Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

TCCSCÔNG TRÌNH THỦY LỢI ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KÊNH MƯƠNG VÀ CÔNG TRÌNH NỘI ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.87 KB, 25 trang )

TCCS… : 2014

TCCS

TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

TCCS

: 2014

DỰ THẢO LẦN 4

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KÊNH MƯƠNG VÀ CÔNG TRÌNH
NỘI ĐỒNG

HÀ NỘI - 2014

2


TCCS… : 2014
Mục lục
Trang
Lời nói đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1
Phạm vi áp dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
2
Tài liệu viện dẫn . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3
Thuật ngữ và định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
4


Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
5
Yêu cầu chung............................ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
5.1.
Tài liệu phục vụ cho công tác đánh giá
5.2.
Phương pháp khảo sát
5.3.
Trình tự thực hiện công tác đánh giá
6
Đánh giá mức độ hư hỏng cấu kiện công trình.
6.1.
Nguyên tắc chung
6.2.
Đánh giá nền móng
6.3.
Đánh giá cấu kiện kết cấu gạch xây
6.4.
Đánh giá cấu kiện kết cấu gỗ
6.5.
Đánh giá cấu kiện kết cấu bê tông, bê tông cốt thép
6.6.
Đánh giá cấu kiện kết cấu thép
6.7.
Đánh giá mức độ nguy hiểm của công trình
7
Đánh giá chất lượng kênh, mương................................................................ . . . . . . . . . . . . . .
7.1.
Sự phù hợp với yêu cầu quy hoạch, bản vẽ thiết kế công trình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
7.2.

Hiện trạng chất lượng công trình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ........................ . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
7.3.
Năng lực hoạt động .................................................... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
8
Đánh giá chất lượng công trình trên kênh, công trình dưới đê bao, bờ bao, đê bối và
cống bọng
8.1.
Sự phù hợp với yêu cầu quy hoạch, bản vẽ thiết kế công trình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
8.2.
8.3.
9.
9.1.

Hiện trạng chất lượng công trình . ........................ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Năng lực hoạt động ..................................................... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đánh giá chất bờ bao đê bao............. ............................................ . . . . . . . . . . . . . .
Sự phù hợp với yêu cầu quy hoạch, thiết kế đê...................... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

9.2. Hiện trạng chất lượng để............................... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
9.3. Năng lực hoạt động..................................................... . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Phụ lục A1 _ Bảng chấm điểm –Mẫu đánh giá chất lượng kênh, mương đã được kiên cố
Phụ lục A2 – Bảng chấm điểm – Mẫu đánh giá chất lượng kênh đất ............................
Phụ lục B_Bảng chấm điểm – Mẫu đánh giá chất lượng công trình trên kênh, công trình dưới
bờ bao, dưới đê bao, dưới đê bối và cống bọng . . . . . . . . . . . . . . . …
Phụ lục C_Bảng chấm điểm – Mẫu đánh giá chất lượng bờ bao, đê bao, đê bối.................... . . . .
Phụ lục D_Chiều rộng bờ kênh khi không kết hợp làm đường giao thông.....................................
Phụ lục E_Chiều cao an toàn của kênh .........................................................................................
Phụ lục I_Các bảng biểu phục vụ đánh giá ngoài hiện trường........................................................

3


5
6
6
7
8
8
8
8
9
9
9
9
9
10
10
11
11
12
12
13
13
13
13
14
15
15
15
16
16

17
19
21
23
25
25
29


TCCS…: 2014

4


TCCS… : 2014

Lời nói đầu

TCCS … : 2014 : “Công trình thủy lợi – Đánh giá hệ thống kênh mương và công trình nội đồng” được
biên soạn theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 30 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCCS … : 2014 do Viện Nước tưới tiêu và Môi trường thuộc Viện Khoa học Thủy lợi Việt nam biên
soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Quyết định số …………..

5


TCCS…: 2014


TIÊU CHUẨN CƠ SỞ

TCCS

: 2014

Công trình thủy lợi – Đánh giá hệ thống kênh mương và công
trình nội đồng

1

Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn kỹ thuật này áp dụng cho đánh giá hệ thống kênh mương và công trình nội đồng quy mô
thôn, xã trên phạm vi toàn quốc.
1.2 Khi áp dụng, ngoài các quy định trong tiêu chuẩn này, còn phải tuân thủ các quy định trong các
văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

2

Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này:
- TCVN 8302 : 2009, Quy hoạch phát triển thủy lợi – Quy định chủ yếu về thiết kế;
- TCVN 8305:2009, Công trình thủy lợi - Kênh đất - Yêu cầu kỹ thuật trong thi công và nghiệm thu
- TCVN 4118:2012, Công trình thủy lợi- Hệ thống tưới tiêu- Yêu cầu thiết kế
- QCVN 04-05:2012/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia công trình thủy lợi- Các quy định chủ yếu
về thiết kế;
- TCVN 9901 : 2013, Công trình thủy lợi - Yêu cầu thiết kế đê biển;
- TCVN 9902 : 2013, Công trình thủy lợi - Yêu cầu thiết kế đê sông.

- TCVN 9165 : 2012, Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật đắp đê;
- TCVN 8419 : 2010, Công trình thủy lợi – Thiết kế công trình bảo vệ bờ sông để chống lũ
- TCVN 8213:2009, Tính toán và đánh giá hiệu quả kinh tế dự án thủy lợi phục vụ tưới tiêu
- TCVN 8418:2010, Công trình thủy lợi – Quy trình quản lý vận hành, duy tu bảo dưỡng cống
- TCVN 9164:2012, Công trình thủy lợi – Hệ thống tưới tiêu – Yêu cầu kỹ thuật vận hành hệ thống kênh
- Tiêu chuẩn thiết kế công trình thủy lợi vùng đồng bằng sông Hồng kèm theo Quyết định số 1116/QĐBNN-TCTL ngày 26 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ng ày 04 tháng 10 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn về Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

6


TCCS… : 2014
- Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 4/4/2001 và các Nghị định của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi : Nghị định số
143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 và Nghị định 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008;
- Trường Đại học thủy lợi: Giáo trình quy hoạch và thiết kế hệ thống thủy lợi (2005)
- Các tiêu chuẩn Việt nam có liên quan khác đến nội dung công tác phục vụ đánh giá chất lượng công
trình và kết cấu công trình.

3

Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1.

Hệ thống kênh mương : Hệ thống kênh mương ở đây bao gồm các tuyến kênh và công trình

trên kênh .

3.2.

Công trình nội đồng : Công trình nằm trong các tiểu vùng riêng biệt do xã quản lý không thuộc

trong mục 3.1.
3.3

Kênh, mương ( sau gọi tắt là kênh) : Công trình có chức năng chuyển tải nước phục vụ tưới

tiêu, sinh hoạt và sản xuất, ngoài ra bờ kênh và lòng kênh còn có thể làm chức năng khác như giao
thông thủy, bộ, bao gồm kênh được xây dựng bằng đất, đá, gạch, bê tông, bê tông cốt thép, bê tông
lưới thép hoặc các vật liệu khác.
3.4

Kênh đất : Kênh được xây dựng bằng vật liệu đất (bao gồm cả phần đào và đắp kênh), được

bọc hoặc không bọc bằng lớp áo gia cố đáy kênh, gia cố mái kênh (mái trong và mái ngoài) dùng để
dẫn nước (tưới, tiêu, cấp nước) trong công trình thủy lợi.
3.5

Công trình trên kênh : Công trình xây dựng ở trong phạm vi kênh (bờ kênh, lòng kênh hoặc

dưới kênh) để lấy nước, chuyển nước, tiêu nước qua kênh hoặc phục vụ các yêu cầu khác của dân
sinh v.v... bao gồm Công trình dùng để lấy nước, dẫn nước, điều tiết dòng chảy và phân phối nước trên
hệ thống kênh bao gồm cống đầu kênh, cổng điều tiết, tràn ngang, tràn dọc, dốc nước, bậc nước, kênh
chuyển nước, xiphong, cống luồn.
3.6

Kiên cố hóa : Kênh mương được gia cố bằng các vật liệu như đá xây, gạch xây, bê tông, bê


tông cốt thép, composite .
3.7

Đê bao, bờ bao : Đê bảo vệ cho một khu vực riêng biệt.

3.6

Đê bối : Đê bảo vệ cho một khu vực nằm ở phía sông của đê sông.

3.7

Chân đê : Đối với đê đất, chân đê là vị trí giao nhau giữa mái đê hoặc mái của cơ đê với mặt đất

tự nhiên, được xác định tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định mốc chỉ giới hành lang
bảo vệ đê. Đối với đê có kết cấu bằng bê tông, đá xây hoặc bằng các loại vật liệu cứng khác, chân đê là
vị trí xây đúc ngoài cùng của móng công trình.
3.8

Hệ số mái dốc của đê, kênh, mương : Đại lượng dùng để đánh giá độ dốc của mái đê, kênh,

mương thường được ký hiệu là m. Hệ số mái dốc là tỷ số giữa chiều dài hình chiếu bằng với chiều dài
7


TCCS…: 2014
hình chiếu đứng của mái đê, mái kênh, xác định theo công thức m = cotgα, với α là góc giữa mái đê,
mái kênh và mặt phẳng nằm ngang.
3.9

Độ dốc kênh, mương, đường ống : Đại lượng dùng để đánh giá độ dốc của kênh, mương,


đường ống thường được ký hiệu là i. Độ dốc là tỷ số giữa chênh lệch cao độ giữa điểm đầu và điểm
cuối với khoảng cách chiều dài giữa hai điểm đó.
3.10

Cống qua đê : Công trình xây dựng qua đê dùng để cấp nước, tiêu thoát nước hoặc kết hợp

giao thông thủy.
3.11

Công trình phụ trợ là công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ đê điều, bao gồm công trình tràn

sự cố; cột mốc trên đê, cột chỉ giới, biển báo đê điều, cột thủy chí, giếng giảm áp, trạm và thiết bị quan
trắc về thông số kỹ thuật phục vụ công tác quản lý đê; điếm canh đê, kho, bãi chứa vật tư dự trữ phòng,
chống lũ, lụt, bão, trụ sở Hạt quản lý đê, trụ sở Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão; công trình phân lũ, làm
chậm lũ; dải cây chắn sóng bảo vệ đê

4

Ký hiệu và thuật ngữ viết tắt
XDCB: Xây dựng cơ bản
BT, BTCT : Bê tông, bê tông có cốt thép bên trong.

5

Yêu cầu chung

5.1

Tài liệu phục vụ cho công tác đánh giá


5.1.1. Tài liệu, hồ sơ có liên quan đến quy hoạch phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng nông thôn, thủy lợi
vùng đánh giá đã được phê duyệt .
5.1.2. Hồ sơ thiết kế thi công công trình đã được phê duyệt .
5.1.3. Hồ sơ quản lý chất lượng công trình, hồ sơ bản vẽ hoàn công, nhật ký thi công,.
5.1.4. Tài liệu, văn bản, quy định hiện hành khác có liên quan đến hệ thống công trình .
5.2

Phương pháp khảo sát

Công tác khảo sát được tiến hành theo 3 bước:
- Khảo sát tiếp cận tìm hiểu;
- Khảo sát trực quan (bằng mắt thường);
- Khảo sát chi tiết (bằng thiết bị);
Tùy theo mức độ phức tạp của công trình, có thể tiến hành theo từng bước hoặc rút gọn làm 2 hoặc 1
bước.

8


TCCS… : 2014
5.3

Trình tư thực hiện công tác đánh giá

5.3.1. Đánh giá mức độ phù hợp của công trình so với yêu cầu quy hoạch, hồ sơ thiết kế thi công đã
được phê duyệt.
5.3.2. Công tác đánh giá tại hiện trường :
+ Đánh giá mức độ hư hỏng của công trình,
+ Đánh giá tình hình duy tu bảo dưỡng của công trình,

+ Đánh giá thực trạng năng lực hoạt đông thực tế của công trình,
5.3.3. Tổng hợp, đánh giá tổng thể hiện trạng công trình.

6.

Đánh giá mức độ hư hỏng cấu kiện công trình

6.1

Nguyên tắc chung

Cấu kiện nguy hiểm là những cấu kiện mà khả năng chịu lực, vết nứt và biến dạng không đáp ứng
được yêu cầu sử dụng bình thường.
6.2.

Đáng giá nền móng

6.2.1

Đánh giá mức độ nguy hiểm của nền móng công trình gồm hai phần: nền và móng.

6.2.2

Khi kiểm tra nền móng cần chú trọng xem xét tình trạng vết nứt xiên dạng hình bậc thang, vết

nứt ngang và vết nứt thẳng đứng ở vị trí tiếp giáp giữa móng với tường, tình trạng chuyển vị nghiêng
của công trình, tình trạng trượt, ổn định của nền, biến dạng, rạn nứt của đất nền.
6.2.3

Đất nền được đánh giá là nguy hiểm khi có một trong những hiện tượng sau:


- Tốc độ lún nền liên tục lớn và không có biểu hiện dừng lún;
- Nền không ổn định dẫn đến trôi trượt và ảnh hưởng rõ rệt đến kết cấu công trình .
6.2.4 Móng được đánh giá là nguy hiểm khi có một trong những hiện tượng sau:
- Móng bị mủn, mục, nứt, gẫy dẫn đến kết cấu bị nghiêng lệch, chuyển vị, rạn nứt, xoắn rõ rệt;
- Móng có hiện tượng trôi trượt, chuyển vị ngang và không có biểu hiện chấm dứt.
6.3

Đánh giá cấu kiện kết cấu xây gạch

6.3.1

Đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu xây gạch bao gồm các nội dung: khả năng chịu lực,

cấu tạo và liên kết, vết nứt và biến dạng v.v...
6.3.2

Kiểm tra, xem xét tình trạng vết nứt xiên và thẳng đứng tại các vị trí tiếp nối .

6.3.3

Kết cấu xây gạch được đánh giá là nguy hiểm khi có một trong những biểu hiện sau:

- Khối xây chịu lực có vết nứt thẳng đứng theo phương chịu lực với bề rộng vết nứt lớn hơn 2 mm và
độ dài vượt quá ½ chiều cao công trình, hoặc có nhiều vết nứt thẳng đứng mà độ dài quá 1/3 chiều cao
công trình;
9


TCCS…: 2014

- Khối xây chịu lực có bề mặt bị phong hóa, bong tróc, mủn vữa mà tiết diện bị giảm đi hơn ¼;
- Khối xây bị nghiêng mà độ nghiêng lớn hơn 0,7%
- Khối xây không đủ độ cứng, có hiện tượng uốn cong và xuất hiện vết nứt ngang hoặc vết nứt xiên;
6.4

Đánh giá cấu kiện kết cấu gỗ

6.4.1

Đánh giá mức độ nguy hiểm của cấu kiện kết cấu gỗ bao gồm các nội dung: khả năng chịu lực,

cấu tạo và liên kết, vết nứt và biến dạng v.v...
6.4.2

Kiểm tra xem xét tình trạng mục mủn, mối mọt, khuyết tật của gỗ, sai sót về cấu tạo, mất ổn

định của cấu kiện kết cấu, tình trạng vết nứt ở tiết diện chịu cắt tại mối nối
6.4.4

Cấu kiện kết cấu gỗ được đánh giá là nguy hiểm khi có một trong những hiện tượng sau:

- Các liên kết không hợp lý, cấu tạo sai nghiêm trọng dẫn đến hư hỏng như mối liên kết bị biến dạng,
trượt, nứt theo tiết diện chịu cắt, bị cắt đứt, hoặc chi tiết thép bị rỉ nặng, liên kết lỏng lẻo làm cho mối
nối mất tác dụng...
- Tất cả các cấu kiện gỗ bị mục.
6.5

Đánh giá cấu kiện kết cấu bê tông, bê tông cốt thép

6.5.1


Đánh giá mức độ nguy hiểm của cấu kiện kết cấu bê tông, bê tông cốt thép bao gồm các nội

dung: khả năng chịu lực, cấu tạo và liên kết, vết nứt và biến dạng...
6.5.2

Khi kiểm tra kết cấu bê tông cốt thép cần chú trọng xem xét các vết nứt và tình trạng ăn mòn

cốt thép chịu lực
6.5.3 Cấu kiện kết cấu bê tông, bê tông cốt thép được đánh giá là nguy hiểm khi có một trong những
hiện tượng sau:
- Xuất hiện vết nứt dọc theo chiều cốt thép chịu lực có bề rộng vết nứt lớn hơn 1 mm, hoặc cấu kiện bê
tông bị hư hỏng nghiêm trọng, hoặc lớp bảo vệ bê tông bị bong tróc làm lộ cốt thép chịu lực. chiều dài
đoạn cốt thép bị lộ ra lớn hơn 100 lần đường kính cốt thép chịu lực;
- Mặt bản cầu, cống … đổ tại chỗ xuất hiện vết nứt hoặc đáy bản sàn có vết nứt đan xiên;
- Tường bê tông bị nghiêng, chuyển vị ngang và độ nghiêng vượt quá 1% độ cao, chuyển vị ngang
vượt quá h/500;
- Bê tông tường bị mủn, bị carbonát hóa, phồng rộp, diện tích hư hỏng lớn hơn 1/3 toàn mặt cắt, cốt
thép chịu lực lộ ra, bị ăn mòn nghiêm trọng;
- Tường bê tông biến dạng theo phương ngang lớn 30 mm;
- Lớp bê tông bảo vệ của cấu kiện chịu nén uốn bị bong rộp, nhiều chỗ cốt thép chịu lực bị ăn mòn lộ ra
ngoài;

10


TCCS… : 2014
6.6

Đánh giá cấu kiện kết cấu thép


6.6.1

Giám định mức độ nguy hiểm của cấu kiện kết cấu thép bao gồm các nội dung: khả năng chịu

lực, cấu tạo và liên kết, vết nứt và biến dạng v.v...
6.6.2

Khi kiểm tra cấu kiện kết cấu thép cần chú trọng xem xét tình trạng các mối hàn, bu lông, đinh

tán ... ở các mắt liên kết; cần chú ý đến tình trạng võng, xoắn, bản mã của vì kèo bị gãy và tình trạng
độ võng, độ nghiêng lệch của vì kèo.
6.6.3

Cấu kiện kết cấu thép được đánh giá là nguy hiểm khi có một trong những hiện tượng sau:

- Cấu kiện hoặc chi tiết liên kết có vết nứt hoặc khuyết góc mối hàn, bu lông hoặc đinh tán có những
hư hỏng nghiêm trọng như bị kéo dãn, biến dạng, trượt, lỏng lẻo, bị cắt v.v...;
- Dạng liên kết không hợp lý, cấu tạo sai nghiêm trọng;
- Ở cấu kiện chịu kéo do bị rỉ, tiết diện giảm hơn 10% tiết diện ban đầu;
6.7

Đánh giá mức độ nguy hiểm của công trình

6.7.1. Nguyên tắc đánh giá chung
6.7.1.1 Công trình nguy hiểm khi mà kết cấu bị hư hỏng nghiêm trọng, hoặc cấu kiện chịu lực thuộc loại
cấu kiện nguy hiểm, bất kỳ lúc nào cũng có thể mất ổn định và khả năng chịu lực, không bảo đảm an
toàn sử dụng.
6.7.1.2 Đánh giá mức độ nguy hiểm của công trình căn cứ vào đặc điểm cấu tạo và loại kết cấu chịu
lực của nó.

6.7.2

Phân cấp nguy hiểm của công trình

- Cấp 1 : Khả năng chịu lực của kết cấu có thể thỏa mãn yêu cầu sử dụng bình thường, kết cấu công
trình an toàn hoặc cá biệt có cấu kiện ở trạng thái nguy hiểm, nhưng không ảnh hưởng đến kết cấu
chịu lực, công trình đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường.
- Cấp 2 : Khả năng chịu lực của kết cấu không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường, xuất
hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ. Công trình vẫn có thể sử dụng nhưng cần phải được đầu tư sửa
chữa nếu không công trình sẽ nhanh chóng chuyển sang cấp 3.
- Cấp 3 : Khả năng chịu lực của kết cấu chịu lực không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình
thường, công trình xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể, công trình hư hỏng nặng, không đảm bảo
yêu cầu để hoạt động
6.7.3 Nguyên tắc đánh giá tổng hợp
6.7.3.1 Đánh giá mức độ nguy hiểm của công trình phải dựa trên cơ sở đánh giá mức độ nguy hiểm
của nền móng, cấu kiện, kết cấu toàn bộ công trình, kết hợp với lịch sử của nó, ảnh hưởng môi trường
và xu hướng phát triển để phân tích toàn diện và phán đoán tổng hợp.

11


TCCS…: 2014
6.7.3.2 Khi phân tích nguy hiểm của nền móng hoặc cấu kiện, cần xem xét sự nguy hiểm của chúng là
độc lập hay tương quan. Khi tính nguy hiểm của cấu kiện chỉ mang tính chất độc lập, thì không tạo
thành nguy hiểm cho cả hệ thống; khi nguy hiểm là tương quan (tức là có liêu quan với nhau), thì phải
xem xét mức độ nguy hiểm của hệ kết cấu để dự đoán phạm vi của chúng.
6.7.3.3 Khi phân tích toàn diện, dự đoán tổng hợp, phải xem xét các yếu tố sau đây:
- Mức độ hư hỏng của các cấu kiện;
- Vai trò của những cấu kiện hư hỏng trong toàn công trình;
- Số lượng và tỉ lệ của những cấu kiện hư hỏng so với toàn công trình;

- Ảnh hưởng môi trường xung quanh;
- Yếu tố con người và tình trạng nguy hiểm của kết cấu;
- Khả năng có thể khôi phục sau khi kết cấu bị hỏng;
- Tổn thất kinh tế do kết cấu bị hỏng gây ra.

7

Đánh giá chất lượng kênh mương

7.1

Sự phù hợp với yêu cầu quy hoạch, bản vẽ thiết kế công trình

7.1.1. Kênh mương được đầu tư, xây dựng theo đúng yêu cầu quy hoạch đã được phê duyệt;
7.1.2. Các thông số kỹ thuật, kích thước hình học (chiều rộng, chiều cao, hệ số mái kênh ...) phù hợp
và đạt độ chính xác hình học so với quy định của thiết kế đã được phê duyệt .
7.2

Hiện trạng chất lượng công trình

7.2.1. Đánh giá quá trình thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng kênh, mương (thường xuyên hoặc định
kỳ) bao gồm các hoạt động :
- Nạo vét những đoạn kênh bị bồi lắng và rác rưởi ra khỏi kênh mương
- Phát dọn toàn bộ các cây cỏ ra khỏi kênh mương
- Đắp đất bồi trúc 2 bên bờ kênh để chống sạt lở
- Sửa chữa những hạng mục bị hỏng hóc.
7.2.2. Hành lang bảo vệ công trình thủy lợi không bị xây dựng, lấn chiếm trái phép
a) Hành lang đối với kênh nổi:
- Lưu lượng nhỏ hơn 10 m3/giây: Phạm vi bảo vệ từ chân mái ngoài của kênh trở ra từ 2 m đến 3 m.
- Lưu lượng lớn hơn 10 m3/giây: Phạm vi bảo vệ từ chân mái ngoài của kênh trở ra từ 3m đến 5m.

b) Hành lang đối với kênh chìm :
- Phạm vi bảo vệ từ điểm giao mái của kênh trở ra từ 3 m đến 5 m.

12


TCCS… : 2014
7.2.3. Xử lý kịp thời các sự cố, hỏng hóc xảy ra khi vận hành công trình.
7.2.4. Có hồ sơ, nhật ký ghi chép theo dõi quá trình quản lý, vận hành của hệ thống kênh và được cập
nhật theo dõi thường xuyên ( Hồ sơ tu bổ sửa chữa kênh của từng năm, Các biên bản kiểm tra công
trình, kênh hàng năm; Các sổ sách ghi chép, quan trắc thuộc về kênh; Lập sổ theo dõi, quản lý, vận
hành kênh cho các tuyến kênh, các số liệu đo đạc, quan trắc các thông số kênh sau mỗi kỳ kiểm tra,
sửa chữa).
7.2.5. Đánh giá mức độ hư hỏng kênh mương được kiên cố
- Đối với kênh được kiên cố bằng BT, BTCT : Đánh giá mức độ hư cấu kiện và công trình theo nội dung
trong mục 6.2; 6.5; 6.7.
- Đối với kênh được kiên cố bằng gạch xây : Đánh giá mức độ hư cấu kiện và công trình theo nội dung
trong mục 6.3; 6.7.
- Đánh giá tình trạng hoạt động các khớp nối trên kênh (khớp nối bao tải nhựa đường, khớp nối
PVC ...) về tình trạng lão hóa vật liệu, xuất hiện sự xô lệch, rò rỉ, thẩm lậu nước tại các vị trí này.
7.2.6. Công tác đánh giá hiện trang kênh đất : Đánh giá mức độ bồi lắng, xói lở, sạt trượt, lún sụt trong
lòng kênh
7.2.7. Đánh giá hiện trạng mái, bờ kênh mương
+ Mức bảo đảm của cao trình bờ kênh so với cao trình mực nước lớn nhất tối thiểu (tham khảo
theo phụ lục G).
+ Bề rộng bờ kênh : Bờ kênh không kết hợp làm đường giao thông thì chiều rộng bờ kênh tối
thiểu (tham khảo theo phụ lục F). Trường hợp bờ kênh kết hợp đường giao thông chiều rộng được xác
định theo các quy định hiện hành.
+ Không có tổ mối, tổ chuột trên bờ kênh làm rỏ rỉ nước, mất ổn định bờ kênh;
7.2.8. Lòng kênh không bị thu hẹp và không có các vật gây cản trở dòng chảy lòng kênh ( do bị đắp

đập ngăn nước, lắp đặt các dụng cụ đánh bát thủy hải sản …) nhằm đảm bảo sự thông suốt của dòng
chảy trên kênh;
7.3

Năng lực hoạt động
Kênh mương đảm bảo yêu cầu cấp đủ lượng nước tưới, tiêu, cấp nước sinh hoạt, nước phục

vụ nuôi trồng thủy sản và các ngành sản xuất phi nông nghiệp khác .... một cách chủ động, kịp thời với
đạt trên 80% so với yêu cầu nhiệm vụ theo hồ sơ thiết kế, quy hoạch đã được phê duyệt .

8

Đánh giá chất lượng công trình trên kênh, công trình dưới đê bao, bờ bao, cống

bọng
8.1

Sự phù hợp với yêu cầu quy hoạch, bản vẽ thiết kế công trình

8.1.1 Công trình được đầu tư, xây dựng theo đúng yêu cầu quy hoạch đã được phê duyệt;
13


TCCS…: 2014
8.1.2. Các thông số kỹ thuật, kích thước hình học của các hạng mục công trình ( thân công trình, các
cấu kiện kết cấu trước, sau thân công trình, thiết bị đóng mở, dàn van, khung van ... nếu có) phù hợp
và đạt độ chính xác hình học so với quy định của thiết đã được phê .
8.2

Hiện trạng chất lượng công trình


8.2.1 Đánh giá quá trình thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình trên kênh (thường xuyên
hoặc định kỳ) với các hoạt động :
- Các hạng mục đất :
+ Không để nước đọng thành vũng trên mặt;
+ Chăm sóc, bổ sung tầng có trồng để bảo vệ mái, chống nước mưa chảy xói thành rãnh;
+ Chống và trừ diệt sinh vật (mối, chuột…) làm hang ổ; Chặt bỏ cây dại (không thuộc loại trồng
để bảo vệ mái) …
- Các hạng mục xây đúc :
+ Các bộ phận công trình bị vỡ, lở, nứt nẻ… phải xây trát, gắn lại kịp thời theo đúng yêu cầu đã
quy định trong các tiêu chuẩn và quy định hiện hành.
+ Các hư hỏng có thể ảnh hưởng tới khả năng làm việc của công trình phải được tu sửa hoặc
thay thế kịp thời.
+ Với các cổng đóng mở bằng điện thì chế độ tu sửa bảo dưỡng các thiết bị điện phải theo Tiêu
chuẩn. Quy chuẩn hiện hành của Nhà nước và ngành điện.
- Các thiết bị máy đóng mở : Hàng tháng phải làm vệ sinh công nghiệp, bơm mỡ vào các vú mỡ, các ổ
quay của máy đóng mở, puly, bánh xe, bánh răng, xích, cạp, bổ sung bôi trơn dầu mỡ vào các bộ phận
chuyển động, truyền động thường xuyên hay những chỗ dầu mỡ khô… là 1 lần.
- Các thiết bị cơ khí : Các bộ phận bằng thép: cửa van thép, dàn, bệ tời, thanh kéo, lan can bảo vệ… 2
đến 3 năm sơn lại một lần (tùy theo chất lượng của lớp sơn gồm 2 lớp: sơn chống gỉ lớp trong và sơn
bảo vệ lớp ngoài) vào trước mùa lũ, với các công trình vùng ảnh hưởng mặn thì mỗi năm sơn 1 lần;
- Các bộ phận bằng gỗ: cửa van, phai… mỗi năm sơn quét 1 lần bằng hắc ín vào trước mùa mưa lũ.
8.2.2. Không có hiện tượng lấn chiếm, xây dựng các công trình trái phép trên hành lang bảo vệ công
trình
8.2.3. Có quy trình quản lý vận hành, hướng dẫn duy tu bảo dưỡng công trình.
8.2.4. Xử lý kịp thời các sự cố, hỏng hóc xảy ra khi vận hành công trình.
8.2.5. Có hồ sơ, nhật ký ghi chép theo dõi quá trình quản lý, vận hành của công trình và được cập nhật
theo dõi thường xuyên ( Hồ sơ tu bổ sửa chữa công trình của từng năm, Các biên bản kiểm tra công
trình hàng năm; Các sổ sách ghi chép, quan trắc thuộc về công trình; Lập sổ theo dõi, quản lý, vận
hành công trình, các số liệu đo đạc, quan trắc các thông số công trình sau mỗi kỳ kiểm tra, sửa chữa).


14


TCCS… : 2014
8.2.6. Đánh giá mức độ hư hỏng kết cấu thân công trình theo nội dung mục 6
8.2.7.Đánh giá mức độ hư hỏng kết cấu tường hướng dòng,sân thượng lưu theo nội dung mục 6
8.2.8. Đánh giá mức độ hư hỏng kết cấu tường hướng dòng, sân hạ lưu, bể tiêu năng theo nội dung
mục 6
8.2.9.Đánh giá mức độ hư hỏng kết cấu hèm phai,dàn van, cầu công tác theo nội dung mục 6
8.2.10. Các khớp nối (khớp nối bao đồng, khớp nối tải nhựa đường ...) không có hiện tượng rò rỉ nước
và lão hóa vật liệu;
8.2.11. Phần tiếp giáp giữa phần xây đúc và đất ở 2 bên mang công trình không xuất hiện sạt lở đất,
sụt lún và rò rỉ nước;
8.2.12. Phần cơ khí : Đánh giá hiện trạng phần cửa van về tình trạng các mối hàn, bu lông liên kết, nứt,
gãy, thủng, mục ở cửa van, tình trạng làm việc của bánh xe lăn, bánh xe cữ, vật chắn nước đảm bảo
hoạt động tốt trong quá trình vận hành theo nội dung mục 6
8.2.13. Phần thiết bị : Đánh giá các thiết bị đóng mở bao gồm vít me thanh kéo, xích, cáp, khóa cáp tời,
máy đóng mở kiểu vitme .... hoạt động tốt, trơn tru.
8.2.14. Không có rác, vật nổi mắc kẹt làm ảnh hưởng đến quá trình vận hành cũng như năng lực hoạt
động của công trình .
8.3

Năng lực hoạt động

8.3.1. Công trình đảm bảo yêu cầu điều tiết nước tưới, tiêu, cấp nước chủ động trên 80% tổng diện
tích theo quy hoạch đã được phê duyệt (đảm bảo chủ động về yêu cầu về mực nước khống chế tưới,
lượng nước và thời gian tưới, tiêu ...).
8.3.2. Đối với công trình ngăn mặn phải đảm bảo không có hiện tượng bị mặn rò rỉ qua cống làm ảnh
hưởng đến yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng.

8.3.3. Đối với công trình làm nhiệm vụ ngăn lũ, triều cường phải đảm bảo ngăn lũ, triều cường, an toàn
trong phòng chống lụt bão theo từng cấp báo động theo nhiệm vụ đê;

9.

Đánh giá chất lượng bờ bao, đê bao, đê bối

9.1

Sự phù hợp với yêu cầu quy hoạch, thiết kế đê
+ Tuyến đê có hệ thống mốc chỉ giới hành lang công trình bảo vệ;
+ Mặt cắt của đê vẫn còn khoảng lưu không cần thiết đủ để bố trí hệ thống tiêu thoát nước ở hạ

lưu, mở rộng chân đê và mái đê khi phải nâng chiều cao đỉnh đê trong tương lai;
+ Hành lang bảo vệ đê; Hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp IV, cấp V do Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quy định nhưng không được nhỏ hơn 5 mét tính từ chân đê trở ra về phía sông và phía đồng.

15


TCCS…: 2014
+ Hành lang bảo vệ đối với kè bảo vệ đê, cống qua đê được giới hạn từ phần xây đúc cuối cùng
của kè bảo vệ đê, cống qua đê trở ra mỗi phía 50 mét.
+ Độ gia cao an toàn của công trình đê sông không cho phép nước tràn qua (kể cả nước do
sóng vượt qua đê); Bảng 10.1
Cấp công trình đê sông

Đặc biệt

I


II

III

IV

V

Độ gia cao an toàn, m

0,80

0,60

0,50

0,40

0,30

0,20

+ Chiều rộng tối thiểu của mặt đê; Bảng 10.2
Cấp đê
Chiều rộng mặt đê, m, không nhỏ
hơn
9.2

Đặc biệt


Cấp I

Cấp II

Cấp III

Cấp IV

Cấp V

8

Từ 6 đến 8

6

5

3,5

3,0

Yêu cầu về hiện trạng chất lượng đê
+ Không bị sạt lở mái đê phía sông do các nguyên nhân như bị xói lở do sóng vỗ; xói lở do

dòng chảy xiết thúc vào mái và chân đê; bị sạt trượt do lũ rút nhanh;…
+ Không bị sạt lở mái đê phía đồng do các nguyên nhân như bị sạt trượt do mái đắp quá dốc; bị
sạt trượt do bố trí các khối đất đắp trên mặt cắt không hợp lý như phía sông đắp bằng loại đất dễ thoát
nước còn phía đồng đắp bằng loại đất ít thấm nước; đê bị thấm, thẩm lậu và rò rỉ với lưu lượng lớn

hơn nhiều so với tính toán thiết kế;...
+ Không xuất hiện tổ mối và các loại sinh vật gây mất an toàn cho đê
+ Không xuất hiện các hiện tượng lỗ sủi, mạch sủi, mạch đùn, bục đất, giếng phụt dưới nền đê
+ Không sụt lún mặt đê
+ Không bị hư hỏng cống qua đê
+ Không bị lấn chiếm đất hành lang công trình
9.3

Năng lực hoạt động

- Đối với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều:
+ Thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến tình trạng đê điều;
+ Phát hiện, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê
điều;
+ Tuần tra, phát hiện, báo cáo kịp thời tình trạng đê điều, các diễn biến hư hỏng, sự cố đê điều;
- Đối với lực lượng quản lý đê nhân dân : Lực lượng quản lý đê nhân dân có nhiệm vụ phối hợp với lực
lượng chuyên trách quản lý đê điều trong việc thường xuyên kiểm tra, tuần tra, canh gác bảo vệ đê
điều thuộc địa bàn, tham gia xử lý sự cố đê điều; được hướng dẫn kỹ thuật, nghiệp vụ về đê điều

16


TCCS… : 2014

Phụ lục A1
( Quy định)

BẢNG CHẤM ĐIỂM
Mẫu đánh giá chất lượng kênh mương đã được kiên cố


TT
1
1.1

Nội dung chi tiết
Mức độ phù hợp với quy hoạch và thiết kế
Hệ thống kênh mương được đầu tư, xây dựng theo
đúng quy hoạch đã được phê duyệt

1.2

Các thông số kỹ thuật, kích thước hình học
phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt

Chỉ tiêu
Phù hợp
Không phù hợp
Phù hợp
Không phù hợp

Hiện trạng chất lượng công trình

2
2.1

Công tác duy tu, bảo dưỡng công trình hàng năm

Không
0%
0 - 30%

> 30%
Kịp thời
Không sửa chữa

Không có
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
0 - 10 %
> 10%
15 cm
1- 15 cm
< 1 cm
> 0,8m
0,1- 0,8m
< 0,1 m
Không có

Không có

60
10
5
0
5
3
0
5
0
5

0
15
10
0
3
0
5
3
0
5
3
0
5
0
2



0

80 - 100%

20
15

< 80%

0

80 - 100%

< 80%

5
0

Thường xuyên
Không thường xuyên

2.2

Tỷ lệ % tổng chiều dài hành lang xây dựng công trình
bị xây dựng lấn chiếm so với tổng chiều dài tuyến

2.3

Xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành

2.4

Hồ sơ nhật ký ghi chép quá trình hoạt động của kênh

2.5

Tỷ lệ % mức độ hư hỏng các hạng mục xây đúc của
kênh gây mất ổn định công trình

2.6

Mức độ hỏng hóc các khớp nối co, giãn kênh


2.8

Khoảng cách giữa mặt bờ kênh với mực nước lớn
nhất trong kênh

2.9

Chiều rộng bờ kênh

2.10 Các vật gây cản trở dòng chảy trong lòng kênh
2.11 Các tổ mối, tổ chuột trên bờ kênh có khả năng làm rò
rỉ nước, gây mất ổn định kênh
3 Năng lực hoạt động công trình
3.1
3.2

Tỷ lệ % tổng lượng nước đảm bảo tưới, tiêu, cấp
nước sinh hoạt và các ngành kinh tế khác so với yêu
cầu thiết kế và quy hoạch đã được phê duyệt
Tỷ lệ % mức độ đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất,
cấp nước sinh hoạt và các ngành kinh tế khác

4 Tổng cộng

17

Điểm
chuẩn
20
10

0
10
0

100

Điểm
đánh giá


TCCS…: 2014
Ghi chú
- Cấp 1 : Khả năng chịu lực của kết cấu có thể thỏa mãn yêu cầu sử dụng bình thường, kết cấu công
trình an toàn hoặc cá biệt có cấu kiện ở trạng thái nguy hiểm, nhưng không ảnh hưởng đến kết cấu
chịu lực, công trình đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường.
- Cấp 2 : Khả năng chịu lực của kết cấu không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường, xuất
hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ. Công trình vẫn có thể sử dụng nhưng cần phải được đầu tư sửa
chữa nếu không công trình sẽ nhanh chóng chuyển sang cấp 3.
- Cấp 3 : Khả năng chịu lực của kết cấu chịu lực không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình
thường, công trình xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể, công trình hư hỏng nặng, không đảm bảo
yêu cầu để hoạt động
- Các nội dung đánh giá được giải thích chi tiết trong mục (7)
- Công tác đánh giá có thể được tiến hành cho từng đoạn kênh sau đó tiến hành tổng hợp chung thành
cả tuyến.
- Đối với hệ thống kênh ( bao gồm kênh và công trình trên kênh ) thì sổ điểm đánh giá được tính như
sau :
Số điểm hệ thống kênh = (0,7 * tổng số điểm của kênh) + (0,3 * tổng số điểm trung bình của các công
trình trên kênh được xác định trong phụ lục B)
- Công trình đảm bảo chất lượng khi số điểm > = 80 điểm
- Công trình không đảm bảo chất lượng khi số điểm < 80 điểm cần sửa chữa, nâng cấp


18


TCCS… : 2014

Phụ lục A2
( Quy định)

BẢNG CHẤM ĐIỂM
Mẫu đánh giá chất lượng kênh đất
TT
1
1.1
1.2

Nội dung chi tiết
Mức độ phù hợp với quy hoạch và thiết kế
Hệ thống kênh mương được đầu tư, xây dựng
theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt
Các thông số kỹ thuật, kích thước hình học phù
hợp với hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt

Chỉ tiêu
Phù hợp

Điều tra, đánh giá tình trạng duy tu, bảo dưỡng
công trình

2.2


Tỷ lệ % tổng chiều dài hành lang xây dựng công
trình bị xây dựng lấn chiếm so với tổng chiều dài
tuyến

2.3

Xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành

2.4

Hồ sơ nhật ký ghi chép quá trình hoạt động của
kênh
Chiều sâu hố xói lòng kênh ( đáy kênh và mái
kênh)

2.5

2.6

Mặt cắt lòng kênh bị co hẹp do bị bồi lấp so với
mặt cắt thiết kế

2.7

Khoảng cách giữa mặt bờ kênh với mực nước
lớn nhất trong kênh

2.8


Chiều rộng bờ kênh

2.9

Các vật gây cản trở dòng chảy trong lòng kênh

2.10 Các tổ mối, tổ chuột trên bờ kênh có khả năng
làm rò rỉ nước, gây mất ổn định kênh
3 Năng lực hoạt động công trình
3.1

3.2

Mức độ chuyển tải nước phục vụ tưới, tiêu, cấp
nước sinh hoạt và các ngành kinh tế khác so với
nhiệm vụ thiết kế và quy hoạch đã được phê
duyệt
Khả năng đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất, cấp
nước sinh hoạt và các ngành kinh tế khác

4 Tổng cộng

Ghi chú
19

0

Không phù hợp
Phù hợp


10

Không phù hợp

0

2 Hiện trạng chất lượng công trình
2.1

Điểm
chuẩn
20
10

Không
0%
0 - 30%
> 30%
Kịp thời
Không sửa chữa

Không có
< 5cm
5 - 20cm
> 20cm
0 - 5%
5 - 10%
> 10%
>= 20 cm
1 – 20cm

< 1 cm
> 0,8m
0,1 - 0,8m
< 0,1m
Không có

Không có


60
10
5
0
5
3
0
5
0
5
0
10
5
0
10
5
0
5
3
0
5

3
0
3
0
2
0

80 - 100%

20
15

< 80%

0

80 - 100%
< 80%

5
0

Thường xuyên
Không thường xuyên

100

Điểm
đánh giá



TCCS…: 2014
- Các nội dung đánh giá được giải thích chi tiết trong mục (7)
- Công tác đánh giá có thể được tiến hành cho từng đoạn kênh sau đó tiến hành tổng hợp
chung thành cả tuyến.
- Đối với hệ thống kênh ( bao gồm kênh và công trình trên kênh ) thì sổ điểm đánh giá
được tính như sau :
Số điểm hệ thống kênh = (0,7 * tổng số điểm của kênh) + (0,3 * tổng số điểm trung bình
của các công trình trên kênh được xác định trong phụ lục B)
- Công trình đảm bảo chất lượng khi số điểm > = 80 điểm
- Công trình không đảm bảo chất lượng khi số điểm < 80 điểm cần sửa chữa, nâng cấp

Phụ lục B
( Quy định)

20


TCCS… : 2014
BẢNG CHẤM ĐIỂM
Mẫu đánh giá chất lượng công trình trên kênh, công trình dưới bờ bao, dưới
đê bao, dưới để bối, cống bọng

TT
1
1.1
1.2
2
2.1


2.2
2.3
2.4
2.5
2.6

Nội dung chi tiết
Mức độ phù hợp với quy hoạch,thiết kế
Công trình do xã quản lý được đầu tư, xây
dựng phù hợp theo đúng quy hoạch đã được
phê duyệt
Các thông số kỹ thuật, kích thước hình học
đảm bảo yêu cầu về phù hợp với hồ sơ thiết
kế đã được phê duyệt
Hiện trạng công trình
Đánh giá tình trạng duy tu, bảo dưỡng công
trình
Đánh giá mức độ lấn chiếm xây dựng trái
phép trong hành lang bảo vệ công trình
Xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình vận
hành
Quy trình vận hành công trình
Hồ sơ nhật ký ghi chép quá trình hoạt động
của công trình trên kênh
Mức độ hư hỏng phần xây đúc thân công
trình gây mất ổn định công trình

2.7

Mức độ hư hỏng các hạng mục xây đúc

tường hướng dòng, sân thượng lưu gây mất
ổn định công trình

2.8

Mức độ hư hỏng các hạng mục xây đúc
tường hướng dòng, sân hạ lưu, bể tiêu năng
gây mất ổn định công trình

2.9

Mức độ hư hỏng hèm phai, dàn van công tác


2.11

Đánh giá tình trạng xê dịch, đùn đáy, rò rỉ,
thẩm lậu nước tại các vị trí khớp nối giữa các
cấu kiện công trình
Đánh giá hiện trạng phần tiếp giáp giữa phần
xây đúc và đất có hiện tượng lún, sụt, sạt lở,
rò rỉ, thẩm lậu nước

2.12

2.13

Các hạng mục cơ khí : Mức độ hư hỏng cánh
cống điều tiết, hèm phai ( nếu có)


2.14

Các hạng mục thiết bị : Mức độ hư hỏng, hao
mòn các bộ phận đóng mở như máy đóng
mở, bánh xe, bánh răng, xích .... phải đảm
bảo hoạt động trơn tru tốt trong quá trình vận
hành

21

Chỉ tiêu
Phù hợp
Không phù hợp
Phù hợp
Không phù hợp

Điểm
chuẩn
10
5
0
5
0

Không
Không có

Kịp thời
Không kịp thời


Không có

Không có
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3

70
10
5
0
3
0
5
0
5
0
5
0
20
10

0
2
1
0
2
1
0
2
1
0

Không có

2



0

Không có

5


Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Cấp 1
Cấp 2


0
2
1
0
2
1

Cấp 3

0

Thường xuyên
Không thường xuyên

Điểm
đánh giá


TCCS…: 2014
2.15

Công trình không có vật nổi, rác tụ mắc kẹt
gây cản trở dòng chảy
3 Năng lực hoạt động công trình

3.1

Mức độ đảm bảo tưới, tiêu, ngăn mặn, phòng
lũ, cấp nước phục vụ sinh hoạt và các ngành
kinh tế khác 1 cách chủ đông so với nhiệm vụ

thiết kế và quy hoạch đã được phê duyệt
Cống vận hành trơn tru, kịp thời phục vụ yêu
cầu sản xuất, cấp nước sinh hoạt, ngăn mặn,
ngăn lũ và các ngành kinh tế khác

3.2

Không có


5
0

80 - 100%

20
10

< 80%

0

80 - 100%

10

< 80%

0


4 Tổng cộng

100

Ghi chú
- Cấp 1 : Khả năng chịu lực của kết cấu có thể thỏa mãn yêu cầu sử dụng bình thường, kết cấu công
trình an toàn hoặc cá biệt có cấu kiện ở trạng thái nguy hiểm, nhưng không ảnh hưởng đến kết cấu
chịu lực, công trình đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường.
- Cấp 2 : Khả năng chịu lực của kết cấu không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường, xuất
hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ. Công trình vẫn có thể sử dụng nhưng cần phải được đầu tư sửa
chữa nếu không công trình sẽ nhanh chóng chuyển sang cấp 3.
- Cấp 3 : Khả năng chịu lực của kết cấu chịu lực không thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình
thường, công trình xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể, công trình hư hỏng nặng, không đảm bảo
yêu cầu để hoạt động
- Các nội dung đánh giá được giải thích chi tiết trong mục (8)
- Công tác đánh giá có thể được tiến hành cho từng đoạn kênh sau đó tiến hành tổng hợp chung thành
cả tuyến.
- Công trình đảm bảo chất lượng khi số điểm > = 80 điểm
- Công trình không đảm bảo chất lượng khi số điểm < 80 điểm cần sửa chữa, nâng cấp

22


TCCS… : 2014

Phụ lục C
( Quy định)

BẢNG CHẤM ĐIỂM
Mẫu đánh giá chất lượng đê bao, bờ bao

TT
1
1.1
1.2

Nội dung chi tiết
Mức độ phù hợp với quy hoạch và thiết kế
Có mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đê điều trên thực
địa
Mặt cắt của đê vẫn còn khoảng lưu không cần thiết
đủ để bố trí hệ thống tiêu thoát nước ở hạ lưu, mở
rộng chân đê và mái đê khi phải nâng chiều cao
đỉnh đê trong tương lại

1.3
Hành lang bảo vệ đê
1.4

1.5

Đối với kè bảo vệ đê, cống qua đê được giới hạn
từ phần xây đúc cuối cùng của kè bảo vệ đê, công
qua đê trở ra mỗi phía 50m
Đánh giá độ gia cao an toàn của công trình đê
sông so với mực nước sông

1.6
Chiều rộng tối thiểu của mặt đê



Không có
Phù hợp

Điểm
chuẩn
25
1
0
5

Không phù hợp
Phù hợp
Không phù hợp
Phù hợp

0
2
0
2

Không phù hợp
> 30cm
< 30cm
> = 3m

0
10
0
5


< 3m

0

0%
5% - 10%
> 10%
0%
0% - 10%
> 10%
0%
0% - 10%
> 10%
0% - 10%
11% - 30%
> 30%
0%
0% - 10%
> 10%
( Theo phụ lục C)

60
10
5
0
2
1
0
4
2

0
2
1
0
2
1
0
40

Chỉ tiêu

2 Hiện trạng công trình
2.1

2.3

Nguy cơ sạt lở làm thu nhỏ mặt cắt đê so với thiết
kế
Tỷ lệ % chiều dài đê xuất hiện tổ mối trong thân đê
so với tổng chiều dài đê hiện có

2.4

Tỷ lệ % chiều dài đê có hiện tượng lỗ sủi, mạch
sủi, mạch đùn, bục đất, giếng phụt so với tổng
chiều dài đê hiện có

2.5

Tỷ lệ % chiều dài đê có hiện tượng sụt lún bề mặt

không đảm bảo yêu cầu thiết kế so với tổng số mét
đê hiện có

2.6

2.7

Tỷ lệ % chiều dài đê có hành lang công trình bị lấn
chiếm so với tổng chiều dài đê hiện có
Đánh giá hiện trạng các cống qua đê

3 Tình hình quản lý, duy tu bảo dưỡng
3.1
Thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến tình
trạng đê, lập hồ sơ lưu trữ, cập nhật thường xuyên
các dữ liệu về đê điều
3.2

23

Phát hiện, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và kiến
nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều

Thường xuyên
Không thường
xuyên
Không

Không có


15
6
3
0
3
0

Điểm
đánh giá


TCCS…: 2014
3.3
3.4

Tuần tra, phát hiện báo cáo kịp thời tình trạng đê
điều, diễn biến các hư hỏng sự cố đê



3

Không có

0

Có tổ chức lực lượng quản lý đê nhân dân ( cấp
xã) tham gia công tác quản lý , bảo về đê



Không có

3
0

4 Tổng cộng

100

Ghi chú
- Các nội dung đánh giá được giải thích chi tiết trong mục (9)
- Công tác đánh giá có thể được tiến hành cho từng đoạn đê bao, bờ bao, đê bối sau đó
tiến hành tổng hợp chung thành cả tuyến.
- Đối với hệ thống đê bao, bờ bao, đê bối ( bao gồm đê bao, bờ bao, đê bối và công trình
trên đê ) thì sổ điểm đánh giá được tính như sau :
Số điểm hệ thống đê bao, bờ bao, đê bối = (0,7 * tổng số điểm của đê bao, bờ bao, đê
bối ) + (0,3 * tổng số điểm trung bình của các công trình trên đê bao, bờ bao, đê bối được
xác định trong phụ lục B)
- Công trình đảm bảo chất lượng khi số điểm > = 80 điểm
- Công trình không đảm bảo chất lượng khi số điểm < 80 điểm cần sửa chữa, nâng cấp

24


TCCS… : 2014

Phụ lục D - Chiều rộng bờ kênh khi không kết hợp làm đường giao thông
Lưu lượng của kênh, m3/s
Nhỏ hơn 0,50


Chiều rộng bờ kênh, m
0,80

Từ ,50

đến 1,00

1,00

Từ 1,00

đến 5,00

1,25

Từ 5,00

đến 10,00

1,50

Từ 10,00

đến 30,00

2,00

Từ 30,00

đến 50,00


2,50

Từ 50,00

đến 100,00

3,00
Phụ lục E - Chiều cao an toàn của kênh
Chiều cao an toàn m
Kênh được bọc bằng bê tông, bê tông cốt

3

Lưu lượng của kênh m /s
Kênh đất

thép, vật liệu atphan và bitum
Nhỏ hơn 1

0,20

Từ 1 đến 0,15

Từ 1 đến 10

0,30

0,20


Lớn hơn 10

đến 30

0,40

0,30

Lớn hơn 30

đến 50

0,50

0,35

Lớn hơn 50

đến 100

0,60

0,40

25


TCCS…: 2014

Trung tâm tiêu chuẩn chất lượng Việt nam chịu trách nhiệm

xuất bản, phát hành và giữ bản quyền Tiêu chuẩn Quốc gia
(TCVN). Không được in, sao, chụp TCVN nếu chưa được phép
của Trung tâm Tiêu chuẩn chất lượng Việt nam
Địa chỉ: Trung tâm Tiêu chuẩn chất lượng Việt nam
Số 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà nội
Tel: (84-4) 37564269/37562807 *
Fax: (84-4)3 8 361 771
E-mail:
*
Website:

All rights reserved. No part of this publication may be
reproduced or utilised in any form or by any means, electronic
or mechanical, including photocopying and microfilm, without
permission in writing from Vietnam Standareds and Quality
Centre (VSQC)
Địa chỉ: Vietnam Standards and Quality Centre (VSQC)26
8 Hoang Quoc Viet, Cau Giay Dist, Ha noi Vietnam
Tel: (84-4) 37564269/37562807 *
Fax: (84-4)3 8 361 771


×