Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất gốm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.45 KB, 5 trang )

CÔNG NGH ỆX ỬLÝ N ƯỚ
C TH Ả
I SẢ
N XU Ấ
T GỐ
M

Mặt trái mà của ngành công nghiệp sản xuất
gốm:
Trong những mục tiêu phát triển kinh tế của nước ta, ngành công nghiệp gốm sứ là một trong
những ngành kinh tế trọng điểm, ngành công nghiệp này đã và đang phát triển mạnh mẽ đáp
ứng được nhu cầu sử dụng trong nước và phục vụ cho xuất khẩu. Bên cạnh đem lại những lợi
nhuận kinh tế cao ngành công nghiệp gốm sứ cũng gây tác hại tiêu cực cho môi trường sinh
thái. Đó chính là một trong những mặt trái của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Hậu
quả của nó là môi trường đang ngày càng bị phá hủy nghiêm trọng, mất tính đa dạng sinh
học, thay đổi khí hậu toàn cầu,,,ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Công nhân sản xuất gốm
Nguồn phát sinh nước thải:
Từ quá trình vệ sinh nhà máy và máy móc thiết bị sau mỗi giờ làm việc.
Từ hoạt động sinh hoạt của công nhân.


Tính chất và thành phần nước thải sản xuất gốm:
Thành phần gây ô nhiễm trong môi trường nước thải sản xuất gốm chủ yếu là chất rắn lở
lửng (thông số ss ) và có nồng độ chất hữu cơ cao (từ nhà vệ sinh), dầu mỡ (từ nhà bếp).
Bảng thành phần và tính chất nước thải sản xuất gốm

Nhận xét: do nước thải sản xuất gốm có chưa hàm lượng chất rắn lơ lửng khá cao, và hàm
lượng chất hữu cơ BOD, COD nên các phương pháp xử lí bằng sinh học rất phù hợp và bên
cạnh đó nước thải con chứa lượng dầu mỡ cùng các tạp chất lớn như rác, giấy,bao bì ,,, trong


quá trình sinh hoạt của công nhân nên ta kết hợp với các phương pháp cơ học và hóa lí để xử
lí nước thải đạt tiêu chuẩn đầu ra.


Hệ thống xử lý nước thải gốm xứ


Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất gốm
Thuyết minh quy trình công nghệ trên :


Nước thải từ hệ thống thoát nước chảy vào mương dẫn qua lưới chắn rác, tiếp tục chảy vào
hố thu gom. Nước từ hố thu được dẫn vào bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ .
Bơm đặt ở cuối bể bơm nước lên bình tạo áp, khí được xục vào bể điều hòa từ máy thổi khí
để ngăn ngừa hiện tượng lắng xảy ra và một phần tạo ra môi trường hiếu khí có tác dụng tăng
hiệu xuất xử lí ở các công trình xử lí sinh học phía sau.
Khí được sục vào bể tạo áp có tác dụng tạo sự bão hòa khí. Nước thải được dẫn từ bể tạo áp
vào bể tuyển nổi từ đáy bể. Dầu, mỡ được thu gom bởi một dàn gạt dầu đặt ở trên bề mặt
tuyển nổi. Sauk hi qua tuyển nổi nước thải tự chảy vào bể lắng 1.
Tại bể lắng 1 các chất hữu cơ và vô cơ lắng được sẽ giữ lại. Tại đây còn có thiết bị vớt váng
nổi, lượng váng này cùng với lượng dầu mỡ ở bể tuyển nổi được thu gom đưa đến hố thu
bùn. Bùn ở bể lắng 1 sẽ được bơm thẳng đến bể chứa bùn, còn nước tự chảy qua bể aerotank.
Trong bể Aerotank có hệ thống đường ống dẫn khí và các đĩa phun khí. Khí phân phối ra với
vận tốc cao theo tính toán để nước thải và bùn hoạt tính tiếp xúc và lượng O2 cung cấp tốt
nhất, tạo điều kiện vi sinh vật hiếu khí tiếp xúc với thức ăn và O2.
Nước thải từ bể Aerotank tự chảy qua bể lắng 2, bể lắng 2 cũng thực hiện chức năng giống
như bể lắng 1. Bùn được giữ lại ở bể lắng. Một phần được tuần hoàn lại bể Aerotank, một
phần được đưa đến bể chứa bùn. Tại đây, hàm lượng SS, BOD, COD đã được xử lí tương đối
triệt để. Tiếp theo, nước thải sau bể lắng 2 sẽ tự chảy vào bể khử trùng, tại bể khử trùng sử
dụng NaOCl để loại bỏ triệt để các vi sinh vật còn trong nước thải để nước thải đầu ra đạt tiêu

chuẩn xả thải QCVN 40:2011/BTNMT.
Ưu điểm của công nghệ:
Đảm bảo chất lượng nước sau xử lí đạt tiêu chuẩn theo quy định.
Chi phí vận hành và bảo trì thấp, hiệu quả xử lí ổn định.
Đây là công nghệ thân thiện với môi trường, không dùng hóa chất trong quá trình xử








Tiết kiệm diện tích sử dụng.



×