Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tài liệu ôn thi đầy đủ môn Quản Lí Hành Chính Nhà Nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 19 trang )

CÂU HỎI LÝ THUYẾT QLHC NN
1.

-

Anh/chị hiểu như thế nào về khái niệm viên chức theo quy định của pháp luật:
Viên chức là:
+ Công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế
độ hợp đồng;
+ Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. (Đ2.LVC2010)

-

Phân biệt khái niệm công chức và viên chức:
Công chức

Viên chức

1. Điều kiện: Một quốc tịch.

Nhiều quốc tịch (phải có quốc tịch VN).

2. Hình thức tuyển dụng: Thi tuyển là chủ yếu (vẫn có xét
tuyển).

Xét tuyển là chủ yếu (vẫn có thi)

3. Nơi làm việc: CQ Đảng; CQNN; TCCTXH từ cấp Huyện
trở lên; quân đội, CA; trong ban lãnh đạo, QL các ĐV sự
nghiệp của NN, tổ chức CT, CT-XH.
4. Thời gian, loại hình làm việc: Làm việc thường xuyên


trong biên chế.
5. Lương NSNN hoặc từ nguồn thu của đơn vị sự nghiệp
công lập.

-

Đơn vị sự nghiệp công lập.
Hợp đồng theo vị trí việc làm.
Từ nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập.

Trong các chức danh sau đây, chức danh:
Chủ tịch UBND tỉnh (cán bộ);
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh B (cán bộ);
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh B (công chức);
Hiệu trưởng trường THCS, THPT (công chức);
Phó hiệu trưởng trường THCS, THPT (viên chức);
giáo viên trường THCS, THPT (viên chức).

2.

Anh/chị hãy phân tích và cho ví dụ minh hoạ các đặc điểm của hoạt động quản lý hành chính nhà
nước CHXHCN Việt Nam.
Quản lí HCNN là hoạt động quản lí NN, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp thực hiện để quản lí,
điều hành các lĩnh vực của đời sống XH thông qua hệ thống PL NN nhằm duy trì & thúc đẩy sự phát triển
của XH.

+ Tính lệ thuộc vào chính trị: Nhiều quốc gia quan niệm, hành chính nhà nước phải trung lập. Tuy nhiên, xét
đến cùng, hành chính nhà nước vẫn phải lệ thuộc vào chính trị
(NN là yếu tố cấu thành HT CT, là trụ cột của HTCT dưới sự lãnh đạo của Đảng mà Đảng lãnh đạo bằng các
đường lối, chủ trương, chính sách; NN (Quốc hội) cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng

thành các văn bản luật; Chính phủ là cơ quan thực thi hành pháp (HP) đv toàn XH & công dân.  Nền HC NN
lệ thuộc vào CT & HTCT.
NN ta là NN của dân, do dân & vì dân nên nền HC VN là nền HC mang bản chất g/c công nhân, tính ND & tính
DT, phục vụ ND, vì lợi ích ND.
thể hiện trong mục tiêu chung của công vụ (định hướng thông qua qui hoạch, kế hoạch, điều chỉnh các QHXH
qua các văn bản lập quy, HD tổ chức thực hiện HP, C/S, ktra và xử lí vi phạm.)
các chính sách được thực thi và đội ngũ CBCC đều do đảng lãnh đạo.
VD: ĐCSVN là trung tâm lãnh đạo, các đoàn thể ND, các tổ chức CT XH trong MTTQVN có vai trò tham gia
& giám sát quản lí NN, tập thể LĐ & CD tham gia đóng góp ý kiến.

1


+ Tính pháp quyền: Pháp quyền là một phương thức tổ chức xã hội mà trong đó pháp luật giữ vai trò
thống trị. Pháp luật đứng trên Nhà nước, trên tất cả các tổ chức kinh tế, chính trị xã hội, các công dân và
điều chỉnh tất cả các chủ thể này. Tất cả các chủ thể đều bình đẳng trước pháp luật.

2


Mang tính cưỡng chế, y/c phải tuân thủ các mệnh lệnh hành chính.
Như vậy, các chủ thể hành chính nhà nước (cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ công chức) phải nghiêm
túc tuân thủ pháp luật, tuân thủ các quy trình chuẩn và thượng tôn pháp luật - tinh thần pháp luật.
VD: Các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ công chức phải nghiêm túc tuân thủ pháp luật, nếu làm trái thì
cũng phải bị xử phạt theo quy định PL.
+ Tính liên tục, ổn định và thích ứng:
Liên tục: Yêu cầu nền hành chính không bị gián đoạn trong bất kỳ tình huống nào. VD: Vào ngày lễ, tính
phục vụ càng nâng cao, trường học được nghỉ nhưng lực lượng bảo vệ luôn hoạt động, đài truyền hình, xe
lửa, máy bay phải được tăng cường,...
Ổn định: Ít thay đổi nhân sự, thể chế, thủ tục, địa điểm, thời gian làm việc... để đảm bảo HĐ HC không bị

gián đoạn...
Thích ứng: Nhanh chóng phù hợp với các thay đổi của xã hội.
+ Tính chuyên nghiệp: CBCC phải có văn bằng, chứng chỉ đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp. Được tuyển
dụng, bố trí công việc lâu dài, được trả lương, khen thưởng kỷ luật, có thể mất việc, có chế độ hưu trí…
+ Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ: Hệ thống theo hình tháp, từ trung ướng đến địa phương. Cấp trên có
quyền lực cao nhất. Cấp dưới nhận chỉ thị, thi hành và chịu sự kiểm soát của cấp trên trực tiếp.
+ Tính không vụ lợi: Nhà nước không có chức năng kinh doanh nên hoạt động HCNN không vì lợi nhuận
cho bản thân cơ quan HCNN hay đội ngũ CBCC mà phải nhắm đến lợi ích của toàn xã hội.
+ Tính nhân đạo: Từ khâu ban hành quy định cho đến khâu triển khai thực hiện đều phải vì mục tiêu phục
vụ con người và tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân làm xuất phát điểm.

3


3.

Anh (chị) hãy nêu những thành tựu và nguyên nhân những thành tựu của giáo dục Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay. (6 điểm)

a) Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân.
Hầu hết các xã trong cả nước, kể cả vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo đã có trường, lớp tiểu học.
ở các xã ĐB đều có THCS, các huyện có THPT, tỉnh huyện đồng bào DT có trường dân tộc nội trú.
Quy mô các cơ sở giáo dục không ngừng được mở rộng. Tính đến năm học 2015-2016, bậc giáo dục mầm non
có hơn 14 000 trường với tổng số hơn 4,6 triệu trẻ em; bậc giáo dục tiểu học có hơn 15 000 trường với hơn 7,7
triệu học sinh; bậc giáo dục phổ thông (trung học cơ sở và trung học phổ thông) có gần 13 000 trường với hơn
7,5 triệu học sinh; bậc cao đẳng, đại học có 442 trường với 2,24 triệu sinh viên.
b) Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo có tiến bộ.
Từ năm 2004 đến 2016, Việt Nam đăng cai và tổ chức thành công nhiều kỳ thi quốc tế: Olympic Vật lý châu Á
(2004), Olympic Toán học quốc tế (2007), Olympic Vật lý quốc tế (2008), Olympic Hóa học quốc tế (2014). Và
đã gặt hái nhiều thành công, đứng đầu Cuộc thi Olympic Toán học châu Á-Thái Bình Dương,…

c) Công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục đã được cải thiện, đặc biệt người dân tộc thiểu số, con em các gia
đình nghèo, trẻ em gái và các đối tượng bị thiệt thòi ngày càng được quan tâm.
Thực hiện các chính sách hỗ trợ cho những em có hoàn cảnh khó khăn được đến lớp như cấp tiền, sách vở, đồ
dùng học tập, quần áo,....
d) Công tác quản lý giáo dục có bước chuyển biến tích cực.
Nhà nước và ngành giáo dục đã có các đợt cải cách, đổi mới về chương trình, sách giáo khoa, nâng cấp cơ sở
vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ, cải tiến thi cử. Sự thay đổi cả về triết lý, về mục tiêu giáo dục và nguyên
lý hoạt động giáo dục, cơ cấu hệ thống và mô hình nhà trường, nội dung chương trình và phương pháp giảng
dạy, cách thức đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ giáo viên, tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục.

4


đ) Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tăng nhanh về số lượng, nâng dần về chất lượng, từng bước khắc
phục một phần bất hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục và phát triển các cấp học và trình độ đào
tạo.
Năm học 2015-2016, cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành GD&ĐT là hơn 10 000 người đảm nhận quản lý
và giảng dạy cho hơn 100 000 học sinh thuộc 324 cơ sở giáo dục. Trong đó, GV cấp Mầm non 1.760 người, có
trình độ đạt chuẩn theo quy định là 99,3%, trên chuẩn 62,1%; Tiểu học 3.075 người, đạt chuẩn 99,3%, trên
chuẩn 92,5%; THCS 2.106 người, đạt chuẩn 99,8%, trên chuẩn 73,3%; THPT 994 người, đạt chuẩn 100%, trên
chuẩn 11,0%.
GV dạy giỏi, đào tạo, đáp ứng cho nhu cầu GD, đào tạo, bồi dưỡng, có ý thức tự học mọi lúc, mọi nơi, qua thực
tiễn công tác để đúc rút những bài học cho bản thân.
e) Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục tăng nhanh.
Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục trong thời kỳ đổi mới đã được nâng dần qua các năm. Năm 1986
chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục là 6,9%, so với GDP là 1,4%; Năm 2007 chi ngân sách Nhà nước cho
giáo dục là 19%, so với GDP là 6,3%, năm 2008 là 20%, so với GDP là 6,5%. Tổng nguồn NSNN dành cho
lĩnh vực giáo dục đào tạo năm 2015 chiếm khoảng 20% tổng chi NSNN.
g) Giáo dục ngoài công lập phát triển, đặc biệt trong giáo dục nghề nghiệp và đại học.
Năm 1997, cả nước mới chỉ có 15 cơ sở GDĐH NCL, đến hết 9/2009 con số này là 78 trường, tăng 5,2 lần, góp

phần tăng quy mô đào tạo của khối trường NCL lên 218.189 sinh viên vào năm học 2008 – 2009, chiếm 12,7%
so với tổng quy mô đào tạo của cả nước. Đến hết năm 2012 cả nước có 54 trường đại học và 30 trường cao
đẳng NCL, với quy mô sinh viên đại học, cao đẳng lên đến 336.998 sinh viên ( trong đó số sinh viên cao đẳng :
144.014; sinh viên đại học là 336.998).
h) Cơ sở vật chất nhà trường được cải thiện.
Trường lớp được xây lại hoàn chỉnh, có đầy đủ bàn ghế cũng như đồ dùng DH, máy chiếu, tivi,... được trang bị
ngày càng đầy đủ hơn,...
Nguyên nhân của những thành tựu (2 điểm)
- Sự lãnh đạo của Đảng, quan tâm của Nhà nước; sự quan tâm, tham gia đóng góp của các đoàn thể, tổ chức xã
hội trong và ngoài nước, của toàn dân.
Thể hiện trong chính sách đổi mới GD – ĐT, tập trung trong Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa VII).
- Sự ổn định chính trị (Hòa bình), những thành quả phát triển kinh tế (Hội nhập, KHKT) - xã hội qua 10 năm
đổi mới tạo ĐK thuận lợi cho GD phát triển.
- Sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, HS, SV có những cố gắng rất lớn, đại bộ phận thầy
cô có tâm huyết, gắn bó với nghề, các GV ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ.
- Truyền thống hiếu học của dân tộc được phát huy, nhu cầu học tập không ngừng được tăng cao, ND đóng góp
nhiều trong việc XD trường lớp & chăm lo sự nghiệp GD.
4.

Anh (chị) hãy nêu những hạn chế và nguyên nhân những hạn chế của giáo dục Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay. (5 điểm)

a) Hệ thống giáo dục quốc dân thiếu tính thống nhất, thiếu liên thông giữa một số cấp học và một số trình độ
đào tạo, chưa có khung trình độ quốc gia về giáo dục.

5


Hiện nay nước ta còn khoảng 7% dân số mù chữ: chưa phổ cập được GD THCS; tỉ lệ SV trên DS còn thấp; tỉ
lệ Lđ qua đào tạo mới đào tạo mới đạt hơn 22%; nền KT quốc dân còn thiếu nhiều LĐ & cán bộ có tay nghề &

trình độ kĩ thuật, nghiệp vụ cao
Quy mô đào tạo nghề hiện nay còn nhỏ; cán bộ khoa học kỹ thuật trình độ cao, cán bộ là người dân tộc thiếu số
còn thiếu nhiều, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp; trình độ, thiết bị đào tạo lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu
CNH-HĐH.
b) Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới và so với trình độ của
các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực, trên thế giới.
Chất lượng giáo dục - đào tạo của ngành giáo dục tỉnh miền núi so với toàn quốc nhìn chung còn thấp, chưa
đồng đều giữa các vùng. Tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng chưa cao. Quy mô đào
tạo nghề còn nhỏ;. Cơ sở vật chất trường học vẫn còn thiếu thốn, số lượng phòng học tạm chiếm tỷ lệ cao.
Trình độ kiến thức, kĩ năng thực hành, phương pháp tư duy KH, trình độ ngoại ngữ & thể lực của đa số SV còn
yếu. SV ra trường, khả năng vận dụng kiến thức vào SX & ĐS còn hạn chế. Một bộ phận HS – SV bị suy thoái
đạo đức, mờ nhạt lí tưởng, theo lối sống thực dụng,…
c) Quản lý giáo dục vẫn còn nhiều bất cập.
Chưa có giải pháp giải quyết thoả đáng chế độ chính sách đối với những nhà giáo được điều động sang làm
công tác quản lý; đời sống của phần đông cán bộ quản lý giáo dục gặp khó khăn, điều kiện làm việc còn hạn
chế nên nhiều người.
d) Một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới.
Nhận thức và trách nhiệm của một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa đầy đủ, còn né tránh, nể
nang; việc đánh giá CBGV chưa thật chính xác, khách quan, chưa phản ánh đúng thực chất về đội ngũ.
Năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhiều nhà giáo còn hạn chế, chưa thực sự đổi mới phương
pháp giảng dạy, đặc biệt là nhà giáo công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới ít có điều kiện nâng cao trình độ,
cập nhật kiến thức. Còn một bộ phận không nhỏ chưa đạt yêu cầu về năng lực sư phạm, trình độ tin học và
ngoại ngữ.
đ) Nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, công tác thi, kiểm tra, đánh giá chậm được đổi mới.
Nội dung chương trình còn cũ chưa được đổi mới.
Phương pháp dạy và học còn theo lối cũ còn đề cập nặng vai trò của GV, HS chưa tích cực phát huy khả năng.
Phương pháp KTĐG nghèo nàn, thiếu tính thực tiễn và sáng tạo, còn mang tính áp đặt không linh hoạt, giảm
khả năng sáng tạo của HS.
e) Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường còn thiếu và lạc hậu.
Các phòng học bộ môn, phòng, chức năng, nhà hiệu bộ hầu như chưa có. Công tác xã hội hoá giáo dục chuyến

biến chưa mạnh mẽ, quá trình đa dạng hoá các loại hình giáo dục ngoài công lập còn chậm.
g) Nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp các yêu
cầu phát triển giáo dục.
Số lượng ấn phẩm khoa học Việt Nam còn rất khiêm tốn trong 15 năm từ 1996-2011, Việt Nam mới có 13.172
ấn phẩm khoa học, các công trình nghiên cứu khoa học của Việt Nam cũng thấp nhất so với những nước trong
khu vực.

6


Nguyên nhân của những bất cập, yếu kém:
- Quan điểm “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, "đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển" chưa thực sự
được thấm nhuần và thể hiện trên thực tế.

7


- Tư duy về giáo dục chậm đổi mới.
Chưa theo kịp yêu cầu đổi mới-phát triển đất nước trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế; khoa học giáo dục chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục còn nhiều
bất cập.
- Những tác động khách quan làm tăng thêm những yếu kém bất cập của giáo dục.

Về phía người dạy
Mặc dù chất lượng và số lượng của lực lượng đội ngũ giảng viên ngày một nâng cao nhưng phương pháp giảng
dạy vẫn chủ yếu mang tính thuyết giảng, làm người học tiếp thu một cách thụ động, nội dung giảng dạy mang
năng lý thuyết, thiếu cập nhật thực tiễn dẫn tới xơ cứng, giáo điều, tính ứng dụng thấp. Mặt khác, việc sử dụng
các phương tiện phục vụ cho giảng dạy chưa nhiều do vậy mà không thể truyền tải hết lượng thông tin cần cung
cấp cho người học, số thời gian của giảng viên dành cho lên lớp tại các trường quá lớn, cho nên hạn chế thời
gian nghiên cứu khoa học và nghiên cứu thực tế. Đời sống của ngưới Thầy còn nhiều khó khăn : Hiện nay giáo

viên đang được hưởng mức lương thuộc nhóm cao, nhưng thực tế xã hội ta hiện nay không sống bằng lương ,
các ngành khác lương thấp nhưng cuộc sống thoải mái hơn nhiều. Đây là vấn đề cần phải xem lại chính sách
lương bổng của chúng ta đối với thầy cô giáo. Nếu chúng ta thử tính một gia đình nhà giáo , hai người dạy học,
có hai con đúng tiêu chuẩn, nếu họ là nhà giáo chân chính, chuyên tâm dạy học thì với đồng lương của họ nuôi
con đi học tới lớp mấy ?
(2). Về phía người học
Chất lượng đầu vào của nhiều cơ sở đào tạo đại học quá thấp, thấp đến mức không thể thấp hơn được nữa, chủ
yếu tập trung vào các trường xét tuyển, tính chủ động sáng tạo trong học tập và nghiên cứu của sinh viên nhìn
chung chưa cao, thiếu tư duy khoa học, đại đa số học thụ động, học theo phong trào, học cho qua “học theo hội
chứng bằng cấp” , do vậy khi tốt nghiệp chưa đủ kiến thức để đáp ứng được yêu cầu bức xúc của thực tế và bị
thực tiễn chối bỏ. Chỉ số chất lượng đào tạo so với các nước trong khu vực đứng hạng 10 trên 12 nước.

8


(3). Về chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo chậm cải tiến đổi mới,,̀ thiếu tính cập nhật, lý thuyết chưa gắn với thực tiễn, các môn học
quá nhiều và cơ cấu thời lượng chưa hợp lý, dẫn tới sinh viên Việt Nam học quá nhiều nhưng kiến thức lại chưa
phù hợp với thực tiễn.
(4). Giáo dục còn quá yếu kém và lạc hậu, thiếu đồng bộ, thiếu đầu tư nâng cấp
Những tồn tại trên đã làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục đào tạo đại học mà nguyên nhân chính vẫn
là tư duy của người dạy, người học và cơ chế quản lý chưa phù hợp đã tạo những “Sản phẩm” chất lượng kém
vừa thiếu kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phương pháp làm việc vừa kém về năng lực nhận thức, tư duy và
phương pháp nghiên cứu khoa học, xã hội không thừa nhận và rồi “Sản phẩm” của giáo dục đào tạo đại học
không có chỗ đứng trên thị trường, người học xong đại học khó hoặc không tìm được việc làm.
-Nội dung chương trình và sách giáo khoa chưa phù hợp: Hiện nay đang từng bước thực hiện thay sách giáo
khoa, đổi mới chương trình, có định hướng giáo dục toàn diện cho học sinh, khắc phục những thiếu sót trước
đây chủ yếu dạy kiến thức, nặng về lý thuyết, chưa quan tâm đến giáo dục tình cảm và hành động cho học sinh .
Ngành giáo dục chậm đổi mới để theo kịp nhu cầu đất nước : Sự phát triển kinh tế của đất nước tạo điều kiện
cho truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam phát triển , hiện nay chúng ta có một xã hội học tập, người

người đi học, gần 30 triệu học sinh các cấp là một con số khổng lồ, qua các kỳ thi đại học ta thấy có sự chen
chúc nhau quá mức, các trung tâm luyện thi, các thầy giáo dạy thêm, học thêm, học sinh cố học để tìm kiếm một
trường học thích ứng. Khi một đất nước có tốc độ phát triển khá cao và đều đặn như hiện nay, các nhà quản lý
giáo dục phải có biện pháp đón đường , dự kiến những nhu cầu của ngành, của nhân dân, của học sinh để có
những biện pháp thích hợp.
– Cơ chế quản lý đối với ngành giáo dục chưa phù hợp : Hiện nay ngành giáo dục các địa phương chịu sự tác
động hàng ngang của địa phương nhiều hơn là chịu tác động hàng dọc của Bộ giáo dục – đào tạo. Các trường
phổ thông dạy học, thi cử đúng như quy chế của Bộ giáo dục – đào tạo, nhưng nếu học sinh thi rớt nhiều, lưu
ban nhiều thì địa phương sẽ có ý kiến , thậm chí có những ý kiến chỉ đạo, “bệnh thành tích”có cơ hội để phát
triển trong cơ chế quản lý giáo dục hiện nay .

5.

Anh/chị hãy phân tích thời cơ và thách thức của nền giáo dục Việt Nam được đề cập trong Chiến
lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày
13/6/2012). Liên hệ thực tiễn.

a) Thời cơ:

-

Đảng và Nhà nước luôn khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu
tư cho phát triển; giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu
phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm vừa qua và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 với
yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, cùng với Chiến lược và Quy hoạch phát
triển nhân lực trong thời kỳ dân số vàng là tiền đề cơ bản để ngành giáo dục cùng các bộ, ngành, địa
phương phát triển giáo dục.

-


Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông sẽ tạo ra những điều
kiện thuận lợi để đổi mới cơ bản nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, đổi mới quản lý
giáo dục, tiến tới một nền giáo dục điện tử đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân người học.

-

Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi để tiếp
cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài,
tạo thời cơ để phát triển giáo dục.

b) Thách thức:

-

Ở trong nước, sự phân hóa trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm
dân cư, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền ngày càng rõ rệt, gây nguy cơ dẫn đến sự thiếu bình

9


đẳng trong tiếp cận giáo dục, gia tăng khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng miền và cho các
đối tượng người học.

-

Nhu cầu phát triển nhanh giáo dục đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
phát triển kinh tế theo chiều sâu tri thức với công nghệ tiên tiến và hội nhập quốc tế, trong khi đó nguồn lực
đầu tư cho giáo dục là có hạn, sẽ tạo sức ép đối với phát triển giáo dục.

-


Nguy cơ tụt hậu có thể làm cho khoảng cách kinh tế, tri thức, giáo dục giữa Việt Nam và các nước ngày
càng gia tăng. Hội nhập quốc tế và phát triển KTTT làm nảy sinh những vấn đề mới, như nguy cơ xâm
nhập của văn hóa và lối sống không lành mạnh làm xói mòn bản sắc dân tộc, dịch vụ giáo dục kém chất
lượng có thể gây nhiều rủi ro lớn đối với giáo dục đặt ra yêu cầu phải đổi mới cả về lý luận cũng như
những giải pháp thực tiễn phù hợp để phát triển giáo dục.

c) Liên hệ thực tiễn: Sự áp đặt lối sống VH của các siêu cường.
CH: Tiếp thu các VH tinh hoa của nhân loại.
TT: Giá trị đạo đức bị biến đổi theo hướng suy giảm, ô nhiễm XH đánh mất bản sắc DT.
CH: Làn sống Hàn Quốc là 1 VD điển hình trong khoảng 1 thập kỉ truyền lại đây. Đầu tóc, quần áo, ăn mặc,…
đều có “phong tục HQ”. Hoặc phong cách truyện tranh NB.
TT: Chúng ta k phủ nhận mặt tốt đẹp của quá trình này. Tuy nhiên, những mặt hạn chế của nó thì thực sự đáng
lo ngại. Thanh, thiếu niên biết nhiều mà k hiểu bản chất của sự việc mình biết, a dua học đòi về thời trang, lối
ăn nói cộc lốc, ngôn ngữ bị bóp méo.
Sự tôn trọng về các giá trị truyền thống bị coi nhẹ (điều này làm cho VN kém so với HQ nhiều). Bản lĩnh, đạo
đức của thế hệ ở các nước đang phát triển … đang báo động. VD: tự tự, bỏ nhà đi đêm, sống chung,…
6.

Anh (chị) hãy trình bày và cho ví dụ quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục trong chiến lược giáo
dục 2011-2020. (6 điểm)

1- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho
giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

10


11



12


2 - Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm,
tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi
mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và
việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.
Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn
lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải
bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng
bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.
Vì sao phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực? Các văn kiện của Đảng đã chỉ rõ
chất lượng, hiệu quả giáp dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ
thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và các phương thức giáo dục, đào tao; còn nặng lý thuyết, nhẹ
thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chú
trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá
kết quả còn lạc hậu và thiếu thực chất. Quản lí giáo dục và đào tạo có mặt còn yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lí giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách cơ chế
tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất- kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa,
vùng đặc biệt khó khăn.
Việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới
đang đặt ra ngày càng cấp thiết. Thứ nhất, do chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo ở nước ta còn thấp so với yêu cầu
của công cuộc đổi mới, nhất là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Hiện nay, toàn quốc có hơn 70.000 cử nhân, kỹ
sư, thạc sĩ tốt nghiệp ra trường, nhưng không tìm được việc làm, hoặc có việc làm nhưng không đúng nghề đào tạo; nhiều
người được tuyển chọn phải đào tạo lại mới sử dụng được. Thứ hai, hệ thống giáo dục-đào tạo ở nước ta còn bị khép kín,
thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo, còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Thứ ba,
chưa gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học, với sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường, dẫn đến
tình trạng thừa thầy, thiếu thợ. Thứ tư, chưa chú trọng đúng mức đến giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống và kỹ năng,
phương pháp làm việc. Thứ năm, phương pháp giáo dục còn lạc hậu, chủ yếu truyền thụ kiến thức một chiều; tổ chức thi,

kiểm tra, đánh giá kết quả còn thiếu thực chất, mắc bệnh thành tích. Thứ sáu, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu. Thứ bảy, cơ chế, chính sách, đầu tư cho giáo dục, đào tạo chưa phù hợp; cơ sở
vật chất-kỹ thuật thiếu đồng bộ, còn lạc hậu…

3 - Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá
trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi
đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội.
VD: Ai cũng đc học tập, học ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính, ở mọi nơi, mọi lúc. Học đi đôi với hành, khi SV thực
tập phải có nơi để thực tập vd trg dạy, phòng thí nghiệm, khu CN,..
Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và
dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành
nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật
và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân
loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

4- Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ
khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số
lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ
máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi
mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa
dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
và truyền thông trong dạy và học.

13


5- Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các
phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo

VD: Hệ thống GD: Trc đổi mới HTGD chỉ có 9 lớp, sau đổi mới có 12 lớp: mầm non, TH 5 lớp, THCS 4 lớp,
THPT 3 lớp,… ; TC lên CD lên ĐH lên Thạch sĩ, Tiến sĩ,… Coi trọng GD tự học và GD từ xa,..
Tiếp tục đổi mới và chuẩn hóa nội dung giáo dục mầm non, chú trọng kết hợp chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục phù hợp
với đặc điểm tâm lý, sinh lý, yêu cầu phát triển thể lực và hình thành nhân cách.
Xây dựng và chuẩn hóa nội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao ở các
lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục
tự chọn. Biên soạn sách giáo khoa, tài liệu hỗ trợ dạy và học phù hợp với từng đối tượng học, chú ý đến học sinh dân tộc
thiểu sốvàhọcsinhkhuyếttật.Nội dung giáo dục nghề nghiệp được xây dựng theo hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng, tác
phong làm việc chuyên nghiệp để hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học.
Đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục đại học và sau đại học theo hướng hiện đại, phù hợp với từng ngành, nhóm ngành đào
tạo và việc phân tầng của hệ thống giáo dục đại học. Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức
nghề nghiệp và hiểu biết xã hội, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới.

6- Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ
nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập,
giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân
tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội
hóa giáo dục và đào tạo.
Mặt tích cực của cơ chế thị trường là chú trọng giải quyết quan hệ cung/cầu; cạnh tranh, tạo động lực nâng cao chất
lượng đào tạo, chú trọng hiệu quả đầu tư. Mặt tiêu cực của cơ chế thị trường trong giáo dục là chạy theo lợi nhuận
tối đa, bỏ quên lợi ích lâu dài của người học, gây bức xúc xã hội. Trong khi đó, chức năng xã hội và vai trò quan
trọng của giáo dục không cho phép biến giáo dục thành thị trường hàng hóa thông thường. Trong bối cảnh kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cần vận dụng những yếu tố tích cực của kinh tế thị trường để phát triển giáo
dục ở phạm vi và mức độ phù hợp.
nguồn lực nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư ngân sách cho giáo dục và đào tạo. Nhà nước tạo mọi điều kiện
thuận lợi để thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục đối với mọi người dân; hỗ trợ, có chính sách phù hợp cho
giáo dục phổ cập, giáo dục bắt buộc, giáo dục vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn và các đối tượng diện chính sách; thực hiện xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện cho giáo dục ngoài công lập
phát triển.
Vùng núi, biển đảo đều có các trường lớp, cán bộ, giáo viên,…


7- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp
ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.

đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình và phương pháp dạy học theo hướng hội
nhập quốc tế. Nội dung chương trình và giáo trình cần được tổ chức xây dựng và triển
khai theo hướng mở (cho phép cập nhật thường xuyên về kiến thức trong và ngoài
nước, sử dụng giáo trình, học liệu trong nước hoặc ngoài nước một cách linh hoạt để
giảng dạy cho người học), nội dung giảng dạy phải gắn chặt và phù hợp với yêu cầu
thực tiễn của ngành nghề mà người học đang theo đuổi.
Cử 1 số HS- SV đi du học, tiếp thu kthuc,…

14


7.

Anh/chị hãy phân tích các nội dung của quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo theo Luật Giáo
dục năm 2005 (SĐBS 2009).

Những nội dung quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo được quy định tại Điều 99 Luật Giáo dục năm 2005
như sau:

-

Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục;

-

Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường; ban

hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác;

-

Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc
biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;

-

Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục;

-

Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục;

-

Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục;

-

Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

-

Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục;

-

Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục;


-

Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục;

Nhà nước mở rộng, phát triển hợp tác quốc tế về giáo dục theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia,
bình đẳng và các bên cùng có lợi.
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho công dân Việt Nam ra nước ngoài giảng dạy, học tập, nghiên cứu, trao
đổi học thuật theo hình thức tự túc hoặc bằng kinh phí do tổ chức, cá nhân trong nước cấp hoặc do tổ chức, cá nhân
nước ngoài tài trợ

-

Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục;

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi
vi phạm pháp luật về giáo dục.

8.

Anh (chị) hãy trình bày và cho ví dụ về nhiệm vụ và quyền lợi của nhà giáo theo Luật Giáo dục
2009 sửa đổi. (5 điểm)

Nhiệm vụ của nhà giáo và ví dụ (2.5 điểm)

15


1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo
dục; Ví dụ:…

2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường; Ví dụ:…
3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với
người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học; Ví dụ:…
4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ,
đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương cho người học; Ví dụ:…
5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Ví dụ:…
Quyền của nhà giáo và ví dụ (2.5 điểm)
1. Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo; Ví dụ:…
2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; Ví dụ:…
3. Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu
khoa học với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác; Ví dụ:…
4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự; Ví dụ:…
5. Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các
ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật lao động. Ví dụ:…

CÂU HỎI MỞ (THAM KHẢO)

1.

Có ý kiến đánh giá về đội ngũ giáo viên Việt Nam hiện nay số lượng vừa thừa, vừa thiếu, chất lượng còn
yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội đối với ngành giáo dục. Anh (chị) hãy đánh giá và giải thích
nhận định trên. (4 điểm)

(4đ)

Đội ngũ giáo viên Việt Nam hiện nay số lượng vừa thừa, vừa thiếu, chất lượng
thì còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội đối với ngành giáo dục (4 điểm, sinh
viên nêu được các ý theo định hướng đáp án là đủ)
1


- Thừa và thiếu mang tính cục bộ. Thừa giáo viên ở vùng đô thị, đồng bằng; thiếu giáo

1

viên ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng núi, biên giới và vùng kinh tế đặc biệt khó
khăn. Thừa giáo viên những môn cơ bản ở cấp trung học như: Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa,
Sinh,…; thiếu giáo viên Ngoại ngữ, Tin học, năng khiếu Mỹ thuật, Âm nhạc,....
- Nguyên nhân của thực trạng giáo viên Việt Nam thừa xuất phát từ việc quy hoạch
nguồn nhân lực quốc gia, định hướng nghề nghiệp của nhà trường trung học. Về lý do thiếu
2

giáo viên là do các môn đặc thù năng khiếu chưa được quan tâm và còn thiếu tính liên tục

1

trong chương trình đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân; yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
và sự phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi người lao động cần ngoại ngữ và tin học;
ngoài ra còn xuất phát từ nguyên nhân các trường tổ chức học bán trú, học song ngữ ở cấp
tiểu học phải tăng thêm giáo viên; việc hệ thống giáo dục quốc dân còn khoảng trắng về giáo
dục mẩm non của trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi, và mục tiêu nâng số trẻ ở độ tuổi
mầm non đến trường đến năm 2020 đã khiến giáo viên mầm non thiếu trầm trọng.

16


- Chất lượng giáo viên còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội đối với ngành
giáo dục vì chương trình đào tạo sinh viên sư phạm chưa gắn lý thuyết với thực hành, nội
dung đào tạo chưa được cập nhật nhanh chóng và xa rời thực tế, phương pháp giảng dạy tuy
3


đã đổi mới nhưng chưa thật sự có sự chuyển biến căn bản về vai trò của người dạy và người

1

học.
2.

- Một số ý kiến khác.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 30/2014/TT-GDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định cách đánh giá học sinh tiểu học, thay cách đánh giá bằng điểm số bằng lời nhận xét, anh
(chị) hãy nêu những thuận lợi và khó khăn của cách đánh giá này ở nước ta hiện nay. (5 điểm)

Câu
(5đ)

Ý

Nội dung
Thuận lợi và khó khăn khi thay đổi cách đánh giá điểm số bằng lời nhận xét (5
điểm, sinh viên nêu được các ý theo định hướng đáp án là đủ)

Điểm

1. Thuận lợi (2.5đ)
1

- Giảm áp lực điểm số lên giáo viên, phụ huynh và học sinh. Những HS có học lực yếu hơn
không bị áp lực, tự ti, một mặt nào đó các em được khích lệ và động viên, giúp các em có
hướng phấn đấu, vươn lên trong học tập.


0.5

2

- Khắc phục việc dạy thêm, học thêm

0.5

3
4

- Tránh được bệnh thành tích trong thi cử

0.5

- Tạo điều kiện cho học sinh phát huy năng khiếu và theo đuổi đam mê. GV và phụ huynh 0.5
quan tâm đến HS nhiều hơn, HS được phát triển một cách toàn diện, tăng sự gắn kết giữa gia
đình với nhà trường. Trong đánh giá, không có sự phân biệt HS giỏi, khá, trung bình, yếu,
HS không bị mặc cảm, áp lực về điểm số. GV kịp thời phát hiện tiến bộ của HS để động
viên, khích lệ và phát hiện những hạn chế để hướng dẫn, giúp đỡ HS trong quá trình học tập.
Đánh giá theo thông tư 30 thực sự mang tính nhân văn, đánh giá vì sự tiến bộ của HS.
- Một số ý kiến khác.
5

2. Khó khăn (2.5đ)
- Tăng khối lượng công việc của giáo viên. Nhiều giáo viên chưa biết cách nhận xét nên mất
nhiều thời gian ghi lời nhận xét thường xuyên vào vở học sinh và vào sổ theo dõi chất lượng,
những lời nhận xét rất dễ trùng lặp. Nhiều GV, phải tranh thủ nhận xét trong giờ giải lao,
ngày nghỉ trong tuần và cả ở nhà. Mặt khác, thời gian ghi nhận xét HS làm ảnh hưởng đến
thời gian dành cho việc nghiên cứu bài, làm đồ dùng dạy học và nhất là thời gian phụ đạo

cho đối tượng HS yếu, từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng HS .Việc thay đổi
cách đánh giá HS chiếm nhiều thời gian của GV.

6

7

- Thái độ chủ quan khi đánh giá của giáo viên tạo ra sự không công bằng. Một số GV sẽ
đánh giá hời hợt, chung chung cho xong việc không có động lực nhằm thúc đẩy sự cố gắng
vươn lên của HS trong học tập. Ban giám hiệu nhà trường rất khó trong việc quản lý chất
lượng HS, đánh giá công tác giảng dạy của GV cũng gặp khó khăn.
- Học sinh không còn động lực cạnh tranh trong học tập. Việc đánh giá HS chỉ có 2 mức
(hoàn thành, chưa hoàn thành) còn chung chung chưa phân biệt rõ các đối tượng HS. Một số
HS ít quan tâm đến lời nhận xét trong vở, những HS có học lực khá giỏi vẫn có tâm lý thích
điểm số để chứng tỏ thành tích học tập của mình. Mặt khác, cách đánh giá của TT30 chưa

0.5

0.5

0.5

0.5

17


gây được hứng thú học tập cho đối tượng HS khá, giỏi.
8


- Tâm lý của phụ huynh HS không thích cách nhận xét vì không biết con mình đạt ở mức độ
cụ thể nào nên chưa quan tâm nhiều đến việc nhận xét; chưa khuyến khích được cha mẹ HS
tham gia đánh giá như yêu cầu của TT30.
- Một số ý kiến khác.

3.

0.5

0.5
Có ý kiến cho rằng: “Đổi mới giáo dục đào tạo nên bắt đầu từ các trường sư phạm, tập trung vào sinh viên
sư phạm, vì chất lượng đào tạo chưa cao, chưa gắn liền với thực tế yêu cầu của xã hội”. Anh (chị) nhận
định như thế nào về ý kiến trên? Nêu giải pháp để khắc phục tình trạng trên. (4 điểm)

(4đ)

Nhận định và nêu giải pháp về ý kiến: “Đổi mới giáo dục đào tạo nên bắt đầu từ
các trường sư phạm, tập trung vào sinh viên sư phạm, vì chất lượng đào tạo chưa cao,
chưa gắn liền với thực tế yêu cầu của xã hội”. (4 điểm, sinh viên nêu được các ý theo
định hướng đáp án là đủ)
1

- Đúng. (1 điểm)

1

- Giải pháp (1 giải pháp được trình bày logic, đầy đủ/1 điểm)
2

+ Thay đổi tư duy trong quản lý, đào tạo của cán bộ, giảng viên và học tập của sinh

viên, gia đình, nhà trường và xã hội.

3
4

+ Đổi mới chương trình đào tạo, gắn lý thuyết với thực hành.
+ Đổi mới phương pháp dạy và học, chuyển trọng tâm của quá tình từ người dạy

0.5
0.5
0.5

sang người học.
5

+ Có chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao và học sinh giỏi vào ngành

0.5

giáo dục.
6

+ Thực hiện tốt công tác hướng nghiệp đối với các em học sinh THPT để các em có

0.5

lựa chọn phù hợp và xác định tâm lý đối với nghề nghiệp mình chọn lựa.
+ Tuân thủ theo quy hoạch nguồn nhân lực quốc gia để cân đối đầu vào của các
7


trường, khoa sư phạm.

0.5

- Một số ý kiến khác.
4.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa quyết định thay đổi phương thức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Cao
đẳng – Đại học năm học 2014-2015, anh (chị) hãy nêu những thuận lợi và khó khăn của cách đánh giá
này ở nước ta hiện nay. (4 điểm)

(4đ)

Thuận lợi và khó khăn khi thay đổi phương thức tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Cao
đẳng – Đại học (4 điểm, sinh viên nêu được các ý theo định hướng đáp án là đủ)
Thuận lợi (mỗi ý 0.5 điểm)
- Tiết kiệm được chi phí xã hội.

1.5

- Giảm áp lực thi cử cho học sinh.
- Giảm lượng hồ sơ ảo, tăng cơ hội vào học Đại học theo đúng năng lực của học sinh.
- Tăng tính cạnh tranh về chất lượng của các trường ĐH-CĐ.
Khó khăn (mỗi ý nhỏ 0.5 điểm)
- Thời gian thực hiện quá gấp, ban hành Quyết định vào tháng 8/2014 thì 6/2015, trong thời
1.5

18



gian một năm học.
- Phương thức cụ thể triển khai thực hiện còn chưa rõ ràng, gây nhiều khó khăn cho các
trường Đại học, Sở Giáo dục Đào tạo địa phương trong thực thi.
- Việc thống nhất đề thi quốc gia phân loại được trình độ thí sinh, làm căn cứ xét tốt nghiệp
THPT và xét tuyển vào Đại học – Cao đẳng sẽ khác cấu trúc đề thi cũ, thí sinh cũng sẽ gặp
khó khăn với dạng thức ra đề mới.
- Nhiều tổ hợp môn mới gây khó khăn cho thí sinh đã ôn tập theo các khối truyền thống.
- Việc tiếp cận với các luồng thông tin cập nhật đối với học sinh còn nhiều khó khăn, chưa
quen thao tác.

5.

- Một số ý kiến khác.
Thời gian qua, nhiều vụ việc giáo viên xúc phạm danh dự, nhân phẩm và thân thể của người học gây bức
xúc trong dư luận xã hội và hoang mang cho phụ huynh, học sinh. Theo anh (chị) cần những giải pháp
nào để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường trên? (4 điểm)

Câu
(4đ)

Ý
1

Nội dung
Bạo lực học đường (4 điểm, sinh viên nêu được các ý theo định hướng đáp án là
đủ)

Điểm
1


- Nêu được thực trạng hiện nay, điểm qua vài ví dụ về các vụ việc giáo viên xúc
phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể của người học.
- Trình bày các giải pháp để ngăn chặn tình trạng trên: (1 giải pháp/ 0.5 điểm) có thể
2

xét từ góc độ học sinh, gia đình, giáo viên, nhà trường và xã hội.

0.5

+ Tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật và đạo đức cho đội ngũ giáo viên, đặc
3

biệt là các giáo viên trực tiếp đứng lớp.

0.5

+ Mở rộng các kênh thông tin, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, phụ huynh và giáo
4

viên phản hồi về các vi phạm.

0.5

+ Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm của các giáo viên vi
phạm đúng pháp luật và mang tính giáo dục, răn đe.
5

0.5

+ Trong công tác tuyển chọn giáo viên, ngoài năng lực, trình độ chuyên môn, cần

chú ý đặc biệt đến nhân thân, đạo đức và tính cách cá nhân của người dự tuyển.
+ Thường xuyên trau dồi và bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, gìn giữ và

6

phát huy truyền thống đạo đức của dân tộc về mối quan hệ thầy trò.

0.5

+ Thường xuyên quan tâm, lưu ý đến tình cảm, thái độ, hành vi của con em để nhanh
7

chóng phát hiện ra các vấn đề và tìm cách phối hợp với nhà trường để xử lý.
- Một số ý kiến khác.

0.5

19



×