Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.4 KB, 132 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN VĂN TÚ

DẠY NGHĨA CỦA TỪ VÀ CÁC LỚP TỪ CÓ
QUAN HỆ VỀ NGỮ NGHĨA CHO HỌC SINH LỚP 5

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

HÀ NỘI, 2011


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN VĂN TÚ

DẠY NGHĨA CỦA TỪ VÀ CÁC LỚP TỪ CÓ QUAN
HỆ VỀ NGỮ NGHĨA CHO HỌC SINH LỚP 5

Chuyên ngành: GIÁO DỤC HỌC (Bậc tiểu học)
Mã số :

60 14 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC



Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠN THỊ HÒA

HÀ NỘI, 2011


3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu viết luận văn tại
trường ĐHSP Hà nội 2, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm tận tình dạy bảo
của các thầy cô trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu viết luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô, đặc biệt là bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc nhất đến TS. Phạm Thị Hòa - người đã dành rất nhiều thời gian và
tâm huyết để hướng dẫn, nghiên cứu và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, các thầy cô và học
sinh của hai trường tiểu học Khám Lạng, và tiểu học Thị Trấn Đồi Ngô huyện
Lục Nam đã tạo điều kiện giúp tôi tham gia điều tra, khảo sát và tổ chức dạy
thực nghiệm. Đồng thời cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên tiểu học
Phòng GD&ĐT huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo, chia sẻ giúp tôi
thực hiện luận văn này.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt
tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của quý thầy cô và
đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2011
Học viên thực hiện


Nguyễn Văn Tú


4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan mọi thông tin trích dẫn và kết quả điều tra, khảo sát,
thực nghiệm trong luận văn này là trung thực, không trùng lặp với bất kỳ công
trình nghiên cứu nào khác đã công bố.
Học viên thực hiện

Nguyễn Văn Tú


5

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………………………......…..……

T1

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................

3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................


3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................

4

5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................

4

6. Giả thuyết khoa học...................................................................................

4

7.Bố cục luận văn........................................................................................... 4
PHẦN NỘI DUNG....................................................................................... 6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN………........……

6

1.1. Cơ sở lý thuyết…......…………………………….….……....………..

6

1.1.1. Khái quát về nghĩa của từ………………………..……...…….…..

6

1.1.1.1. Các thành phần nghĩa của từ……………………………...….……. 7
1.1.1.2. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ…………………...……...….……..


12

1.1.2. Các quan hệ ngữ nghĩa trong từ…………………….……...……..

16

1.1.2.1. Quan hệ đồng nghĩa và hiện tượng đồng nghĩa trong tiếng Việt ...

16

1.1.2.2. Quan hệ trái nghĩa và hiện tượng trái nghĩa……………....……….

21

1.1.2.3. Hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa và hiện tượng nhiều nghĩa ......... 26
1.1.3. Đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học và việc dạy học nghĩa của từ. 27
1.2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................... 29
1.2.1. Thực trạng việc dạy học nghĩa của từ cho học sinh lớp 5.............. 29
1.2.2. Kết quả điều tra.................................................................................
1.2.2.1. Khả năng giải nghĩa từ của giáo viên..............................................
1.2.2.2. Khả năng hiểu nghĩa từ của học sinh...............................................

31
31
35

1.2.3. Thực trạng hoạt động dạy học từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa ..... 38
1.2.3.1. Khả năng hiểu biết về hiện tượng đồng nghĩa và trái nghĩa của



6

giáo viên.....................................................................................................

38

1.2.3.2. Khả năng nhận biết và sử dụng từ đồng nghĩa và trái nghĩa của học
sinh. ..............................................................................................................

42

Tiểu kết chương 1.......................................................................................

45

CHƯƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP DẠY NGHĨA CỦA TỪ VÀ CÁC
LỚP TỪ CÓ QUAN HỆ VỀ NGỮ NGHĨA CHO HỌC SINH LỚP 5 ... 47
2.1. Dạy nghĩa của từ cho học sinh lớp 5.................................................... 47
2.1.1. Các biện pháp giải nghĩa từ cho học sinh lớp 5..............................

48

2.1.1.1. Giải nghĩa bằng định nghĩa..............................................................

49

2.1.1.2. Giải nghĩa theo lối so sánh từ đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái
nghĩa..............................................................................................................


58

2.1.1.3. Giải nghĩa theo cách miêu tả............................................................

61

2.1.1.4. Giải nghĩa theo cách phân tích từ ra từng tiếng và giải nghĩa từng
tiếng này........................................................................................................

62

2.1.2. Các biện pháp tìm hiểu ý nghĩa của một số từ ngữ có giá trị nghệ
thuật trong văn bản Tập đọc....................................................................... 62
2.1.2.1. Nhận diện các từ ngữ nghệ thuật......................................................

63

2.1.2.2. Đặt từ cần tìm hiểu trong hệ thống để phân tích............................... 64
2.1.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa nghĩa chính và nghĩa chuyển của từ
nhiều nghĩa....................................................................................................

66

2.2. Dạy các từ có quan hệ về ngữ nghĩa..................................................

68

2.2.1. Cấu trúc nội dung bài học các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa
trong sách giáo khoa....................................................................................


68

2.2.1.1. Cấu trúc nội dung bài học lý thuyết.................................................. 68
2.2.1.2. Cấu trúc nội dung bài học luyện tập về các lớp từ........................... 69
2.2.2. Một số bài tập thực hành về từ đồng nghĩa, trái nghĩa.................. 69
Tiểu kết chương 2.......................................................................................

87


7

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..............................................

89

3.1. Định hướng thực nghiệm.....................................................................

89

3.1.1. Mục đích thực nghiệm.........................................................................

89

3.1.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm..............................................

89

3.1.2.1. Nội dung thực nghiệm......................................................................


89

3.1.2.2. Phương pháp thực nghiệm................................................................

89

3.1.3. Đối tượng, địa bàn thực nghiệm.........................................................

89

3.1.4. Tiến hành thực nghiệm.......................................................................

90

3.2. Thiết kế và tổ chức thực nghiệm.........................................................

90

3.2.1. Giáo án thực nghiệm. .........................................................................

90

3.2.2. Giáo án thực nghiệm……………………...……….….......…………

96

3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm…………………………….………… 101
3.3.1. Kết quả thực nghiệm………………………….....…….…………….

101


3.3.2. Nhận xét kết quả thực nghiệm……………………......……………..

102

3.3.2.1. Nhận xét giờ dạy thực nghiệm………………..……...……………

102

3.3.2.2. Nhận xét kết quả bài làm của học sinh………..……..….…………

107

KẾT LUẬN................................................................................................... 111
PHỤ LỤC.....................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................


8

BẢNG KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DTB

Dưới trung bình

ĐC

Đối chứng

GV


Giáo viên

HS

Học sinh

KG

Khá giỏi

LTVC

Luyện từ và câu

MRVT

Mở rộng vốn từ

PPDHTV

Phương pháp dạy học tiếng Việt

SGK

Sách giáo khoa

TN

Thực nghiệm



9

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ có vai trò rất quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Con người muốn
tư duy phải có ngôn ngữ. Không có vốn từ đầy đủ, con người không thể sử
dụng ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp. Việc dạy từ ngữ ở tiểu học sẽ
tạo cho học sinh có năng lực từ ngữ, giúp cho học sinh nắm được tiếng mẹ đẻ,
có phương tiện giao tiếp để phát triển toàn diện. Vốn từ của học sinh càng
giàu bao nhiêu thì khả năng chọn từ càng lớn, càng chính xác, hoạt động giao
tiếp sẽ thể hiện rõ ràng và đặc sắc hơn.
Quyết định số 43/BGD&ĐT ngày 9/11/2001 của Bộ giáo dục và đào
tạo đã nêu rõ Mục tiêu của môn Tiếng Việt đó là:
(1) Hình thành và phát triển ở học sinh tiểu học các kỹ năng sử dụng
tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) và cung cấp những kiến thức sơ giản, gắn trực
tiếp với việc học tiếng Việt, nhằm tạo ra ở học sinh năng lực dùng tiếng Việt
để học tập ở cấp tiểu học và cấp học cao hơn, để giao tiếp trong các môi
trường hoạt động lứa tuổi. Thông qua việc dạy tiếng Việt, góp phần rèn luyện
cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán..)
(2) Cung cấp những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người,
về văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài để từ đó.
(3) Góp phần bồi dưỡng tình yêu, cái đẹp, cái thiện, lòng trung thực,
lòng tốt, lẽ phải và sự công bằng xã hội; góp phần hình thành lòng yêu mến và
thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, và hình thành nhân
cách con người Việt Nam hiện đại. Có tri thức, biết tiếp thu truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, biết rèn luyện lối sống lành mạnh, ham thích làm việc và có
khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội sau này.
Với mục tiêu như trên, môn Tiếng Việt đóng vai trò hết sức quan trọng,

giúp trẻ chiếm lĩnh tri thức mới, hình thành và phát triển năng lực sử dụng


10

tiếng Việt trong học tập và trong giao tiếp. Ngay từ bậc tiểu học, học sinh
được chú trọng dạy từ, trong đó dạy giải nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ
về ngữ nghĩa là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Mặc dù vấn đề nghĩa của từ, các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa và việc
dạy vấn đề này ở trường tiểu học không gây nhiều tranh cãi như việc dạy nội
dung cấu tạo từ, nhưng đây lại là công việc không mấy dễ dàng bởi vì nghĩa
của từ là một hiện tượng phức tạp trừu tượng khó nắm bắt. Trong khi đó tư
duy của học sinh tiểu học chủ yếu thiên về cụ thể chưa phát triển tư duy trừu
tượng. Điều này đòi hỏi giáo viên cần phải tìm ra được biện pháp dạy học
thích hợp với tâm lý nhận thức của các em. Bên cạnh cách tốt nhất là dựa vào
từ điển để tránh việc giải nghĩa từ ngô nghê, tối nghĩa, giáo viên còn phải xây
dựng hệ thống bài tập thực hành tìm hiểu nghĩa của từ sao cho đa dạng, sinh
động, thiết thực.
- Nghiên cứu về vấn đề dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về
ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5 đã có một số công trình nghiên cứu đi trước đề
cập tới một vài phương diện. Có thể tạm chia các công trình đó theo hai
hướng nghiên cứu sau:
- Hướng thứ nhất:
Các công trình nghiên cứu có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề
tài.
Tiêu biểu cho hướng này là các giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng
Việt ở bậc tiểu học. Trong các giáo trình này các tác giả đã gợi ý một số biện
pháp giải nghĩa của từ thông qua một vài ví dụ cụ thể. Nhìn chung đây mới
chỉ là định hướng lý thuyết, còn việc sử dụng các biện pháp giải nghĩa từ phù
hợp với từng đối tượng học sinh ra sao vẫn là một khoảng trống còn bỏ ngỏ.

Bên cạnh các giáo trình phương pháp là các giáo trình từ vựng ngữ
nghĩa và một số bài nghiên cứu trên tạp chí ngôn ngữ, tạp chí giáo dục. Các


11

tác giả đã chú ý đến việc tìm hiểu đặc trưng ngữ nghĩa của từ theo từng kiểu
cấu tạo, theo khuôn vần (Đỗ Hữu Châu - Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt;
Hoàng Văn Hành – tìm hiểu các từ láy có cùng khuôn vần; Trương Chính với
công trình Giải thích các từ gần âm, gần nghĩa dễ nhầm lẫn)
- Hướng thứ hai:
Bàn trực tiếp đến các vấn đề mà luận văn quan tâm. Tác giả: Phan
Thiều - Lê Hữu Tỉnh trong “Dạy học ngôn ngữ ở tiểu học” đã đưa ra một số
biện pháp giải nghĩa của từ, một số bài tập dạy học sinh tìm từ đồng nghĩa,
trái nghĩa. Nhưng phạm vi nghiên cứu của các tác giả là hoạt động dạy và học
các nội dung trên theo chương trình và sách giáo khoa trước năm 2000. Luận
văn của chúng tôi kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình đi
trước và đi sâu hơn đến việc dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ
nghĩa cho học sinh lớp 5 theo chương trình tiếng Việt hiện hành. Đây là nội
dung mà các công trình đi trước chưa xem xét một cách hệ thống và cụ thể.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm nâng cao năng lực hiểu nghĩa của từ và kĩ năng sử dụng các lớp
từ có quan hệ về nghĩa trong hoạt động lĩnh hội, hoạt động sản sinh văn bản
cho học sinh lớp 5.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích trên luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ cơ
bản sau:
- Tổng hợp những vấn đề lý thuyết và thực tiễn để xây dựng được cơ sở
lý luận cho đề tài.
- Tìm các biện pháp dạy nghĩa của từ và xây dựng được hệ thống bài tập

rèn kĩ năng sử dụng các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5.
- Tiến hành dạy thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi của những đề
xuất mà luận văn đã đưa ra.


12

4. ĐÔI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động dạy học nghĩa của từ
và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5.
4.2. Phạm vi nghiên cứu hoạt động dạy học nghĩa của từ được giới hạn
theo chuẩn kiến thức cần đạt được cho học sinh lớp 5 và hoạt động dạy học
các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa chỉ được tiến hành ở phạm vi các lớp từ
đồng nghĩa, trái nghĩa.
Địa bàn nghiên cứu giới hạn hai trường tiểu học Khám Lạng và trường
tiểu học thị trấn Đồi Ngô huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phương pháp này được cụ thể
bằng các thủ pháp: phân tích tổng hợp so sánh, khái quát.
- Phương pháp điều tra khảo sát: phương pháp này được dùng để điều
tra năng lực hiểu nghĩa của từ và khả năng sử dụng các từ đồng nghĩa, trái
nghĩa của học sinh.
- Phương pháp thực nghiệm: phương pháp này được dùng để thực hiện
các nhiệm vụ cụ thể như xây dựng thiết kế thực nghiệm, sử dụng các công cụ
đo lường đánh giá thực nghiệm.
6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu đề tài nghiên cứu thành công nghĩa là đưa ra được các biện pháp
giải nghĩa từ thích hợp và xây dựng được hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng
các lớp từ đồng nghĩa, trái nghĩa thì sẽ giúp các em có năng lực giải nghĩa từ
nói chung, từ ngữ nghệ thuật trong văn bản Tập đọc nói riêng, từ đó nâng cao

được chất lượng học tập môn tiếng Việt cho học sinh tiểu học.
7. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo luận văn gồm ba
chương.


13

Chương 1. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn
Chương 2. Một số biện pháp dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ
về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5.
Chương 3. Thực nghiệm
- Thực hành về tìm hiểu nghĩa của từ
- Thực hành về từ đồng nghĩa


14

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý thuyết
1.1.1. Khái quát về nghĩa của từ
Nghĩa của từ là toàn bộ nội dung tinh thần mà một từ (hay một ngữ cố
định) gợi ra khi chúng ta tiếp xúc với từ đó. Nhờ nghĩa của từ mà chúng ta kết
hợp từ với từ để tạo nên nghĩa của câu và nhờ nghĩa của từ trong một câu mà
chúng ta hiểu được câu đó.
Khi nghiên cứu vấn đề nghĩa của từ, người ta thấy có khá nhiều nhân
tố liên quan tới việc hình thành nghĩa của từ như: hình thức ngữ âm của từ, sự
vật hiện tượng được gọi tên, khái niệm được từ biểu thị, những yếu tố thuộc
hệ thống ngôn ngữ chi phối liên quan đến nghĩa của từ; tình cảm, thái độ, ý

thức tư tưởng, cách cảm nghĩ của người sử dụng ngôn ngữ; văn cảnh mà từ
xuất hiện….Trong các nhân tố nói trên, những nhân tố được coi là quan trọng
nhất liên quan đến việc hình thành nghĩa từ vựng của từ là sự vật, hiện tượng
được gọi tên, khái niệm được từ biểu thị là những yếu tố thuộc hệ thống ngôn
ngữ. Có thể hình dung quá trình hình thành nghĩa của từ như sau: sự vật, hiện
tượng trong thực tế khách quan phản ánh vào tư duy con người thành các khái
niệm (nội dung của khái niệm chứa đựng những hiểu biết của con người về
những thuộc tính bối cảnh của sự vật, hiện tượng). Các khái niệm ấy đi vào hệ
thống ngôn ngữ, được ngôn ngữ hóa, trở thành nghĩa của từ. Lúc đó, nghĩa
của từ là hiện tượng ngôn ngữ, tồn tại trong khuôn khổ của một hệ thống ngôn
ngữ nhất định.
Ngữ nghĩa học ngày nay cho rằng cái gọi là ý nghĩa của từ không phải
là một khối không phân hóa mà là một tập hợp một số thành phần nhất định.


15

1.1.1.1. Các thành phần nghĩa của từ
Khi xem xét các thành phần nghĩa của từ thực chất chúng ta xem xét
nghĩa của các từ thực, nghĩa của các từ này là một thể thống nhất gồm bốn
thành phần nghĩa: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái và nghĩa
ngữ pháp. Tất cả bốn thành phần nghĩa vừa nêu đều là kết quả của các quan
hệ trong từ vựng của một ngôn ngữ mà có. Mỗi thành phần nghĩa đó đều có
tính cấu trúc, có nghĩa là đều bị quy định bởi quan hệ với các từ khác….Sau
đây chúng ta lần lượt xem xét từng thành phần nghĩa một.
a, Nghĩa biểu vật
Khái niệm “vật” (sự vật hiện tượng) trong thuật ngữ nghĩa biểu vật cần
được hiểu không chỉ là các sự vật mà còn là các hiện tượng, các quá trình, các
tính chất, đặc điểm. Như vậy nghĩa biểu vật là loại sự vật hiện tượng hành
động tính chất trong thực tế khách quan được từ gọi tên. Nghĩa biểu vật của

từ “cây” là tất cả các cây chúng ta nhìn thấy, của từ “nhà” là tất cả các nhà có
trong đời sống, nhà mái bằng đến nhà lợp ngói, nhà gỗ, nhà tranh….Nghĩa
biểu vật của từ “đi” là tất cả vận động dời chỗ của người, động vật. Nghĩa
biểu vật của từ “xanh” là tất cả các mầu sắc của cỏ cây, của mầu nước biển….
Tuy nhiên cũng cần hiểu rằng, nghĩa biểu vật của từ không đồng nhất với sự
vật, hoạt động, tính chất…mà chỉ gợi ra sự vật, hiện tượng, tính chất. Mỗi
nghĩa biểu vật của từ là một mảnh của hiện tượng khách quan được phản ánh
trong từ, trong ngôn ngữ. Cũng cần biết thêm rằng: sự vật, hiện tượng, tính
chất…tồn tại trong thực tế khách quan mang tính cụ thể, cá thể, đơn lẻ, phong
phú, đa dạng…nhưng nghĩa biểu vật lại mang tính khái quát. Nó chỉ cả chủng
loại sự vật, hiện tượng chứ không nhằm chỉ riêng một sự vật, hiện tượng nào
(trừ các danh từ riêng trong ngôn ngữ) thì nghĩa biểu vật tương ứng với một
sự vật cá biệt.


16

Nghĩa biểu vật của từ còn là phạm vi sự vật mà từ đó được sử dụng.
Nghĩa biểu vật của từ “sủa” là các loài chó. Gà, vịt không phải là nghĩa biểu
vật của “sủa” (trong thực tế nếu chúng ta dùng từ “sủa” cho người thì đã vật
hóa thậm chí là chó hóa người được nói tới. Nghĩa biểu vật của từ chăm chỉ,
hiền lành, thông minh, cần cù…là người; động vật, đồ vật, cây cỏ…không
phải là nghĩa biểu vật của những động từ này. Còn khi ta nói chú mèo thông
minh, chị chổi chăm chỉ thì ta đã nhân hóa, đưa phạm vi biểu vật của từ
chăm chỉ, thông minh sang phạm vi biểu vật mới.
Khi dạy Luyện từ và câu, sự hiểu biết về thành phần nghĩa biểu vật rất
cần thiết cho giáo viên trong hoạt động dạy nghĩa từ. Biện pháp giải nghĩa từ
theo lối trực quan đưa ra tranh, ảnh, hoặc là vật thật để cho học sinh hình
dung ra sự vật, hiện tượng mà từ gọi tên chính là giải nghĩa thành phần nghĩa
biểu vật. Nghĩa biểu vật của từ được người bản ngữ nhận biết từ rất sớm là

loại nghĩa mà trẻ em làm quen tiếp xúc đầu tiên. Khi có ý niệm phân biệt sự
vật này và sự vật kia, hoạt động này với hoạt động khác các em sẽ có cơ sở
tiến tới phân biệt các thuộc tính bản chất và không bản chất của sự vật hiện
tượng và mới hiểu sự vật hiện tượng ấy là gì.
Như vậy có thể kết luận: nghĩa biểu vật là một phạm trù của ngôn ngữ,
là kết quả của sự ngôn ngữ hóa các sự vật ngoài ngôn ngữ.
b, Nghĩa biểu niệm
Có thể nói một cách khái quát nghĩa biểu niệm của từ là thành phần
nghĩa chứa đựng những hiểu biết của con người về những thuộc tính bản chất
của sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan. Như vậy nghĩa biểu niệm của
từ là hiểu biết về nghĩa biểu vật của từ. Cần chú ý, nói nghĩa biểu niệm là
hiểu biết về nghĩa biểu vật, không phải hiểu biết về chính sự vật có thực ở
ngoài đời. Hiểu biết về sự vật ở ngoài đời là khái niệm về sự vật đó. Như vậy,
nếu nghĩa biểu vật là sự ngôn ngữ hóa sự vật ngoài đời thì nghĩa biểu niệm là


17

sự ngôn ngữ hóa khái niệm về sự vật. Như thế cũng có nghĩa là nghĩa còn do
quan hệ giữa các nghĩa biểu niệm trong từ vựng của một ngôn ngữ mà có.
Cần phân biệt nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm. Chúng ta có thể nói một
cách dễ dàng “nhà” (trong cái nhà) chỉ sự vật nào trong thực tế, nhưng yêu
cầu giải nghĩa từ nhà thì lại lúng túng, diễn đạt khó khăn. Tương tự chúng ta
có thể hình dung trong đầu về màu đỏ, xanh nhưng giải nghĩa đỏ, xanh là gì?.
Chúng ta cũng không dễ dàng diễn đạt hiểu biết của chúng ta về những từ ấy
được ngay.
Nghĩa biểu niệm của từ có thể phân định, chia tách được thành từng
phần nhỏ. Mỗi phần nhỏ ấy là một nét nghĩa. Tập hợp các nét nghĩa ấy lại ta
có một cấu trúc biểu niệm của từ. Cách trình bày, miêu tả các nét nghĩa trong
một cấu trúc nghĩa biểu niệm của từ như sau (mỗi nét nghĩa được đặt trong

một dấu ngoặc đơn):
“Bàn”: (đồ dùng)(có mặt phẳng được đặt cách mặt nền một khoảng đủ
lớn bởi các chân) (bằng nguyên liệu rắn) (dùng để đặt các đồ vật khác hay
sách vở khi viết lách, nghiên cứu).
“Đi”: (hoạt động) (dời chỗ)(…) (tư thế thân hình thẳng bình thường)
(hai bàn chân không đồng thời nhấc khỏi mặt đất) (tốc độ bình thường).
“Hiền”: (tính chất tâm lý) (của người) (không gây tác hại cho người
khác) (dù bị người đó gây tác hại cho mình).
Trong các nét nghĩa tạo thành nghĩa biểu niệm có những nét nghĩa
chung, có mặt trong nhiều từ. Tập hợp các nét nghĩa khái quát này sẽ thành
cái “khuôn” để khi thêm vào đó những nét nghĩa cụ thể hơn ta sẽ được các
nghĩa biểu niệm cụ thể của từng từ.
Ví dụ: Nét nghĩa (sự vật), (đồ dùng học tập) có mặt trong tất cả các từ
sách vở, bút, êke, thước kẻ. Hoặc nét nghĩa (hoạt động), (di chuyển, dời chỗ)
là nét nghĩa chung của các từ đi, chạy, nhảy, lăn, lê, bò… có thể khái quát lại:


18

ý nghĩa biểu niệm của từ là tập hợp của một số nét nghĩa chung và riêng, khái
quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự, một quan hệ nhất định.
c, Nghĩa biểu thái
Nghĩa biểu thái là thành phần nghĩa biểu thị tình cảm, thái độ đánh giá
xấu tốt đi kèm với nghĩa biểu niệm. Thuộc phạm vi ý nghĩa biểu thái của từ
là các nhân tố: nhân tố cảm xúc dễ chịu, khó chịu, sợ hãi; nhân tố thái độ như
trọng khinh, yêu, ghét và những nhân tố đánh giá như: to, nhỏ, nặng, yếu, tốt,
xấu…mà từ gợi ra cho người nói và người nghe cảm nhận được.
Nghĩa biểu thái phản ánh quan hệ của người sử dụng ngôn ngữ đối với từ.
Ví dụ: Hai từ “ ngoan cố, ngoan cường” có cùng nghĩa biểu vật, biểu
niệm nhưng khác nhau về nghĩa biểu niệm. Ngoan cố có nghĩa xấu còn ngoan

cường có nghĩa tốt tán dương.
Ba thành phần nghĩa trên nghĩa biểu vật, biểu niệm được gọi gộp chung
là nghĩa từ vựng. Nó phản ánh ba góc nhìn về các quan hệ khác nhau của từ:
quan hệ giữa từ với sự vật hiện tượng thực tế khách quan, quan hệ giữa từ với
khái niệm, và quan hệ giữa từ với người sử dụng. Vì từ là môt thể thống nhất
cho nên mỗi thành phần ý nghĩa là một trong những phương diện khác nhau
của thể thống nhất đó. Sự hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của từ là hiểu biết thấu
đáo từng mặt một nhưng cũng phải là sự hiểu biết tổng quát về những mối
liên hệ quy định lẫn nhau giữa chúng.
Dạy nghĩa của từ cho học sinh tiểu học, mặc dù khó nhưng vẫn phải
giảng như thế nào đó để cho học sinh hiểu một cách cơ bản các thành phần ý
nghĩa trên.
Ví dụ: Khi giải nghĩa có thể Gv cho học sinh quan sát tranh, nhìn thấy
vật thật

(Hs được tiếp xúc với thành phần nghĩa biểu vật của từ) kèm theo

lời giải nghĩa một cách giản dị từ những dấu hiệu đơn giản nhất của sự vật


19

hiện tượng... (nghĩa biểu niệm của từ) đồng thời cho học sinh hiểu được
thành phần nghĩa biểu thái được gửi gắm trong đó. .
d, Nghĩa ngữ pháp
Căn cứ vào đặc điểm ngữ pháp, các từ được chia thành các từ loại. Các
từ loại lớn lại chia thành những tiểu loại. Xem xét cấu trúc nghĩa biểu niệm
của từ chúng ta thấy: nghĩa biểu niệm của từ có một cái khuôn gồm các nét
nghĩa chung. Cái khuôn này chính là nghĩa các từ loại, tức là nghĩa ngữ pháp
của từ đó.

Ví dụ: các động từ ra, vào, lên, xuống, tới, lui có khuôn chung: /hoạt
động/, /vận động dời chỗ/, /không có cách thức/, /theo hướng… so với điểm
xuất phát hay điểm tới. Các từ bò, lăn, trườn, chạy, bay, đi…có nét nghĩa
chung: /hoạt động/, /vận động dời chỗ/, /theo những cách thức nhất đinh/,
/không có hướng. Các từ đẩy, xô, ném, kéo, phóng, bắn…có khuôn chung:
/hoạt động/, /làm cho sự vật khác dời chỗ/, /theo những cách thức nhất định/,
/theo những hướng nhất định so với vật tạo ra lực/. Cái khuôn chung đó là
nghĩa ngữ pháp tiểu loại nằm trong tiểu loại lớn hơn: /vận động dời chỗ/.
Nghĩa tiểu loại lớn này lại nằm trong ý nghĩa từ loại chung nhất:/ hoạt động/.
Đây là nghĩa từ loại của từ loại động từ.
Từ tiếng Việt, do không có dấu hiệu của từ loại trong từ nên nhiều từ
thường chuyển từ từ loại này sang từ loại khác. Nói chuyển từ loại có nghĩa
là nghĩa biểu niệm của từ đi từ khuôn chung này (nghĩa từ loại hay nghĩa tiểu
loại này) sang khuôn chung khác (nghĩa từ loại hay nghĩa tiểu loại khác). Ví
dụ từ điện có khuôn từ loại: /sự vật vật lý/, /dạng năng lượng/…đã chuyển
sang khuôn tiểu loại động từ: /hoạt động/, /gửi đi một thông điệp/….Từ lăn có
khuôn từ loại: /hoạt động/, /vận động dời chỗ/, / tự làm cho mình/….sang
khuôn tiểu loại: /hoạt động/, /vận động dời chỗ/, /làm cho vật khác dời


20

chỗ/….Trong hai câu: Anh trinh sát lăn một vòng tránh đạn và Người công
nhân lăn chiếc thùng.
Như thế, chúng ta thấy nghĩa ngữ pháp là một bộ phận trong nghĩa biểu
niệm của từ, quyết định khả năng kết hợp các từ với nhau.
1.1.1.2. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ
a, Từ nhiều nghĩa là gì ?
Sự vật hiện tương trong đời sống xã hội thì nhiều vô tận. Xã hội càng
phát triển thì sự vật mới càng nảy sinh. Số lượng các từ đã có, số lượng các từ

mới được tạo ra, kể cả vay mượn, dù nhiều đến đâu cũng không đáp ứng nổi
nhu cầu gọi tên các sự vật mới đó. Ngôn ngữ phải dùng đến biện pháp dùng
các tên gọi đã có (tức các từ) để gọi tên sự vật mới. Cộng thêm nhiều nguyên
nhân khác, hiện tượng nhiều nghĩa ra đời.
Từ nhiều nghĩa là từ ngoài nghĩa biểu vật và nghĩa biểu niệm đầu tiên
còn được dùng để biểu thị nhiều nghĩa biểu vật và nhiều nghĩa biểu niệm khác
nữa.
Sau đây là một số ví dụ (các ví dụ sẽ không phải giải thích giữa các
nghĩa mà chỉ nêu các sự vật tiêu biểu cho một nghĩa biểu vật nào đó).
Chân:

1: chân người, chân con vật

2: chân giường, chân tủ, chân ghế
3: chân tường, chân đồi, chân trời
4: chân răng, chân tóc
5: chân trong đội bóng, chân tổ tôm
6: thơ mười hai chân (mười hai âm tiết – nghĩa này vay mượn từ thi
luật tiếng Pháp).
Chậm:

1: đi chậm, làm chậm
2: đến chậm, chậm chân

Phất phơ: 1: tà áo phất phơ


21

2: phất phơ đi ngoài đường

3: làm ăn phất phơ
b, Phân loại các nghĩa trong từ nhiều nghĩa
b.1. Phân loại theo quan điểm lịch đại
Tức là phân loại theo quá trình phát triển, biến đổi nghĩa của từ. Theo
cách này, người ta chia các nghĩa khác nhau của từ đa nghĩa thành hai loại:
nghĩa gốc và các nghĩa phái sinh (nghĩa nhánh).
- Nghĩa gốc: là nghĩa đầu tiên của từ, là khái niệm đầu tiên mà từ biểu
thị.
Ví dụ:
(1) Từ đầu có nghĩa gốc là: “bộ phận trên hết hoặc trước hết của thân
thể người hoặc loài vật, trong chứa bộ não”
(2) Từ xuân: “mùa đầu của một năm, từ tháng giêng đến tháng ba”
- Có nhiều từ mà nghĩa gốc ngày nay đã trở thành nghĩa cổ và không
được sử dụng nữa.
Ví dụ:
- Từ thẻ có nghĩa gốc chỉ “ mảnh tre dài, hẹp, mỏng, dùng để viết chữ
vào đó” (khi chưa có giấy).
- Nghĩa phái sinh: là nghĩa xuất hiện sau nghĩa gốc, được hình thành
trên cơ sở nghĩa gốc.
Ví dụ:
(1) Từ đầu có các nghĩa phái sinh cơ bản sau:
+ Chỉ bộ phận trên cùng của sự vật (đầu van, đầu súng…)
+ Bộ phận ở vị trí trước hết của sự vật ( đầu cầu, đầu làng, đầu lưỡi…)
+ Vị trí danh dự, điều khiển ( đầu đàn, dẫn đầu, đứng đầu…)
+ Trí tuệ, ý trí ( đầu não, đầu óc, đương đầu, đối đầu…)
(2) Từ xuân


22


+ Chỉ tuổi trẻ, sức trẻ (tuổi xuân, sức xuân…)
+ Một năm ( xuân này kháng chiến đã năm xuân)
(3) Từ thẻ
+ Vật chứng nhận địa vị xã hội của một người ( thẻ ngà: Quan lại phong kiến
dùng đeo trước ngực, trên có ghi chức tước, phẩm hàm…)
+ Giấy chứng nhận (thẻ thuế thân, thẻ đảng viên, thẻ học sinh, thẻ nhà báo…)
b.2. Phân loại theo quan điểm đồng đại
Đối tượng của sự phân loại ở đây là tất cả các nghĩa hiện dùng của từ
đa nghĩa. Tiêu chí phân loại là dựa vào những đặc trưng, tính chất nghĩa của
từ về các mặt: khả năng hoạt động tự do hay lệ thuộc, khả năng kết hợp cao
hay thấp, phạm vi sử dụng rộng hay hẹp. Từ đó, người ta phân các nghĩa khác
nhau của từ đa nghĩa thành ba loại: nghĩa chính, nghĩa phụ, nghĩa tu từ.
- Nghĩa chính: là nghĩa cơ bản làm nền tảng cho sự phát triển nghĩa của
từ, là nghĩa hoạt động tự do, có tính chất độc lập, không hoặc ít phụ thuộc vào
văn cảnh, có khả năng kết hợp rộng nhất, là nghĩa được sử dụng nhiều nhất
trong một thời đại nhất định.
Một số ví dụ:
(1) chân: chỉ chi dưới của người, động vật
(2) càng: kim loại quý bền vững
(3) chạy: dời chỗ bằng chân với tốc độ cao
(4) chín: chỉ trạng thái phát triển cao nhất của quả, cây
- Nghĩa phụ: là loại nghĩa cũng đã được cố định hóa nên nó là loại
nghĩa trong ngôn ngữ, trong hệ thống. Nghĩa phụ còn được gọi là “nghĩa
bóng”.
Ví dụ:
(1) Từ chân có các nghĩa phụ:
+ Bộ phận dưới của đồ vật: chân bàn, chân ghế, chân tủ,…


23


+ Vị trí dưới cùng của sự vật: chân đồi, chân núi, chân trời, chân
mây…
(2) Từ vàng:
+ Quý, đáng trân trọng: lời vàng, tấm lòng vàng…
+ Tình yêu: đá vàng…
(3) Từ chạy:
+ Tìm kiếm: chạy thầy, chạy tiền…
+ Trốn tránh: chạy loạn, chạy giặc…
+ Vận hành: máy chạy, đồng hồ chạy…
+ Điều khiển: chạy máy…
+ Vận chuyển: chạy thóc vào kho…
- Nghĩa tu từ: là nghĩa tồn tại nhất thời trong một câu nói cụ thể nào đó,
mang tính sáng tạo, tính cá nhân, được hình thành trên cơ sở nghĩa chính,
nghĩa phụ.
Ví dụ:
(1) Nghĩa “chỉ cuộc sống mới, chế độ mới, chỉ chủ nghĩa xã hội” của từ
xuân trong câu thơ Tố Hữu:
“ Xuân ơi xuân, em mới đến trăm năm
Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội”.
(2) Nghĩa chỉ nàng Kiều của từ hoa trong các câu thơ Kiều sau:
“ Thà rằng liều một thân con
Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây”.
hoặc Rộng thương cỏ nội hoa hèn
Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau.
Mức độ ổn định của nghĩa tu từ ở từng trường hợp cũng có khác nhau.
Một nghĩa tu từ nào đó được nhiều người công nhận và sử dụng rộng rãi, tức


24


là nó đã được xã hội hóa thì dần sẽ trở thành nghĩa phụ, sẽ đi vào ngôn ngữ.
1.1.2. Các quan hệ ngữ nghĩa trong từ
1.1.2.1. Quan hệ đồng nghĩa và hiện tượng đồng nghĩa trong tiếng
Việt
a, Khái quát về hiện tượng đồng nghĩa
Đồng nghĩa trước hết là một loại quan hệ giữa các từ trong trường
nghĩa như quan hệ cấp loại, quan hệ toàn bộ - bộ phận. Các đơn vị từ vựng
trong một trường nghĩa có những nét nghĩa đồng nhất, chủ yếu là nét nghĩa
biểu niệm, thì có quan hệ đồng nghĩa với nhau.
Nghĩa biểu niệm của các từ là một cấu trúc gồm nhiều nét nghĩa. Quan
hệ đồng nghĩa giữa các đơn vị từ vựng chỉ xuất hiện khi: các nét nghĩa đầu
trong nghĩa biểu niệm của các từ đồng nhất với nhau. Những nét nghĩa đồng
nhất này phải kế tiếp nhau theo cùng một cách sắp xếp (một trật tự) như nhau
ở các đơn vị từ vựng đang được xem là có quan hệ đồng nghĩa với nhau.
- Về số lượng, số lượng các nét nghĩa đồng nhất càng lớn thì các đơn vị từ
vựng càng đồng nghĩa.
- Trong nghĩa biểu niệm của các đơn vị từ vựng không xuất hiện những nét
nghĩa trái ngược, loại trừ nhau.
So sánh từ cắt với từ thái và từ chặt thì thấy:
a,1. Các từ này đều có những nét nghĩa đồng nhất: /tác động đến một
vật x/, /làm cho x chia ra từng phần rời nhau/, /bằng một dụng cụ có lưỡi sắc/.
Như vậy có thể kết luận, giữa các từ này có quan hệ đồng nghĩa.
a,2. Cắt và thái cả hai có nét nghĩa cách thức tác động giống nhau: /
đặt dụng cụ có lưỡi sắc lên trên x rồi tạo ra lực đẩy theo chiều ngang/. Nét
nghĩa cách thức này không xuất hiện ở từ chặt: khi chặt một cái gì đồng thời
ta phải/đặt dụng cụ ở một khoảng cách đủ lớn để tạo ra đủ lực tác động theo
chiều thẳng góc với x làm cho x chia thành từng phần/. Mặt khác, nếu khi



25

chặt, x có một độ cứng hay độ dài khó tách rời thì ta cắt hay thái không có
đặc tính này. Do đó cắt và thái đồng nghĩa với nhau nhiều hơn là chặt. Tuy
nhiên, cắt và thái không đồng nghĩa hoàn toàn vì động từ thái có hạn chế biểu
vật ở chỗ nó thường chỉ dùng với x là loại thịt, cá, rau…trong khi chúng ta có
thể cắt rất nhiều x thuộc đủ chủng loại. Nếu so sánh cắt, thái, chặt với chia thì
thấy chia chỉ có hai nét nghĩa: /tác động đến x/, /làm x chia ra từng phần rời
nhau/ mà không có những nét nghĩa cụ thể. Có thể rút ra từ ví dụ trên những
kết luận sau đây:
- Đồng nghĩa là quan hệ giữa các từ cùng nghĩa từ loại. Trừ trường hợp
chuyển nghĩa kèm theo hiện tượng chuyển từ loại như danh từ cáo chuyển
sang nghĩa phụ đồng nghĩa với các tính từ khôn, tinh khôn, tinh quái… Các
đơn vị từ vựng đã khác về từ loại thì không đồng nghĩa với nhau.
- Đồng nghĩa là quan hệ có tính tương đối. Các đơn vị từ vựng đồng nghĩa với
nhau ở những mức độ khác nhau. Có từ đồng nghĩa với từ này hơn từ kia.
Ví dụ:
Từ cắt đồng nghĩa với từ thái hơn với từ chặt; đốn đồng nghĩa với hạ
hơn với cưa…
Chúng ta sơ bộ đã biết rằng, một trường nghĩa có thể phân hóa thành
những trường nhỏ, những trường nhỏ này lại có thể phân hóa thành những
trường nhỏ hơn cho đến thành từng nhóm đơn vị từ vựng thuộc một trường
nào đấy. Các từ nằm trong các trường nghĩa càng nhỏ, nằm trong nhóm càng
nhỏ thì càng đồng nghĩa, trừ khi giữa các đơn vị từ vựng trong một trường
nhỏ xuất hiện các nét nghĩa trái ngược nhau.
Ví dụ:
Nghĩa (di chuyển) có thể phân hóa thành hai trường nhỏ hơn /A làm
cho x di chuyển/ và /x tự di chuyển/ (A kí hiệu của chủ thể tác động, x là sự
vật, chủ thể chịu tác động). Trong trường nhỏ /A làm cho x di chuyển/ có các



×