiện trong Làm trọng tài trong các hoạt động thể
các hoạt động thể thao của của cơ quan
51
72.86%
thao của cơ quan
Tổ chức tập luyện cho đội cơ quan
54
77.14%
hoặc địa phương
Ban phụ trách CLB, đội thể thao
42
60.00%

Ý kiến của SV và cựu SV về tổ chức hoạt động cho nhóm TTNC:
SV và cựu SV nhóm TTNC đồng tình với việc tổ chức nhóm TTNC.
100% SV và cựu SV trả lời “rất cần thiết” và “cần thiết”; Đa số (92.78% SV
và 92.86% cựu SV) “sẵn sàng” tham gia nhóm TTNC; 86.11% SV và
85.71% cựu SV “sẵn sàng” đóng góp kinh phí để tham gia. (Bảng 3.11).

TT
1
2
3
4

Bảng 3.11: Ý kiến của sv và cựu sv về việc tham gia nhóm TTNC
Nội dung hỏi

Ý kiến trả lời

Mức độ cần thiết
của việc TCHĐ
cho nhóm TTNC
Hình thức TCHĐ
cho nhóm TTNC

Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần
Giờ nội khóa
Ngoại khóa
Không có ý kiến
Sẵn sàng tham gia
Phân vân
Không tham gia
Sẵn sàng tham gia
Phân vân
Không tham gia


Tham gia tập
luyện theo nhóm
TTNC
Nộp kinh phí để
có điều kiện tập
luyện tốt hơn

Sinh viên (n = 180)
N
%
119
66.11%
61
33.89%
0
0%
5
2.78%
171
95.00%
4
2.22%
167
92.78%
13
7.22%
0
0%
155
86.11%

25
13.89%
0
0%

Cựu SV (n= 70)
N
%
49
70.00%
21
30.00%
0
0%
2
2.86%
67
95.71%
1
1.43%
65
92.86%
5
7.14%
0
0%
60
85.71%
10
14.29%

0
0%

Nội dung cơ bản dự kiến trong chương trình được đa số SV và cựu SV
nhóm TTNC tán thành (76.11% đến 100% “đồng ý”). (Bảng 3.12).
Bảng 3.12: Tổng hợp ý kiến của SV và cựu SV về nội dung chương trình TTNC


8
SINH VIÊN (n =
180)
CỰU SINH VIÊN
(n = 70)

Nội dung cơ bản của chương
trình TTNC
1. Kiến thức cơ bản về thể thao
2. Thể lực chung, thể lực CM
3. Kỹ - chiến thuật môn TTNC
4. Hiểu rõ về luật thi đấu
5. Phương pháp trọng tài
6. Phương pháp tổ chức các hoạt
động của môn TTNC
7. Phòng và sơ cứu chấn thương
Nội dung cơ bản của chương
trình TTNC
1. Kiến thức cơ bản về thể thao
2. Thể lực chung, thể lực CM
3. Kỹ - chiến thuật môn TTNC
4. Hiểu rõ về luật thi đấu

5. Phương pháp trọng tài
6. Phương pháp tổ chức các hoạt
động của môn TTNC
7. Phòng, sơ cứu chấn thương

Đồng ý
SL
%
147 81.67%
153 85.00%
180
100%
166 92.22%
141 78.33%
137 76.11%
148 82.22%
Đồng ý
SL
%
58
82.86%
60
85.71%
70
100%
66
94.29%
57
81.43%
55

78.57%

Phân vân
SL
%
29 16.11%
27 15.00%
0
0%
14
7.78%
36 20.00%
39 21.67%
29 16.11%
Phân vân
SL
%
11 15.71%
10 14.29%
0
0%
4
5.71%
13 18.57%
14 20.00%

59

11


84.29%

15.71%

Không đồng ý
SL
%
4
2.22%
0
0%
0
0%
0
0%
3
1.67%
4
2.22%
3
1.67%
Không đồng ý
SL
%
1
1.43%
0
0%
0
0%

0
0%
0
0.%
1
1.43%
0

0%

Ý kiến của CB quản lý về nhu cầu bồi dưỡng cho SV nhóm TTNC:
Vai trò của “hạt nhân thể thao” trong các hoạt động thể thao cơ sở
được đa số CBQL nhận định rất quan trọng (42.86%) và quan trọng
(50.00%); Tổ chức hoạt động TT nên thông qua sự phối hợp với các hạt
nhân TT cơ sở (89.29%); Có 32.14% cho rằng bồi dưỡng nghiệp vụ cho các
hạt nhân thể thao là “rất cần thiết”, 60.71% cho rằng “cần thiết”;
Các CBQL cho rằng TCHĐ cho SV nhóm TTNC theo hướng nâng cao
thành tích và bồi dưỡng nghiệp vụ để họ có thể trở thành những “hạt nhân
thể thao” cơ sở là “rất cần thiết” (25.00%) và “cần thiết” (64.29%);
Bảng 3.13: Ý kiến của CBQL về nhu cầu bồi dưỡng SV nhóm TTNC (n=28)
TT
1

2

3

4
5


Nội dung hỏi
Ý kiến trả lời
Số người
Rất
quan
trọng
12
Vai trò của các “hạt nhân” thể Quan trọng
14
thao trong các hoạt động thể thao
Bình thường
2
cấp cơ sở
Không quan trọng
0
Hoàn toàn do cán bộ thể
1
Việc triển khai và tổ chức các thao trực tiếp đảm nhận
hoạt động thể thao cấp cơ sở nên Hạt nhân thể thao tại cơ sở
2
được thực hiện thông qua:
Kết hợp cán bộ thể thao và
25
hạt nhân không chuyên
cần thiết
9
Nhu cầu về việc bồi dưỡng Rất
Cần
thiết
17

nghiệp vụ thể thao cho các cộng
2
tác viên (hạt nhân) không chuyên Bình thường
Không cần thiết
0
7
Việc TCHĐ cho sinh viên nhóm Rất cần thiết
TTNC theo hướng nâng cao Cần thiết
18
thành tích và bồi dưỡng nghiệp Bình thường
3
vụ thể thao cấp cơ sở
Không cần thiết
0
25
Việc tham gia hỗ trợ bồi dưỡng Sẵn sàng tham gia
sinh viên nhóm TTNC (trong Phân vân
3
điều kiện cho phép)
Không tham gia
0

Tỷ lệ
42.86%
50.00%
7.14%
0%
3.57%
7.14%
89.29%

32.14%
60.71%
7.14%
0%
25.00%
64.29%
10.71%
0%
89.29%
10.71%
0%


9
Các năng lực cần bồi dưỡng cho SV nhóm TTNC nhận được sự hưởng
ứng cao: 92.85% đến 100% trả lời “rất cần” và “cần”. (Bảng 3.14)
Bảng 3.14: Ý kiến của cán bộ TT về năng lực cần bồi dưỡng cho SV TTNC (n = 28)
Rất cần
Cần
Không cần
TT
Các mặt năng lực
N
%
N
%
N
%
1 Kiến thức về thể thao và môn TTNC
7 25.00% 21 75.00%

0
0%
2 Thể lực chung, thể lực chuyên môn
9 32.14% 19 67.86%
0
0%
3 Kỹ thuật, chiến thuật môn TTNC
12 42.86% 16 57.14%
0
0%
4 Hiểu rõ về luật thi đấu
11 39.29% 17 60.71%
0
0%
5 Phương pháp trọng tài (cấp cơ sở)
5 17.86% 23 82.14%
0
0%
Tổ
chức
các
hoạt
động
của
môn
TTNC
6 ở cấp độ phong trào
10 35.71% 18 64.29%
0
0%

7 Phòng tránh và sơ cứu chấn thương
12 42.86% 16 57.14%
0
0%
8 Trách nhiệm với hoạt động thể thao
3 10.71% 23 82.14%
2
7.14%

3.1.6 Bàn luận về thực trạng Giáo dục thể chất cho sinh viên Đại học Thái
Nguyên và nhu cầu bồi dưỡng cho nhóm thể thao nâng cao
Theo nguyên tắc “thích hợp và cá biệt hóa” trong GDTC và quan điểm
“phân hóa” trong GD thì nội dung và hình thức GDTC phải khác nhau đối
với các nhóm SV có năng lực và trình độ khác nhau. Tuy nhiên, các trường
thuộc ĐH Thái Nguyên chưa có chương trình và các hình thức hoạt động
riêng cho những các nhóm đối tượng khác nhau; Công tác chuẩn bị đội tuyển
thể thao thực hiện trong thời gian ngắn trước giải.
Về chương trình GDTC: Do xu hướng tự chủ (cả về chương trình) của
các trường đại học nên chương trình GDTC ở mỗi trường là khác nhau.
Chương trình GDTC của các trường thuộc ĐH Thái Nguyên có khối lượng
từ 90 đến 150 tiết, thực hiện trong 3 đến 4 học kỳ, chỉ có một chương trình
chung cho tất cả SV. Ưu điểm của tự chủ là các trường có thể xây dựng
chương trình phù hợp với đặc điểm của mình. Thực tế cho thấy chương trình
GDTC tại các trường ngày càng bị thu hẹp và mang tính hình thức. Với
phương thức đạo tạo theo tín chỉ thì đa số SV đăng ký môn học GDTC “cho
xong”. Trong khi từ những năm 90 của thế kỷ trước, Bộ GD&ĐT đã ban
hành chương trình GDTC chính khóa cho SV với khối lượng 150 tiết/5 học
kỳ. Chương trình gồm phần bắt buộc và các môn thể thao tự chọn. Bên cạnh
đó cũng đưa ra các hướng điều chỉnh phù hợp với đặc điểm các trường.
Chương trình lúc đó đã rất quan tâm đến “… phân biệt giới tính, trình độ thể

lực và sức khỏe, đặc điểm nghề nghiệp”, “… đảm bảo cho SV được học tập
theo khả năng, sở thích…”, cũng như “… phát triển năng khiếu thể thao
trong SV, từng bước nâng cao trình độ thể thao trong lực lượng SV…”. Các
nội dung về nghiệp vụ thể thao cũng được đưa vào chương trình như phương
pháp tổ chức thi đấu và trọng tài, phương pháp tổ chức tập luyện…
Về nhu cầu bồi dưỡng cho nhóm TTNC:
Theo quan điểm phân hóa trong GD và nguyên tắc “thích hợp và cá
biệt hóa” trong GDTC thì SV nhóm TTNC cần có cách nhìn nhận cũng như
phương thức, nội dung GD đặc biệt. Bồi dưỡng những SV yêu thích và có


10
năng khiếu thể thao theo hướng nâng cao năng lực thi đấu và bồi dưỡng
nghiệp vụ để họ trở thành những “hạt nhân” của phong trào “thể thao cho
mọi người” là cần thiết, phù hợp nhu cầu xã hội. Thực tiễn cho thấy:
Phong trào “thể thao cho mọi người” ngày nay phát triển rất mạnh mẽ.
Các hoạt động thể thao diễn ra thường xuyên, không thể thiếu với phần lớn
người dân, trong các cơ quan, trường học, địa phương. Các SV và cựu SV
nhóm TTNC thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao tại nơi họ sinh
sống, học tập và làm việc. Bên cạnh việc tham gia thi đấu, họ còn thực hiện
các nhiệm vụ như hướng dẫn tập luyện, trọng tài, tổ chức tập luyện cho đội
thể thao của đơn vị… (Bảng 3.9 và Bảng 3.10).
Cán bộ thể thao cơ sở cho rằng các “hạt nhân thể thao” có vai trò “quan
trọng” trong hoạt động thể thao cơ sở. Bồi dưỡng “hạt nhân thể thao” từ
những SV yêu thích và có năng khiếu thể thao (nhóm TTNC) trong môi
trường GD đại học là cần thiết. Những mặt năng lực cần bồi dưỡng gồm: kỹ
chiến thuật, thể lực, kiến thức; Cùng với các nghiệp vụ cấp cơ sở như: trọng
tài, tổ chức thi đấu, tổ chức tập luyện… (Bảng 3.13, Bảng 3.14). Tuy nhiên,
chỉ nên định hướng, không nên đề ra tiêu chuẩn bắt buộc vì còn tùy thuộc
vào năng lực, nguyện vọng cá nhân. Việc tham gia nhóm TTNC là tự

nguyện, nếu đề ra những tiêu chuẩn cứng nhắc, thiếu linh hoạt sẽ tạo sự căng
thẳng, gò bó và ảnh hưởng đến hứng thú của SV.
Bộ GD&ĐT thường xuyên tổ chức các giải thi đấu thể thao cho SV và
tổ chức các Đoàn thể thao SV Việt Nam tham gia thi đấu quốc tế. Do vậy,
các trường tổ chức nhóm TTNC để bồi dưỡng thường xuyên với mục tiêu
nâng cao năng lực thi đấu, chuẩn bị lực lượng cho các đội tuyển tham gia các
giải thi đấu là cần thiết.
Qua khảo sát cho thấy đa số SV và cựu SV sẵn sàng tham gia nhóm
TTNC và đồng ý với nội dung bồi dưỡng. Thậm chí họ sẵn sàng đóng góp
kinh phí để có điều kiện tập luyện tốt hơn (Bảng 3.11 và Bảng 3.12).
Tóm lại: Qua đánh giá thực trạng và khảo sát nhu cầu thực tiễn cho thấy:
Các trường thuộc ĐH Thái Nguyên chưa có chương trình GDTC riêng
cho các nhóm SV có trình độ khác nhau; SV có sự phân hóa về trình độ; Các
đội tuyển thể thao được chuẩn bị trong thời gian ngắn trước giải đấu.
Bồi dưỡng SV nhóm TTNC theo hướng nâng cao thành tích và bồi
dưỡng nghiệp vụ thể thao là cần thiết, phù hợp với nhu cầu xã hội.
Những mặt năng lực cần bồi dưỡng cho nhóm TTNC gồm: Kiến thức;
Thể lực; Kỹ chiến thuật; Luật thi đấu; Phương pháp trọng tài (cơ sở); PP tổ
chức hoạt động thể thao cơ sở; Phòng, sơ cứu những chấn thương; Trách
nhiệm với hoạt động thể thao (chỉ nên định hướng, không nên bắt buộc).
3.2 Xây dựng chương trình Thể thao nâng cao
3.2.1 Cơ sở lý luận xây dựng chương trình Thể thao nâng cao cho SV
Vận dụng lý luận GDTC: Bồi dưỡng nâng cao cho những SV yêu thích
và có năng khiếu thể thao (nhóm TTNC) là một hình thức phân trình độ
người tập dựa trên nguyên tắc “thích hợp và cá biệt hóa”. Cá biệt hoá không


11
chỉ hướng đến đặc điểm cá nhân mà còn phải cải tạo các đặc điểm cá nhân
cho phù hợp với yêu cầu chung.

Vận dụng quan điểm phân hóa trong GD: Trong GDTC thì quan điểm
phân hóa cần được thể hiện rõ ràng hơn bất cứ lĩnh vực GD nào khác. Nó
được thực hiện bằng cách định hướng môn thể thao tự chọn kết hợp với phân
loại trình độ người tập. Tạo điều kiện cho người học lựa chọn nội dung và
hình thức tập luyện phù hợp. Bồi dưỡng nhóm TTNC là một hình thức phân
hóa trong TDTT trường học.
Xu hướng cần quan tâm khi xây dựng chương trình TTNC: Nhằm phát
triển năng lực cho SV (khả năng tự tập luyện, tìm hiểu và giải quyết các vấn
đề trong hoạt động TDTT của cá nhân và tập thể, khả năng hỗ trợ hoạt động
thể thao của tập thể); ”Tập trung vào người học” (xuất phát từ đặc điểm của
SV); Chương trình theo hướng ”mở” (Nội dung mang tính định hướng.
Giảng viên và SV thống nhất điều chỉnh các yếu tố cho phù hợp thực tiễn).
Xác định cách tiếp cận để xây dựng chương trình: Đề tài lựa chọn cách
“tiếp cận phát triển”. Chú trọng đến nhu cầu và những giá trị đem lại cho
người học, coi “người học là trung tâm”. Sau khoá học, người học được phát
triển những năng lực sở trường bên cạnh những yêu cầu cơ bản.
Mục tiêu chung: Bồi dưỡng nhóm TTNC theo hướng nâng cao năng
lực thi đấu và bồi dưỡng nghiệp vụ TT trên cơ sở đạt trình độ thể lực chung
và chương trình GDTC cơ bản;
Quy trình tổ chức:
Bước 1: Lựa chọn nhóm TTNC từ các đội tuyển, SV tự nguyện tham
gia; Quản lý thông qua Đoàn Thanh niên hoặc bộ phận Quản sinh;
Bước 2: Xây dựng mục tiêu của chương trình theo hướng nâng cao
năng lực thi đấu (chuẩn bị lực lượng cho đội tuyển thể thao) và bồi dưỡng
nghiệp vụ thể thao.
Bước 3: Biên soạn chương trình linh hoạt, “mở” theo mục tiêu.
Chương trình cho từng nhóm TTNC cụ thể phải phù hợp với thực tiễn. Cùng
là nhóm TTNC nhưng ở mỗi khóa, mỗi khoa hay mỗi trường lại có trình độ
khác nhau. Không thể có chung một chương trình với cùng các hoạt động,
các yêu cầu cho mọi nhóm TTNC;

Bước 4: Tổ chức thực hiện với sự đa dạng về phương pháp, hình thức.
Mỗi cá nhân có đặc điểm khác nhau nên cần những phương pháp, hình thức,
liều lượng khác nhau. Trải nghiệm những thách thức khác nhau (tập kỹchiến thuật, thể lực; thi đấu giao lưu; giải thi đấu; các hoạt động thể thao tập
thể; rèn luyện nghiệp vụ thể thao…);
Bước 5: Kiểm tra thường xuyên: để đánh giá sự tiến bộ của SV và sự
phù hợp của chương trình. Đây cũng là cơ sở để kịp thời điều chỉnh chương
trình và phân nhóm linh hoạt. (Ví dụ: điều chỉnh nội dung, hình thức , mục
tiêu tập luyện; tuyển thêm hoặc loại bớt thành viên của nhóm TTNC...).
Thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển
TDTT và đổi mới GD: Các nghiên cứu của đề tài hướng đến khắc phục


12
những tồn tại cũng như thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp phát triển
TDTT trường học được đưa ra trong Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam
đến năm 2020 và Nghị quyết số 08-NQ/TW cũng như Nghị quyết số 29NQ/TW của BCH TW khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD và ĐT.
3.2.2 Xác định mục tiêu của chương trình Thể thao nâng cao
Căn cứ vào: Cơ sở lý luận GD và GDTC; Khái niệm về nhóm TTNC;
Nhu cầu của xã hội và của SV. Đề tài xác định mục tiêu của chương trình:
Về kiến thức: Hiểu biết sơ lược về TDTT (Lý luận và PP TDTT, y sinh
học TDTT…); Có kiến thức cơ bản về môn TTNC (Kỹ chiến thuật; Luật thi
đấu; PP trọng tài; PP tổ chức hoạt động tập luyện, thi đấu…).
Về kỹ năng: Đạt trình độ thể lực chung; Có trình độ nhất định về thể
lực chuyên môn; Có khả năng thực hiện những hành động kỹ chiến thuật cơ
bản; Có khả năng tham gia thi đấu cấp cơ sở; Có kỹ năng xử lý ban đầu chấn
thương thường gặp; Có khả năng thực hiện ít nhất một trong các nghiệp vụ
về trọng tài, tổ chức thi đấu, tổ chức và hướng dẫn tập luyện… (cấp cơ sở).
Về thái độ: Có ý thức tuyên truyền, hướng dẫn mọi người thực hiện
đúng các nguyên tắc cơ bản khi tham gia hoạt động thể thao; Có trách nhiệm
(tư cách là hạt nhân thể thao) phát triển hoạt động thể thao trong cộng đồng.

TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Bảng 3.15: Ý kiến của cán bộ thể thao về mục tiêu của chương trình (n = 28)
Nội dung mục tiêu

Đồng ý
Phân vân
N
%
N
%
Có hiểu biết sơ lược về lĩnh vực TDTT (Lý luận 24 85.71% 4 14.29%
và phương pháp TDTT, y sinh học TDTT…);
Có kiến thức cơ bản về môn TTNC (Kỹ chiến 23 82.14% 5 17.86%
thuật; Luật; Phương pháp trọng tài; …
Đạt trình độ thể lực chung theo lứa tuổi; Có 27 96.43% 1 3.57%
trình độ nhất định về thể lực chuyên môn;
Có khả năng thực hiện kỹ chiến thuật cơ bản;
Có khả năng tham gia thi đấu ở cấp phong trào; 27 96.43% 1 3.57%
Có kỹ năng cơ bản để xử lý ban đầu những chấn 22 78.57% 6 21.43%
thương thường gặp trong thể thao
Có khả năng thực hiện ít nhất một trong các

nghiệp vụ cơ sở về trọng tài, tổ chức thi đấu,… 23 82.14% 5 17.86%
Có ý thức hướng dẫn mọi người thực hiện đúng
các nguyên tắc khi tham gia hoạt động thể thao; 21 75.00% 5 17.86%
Có trách nhiệm (với tư cách là hạt nhân) phát 21 75.00% 6 21.43%
triển các hoạt động thể thao trong cộng đồng.

Không
đồng ý
N
%
0
0%
0

0%

0

0%

0

0%

0

0%

0


0%

2 7.14%
1 3.57%

Để đảm bảo những mục tiêu bước đầu lựa chọn là phù hợp với thực
tiễn, tác giả tham khảo ý kiến các cán bộ thể thao cấp cơ sở có kinh nghiệm
(n = 28). Kết quả tổng hợp ở Bảng 3.15 cho thấy các mục tiêu mà đề tài lựa
chọn được đa số chuyên gia tán thành. Các tiêu chí được 75.00% đến
96.43% số người trả lời “đồng ý”. Kết quả này cùng với kết quả điều tra về
nhu cầu của SV và cựu SV nhóm TTNC cho thấy mục tiêu mà đề tài đã lựa
chọn bước đầu đã đủ cơ sở khoa học để định hướng nghiên cứu tiếp theo.


13
3.2.3 Xác định nội dung của chương trình và tiêu chí đánh giá
Từ mục tiêu, đề tài lựa chọn nội dung bồi dưỡng và tiêu chí đánh giá,
rồi tham khảo ý kiến của các cán bộ Đoàn Thanh niên (là GV Khoa TDTT),
Trợ lý Văn – thể, Trợ lý Đào tạo và CBQL chuyên môn (Phó BM trở lên) tại
khoa TDTT, Trường ĐHSP Thái Nguyên (nơi thực nghiệm), (n = 11).
Nội dung bồi dưỡng của chương trình TTNC gồm 9 nội dung cơ bản
(29 nội dung chi tiết) được đa số tán thành: tỷ lệ “đồng ý” từ 81.82% đến
100%; “phân vân” từ 9.09% đến 18.18%; không có ai “không đồng ý”.
TT

1

2

3


4

5

6

7

8

9

Bảng 3.16: Tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL về nội dung chương trình (n=11)
Đồng ý
Phân vân
Không
Nội dung
đồng ý
Nội dung chi tiết
cơ bản
SL
%
SL
%
SL %
10 90.91% 1 9.09%
0 0%
Kiến thức Các khái niệm về TDTT;
cơ bản về Biết sử dụng các phương tiện 10 90.91% 1 9.09%

0 0%
Lý luận và GDTC trong tập luyện;
PP và nguyên tắc GDTC
9 81.82% 2 18.18% 0 0%
Phương
pháp TDTT Khái niệm thể lực và PP tập luyện
9 81.82% 2 18.18% 0 0%
Anh hưởng của tập thể thao đến hệ 10 90.91% 1 9.09%
0 0%
kinh, hô hấp, tuần hoàn;
Kiến thức thần
trạng thái sinh lý cơ thể trước, 11 100%
cơ bản về Y Các
0
0%
0 0%
trong,
sau vận động
học TDTT
Nguyên nhân, biện pháp phòng và 9 81.82% 2 18.18% 0 0%
sơ cứu chấn thương
Đặc
điểm của môn TTNC
11 100%
0
0%
0 0%
Kiến thức Ý nghĩa,
vai
trò

của
thể
thao
với
cơ bản về đời sống xã hội
10 90.91% 1 9.09%
0 0%
môn TTNC
Sơ lược lịch sử phát triển
9 81.82% 1 18.18% 0 0%
Thể
lực Phát triển toàn diện thể lực chung 11 100%
0
0%
0 0%
chung
và theo tiêu chuẩn
thể
lực Khắc phục hạn chế và phát huy thể 11 100%
0
0%
0 0%
chuyên
lực chuyên môn
môn
PP tập luyện thể lực
10 90.91% 1 9.09%
0 0%
Nguyên lý kỹ thuật cơ bản
11 100%

0
0%
0 0%
Kỹ thuật cơ Thực hiện tốt kỹ thuật CB
11
100%
0
0%
0 0%
bản
của Một số kỹ thuật khó
10
90.91%
1
9.09%
0
0%
môn TTNC
PP tập luyện kỹ thuật cơ bản
9 81.82% 2 18.18% 0 0%
Kiến thức cơ bản về chiến thuật
10 90.91% 1 9.09%
0 0%
Chiến thuật Vận dụng kỹ thuật trong thực hiện 11 100%
0
0%
0 0%
của
môn chiến thuật
TTNC

Lựa chọn hành động chiến thuật
0 0%
10 90.91% 1 9.09%
phù hợp trong thi đấu
Hiểu biết cơ bản về luật thi đấu
11 100%
0
0%
0 0%
Luật thi đấu Vận dụng luật giải thích tình huống 9 81.82% 2 18.18% 0 0%
trong thi đấu
Quyền, nhiệm vụ của trọng tài
10 90.91% 1 9.09%
0 0%
Phương
Sử
dụng
đúng

hiệu

các
thiết
pháp trọng bị hỗ trợ trọng tài
10 90.91% 1 9.09%
0 0%
tài (cấp cơ
Vận dụng luật xử lý những tình
sở)
9 81.82% 2 18.18% 0 0%

huống trong thi đấu
9 81.82% 2 18.18% 0 0%
Tổ
chức Kế hoạch tập luyện cá nhân, nhóm
hoạt động Xây dựng điều lệ giải thi đấu
10 90.91% 1 9.09%
0 0%
tập luyện và Xếp lịch, tổng hợp kết quả thi đấu
9 81.82% 2 18.18% 0 0%
thi đấu cấp Chuẩn bị sân bãi, dụng cụ tập
9 81.82% 2 18.18% 0 0%
cơ sở
luyện và thi đấu


14
Nội dung kiểm tra đánh giá gồm: Trình độ thể lực chung; Kỹ thuật cơ
bản và thể lực chuyên môn; Năng lực TCHĐ tập luyện; Năng lực tổ chức thi
đấu môn TTNC (2 tiêu chí); Năng lực trọng tài thi đấu (2 tiêu chí).
Tổng hợp ý kiến đánh giá tại Bảng 3.17 cho thấy các tiêu chí đánh giá
đề tài đưa ra nhận được sự nhất trí cao với tỷ lệ “đồng ý” từ 90.91% đến
100%; chỉ có 9.09% “phân vân” ở 2 tiêu chí; không có ai “không đồng ý”.
Bảng 3.17: Tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL về nội dung kiểm tra đánh giá (n=11)
TT
Nội dung
Tiêu chí cụ thể
Đồng ý
Phân vân
Không
đánh giá

đồng ý
%
SL
%
SL %
SL
Trình độ thể BX tại chỗ; Chạy 30m XPC;
1
11 100%
0
0%
0
0%
lực chung
Chạy 4 x 10m; Chạy 5 phút
KT cơ bản. Được xây dựng cụ thể ở từng
2
11 100%
0
0%
0
0%
thể lực CM
môn thể thao được lựa chọn
NL TCHĐ Khả năng xây dựng kế hoạch và
3
0%
10 90.91% 1 9.09% 0
tập luyện
nội dung tập luyện(điểm 10)

Năng
lực Khả năng soạn thảo điều lệ các 10 90.91% 1 9.09% 0
0%
TCHĐ
thi giải thi đấu TT (thang điểm 10)
4 đấu
môn Khả năng xếp lịch và tổng hợp
11 100%
0
0%
0
0%
TTNC
kết quả thi đấu (điểm 10)
Năng
lực Khả năng vận dụng luật và xử
11 100%
0
0%
0
0%
trọng tài thi lý các tình huống (điểm 10)
5 đấu
môn Tư thế tác phong điều khiển
11 100%
0
0%
0
0%
TTNC

cuộc đấu (thang điểm 10)

Chương trình TTNC gồm: mục tiêu, ND GD, ND kiểm tra đánh giá.
3.2.4 Bàn luận về mục tiêu và nội dung chi tiết của chương trình TTNC
Chương trình TTNC là chương trình “mở” với 3 phần cơ bản gồm:
Mục tiêu, nội dung GD, nội dung kiểm tra đánh giá (mục 3.2.3). Chương
trình TTNC không nhằm tạo ra những “sản phẩm đồng nhất, khuôn mẫu” mà
hướng đến sự phát triển tốt nhất cho người học trong điều kiện cụ thể.
Mục tiêu của chương trình cần dựa trên nhu cầu xã hội và phải đáp ứng
đòi hỏi của xã hội, còn mức độ đáp ứng đến đâu còn tùy vào điều kiện thực
tiễn. Khi xây dựng một chương trình GD, trước tiên cần phân tích nhu cầu
và xác định mục tiêu xem xã hội và người học cần gì, muốn được bồi dưỡng
những gì về các mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Một số cơ sở GD đã tổ chức tập luyện nâng cao cho SV theo hướng bồi
dưỡng đội tuyển thể thao (ĐH Kinh tế Quốc dân HN, ĐH Bách khoa HN,
Trung tâm GDTC - ĐH Quốc gia HN…). Về bồi dưỡng nghiệp vụ thể thao
thì có các nghiên cứu của: Lê Trường Sơn Chấn Hải (bồi dưỡng hướng dẫn
viên TDTT trường học), Nguyễn Hồ Phong (sử dụng đội ngũ cán sự trong
giờ học GDTC), Hồ Đắc Sơn (…GDTC hướng nghiệp cho SV GD Tiểu
học)… Những nghiên cứu này được thực hiện với cách tiếp cận, mục đích và
cấp độ khác nhau. Chúng ta đều có thể nhận thấy vai trò của các hướng dẫn
viên, “hạt nhân” thể thao trong phong trào thể thao cơ sở và môi trường GD
đại học là nơi lý tưởng để bồi dưỡng đội ngũ này.


15
Với cách tiếp cận khác cùng với phân tích nhu cầu XH (Bảng 3.10 đến
Bảng 3.14, mục 3.1.5) cho thấy bồi dưỡng cho SV yêu thích và có năng
khiếu thể thao theo hướng nâng cao năng lực thi đấu và bồi dưỡng nghiệp vụ
là cần thiết, phù hợp nhu cầu xã hội và nguyện vọng của SV. Những năng

lực cần bồi dưỡng gồm: Kiến thức; Thể lực; Kỹ chiến thuật; Luật thi đấu; PP
trọng tài (cơ sở); PP tổ chức hoạt động thể thao cơ sở; Phòng và sơ cứu chấn
thương thường gặp; Trách nhiệm với hoạt động thể thao cộng đồng. Những
mặt năng lực này chỉ nên mang tính định hướng, không nên bắt buộc.
Từ thực trạng và nhu cầu, đề tài xác định mục tiêu của chương trình về
3 mặt: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Các mục tiêu cụ thể ở các mặt này
nhận được ý kiến tán thành cao (75% đến 96% “đồng ý”, Bảng 3.15).
Chúng ta có thể thấy ba mặt mục tiêu trên có sự liên kết chặt chẽ.
Muốn có kỹ năng tốt về lĩnh vực nào trước tiên cần có kiến thức về lĩnh vực
đó. Trang bị và củng cố kiến thức có thể thực hiện qua việc rèn luyện kỹ
năng. Tiếp nhận kiến thức và hình thành kỹ năng chỉ thực sự hiệu quả khi có
ý thức, thái độ và cách tiếp cận đúng. Một người có kiến thức và kỹ năng tốt
ở lĩnh vực nào đó chỉ có giá trị tích cực với xã hội khi có thái độ đúng đắn,
tức là có ý thức cống hiến cho xã hội… Các mục tiêu này là định hướng để
lựa chọn các nội dung bồi dưỡng các mặt năng lực cần có để các “hạt nhân
thể thao” có thể tham gia có hiệu quả trong hoạt động thể thao cộng đồng.
Về nội dung giáo dục của chương trình:
Mục tiêu là định hướng cho việc xác định nội dung, cách thức GD. Đề
tài xây dựng nội dung GD theo hướng nâng cao nhận thức, năng lực kỹ chiến thuật và bồi dưỡng nghiệp vụ gồm: Kiến thức về LL và PP TDTT;
Kiến thức về Y học TDTT; Kiến thức về môn TTNC; Thể lực; Kỹ thuật;
Chiến thuật; Luật thi đấu; Phương pháp trọng tài (cơ sở); Các nội dung của
chương trình được đa số ý kiến tán thành. Tỷ lệ “đồng ý” từ 81.82% đến
100%; (Bảng 3.16). Đây là những kiến thức và kỹ năng cơ bản về thể thao.
Những nội dung này là cần thiết để nâng cao trình độ thi đấu thể thao của SV
cũng như giúp họ có được những kỹ năng ban đầu về nghiệp vụ thể thao để
có thể tham gia có hiệu quả vào các hoạt động thể thao cấp cơ sở.
Chương trình TTNC cần được triển khai theo hướng “mở” nên nội
dung bồi dưỡng và yêu cầu cần linh hoạt cho phù hợp với mỗi khóa học, mỗi
cơ sở GD khác nhau. Vì trình độ, nhu cầu của nhóm TTNC ở mỗi khóa, mỗi
cơ sở GD là khác nhau. Bên cạnh đó thì điều kiện, môi trường GD ở mỗi cơ

sở cũng khác nhau.
Chương trình thí điểm tại Trường ĐHSP là Bóng chuyền nâng cao và
Bóng đá nâng cao. So với Chương trình GDTC của nhà trường thì chương
trình TTNC có nội dung đầy đủ và “sâu” hơn rõ rệt. So với Chương trình
môn học Bóng đá và Bóng chuyền (phổ tu) thuộc Chương trình đào tạo
ngành GDTC của Trường ĐHSP Thái Nguyên (2012) thì chương trình thực
nghiệm có khối lượng kiến thức và yêu cầu về kỹ năng tương đương.


16
Nội dung kiểm tra đánh giá trình độ SV qua 5 mặt năng lực (90.91%
đến 100% ý kiến “đồng ý”, Bảng 3.17). Nhằm đánh giá sự phát triển về thể
lực, kỹ thuật và kỹ nghiệp vụ thể thao của SV và sự phù hợp của chương
trình. Đây là những nội dung thường được sử dụng trong thực tiễn.
Nội dung kiểm tra thể lực và kỹ thuật trong chương trình thực nghiệm
cho phép đánh giá người học toàn diện hơn, có độ khó cao hơn hẳn Chương
trình GDTC của trường ĐHSP. Đây cũng là những nội dung cơ bản thường
sử dụng trong kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện ở môn Bóng đá và Bóng
chuyền. Những nội dung đánh giá mang tính định lượng tương đối rõ ràng.
Những nội dung kiểm tra về nghiệp vụ nhằm đánh giá năng lực tổ chức
hoạt động tập luyện, tổ chức thi đấu và trọng tài. Những nội dung này được
sử dụng trong đánh giá năng lực tổ chức thi đấu và trọng tài thể thao của SV
ngành GDTC, Trường ĐHSP (Chủ yếu mang tính chất định tính).
Tóm lại:
Mục tiêu của chương trình gồm 3 mặt: Kiến thức (kiến thức TDTT và
kiến thức cơ bản về môn TTNC); Kỹ năng (thể lực, kỹ chiến thuật, nghiệp
vụ thể thao); Thái độ (ý thức, trách nhiệm trong các hoạt động thể thao);
Nội dung bồi dưỡng: 1. Kiến thức về LL và PP TDTT; 2. Kiến thức về
Y học TDTT; 3. Kiến thức cơ bản về môn TTNC; 4. Thể lực; 5. Kỹ thuật cơ
bản; 6. Chiến thuật; 7. Luật thi đấu; 8. PP trọng tài (cấp cơ sở); 9. Công tác

tổ chức hoạt động tập luyện và thi đấu cấp độ phong trào;
Nội dung KT đánh giá: 1. TL chung; 2. Kỹ thuật, thể lực CM; 3. Năng
lực TCHĐ tập luyện; 4. Năng lực tổ chức thi đấu; 5. Năng lực trọng tài.
3.3 Đánh giá hiệu quả chương trình TTNC cao qua thực nghiệm
3.3.1 Tổ chức thực nghiệm chương trình
Chương trình được thực nghiệm trên nhóm Bóng chuyền (n = 16) và
Bóng đá (n = 25) được lựa chọn từ đội tuyển của các khoa; Hình thức ngoại
khóa với hai GĐ. Mỗi GĐ 12 tuần với 24 buổi, mỗi buổi tập 2 tiết;
Hiệu quả của chương trình được đánh giá bước đầu qua: Sự phát triển
các mặt năng lực của SV; Mức độ hài lòng và hứng thú của SV.
3.3.2 Kết quả kiểm tra ban đầu của các nhóm Thể thao nâng cao
Đầu khóa học, đề tài chỉ đánh giá thể lực và kỹ thuật.
Trình độ thể lực chung đầu khóa học: (theo QĐ của Bộ GD&ĐT)
Đề tài sử dụng 4/6 test gồm: Bật xa tại chỗ; Chạy 30m XPC; Chạy con
thoi 4 x 10m; Chạy tùy sức 5 phút (đối chiếu theo tiêu chuẩn của tuổi 20).
Bảng 3.18: Kết quả kiểm tra thể lực chung ban đầu của sinh viên nhóm TTNC (n = 41)
T
Loại
Thành tích
T
trung bình
Nội dung
Tốt
Đạt
Không đạt
( ±δ)
SL
%
SL
%

SL
%
1 Bật xa tại chỗ (cm)
19 46.34% 22 53.66% 0
0%
228.51 ± 12.78
2 Chạy 30m XPC (s)
22 53.66% 19 46.34% 0
0%
4.55 ± 0.25
3 Chạy 4x10m (s)
32 78.05% 9 21.95% 0
0%
10.80 ± 0.62
4 Chạy 5 phút (m)
11 26.83% 23 56.10% 7 17.07% 1015.24 ± 54.84
5 Đánh giá tổng hợp
16 39.02% 18 43.90% 7 17.07%


17
Kết quả đánh giá tổng hợp (Bảng 3.18) cho thấy có 39% đạt loại “tốt”,
44% “đạt” và 17% “không đạt” tiêu chuẩn thể lực. Kết quả này là tốt so với
mặt bằng chung (Bảng 3.6). Nhóm TTNC có kết quả tốt ở các nội dung kiểm
tra sức nhanh (30m XPC), sức mạnh chân (bật xa) và khả năng phối hợp vận
động (chạy 4x10m). Tuy nhiên, thể lực chung của nhóm này phát triển chưa
toàn diện. Sức bền (chạy 5 phút) chưa tốt (17.07% “không đạt” tiêu chuẩn).
Kết quả kiểm tra ban đầu của nhóm Bóng đá nâng cao (n = 25):
TT
1

2
3
4
5
6
7

Bảng 3.19: Kết quả kiểm tra ban đầu của nhóm Bóng đá (n = 25)
±δ
Nội dung kiểm tra
Chạy 5 lần 30m (s), (quãng nghỉ 30 đến 40s)
22.85 ± 0.54
Chạy 12 phút (m)
2428 ± 94.74
Đá bóng xa (m)
33.15 ± 4.29
Đá bóng (10 lần) bằng mu trong vào cầu môn 3x2m (lần)
5.6 ± 1.15
Đá bóng (10 lần) bằng mu giữa vào cầu môn 3x2m (lần)
5.4 ± 1.08
Đánh đầu xa (m)
13.8 ± 1.40
Tâng bóng bằng 2 chân (lần chạm)
58.92 ± 13.04

Qua các kết quả kiểm tra ban đầu (Bảng 3.19) cho thấy trình độ thể lực
của nhóm bóng đá chưa tốt (sức bền và sức bền tốc độ). Về trình độ kỹ thuật
thì đa số đều ở mức trung bình – khá, tuy nhiên mức độ ổn định còn yếu. Do
thể lực chưa tốt và kỹ thuật chưa ổn định nên hiệu quả thực hiện các hành
động trong các bài tập thi đấu còn thấp, đặc biệt là ở cuối mỗi hiệp đấu.

Kết quả kiểm tra ban đầu của nhóm Bóng chuyền (n = 16):
Kết quả kiểm tra ban đầu của nhóm Bóng chuyền nâng cao (Bảng 3.21)
cho thấy trình độ thể lực và kỹ thuật chỉ ở mức trung bình. Thể lực chưa tốt
cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện kỹ thuật. Đặc biệt là các kỹ thuật có mối
tương quan nhiều với thể lực như đập bóng, phát bóng cao tay.
TT
1
2
3
4
5
6

Bảng 3.21: Kết quả kiểm tra ban đầu của nhóm Bóng chuyền (n = 16)
±δ
Nội dung kiểm tra
Bật cao có đà (cm)
62.44 ± 4.41
Chạy 9 – 3 – 6 – 3 – 9 (s)
8.32 ± 0.20
Phát bóng cao tay vào khu vực 3m cuối sân (lần)
5.41 ± 1.00
Chuyền bóng cao tay bằng hai tay vào ô phía sau (lần)
5.69 ± 0.79
Đập bóng trung běnh ở vị trí số 3 (lần)
5.44 ± 0.89
Đập bóng ở vị trí số 4 (lần)
5.38 ± 0.81

3.3.3 Kiểm tra đánh giá cuối Giai đoạn 1

Bên cạnh những nội dung như đánh giá ban đầu thì bắt đầu đánh giá về
năng lực nghiệp vụ thể thao (trọng tài, tổ chức thi đấu, tổ chức tập luyện).
Trình độ thể lực chung cuối Giai đoạn 1:
Sau 12 tuần tập luyện (GĐ 1) thì trình độ thể lực chung của nhóm
TTNC tiến bộ đáng kể so với ban đầu (Bảng 3.22 và 3.23). Các nội dung đều
“đạt” và “tốt”, trong đó đa số là đạt loại “tốt” (63.41% đến 100%). Đặc biệt
ở nội dung chạy 4x10m có 100% SV đạt loại “tốt”. Các nội dung khác thì tỷ
lệ loại “tốt” tăng lên đáng kể; Đánh giá tổng hợp sau GĐ 1 cho thấy, có
80.49% loại “tốt”, 19.51% “đạt” và không còn ai “không đạt” tiêu chuẩn.


18
Bảng 3.22: Kết quả kiểm tra thể lực chung sau Giai đoạn 1 của nhóm TTNC (n = 41)
T
Thành tích
Loại
T
trung bình
Nội dung
Tốt
Đạt
Không đạt
( ±δ)
SL
%
SL
%
SL
%
1 Bật xa tại chỗ (cm) 32 78.05% 9 21.95% 0

0%
235.05 ± 8.00
2 Chạy 30m XPC (s) 35 85.37% 6 14.63% 0
0%
4.42 ± 0.17
3 Chạy 4x10m (s)
41 100%
0
0%
0
0%
9.85 ± 0.25
4 Chạy 5 phút (m)
0%
1093.66 ± 60.42
26 63.41% 15 36.59% 0
5 Đánh giá tổng hợp 33 80.49% 8 19.51% 0
0%

Từ các kết quả trên cho thấy trình độ thể lực chung của SV nhóm
TTNC đã có sự tiến bộ đáng kể ở cả 4 nội dung kiểm tra. Tỷ lệ đạt loại “tốt”
tăng lên đáng kể (80.49% so với 39.02% ban đầu) và không có SV “không
đạt” trình độ thể lực chung (ban đầu là 17.07%). Nghĩa là thể lực chung của
SV nhóm TTNC có sự phát triển theo hướng phát triển toàn diện.
Kết quả kiểm tra thể lực chuyên môn và kỹ thuật cơ bản sau Giai
đoạn 1 của nhóm Bóng đá nâng cao và Bóng chuyền nâng cao:
Để đánh giá sự tiến bộ của SV, đề tài so sánh kết quả sau GĐ 1 với kết
quả kiểm tra ban đầu. Số liệu so sánh tại Bảng 3.24 và Bảng 3.25 cho thấy
thành tích về thể lực chuyên môn và kỹ thuật cơ bản của cả nhóm Bóng đá
và Bóng chuyền đều có sự phát triển rõ rệt với |t tính| > t bảng (P 0.05).

T
T
1
2
3
4
5
6
7

Bảng 3.24: Kết quả kiểm tra sau Giai đoạn 1 của nhóm Bóng đá (n = 25)
Nội dung kiểm tra
±δ
±δ
|t tính| t bảng
ban đầu
sau GĐ 1
Chạy 5 lần 30m (s)
22.85 ± 0.54 22.25 ± 0.36 10.05
2.06
Chạy 12 phút (m)
2428 ± 94.74 2530 ± 82.92 10.43
2.06
Đá bóng xa (m)
33.15 ± 4.29 37.09 ± 6.07
2.51
2.06
Đá bóng (10 lần) bằng mu
5.6 ± 1.15
6.52 ± 0.77

5.06
2.06
trong vào cầu môn 3x2m (lần)
Đá bóng (10 lần) bằng mu
5.4 ± 1.08
6.24 ± 0.83
5.63
2.06
giữa vào cầu môn 3x2m (lần)
Đánh đầu xa (m)
13.8 ± 1.40
14.71 ± 1.90
2.19
2.06
Tâng bóng bằng 2 chân (lần)
58.92 ± 13.04 86.48 ± 18.96 12.97
2.06

Bảng 3.25: Kết quả kiểm tra sau Giai đoạn 1 của nhóm Bóng chuyền (n = 16)
Nội dung kiểm tra
±δ
±δ
|t tính| t bảng
TT
ban đầu
sau GĐ 1
1 Bật cao có đà (cm)
62.44 ± 4.41 65.88 ± 3.34
6.66
2.13

2 Chạy 9 – 3 – 6 – 3 – 9 (s)
8.32 ± 0.20
8.26 ± 0.16
4.22
2.13
3 Phát bóng cao tay vào khu 5.41 ± 1.00
6.25 ± 0.86
2.91
2.13
vực 3m cuối sân (lần)
4 Chuyền bóng cao tay bằng 5.69 ± 0.79
6.50 ± 0.97
3.10
2.13
hai tay vào ô phía sau (lần)
5 Đập bóng TB vị trí số 3 (lần) 5.44 ± 0.89
6.25 ± 0.77
3.59
2.13
6 Đập bóng ở vị trí số 4 (lần)
5.38 ± 0.81
6.13 ± 0.72
3.22
2.13

P
0.05
0.05
0.05
0.05

0.05
0.05
0.05

P
0.05
0.05
0.05
0.05
0.05
0.05

Thành tích sau GĐ 1 cho thấy hiệu quả bước đầu. SV đã có ý thức tập
luyện thêm kỹ thuật cơ bản và thể lực thay vì chỉ “chơi” như trước kia.


19
Năng lực nghiệp vụ thể thao đạt được sau Giai đoạn 1:
Năng lực nghiệp vụ được đánh giá qua 5 tiêu chí (điểm 10): 1. Soạn
thảo điều lệ giải; 2. Xếp lịch và tổng hợp kết quả thi đấu; 3. Vận dụng luật
và xử lý tình huống; 4. Tư thế, tác phong điều khiển trận đấu; 5. Xây dựng
kế hoạch, nội dung tập luyện.
Kết quả sau GĐ 1 tổng hợp tại Bảng 3.26 cho thấy năng lực về nghiệp
vụ thể thao của nhóm TTNC bắt đầu được hình thành. Tuy nhiên mới ở mức
trung bình - yếu, điểm trung bình từ 4.83 đến 5.44 (thang điểm 10).
Bảng 3.26: Năng lực nghiệp vụ thể thao sau GĐ 1 của các nhóm TTNC (n = 41)
TT
Nội dung đánh giá
Điểm trung bình
±δ)

1 Soạn thảo điều lệ giải thi đấu môn TTNC
5.22 ± 0.76
2 Sắp xếp lịch thi đấu và tổng hợp kết quả thi đấu
5.44 ± 0.67
3 Vận dụng luật và xử lý các tình huống nẩy sinh
4.83 ± 0.83
4 Tư thế, tác phong điều khiển cuộc đấu
5.02 ± 0.65
5 Xây dựng kế hoạch và nội dung tập luyện
5.17 ± 0.80

Nghiệp vụ thể thao trong GĐ 1 chỉ ở mức làm quen, chủ yếu là trang bị
về luật thi đấu và lý thuyết. Các hoạt động thực hành còn ít. Do vậy, các mặt
năng lực này mới bước đầu hình thành, đặc biệt là năng lực trọng tài.
Tóm lại, sau GĐ 1, tuy thành tích đạt được còn chưa cao (do trình độ
xuất phát điểm thấp, điều kiện tập luyện, điều kiện thời gian…) nhưng các
SV nhóm TTNC điểm đã đạt được những tiến bộ đáng kể về thể lực chung,
thể lực chuyên môn, kỹ thuật cơ bản và bước đầu hình thành được năng lực
về nghiệp vụ thể thao. Kết quả này cho thấy hiệu quả bước đầu và chương
trình đang đi đúng hướng mục tiêu.
3.3.4 Kiểm tra đánh giá cuối Giai đoạn 2 (kết thúc chương trình)
Trình độ thể lực chung cuối Giai đoạn 2:
Bảng 3.27: Kết quả kiểm tra thể lực chung sau Giai đoạn 2 của nhóm TTNC (n = 41)
TT
Loại
Thành tích
trung bình
Nội dung
Tốt
Đạt

Không đạt
( ±δ)
SL
%
SL
%
SL
%
1 Bật xa tại chỗ (cm)
41 100%
0
0%
0
0%
238.46± 6.28
2 Chạy 30m XPC (s)
39 95.12% 2
4.88%
0
0%
4.36± 0.14
3 Chạy 4x10m (s)
41 100%
0
0%
0
0%
9.74± 0.18
4 Chạy 5 phút (m)
35 85.37% 6 14.63%

0
0% 1123.66± 49.55
5 Đánh giá tổng hợp 41 100%
0
0%
0
0%

Đánh giá tổng hợp (Bảng 3.27) cho thấy 100% SV nhóm TTNC đạt
loại “tốt” (ban đầu là 39.02% và sau Giai đoạn 1 là 80.49%) theo lứa tuổi.
Bảng 3.28: So sánh thể lực chung sau GĐ 1 và sau GĐ 2 của nhóm TTNC (n = 41)
TT
Nội dung
Thành tích trung bình ( ±δ)
|t tính| t bảng
P
Sau GĐ 1
Sau GĐ 2
1 Bật xa tại chỗ (cm)
235.05 ± 8.00
238.46± 6.28
6.98
2.02 0.05
2 Chạy 30m XPC (s)
4.42 ± 0.17
4.36± 0.14
7.73
2.02 0.05
3 Chạy 4x10m (s)
9.85 ± 0.25

9.74± 0.18
9.27
2.02 0.05
4 Chạy 5 phút (m)
1093.66 ± 60.42 1123.66± 49.55
8.07
2.02 0.05


20
Sự tiến bộ về thể lực chung của nhóm TTNC còn thể hiện ở sự tăng
thành tích từng nội dung kiểm tra. So sánh (Bảng 3.28) cho thấy thành tích
cuối GĐ 2 đề cao hơn rõ rệt cuối GĐ 1 (|t tính| > t bảng ,P 0.05).
Kết quả trên cho thấy trình độ thể lực chung của SV nhóm TTNC sau
khi tham gia chương trình thí điểm đã có sự phát triển tốt theo hướng phát
triển toàn diện đúng theo hướng mục tiêu chung của chương trình.
Kết quả kiểm tra thể lực chuyên môn và kỹ thuật sau Giai đoạn 2:
Kết qua so sánh thể lực chuyên môn và kỹ thuật cuối GĐ 2 với cuối
GĐ 1 của nhóm Bóng đá (Bảng 3.29) và Bóng chuyền (Bảng 3.30) cho thấy
thành tích tăng lên có ý nghĩa (|t tính| > t bảng (P 0.05)).
Bảng 3.29: Kết quả kiểm tra, so sánh sau Giai đoạn 2 của nhóm Bóng đá (n = 25)
TT
Nội dung kiểm tra
±δ
±δ
|t tính| t bảng
P
Sau GĐ 1
Sau GĐ 2
1 Chạy 5 lần 30m (s)

22.25 ± 0.36 22.14 ± 0.29
3.47
2.06 0.05
2 Chạy 12 phút (m)
2530 ± 82.92 2604 ± 91.20
6.02
2.06 0.05
3 Đá bóng xa (m)
37.09 ± 6.07 40.01 ± 2.22
2.64
2.06 0.05
4 Đá bóng (10 lần) bằng mu 6.52 ± 0.77
7.04 ± 0.84
3.38
2.06 0.05
trong vào cầu môn 3x2m (lần)
5 Đá bóng (10 lần) bằng mu 6.24 ± 0.83
6.80 ± 0.82
3.93
2.06 0.05
giữa vào cầu môn 3x2m (lần)
6 Đánh đầu xa (m)
14.71 ± 1.90 15.49 ± 1.02
2.68
2.06 0.05
7 Tâng bóng bằng 2 chân (lần)
86.48 ± 18.96 98.40 ± 18.47 8.67
2.06 0.05

Tuy thành tích đạt được chưa cao nhưng trình độ thể lực và kỹ thuật

của cả 2 nhóm có sự tăng trưởng nhất định sau 2 giai đoạn.
Bảng 3.30: Kết quả kiểm tra, so sánh sau Giai đoạn 2 của nhóm Bóng chuyền (n = 16)
Nội dung kiểm tra
±δ
±δ
|t tính| t bảng
P
TT
Sau GĐ 1
Sau GĐ 2
1 Bật cao có đà (cm)
65.88 ± 3.34 68.81 ± 2.88 5.74
2.13
0.05
2 Chạy 9 – 3 – 6 – 3 – 9 (s)
8.26 ± 0.16 8.19 ± 0.13
6.03
2.13
0.05
3 Phát bóng cao tay vào khu 6.25 ± 0.86 6.81 ± 0.75
2.76
2.13
0.05
vực 3m cuối sân (lần)
4 Chuyền bóng cao tay bằng hai 6.50 ± 0.97 7.19 ± 0.66
3.91
2.13
0.05
tay vào ô phía sau (lần)
5 Đập bóng TB vị trí số 3 (lần)

6.25 ± 0.77 6.81 ± 0.83
3.58
2.13
0.05
6 Đập bóng ở vị trí số 4 (lần)
6.13 ± 0.72 6.63 ± 0.81
3.16
2.13
0.05

Chương trình với nội dung, hình thức phong phú đã đạt hiệu quả nhất
định. SV thực hiện kỹ thuật cơ bản đúng hơn, ổn định, ít “hỏng” hơn.
Năng lực nghiệp vụ thể thao đạt được sau Giai đoạn 2:
Bảng 3.31: Năng lực nghiệp vụ thể thao sau GĐ 2 của các nhóm TTNC (n = 41)
±δ
±δ
Nội dung kiểm tra
P
TT
Sau GĐ 1 Sau GĐ 2 |t tính| t bảng
1 Soạn thảo điều lệ giải thi đấu 5.22 ± 0.76 6.85 ± 0.91 14.98
2.02
0.05
Sắp
xếp
lịch
thi
đấu

tổng

2 hợp kết quả thi đấu
5.44 ± 0.67 6.78 ± 0.94 7.45
2.02
0.05
dụng luật và xử lý các 4.83 ± 0.83 5.78 ± 0.85 13.70
3 Vận
2.02
0.05
tình huống nẩy sinh
thế, tác phong điều khiển 5.02 ± 0.65 6.07 ± 0.82 10.65
4 Tư
2.02
0.05
cuộc đấu
dựng kế hoạch và nội 5.17 ± 0.80 6.66 ± 0.82 9.27
5 Xây
2.02
0.05
dung tập luyện


21
Một nhiệm vụ trọng tâm của GĐ 2 là phát triển năng lực về nghiệp vụ
thể thao. Qua đó, các mặt năng lực về nghiệp vụ thể thao của SV có sự phát
triển rõ nét ở cả 5 tiêu chí đánh giá, thể hiện qua kết quả kiểm tra, so sánh
được tổng hợp tại Bảng 3.31 (|t tính| > t bảng, P 0,05).
Mặc dù kết quả mới ở mức trung bình - khá (5.78 đến 6.85 điểm),
nhưng đây là nền tảng để SV tham gia vào hoạt động thể thao cơ sở với vai
trò “hạt nhân thể thao”.
Tổng hợp kết quả sau GĐ 2 cho thấy SV các nhóm TTNC tiếp tục có

sự phát triển ở tất cả các nội dung đánh giá. Tuy kết quả chưa cao, nhưng các
số liệu thống kê, so sánh cho thấy sự phát triển này là có ý nghĩa và đạt độ
tin cậy. Các năng lực cần bồi dưỡng cho SV theo mục tiêu đề ra bước đầu
được hình thành và phát triển.
3.3.5 Đánh giá của sinh viên sau khi tham gia chương trình
Sau khóa học SV có đánh giá tích cực về chương trình như:
Nội dung phù hợp với mục tiêu; Yêu cầu phù hợp trình độ SV; Hình
thức đa dạng, gắn liền thực tiễn; Thời lượng phù hợp; Cấu trúc linh hoạt…
Giảng viên luôn định hướng, động viên SV, đề cao tinh thần Fair play
và trách nhiệm của “hạt nhân thể thao”; Quan hệ bình đẳng với SV…
SV được trang bị kiến thức về thể thao; Hiểu biết sâu sắc hơn về luật thi
đấu; Thể lực phát triển toàn diện hơn; Kỹ thuật được nâng cao và ổn định
hơn; Có kiến thức và kỹ năng về các nghiệp vụ thể thao;
Cảm thấy hài lòng về chương trình; Yêu thích và luôn tích cực, chủ
động với các hoạt động của chương trình; Hoạt động của chương trình là
phương tiện giải trí, giảm căng thẳng…, mở rộng các mối quan hệ xã hội,
rèn luyện kỹ năng mềm…
SV tự đánh giá các mặt năng lực ở mức “trung bình” và “khá”. Kết quả
này tương đồng với kết quả kiểm tra đánh giá cuối GĐ 2 (kết quả đạt mức
trung bình – khá).
3.3.6 Bàn luận về hiệu quả bước đầu của chương trình thực nghiệm
Hiệu quả của chương trình được đánh giá qua: 1. Các mặt năng lực
năng lực mà SV được trang bị; 2. Mức độ hài lòng và hứng thú của SV.
Về sự phát triển các mặt năng lực:
SV tham gia chương trình thí điểm là thành viên đội tuyển cấp khoa trở
lên. Họ có trình độ cao hơn những SV khác. Tuy vậy, thể lực phát triển
không toàn diện, trình độ kỹ thuật chưa cao do hầu hết SV trong nhóm này
đều xuất thân từ hoạt động phong trào nên các em “chơi” là chính nên không
có định hướng. Các em cũng không tự ý thức được đầy đủ vai trò của tập
luyện thể lực và kỹ thuật cơ bản trong việc nâng cao trình độ thể thao cũng

như vai trò, trách nhiệm của bản thân trong hoạt động tập thể.
Sau khi tham gia chương trình, SV nhóm TTNC có sự phát triển nhất
định về kỹ thuật cơ bản, thể lực và các năng lực về nghiệp vụ thể thao. Thể
hiện qua các kết quả kiểm tra, so sánh, đánh giá sau mỗi GĐ tập luyện.


22
Thể lực chung: tăng ở cả 4 nội dung kiểm tra (Bảng 3.23 và 3.28). Kết
quả tổng hợp cũng có sự tăng trưởng tốt. Đầu khóa học có 39.02% SV đạt
loại “tốt”, 43.90% “đạt” và vẫn còn đến 17.07% “không đạt” (Bảng 3.18).
Sau GĐ 1 tỷ lệ đạt loại “tốt” tăng lên 80.49%, 19.51% “đạt” tiêu chuẩn
(Bảng 3.22). Cuối GĐ 2 (cuối khóa) thì 100% SV (Bảng 3.27) tham gia
chương trình đều đạt loại “tốt” theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT.
Thể lực chuyên môn và kỹ thuật cơ bản đều có sự phát triển khả quan.
Các nội dung kiểm tra (7 của Bóng đá và 6 của Bóng chuyền) đều có sự tăng
trưởng rõ rệt (Kết quả so sánh đều cho ra |t tính| > t bảng (P 0.05)). Chương
trình bước đầu đạt hiệu quả với các nội dung, hình thức phong phú và định
hướng rõ ràng. Quan sát trực tiếp cho thấy SV thực hiện đúng “kỹ thuật cơ
bản” hơn, ổn định hơn, ít “hỏng” hơn.
Sau GĐ 1, SV bước đầu hình thành năng lực nghiệp vụ thể thao do
việc bồi dưỡng mới chỉ ở mức trang bị kiến thức và các hoạt động trải
nghiệm ban đầu (Điểm trung bình - yếu (4,83 đến 5,44/10, Bảng 3.26)).
Một nhiệm vụ trọng tâm của GĐ 2 là phát triển nghiệp vụ thể thao.
Chương trình tăng cường bồi dưỡng năng lực này cho SV qua hoạt động
thực tiễn. Nghiệp vụ thể thao của SV có sự phát triển có ý nghĩa ở cả 5 tiêu
chí (Bảng 3.31), (|t tính| > t bảng, P 0,05). Mặc dù kết quả mới đạt mức trung
bình - khá (5.78 đến 6.85 điểm), nhưng SV đã có năng lực nhất định để tham
gia và phát huy vai trò “hạt nhân thể thao” trong hoạt động thể thao cơ sở.
Các kết quả trên cho thấy các mặt năng lực của SV tham gia chương
trình thí điểm phát triển trong suốt khóa học. Nội dung và hình thức GD của

chương trình đã đi đúng hướng mục tiêu đề ra. Tuy kết quả đạt được chưa
cao, nhưng các số liệu so sánh cho thấy sự phát triển này là có ý nghĩa và đạt
độ tin cậy. Chương trình TTNC thí điểm đã cho thấy hiệu quả bước đầu.
Tuy vậy, đây mới là những kết quả được đánh giá đạt độ tin cậy trong
phạm vi môi trường của khóa học thí điểm với những tình huống đánh giá
phần lớn mang tính giả định. Để có thể đánh giá toàn diện và sát thực hơn
nữa hiệu quả của chương trình TTNC thì cần được triển khai ở phạm vi rộng
hơn nữa. Quan trọng hơn cả là những SV sau khi tham gia chương trình
TTNC cần được “thử lửa”, kiểm nghiệm trong thực tiễn thể thao tại cơ sở.
Qua đó được xã hội kiểm chứng, đánh giá năng lực.
Cảm nhận, đánh giá của sinh viên về chương trình:
Như chúng ta đều biết “người học là lý do tồn tại của các cơ sở GD”.
Một chương trình GD tiên tiến phải là phải là một chương trình “mở”, được
thiết kế “dành cho người học” và “tập trung vào người học”. Do vậy, sau
mỗi khóa học, bên cạnh những mặt năng lực mà người học được trang bị thì
sự hài lòng, yêu thích của người học đối với chương trình cũng là một yếu tố
đánh giá mức độ thành công của khóa học. Về khía cạnh này, chương trình
TTNC thí điểm (Bóng đá và Bóng chuyền) đã đạt được kết quả tốt. Có
87.80% đến 100% sinh viên có những cảm nhận, đánh giá tích cực về các
mặt khác nhau của chương trình thí điểm (Bảng 3.32 và Bảng 3.33). Sinh


23
viên tự cảm nhận được kiến thức và kỹ năng được trang bị cũng như cảm
thấy hài lòng, yêu thích khi được tập luyện với những nội dung và hình thức
phù hợp với năng lực và nguyện vọng của bản thân.
Tóm lại:
Từ chương trình TTNC được triển khai thí điểm ở nhóm Bóng chuyền
nâng cao và Bóng đá nâng cao tại trường ĐHSP – ĐH Thái Nguyên. Qua các
hoạt động của chương trình cho thấy: Trình độ thể lực chung, thể lực chuyên

môn, kỹ thuật cơ bản của SV nhóm TTNC (Bóng chuyền, Bóng đá) đã được
nâng cao rõ rệt so với ban đầu; SV nhóm TTNC đã bước đầu hình thành
được những năng lực nhất định về nghiệp vụ thể thao. SV có những đánh
giá, cảm nhận tích cực về chương trình.
Với một chương trình mới, lần đầu được nghiên cứu và triển khai thì
những kết quả cùng với những kinh nghiệm thu được của chương trình thí
điểm có thể coi là cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc triển khai chương trình
ở những môn thể thao khác và những khóa tiếp theo.
4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN:
Kết quả nghiên cứu của luận án cho phép đưa ra những kết luận sau:
1. Thực trạng công tác GDTC tại Đại học Thái Nguyên theo quan điểm phân
hóa trong GD và nhu cầu bồi dưỡng cho sinh viên nhóm TTNC:
Chưa có chương trình GDTC cho các nhóm đối tượng khác nhau;
Công tác chuẩn bị các đội tuyển thể thao chỉ được thực hiện trong thời gian
ngắn trước giải; Sinh viên có sự phân hóa khá rõ nét về trình độ;
SV nhóm TTNC thường xuyên tập ngoại khóa (chủ yếu tự tập); Nhiều
SV nhóm TTNC đã từng thực hiện các nghiệp vụ thể thao (60.00% đến
82.86%); Đa số SV sẵn sàng tham gia nhóm TTNC (92.78 %);
Bồi dưỡng nhóm TTNC theo hướng nâng cao năng lực thi đấu và bồi
dưỡng nghiệp vụ thể thao là cần thiết, phù hợp nhu cầu xã hội. Những mặt
năng lực cần bồi dưỡng cho nhóm TTNC: Kiến thức cơ bản về thể thao; Thể
lực; Kỹ thuật và chiến thuật; Luật thi đấu; Phương pháp trọng tài; Phương
pháp tổ chức các hoạt động tập luyện và sơ cứu chấn thương; Trách nhiệm
với các hoạt động thể thao trong cộng đồng (mang tính định hướng).
2. Các nội dung cơ bản của chương trình TTNC:
Bồi dưỡng nhóm TTNC dựa trên quan điểm phân hóa trong GD và
nguyên tắc “thích hợp và cá biệt hóa” trong GDTC. Chương trình xây dựng
theo hướng “mở”, “tập trung vào người học” và cách tiếp cận “phát triển”.

Mục tiêu chung của chương trình gồm 3 mặt: Kiến thức (kiến thức cơ
bản về TDTT và môn TTNC); Kỹ năng (thể lực, kỹ chiến thuật, nghiệp vụ
thể thao); Thái độ (ý thức, trách nhiệm trong các hoạt động thể thao).
Nội dung bồi dưỡng gồm 9 nội dung: Kiến thức cơ bản về Lý luận và
Phương pháp TDTT; Kiến thức cơ bản về Y học TDTT; Kiến thức cơ bản về
môn TTNC; Thể lực chung và thể lực chuyên môn; Kỹ thuật cơ bản của môn


24
TTNC; Chiến thuật của môn TTNC; Luật thi đấu; Phương pháp trọng tài;
Phương pháp tổ chức các hoạt động tập luyện và thi đấu của môn TTNC.
Nội dung kiểm tra đánh giá gồm 5 mặt: Thể lực chung; Kỹ thuật cơ
bản và thể lực chuyên môn; Năng lực tổ chức hoạt động tập luyện; Năng lực
tổ chức thi đấu; Năng lực trọng tài.
3. Hiệu quả bước đầu của chương trình TTNC (thực nghiệm tại trường
ĐHSP - Đại học Thái Nguyên ở nhóm Bóng chuyền và Bóng đá):
Trình độ thể lực chung, thể lực chuyên môn, kỹ thuật cơ bản của sinh
viên nhóm TTNC được nâng cao rõ rệt. Sinh viên nhóm TTNC đã bước đầu
có được những năng lực nhất định về nghiệp vụ thể thao, thể hiện qua kết
quả kiểm tra đánh giá (|t tính| > t Bảng (P 0,05));
Cảm nhận của SV sau khi tham gia chương trình: Trình độ thể lực, kỹ
chiến thuật được nâng cao; Bước đầu nắm được kiến thức và nghiệp vụ thể
thao; Họ cảm thấy hài lòng, yêu thích các hoạt động của chương trình; Các
hoạt động giúp mở rộng các mối quan hệ xã hội, rèn luyện kỹ năng mềm, tự
tin hơn trước đám đông và có trách nhiệm hơn với các hoạt động xã hội.
Kết quả này cho thấy chương trình thí điểm đã đạt được hiệu quả nhất
định theo đúng hướng mục tiêu đặt ra.
KIẾN NGHỊ:
1. Các kết quả nghiên cứu của đề tài (hệ thống cơ sở lý luận, quy trình) có
thể sử dụng để tham khảo để xây dựng chương trình GDTC và thể thao cho

các nhóm đối tượng khác, đặc biệt là nhóm Sức khỏe yếu.
2. Các cơ sở giáo dục cần nghiên cứu xây dựng cơ chế cho giảng viên và
sinh viên tham gia chương trình TTNC như cách tính công lao động cho
giảng viên; chế độ miễn các học phần GDTC cho sinh viên; đưa chương
trình TTNC vào chương trình GDTC chính khóa.
3. Nghiên cứu áp dụng chương trình TTNC ở các môn thể thao khác và ở
các cơ sở giáo dục đại học khác; Tiếp tục đánh giá hiệu quả của chương trình
qua thực tiễn hoạt động thể thao cơ sở về các mặt năng lực thi đấu và nghiệp
vụ thể thao của sinh viên nhóm TTNC.



×