Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Điều gì sẽ xảy ra khi một quốc gia vỡ nợ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.67 KB, 2 trang )

Điều gì sẽ xảy ra khi một quốc gia vỡ nợ


Điều gì sẽ xảy ra khi một quốc gia vỡ nợ

Hy Lạp, một đất nước với những vấn đề lớn về tài chính. Vừa qua đã bầu
cử Alexix Tsipras trở thành tân thủ tướng. Alexis hứa sẽ tới đàm phán với
EU để tăng thêm gói cứu trợ trong một nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế
và giảm bớt gánh nặng nợ cho người dân Hy Lạp. Nếu ông không thành
công sẽ lại có nguy cơ về việc Hy Lạp vỡ nợ thêm một lần nữa. Vậy điều
gì sẽ xảy ra khi quốc gia bị vỡ nợ?
Đầu tiên, việc một quốc gia vỡ nợ rất khác với tập đoàn hay cá nhân vỡ
nợ. Nếu một doanh nghiệp hay cá nhân tuyên bố phá sản, sẽ có những
luật lệ và địa điểm giúp cả người nợ và chủ nợ bồi thường khoản nợ.
Những nếu cả quốc gia đâm vào phá sản thì kết quả sẽ thường là chả ai
mất gì. Lịch sử ghi lại, quốc gia chủ nợ có thể dùng vũ lực để dành lại tài
sản hoặc cấm càng đối với con nợ cho đến khi khoản nợ được trả. Thậm
chí năm 2012, một tàu hải quân Argentina đã bị nhốt tại càng Ghana vì
những tranh cãi về vấn đề nợ của nước này.
Tuy nhiên, ngày nay những phiên tòa phức tạp và kéo dài thường là tiêu
chuẩn để giải quyết. Nhưng trong hầu hết mọi trường hợp, kết quả
thường rất khó đoán. Lịch sử đã chứng kiến rất nhiều nước đã gần như
hoặc hoàn toàn phá sản. Như Hy Lạp, Iceland, Bồ Đào Nha, Pakistan, Tây
Ban Nha, Argentina và Ireland.
Mặc dù có rất nhiều hoàn cảnh dẫn đến khủng hoảng nợ của các quốc
gia điển hình là một chính phủ yếu kém với sự chi tiêu ngoài mức kiểm
soát. Đó là điều đã xảy ra ở Argentina cuối thế kỷ 20.
Chính phủ thông báo rằng họ không thể trả nổi nợ nước ngoài. Cư dân
đổ xô đi rút tiền từ ngân hàng. Người biểu tình tràn lan trên phố khi vấn
đề về tiền tệ bùng phát. Đám đông giận dữ buộc tổng thống Argentina
phải chạy trốn qua trực thăng. Sau đó, năm 2003 nước này đã tự ổn


định bằng việc chỉnh tỷ giá hối đoái, khuyến khích tăng trưởng kinh tế
và đàm phán về nợ nước ngoài. Có rất nhiều lý do cho sự hồi phục của
họ nhưng chủ yếu là chi tiêu và nhận trợ giúp của cộng đồng quốc tế.
Khủng hoảng tài chính của Iceland thì lại khác. Năm 2008, ngân hàng
lớn của Iceland phá sản và chính phủ từ chối cứu trợ họ. Điều này giúp


không làm mở rộng rủi ro của việc vỡ nợ. Nhưng nó lại gây nguy hiểm
cho tình hình tài chính của người dân.
Để cải thiện tình hình, các nhà lập pháp nhận cứu trợ từ IMF. Chúng cho
phép họ xây dựng các chương trình bảo vệ, hỗ trợ xã hội, miễn nợ từ các
chủ nợ.
Hiện nay, Iceland đang hồi phục rất tốt với tỷ lệ thất nghiệp thấp và nền
kinh tế tăng trưởng tốt. Lịch sử đã cho thấy có nhiều cách để quốc gia
cải thiện tình hình tài chính tồi tệ. Chúng ta không thể nói bằng cách
nào Hy Lạp sẽ vượt qua khủng hoảng, nhưng chúng ta có thể nói rằng
luôn có những lựa chọn và giải pháp và chúng ta cần phải tìm ra nó.



×