Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Công nghệ xử lý nước thải chế biến dầu ăn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.56 KB, 4 trang )

CÔNG NGH ỆX ỬLÝ N ƯỚ
C TH Ả
I CH ẾBI Ế
N DẦ
U ĂN , SA T Ế

Tổng quan về ngành sản xuất dầu ăn sa tế:
Thành phần chính của dầu là các glycerit của các acid béo no hay không no và có công thức
tổng quát như sau: CH2OCOR, CHOCOR’, CH2OCOR” . RCOOH là gốc của các acid béo
Công nghiệp sản xuất dầu ăn sa tế là một trong các ngành công nghiệp liên quan đến nhu cầu
của người tiêu dùng. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng
cao, việc thay đổi khẩu vị các món ăn cũng rất được quan tâm tới. Nhận biết được nhu cầu
thực tế nên các ngành công nghiệp về sản xuất dầu ăn, sa tế đang được mọc lên. Bằng việc
đầu tư các trang thiết bị hiện đại, cải tiến quy trình sản xuất góp phần tạo ra các sản phẩm
chất lượng đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng trong và ngoài nước đã làm tăng thêm
nguồn lợi nhuận cho các doanh nghiệp này, góp phần năng cao GDP cho nước nhà. Bên cạnh
đó cũng gặp không ít khó khăn về vấn đề ô nhiễm môi trường. Để giải quyết vần đề ô nhiễm
môi trường do sản xuất dầu ăn, sa tế gây ra chúng ta cần phải có biện pháp phù hợp đảm bảo
nước thải đầu ra đạt quy định.

Chế biến dầu ăn, sa tế

Nguồn phát sinh nước thải:


+ Nước thải sản xuất dầu ăn được sinh ra chủ yếu từ quá trình giải nhiệt, rửa dầu, một lượng
nhỏ từ quá trình vệ sinh thiết bị … có chứa một lượng lớn dầu mỡ, các chất lơ lững, ….
+ Nước thải sản xuất sa tế chủ yếu phát sinh từ các khâu rửa nguyên liệu nấu sa tế, nước súp,
vệ sinh máy móc thiết bị sau mỗi lượt nấu….chứa nhiều dầu mỡ, N, P, BOD, COD, SS…

Thành phần và tính chất nước thải


Bảng : Tính chất nước thải ngành chế biến dầu ăn, sa tế

Nhận xét
Nước thải sản xuất dầu ăn, sa tế chứa phần lớn các chất hữu cơ (BOD,COD); SS, dầu mỡ,
N,P. Nếu nguồn thải không dược xử lý sẽ rất nguy hại cho nguồn tiếp nhận bởi sự phân hủy
tạo ra các sản phẩm là các hợp chất có màu và các khí có mùi hôi như H2S, CH4,…. Cùng với
cac1 chất dinh dưỡng N,P với hàm lượng cao thì dễ làm cho các nguồn tiếp nhận trở nên phú
dưỡng hóa.



Quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến dầu, sa tế

Thuyết minh quy trình công nghệ
Nước thải từ khu sản xuất dầu ăn, sa tế sẽ được đi qua bể tách dầu mỡ trước khi qua bể điều
hòa để loại bỏ phần dầu mỡ nổi trên mặt. Nước thải tiếp tục đi qua bể điều hòa, tại bể điều
hòa có bố trí hệ thống khuấy trộn liên tục, mục đích của bể điều hòa là để ổn định nồng độ,
lưu lượng cũng như loại bỏ một phần BOD, COD có trong nước thải, đầu dò pH tại bể điều
hòa sẽ cho các giá trị pH của nước thải, căn cứ vào giá trị đó, bơm hóa chất sẽ bơm một liều
lượng thích hợp vào đường ống để điều chỉnh pH nước thải về trung tính. Ngoài ra bể điều
hòa sục khí là để giảm hiện tượng lắng cặn trong bể.
Từ bể điều hòa nước thải được bơm qua bể UASB. Tại UASB nước thải được đưa trực tiếp
vào dưới đáy bể và được phân phối đồng đều ở đó, sau đó nước thải chảy ngược lên xuyên
qua lớp bùn sinh học hạt nhỏ ( bông bùn) các chất bẩn hữu cơ được tiêu thụ ở đó. Các bọt khí
metan và cacbonic nổi lên trên được thu bằng các chụp khí để dẫn ra khỏi bể. Nước thải tiếp
tục chảy tràn qua bể anoxic và aerotank để xử lý. Đối với bể yếm khí của hệ thống xử lý nước
thải, với sự tham gia của hàng tram chủng loại vi khuẩn kỵ khí bắt buộc và kỵ khí không bắt
buộc. Các vi sinh vật này tiến hành hàng chục phản ứng hóa sinh học để phân hủy và biến đổi
các hợp chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản.
Nước thải tiếp tục qua bể aerotank hiếu khí , tại đây khí được cấp liên tục vào bể để vi sinh

vật hiếu khí oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải. Vi khuẩn và các vi sinh vật sống
dùng chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng (N,P) làm thức ăn để chuyển hóa chúng thành các
chất trơ không tan và thành các tế bào mới. Số lượng bùn hoạt tính sinh ra trong thời gian lưu
lại trong bể aerotank của lượng nước thải ban đầu đi vào trong bể không đủ làm giảm nhanh
các chất hữu cơ do đó phải sử dụng lại một phần bùn hoạt tính đã lắng xuống đáy ở bể lắng
sinh học, bắng cách tuần hoàn bùn về bể aerotank để đảm bảo nồng độ vsv trong bể. Phần
bùn hoạt tính dư được đưa về bể chứa bùn, sau đó qua máy ép bùn và được xe thu gom xử lý.
Nước thải sau aerotank tiếp tục được đưa qua bể lắng, phần nước sạch sau bể láng được qua
hệ thống bể khử trùng để tiêu diệt các vi khuẩn còn sót lại. Cuối cùng nước sau bể khử trùng
được thải ra nguồn tiếp nhận.



×