Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

MẸ đã BIẾT hết các NGUY cơ KHIẾN bé bị TIÊU CHẢY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.21 KB, 2 trang )

M ẸĐÃ BI Ế
T HẾ
T CÁC NGUY C ƠKHI Ế
N BÉ B Ị TIÊU CH Ả
Y?
22/07/2016 | 10:44 AM

208

Khi đã có em bé, các bậc phụ huynh sẽ phải đối mặt với nhiều nỗi lo đầu tiên là về vấn
đề bệnh tật. Trong đó tiêu chảy là mối quan tâm hàng đầu. Bởi đây là căn bệnh hầu như
trẻ nhỏ nào cũng mắc phải và mức độ nguy hiểm của nó là rất lớn nếu không được điều
trị đúng cách. Hôm nay, bài viết sẽ mách bạn các yếu tố nguy cơ khiến trẻ bị tiêu chảy để
cha, mẹ có thể phòng ngừa và giúp bé tránh xa tiêu chảy.

Giúp bé ăn ngon miệng

Thực đơn cho bé 9 tháng

Trẻ bị rối loạn tiêu hoá

Các định nghĩa mẹ cần biết về tiêu chảy
Tiêu chảy là căn bệnh trẻ bị đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần trong 24 giờ. Nếu bé
bị không quá 2 tuần thì gọi là tiêu chảy cấp. Còn trên 2 tuần thì là tiêu chảy kéo dài.

Cách xác định thời gian trẻ bị tiêu chảy
Đợt tiêu chảy của bé được xác định kể từ ngày đầu tiên bị tiêu chảy tới ngày mà sau đó 2 ngày
phân của bé trở lại bình thường. Chẳng hạn: bé bị tiêu chảy trong 3 ngày liền, ngày thứ 4 thì
không đi ngoài, rồi sau đấy lại tiêu chảy trong 2 ngày nữa, đến ngày thứ 7 và thứ 8 trẻ lại đi
ngoài phân bình thường thì đợt tiêu chảy của bé là 6 ngày (3+1+2 = 6). Nếu ngày thứ 9 trẻ đi
ngoài phân lỏng khoảng 4 lần thì bé lại bắt đầu một đợt tiêu chảy mới.



2.

Các yếu tố nguy cơ khiến bé bị tiêu chảy




Tuổi của bé: trẻ dưới 2 tuổi thường hay mắc tiêu chảy đặc biệt là những bé ở độ tuổi
6-11 tháng.



Trẻ bị suy dinh dưỡng: những bé này thường có hệ tiêu hóa và sức đề kháng kém
nên rất dễ mắc tiêu chảy và khi đã mắc thì bệnh thường rất nặng và có nguy cơ dẫn tới tử




vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Cơ địa: những trẻ đẻ non, đẻ yếu.
Trẻ bị suy giảm miễn dịch: khi bé bị mắc bệnh sởi hoặc AIDS cũng có nguy cơ mắc
bệnh rất cao.

Những thói quen làm tăng nguy cơ mắc bệnh
+ Cho trẻ bú bình vì bình và vú cao su rất khó rửa sạch do đó không đảm bảo được vệ sinh.
+ Không cho bé bú mẹ cộng thêm chế độ dinh dưỡng không khoa học.
+ Ăn sam sớm và thức ăn để lâu
+ Chế độ vệ sinh cá nhân và ăn uống kém
+ Sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.



Do tự ý dùng thuốc kháng sinh cho bé: nhất là các loại kháng sinh uống, nó sẽ tiêu
diệt hết các vi khuẩn có lợi cho cơ thể, làm suy giảm hệ miễn dịch của bé gây nên tiêu
chảy do loạn khuẩn. Lúc này, mẹ nên bổ sung vi khuẩn có lợi cho bé bằng cách sử dụng
các loại men vi sinh có chứa Prebiotic và Probiotics đồng thời có sử dụng công nghệ



bao kép Lab 2 Pro để bảo vệ những vi khuẩn có ích này tới đúng nơi cần tới.
Do thời tiết thay đổi: tiêu chảy do virus thường xảy ra vào mùa đông còn tiêu chảy
do vi khuẩn thường lại thường xảy ra vào mùa hè. Vào những lúc thời tiết thay đổi, là cơ
hội cho các vi khuẩn như: tụ cầu vàng, thương hàn, vi khuẩn tả… bùng phát. Với hệ miễn
dịch còn non yếu của bé là đối tượng rất dễ bị tấn công và mắc phải tiêu chảy.

Trên đây là các nguy cơ khiến bé bị mắc tiêu chảy, mẹ nên lưu ý và phòng tránh cho bé.



×