Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Tội tổ chức đánh bạc theo luật hình sự việt nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố đà nẵng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 91 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

Lấ HNG NAM

TộI Tổ CHứC ĐáNH BạC THEO LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng)

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2016


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

Lấ HNG NAM

TộI Tổ CHứC ĐáNH BạC
THEO LUậT HìNH Sự VIệT NAM
(trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng)

Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: TS. TRNH TIN VIT

H NI - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Hồng Nam


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục từ viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TỔ CHỨC ĐÁNH
BẠC THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ...................................... 9
1.1.

Khái niệm tội tổ chức đánh bạc và sự cần thiết của việc quy

định tội phạm này trong luật hình sự Việt Nam .............................. 9

1.1.1. Khái niệm tội tổ chức đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam .............. 9
1.1.2. Sự cần thiết của việc quy định tội tổ chức đánh bạc trong luật
hình sự Việt Nam ................................................................................ 14
1.2.

Khái quát quá trình hình thành và phát triển của luật hình
sự Việt Nam quy định về tội tổ chức đánh bạc............................... 15

1.2.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi
pháp điển hóa Bộ luật hình sự năm 1985 ............................................ 15
1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến nay ........... 21
1.3.

Quy định về tội tổ chức đánh bạc trong pháp luật hình sự
một số nước trên thế giới .................................................................. 27

1.3.1. Bộ luật hình sự Nhật Bản .................................................................... 27
1.3.2. Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển ............................................. 29
1.3.3. Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.................................. 30
Chương 2: QUY ĐỊNH VỀ TỘI TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC TRONG
BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................................... 32
2.1.

Quy định của luật hình sự Việt Nam về tội tổ chức đánh bạc ...... 32


2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý hình sự .............................................................. 32

2.1.2. Hình phạt ............................................................................................. 36
2.2.

Thực tiễn xét xử tội tổ chức đánh bạc trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng .............................................................................................. 42

2.2.1. Tình hình xét xử .................................................................................. 43
2.2.2. Một số hạn chế và vướng mắc trong hoạt động xét xử đối với tội
tổ chức đánh bạc.................................................................................. 51
2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và vướng mắc trong xét
xử tội tổ chức đánh bạc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ................... 57
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC ...................60
3.1.

Sự cần thiết về việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng
các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội tổ chức
đánh bạc ............................................................................................. 60

3.2.

Kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về tội tổ
chức đánh bạc và các tội phạm khác có kiên quan ........................ 62

3.2.1. Nhận xét .............................................................................................. 62
3.2.2. Nội dung hoàn thiện ............................................................................ 64
3.3.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật

hình sự Việt Nam về tội tổ chức đánh bạc và các tội phạm khác
có liên quan ......................................................................................... 68

3.3.1. Giải pháp về tổ chức bộ máy .............................................................. 68
3.3.2. Giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ................................................... 69
3.3.3. Giải pháp kinh tế - xã hội .................................................................... 71
3.3.4. Giải pháp về văn hóa - giáo dục.......................................................... 73
3.3.5. Một số giải pháp khác ......................................................................... 74
KẾT LUẬN .................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 79


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS:

Bộ luật hình sự

BLTTHS:

Bộ luật tố tụng hình sự

ĐTD:

Định tội danh

PLHS:

Pháp luật hình sự

TAND:


Tòa án nhân dân

TNHS:

Trách nhiệm hình sự

VKSND:

Viện kiểm sát nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng

Tên bảng

Bảng 2.1: Tổng số vụ án, tổng số bị cáo đưa ra xét xử về tội tổ
chức đánh bạc trên tổng số vụ án, tổng số bị cáo đưa
ra xét xử và trong mối tương quan với các tội về
xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
trong thời gian từ năm 2011 - 2015
Bảng 2.2:

Trang

44


Số vụ án, số bị cáo về tội tổ chức đánh bạc trên tổng
số vụ án, số bị cáo trong nhóm các tội về cờ bạc

46

Bảng 2.3: Phân tích hình phạt áp dụng đối với bị cáo phạm tội
tổ chức đánh bạc từ năm 2011 - 2015

48

Bảng 2.4: Phân tích đặc điểm nhân thân đối với bị cáo phạm
tội tổ chức đánh bạc từ năm 2011 - 2015

49


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 2.1: Biểu thị sự tăng, giảm về tình hình tội phạm trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng từ 2011 - 2015 thông qua
số vụ và số bị cáo

45


Biểu đồ 2.2: Biểu thị về tình hình tội phạm tổ chức đánh bạc
trong nhóm các tội phạm về cờ bạc

46


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công
nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đà Nẵng hiện là một trong
15 đô thị loại 1, đồng thời là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở
Việt Nam. Trong những năm gần đây, Đà Nẵng đã tích cực đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là
“Thành phố đáng sống” của Việt Nam.
Trong quá trình phát triển của thành phố, cùng với việc xây dựng các
khu công nghiệp, bệnh viện, trường học… đã kéo theo một lượng không nhỏ
dân cư từ các tỉnh thành khác đến sinh sống, làm việc và học tập làm cho tình
hình an ninh trật tự trên địa bàn ngày càng diễn biến phức tạp; việc giải tỏa
quy hoạch chỉnh trang đô thị được diễn ra ở nhiều nơi đã làm cho số lượng
người dân có đất bị thu hồi khá lớn, dẫn đến tình trạng mất công ăn việc làm
nhưng chính quyền thành phố chưa có những định hướng trong việc chuyển
đối ngành nghề, tạo công ăn việc làm để ổn định cuộc sống cho nhân dân.
Đây là một trong những nguyên nhân làm cho tình hình tội phạm gia tăng
trong những năm qua trên địa bàn thành phố.
Là một thành phố trẻ đang trên đà phát triển, bên cạnh việc tập trung
xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, xây dựng con người Đà Nẵng có
nếp sống văn hóa - văn minh, Đà Nẵng cũng rất quan tâm đến công tác đấu
tranh phòng chống tội phạm nói chung mà đặc biệt là các tội phạm liên quan
đến cờ bạc, tội tổ chức đánh bạc nói riêng. Qua nghiên cứu thực tiễn, tình
hình tội phạm về tổ chức đánh bạc trong những năm qua trên địa bàn thành

phố Đà Nẵng tuy không gia tăng mạnh về số lượng, nhưng về phương thức tổ
chức, quy mộ hoạt động của tội phạm này thì diễn biến ngày một phức tạp,

1


thể hiện trên các phương diện như: phương thức tổ chức đánh bạc ngày một
tinh vi, đa dạng với một hệ thống chân rết rộng khắp; địa bàn hoạt động được
mở rộng và kể cả việc cấu kết với nước ngoài để tổ chức đánh bạc; lợi nhuận
bất chính của các đối tượng này thu về là khổng lồ. Những vấn đề này đã làm
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến tình hình chính trị,
văn hóa, trật tự an toàn xã hội của thành phố và là một trong những nguyên
nhân làm phát sinh nhiều loại tội phạm khác.
Theo số liệu thống kê của TAND thành phố Đà Nẵng trong thời gian
gần đây (tính từ năm 2011 đến năm 2015) TAND cấp quận, huyện của thành
phố Đà Nẵng đã xét xử sơ thẩm 2.759 vụ án hình sự với 4.793 bị cáo, trong
đó số vụ án về các tội liên quan đến cờ bạc là 125 vụ, với 514 bị cáo, số tiền
dùng để đánh bạc lên đến hàng trăm tỷ đồng. Riêng đối với tội tổ chức đánh
bạc, các cơ quan chức năng đã đưa ra xét xử 42 / 2.759 vụ chiếm 1,52%, với
129 / 4.793 bị cáo chiếm 4,77% trong tổng số các vụ án, bị cáo đưa ra xét xử
trong thời gian 05 năm qua.
Nguyên nhân của tình hình trên, một phần là do các yếu tố khách quan,
như tác động của những vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh trong cơ chế thị
trường và hội nhập quốc tế; sự xuống cấp về đạo đức xã hội, lối sống thực
dụng, chạy theo đồng tiền, làm ăn chụp giật,... nhưng chủ yếu vẫn là do những
hạn chế, yếu kém trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là
phòng ngừa xã hội. Cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ
chức ở một số ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo toàn diện
công tác phòng, chống tội phạm, vì vậy, nhiệm vụ phòng, chống tội phạm
chưa được đưa vào chương trình, kế hoạch phát triển theo yêu cầu của Đảng

và Nhà nước. Nhiều cấp, nhiều ngành còn đứng ngoài cuộc hoặc chỉ tham gia
một cách hình thức, chiếu lệ, đối phó. Tổ chức bộ máy, phân công, phân cấp ở
các cơ quan bảo vệ pháp luật và chuyên trách còn bất cập, dẫn đến chồng

2


chéo, trùng lặp. Năng lực tham mưu, quản lý và tổ chức thực hiện cũng như
tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, kiên quyết
tấn công tội phạm của một bộ phận cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật, chiến sĩ
lực lượng chuyên trách còn hạn chế, yếu kém, sa sút. Điều kiện hậu cần - kỹ
thuật bảo đảm cho công tác phòng, chống tội phạm còn nhiều khó khăn, hạn
chế. Chính sách đãi ngộ đối với lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội
phạm còn chưa phù hợp [39]
Trước những thực trạng đó, việc nghiên cứu các quy định của PLHS
hiện hành về tội tổ chức đánh bạc dưới góc độ thực tiễn tại một địa phương
nhất định, không những có ý nghĩa sâu sắc về mặt lý luận mà còn cả về mặt
thực tiễn áp dụng pháp luật, để từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật,
nâng cao hiệu quả của việc áp dụng pháp luật đối với loại tội phạm này. Nhận
thức được điều đó, tôi chọn đề tài: “Tội tổ chức đánh bạc theo luật hình sự
Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng)” làm
luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình làm luận văn, tôi đã tham khảo, nghiên cứu một số tài
liệu là những giáo trình, sách chuyên khảo, những luận văn đã được công bố
và tập trung ở ba nhóm chủ yếu như sau:
a/ GS. TSKH. Lê Cảm (2005), Sách chuyên khảo Sau đại học: Những
vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội; GS. TSKH. Lê Cảm (2007), Giáo trình luật hình sự Việt
Nam (Phần các tội phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; GS.

TSKH. Lê Cảm, PGS. TS. Trịnh Quốc Toản (2011), Định tội danh: Lý luận,
lời giải mẫu và 500 bài tập thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội; PGS. TS. Trịnh Quốc Toản (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về
hình phạt bổ sung trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc Gia Hà

3


Nội, Hà Nội; Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình luật hình sự
Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà
Nội (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội,
Hà Nội; Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2006), Giáo trình Luật tố
tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; GS. TSKH.
Đào Trí Úc (1994), Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; TS. Trịnh Tiến Việt (2013), Tội phạm và
trách nhiệm hình sự, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội...
b/ Các luận văn: Vũ Thị Phương Lan (2014), Định tội danh tội đánh
bạc theo luật hình sự Việt Nam trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành
phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà
Nội; Trịnh Công Thương (2015), Các tội liên quan đến cờ bạc theo luật
hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà
Nội; Vũ Thị Len (2015), Tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tình hình, nguyên nhân và giải pháp
phòng ngừa, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội - Viện
hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.
c/ GS. TS. Nguyễn Xuân Yêm, TS. Phan Đình Khánh, Nguyễn Thị
Kim Liên (2003), Mại dâm, ma túy, cờ bạc, tội phạm thời hiện đại, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội; ThS. Đinh Văn Quế (2000), Thực tiễn xét xử và pháp
luật hình sự, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng; ThS. Đinh Văn Quế, một số vần đề về

phạm tội có tổ chức - Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao; Dương
Thanh Hiền - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Thành lập Tòa án khu
vực: Nhìn từ thực tiễn; Trần Minh Tơn - Viện chiến lược và khoa học công
nghệ Bộ công an (2014), Quan điểm và giải pháp chiến lược phòng, chống tội
phạm thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Lê Văn Hưng - Tạp chí

4


Tòa án nhân dân (số 14/2005), Những vướng mắc khi áp dụng Điều 248, 249
Bộ luật hình sự 1999.
Ngoài ra, tôi cũng đã tham khảo một số bài viết được đăng trên các tạp
chí khoa học chuyên ngành, nhận thấy các tác giả thường nghiên cứu một
cách tổng quát các vấn đề pháp lý ở phạm vi rộng hoặc chỉ tập trung nghiên
cứu một vài khía cạnh có liên quan đến nhóm các tội về cờ bạc. Hầu hết chưa
nghiên cứu sâu về tội tổ chức đánh bạc một cách đầy đủ, toàn diện, có tính hệ
thống từ lý luận đến thực tiễn áp dụng pháp luật.
Đồng thời, qua nghiên cứu BLHS năm 2015 được Quốc hội khóa XIII
thông qua tại kỳ họp thứ 10, ngày 27 tháng 11 năm 2015 (có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 7 năm 2016) thay thế cho BLHS năm 1999, nhận thấy đã có
những sửa đổi, bổ sung quy định về tội tổ chức đánh bạc để khắc phục những
hạn chế của BLHS năm 1999, tuy nhiên vẫn còn những diểm quy định chưa
được chặt chẽ làm cho việc ĐTD, quyết định hình phạt, việc phân hóa TNHS
đối với tội phạm chưa cao, hình phạt chưa đủ sức răng đe, giáo dục đối với tội
phạm. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu để góp phần hoàn thiện các quy định
của BLHS hiện hành và BLHS năm 2015 quy định về tội phạm này vẫn có ý
nghĩa rất lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống

về những vấn đề pháp lý, TNHS đối với người phạm tội. Phân tích, đánh giá
thực tiễn xét xử tội tổ chức đánh bạc của TAND các cấp trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2015, từ đó chỉ ra một số
hạn chế, vướng mắc và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao
hiệu quả áp dụng các quy định của BLHS về tội tổ chức đánh bạc và các tội
phạm khác có liên quan.

5


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể như sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề chung về tội tổ chức đánh bạc theo luật
hình sự Việt Nam
- Quy định về tội tổ chức đánh bạc trong BLHS Việt Nam và thực tiễn
xét xử trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy
định của BLHS Việt Nam về tội tổ chức đánh bạc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó - Tội tổ
chức đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa
bàn thành phố Đà Nẵng).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu dưới góc độ pháp lý hình sự và thực tiễn xét xử
tội tổ chức đánh bạc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trong thời gian 05 năm
từ 2011 đến 2015.
5. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, định hướng của Đảng về chính sách
hình sự. Quan điểm, đường lối xử lý tội phạm nói chung, các tội xâm phạm an
toàn công cộng, trật tự công cộng nói riêng và những luận điểm khoa học
trong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, các bài viết trên các tạp
chí chuyên ngành.

6


5.2. Các phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp đặc thù của khoa học luật hình sự
như: phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp số liệu dựa trên những bản
án, quyết định, số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của TAND các cấp trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng để phân tích và luận giải các vấn đề tương ứng được
nghiên cứu.
6. Ý nghĩa của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện về mặt lý luận
đối với tội tổ chức đánh bạc trong khoa học luật hình sự Việt Nam, cụ thể:
- Đưa ra khái niệm về tội tổ chức đánh bạc.
- Phân tích khái quát lịch sử hình thành và phát triển của luật hình sự
Việt Nam quy định về tội tổ chức đánh bạc từ năm 1945 đến nay. So sánh với
quy định của luật hình sự một số nước trên thế giới quy định về tội phạm này.
- Nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý của tội tổ chức đánh bạc.
- Phân tích thực tiến xét xử trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai
đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, chỉ ra những hạn chế, vướng mắc và
nguyên nhân nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp
dụng các quy định của BLHS Việt Nam đối với tội tổ chức đánh bạc và các
tội phạm liên quan về đánh bạc.

6.2. Ý nghia thực tiễn
Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng,
Tòa án các cấp trong việc ĐTD, giải quyết vụ án hình sự được khách quan,
có căn cứ pháp luật. Ngoài ra, luận văn còn là cơ sở để đưa ra các kiến nghị
hoàn thiện PLHS Việt Nam liên quan đến ĐTD đối với tội tổ chức đánh
bạc và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm này. Đặc biệt,
luận văn còn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên cao học và

7


nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự tại các cơ sở
đào tạo luật trên cả nước.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm ba chương, cụ thể:
Chương 1: Một số vấn đề chung về tội tổ chức đánh bạc theo luật hình
sự Việt Nam
Chương 2: Quy định về tội tổ chức đánh bạc trong BLHS Việt Nam và
thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp
dụng quy định của BLHS Việt Nam về tội tổ chức đánh bạc.

8


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC THEO
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm tội tổ chức đánh bạc và sự cần thiết của việc quy

định tội phạm này trong luật hình sự Việt Nam
1.1.1. Khái niệm tội tổ chức đánh bạc trong luật hình sự Việt Nam
“Tội phạm là một hiện tượng xã hội - pháp lý gắn liền với sự ra đời của
nhà nước và pháp luật, cũng như với sự xuất hiện của sỡ hữu tư nhân và sự
phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng” [3, tr. 287]. Vì vậy, để bảo về
đặc quyền của mình, Nhà nước sẽ quy định những hành vi nguy hiểm nào bị
xem là tội phạm và áp dụng TNHS đối với người thực hiện hành vi đó, Điều 8
BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định tội phạm như sau:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị,
chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã
hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm đến tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp
pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự
pháp luật xã hội chủ nghĩa [1, Điều 8].
Với định nghĩa này, tội phạm được các nhà làm luật đề cập đến có bốn
đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản: Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có
năng lực TNHS thực hiện, có lỗi và trái với PLHS.
Đối với tội tổ chức đánh bạc, do xuất phát đều là các hành vi thuộc về
tệ nạn cờ bạc, có những điểm chung nhất định, hành vi được mô tả trong các

9


tội này gắn bó chặt chẽ với nhau (hành vi khách quan của tội tổ chức đánh bạc
mang tính chất hỗ trợ, tạo điều kiện cho hành vi đánh bạc). Xét trong mối
quan hệ với nhóm tội, một tội cụ thể trong nhóm tội đóng vai trò cái riêng, cái
cụ thể, nhóm tội đóng vai trò cái chung, cái khái quát. Nghiên cứu cái riêng

phải qua cái chung, nghiên cứu cái cụ thể phải đặt trong cái khái quát. Do
vậy, để nghiên cứu khái niệm tội tổ chức đánh bạc nhất thiết phải đặt nó trong
nhóm các tội đánh bạc.
Theo từ điển luật học: “Đánh bạc là (hành vi) tham gia vào trò chơi
được tổ chức bất hợp pháp mà sự được (hoặc thua) kèm theo việc được
(hoặc mất) lợi ích vật chất đáng kể (tiền, hiện vật hoặc các hình thức tài
sản khác)” [44, tr. 227]
Trải qua các thời kỳ, các cơ quan lập pháp nước ta vẫn chưa đi đến
thống nhất trong việc đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh các tội phạm liên
quan đến cờ bạc nói chung và tội phạm tổ chức đánh bạc nói riêng, bởi vì
các hành vi về cờ bạc, tổ chức đánh bạc đều là các hiện tượng xã hội, nên nó
phát sinh trong các điều kiện xã hội nhất định, và sẽ tiêu vong trong những
điều kiện xã hội nhất định khác. Ở vào các giai đoạn khác nhau của xã hội,
nó có những phát triển và biểu hiện khác nhau, xem xét ở góc độ pháp lý
hình sự, trong mỗi giai đoạn lịch sử nước ta, các khái niệm này được đề cập
ở các phạm vi khác nhau, tương ứng với điều kiện, nhận thức và cũng nhằm
đáp ứng các mục tiêu khác nhau tương ứng trong từng giai đoạn mà nhà
nước đặt ra cho hệ thống luật.
Với khái niệm về các hành vi cờ bạc được quy định tại Sắc lệnh 168/SL
ngày 14 tháng 4 năm 1948, văn bản PLHS đầu tiên của nhà nước ta được các
nhà làm luật ghi nhận như sau:
Tất cả các trò chơi cờ bạc, dù là có tính cách may rủi hay là
có thể dùng trí khôn để tính nước mà được thua bằng tiền, đều coi

10


là tội đánh bạc; Những cuộc đánh đố nhau bằng tiền, những cuộc xổ
số bằng tiền hay bằng đồ mà không có nhà chức trách có thẩm
quyền cho phép trước cũng đều bị phạt như tội đánh bạc.

Những người nào tổ chức một cuộc đánh bài, đánh bạc, một
trò chơi kể trong Điều 1 không cứ ở một nơi nào, đều bị phạt tù từ
hai năm đến năm năm và phạt bạc từ 10.000đ đến 100.000đ.
Những người nào giúp một người khác tổ chức những cuộc
nói trên, những người chủ nhà trí tình mà để người ta đánh bài
đánh bạc trong nhà mình, không cứ là có thu lợi hay không,
những người quản trị, người làm cái, người lấy hồ, đều bị phạt
như người tổ chức [36, tr. 496].
Quy định này “hành vi tổ chức đánh bạc được áp dụng đối với người
tổ chức ra đám bạc và những người giúp sức để tổ chức ra đám bạc”, phạm
vi chủ thể phạm tội tổ chức đánh bạc ở đây là rất rộng, bởi chỉ cần “tổ chức
một cuộc đánh bài, đánh bạc, một trò chơi” là đủ yếu tố để cấu thành tội
phạm, không nhất thiết phải đạt đến một định lượng, một mức độ nguy hiểm
nhất định đối với xã hội.
Theo Bản tổng kết số 9-NCPL ngày 08 tháng 01 năm 1968 của TAND
tối cao, khái niệm về các hành vi về liên quan đánh bạc được nêu ra như sau:
Hành vi đánh bạc: “Là hành vi chơi có được thua bằng tiền mặt hay
không dùng tiền mặt, nhưng thanh toán với nhau bằng tiền, tuy nhiên phải có
động cơ mục đích sát phạt nhau” [36, tr. 498].
Hành vi tổ chức, chứa gá cờ bạc: “Là gây ra vụ đánh bạc, lôi cuốn
người khác vào vòng phạm pháp để vụ lợi” [36, tr. 498].
Khái niệm này đã nêu lên được hành vi khách quan của tội phạm, là
những hành vi rủ rê, lôi cuốn người khác tham gia đánh bạc và động cơ vụ lợi
là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan của tội phạm, nếu không có yếu tố vụ
lợi thì không bị xem là tội phạm.
11


Sau khi pháp điển hóa BLHS năm 1985, quy đinh về các hành vi liên
quan đến đánh bạc đã được phân hóa cụ thể hơn bằng việc xác định ba tội

phạm trong nhóm này, gồm: đánh bạc, tổ chức đánh bạc và gá bạc. Tội tổ
chức đánh bạc được quy định “Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc thì
bị phạt…” điều luật quy định một cách chung chung, chưa thể hiện rõ các dấu
hiệu cơ bản của tội phạm.
Còn theo BLHS năm 1999, Điều 249 quy định tội tổ chức đánh bạc
như sau:
Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép với quy mô lớn hoặc
đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 248 của
Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích
mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng
hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm [1, Điều 249].
Với quy định này, hành vi tổ chức đánh bạc được khái niệm “Là hành vi
chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, cưỡng bức, đe dọa người khác tham gia trò chơi có
được thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào” [26, tr. 211]. Hay
nói cách khác, hành vi tổ chức đánh bạc là hành vi của chủ thể nhằm rủ rê, lôi
kéo các chủ thể khác thực hiện hành vi đánh bạc trái phép, ở đây động cơ vụ
lợi không còn là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành đối với tội phạm và tội
phạm có cấu thành về mặt hình thức đó là phải có “quy mô lớn hoặc…”. Có
thể thấy rằng, về kỹ thuật lập pháp điều luật đã quy định chặt chẽ hơn, tuy
nhiên vẫn chưa khái quát đầy đủ các đặc điểm cơ bản trong cấu thành tội
phạm mà PLHS đã quy định.
Khi nghiên cứu về khái niệm tội phạm, theo GS.TSKH. Lê Cảm:
Khái niệm tội phạm phải bao hàm đầy đủ năm đặc điểm (dấu hiệu) trên
cả ba bình diện khách quan, pháp lý và chủ quan. Bình diện khách quan (nội
dung) - tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội(1); Bình diện pháp lý (hình

12


thức) - tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự(2); Bình diện chủ quan - tội

phạm là hành vi do người có năng lực TNHS(3) và đủ tuổi chịu TNHS(4)
thực hiện một cách có lỗi (5) [3, tr. 297].
Ở đây, tuổi chịu TNHS được xem là một dấu hiệu cơ bản trong cấu
thành tội phạm và tôi thống nhất với quan điểm của tác giả đã đề cập đến.
Trên cơ sở khái niệm về tội phạm đã được đề cập ở trên và qua nghiên cứu
những khái niệm về tội tổ chức đánh bạc trong từng giai đoạn lịch sử của
nước ta đã được các nhà làm luật đưa ra, theo tôi khái niệm tội tổ chức đánh
bạc có thể được định nghĩa như sau:
Tổ chức đánh bạc là chủ mưu, cầm đầu, rủ rê, lôi kéo hoặc tạo điều
kiện cần thiết cho người khác tham gia đánh bạc, trái với quy định của PLHS,
gây thiệt hại cho trật tự an toàn công cộng, do người có năng lực TNHS và đủ
tuổi chịu TNHS thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
Từ khái niệm này, ta có thể chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của tội tổ
chức đánh bạc đó là:
Một là, khách thể mà tội tổ chức đánh bạc xâm phạm đến là trật tự công
cộng. Để có trật tự công cộng, đòi hỏi Nhà nước, các cơ quan, tổ chức và mọi
công dân trong xã hội đều phải có trách nhiệm xây dựng, thực hiện và bảo vệ
các quy tắc của trật tự sinh hoạt chung trên các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội. Nếu ai đi ngược lại điều này là xâm phạm đến trật tự công cộng
và sẽ bị xử lý theo quy định của PLHS nếu vi phạm đó có đủ các yếu tố cấu
thành tội phạm.
Hai là, người phạm tội tổ chức đánh bạc là người có hành vi tổ chức
cho người khác thực hiện hành vi đánh bạc trái phép, thông qua các hành vi
khách quan, như: lôi kéo, rủ rê hoặc tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện
hành vi phạm tội hoặc hành vi vi phạm pháp luật.
Ba là, tội tổ chức đánh bạc do người có đủ năng lực TNHS, đủ tuổi
chịu TNHS và được thực hiện một cách có lỗi cố ý trực tiếp.
13



Bốn là, hành vi tổ chức đánh bạc ở đây khác với phạm tội có tổ chức
theo quy định tại khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999. Bởi đối với hành vi
phạm tội này có thể có trường hợp là phạm tội có tổ chức, nhưng không phải
tất cả các hành vi phạm tội này đều bị coi là phạm tội có tổ chức.
1.1.2. Sự cần thiết của việc quy định tội tổ chức đánh bạc trong luật
hình sự Việt Nam
Ở Việt Nam, hành vi đánh bạc đã xuất hiện lâu đời trong đời sống xã
hội, như một trò chơi giải trí trong những dịp hội hè, lễ tết. Cho nên đánh bạc
thường xuất hiện như một tập quán, một thói quen giao tiếp, giải trí của cộng
đồng. Tuy nhiên, nếu đánh bạc không còn đơn thuần là giải trí mà nhằm mục
đích ăn thua chiếm đoạt tài sản của nhau, hình thành nên xới bạc có chủ xới
phụ trách chung, có người đứng thu tiền hồ của con bạc, có người đứng ra để
bảo kê nhằm thu lợi bất chính, gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng là những
hành vi vi phạm pháp luật, cần phải được pháp luật nhà nước điều chỉnh và nó
được xem như một tệ nạn trong xã hội [50, tr. 351].
Tệ nạn xã hội là những hành vi vi phạm pháp luật, là những sai lệch
chuẩn mực xã hội, có tính phổ biến, gây thiệt hại nghiêm trọng trong đời sống
kinh tế - văn hoá - xã hội. Tệ nạn xã hội là một phạm trù bao gồm: Mại dâm,
nghiện hút ma tuý, cờ bạc, người lang thang, văn hoá phẩm đồi trụy [49, tr. 8]
Việc xác định cờ bạc là một tệ nạn, là một trong những mặt tiêu cực
của xã hội, gây ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống tư tưởng, đạo đức,
sức khỏe, kinh tế của đất nước. Vì vậy, để xã hội được ổn định và phát triển
nhà nước phải luôn quan tâm đề ra những giải pháp để đấu tranh, phòng ngừa
và từng bước đẩy lùi chúng.
Hơn thế nữa tội tổ chức đánh bạc cũng như các tội liên quan đến cờ bạc
đều có cùng khách thể của tôi phạm đó là trực tiếp xâm phạm đến là trật tự
công cộng. Việc quy định các tội này là nhằm đấu tranh phòng ngừa tệ nạn cờ

14



bạc trong xã hội, giữ gìn trật tự công cộng, bảo về sự bình yên của mọi gia
đình, tính mạng, sức khỏe và tài sản công dân [34, tr. 31]
Cờ bạc còn có liên quan chặt chẽ và chịu sự tác động qua lại của tội phạm
và tình hình trật tự an toàn xã hội. Cờ bạc là môi trường thuận lợi nuôi dưỡng
các hành vi phạm tội, các vi phạm pháp luật khác hoặc các hiện tượng lộn xộn
trong xã hội. Đội quân cờ bạc được coi là nguồn bổ sung cho các loại tội phạm,
trong nhiều trường hợp còn làm tha hóa cả đội ngũ cán bộ công chức nhà nước.
Sự phát triển của tệ nạn cờ bạc còn trực tiếp thúc đẩy các tội phạm và tệ nạn xã
hội khác phát triển. Có thể nói giữa các tệ nạn xã hội, mại dâm, ma túy, cờ bạc,
tội phạm có liên quan mật thiết, tác động qua lại, thúc đẩy lẫn nhau phát triển.
Với thực tế hiện nay, trong bối cảnh đất nước hội nhập kinh tế quốc tế, do
sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh
vực công nghệ thông tin, đã tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng lập ra
những đường dây tổ chức đánh bạc công nghệ cao, kể cả là việc liên kết với
nước ngoài để tổ chức đánh bạc, làm thất thoát về tài chính, thiệt hại nặng nề cho
nền kinh tế đất nước. Vì vậy, để bảo vệ đặc quyền của giai cấp thống trị, bảo vệ
an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống
tội phạm đòi hỏi Nhà nước phải có các biện pháp xử lý mạnh mẽ đối với tội
phạm nói chung và các tội về cờ bạc, tội tổ chức đánh bạc nói riêng. Muốn như
vậy, việc quy định các hành vi liên quan đến cờ bạc, hành vi tổ chức đánh bạc
vào BLHS để đủ sức răn đe, giáo dục đối với người phạm tội là thật sự cần thiết.
1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của luật hình sự
Việt Nam quy định về tội tổ chức đánh bạc
1.2.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước
khi pháp điển hóa Bộ luật hình sự năm 1985
Như đã nêu ở trên, cờ bạc là một hiện tượng xuất hiện rất sớm trong xã
hội loại người nói chung và ở xã hội Việt Nam nói riêng [50, tr. 350]. Về mặt

15



xã hội, cờ bạc là một trò chơi tiêu khiển được biểu hiện một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp thông qua nhiều loại hình khác nhau, ngoài ra cờ bạc cũng
được hiểu một cách khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh văn hóa, lịch sử cũng
như pháp luật cụ thể của mỗi nước mà xem cờ bạc là hành vi phạm tội hoặc là
hành vi không phạm tội. Ở nước ta, dưới chế độ phong kiến vấn đề cờ bạc đã
được đề cập đến trong các Bộ luật lớn, như Quốc triều hình luật triều Lê, Luật
Gia Long triều Nguyễn.
Trong thời kỳ thực dân Pháp thống trị nước ta, nhằm thực hiện chính
sách nô dịch ngu dân để dễ cai trị và với mục đích làm phai nhòa lý tưởng đấu
tranh dành độc lập của nhân dân ta, đặc biệt là để gây tâm lý tự ty, vong bản,
đầu độc tư tưởng trong thế hệ trẻ, nhà nước Pháp cho phép mở các tụ điểm
hút chích á phiện, các ổ cờ bạc, cũng như cho phép các sòng bạc được mở tự
do trên đất nước và không bị pháp luật nghiêm cấm.
Sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nhà nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Chính phủ mới được thành lập đã nhận thấy
rõ sự nguy hiểm của các hành vi cờ bạc đối với xã hội và sự phát triển bền
vững của chính quyền mới. Trong thời kỳ này một vấn đề đặt ra gắn liền với
những hành vi cờ bạc là quân dịch và những thành phần thuộc giai cấp bóc
lột lúc bấy giờ chưa bị thủ tiêu, chúng lợi dụng cờ bạc nhằm mục đích phá
hoại, đầu độc bóc lột nhân dân ta, làm cho một bộ phận nhân dân quên đi
nhiệm vụ cách mạng.
Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của các hành vi cờ bạc và để đấu
tranh, xử lý ngăn chặn những hệ lụy nguy hại cho xã hội và an ninh quốc gia.
Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành Sắc lệnh 168/SL ngày 14
tháng 4 năm 1948 về việc ấn định cách trừng trị tội đánh bạc. Đây là văn bản
PLHS đầu tiên được nhà nước ta quy định về các tội cờ bạc, Sắc lệnh này đã
thể hiện đường lối xử lý cứng rắn, thái độ nghiêm khắc của nhà nước đối với
các tội phạm về cờ bạc [36, tr. 496].

16


Sắc lệnh 168/SL quy đinh về các tội cờ bạc:
Điều 1: Tất cả các trò chơi cờ bạc, dù là có tính cách may rủi
hay là có thể dùng trí khôn để tính nước mà được thua bằng tiền,
đều coi là tội đánh bạc và bị phạt như sau.
Những cuộc đánh đố nhau bằng tiền, những cuộc xổ số bằng
tiền hay bằng đồ mà không có nhà chức trách có thẩm quyền cho
phép trước cũng đều bị phạt như tội đánh bạc.
Điều 2: Những người nào tổ chức một cuộc đánh bài, đánh bạc,
một trò chơi kể trong Điều 1 không cứ ở một nơi nào, đều bị phạt tù từ
hai năm đến năm năm và phạt bạc từ 10.000đ đến 100.000đ.
Những người nào giúp một người khác tổ chức những cuộc
nói trên, những người chủ nhà trí tình mà để người ta đánh bài đánh
bạc trong nhà mình, không cứ là có thu lợi hay không, những người
quản trị, người làm cái, người lấy hồ, đều bị phạt như người tổ chức.
Các người làm công khác giúp trực tiếp vào các cuộc chơi
đều bị phạt là tòng phạm.
Những người nào đánh bạc hay dự vào các cuộc chơi nói trên sẽ
bị phạt tù từ một năm đến ba năm và phạt bạc từ 5.000đ đến 50.000đ
Bao nhiêu đồ trần thiết nơi đánh bạc, các dụng cụ dùng vào
việc đánh bạc, tiền nong bắt được trên bàn hay chiếu, đều bị tịch thu.
Ngoài ra, các bị can còn có thể bị quản thúc từ một năm đến
mười năm [36, tr. 496].
Ngoài ra, Điều 4 của Sắc lệnh thể hiện thái độ rất nghiêm khắc của nhà
nước trong việc xử lý những người thực hiện hành vi cờ bạc “Dù rằng Tòa án
có xét xử tình trạng nên giảm, cũng bắt buộc phải áp dụng hình phạt tối thiểu
về tù và tiền, mà không cho bị can hưởng án treo. Nếu có trường hợp tái
phạm, các hình phạt sẽ tăng gấp đôi” [36, tr. 496].


17


×