Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ÔN tập AMIN, AMINO AXIT, PROTEIN, POLIME

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.98 KB, 3 trang )

ÔN TẬP: AMIN, AMINO AXIT, PROTEIN, POLIME.
Câu 1: Đặc điểm cấu tạo của các monome tham gia phản ứng trùng hợp là phân tử phải có:
A. cấu tạo mạch không nhánh
B. liên kết đôi
C. từ hai nhóm chức trở lên
D. cấu tạo mạch nhánh
Câu 2: Cho amino axit X: H2N – CH2 – COOH . Để chứng minh tính chất lưỡng tính của X, ta cho X tác
dụng với các dung dịch:
A. HNO3, CH3COOH B. Na2CO3, NH3
C. NaOH, NH3
D. HCl , NaOH
Câu 3: Đun nóng alanin thu được một số peptit trong đó có peptit A có phần trăm khối lượng nitơ là
18,54%. A có phân tử khối là:
A. 231
B. 302
C. 373
D. 160
Câu 4: Bradikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nonapeptit có công thức là:
Arg-Pro-Pro-Gly-Phe-Ser-Pro-Phe-Arg. Khi thủy phân không hoàn toàn peptit này có thể thu được bao
nhiêu tripeptit mà thành phần có chứa phenyl alanin (phe)?
A. 4
B. 6
C. 5
D. 3
Câu 5: Polime nào có cấu tạo mạng không gian:
A. Cao su lưu hóa
B. Cao su Buna-S
C. P.E
D. Poliisopren
Câu 6: Khối lượng phân tử của tơ capron là 15.000 đvC. Tính số mắt xích trong phân tử của loại tơ này:
A. 113


B. 118
C. 181
D. 133
Câu 7: Amino axit nào sau đây có hai nhóm amino?
A. Valin.
B. Alanin.
C. Lysin.
D. Axit Glutamic.
Câu 8: Để phân biệt dd xà phòng, dd hồ tinh bột, lòng trắng trứng ta sẽ dùng thuốc thử nào sau đây:
A. Kết hợp I2 và AgNO3/NH3.
B. Chỉ dùng Cu(OH)2.
C. Chỉ dùng I2.
D. Kết hợp I2 và Cu(OH)2.
Câu 9: X là một aminoaxit no chỉ chứa 1 nhóm - NH 2 và 1 nhóm COOH. Cho 0,89 gam X tác dụng với
HCl vừa đủ tạo ra 1,255 gam muối. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3-CH(NH2)-COOH
B. CH3-CH(NH2)-CH2-COOH
C. H2N-CH2-COOH
D. C3H7-CH(NH2)-COOH
Câu 10: Peptit có công thức cấu tạo như sau:
H2N-CH-CO-NH-CH2-CO-NH-CH-COOH
CH3
CH(CH3)2.
Tên gọi đúng của peptit trên là:
A. Ala-Gly-Val.
B. Ala-Ala-Val.
C. Gly-Ala-Gly.
D. Gly-Val-Ala.
Câu 11: Nilon-6,6 là polime điều chế từ phản ứng:
A. Đồng trùng hợp

B. Đồng trùng ngưng C. Trùng ngưng
D. Trùng hợp
+ NaOH
+ HCl
Câu 12: Cho sơ đồ biến hóa sau: Alanin →
X 
→ Y. Chất Y là:
A. CH3-CH(NH3Cl)COOH
B. CH3-CH(NH3Cl)COONa
C. H2N-CH2-CH2-COOH
D. CH3-CH(NH2)-COONa
Câu 13: Thuỷ phân không hoàn toàn tetra peptit (X), ngoài các α- amino axit còn thu được các đipetit:
Gly-Ala; Phe-Va; Ala-Phe. Cấu tạo nào sau đây là đúng của X.
A. Gly-Ala-Phe-Val
B. Ala-Val-Phe-Gly
C. Gly-Ala-Val-Phe
D. Val-Phe-Gly-Ala
Câu 14: Có 4 dung dịch loãng không màu đựng trong bốn ống nghiệm riêng biệt, không dán nhãn:
Abumin, Glixerol, CH3COOH, NaOH. Chọn một trong các thuốc thử sau để phân biệt 4 chất trên:
A. Quỳ tím
B. Phenol phtalein.
C. CuSO4.
D. HNO3 đặc.
Câu 15: Có thể điều chế được bao nhiêu tấn cao su Buna từ 2,9 tấn n-Butan. Hiệu suất của cả quá trình là
60%.
A. 1,62
B. 5,4
C. 2,7
D. 3,24
Câu 16: Có 4 hóa chất: metylamin (1), phenylamin (2), điphenylamin (3), đimetylamin (4). Thứ tự tăng

dần lực bazơ là:
A. (3), (2), (1), (4).
B. (2), (3), (1), (4)
C. (2), (3), (1), (4)
D. (4), (1), (2), (3)
Câu 17: Polime có công thức (-CO-[CH2]4-CO-NH-[CH2]6-NH-)n thuộc loại:
A. Chất dẻo
B. Tơ nilon
C. Keo dán
D. Cao su
Trường THPT Lại Sơn

GV: Lê Thanh Tâm

Page 1


Câu 18: Cho các polime sau đây: Bông (1); Tơ tằm (2); Len (3); Tơ visco (4); Tơ enan (5); Tơ axetat (6);
Tơ nilon (7); Tơ capron (8). Loại có nguồn gốc từ xenlulozơ là:
A. (1), (3), (7).
B. (2), (4), (8).
C. (1), (4), (6).
D. (3), (5), (7).
Câu 19: Để trung hòa 20 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 22,5% cần dùng 100ml dung
dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là:
A. C2H7N
B. CH5N
C. C3H5N
D. C3H7N
Câu 20: Một amin đơn chức có chứa 31,111%N về khối lượng. Công thức phân tử của amin đó là:

A. CH5N
B. C2H7N
C. C3H9N
D. C4H11N
Câu 21: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Các amin đều có thể kết hợp với proton
B. Tính bazo của các amin đều mạnh hơn NH3
C. Metylamin có tính bazo mạnh hơn anilin
D. Công thức tổng quát của các amin no, mạch hở là CnH2n+2+kNk
Câu 22: Cho 11,25 gam C2H5NH2 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl x(M). Sau khi phản ứng xong thu
được dung dịch có chứa 22,2 gam chất tan. Giá trị của x là
A. 1,3
B. 1,25
C. 1,36M
D. 1,5
Câu 23: Khối lượng của 1 đoạn mạch nilon-6,6 là 14012 đvC và 1 đoạn mạch tơ capron là 8475 đvC. Số
lượng mắt xích trong 2 đoạn mạch trên lần lượt là:
A. 62 và 75.
B. 195 và 160
C. 206 và 157
D. 132 và 74.
Câu 24: Để điều chế 2,7 tấn polistiren cần bao nhiêu tấn stiren, biết rằng hiệu suất của quá trình điều chế
này 90%.
A. 2,43.
B. 0,27.
C. 3.
D. 24,3.
Câu 25: Hãy chỉ ra điều sai trong các trường hợp:
A. Amin tác dụng với axit cho muối
B. Các amin đều có tính bazơ

C. Amin là hợp chất hữu cơ có tính lưỡng tính D. Tính bazơ của anilin yếu hơn NH3
Câu 26: Cho 17,7 gam một ankyl amin tác dụng với dung dịch FeCl 3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Công
thức phân tử của ankyl amin là:
A. C2H7N.
B. C3H9N.
C. C4H11N.
D. CH5N.
Câu 27: Tơ nilon-6,6 có công thức là:
A. (-NH-[CH2]5-CO-)n.
B. (-NH-[CH2]6-CO-)n.
C. (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n.
D. (-OC-C6H4-COO-CH2-CH2-O-)n.
Câu 28: Trong những polime dưới đây, polime nào là sản phẩm trùng ngưng?
A. policaproamit.
B. poli (vinyl clorua). C. cao su buna-S.
D. polietilen.
Câu 29: Tripeptit là hợp chất
A. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.
B. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau.
C. có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.
D. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit.
Câu 30: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là:
A. anilin.
B. Glyxin.
C. metylamin.
D. axit glutamic.
Câu 31: Tìm công thức cấu tạo của chất X ở trong phương trình phản ứng sau:
C4H9O2N + NaOH → (X) + CH3OH
A. CH3-COONH4
B. H2N-CH2-CH2-COONa

C. CH3-CH2-CH2-CONH2
D. CH3-CH2-CONH2
Câu 32: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
A. tơ visco.
B. tơ nilon-6,6.
C. tơ tằm.
D. tơ capron.
Câu 33: Tơ lapsan thuộc loại
A. tơ poliamit.
B. tơ visco.
C. tơ polieste.
D. tơ axetat
Câu 34: Cho 5,58 gam anilin tác dụng với dung dịch brom, sau phản ứng thu được 13,2 gam kết tủa
2,4,6-tribromanilin. Khối lượng brom đã phản ứng là:
A. 7,26 gam
B. 19,2 gam
C. 9,6 gam
D. 28,8 gam
Câu 35: Khi cho axit aminoaxetic tác dụng với ancol metylic có mặt khí HCl thì sản phẩm hữu cơ thu
được là:
A. ClH3N−CH2−COOCH3
B. H2N−CH2−COOCH3
C. ClNH3−CH2−COOC2H5
D. ClH3N−CH2−COOH
Trường THPT Lại Sơn

GV: Lê Thanh Tâm

Page 2



Câu 36: Tơ nilon-6,6 được tổng hợp từ phản ứng
A. trùng hợp từ caprolactam
B. trùng ngưng giữa axit ađipic và hexametylen điamin
C. trùng ngưng từ caprolactam
D. trùng hợp giữa axit ađipic và hexametylen điamin
Câu 37: Cho các loại tơ: bông, tơ capron, xenlulozơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là:
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
Câu 38: Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là:
A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
Câu 39: Cho 17,8 gam amino axit (X) tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 22,2 gam muối khan.
Công thức phân tử của (X) là
A. C3H5O2N
B. C3H7O2N
C. C5H9O2N
D. C4H9O2N
Câu 40: Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH2COOH, CH3COOH và C2H5NH2 chỉ cần dùng một thuốc thử là
A. dung dịch NaOH. B. dung dịch HCl.
C. natri kim loại.
D. quỳ tím.
Câu 41: Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron
là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là
A. 113 và 152.
B. 113 và 114.

C. 121 và 152.
D. 121 và 114.
Câu 42: Cho 2,1 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng
hết với dung dịch HCl (dư), thu được 3,925 gam hỗn hợp muối. Công thức của 2 amin trong hỗn hợp X là
A. C2H5NH2 và C3H7NH2.
B. CH3NH2 và C2H5NH2.
C. CH3NH2 và (CH3)3N. D. C3H7NH2 và C4H9NH2.
Câu 43: Trung hòa 11,4 gam một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M . CTPT của X là
A. C2H5N
B. CH5N
C. C3H9N
D. C3H7N
Câu 44: Hợp chất CH -CH(NH2)-COOH có tên là:
A. Alanin.
B. Axit β - amino propanoic.
C. Axit α - amino propanoic
D. Axit 2 - amino propionic.
Câu 45: Glixin không tác dụng với
A. H2SO4 loãng.
B. NaCl
C. CaCO3.
D. C2H5OH.
Câu 46: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm; tơ visco; tơ nilon-6,6; tơ axetat; tơ capron; tơ enang. Những loại
tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ tằm và tơ enang.
B. Tơ visco và tơ nilon-6,6.
C. Tơ visco và tơ axetat.
D. Tơ nilon-6,6 và tơ capron.
Câu 47: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:
A. stiren; clobenzen; isopren; but-1-en.

B. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen.
C. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en.
D. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua.
Câu 48: Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
A. glixeron, axit axetic, glucozơ
B. lòng trắng trứng, fructozơ, axeton
C. anđêhit axetic, saccarozơ, axit axetic
D. fructozơ, axit acrylic, ancol etylic
Câu 49: Tơ lapsan thuộc loại tơ
A. tơ axetat
B. tơ visco
C. poli este
D. poli amit
Câu 50: Cao su lưu hóa chứa 2% lưu huỳnh. Có bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu nối lưu huỳnh
-S-S- .Giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở cầu metylen (-CH2-) trong mạch cao su.
A. 46.
B. 47.
C. 37.
D. 36.
Câu 51: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng ?
A. poliacrilonitrin
B. poli(metyl metacrylat)
C. polistiren
D. poli(etylen - terephtalat)
Câu 52: Cho 0,1 mol amino axit X phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 1M, thu được muối Y.
Toàn bộ lượng muối Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M, thu được 24,95 gam muối.
Công thức phân tử của X là (cho H=1, C=12, N=14, O=16, Na=23, Cl=35,5)
A. C5H9O4N.
B. C5H6O6N.
C. C6H11O4N.

D. C6H8O6N.
Trường THPT Lại Sơn

GV: Lê Thanh Tâm

Page 3



×