Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CHO CÔNG NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.21 KB, 6 trang )

H ỆTH Ố
NG X ỬLÝ N ƯỚ
C TH Ả
I SINH HO Ạ
T CHO CÔNG NHÂN

Giới thiệu
Nước ta đang trong quá trình phát triển, dân số trẻ là thị trường đầy hứa hẹn cho các nhà đầu
tư nước ngoài đổ xô đầu tư vào thị trường Việt Nam. Các khu công nghiệp, xí nghiệp mở ra
ngày càng nhiều góp phần giải quyết vấn đề về việc làm cho xã hội. Tuy nhiên, với lượng
công nhân đông đúc vấn đề quản lý môi trường xung quanh cũng gặp khó khăn. Lượng nước
thải sinh hoạt của công nhân không phải nhỏ cần có biện pháp kiểm soát và xử lý thích hợp.

Công nhân KCN Thăng Long

Nước thải sinh hoạt là gì?
Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của con người. Thành
phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy nước thải sinh hoạt là BOD 5, COD, Nitơ, Phốt
pho. Một yếu tố gây ô nhiễm quan trong nữa là trong nước thải sinh hoạt có các mầm bệnh
được lây truyền bởi các vi sinh vật có trong phân. Vi sinh vật gây bệnh cho người bao gồm
các nhóm virut, vi khuẩn, giun sán, dầu mỡ, chất tẩy rửa…
Nồng độ chất bẩn của nước thải sinh hoạt được tính theo tải lượng chất ô nhiễm.


Tải lượng ô nhiễm một người trong một ngày
Tùy vào hàm lượng các chất ô nhiễm mà ta chia nước thải sinh hoạt ra 3 mức độ ô nhiễm.
Tùy vào mỗi mức độ sẽ đưa ra biện pháp xử lý hợp lý và hiệu quả.

Thành phần trung bình của nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt của công nhân từ đâu?


Nước thải sinh hoạt của công nhân chia làm 2 loại:


Nước thải từ khu vực nhà bếp nhà ăn.


Nhà ăn công nhân


Nước thải từ các nhà vệ sinh, khu tắm giặt.

Nhà vệ sinh công cộng KCN


Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt của công
nhân đến môi trường như thế nào ?
Cũng mang tính chất của nước thải sinh hoạt nên nước thải sinh hoạt của công nhân cũng có
những thành phần và ảnh hưởng đến môi trường như sau:

Ảnh hưởng của chất hữu cơ:


Đối với các chất hữu cơ dễ phân hủy như chất béo, protein, carbonhydrat thì chủ yếu
là làm suy giảm oxi hòa tan trong nước, dẫn đến hệ sinh thái dưới nước bị ảnh hưởng.



Đối với các chất hữu cơ khó phân hủy: như các chất hữu cơ có vòng thơm, đa vòng
ngưng tụ, phospho hữu cơ… hầu hết có tính độc đối với sinh vật và con người. Nếu tồn tại
lâu dài trong môi trường và cơ thể vi sinh vật gây độc tích lũy và ảnh hưởng nghiêm trọng

đến cuộc sống.

ảnh hưởng của vi khuẩn
Số lượng vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn có trong nước thải rất lớn, ngoài việc đóng vai trò
phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và làm sạch nguồn nước thải thì chúng cũng tồn
tại một số loại vi sinh vật gây bệnh.

Ảnh hưởng của chất tẩy rửa
Khách sạn sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa với mục đích giặt giũ, làm sạch sàn nhà, toalet…
và đây là những chất hóa học hữu cơ bền vững có độc tính cao với con người.
Xà phòng không phải là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước nhưng sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu
xuất xử lý nước thải của hệ thống do xà phòng khi cho vào nguồn nước sẽ làm thay đổi pH
của nguồn nước.
Chất tẩy rửa là nguồn gây ô nhiễm nước đáng quan tâm, mặc dù chúng ít có độc tính với con
người và độc vật nhưng lại gây ô nhiễm nguồn nước, giảm chất lượng nguồn nước đặc biệt là
nước uống. Ngoài ra chúng còn làm cho các thực vật trong nước phát triển mạnh.

Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng
Hàm lượng nito và photpho trong nước thải khách sạn là khá cao. Các chất này có trong quá
trình chế biến thức ăn hay trong nguồn thức ăn dư thừa được thải bỏ. Đây là chất dinh dưỡng
của các loài thủy sinh. Nồng độ nito và photpho trong nước thải cao sẽ gây ra hiện tượng phú
dưỡng hóa nguồn nước sông.

Ảnh hưởng của chất rắn lơ lửng
Chất rắn lơ lửng sẽ hạn chế độ sâu của nguồn nước được ánh sáng chiếu xuống, dẫn đến việc
gây ảnh hưởng quá trình quang hợp của tảo, rong rêu… Chất rắn lơ lửng là tác nhân gây ảnh
hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảnh quan (tăng độ đục
của nguồn nước) và gây bồi lắng.



Vì vậy mà nguồn nước thải khách sạn cần phải được xử lý trước khi xả thải ra ngoài môi
trường để tránh gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận cũng như có các ảnh hưởng tiêu cực đến môi
trường sống của người dân.

Sơ đồ công nghệ

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt công nhân

Thuyết minh sơ đồ công nghệ


Nước thải phát sinh ra từ các khu vực nhà ăn, nhà bếp được dẫn qua song chắn rác để loại bỏ
rác thô ra khỏi nguồn nước thải, tiếp đến dẫn đến bể thu gom kết hợp với tách dầu mỡ. Sau
đó dẫn đến hệ thống thu gom nước thải chung.
Nước thải phát sinh từ các khu nhà tắm, WC tập trung lại và xử lý cục bộ bằng hệ thống hầm
tự hoại 3 ngăn. Bể tự hoại là công trình đồng thời làm 2 chức năng: lắng và xử lý cặn lắng.
Thời gian lưu nước trong bể từ 1-3 ngày. Tiếp đến nước thải sẽ được dẫn đến hệ thống thu
gom nước thải chung.
Nước thải từ hệ thống thu gom chung sẽ được đưa về bể điều hòa.Bể điều hòa:có chức năng
điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, tạo chế độ làm việc ổn định và liên tục cho các
công trình xử lý nước thải. Tránh hiện tượng quá tải cho hệ thống.
Nước thải từ bể điều hòa sẽ được bơm lên lắng I. Bể lắng I có nhiệm vụ lắng các bông cặn
sinh ra từ quá trình keo tụ, tạo bông và tách các bông cặn này ra khỏi nước thải. Nước thải
sau lắng I có nồng độ COD, BOD giảm 70-85%, cặn lắng được đưa qua bể chứa bùn.
Nước thải sau lắng I được đưa qua bể lọc sinh học Biofor hiếu khí. Lọc sinh học Biofor hiếu
khí là công trình thiết kế cho xử lý nước thải bậc 2, có khả năng xử lý được cả Nitơ và
Photpho. Là thiết bị hiếu khí có dòng nước thải chảy cùn chiều với khí (khí O2sục vào) từ
dưới lên. Các vi sinh vật tồn tại trong nước ở dạng lơ lửng do tác động cảu bọt khí và dạng
bám dính. Vi sinh hiếu khí phát triển sinh khối trên vật liệu Plasdeek có bề mặt riêng lớn (nhờ
sục O2 vào) sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ, làm giảm tải lượng ô nhiễm trong nước xuống mức

thấp nhất. Sauk hi qua lọc sinh học Biofor hiếu khí COD, BOD giảm 80-90% , nước thải tiếp
tục tự chảy qua bể lắng II.
Bể lắng II có nhiệm vụ lắng các bông cặn lơ lửng sinh ra trong quá trình xử lý sinh học. Góp
phần xử lý triệt để SS còn lại và giảm COD, BOD xuống thấp nhất.
Sau lắng II, nước dẫn đến bể khử trùng. Bể khử trùng bằng Chlorine.
Bể chứa bùn sẽ giữ và tách bùn lắng định kỳ sẽ mang đi chôn lấp. phần nước sẽ được đưa lại
bể điều hòa để tiếp tục xử lý.



×