Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Khủng hoảng kinh tế Mỹ và Việt Nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.86 KB, 21 trang )

Khủng hoảng kinh tế Mỹ và Việt Nam
Vũ Quang Việt Cập nhật : 23/01/2008 01:55
Quyết định của Nhà nước vừa qua (mua ngoại tệ để nhằm bơm tiền đồng vào thị trường
chứng khoán) có hai tác động xấu : làm suy yếu hệ thống ngân hàng và đẩy thêm lạm phát
Khủng hoảng kinh tế Mỹ
và ảnh hưởng ở Việt Nam
Vũ Quang Việt
Tình hình khủng hoảng ở Mỹ
Đối với những người theo dõi kinh tế Mỹ, những yếu kém của nền kinh tế này đã bộc lộ rõ
từ trước năm 2000 nhưng đến nay mới bùng nổ. Thiếu hụt cán cân thanh toán nước ngoài
đã tới trên 400 tỷ từ 2000, trên 4% GDP và tiếp tục tăng mức thiếu hụt, đạt 811 tỷ năm
2006 bằng 6% GDP. Năm 2007, đồng đô la mất giá, có làm giảm mức thiếu hụt xuống 734
tỷ nhưng cũng ở mức rất cao. Các nước khác nếu thiếu hụt ở mức 3% GDP thì đã phải lo
lắng bằng mọi cách nhằm điều chỉnh để giảm mức thiếu hụt này.
Nền kinh tế Mỹ trong hơn 10 năm, có lợi thế là được sự tin tưởng của cả thế giới, nên tiền
đổ vào để cho dân chúng đầu tư và tiêu sài. Để dành của dân chúng vào năm 2006 chỉ có
34 tỷ, gần như 0% GDP, và tỷ lệ để dành thấp này chỉ khoảng 1-2% đã kéo dài từ cả chục
năm nay. Đầu tư của Mỹ bằng 19% GDP, chủ yếu dựa vào lợi nhuận công ty, nhưng đến
30% số tiền đầu tư là do vay mượn nước ngoài. Tình hình tài chính của Mỹ chẳng khác gì
một nước đang phát triển không kiểm soát nổi hầu bao mình. Các nước ở châu Mỹ Latin và
ở châu Á sau cuộc khủng hoảng tài chính những năm 90 đã cố gắng làm sạch sẽ tài chính,
tăng cường để dành, và trở thành nguồn tài chính tài trợ tiêu dùng của Mỹ. Mỹ đang mất
vốn vì giá xuống thì đầu tư của các nền kinh tế của những nước này cũng sẽ không thể
không bị cụt vốn theo. Nói thế không có nghĩa là mọi người có tiền trên thế giới đầu tư vào
Mỹ sẽ lo sợ, ồ ạt rút khỏi Mỹ vì thực sự họ cũng sẽ khó kiếm chỗ thay thế an toàn và tạo ra
lợi nhuận, nhưng việc rút ra một phần cũng tạo ảnh hưởng không nhỏ.
Tiền đổ vào làm thị trường chứng khoán và tài sản lên giá quá mức giá trị của nó. Điều này
thì ai cũng biết, nhưng rất nhiều người vẫn không tin là giá có thể xuống. Đặc biệt là các
nhà kinh doanh tiền tệ, họ phải thổi phồng vì càng lên giá, càng say sưa với thị trường thì
giao dịch càng tăng, vay mượn càng nhiều và phí dịch vụ càng lớn. Giá cổ phiếu Mỹ đã
qua thời kỳ điều chỉnh, đặc biệt là giá các công ty công nghệ thông tin được thổi phồng,


chỉ số Nasdaq lên trên 5000 năm 2000 và hiện nay chỉ còn trên 2000, bằng ½ trước đây.
Chỉ số Dow Jones ít bị ảnh hưởng của việc thổi phồng, cũng giảm từ cao điểm gần 12000
năm 2000, xuống tới mức 7540 và sau đó phục hồi để sau 7 năm mới trở lại thời năm
2000. Bong bóng thị trường chứng khoán đã tự nó giải quyết bằng cách xuống giá, và để
nhằm giữ nền kinh tế khỏi tuột dốc, Cục dự trữ Liên bang (Fed) đã giữ lãi suất ở mức rất
thấp và lại kéo dài thời gian quá lâu, đầu tư vào nhà cửa tiếp tục tăng, giá nhà cửa trở thành
bong bóng. Trong 5 năm qua giá nhà khắp nơi tăng, thấp nhất ở các bang hẻo lánh nhiều
đất cũng tăng ít nhất 17%, và ở nơi có nhiều đầu cơ tăng hơn gấp đôi. Nếu kể từ năm 1980,
giá nhà ở những bang như New York, California, Massachussets tăng 5, 6 lần, trong khi
lương danh nghĩa ở những vùng trên chỉ tăng gần 3 lần. Kể từ năm 1997 đến nay những
nơi này tăng giá 3 lần.
Nước Mỹ đang gặp phải 3 vấn đề lớn về tài chính. Thứ nhất sự phát triển không kiểm soát
của thị trường cho vay địa ốc dưới chuẩn, có nghĩa là không cần đặt cọc, không cần đủ thu
nhập để chi trả mà vẫn được vay. Thứ hai cho vay tiêu dùng qua thẻ tín dụng quá mức mà
tuần qua City Group là nạn nhân đầu tiên về thẻ tín dụng, lỗ 18 tỷ, mà chỉ một phần nhỏ là
nợ dưới chuẩn vì tháng 9 vừa qua họ chỉ có 2,7 tỷ nằm trong khoản dù hiện nay giá trị còn
lại chỉ còn 5%. Thứ ba, khủng hoảng tín dụng đã lan rộng đế cả khu vực đầu tư địa ốc văn
phòng, chứ không chỉ tập trung vào khu nhà ở. Các công trình xây dựng có thể trở thành dở
dang vì không kiếm được tiền cho xây dựng tiếp tục. Giá nhà nói chung trong thời gian
vừa qua đã xuống 7%, nhưng nhiều nhà kinh tế cho rằng giá nhà sẽ tiếp tục xuống vào năm
2008 và có thể tiếp tục vào năm 2009, và có thể tới mức 30%. Tất nhiên những bang lên
giá nhiều sẽ xuống giá nhiều, bang lên giá ít sẽ xuống giá ít. Chưa biết được rõ nền kinh tế
sẽ suy thoái mạnh yếu như thế nào, nhưng suy thoái là điều khó tránh.
Phân tích nguyên nhân

Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ mà giá nhà tăng trong thời gian dài và đến mức cao
như vậy. Trong thời gian dài, giá nhà tăng mạnh cũng vì các thủ thuật tài chính của toàn bộ
khu vực tài chính nhằm khuyếch tán ảo tưởng giá nhà lên không có chỗ ngừng, vượt cả khả
năng chi trả của rất nhiều người đầu tư vào địa ốc. Nhưng nếu giá cứ lên thì có gì phải lo,
đó là tâm lý đại chúng cho đến thời gian vừa qua. Thủ thuật tài chính này là sự ra đời của

CDO và phát tán rộng rãi trong thị trường địa ốc. Vậy CDO là gì?
CDO (collaterized debt obligation) có thể dịch tạm là trái phiếu hay nghĩa vụ nợ có thế
chấp. Thế chấp có' thể là trái phiếu (bonds) hay các khoản nợ cho vay mua nhà (mortgage).
Trường hợp sau được gọi là CMO (collaterized mortgage obligation hay security) có thể
tạm dịch là trái phiếu hay chứng khoán thế chấp bằng nợ cho vay mua nhà, nói chung là
địa ốc.
Cách làm khá đơn giản. Thí dụ ngân hàng A cho nhiều người vay mua địa ốc với tổng số
tiền là 100 tỷ. Để có số tiền này, ngân hàng phải thu hút tiền ký gửi ít nhất 100 tỷ. Đây là
cách làm rất thông thường. Ngân hàng thu hút tiền gửi ngắn hoặc trung hạn và cho vay dài
hạn. Ngân hàng có thể chịu rủi ro nếu như người ký gửi rút tiền ra mà ngân hàng không có
để trả. Do đó để giảm rủi ro, họ cần đa dạng hoá người vay và đa dạng hoá vùng hoạt động
của người vay. Tất nhiên nếu cho vay nhiều người, không chỉ để mua nhà mà để tài trợ
nhiều hoạt động kinh tế khác nhau, thì độ rủi ro giảm. Khách hàng có người gặp khó khăn,
nhưng hầu hết là không. Một vài hoạt động kinh tế có thể có rủi ro cao nhưng hầu hết các
hoạt động kinh tế khác thì không.
Người Mỹ luôn luôn tìm tòi cách làm mới để sinh lợi. Một cách làm khác, được coi là
khám phá thần kỳ, là ngân hàng có thể tập hợp nhiều giấy nợ đó lại thành một gói, thí dụ ở
đây là 100 tỷ, rồi dùng chúng làm thế chấp, chia ra nhiều giấy nợ nhỏ tức là chứng khoán
(cổ phiếu cũng là một loại chứng khoán, security) đem bán đại trà cho người đầu tư nhỏ.
Làm như vậy ngân hàng thu lại 100 tỷ và biến người mua chứng khoán thành người cho
vay. Ngân hàng ăn phí nhiều chặng (phí tính trên người đi vay mua nhà, phí tính vào việc
tổ chức đóng gói nợ tức là tính vào người đầu tư nhỏ, và phí tính vào việc thu nợ từ người
đi vay và chia lại số thu này cho người đầu tư chứng khoán. Ngân hàng đẩy toàn bộ rủi ro
sang cho người đầu tư chứng khoán. Người ta mua chứng khoán vì lãi suất cao hơn, có thể
dễ dàng bán ra và tin là nó có độ rủi ro thấp. Các chứng khoán này thường có thời gian
chuộc lại từ 5 đến 30 năm, ngân hàng hoặc công ty dịch vụ tài chính nào đó sẽ làm việc thu
tiền trả nợ của người vay gồm cả khoản vay gốc và lãi đem chia đều cho các chứng khoán.
Tất nhiên họ tính phí.
Cách làm này được coi là một sáng kiến diệu kỳ của Michael Milken, một ông trùm tài
chính, trở nên giàu sụ vì chuyện này, nhưng rồi sau đó bị bắt tù về tội về tội gian lận trong

buôn bán trái phiếu vì dùng thông tin nội gián. Ông ta mua những trái phiếu công ty dưới
chuẩn, được mệnh danh là rác (junk bonds), đóng thành gói, dùng chúng làm thế chấp, tạo
ra các chứng khoán mới. Ngân hàng thương mại (cho vay tiền) chỉ mới bắt tay vào hoạt
động này trong vài năm gần đây, còn chủ yếu việc làm này là của công ty tài chính thường
được gọi là ngân hàng đầu tư (chỉ làm chuyện đóng gói, buôn bán chứng khoán). Ngân
hàng thương mại nhảy vào vùng cấm trước đây vì luật Mỹ thay đổi cho phép đa dạng hoá
họat động tài chính. Cũng vì thế mà thị trường tài chính thế giới trở nên bấp bênh, dễ
khủng hoảng hơn trước. Hàng loạt ngân hàng lớn của Mỹ đang lỗ to vì theo chân sang
kiến của Michael Miken
Hiện nay số tiền đầu tư vào trái phiếu ở Mỹ lên tới 25,9 ngàn tỷ tính tới tháng 5 năm 2006
trong đó CMO liên quan tới địa ốc chiếm tới 6,1 ngàn tỷ (theo Research Quarterly của Hội
buôn trái phiếu). Tiền làm nhanh, rủi ro tưởng ít vì các công ty đánh giá chúng cao ở mức
cao AAA (cần biết là họ đánh giá Việt Nam ở mức BB, thấp hơn A). Nói chung, CMO có
thể lành mạnh nếu chúng không phát triển ồ ạt vào khu vực dân cư ít khả năng trả nợ chỉ vì
mục đích làm tiền.
Các nhà đầu tư địa ốc đã mở rộng thị trường bất kể quyền lợi của người tiêu dùng, gây vốn
cho vay cả những người thu nhập thấp ít khả năng trả nợ, bằng cách khuyến khích vay với
lãi suất lúc đầu thật thấp, và sau đó ít lâu tăng lên theo lãi suất thị trường. Những người đi
vay này tưởng rằng giá nhà sẽ lên mãi mãi, lãi suất sẽ thấp mãi, nên họ đâm đầu thi nhau
mua nhà. Đây là thị trường được gọi là thị trường dưới chuẩn. Không những dân chúng
mua, mà các ngân hàng, công ty tài chính, quĩ tín dụng, nhà đầu tư nước ngoài cũng tin
tưởng mù quáng vào tương lai của thị trường nhà cửa. Ngân hàng thay vì hoạt động môi
giới giữa người ký gửi tiền và người đi vay thì họ cũng xông vào đầu tư, mua giữ các
CMO rác này. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2007, 8 ngân hàng lớn và công ty tài chính
lớn của Mỹ như Merrill Lynch, Golden Sachs, City Group, Morgan Chase, Bank of
America đã phát hành 286 tỷ CMO dưới chuẩn.
Và việc phải đến đã đến. Khi lãi suất tăng, dù không nhiều, tiền mượn mua nhà mất khả
năng chi trả, các CMO trở thành rác thật, không còn mang giá trị gì nữa vì chúng chỉ có giá
khi có tiền chi trả của người đi vay. Các ngân hàng, công ty tài chính, không những ở Mỹ
mà ở khắp thế giới đang mất vốn lớn và có thể đi đến phá sản. Tháng 10 và 11 vừa qua, tập

đoàn City Group khai mất 8,4 tỷ vốn, công ty Morgan-Stanley mất 3,7 tỷ vốn và nhiều
ngân hàng như Bank of America và nhiều quĩ tài chính khác mất vốn lên hàng tỷ. Nhiều
tên tuổi khác sẽ tiếp tục khai mất vốn vì đây chỉ là khởi đầu của khủng hoảng.

Suy thoái và giải pháp
Có lẽ chưa có một cuộc suy thoái nào chủ yếu gây ra vì một thị trường tài chính vượt ra
ngoài sự điều hành của thể chế kinh tế được thiết lập sau đại khủng hoảng kinh tế năm
1930. Mặc dù vẫn chấp nhận thị trường tự do, cuộc khủng hoảng tài chính lớn này đã tạo
ra một số chuẩn kiểm soát nhất định nhằm bảo vệ người ký quĩ tiền, như bảo hiểm tiền để
dành, tạo luật để lãi suất cho vay không vượt một lãi suất thị trường ở một mức nhất định.
Nhưng hiện nay với những cái gọi là “sáng tạo tài chính”, nhiều hoạt động nằm ngoài ngân
hàng, nhằm vượt qua những chuẩn mực kiểm soát nhất định, thí dụ ngân hàng liên kết hoặc
mở ra các quĩ tài chính “độc lập”, phát hành trái phiếu (hay chứng khoán) vốn để cho vay
dưới chuẩn với lãi cắt cổ những người không có khả năng chi trả. Cũng vậy các công ty tín
dụng hoạt động với ngân hàng cho vay qua thẻ tín dụng, đặc biệt là người nghèo, với lãi
suất cắt cổ, trên 30% là bình thường để khuyến khích tiêu xài.
Trước đây, kinh tế suy thoái vì nhà nước phải tiêu dùng cho chiến tranh quá nhiều, mà lại
tài trợ bằng in tiền nên gây lạm phát, hoặc giá dầu tăng quá mức mà chính sách tiền tệ
không được sử dụng nhằm ngăn cản lạm phát, hoặc nền kinh tế phát triển quá nóng do đó
cần có sự điều chỉnh của thị trường.
Lần này khác hẳn, nền kinh tế đang phải đối phó với các công cụ tài chính mới được đẻ ra
nhằm tăng cường lợi nhuận cho ngân hàng và các công ty tài chính mà không bị đặt dưới
sự kiểm soát nào cả như đã nói ở trên. Do đó việc cứu nguy nền kinh tế cũng không dễ
dàng vì không ai nắm rõ ai mượn ai.
Đến nay tổng số tiền các công ty tài chính và ngân hàng tuyên bố lỗ đã lên đến 100 tỷ đô
la.
Làm thế nào để giải quyết? Có thể nói đây là cuộc khủng hoảng dường như ngày càng trầm
trọng hơn, nhưng không ai rõ nó tiếp tục vỡ bùng thêm ở chỗ nào, vì bản thân của vấn đề là
mới và vì như đã nói, các “sáng tạo tài chính” không nằm trong tầm phải minh bạch trong
báo cáo tài chính, và do đó nằm ngoài tầm kiểm soát và hiểu biết của các cơ quan điều

hành thị trường tài chính như Cục Dự trữ Liên bang.
Tổng thống Bush, nhiều ứng cử viên tổng thống, nhiều nghị sĩ gần như đồng thanh phải
nhanh chóng bỏ ra khoảng 150 tỷ đô la để giảm thuế, nhằm tăng tiêu dùng, giảm bớt khả
năng suy thoái. Đây thực ra chỉ là hành động mị dân, vỗ về dân chúng. Số tiền này chỉ là
liều thuốc bổ cho người bị sốt rét. Lý thuyết kinh tế của hai nhà kinh tế lớn là Milton
Fridman (bảo thủ) và Franco Modigliani đã chứng minh rằng (và được nhiều lần kiểm
nghiệm) là tiêu dùng là phương trình của thu nhập được coi là vĩnh viễn (permanent
income). Khuynh hướng của người tiêu thụ là không tiêu nhiều thu nhập nhất thời. Do đó
chi tiêu như trên sẽ không có kết quả. Cái có kết quả là giảm lãi suất, là chi đầu tư của nhà
nước. Mà hai thứ trên thì cần thời gian mới có tác dụng. Và chưa chắc nó đã liều thuốc
đúng, Mỹ đang cần tiền từ các nước, giảm lãi suất sẽ giảm sức hút tiền vào Mỹ, đồng thời
đẩy mạnh thêm lạm phát, hiện nay đã lên trên 4% năm. Vấn đề là Mỹ đang tiêu xài nhiều
hơn cái họ có. Các giải pháp ngắn hạn và cả suy thoái cũng không thể giải quyết được vấn
đề dài hạn này.
Khủng hoảng Mỹ và kinh tế Việt Nam
Ít nhất là ngày 21 tháng giêng, cuộc khủng hoảng Mỹ đã lan ra thị trường thế giới. Các sàn
chứng khoán của các nước đã giảm 2 đến 7%. Nhiều nền kinh tế đều có đầu tư vào Mỹ, do
đó mất giá ở Mỹ sẽ đẩy mạnh mất giá trên toàn cầu. Cụt vốn khắp nơi không thể không
ảnh hưởng đến đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra, nếu khủng hoảng ảnh hưởng trực tiếp đến
sản xuất vì giảm tiêu dùng như đang hình thành ở Mỹ thì hàng nhập khẩu vào Mỹ sẽ giảm,
đưa đến giảm xuất khẩu của nhiều nước. Việt Nam cũng khó tránh khỏi vấn đề này, nhất là
thị trường Mỹ vào năm 2007 đã chiếm tới 24% trị giá hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Bài học lớn hơn Việt Nam cần rút ra là mối đe đoạ về một cuộc khủng hoảng tương tự về
tài chính đang tiềm ẩn mà Việt Nam dường như chưa thấy mối nguy cơ. Có hai thị trường
ở ta mà ai cũng thấy là bong bóng: đó là thị trường nhà đất và thị trường chứng khoán.
Cộng thêm là mối đe doạ lạm phát mạnh đang đè nặng. Thay vì áp dụng các biện pháp
nhằm giảm bong bóng trên thị trường nhà đất (như đánh thuế nhà đất, đánh thuế lãi bán địa
ốc như thu nhập) và để thị trường chứng khoán tự nó giải quyết nó, khó lòng hiểu được
quyết định của nhà nước vừa qua như tin loan trên KinhtếSaigononline (2/1/08):
Ngân hàng Nhà nước đã quyết đinh sẽ mua vào ngoại tệ từ ngày 15-1 để nhằm bơm tiền

đồng vào thị trường chứng khoán, đồng thời sẽ có phương án cho phép các ngân hàng cho
vay đầu tư chứng khoán tùy theo năng lực của mình để đẩy giá chứng khoán lên.
Cho phép ngân hàng cho vay mua chứng khoán theo năng lực và đẩy tiền mua ngoại tệ với
hy vọng bơm tiền thêm vào bong bóng. Hành động trên có hai tác động xấu. Thứ nhất, nó
sẽ làm suy yếu hệ thống ngân hàng vì đồng tiền của dân không còn được bảo đảm: sự suy
sụp của chứng khoán sẽ kéo theo sự suy sụp của ngân hàng do mất khả năng thanh toán.
Thứ hai nó sẽ đẩy mạnh thêm lạm phát, làm khốn khổ thêm đời sống của nhân dân và làm
suy yếu toàn bộ nền kinh tế. Và tại sao lại phải cứu thị trường chứng khoán, khi trong thời
gian qua nó đang từ từ trở về giá trị đúng của nó? Không lẽ bộ máy nhà nước được dùng
để cứu nguy đại gia? Có người cho rằng thay vì bơm tiền đồng thì cho phép nước ngoài
dùng tiền ngoại để mua, điều này cũng khá quái gở vì thứ nhất tiền không lẽ được đút túi
quần (dù là tiền gì) và thứ hai tại sao lại cổ võ dùng đồng ngoại. Nếu thế tại sao không dẹp
luôn tiền đồng và dùng tiền đô như một vài nước đang làm và qua đó dẹp luôn khả năng
nhà nước có chính sách tiền tệ và tài chính độc lập.
22.1.2008
Vũ Quang Việt

Hôm nay là Chủ Nhật , 19 Tháng Mười 2008
Điểm tin các báo Tin trên Dân trí

Hà Nội: 31°
HCM: 28°
USD: 16,640
Vàng: 1,690
Hose: 382.51
HaSTC: 125.32
Trang chủ
• Sự kiện trong ngày
o
Pháp

luật
o
Phóng
sự-Ký
sự
o
Môi
trường
• Thế giới
o
Đông Á
o
EU &
Nga
o
Châu
Mỹ
o
Điểm
nóng
o
Kiều
bào
• Thể thao
• Giáo dục - Khuyến học
o
Tuyển
sinh
o
Du học

o
Gương
sáng
o
Khuyến
học
o
Nhân
tài Đất
Việt
• Giải trí
o
Âm
nhạc
o
Phim
o
Thời
trang
o
Xem -
Ăn -
Chơi
• Nhịp sống trẻ
o
Người
Việt trẻ
Thứ Hai, 18/02/2008 - 12:05
PM
“Khủng hoảng Mỹ sẽ không

ảnh hưởng đến châu Á”
(Dân trí) - Trong một bài
phát biểu tối 17/2, cựu thủ
tướng Singapore Lý Quang
Diệu cho rằng với tốc độ
tăng trưởng mạnh mẽ của
Trung Quốc và Ấn Độ, kinh
tế châu Á sẽ không bị ảnh
hưởng nghiêm trọng nếu
xảy ra một cuộc khủng
hoảng ở Mỹ.
>> Kinh tế châu Á không
có khả năng “miễn nhiễm”!
>> Thêm cảnh báo từ IMF
Tại hội nghị lãnh đạo ngành
hàng không Singapore, cựu
thủ tướng Lý Quang Diệu
nói: “Đây có thể là lần đầu
tiên nền kinh tế Mỹ “hắt hơi
sổ mũi” và chúng ta sẽ không
bị lây - Tôi hy vọng như
vậy”.
Cựu thủ tướng Singapore
Lý Quang Diệu

×