Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Điều gì đang xảy ra với chứng khoán trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.02 KB, 2 trang )

Điều gì đang xảy ra với chứng khoán Trung Quốc?
Hiện giờ, Trung Quốc đang trải qua những khoảnh khắc của năm 1929, hay cả của năm
1989. Tại sao tôi lại nói như vậy? Chắc các bạn đã nghe về vụ sụp đổ thị trường chứng
khoán Mỹ vào năm 1929. Nó bắt nguồn từ làn sóng đầu cơ và giao dịch đòn bẫy tài chính
(vay tiền để giao dịch), dẫn đến một sự sụp đổ đau thương, kéo theo khủng hoảng kinh tế,
nói đúng hơn là đại khủng hoảng.
Năm ngoái, chính phủ Trung Quốc bắt đầu kêu gọi người dân đầu tư, nên mọi người đổ xô
mua chứng khoán, thường bằng đòn bẫy tài chính (margin trading), nghĩa là đi vay tiền để
mua chứng khoán. Rồi chứng khoán Trung Quốc tăng vọt.
Đòn bẫy tài chính cho phép nhà đầu tư mạo hiểm với rủi ro lớn để thu về lợi nhuận khủng,
nhưng đồng thời gây biến động lớn trên thị trường. Chưa kể, phần lớn nhà đầu tư Trung
Quốc là cá nhân, thay vì các tổ chức lớn, đối nghịch với thị trường Mỹ và các nền kinh tế
phát triển khác. Thực tế này càng gia tăng bất ổn vì nó đồng nghĩa với xu hướng phản ứng
theo bầy đàn, mọi người ồ ạt đổ và tháo tiền khỏi thị trường cùng lúc.
Vì vậy trong một năm qua ở Trung Quốc, chúng ta chứng kiến đầu tư bằng đồn bẫy với
quy mô lớn, đầu tư theo bày đàn và chỉ số leo dốc thẳng đứng. Nghe quen quen đúng
không?
Chứng khoán Trung Quốc bắt đầu đổ dốc chỉ 1 tháng về trước và thị trường rơi tự do. Tuy
nghiên, cũng có thể nói tình trạng này không giống lắm so với năm 1929, mà tương đồng
với thị trường Nhật Bản năm 1989 hơn. Còn nhớ những năm 80, Nhật Bản là ngôi sao kinh
tế vụt sáng, là ứng cử viên hàng đầu cho việc soán ngôi Mỹ. Nhưng đột ngột mọi thứ
phanh gấp.
Nói ngắn gọn, giống Trung Quốc ngày nay, kinh tế Nhật Bản giảm tốc vào cuối những
năm 1980. Để chữa cháy, Tokyo đã hạ lãi suất cho vay, khiến các công ty điên cuồng vay
nợ. Nhưng hoạt động kinh doanh không được cải thiện nhiều vì nền kinh tế vĩ mô đình
đốn, nên họ đầu tư vào chứng khoán, và thị trường tăng điểm. Thị trường tăng hút thêm
càng nhiều nhà đầu tư. Thị tường leo dốc. Rồi bất ngờ, đổ vỡ xảy đến, như những gì đang
diễn ra ở Trung Quốc.
Nhưng sự thú vị rút ra từ sự kiện năm 1929 hay 1989 là điềm báo về điều sắp xảy ra ở
Trung Quốc. Năm 1929, chính phủ Mỹ không can thiệp nhiều để bảo vệ người dân và
doanh nghiệp khỏi đợt khủng hoảng bắt rễ từ vụ sụp đổ. Ngân hàng vỡ nợ, người người


nhà nhà phá sản, cả quốc gia chật vật trả nợ một thời gian dài, một giai đoạn được đặt tên
là Đại Suy Thoái.
Nhật Bản không đi vào vết xe đổ đó, nhưng lại mắc sai lầm mới. Chính phủ hối hả bơm
tiền cứu vớt ngân hàng và doanh nghiệp khỏi phá sản. Nhưng chỉ chăm chăm hồi sức cho


doanh nghiệp, Nhật Bản không tính tới lượng nợ khổng lồ chồng chất, gây bệnh cho nền
kinh tế. Cứ như vậy, phép màu kinh tế của Nhật Bản đã vụt tắt.
Cuộc Đại Suy Thoái là một vết thương nhức nhối của kinh tế Mỹ, nhưng nó đã liền da.
Nhật Bản thì chưa. Họ vẫn mắc kẹt trong vũng lầy 25 năm sau đó.
Điều này liên quan gì đến Trung Quốc? Giống năm 1929 của Mỹ và 1989 của Nhật Bản,
thị trường chứng khoán rung lắc dữ dội của Trung Quốc là triệu chứng của một vấn đề lớn
hơn. Nước này nợ quá nhiều. Chính phủ Trung Quốc can thiệp hầu như hàng ngày để vực
dậy thị trường.
Câu hỏi đặt ra là, Trung Quốc đang nỗ lực thoát khỏi cái bóng 1929 của Mỹ, nhưng có
đang sa vào cái bẫy năm 1989 của Nhật Bản hay không?
Nguồn: Quartz



×