Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bitcoin và đại khủng hoảng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.51 KB, 4 trang )

Bitcoin và đại khủng hoảng kinh tế




Bitcoin và đại khủng hoảng kinh tế
Hãy tưởng tượng, năm 2020, một cuộc đại suy thoái kinh tế xảy ra trên
toàn cầu. Mà không, nói vậy thì chưa đủ, phải nói là sẽ có một cuộc siêu
khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu. Truyền thông sẽ có những tin
như sau:
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã giảm hơn nửa.




90% các công ty SP500 và hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn tư
nhân và chính phủ đều công bố lỗ hoặc hòa vốn.



Hệ thống vốn đã tê liệt sau khi hàng loạt các ngân hàng quốc nội và quốc
tế công bố ngưng việc cho vay và rút tiền mặt.
Giá vàng trên sàn giao dịch, được định giá bừng USD cũng đã giảm hơn



90%.


Thị trường giao dịch ngoại tệ đứng im vì không ai buôn bán, mọi người đều
đã mất lòng tin.





Mức lạm phát trung bình đã qua mức 5000%/năm.



Thế giới hỗn loạn

Trong trường hợp này, khi mọi người hoàn toàn mất tất cả niềm tin vào
tiền tệ quốc gia, cũng như vàng bạc, thì chúng ta sẽ giao dịch và trao
đổi hàng hóa với nhau bằng cách nào?
Đây là lập luận của hầu hết những người cuồn và quảng bá Bitcoin:
[Suy nghĩ………..suy nghĩ……………chúng ta sẽ mỗi người mua một cái điện thoại
thông minh, tải app Bitcoin Wallet và sử dụng Bitcoin để thay thế mọi tiền tệ khác.
Vì Bitcoin không bị kiểm soát bởi một chính phủ, chính quyền hay tổ chức tập
trung nào. Vì vậy, nó là tiền tệ của một xã hội tự do, nên điều chúng ta sẽ chọn
nó là điều tất yếu.]

Rất tiếc vì tôi phải nói điều này. Nhưng lập luận đó là một sự sai lầm
hoặc ảo tưởng. Khi hệ thống tài chính, kinh tế, chính phủ sụp đổ, con
người sẽ trở về với giai đoạn đầu của nhân loại. Họ sẽ sử dụng phương
pháp giao dịch hàng hóa trực tiếp khi không một ai còn niềm tin vào tiền
tệ.
Nếu không có tiền, con người sẽ giao dịch bằng cái gì? [Trích
từ: ]


Trước sự phát minh của đồng tiền, con người đã trao đổi những thứ họ
sản xuất để lấy những thứ người khác sản xuất. Chúng ta gọi đó

là ”cuộc trao đổi” trực tiếp, một món hàng cho một món hàng. Phương
pháp này rất bất tiện, bởi vì bạn phải tìm một người nào đó không chỉ có
những thứ bạn muốn mà còn phải muốn những thứ bạn có. Các nhà kinh
tế học gọi vấn đề này là ”vấn đề của sự trùng hợp nhu cầu.”
Một vấn đề khác nữa với phương pháp trao đổi trực tiếp là nó trở nên rất
khó để tích lũy (tiết kiệm) những thứ bạn đã sản xuất một cách lâu dài.
Người Hang Động sẽ không thể nào tích lũy thu nhập của mình để trả
tiền học phí đại học được. Không chỉ vì đại học thời đó không tồn tại, mà
vì bốn năm học phí có giá đến 40,000 con gà. Khi các con gà thay phiên
đẻ trứng, anh ta sẽ để nó vào chuồng, tích lũy cho sau này. Thời gian
dần trôi qua, anh ta càng để nhiều trứng gà và con gà vào chuồng.
Nhưng thời gian dần trôi qua thì những con gà đó dần chết đi.
Người Hang Động đó không thể nào tiết kiệm đủ thu nhập để trả học phí
đại học được bởi vì mấy con gà của anh ta sống không đủ lâu để cho
phép anh ta tích lũy đủ số lượng. Các nhà kinh tế học gọi trường hợp này
là ”vấn đề giữ gìn giá trị.”
Tiền giải quyết hai vấn đề: 1) ”vấn đề của sự trùng hợp nhu cầu.” và 2)
”vấn đề giữ gìn giá trị.”

Tiền là gì?
Tiền đơn giản chỉ là một tờ giấy ghi nợ “tôi nợ bạn” mà con người có thể
giữ và dùng để trao đổi với nhau một cách dễ dàng hơn so với phương
pháp trao đổi hàng hóa trực tiếp với nhau. Với tiền, bất cứ một người
nào cũng có thể trao đổi với một người khác, mà không cần biết người
đó sản xuất cái gì. Vì sao? Bởi vì bây giờ người A phải muốn những gì
người B có, nhưng người B không cần phải muốn những gì người A có.
Anh ta có thể dùng tiền để mua những thứ anh ta muốn từ người khác,
người C. Cả hai người đều có thể giao dịch làm ăn với nhau mà không bị
giới hạn hoặc rào cản.
Vì vậy cho nên khi mọi người mất niềm tin vào tiền tệ, họ sẽ trở lại và sử

dụng phương pháp ban đầu trước tiền tệ, giao dịch hàng hóa trực tiếp,
chứ không phải Bitcoin, một khái niệm ảo vô giá trị.



×