Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

5 lầm TƯỞNG của mẹ KHI CHO bé ăn dặm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.47 KB, 2 trang )

5L Ầ
M T ƯỞ
NG C Ủ
A M ẸKHI CHO BÉ ĂN D Ặ
M!
15/09/2016 | 9:17 PM

401

Ăn dặm là một hành trình bé nào cũng phải trải qua. Quá trình này giúp bé nhận thức
được mùi vị, kết cấu và hương vị của đồ ăn. Nếu làm không tốt thì sẽ ảnh hưởng rất lớn
tới khẩu vị ăn của bé sau này đặc biệt là quá trình phát triển, sức khỏe của bé. Bởi vậy,
bài viết sau sẽ đưa ra những lầm tưởng mà các mẹ thường gặp để giúp mẹ chăm con
được tốt hơn. Cùng tham khảo nhé các mẹ.

Giúp trẻ ăn ngon miệng

Cách chữa bệnh viêm họng ở trẻ

Cho bé ăn dặm đúng cách

1.

Cho bé ăn dặm sớm là tốt?
Các chuyên gia về dinh dưỡng nhi khoa đã khuyến cáo rằng, độ tuổi sớm nhất cho bé ăn dặm
là 17 tuần tuổi, còn trong 6 tháng đầu đời mẹ chỉ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn. Khi cho bé
ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng tuổi), trẻ sẽ có nguy cơ cao bị mắc chứng rối loạn tiêu hóa bởi
lúc này hệ tiêu hóa của bé còn quá non yếu, chưa sẵn sàng cho việc ăn dặm.

2.


Chỉ nên sử dụng đạm động vật


Mẹ có biết, ăn nhiều đạm động vật có thể ảnh hưởng không tốt tới chức năng thận
của bé không? Bởi khi cơ thể bị nạp quá nhiều chất đạm, áp lực lọc cầu thận bị tăng cao,
khiến cơ thể bé bị mất nước.




3.

Thay vào đó, mẹ nên bổ sung nguồn đạm từ thực vật vào khẩu phần ăn của bé: đậu
đỗ, lạc, vừng…
Tỷ lệ cân đối giữa đạm động vật/ đạm thực vật là: 70/30.

Chất xơ không bắt buộc trong thời kỳ ăn dặm?


Ít chất xơ trong thời kỳ ăn dặm chính là một trong những nguyên nhân chính gây táo
bón ở trẻ. Hơn nữa, việc này còn khiến cho bé hình thành thói quen không thích ăn rau củ


quả sau này. Do vậy mẹ cần lưu ý bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ này cho bé: trái
cây, ngũ cốc, rau xanh…


Với trái cây, mẹ có thể chế biến thành các món như: sinh tố, trái cây dằm sữa chua,
nước ép… để cho bé ăn dặm.




Còn với ngũ cốc và rau xanh, các mẹ có thể nấu cùng với bột/cháo ăn dặm cho bé
hoặc xay trước rồi nấu cho bé.

4.

Bé càng ăn nhiều càng tốt?


Thời kỳ ăn dặm thực chất là thời gian giúp bé làm quen và thích nghi với mùi vị và
cách ăn mới. Lúc này bé đã có ý thức về hương vị mình thích và sức ăn của mình. Bởi vậy,
các mẹ không nên ép con ăn quá nhiều và cho con ăn theo suy nghĩ của mình. Hãy lắng
nghe bé để biết lượng ăn thích hợp với bé yêu của các mẹ nhé!

5.

Không nên cho bé ăn sữa chua trong thời kỳ ăn dặm?
Đây là một sai lầm nhé các mẹ. Bé ăn dặm được tức là đã có khả năng nhai nuốt, như vậy sữa
chua lại càng thích hợp với bé. Bởi nó mềm, mịn, lỏng lại rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Để đạt
hiệu quả cao nhất thì mẹ nên kết hợp với men vi sinh khi cho bé ăn. Làm vậy, vừa nâng cao
được khả năng miễn dịch cho bé lại bổ sung được tối đa các lợi khuẩn trong đường ruột giúp
bé ăn ngon miệng hơn. Lưu ý, các mẹ nên tìm mua loại men vi sinh chứa cả Probiotic (vi
khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa) và Prebiotic (chất xơ hòa tan và nguồn thức ăn hỗ trợ cho
các lợi khuẩn hoạt động tốt hơn khi đi vào cơ thể của bé) nhé các mẹ. Trên thị trường hiện
nay, hầu hết các loại men vi sinh đều chỉ chứa Probiotic mà chưa có Prebiotic nên các mẹ hãy
đọc kỹ thông tin thành phần trước khi mua nhé.
Hy vọng, sau bài viết này các mẹ đã có thể lên được một chế độ ăn dặm thích hợp với bé yêu
của mình và sẽ không còn mắc phải những sai lầm kể trên. Chúc bé yêu luôn ăn ngon miệng,
phát triển toàn diện nhất!




×