Nguyễn Văn Tú - Chuyên đề về dạy nghĩa
cho học sinh lớp 5.
1 của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa
VẤN ĐỀ DẠY NGHĨA CỦA TỪ VÀ CÁC LỚP TỪ CÓ QUAN
HỆ VỀ NGỮ NGHĨA CHO HỌC SINH LỚP 5
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ có vai trị rất quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Con người muốn tư
duy phải có ngơn ngữ. Khơng có vốn từ đầy đủ, con người không thể sử dụng
ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp. Việc dạy từ ngữ ở tiểu học sẽ tạo cho
học sinh có năng lực từ ngữ, giúp cho học sinh nắm được tiếng mẹ đẻ, có
phương tiện giao tiếp để phát triển tồn diện. Vốn từ của học sinh càng giàu bao
nhiêu thì khả năng chọn từ càng lớn, càng chính xác, hoạt động giao tiếp sẽ thể
hiện rõ ràng và đặc sắc hơn.
Quyết định số 43/BGD&ĐT ngày 9/11/2001 của Bộ giáo dục và đào tạo
đã nêu rõ Mục tiêu của mơn Tiếng Việt đó là:
(1) Hình thành và phát triển ở học sinh tiểu học các kỹ năng sử dụng tiếng
Việt (đọc, viết, nghe, nói) và cung cấp những kiến thức sơ giản, gắn trực tiếp với
việc học tiếng Việt, nhằm tạo ra ở học sinh năng lực dùng tiếng Việt để học tập
ở cấp tiểu học và cấp học cao hơn, để giao tiếp trong các môi trường hoạt động
lứa tuổi. Thông qua việc dạy tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh các
thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán..)
(2) Cung cấp những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về
văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngồi để từ đó.
(3) Góp phần bồi dưỡng tình u, cái đẹp, cái thiện, lịng trung thực, lịng
tốt, lẽ phải và sự cơng bằng xã hội; góp phần hình thành lịng u mến và thói
quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, và hình thành nhân cách con
người Việt Nam hiện đại. Có tri thức, biết tiếp thu truyền thống tốt đẹp của dân
Nguyễn Văn Tú - Chuyên đề về dạy nghĩa
cho học sinh lớp 5.
2 của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa
tộc, biết rèn luyện lối sống lành mạnh, ham thích làm việc và có khả năng thích
ứng với cuộc sống xã hội sau này.
Với mục tiêu như trên, mơn Tiếng Việt đóng vai trị hết sức quan trọng,
giúp trẻ chiếm lĩnh tri thức mới, hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng
Việt trong học tập và trong giao tiếp. Ngay từ bậc tiểu học, học sinh được chú
trọng dạy từ, trong đó dạy giải nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ
nghĩa là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Mặc dù vấn đề nghĩa của từ, các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa và việc dạy
vấn đề này ở trường tiểu học không gây nhiều tranh cãi như việc dạy nội dung
cấu tạo từ, nhưng đây lại là công việc khơng mấy dễ dàng bởi vì nghĩa của từ là
một hiện tượng phức tạp trừu tượng khó nắm bắt. Trong khi đó tư duy của học
sinh tiểu học chủ yếu thiên về cụ thể chưa phát triển tư duy trừu tượng. Điều này
địi hỏi giáo viên cần phải tìm ra được biện pháp dạy học thích hợp với tâm lý
nhận thức của các em. Bên cạnh cách tốt nhất là dựa vào từ điển để tránh việc
giải nghĩa từ ngơ nghê, tối nghĩa, giáo viên cịn phải xây dựng hệ thống bài tập
thực hành tìm hiểu nghĩa của từ sao cho đa dạng, sinh động, thiết thực.
- Nghiên cứu về vấn đề dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa
cho học sinh lớp 5 đã có một số cơng trình nghiên cứu đi trước đề cập tới một
vài phương diện. Có thể tạm chia các cơng trình đó theo hai hướng nghiên cứu
sau:
- Hướng thứ nhất: Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến phạm vi nghiên
cứu của đề tài.
Tiêu biểu cho hướng này là các giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở
bậc tiểu học. Trong các giáo trình này các tác giả đã gợi ý một số biện pháp giải
nghĩa của từ thơng qua một vài ví dụ cụ thể. Nhìn chung đây mới chỉ là định
Nguyễn Văn Tú - Chuyên đề về dạy nghĩa
cho học sinh lớp 5.
3 của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa
hướng lý thuyết, còn việc sử dụng các biện pháp giải nghĩa từ phù hợp với từng
đối tượng học sinh ra sao vẫn là một khoảng trống cịn bỏ ngỏ.
Bên cạnh các giáo trình phương pháp là các giáo trình từ vựng ngữ nghĩa và
một số bài nghiên cứu trên tạp chí ngơn ngữ, tạp chí giáo dục. Các tác giả đã chú
ý đến việc tìm hiểu đặc trưng ngữ nghĩa của từ theo từng kiểu cấu tạo, theo
khuôn vần (Đỗ Hữu Châu - Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt; Hồng Văn Hành –
tìm hiểu các từ láy có cùng khn vần; Trương Chính với cơng trình Giải thích
các từ gần âm, gần nghĩa dễ nhầm lẫn)
- Hướng thứ hai:
Bàn trực tiếp đến các vấn đề mà chúng tôi quan tâm. Tác giả: Phan Thiều Lê Hữu Tỉnh trong “Dạy học ngôn ngữ ở tiểu học” đã đưa ra một số biện pháp
giải nghĩa của từ, một số bài tập dạy học sinh tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
Nhưng phạm vi nghiên cứu của các tác giả là hoạt động dạy và học các nội dung
trên theo chương trình và sách giáo khoa trước năm 2000. Luận văn của chúng
tôi kế thừa những kết quả nghiên cứu của các cơng trình đi trước và đi sâu hơn
đến việc dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh
lớp 5 theo chương trình tiếng Việt hiện hành.
Qua nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn việc dạy học mơn luyện từ và
câu ở tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng. Tơi có thể đề ra một số các biện
pháp dạy nghĩa của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5
như sau:
2 NỘI DUNG.
CÁC BIỆN PHÁP DẠY NGHĨA CỦA TỪ VÀ CÁC LỚP TỪ CÓ QUAN
HỆ VỀ NGỮ NGHĨA CHO HỌC SINH LỚP 5
2.1. Dạy nghĩa của từ cho học sinh lớp 5
Nguyễn Văn Tú - Chuyên đề về dạy nghĩa
cho học sinh lớp 5.
4 của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa
Nghĩa của từ được hiểu là nội dung đối tượng vật chất, là sự phản ánh đối
tượng của hiện thực (Một hiện tượng, một quan hệ, một tính chất, hay một q
trình) trong nhận thức, được ghi lại bằng một tổ hợp âm thanh xác định. Để tăng
vốn từ cho học sinh, ngoài việc hệ thống hóa vốn từ, cơng việc quan trọng là làm
cho học sinh hiểu nghĩa từ. Đây là nhiệm vụ sống còn trong sự phát triển ngôn
ngữ của trẻ em. Việc dạy nghĩa của từ được tiến hành trong tất cả các giờ học,
bất cứ ở đâu có cung cấp từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, thì ở đó có dạy nghĩa từ.
Ví dụ:
Các bài tập đọc đều có mục ghi chú, giải nghĩa các từ ngữ cho học sinh.
(Thống kê trong SGK TV5- T1,2, chúng tôi đã tập hợp được 237 từ được chú
giải sau các văn bản tập đọc). Bài tập giải nghĩa từ xuất hiện trong phân môn
LTVC không nhiều nhưng việc giải nghĩa từ lại chiếm vị trí rất quan trọng trong
các bài học MRVT. Việc cho các em hiểu nghĩa các từ chủ điểm, từ trung tâm
của mỗi trường nghĩa là vơ cùng cần thiết.
Ví dụ:
Muốn MRVT “Quyền và bổn phận”, các em phải hiểu “quyền”, “bổn phận”
nghĩa là gì?. Hiểu nghĩa của từ trong các bài tập giải nghĩa, các em mới có cơ sở
thực hiện các bài tập MRVT tiếp theo. Trong các phân môn Tập làm văn, Kể
chuyện, Chính tả, thậm chí cả Tập viết, hoạt động giải nghĩa từ cũng thường
xuyên được thực hiện. Để giải nghĩa từ, trước hết giáo viên phải hiểu nghĩa từ và
biết giải nghĩa phù hợp với mục đích dạy học, phù hợp với đối tượng học sinh.
Nghĩa là đối với học sinh lớp 5 việc giải nghĩa từ không thể giống như đối với
học sinh lớp 1-2. Mặt khác hoạt động giải nghĩa từ nói chung cũng sẽ có điểm
khác với việc giải nghĩa từ ngữ được dùng có tính nghệ thuật. Theo định hướng
vừa nêu, chúng tơi cố gắng tìm ra các biện pháp giải nghĩa từ thích hợp với
Nguyễn Văn Tú - Chuyên đề về dạy nghĩa
cho học sinh lớp 5.
5 của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa
lượng từ ngữ cần cung cấp cho học sinh lớp 5 và các biện pháp tìm hiểu từ ngữ
nghệ thuật trong các văn bản Tập đọc của khối lớp 5.
2.1.1. Các biện pháp giải nghĩa từ cho học sinh lớp 5.
Thống kê qua 21 bài học MRVT và 71 văn bản tập đọc, chúng tôi thống kê
được 261 từ học sinh cần hiểu nghĩa. Đây là số lượng từ khá lớn so với khả năng
giải nghĩa của học sinh độ tuổi mười một. Vì thế, giáo viên phải tìm ra biện pháp
thích hợp, một mặt nhằm giúp học sinh nắm vững nghĩa của từ một cách có hệ
thống, mặt khác bước đầu hướng dẫn học sinh biết cách giải nghĩa từ. Trong một
số cơng trình nghiên cứu về PPDH TV và một số tài liệu hướng dẫn giáo viên
tiểu học dạy từ ngữ, người ta thường nêu một số biện pháp giải nghĩa sau:
“Giải nghĩa bằng trực quan; giải nghĩa bằng cách đối chiếu so sánh với các từ
khác; giải nghĩa bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa; giải nghĩa từ bằng cách
phân tích từ các thành tố và giải nghĩa từng thành tố này; giải nghĩa bằng định
nghĩa...”[201]. Các biện pháp này được nêu cho cơng việc giải nghĩa từ nói
chung từ ở khối 1 đến khối 5.
Căn cứ vào đặc điểm các từ cần giải nghĩa đã thống kê được, đồng thời căn
cứ vào đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 5, chúng tôi thấy rằng không nên áp
dụng biện pháp giải nghĩa từ bằng trực quan để giúp học sinh nắm nghĩa các từ
mà chúng tơi đã thống kê. Bởi vì giải nghĩa bằng trực quan là biện pháp đưa ra
vật thật, tranh ảnh, sơ đồ để giải nghĩa từ. Lúc này vật thật, tranh vẽ, biểu bảng,
sơ đồ được dùng để đại diện cho nghĩa của từ.
Ví dụ:
Khi học bài “ Mùa thảo quả” (TV5-T1- Tr113). Cơ giáo có thể cho học sinh
xem tranh hoặc ảnh chụp rừng thảo quả và quả thảo quả. Từ tranh ảnh liên hệ
đến nghĩa của từ, thực chất các em mới nắm được nghĩa biểu vật của từ. Trực
Nguyễn Văn Tú - Chuyên đề về dạy nghĩa
cho học sinh lớp 5.
6 của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa
quan chiếm vị trí quan trọng trong giải nghĩa từ ở tiểu học, vì đây là cách giải
nghĩa từ đơn giản nhất, giúp học sinh hiểu nghĩa từ một cách dễ dàng. Biện pháp
này nên dùng ở các lớp đầu cấp. Học sinh ở các lớp cuối cấp chúng ta có thể
dùng các biện pháp giải nghĩa khác để giúp các em bước đầu nắm được các
thành phần nghĩa của từ. Chúng tôi đã chia các từ mà sách giáo khoa TV5 yêu
cầu học sinh hiểu nghĩa thành các nhóm và xác định biện pháp giải nghĩa từ
tương ứng với mỗi nhóm đó. Bởi vì khơng phải tất cả các từ đều áp dụng được
biện pháp giải nghĩa từ như nhau. Và qua cách giải nghĩa một số từ trong nhóm
các em biết cách giải nghĩa các từ còn lại.
2.1.1.1. Giải nghĩa bằng định nghĩa.
Đây là biện pháp giải nghĩa bằng cách nêu nội dung nghĩa, gồm tập hợp
các nét nghĩa bằng một định nghĩa. Tập hợp nét nghĩa được liệt kê theo sự sắp
xếp nét nghĩa khái quát, cũng là nét nghĩa từ loại lên trước hết và các nét nghĩa
càng hẹp, càng riêng thì càng ở sau.
Ví dụ:
+ “Thảo quả”(TV5- T1- Tr113): thảo quả là một loại cây, thân nhỏ, quả hình
bầu dục, lúc chín màu đỏ, tỏa mùi thơm ngào ngạt, dùng làm thuốc và gia vị.
+ Gùi (TV5 -T1- Tr 144): đồ vật, đan bằng mây, tre, đeo trên lưng để chuyên chở
đồ đạc, miệng loe hơn đáy có hình trụ...
+ Thất thần (TV5- T2- Tr 3): trạng thái tâm lí, sợ hãi, sắc mặt nhợt nhạt..
+ Vái (TV5- T2- Tr 79): hành động chắp tay giơ lên hạ xuống, đồng thời cúi đầu
để tỏ lịng tơn kính.
+ “Thuần phục: (TV5- T2- Tr 117): hoạt động nuôi dưỡng và dạy dỗ làm cho con
vật dữ tợn trở lên hiền lành.
Nguyễn Văn Tú - Chuyên đề về dạy nghĩa
cho học sinh lớp 5.
7 của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa
+ Đắc trí (TV5- T2 - Tr 153): trạng thái tâm lí của người, tỏ ra thích thú vì
những mong muốn của mình đã đạt được.
Bằng việc giải nghĩa biểu niệm theo cách định nghĩa khái niệm như trên,
chúng tôi nhận thấy cần hướng dẫn học sinh biết cách xác định các nét nghĩa và
tổ chức sắp xếp các nét nghĩa ấy. Cơng việc này địi hỏi giáo viên lưu ý các em
trước hết phải nhận dạng được ý nghĩa phạm trù của từ cần giải nghĩa, và biết
chúng thuộc tiểu loại nào. Bởi vì các từ loại khác nhau sẽ có hướng giải nghĩa
khác nhau. Mặt khác cùng là danh từ, nhưng cách giải nghĩa danh từ trừu tượng
sẽ khác với danh từ chỉ sự vật cụ thể. Tương tự, cách giải nghĩa động từ chỉ trạng
thái sẽ khác cách giải nghĩa động từ chỉ hành động tác động. Tạm thời phân biệt
cách giải nghĩa các nhóm từ như sau:
a, Nhóm các từ thuộc từ loại danh từ.
* Danh từ trừu tượng
Điểm quan trọng trong khi giải nghĩa các danh từ trừu tượng, là chọn được
các từ gọi tên các nét nghĩa khái quát, xác định rõ phạm trù nghĩa của các từ cần
giải nghĩa. Tùy đặc điểm riêng từng từ mà có thể chọn một trong các từ sau: sự,
cuộc, những, phạm vi, lĩnh vực, nơi.... làm từ công cụ để mở đầu nét nghĩa khái
quát cho mỗi từ.
Ví dụ:
+ Danh dự
- Sự coi trọng của dư luận xã hội, dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức tốt
đẹp (bảo vệ danh dự..)
+ Tư tưởng
1. Sự suy nghĩ hoặc ý nghĩ ( tập trung tư tưởng)
Nguyễn Văn Tú - Chuyên đề về dạy nghĩa
cho học sinh lớp 5.
8 của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa
2. Những quan điểm và ý nghĩa chung của người đối với hiện thực
khách quan(tư tưởng tiến bộ, tư tưởng phong kiến...)
+ Văn hóa
1. Lĩnh vực những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
trong q trình lịch sử (văn hóa phương đơng, văn hóa cổ...).
2. Những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh
thần (phát triển văn hóa).
3. Phạm vi trình độ cao trong sinh hoạt xã hội biểu hiện của văn minh
(sống có văn hóa...).
Đưa các từ sự, cuộc, những, nơi, phạm vi, lĩnh vực..mở đầu lời giải nghĩa
giáo viên đã danh hóa tất cả lời giải nghĩa phía sau. Cơng việc này rất quan
trọng, nó giúp các em hiểu các từ trừu tượng đang được tìm hiểu thuộc phạm trù
từ loại nào. Bởi vì, khơng ít học sinh khơng phân biệt được tư tưởng, trí nhớ, đạo
đức, văn hóa là danh từ hay động từ.
* Danh từ chỉ sự vật cụ thể.
Tên gọi các sự vật tồn tại trong thực tế khách quan có rất nhiều nhưng có
thể quy về các phạm trù sau: Từ chỉ đồ vật, từ chỉ người và con vật, từ chỉ cây
cối, chỉ các hiện tượng tự nhiên. vv.. Vì thế nét nghĩa khái quát mở đầu cho cách
giải nghĩa bằng định nghĩa có thể khái qt thơng qua các ví dụ sau:
+ Gùi (TV5- T1- Tr 144): đồ vật, đan bằng mây, tre, đeo trên lưng để chuyên chở
đồ đạc, miệng loe hơn đáy có hình trụ...
+ Thảo quả (TV5- T1- Tr 113): thảo quả là một loại cây, thân nhỏ, quả hình bầu
dục, lúc chín màu đỏ, tỏa mùi thơm ngào ngạt, dùng làm thuốc và gia vị.
+ Hải âu (TV5- T1 - Tr 41): động vật, là loài chim lớn.. vv..
Nguyễn Văn Tú - Chuyên đề về dạy nghĩa
cho học sinh lớp 5.
9 của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa
+ Lốc: là hiện tượng tự nhiên có sức gió mạnh có thể gây hư hại về tài sản, nhà
cửa của con người.
Việc cụ thể các nghĩa sau nét nghĩa phạm trù cũng có thể khái quát cho mỗi
loại từ như sau:
- Với các từ chỉ đồ vật, dụng cụ, đồ dùng hoặc phương tiện sản xuất, sau nét
nghĩa phạm trù là nét nghĩa hình dáng, kích thước, cấu tạo và cuối cùng là nét
nghĩa chức năng.
Ví dụ:
+ (cái) Bay (TV5- T1- Tr 148): đồ vật, dụng cụ của thợ nề, gồm một miếng thép
mỏng hình lá lắp vào cán, dùng để xây, trát, láng.
+ Thanh ray (TV5 - T2 - Tr 136): đồ vật, là thanh thép hoặc sắt thép nối với nhau
thành hai đường song song để tạo thành đường cho tàu hỏa, tàu điện hay xe
goong chạy.
+ Trành (giành) (TV5- T1-Tr139): đồ vật, dụng cụ đan bằng tre, nứa, đáy phẳng,
có thành, dùng để vận chuyển đất đá, vật dụng.
Đối với học sinh tiểu học các em nêu được nét nghĩa phạm trù và nét nghĩa
chức năng là rất quan trọng. Đa số các em sẽ khó khăn khi miêu tả hình dáng,
đặc điểm, vì vậy giáo viên khơng nhất thiết bắt các em phải nêu thật chính xác
các nét nghĩa này. Nhưng nét nghĩa phạm trù là phải nêu được và đặc biệt các em
phải nắm được nét nghĩa chức năng. Khi giải nghĩa các từ bàn, ghế, sập, các em
sẽ miêu tả cấu tạo các đồ vật này na ná như nhau, nhưng nhất thiết các em phải
nói được bàn dùng để kê viết hoặc đặt đồ đạc, ghế dùng để ngồi, sập dùng để
nằm. Các đồ vật này khác nhau về chức năng. Thực tế ở tiểu học, rất nhiều
trường hợp học sinh thậm chí cả giáo viên chỉ nêu được nét nghĩa chức năng khi
giải nghĩa các danh từ chỉ đồ vật dụng cụ.
Nguyễn Văn Tú - Chuyên đề về dạy nghĩa
cho học sinh lớp 5.
10 của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa
Ví dụ:
+ lưới – đồ vật phương tiện dùng để đánh bắt cá..
+ dùi – dụng cụ để làm thủng vật khác.
+ giấy ráp - đồ vật dùng để mài, giũa, đánh bóng.. .
+ Cách giải nghĩa các từ chỉ hiện tượng tự nhiên.
- Trật tự sắp xếp các nét nghĩa sẽ như sau:
Nét nghĩa phạm trù + biểu hiện của hiện tượng tự nhiên.
Ví dụ:
+ Gió là hiện tượng tự nhiên, khi khơng khí trong khí quyển chuyển động thành
luồng từ vùng có áp xuất cao đến vùng có áp xuất thấp.
+ Thủy triều: hiện tượng nước biển dâng lên rút xuống một hai lần trong ngày,
chủ yếu do sức hút của Mặt trăng và Mặt trời.
- Cách giải nghĩa các từ chỉ động, thực vật.
Khi giải nghĩa các từ thuộc loại này, giáo viên có thể nêu đây là một loại
động vật, thực vật, thuộc họ..... Tuy nhiên để giảng nghĩa ngắn gọn, giáo viên
nên nêu trực tiếp nghĩa khái quát của từng loại, tiếp đến là các nét nghĩa hình
dáng, kích thước, mơi trường sống hoặc tính năng của lồi động vật, thực vật đó.
Ví dụ:
+ Hải âu (TV5- T1- Tr 41): Lồi chim lớn, cánh dài và hẹp, mỏ quặp, sống ở
biển.
+ Con mang (hoẵng) (TV5- T1- Tr 75): Loài thú rừng, cùng họ với hươu, sừng
bé có hai nhánh, và lơng vàng đỏ.
+ Khộp (TV5 - T1- Tr 75): Loại cây, thân gỗ thẳng, họ dầu lá to và rụng sớm vào
mùa thu.
Nguyễn Văn Tú - Chuyên đề về dạy nghĩa
cho học sinh lớp 5.
11 của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa
Danh từ có nhiều tiểu loại, với mỗi tiểu loại, cách giải nghĩa bằng định
nghĩa cũng tương tự, nghĩa là đưa nét nghĩa chỉ loại lên trước hết, sau đó mới cụ
thể hóa dần.
Ví dụ:
+ lít: đơn vị, đo chất lỏng bằng một đề- xi-mét khối (1 lít nước).
b, Nhóm các từ thuộc loại động từ.
Ngay từ lớp 4, học sinh đã được học: “Động từ là các từ chuyên biểu thị
hành động, trạng thái hay quá trình thường dùng làm vị ngữ trong câu”.
Như vậy có thể chia phạm trù động từ thành ba loại: động từ chỉ hành động,
động từ chỉ trạng thái và động từ chỉ quá trình.... nghĩa chỉ ở loại vừa nêu chính
là nét nghĩa khái quát, mở đầu cho lời giải nghĩa động từ theo cách định nghĩa.
Việc xác định các nét nghĩa tiếp theo cũng căn cứ vào nét nghĩa khái quát này.
Chẳng hạn khi giải nghĩa một động từ hành động, người giải nghĩa phải nêu
được các nét nghĩa hành động tự thân hay hành động tác động, cách thức hành
động và kết quả hành động.
Ví dụ:
+ Bị: hoạt động, tự mình di chuyển theo cách bụng áp xuống mặt đất tư thế nằm
sấp, bằng cử động của tứ chi.
+ Bĩu (bĩu môi): hành động trề môi dưới ra tỏ ý chê bai hay hờn dỗi.
+ Thu: hoạt động tiếp nhận (nhận lấy, nhận về) từ nhiều nguồn, nhiều nơi, hoặc
hoạt động gom, tập trung các vật vào một chỗ từ nhiều nơi.
+ Nặn: 1- Hoạt động tạo lên vật có hình khối theo mẫu đã dự định bằng cách
đã dùng lực bàn tay làm biến đổi hình dạng của vật liệu mềm dẻo (nặn tượng)
2 - Hoạt động tác động đến vật khác làm cho cái ở trong tịi ra bằng cách
bóp bên ngồi (nặn mủ, nặn sữa)
Nguyễn Văn Tú - Chuyên đề về dạy nghĩa
cho học sinh lớp 5.
12 của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa
Đối với các động từ chỉ ý nghĩa quá trình, sau nét nghĩa phạm trù cần nêu
được nét nghĩa chỉ diễn biến hoặc kết quả của q trình biến đổi.
Ví dụ:
+ Trưởng thành
1- Q trình phát triển đến mức tương đối hoàn chỉnh, đầy đủ về mọi mặt
(cây lúa đang độ trưởng thành, con gái đã đến tuổi trưởng thành)
2 - Quá trình phát triển đã trở lên lớn mạnh, vững vàng qua thử thách, rèn
luyện (đã trưởng thành trong chiến đấu)
+ Trở lên: quá trình biến đổi chuyển sang trạng thái khác.
+ Hóa thân: quá trình biến đi và hiện ra lại thành một người hoặc một vật cụ thể
khác nào đó (hóa thân vào nhân vật).
Riêng đối với các động từ chỉ trạng thái, việc lựa chọn từ ngữ để giải
nghĩa cần chú ý sao cho các đặc điểm trạng thái của đối tượng được miêu tả rõ
nét, nhưng không lẫn với cách giải nghĩa các tính từ. Đặc biệt là các động từ chỉ
trạng thái tâm lí, tình cảm của con người.
* Hãy so sánh:
+ Phấn khởi: trạng thái tâm lí tích cực của người do được kích thích mạnh mẽ,
muốn đem hết sức mình hồn thành những việc có lợi cho xã hội.
+ Chán ngán: trạng thái tâm lí tiêu cực của người do cảm thấy hết hứng thú, hết
tin tưởng không muốn làm việc, không muốn giữ lại những cái trước kia đã yêu
mến, quý trọng.
+ Hiền: (tính chất tâm lí) của người, không gây hại cho người khác, dù bị người
khác gây thiệt hại cho mình.
Khi giải nghĩa các động từ chỉ trạng thái nêu trạng thái của đối tượng trong
một tình trạng cụ thể như trạng thái tâm lí: xao xuyến, bồi hồi, băn khoăn, bối
Nguyễn Văn Tú - Chuyên đề về dạy nghĩa
cho học sinh lớp 5.
13 của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa
rối. Hoặc trạng thái vật lí của sự vật: nứt, vỡ, mẻ, sứt... cũng có thể là các trạng
thái, tình trạng xã hội: náo loạn, nháo nhác, hỗn loạn, xơn xao. Cịn khi giải
nghĩa các tính từ chỉ tính chất tâm lí, đặc điểm của người cần nêu rõ nét nghĩa
thường biểu thị các đặc điểm của đối tượng và kèm theo thang độ đánh giá.
Ví dụ:
+ Ác (tính chất gây hại, đau khổ, tai họa cho người khác)
C, Nhóm từ thuộc loại tính từ
Trong các giáo trình Ngữ pháp Tiếng việt, tính từ thường được chia làm
loại:
- Một loại chưa bao hàm sự đánh giá về mức độ, ví dụ: trắng, vàng, xanh, đỏ,
trịn... . Để thể hiện được mức độ đặc điểm, tính chất mà chúng biểu thị, những
tính từ này có thể kết hợp với các từ: rất, quá, lắm...
- Một loại đã bao hàm sự đánh giá về mức độ,
Ví dụ: trắng tinh, đỏ au, trịn xoe... vì bản thân các tính từ này đã hàm chứa ý
nghĩa mức độ nên chúng không kết hợp được với các từ rất, quá, lắm ... SGK
tiếng Việt hiện nay không miêu tả kết quả phân loại tính từ mà dạy các em hiểu ý
nghĩa mức độ của đặc điểm, tính chất. Vì vậy khi dậy các em giải nghĩa các từ
thuộc từ loại tính từ, nét nghĩa phạm trù cần nêu trước hết chính là nét nghĩa tính
chất, đặc điểm. Các nét nghĩa cần trình bày theo lối miêu tả.
Ví dụ:
+ Lan man: tính chất nhiều (thuộc về nói, viết, suy nghĩ) hết cái này đến cái kia
một cách mạch lạc, không hệ thống.
+ Lanh lẹ: đặc điểm của hành động, nhanh và gọn...
Giải nghĩa bằng tập hợp các nét nghĩa là cách dạy đầy đủ nhất nhưng là
một yêu cầu khó đối với học sinh tiểu học, vì vậy các bài tập giải nghĩa trong
Nguyễn Văn Tú - Chuyên đề về dạy nghĩa
cho học sinh lớp 5.
14 của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa
môn LTVC thường xây dựng dưới dạng cho sẵn từ và nghĩa của từ, các định
nghĩa về từ yêu cầu học sinh xác lập sự tương ứng.
- Loại này có 3 tiểu dạng.
+ Dạng 1:
Cho sẵn các từ yêu cầu học sinh tìm trong các nghĩa đã cho nghĩa phù
hợp với từ.
Ví dụ:
* Bài tập 1(TV5- T1- Tr 146). Chọn ý thích hợp để giải nghĩa từ hạnh phúc
a, Cảm giác dễ chịu vì được ăn ngon, ngủ yên.
b, Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
c, Hồ hởi, háo hức sẵn sàng làm mọi việc.
+ Dạng 2:
Cho từ và nghĩa của từ, yêu cầu học sinh xác lập sự tương ứng.
Ví dụ:
* Bài tập 1(TV5- T1- Tr73). Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ chạy
trong mỗi câu ở cột A:
A
B
(1) Bé chạy lon ton trên sân.
a, Hoạt động của máy móc.
(2) Tàu chạy băng băng trên đường b, Khẩn trương tránh những điều
ray.
(3) Đồng hồ chạy đúng giờ.
(4) Dân làng khẩn trương chạy lũ
+ Dạng 3:
không may sắp xảy đến.
c, Sự di chuyển nhanh của phương
tiện giao thông.
d, Sự di chuyển nhanh bằng chân.
Cho sẵn từ yêu cầu học sinh xác lập nội dung nghĩa tương ứng.
A
a. Nắng nhạt
Vàng giòn
B
(1) h
Nguyễn Văn Tú - Chuyên đề về dạy nghĩa
cho học sinh lớp 5.
15 của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa
b. Quả xoan
Vàng mượt
(2) k
c. Lá mít
Vàng mới
(3) i
d. Lá chuối
Vàng ối
(4) c, d
e. Lá sắn
Vàng tươi
(5) e
g. Bụi mía
Vàng xọng
(6) g
h. Rơm, thóc
Vàng lịm
(7) b
i. Mái nhà
Vàng hoe
(8) a
k. Con gà, con chó
2.1.1.2. Giải nghĩa theo lối so sánh từ đồng nghĩa, gần nghĩa hoặc trái nghĩa.
Đây là cách giải nghĩa một từ bằng cách quy nó về những từ đã biết. Nhất
thiết các từ dùng để quy chiếu đó phải được giảng kĩ.
Ví dụ:
+ Cam tâm: cũng như cam lịng, nghĩa là tự kìm hãm, tự dập tắt, những tâm trạng
của riêng mình để chịu đựng hay để làm một việc nào đó.
+ Thịnh nộ (TV5- T1- Tr 89): là giận dữ ;
là tỏ ra giận lắm, một cách đáng sợ.
+ Tranh luận (TV5- T1- Tr 85): thảo luân, bàn cãi để tìm ra lẽ phải.
+ Sầm uất (TV5- T1- Tr 113): đông đúc , nhộn nhịp.
+ Tài trợ (TV5- T2 - Tr20): giúp đỡ tiền của.
+ Cơ man (TV5 - T2 - Tr112): nhiều, rất nhiều.
+ Tấn tới (TV5- T2- Tr153): tiến bộ, đạt nhiều kết quả.
Vì từ đồng nghĩa thường khác nhau về sắc thái cho nên cách giảng theo
lối so sánh từ đồng nghĩa nên kết hợp với cách giảng định nghĩa hoặc với cách
giảng theo lối miêu tả. Vì thế bên cạnh việc đưa ra các từ đồng nghĩa, gần nghĩa
để đối chiếu, cần bổ sung thêm những nét nghĩa riêng cho từng từ. Mặc dù khi
giải nghĩa chúng ta có thể chỉ cần làm rõ nghĩa một từ, nhưng việc xác định loạt
đồng nghĩa sẽ giúp chúng ta hiểu rõ nghĩa của từ cần giải nghĩa hơn.
Nguyễn Văn Tú - Chuyên đề về dạy nghĩa
cho học sinh lớp 5.
16 của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa
Ví dụ:
Khi giải nghĩa từ lốc (cơn lốc), chúng ta đưa từ này về loạt đồng nghĩa:
lốc, gió, bão, giơng, giơng tố,..... Trong loạt từ trên, chúng ta chọn từ gió làm từ
trung tâm rồi giảng nghĩa từ thật kĩ, rồi bổ sung những nghĩa đặc thù cho các từ
lốc, bão, giơng...
Ví dụ:
+ gió: là hiện tượng khơng khí trong khí quyển chuyển động thành luồng từ vùng
có áp suất cao đến vùng có áp suất thấp.
+ lốc: gió xốy mạnh trong phạm vi nhỏ.
+ giơng: biến động mạnh của thời tiết, thường có gió to giật mạnh và có sấm sét,
mưa rào.
+ giơng tố: cơn giơng có gió rất to và mạnh (thường dùng để ví cảnh gian nan
đầy thử thách)
Đối với các từ ghép đồng nghĩa cần chú ý đến nghĩa của các hình vị. Chính
ý nghĩa của hình vị cấu tạo góp phần phân biệt nghĩa của từ này với từ kia.
Ví dụ:
Để giải nghĩa từ gian xảo, hoặc gian hiểm và gian ngoan. Trước hết chúng
ta quy chiếu chúng với từ gian (gian là tính chất dối trá, lừa lọc để thực hiện hoặc
che giấu việc làm bất lương), rồi đưa thêm các nghĩa riêng của hình vị xảo, hiểm,
ngoan vào từng từ. Cụ thể: gian xảo: gian và khơn khéo, có nhiều mánh khóe
che giấu sự gian, lừa bịp của mình.
+ gian hiểm: gian và ác, có những mưu mẹo tinh vi, kín đáo chẳng những để
kiếm lợi cho mình mà còn để hại người.
+ gian ngoan: gian và ngoan cố, bướng bỉnh khăng khăng khơng chịu nhận tội
lỗi của mình mặc dù ai cũng đã biết.
Nguyễn Văn Tú - Chuyên đề về dạy nghĩa
cho học sinh lớp 5.
17 của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa
Hoạt động giải nghĩa các từ ghép chính phụ cùng hình vị chính, khác nhau
về hình vị phân nghĩa sắc thái hóa, cũng thực hiện theo cách thức nêu trên.
Ví dụ:
Khi giải nghĩa các từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng mượt, vàng ối... chúng ta
cũng đưa về đối chiếu với hình vị vàng. Vàng xuộm là vàng đậm và đều... vàng
mượt là vàng mềm mượt, óng ả... Bên cạnh các lời giải thích, bổ sung các nét
nghĩa, sắc thái cần nêu các khu biệt về phạm vi biểu vật.
Giải nghĩa từ bằng cách so sánh với từ trái nghĩa, giáo viên cần chú ý bản
chất của từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược, đối lập nhau xét theo một
phạm trù nhất định. Tuy nhiên cần phân biệt, có những cặp từ trái ngược nhau
tạo thành hai cực mâu thuẫn, phủ định cực này tất yếu phải chấp nhận cực kia.
Ví dụ:
+ sống – chết; có – khơng; chẵn – lẻ; cịn – hết... Khi nói nó chết rồi có nghĩa là
nó khơng cịn sống nữa. Có những từ trái nghĩa phương hướng là các từ chỉ
hướng đối lập nhau trong không gian hoặc thời gian.
Ví dụ:
Trong – ngồi; trên – dưới; trước – sau; phải – trái; nam- bắc; đông – tây;
lên – xuống; ra – vào.... Lại có những từ trái nghĩa thang độ, tức là những cặp từ
có nghĩa trái ngược nhau tạo thành hai cực có điểm trung gian, phủ định
cực này chưa hẳn đã tất yếu chấp nhận cực kia.
Ví dụ:
+ nóng – lạnh, ở giữa có mát, ấm; già – trẻ, ở giữa có trung niên.... Vì thế khi
giải nghĩa từ bằng cách so sánh với các từ trái nghĩa, có trường hợp ta nói: sao
nhãng (TV5- T2- Tr153) là không nhớ ( cặp quên – nhớ). Nhưng không thể giải
Nguyễn Văn Tú - Chuyên đề về dạy nghĩa
cho học sinh lớp 5.
18 của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa
nghĩa rủi (TV5- T2- Tr126) là khơng may mắn. Vì cặp rủi – may cịn có nghĩa
từ bình thường (cuộc đời rủi ro, cuộc đời bình thường, cuộc đời may mắn). Trong
thực tế, học sinh thường quen giải nghĩa theo kiểu đối lập có – khơng như vậy,
giáo viên cần chú ý giải thích rõ hơn cho các em hiểu.
2.1.1.3. Giải nghĩa theo cách miêu tả.
* Cách này có hai dạng:
- Thứ nhất là dạng dẫn tính chất, (hiện tượng thường gặp) để giúp cho học sinh
hiểu ý nghĩa của từ.
Ví dụ:
+ sửng sốt (TV5- T1-Tr64): ngạc nhiên cao độ, vẻ mặt có thể biến đổi khác
thường như mắt mở to, lông mày nhướn lên ...
+ đỏ (TV5 - T1-Tr10): chỉ mầu sắc có mầu như mầu máu tươi.
- Thứ hai là đối với các từ có chức năng biểu hiện cao như các từ láy sắc thái
hóa, hoặc từ ghép phân nghĩa sắc thái hóa, một mặt vừa phải kết hợp cách giảng
theo định nghĩa, mặt khác phải dùng lối miêu tả. Để miêu tả, chúng ta có thể lấy
một sự vật, hoạt động cụ thể làm chỗ dựa rồi miêu tả sự vật, hoạt động đó sao
cho nổi bật lên các nét nghĩa chứa đựng trong từ.
Ví dụ:
+ vật vờ: lay động nhẹ, yếu ớt, như khơng có sức mạnh chống đỡ từ bên trong,
mặc cho sức mạnh bên ngồi kéo đi, lơi lại như cây cỏ dài lay động trong làn
nước nhẹ.
+ hí hửng: vẻ mặt hớn hở, phấn khởi như vừa được một cái gì đó lợi lộc, hoặc
háo hức chờ đón một cái gì đó vui lắm.
+ đen kịt: đen sẫm một màu như nhọ đáy nồi đun than, củi, rơm, rạ..
Nguyễn Văn Tú - Chuyên đề về dạy nghĩa
cho học sinh lớp 5.
19 của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa
+ rong ruổi: đi liên tục trên chặng đường dài, khơng ngại mệt mỏi, nhằm mục
đích nhất định (TV5- T1- Tr117).
Nếu như cách giải nghĩa theo định nghĩa bắt đầu từ các ý nghĩa biểu niệm
thì giảng nghĩa theo cách miêu tả về cơ bản là bắt đầu bằng một ý nghĩa biểu vật
tiêu biểu nhất để giúp học sinh lĩnh hội được nghĩa biểu vật. Điều này cho phép
giáo viên chấp nhận những lời giải nghĩa của học sinh như sau:
* Bài tập đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa (TV5- T1- Tr10).
+ Vàng ối: là màu vàng của lá mít.
+ Vàng xuộm: là màu của cánh đồng lúa chín đều.
+ Vàng giịn: là màu vàng của rơm, rạ phơi rất khô.
2.1.1.4. Giải nghĩa theo cách phân tích từ ra từng tiếng và giải nghĩa từng tiếng
này.
Cách giải nghĩa này có ưu thế đặc biệt khi giải nghĩa từ Hán việt. Việc giải
nghĩa từng tiếng rồi khái quát nêu ý nghĩa chung của cả từ sẽ giúp học sinh cơ sở
nắm vững nghĩa từ.
Ví dụ:
+ Phân giải (TV5- T2- Tr85): phân tích, giảng giải cho thấy rõ đúng sai, phải
trái, lợi hại...
+ Trí dũng song tồn: (TV5- T2- Tr56) : trí là mưu trí.
dũng là dũng cảm.
Trí dũng song tồn là vừa mưu trí vừa dũng cảm.
+ Tang chứng: tang là tang vật, sự vật.
chứng là sự việc chứng tỏ hành động phạm tội.
Tang chứng là sự vật, sự việc chứng tỏ hành động phạm tội.
+ Nhân chứng(TV5 - T2- Tr56): nhân là chỉ người.
Nguyễn Văn Tú - Chuyên đề về dạy nghĩa
cho học sinh lớp 5.
20 của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa
chứng là chứng thực sự việc.
Nhân chứng là người làm chứng.
2.1.2. Các biện pháp tìm hiểu ý nghĩa của một số từ ngữ có giá trị nghệ thuật
trong văn bản Tập đọc.
Tác phẩm văn học vốn hàm súc và có nhiều tầng ý nghĩa. Việc đọc hiểu
văn bản nghệ thuật thực chất là khai thác hàm ý ẩn sâu trong câu chữ, hình ảnh,
hình tượng của tác phẩm. Đối với học sinh tiểu học, yêu cầu này là khó đối với
các em. Giáo viên cần có biện pháp giúp các em huy động vốn hiểu biết của
mình từ các mơn học khác và từ trong cuộc sống để hiểu nghĩa của từ ngữ có giá
trị nghệ thuật. Nhưng làm thế nào để giúp học sinh nhận ra các từ ngữ được dùng
một cách nghệ thuật. Điều này địi hỏi giáo viên khơng chỉ hướng dẫn mà cần có
các bài tập cụ thể để học sinh thực hành nhận diện và phân tích. Việc tìm hiểu ý
nghĩa của một số từ ngữ có giá trị nghệ thuật trong văn bản tập đọc nên thực hiện
như sau:
2.1.2.1. Nhận diện các từ ngữ nghệ thuật.
Trước khi tìm ra các biện pháp phân tích từ ngữ nghệ thuật, giáo viên cần
giúp học sinh nhanh chóng tìm ra các từ dùng hay trong văn bản.
Chưa phân tích làm sao biết được từ ngữ đó dùng hay như thế nào?
Nhưng bằng sự mẫn cảm ngơn ngữ, bằng sự hiểu biết về tính cụ thể, tính trừu
tượng trong nghĩa của từ, về hiện tượng nhiều nghĩa và các quan hệ ngữ nghĩa
giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi định hướng để học sinh xác định từ ngữ nghệ
thuật.
Ví dụ 1: Kết thúc bài thơ Đàn gà mới nở, nhà thơ Phạm Hổ viết:
Vườn trưa gió mát
Bướm bay rập rờn
Nguyễn Văn Tú - Chuyên đề về dạy nghĩa
cho học sinh lớp 5.
21 của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa
Quanh đôi chân mẹ
Một rừng chân con.
Em thích nhất hình ảnh nào trong khổ thơ trên? Từ ngữ nào gợi tả hình
ảnh đó?
(Một rừng chân con) từ rừng
Ví dụ 2: Gạch dưới những từ ngữ cho biết tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa
khi nói về sự vật trong đoạn thơ dưới đây.
Lúc ấy
Cả công trường say ngủ cạnh dịng sơng.
Những tháp khoan nhơ lên trời ngẫm nghĩ.
Những chiếc xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga.
Với một dòng trăng lấp lống Sơng Đà.
(TV5- T1- Tr 69).
Ví dụ 3: Hãy chọn một từ chỉ mầu sắc trong bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa
mà em thích nhất.
Với các bài tập như trên, học sinh sẽ biết cách chỉ ra các từ ngữ mà các em
thích, hoặc được gợi ý là từ ngữ đó được dùng độc đáo, sáng tạo. Yêu cầu các
em tìm từ ngữ thể hiện phép nhân hóa chính là gợi ý cho học sinh biết đó chính
là các biện pháp tu từ. Thực hiện các bài tập trên các em sẽ tìm ra được các từ
dùng đắt trong văn bản nghệ thuật. Cịn các từ đó được dùng nghệ thuật ra sao,
giáo viên cần phải hướng dẫn cụ thể thêm.
2.1.2.2. Đặt từ cần tìm hiểu trong hệ thống để phân tích.
Một nguyên tắc của việc phân tích từ ngữ trong tác phẩm văn học, là chủ
ý để phát hiện ra tính thống nhất cũng tức là tính hệ thống giữa các từ ngữ với
Nguyễn Văn Tú - Chuyên đề về dạy nghĩa
cho học sinh lớp 5.
22 của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa
chủ đề của tác phẩm. Nghĩa là từ ngữ mà giáo viên và học sinh đang xem xét đã
cùng với các từ ngữ khác trong hệ thống bộc lộ ý chủ đạo của văn bản ra sao và
giá trị riêng của từ ngữ đó là gì. Với học sinh tiểu học chúng ta không nên hoặc
hạn chế dùng khái niệm hệ thống khi hướng dẫn học sinh phân tích từ ngữ mà
chỉ lên dùng cách nói: tìm điểm chung, điểm riêng giữa từ đang tìm hiểu với các
từ khác. Có thể gợi ý học sinh tìm hiểu ý nghĩa của từ ngữ nghệ thuật theo định
hướng này bằng các bài tập như sau:
Ví dụ 1: Từ vàng mượt giống và khác gì so với vàng óng, vàng hoe, vàng xuộm.
Vàng mượt gợi cho em cảm giác gì ?
( TV5- T1- Tr10).
Ví dụ 2. Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên một đêm trăng vừa tĩnh mịch
vừa sinh động trên sông Đà ?
(TV5- T1- Tr69).
(ngủ, ngẫm nghĩ, nghỉ)
Ví dụ 3: Tìm từ ngữ nói lên hành trình vơ tận của bầy ong ? Cách dùng các từ
ngữ đó có gì hay ?
(TV5- T1- Tr117).
Ví dụ 4: Có thể dùng từ nào thay thế cho từ đẫm trong câu.
Với đôi cánh đẫm nắng trời
Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.
(TV5- T1- Tr 117).
Theo em dùng từ nào hay hơn? Vì sao?
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Khi hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập một, giáo viên cần cho học sinh
xác định điểm đồng nhất và khác biệt giữa vàng mượt và các từ cùng chỉ màu
vàng khác.
Nguyễn Văn Tú - Chuyên đề về dạy nghĩa
cho học sinh lớp 5.
23 của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa
Đồng nhất là cùng chỉ màu vàng, nhưng khác biệt trong phạm vi biểu vật
(vàng mượt được dùng miêu tả màu lông của các con vật có bộ lơng dày, mịm
màng), nhưng khác biệt trong gợi cảm giác cho người đọc... Hoặc gợi ý cho học
sinh làm bài tập hai, giáo viên nên lưu ý học sinh mỗi từ ngữ thể hiện chi tiết tìm
được có ý nghĩa riêng (ngủ khác với ngẫm nghĩ, khác với nghỉ ngơi) nhưng cả ba
từ này đều có nét nghĩa chung chỉ trạng thái không vận động tay chân của con
người. Chỉ khi tìm ra nét nghĩa chung này các em mới thấy cái hay của việc sử
dụng từ ngữ nhân hóa phối hợp với nhiều hình ảnh để gợi lên cảnh một đêm
trăng tĩnh mịch yên bình. Riêng đối với bài tập ở ví dụ bốn, hình thức giống bài
tập thay thế, tích cực hóa vốn từ nhưng thực chất là dạng bài tập gợi ý phân tích
từ ngữ theo lối so sánh đồng nhất và đối lập. Khi làm bài tập này chắc chắn học
sinh phải tìm từ đồng nghĩa với từ đẫm như: sũng, thấm đẫm, ngập,.vv... và phân
tích đối chiếu để khẳng định từ đẫm dùng trong ngữ cảnh này là hợp lí nhất, có
tác dụng gợi hình ảnh và biểu cảm rõ rệt.
Ngơn ngữ trong các tác phẩm văn học thường có tính nhiều nghĩa. Các từ
ngữ được dùng độc đáo, sáng tạo thường hàm ý gợi sự liên tưởng phong phú.
Làm thế nào để học sinh tiểu học vốn quen với tư duy cụ thể có thể hiểu được
các nghĩa khác nhau trong từ nhiều nghĩa, từ nghĩa trực tiếp, cụ thể đến nghĩa
gián tiếp, trừu tượng. Giáo viên cần hiểu hiện tượng nhiều nghĩa trong ngôn ngữ
nghệ thuật tuy khác nhưng vẫn bị chi phối bởi những quy tắc chi phối hiện tượng
nhiều nghĩa trong ngơn ngữ. Vì thế biện pháp giải nghĩa các từ nhiều nghĩa được
dùng có giá trị nghệ thuật cần phải bám chắc vào các quan hệ ngữ nghĩa mà tìm
ra những giá trị nội dung và nghệ thuật của từ cần phân tích.
2.1.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa nghĩa chính và nghĩa chuyển của từ nhiều
nghĩa.
Nguyễn Văn Tú - Chuyên đề về dạy nghĩa
cho học sinh lớp 5.
24 của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa
Theo GS. Đỗ Hữu Châu. Từ ngữ và các hình ảnh ngơn ngữ trong tác phẩm
thường nằm trong các trường hợp ngữ nghĩa sau:
a, Từ ngữ được dùng trong nghĩa chính hay nghĩa phụ ngơn ngữ và chỉ dùng
trong nghĩa đó mà thơi.
b, Từ ngữ được dùng trong nghĩa tu từ và chỉ có nghĩa tu từ mà thôi.
c, Từ ngữ vừa được dùng trong nghĩa chính vừa dùng trong nghĩa bóng tu từ.
Đối với trường hợp từ chỉ dùng trong nghĩa chính, giáo viên có thể hướng
dẫn học sinh so sánh với các từ cùng trường nghĩa, đồng nghĩa hay trái nghĩa,
nhờ biện pháp tái hiện giả định quá trình lựa chọn của tác giả mà học sinh phát
hiện ra cái hay, cái đẹp của việc dùng từ.
Còn những trường hợp từ được dùng trong nghĩa phụ ngơn ngữ hay nghĩa
bóng tu từ, tức là từ được dùng với nghĩa chuyển. Nguyên tắc để phân tích hiện
tượng nhiều nghĩa trong tác phẩm là phải bám chắc lấy nghĩa chính, hiểu thật
chính xác nó, từ đó dựa vào cơ chế chuyển nghĩa mà tìm ra sự sáng tạo trong
cách dùng từ của tác giả.
Ví dụ:
Để học sinh hiểu được giá trị của từ bỡ ngỡ trong câu thơ. Biển sẽ nằm bỡ
ngỡ giữa cao nguyên [tr69], giáo viên phải giúp học sinh hiểu nghĩa chính của từ
bỡ ngỡ là trạng thái tâm lí của người: ngơ ngác, lúng túng vì chưa quen thuộc. Từ
đó mới có cơ sở giúp học sinh hiểu hình ảnh nhân hóa trong câu thơ nói lên sức
mạnh kì diệu của con người. Tác giả dùng từ bỡ ngỡ làm cho biển có tâm trạng
như con người: ngơ ngác, ngạc nhiên vì sự xuất hiện kì lạ của mình giữa vùng
núi cao nguyên. Tương tự, khi giảng nghĩa từ sầm uất trong câu: ‘‘Thống cái,
dưới bóng râm của rừng già, thảo quả sầm uất từng khóm râm lan tỏa nơi tầng
rừng thấp, vươn ngọn, xịe lá, lấn chiếm khơng gian’’[TV5- T1- Tr113]. Giáo
Nguyễn Văn Tú - Chuyên đề về dạy nghĩa
cho học sinh lớp 5.
25 của từ và các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa
viên cũng phải bắt đầu từ nghĩa chính của từ sầm uất là: đơng đúc, nhộn nhịp;
thường được dùng để miêu tả nơi có nhiều nhà cửa, phố xá buôn bán do đông
người. Dùng từ sầm uất để miêu tả rừng thảo quả, tác giả vừa biểu hiện được sự
rậm rạp, um tùm (nhiều), vừa nói được sự sinh động đa dạng của rừng cây.
Trong bài thơ ‘‘Hạt gạo làng ta’’, Câu thơ cuối Trần Đăng Khoa viết: Em
vui em hát, hạt vàng làng ta. Để học sinh hiểu được giá trị của từ hạt vàng trong
câu, giáo viên phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ: hạt vàng là kim loại hiếm có
màu vàng và có giá trị cao(q như vàng). Nhưng trong câu thơ được tác giả sử
dụng gọi thay thế cho hạt gạo, tác giả đã dùng phép so sánh để nói nên mồ hôi
công sức một nắng hai sương của bố mẹ làm ra hạt gạo và hạt gạo đó đã góp
cơng vào chiến thắng chung của dân tộc. Do vậy hình ảnh hạt gạo trong bài thơ
được tác giả so sánh nâng cao tầm giá trị như hạt vàng, nhưng nó lại mang sắc
thái gần gũi tạo nên vẻ đẹp có giá trị nghệ thuật cao.
2.2. Dạy các từ có quan hệ về ngữ nghĩa
Bài học về các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa đồng nghĩa và trái nghĩa
được bố trí trong mơn Luyện từ và câu lớp 5 với thời lượng sáu tiết, thành hai
dạng bài. Dạng lí thuyết được xếp trong tiết học đầu tiên của mỗi lớp từ. Dạng
bài thực hành được xếp ngay sau tiết học lí thuyết. Cụ thể từ đồng nghĩa ba tiết
(1 tiết lí thuyết, 2 tiết luyện tập) từ trái nghĩa ba tiết (1 tiết lí thuyết, 2 tiết luyện
tập). Cấu trúc nội dung bài học của mỗi dạng bài được biên soạn theo cách tổ
chức khác nhau.
2.2.1. Cấu trúc nội dung bài học các lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa trong sách
giáo khoa.
2.2.1.1. Cấu trúc nội dung bài học lý thuyết.