Tải bản đầy đủ (.pdf) (290 trang)

Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thương mại tại các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam - Copy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.47 MB, 290 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
****************

PHÍ THỊ KIỀU ANH

HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
****************

PHÍ THỊ KIỀU ANH

HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN


MÃ SỐ: 62.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. Đoàn Xuân Tiên
2. PGS.TS. Phạm Tiến Hƣng

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận án

Phí Thị Kiều Anh


LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu sinh xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Đoàn Xuân Tiên và
PGS.TS. Phạm Tiến Hƣng – giáo viên hƣớng dẫn khoa học, đã nhiệt tình hƣớng dẫn
để nghiên cứu sinh có thể hoàn thành luận án này.
Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp chân thành và
quý báu của các nhà khoa học, sự hỗ trợ nhiệt tình của các cơ quan, doanh nghiệp, các
KTV hành nghề, các công ty kiểm toán, Hội kế toán và kiểm toán VN, Hội kiểm toán
viên hành nghề trong quá trình thu thập tài liệu cho luận án. Nghiên cứu sinh cũng xin
chân thành cảm ơn Ban giám đốc Học viện Tài chính, các đồng nghiệp trong Khoa kế

toán đã tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần, giúp nghiên cứu sinh hoàn thành
luận án.
Cuối cùng, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn
bè đã động viên, giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận án này.
NGHIÊN CỨU SINH

Phí Thị Kiều Anh


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................v
DANH MỤC SƠ ĐỒ ......................................................................................................vi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƢƠNG 1 ...................................................................................................................15
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP ..............15
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI ẢNH HƢỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ...................................................................15
1.1.1. Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại ...........................................................15
1.1.2. Khái niệm kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thƣơng mại ...................21
1.1.3. Đặc điểm ngân hàng thƣơng mại ảnh hƣởng đến kiểm toán báo cáo tài
chính ngân hàng thƣơng mại ..................................................................................24
1.2. KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP ...................................................28

1.2.1. Đối tƣợng, mục tiêu, căn cứ kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thƣơng
mại ..........................................................................................................................28
1.2.2. Nội dung kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thƣơng mại ....................31
1.2.3. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thƣơng mại ....................35
1.2.4. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng và các kỹ thuật kiểm toán với sự hỗ trợ
của máy tính trong kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thƣơng mại ...............65
1.2.5. Kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng
thƣơng mại .............................................................................................................70
1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP ........73
1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thƣơng mại
................................................................................................................................74
1.3.2. Những bài học đối với kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thƣơng mại
cho các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam ...........................................80
CHƢƠNG 2 ...................................................................................................................82


ii

THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ....82
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI, HOẠT ĐỘNG
KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP BCTC VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN
ĐỘC LẬP BCTC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ......82
2.1.1. Khái quát về hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay ..............82
2.1.2. Khái quát về hoạt động kiểm toán độc lập báo cáo tài chính ở Việt Nam
hiện nay ..................................................................................................................83
2.1.3. Khái quát hệ thống cơ sở pháp lý đối với hoạt động kiểm toán độc lập báo
cáo tài chính ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam hiện nay ....................................84
2.2. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

THƢƠNG MẠI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY .................................................................................................................87
2.2.1. Thực trạng về xác định đối tƣợng, mục tiêu, căn cứ kiểm toán báo cáo tài
chính ngân hàng thƣơng mại ..................................................................................87
2.2.2. Thực trạng về xác định nội dung kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng
thƣơng mại .............................................................................................................91
2.2.3. Thực trạng quy trình kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thƣơng mại ..92
2.2.3.1. Thực trạng giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán ............................................93
2.2.3.2. Thực trạng giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán ...............................107
2.2.3.3. Thực trạng giai đoạn kết thúc kiểm toán ..................................................124
2.2.4. Thực trạng các kỹ thuật thu thập bằng chứng và các kỹ thuật kiểm toán với
sự hỗ trợ của máy tính trong kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thƣơng mại
..............................................................................................................................127
2.2.5. Thực trạng kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính
ngân hàng thƣơng mại ..........................................................................................131
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA ................................................................133
2.3.1 Những thành tựu và kết quả đạt đƣợc .........................................................133
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại ..........................................................................135
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ...............................................................141
CHƢƠNG 3 .................................................................................................................144
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ........................144


iii

NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN ...........144
ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM ............................................................................................144
3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG

MẠI VIỆT NAM .....................................................................................................144
3.2. NGUYÊN TẮC VÀ ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM
TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM ............................................................................147
3.2.1. Nguyên tắc hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thƣơng mại
tại các doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam ........................................................147
3.2.2. Định hƣớng hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính ngân hàng thƣơng mại
do các doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam thực hiện ........................................148
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở
VIỆT NAM ..............................................................................................................150
3.3.1. Hoàn thiện việc xác định đối tƣợng, mục tiêu kiểm toán ..........................151
3.3. 2. Hoàn thiện việc xác định nội dung kiểm toán...........................................155
3.3.3. Hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính .....................................157
3.3.4. Hoàn thiện kiểm soát chất lƣợng hoạt động kiểm toán ..............................184
3.4. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM .............................................................187
3.4.1 Về phía cơ quan quản lý nhà nƣớc ..............................................................187
3.4.2. Về phía hiệp hội quản lý nghề nghiệp........................................................190
3.4.3. Về phía các doanh nghiệp kiểm toán độc lập.............................................191
3.4.4. Về phía các ngân hàng thƣơng mại ............................................................193
KẾT LUẬN ..............................................................................................................194
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ................................................................................................................196
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................198
DANH MỤC PHỤ LỤC ..........................................................................................202


iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AICPA

American institue of certified public accountants – Viện Kế toán
viên công chứng Mỹ

BCTC

Báo cáo tài chính

BGĐ

Ban giám đốc

CĐKT

Cân đối kế toán

CMKit

Chuẩn mực kiểm toán

CNTT

Công nghệ thông tin

CBTD

Cán bộ tín dụng


CSDL

Cơ sở dẫn liệu

DNKT

Doanh nghiệp kiểm toán

DN

Doanh nghiệp

HVTC

Học viện Tài chính

ISA

International Standards on Auditing - Chuẩn mực kiểm toán
quốc tế

KQHĐKD

Kết quả hoạt động kinh doanh

KTV

Kiểm toán viên


KSCL

Kiểm soát chất lƣợng

KSNB

Kiểm soát nội bộ

LCTT

Lƣu chuyển tiền tệ

NCS

Nghiên cứu sinh

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

NHTW

Ngân hàng trung ƣơng

RRKS


Rủi ro kiểm soát

RRTT

Rủi ro tiềm tàng

TCTD

Tổ chức tín dụng

TD

Tín dụng

TSĐB

Tài sản đảm bảo

SXKD

Sản xuất kinh doanh


v

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Đặc điểm NHTM và ảnh hƣởng đến kiểm toán BCTC NHTM ........24
Bảng 1.2. Xác định nội dung kiểm toán theo các hoạt động kinh doanh của
NHTM ...........................................................................................................................33
Bảng 1.3. So sánh quy trình kiểm toán BCTC DN và kiểm toán BCTC NHTM

.......................................................................................................................................37
Bảng 1.4. Tìm hiểu các hoạt động kinh doanh tại NHTM .................................46
Bảng 1.5. Các loại khiếm khuyết thƣờng tồn tại trong KSNB của NHTM .......58
Bảng 1.6. Một số thủ tục kiểm tra chi tiết đặc thù khi kiểm toán BCTC NHTM
.......................................................................................................................................61
Bảng 2.1: Quy trình kiểm toán BCTC NHTM tại các DNKT ...........................92
Bảng 2.2 Mẫu đánh giá chấp nhận khách hàng tại Công ty TNHH X1 (trích) ..94
Bảng 2.3. Bảng xác định mức trọng yếu và mức trọng yếu thực hiện tại Công ty
Kiểm toán X2 (DNKT Big Four) ................................................................................103
Bảng 2.4: Xác định mức đảm bảo cơ bản tại Công ty TNHH Kiểm toán X1 ..105
Bảng 2.5. Phân bổ mẫu để kiểm tra hiệu quả hoạt động KSNB ......................109
Bảng 2.6. Xác định số mẫu thực hiện các thử nghiệm kiểm soát ....................109
Bảng 2.7. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cỡ mẫu ...................................................110
Bảng 2.8. Kiểm tra chi tiết tiền gửi của khách hàng – Số liệu toàn hàng ........114
Bảng 2.9. Kiểm tra chi tiết tiền gửi của khách hàng – Kiểm tra lãi dự trả .......114
Bảng 2.10. Kiểm tra chi tiết tiền gửi của khách hàng – Đối chiếu sao kê từng
khách hàng với số liệu xuất ra từ hệ thống ..................................................................115
Bảng 2.11. Kiểm tra chi tiết tiền gửi ngân hàng – Gửi thƣ xác nhận cho số dƣ
huy động khách hàng ...................................................................................................116
Bảng 2.12. Thông tin soát xét khoản vay – Thông tin giải ngân tại Công ty
TNHH Kiểm toán X1 (DNKT Big Four) ....................................................................120
Bảng 2.13. Thông tin soát xét khoản vay – Tài sản đảm bảo tại Công ty TNHH
TNHH X1 (DNKT Big Four) ......................................................................................121
Bảng 2.14. Một số thủ tục kiểm toán đặc thù khi kiểm toán BCTC NHTM ...122
Bảng 3.1. Xác định các yếu tố quyết định việc chấp nhận/duy trì khách hàng 159
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu phân tích BCTC NHTM .........................................164


vi


Bảng 3.3. Báo cáo ngành ngân hàng năm 2015 ...............................................168
Bảng 3.4. Một số kết quả chính của cuộc điều tra xu hƣớng kinh doanh của các
TCTD ...........................................................................................................................169
Bảng 3.5 – Báo cáo tài chính của NHTM ABC ...............................................170
Bảng 3.6. Bảng phân tích sâu các thông tin tài chính của NHTM ...................172
Bảng 3.7. Bảng xác định mức trọng yếu, mức trọng yếu thực hiện và ngƣỡng
sai sót có thể bỏ qua chung của BCTC ........................................................................175
Bảng 3.8. Bảng xác định mức trọng yếu thực hiện và ngƣỡng sai sót có thể bỏ
qua cụ thể của các khoản mục trên BCTC ..................................................................176
Bảng 3.9. Bảng xác định hệ số điều chỉnh để phân bổ mức trọng yếu ............177
Bảng 3.10. Bảng phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC của
NHTM A......................................................................................................................178

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Quy trình kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT thƣc hiện...........36
Sơ đồ 1.2. Hiểu biết về môi trƣờng công nghệ thông tin của NHTM ................44
Sơ đồ 1.3. Kiểm tra hiệu quả của KSNB trong kỳ .............................................57
Sơ đồ 2.1: Tóm tắt các quy định có liên quan đến hoạt động kiểm toán BCTC
NHTM ...........................................................................................................................86
Sơ đồ 2.2. Các loại thử nghiệm cơ bản mà KTV thực hiện .............................112
Sơ đồ 2.3. Quy trình kiểm soát chất lƣợng tại các DNKT ...............................131


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) là một trong những khách thể đặc biệt của kiểm
toán độc lập vì đây là đối tƣợng có nhiều điểm đặc thù so với các đơn vị và tổ chức khác
trong nền kinh tế. Với chức năng là trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và chức

năng tạo tiền, NHTM là một tổ chức có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Vì vậy, tình
hình hoạt động kinh doanh của các NHTM có ảnh hƣởng rất lớn đến nhiều chủ thể kinh
tế trong xã hội. Thông tin về NHTM đặc biệt là các thông tin tài chính đƣợc cung cấp
dƣới dạng BCTC đƣợc nhiều đối tƣợng trong nền kinh tế quan tâm. BCTC của NHTM
có vai trò đặc biệt quan trọng, là cơ sở để đƣa ra các quyết định đầu tƣ của các nhà đầu
tƣ, các quyết định gửi tiền của các cá nhân và DN, quyết định vay vốn của những dự án
cần nguồn vốn lớn…Đứng trên phƣơng diện quản lý vĩ mô nền kinh tế, những thông tin
tài chính của các NHTM cũng phần nào nói lên tình hình chung của toàn bộ nền kinh tế,
tình hình sức khỏe tài chính của một quốc gia. Vì tầm quan trọng của hệ thống NHTM
cũng nhƣ ảnh hƣởng, tác động sâu rộng của các NHTM đối với nền kinh tế quốc dân,
NHTM đã trở thành khách thể bắt buộc phải kiểm toán độc lập BCTC hàng năm nhằm
đảm bảo quyền lợi cho mọi chủ thể kinh tế trong xã hội khi có nhu cầu sử dụng thông
tin trên BCTC của NHTM. Điều đó dẫn đến hoạt động kiểm toán BCTC NHTM trở nên
cần thiết góp, phần đảm bảo đƣợc các mục tiêu trên.
Đến nay, sau gần ba mƣơi năm đổi mới và phát triển, hệ thống NHTM Việt
Nam đã có sự phát triển vƣợt bậc về cả số lƣợng và chất lƣợng đóng góp không nhỏ
vào sự phát triển kinh tế đất nƣớc. Với đặc điểm của nền kinh tế hiện nay, một nền
kinh tế thị trƣờng, mở cửa và hội nhập sâu rộng, sự phức tạp của thị trƣờng tài chính
nói chung và thị trƣờng ngân hàng nói riêng nên đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều
sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực ngân hàng. Hiện tƣợng lừa đảo, tham ô, tham
nhũng, biển thủ, chiếm đoạt tài sản, xuyên tạc thông tin ngày càng tinh vi và khó kiểm
soát hơn. Điều này ảnh hƣởng lớn đến quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể kinh
tế, đến nền tài chính quốc gia và đặc biệt là đến niềm tin của công chúng vào các thông
tin tài chính do NHTM công bố. Việc cung cấp thông tin trung thực, hợp lý, tin cậy về
tình hình tài chính của các NHTM đã trở nên vô cùng cần thiết và cấp bách. Điều đó
dẫn đến việc nâng cao chất lƣợng kiểm toán BCTC NHTM càng trở nên cần thiết.
Hiện nay ở Việt Nam, hoạt động kiểm toán Báo cáo tài chính (BCTC) NHTM
nhìn chung đã đƣợc đổi mới, tuy nhiên vẫn còn mang tính kinh nghiệm và chƣa đảm
bảo tính thống nhất. Do vậy, kết quả kiểm toán BCTC NHTM còn nhiều hạn chế, độ
tin cậy không cao. Nhiều rủi ro lớn thực tế đã xảy ra ở các NHTM nhƣ hiện tƣợng

thông đồng rút tiền từ ngân hàng, cho vay không có tài sản đảm bảo, không có khả


2

năng thu hồi vốn vẫn cứ liên tiếp xảy ra mà chƣa đƣợc phát hiện mặc dù BCTC đã
đƣợc kiểm toán. Điều đó làm mất lòng tin của các nhà đầu tƣ và các đối tƣợng sử dụng
thông tin. Những hiện tƣợng này xảy ra một phần là do những hạn chế còn tồn tại
trong cuộc kiểm toán BCTC NHTM.
Mặt khác, kiểm toán BCTC NHTM cũng đƣợc các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu và đề cập trong các giáo trình, đề tài nghiên cứu khoa học, các bài viết
đăng tạp chí…nhƣng đến nay số lƣợng vẫn còn khá khiêm tốn và còn nhiều điểm khá
khác biệt. Trong khi đó, kiến thức về kiểm toán BCTC NHTM cũng là lĩnh vực quan
tâm của nhiều giảng viên và sinh viên chuyên ngành kiểm toán, kế toán và ngân hàng
trong các trƣờng kinh tế.
Xuất phát từ những vấn đề phân tích trên đây cho thấy đề tài: “Hoàn thiện
kiểm toán Báo cáo tài chính Ngân hàng thương mại tại các doanh nghiệp kiểm toán
độc lập ở Việt Nam” đƣợc nghiên cứu sinh lựa chọn mang tính thời sự, có ý nghĩa cả
về lý luận và thực tiễn.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc có liên quan
đến đề tài luận án và những định hƣớng nghiên cứu của luận án
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu tổng quan của tác giả về các công trình nghiên cứu trong nƣớc liên quan
đến đề tài luận án cho thấy, hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về kiểm toán,
kiểm toán BCTC, kiểm toán trong lĩnh vực NHTM nhƣ các giáo trình, luận án tiến sĩ, luận
văn thạc sĩ, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp ngành, cấp cơ sở, các bài báo đăng
tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học song các công trình liên quan đến kiểm toán BCTC
NHTM do các DNKT độc lập thực hiện chỉ đƣợc nghiên cứu ở một số đề tài khoa học và
luận văn thạc sĩ với phạm vi nghiên cứu hẹp, chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu
đầy đủ, trọn vẹn về vấn đề này và thời gian nghiên cứu cũng đã lâu. Cụ thể nhƣ sau:

 Các công trình nghiên cứu liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính:
 Về luận án, đã có một số luận án nghiên cứu về kiểm toán BCTC dƣới nhiều
góc độ nhƣ:
- Luận án Tiến sĩ “Hoàn thiện kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp ở Việt
Nam” (Đoàn Thị Ngọc Trai, 2003). Tác giả Đoàn Thị Ngọc Trai nghiên cứu khái quát
chung về kiểm toán BCTC của các DN ở Việt Nam qua việc tiếp cận về quy trình
kiểm toán chung, về bộ máy kiểm toán, về tổ chức xây dựng CMKit. Nhƣ vậy, tác giả
Đoàn Thị Ngọc Trai chỉ nghiên cứu về kiểm toán BCTC DN ở Việt Nam nói chung,
không nghiên cứu về kiểm toán BCTC NHTM, là đối tƣợng trong luận án của tác giả.
- Luận án Tiến sĩ “Hoàn thiện kiểm toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp xây lắp
của các tổ chức kiểm toán độc lập” (Phạm Tiến Hƣng, 2009) [25]. Tác giả Phạm Tiến
Hƣng nghiên cứu các vấn đề về kiểm toán BCTC của các DN xây lắp do các tổ chức kiểm


3

toán độc lập thực hiện nhƣ đối tƣợng, mục tiêu, nội dung kiểm toán; quy trình kiểm toán
BCTC, KSCL hoạt động kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp xây lắp… Nhƣ vậy, tác
giả Phạm Tiến Hƣng chỉ nghiên cứu về kiểm toán BCTC DN xây lắp, không nghiên cứu
về kiểm toán BCTC NHTM, là đối tƣợng nghiên cứu trong luận án của tác giả.
- Luận án Tiến sĩ “Hoàn thiện kiểm toán Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam” (Nguyễn Thị Mỹ, 2012) [30]. Tác giả Nguyễn Thị
Mỹ nghiên cứu các vấn đề về kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết trên thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam nhƣ đối tƣợng kiểm toán; phƣơng pháp tiếp cận kiểm toán; mục
tiêu kiểm toán; quy trình kiểm toán; kiểm toán một số phần hành đặc trƣng trong kiểm toán
BCTC của các công ty niêm yết… Nhƣ vậy, tác giả Nguyễn Thị Mỹ chỉ nghiên cứu về
kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, không
nghiên cứu về kiểm toán BCTC NHTM, là đối tƣợng nghiên cứu trong luận án của tác giả.
Ngoài ra, còn rất nhiều luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp,
các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học nghiên cứu những vấn đề riêng lẻ liên quan

đến kiểm toán BCTC nhƣ trọng yếu, rủi ro kiểm toán, bằng chứng kiểm toán, kỹ thuật
thu thập bằng chứng kiểm toán…tuy nhiên đây không phải là hƣớng nghiên cứu chính
của luận án nên tác giả không đề cập sâu.
 Các công trình nghiên cứu liên quan đến kiểm toán trong lĩnh vực ngân hàng:
Qua khảo sát tại các trƣờng đại học lớn (Học viện Tài chính, Đại học kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thƣơng mại, Học viện
Ngân hàng, Đại học Công đoàn…) và các công bố về luận văn, luận án trên các trang
web tại thƣ viện Quốc gia và thƣ viện các trƣờng Đại học, có một số các giáo trình, đề
tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn nghiên cứu liên quan đến kiểm toán trong
lĩnh vực ngân hàng nhƣ:
 Về giáo trình, sách viết về kiểm toán trong lĩnh vực ngân hàng, hiện nay chỉ có
hai cuốn tài liệu, cụ thể nhƣ sau:
- Giáo trình Kiểm toán ngân hàng, Học viện Ngân hàng (2002) [22] – Chủ biên:
ThS Lâm Thị Hồng Hoa, NXB Thống kê, Hà Nội. Đây là cuốn giáo trình đầu tiên viết
dành riêng cho hoạt động kiểm toán ngân hàng. Giáo trình gồm hai phần chính, phần
thứ nhất: Kiểm toán căn bản, gồm 3 chƣơng giới thiệu đại cƣơng những vấn đề cơ bản
về kiểm toán; Phần thứ hai: kiểm toán ngân hàng gồm 4 chƣơng, giới thiệu kỹ thuật
kiểm toán một số lĩnh vực cơ bản của ngân hàng nhƣ kiểm toán tín dụng; kiểm toán
kinh doanh ngoại hối và kiểm toán một số nghiệp vụ khác của ngân hàng. Nhƣ vậy
giáo trình này mới chỉ đi vào nghiên cứu về khía cạnh kỹ thuật kiểm toán đối với một
số loại nghiệp vụ kinh doanh cơ bản của NHTM, đồng thời không đề cập riêng đến
hoạt động kiểm toán BCTC NHTM, là đối tƣợng nghiên cứu trong luận án của tác giả.


4

- Sách Kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại (2009) [23] – Chủ biên: Bộ môn Kế
toán ngân hàng – Khoa Ngân hàng – Học viện Ngân hàng, Công ty in Tiến Bộ, Hà Nội.
Cuốn sách trình bày những vấn đề về tổ chức và hoạt động kiểm toán nội bộ NHTM
nhƣ: Mô hình chung cho hệ thống KSNB trong cơ cấu tổ chức các NHTM; Tổng quan

về kiểm toán nội bộ NHTM; Phƣơng pháp và quy trình kiểm toán nội bộ NHTM; Kiểm
toán nội bộ một số nghiệp vụ chủ yếu của NHTM nhƣ tín dụng, huy động vốn, kinh
doanh giao dịch. Nhƣ vậy cuốn sách này đi sâu vào kiểm toán nội bộ NHTM để giúp
cho hoạt động kiểm soát ngân hàng tốt hơn, quản lý rủi ro tốt hơn và tăng khả năng đạt
đƣợc các mục tiêu kinh doanh của ngân hàng đặc biệt trong xu hƣớng hội nhập kinh tế
quốc tế mà không nghiên cứu về cuộc kiểm toán BCTC NHTM do kiểm toán độc lập
thực hiện nhƣ mục tiêu nghiên cứu của luận án mà nghiên cứu sinh đã đề ra.
 Về luận án, đã có một số luận án nghiên cứu về lĩnh vực kiểm toán trong các
NHTM dƣới nhiều góc độ nhƣ
- Luận án Tiến sĩ “Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán
nội bộ NHTM nhà nước ở Việt Nam” (Nguyễn Thị Hiên, 2009). Tác giả Nguyễn Thị
Hiên nghiên cứu về kiểm toán5 và hiệu quả của kiểm toán trong các NHTM, thực
trạng về hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ trong các NHTM Nhà nƣớc ở
Việt Nam từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán nội
bộ trong các NHTM Nhà nƣớc ở Việt Nam. Nhƣ vậy, tác giả Nguyễn Thị Hiên chỉ
nghiên cứu về những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán nội bộ
NHTM nhà nƣớc ở Việt Nam, không nghiên cứu về kiểm toán BCTC NHTM do các
DNKT độc lập thực hiện, là đối tƣợng nghiên cứu trong luận án của tác giả.
- Luận án Tiến sĩ “Hoàn thiện quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
trong các NHTM nhà nước Việt Nam” (Vũ Thùy Linh, 2014) [28]. Tác giả Vũ Thùy
Linh nghiên cứu lý luận và thực trạng về quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
trong các NHTM Nhà nƣớc ở Việt Nam qua đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác kiểm toán nội bộ trong các NHTM Nhà nƣớc ở Việt Nam hiện nay. Nhƣ vậy,
tác giả Vũ Thùy Linh chỉ nghiên cứu về quá trình và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
trong các NHTM nhà nƣớc Việt Nam, không nghiên cứu về kiểm toán BCTC NHTM
do các DNKT thực hiện, là đối tƣợng nghiên cứu trong luận án của tác giả.
 Về đề tài nghiên cứu khoa học các cấp về kiểm toán trong lĩnh vực ngân hàng,
hiện nay chỉ có một đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Bộ “Kiểm toán hoạt
động của kiểm toán nội bộ trong các NHTM ở Việt Nam hiện nay” (PGS,TS Nguyễn
Phú Giang và các cộng sự, 2010). Trong công trình này tác giả đi sâu vào nghiên cứu

các vấn đề về tính hiệu lực, hiệu quả và hiệu năng của kiểm toán hoạt động trong một
số nghiệp vụ cụ thể của ngân hàng do bộ phận kiểm toán nội bộ của NHTM thực hiện.
Trong đề tài này, tác giả đã đƣa ra cơ sở lý luận, mô tả thực trạng từ đó đƣa ra các giải


5

pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả của kiểm toán hoạt động do bộ phận kiểm toán
nội bộ của NHTM thực hiện. Các giải pháp và kiến nghị tiêu biểu mà tác giả đƣa ra là
kiến nghị với NHNN trong việc ban hành các quy định về quản trị ngân hàng, các chế
tài xử lý, các biện pháp chỉ đạo và hỗ trợ cho công tác kiểm toán hoạt động tại các
NHTM thông qua việc ban hành quy chế về kiểm toán hoạt động và các quy định
nghiệp vụ của kiểm toán hoạt động trong các NHTM. Nhƣ vậy, đề tài này đi sâu vào
kiểm toán hoạt động của kiểm toán nội bộ trong các NHTM ở Việt Nam hiện nay, chứ
không đề cập đến kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT thực hiện, nhƣ đối tƣợng
nghiên cứu của luận án của tác giả.
Ngoài ra còn một số Luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học đề cập đến
các khía cạnh cụ thể khác nhau về kiểm toán lĩnh vực ngân hàng tuy nhiên đây cũng
không phải là hƣớng nghiên cứu chính của luận án nên tác giả không đề cập sâu.
 Các công trình nghiên cứu về kiểm toán BCTC ngân hàng thương mại:
Theo khảo sát của nghiên cứu sinh, cho đến nay, liên quan trực tiếp đến đề tài
luận án mà NCS nghiên cứu, chƣa có luận án nào trong nƣớc đề cập đến mà chỉ có hai
đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở do Học viện Tài chính chủ trì và một số luận văn
Thạc sĩ có đề cập đến một vài nội dung liên quan đến hƣớng nghiên cứu của luận án.
Cụ thể là:
 Về đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến hƣớng nghiên cứu của Luận án:
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện “Hoàn thiện quy trình và phương
pháp kiểm toán BCTC của tổ chức ngân hàng và tín dụng” (TS.Thịnh Văn Vinh và TS.
Lƣu Đức Tuyên, 2008); Trong công trình đó nhóm tác giả đã đi vào nghiên cứu nội
dung, quy trình và phƣơng pháp kiểm toán BCTC của doanh nghiệp ngân hàng và các tổ

chức tín dụng. Đặc biệt, đề tài đã phân tích thực trạng và hoàn thiện kỹ thuật kiểm toán
đối với các khoản mục nhƣ: kiểm toán tiền mặt; kiểm toán các khoản đầu tƣ; kiểm toán
các khoản cho vay; kiểm toán TSCĐ; kiểm toán huy động vốn; kiểm toán các khoản bảo
lãnh; kiểm toán . Nhƣ vậy, đề tài này đi sâu vào hoàn thiện quy trình và phƣơng pháp
kiểm toán, với việc xác định nội dung kiểm toán theo các khoản mục trên BCTC NHTM
và phƣơng pháp tiếp cận kiểm toán truyền thống, trong điều kiện nhiều văn bản pháp
luật có liên quan đến ngân hàng và các DNKT đã không còn hiệu lực. Luận án của tác
giả đề cập đến kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT thực hiện, không chỉ là quy trình
và phƣơng pháp kiểm toán, với việc xác định nội dung kiểm toán theo chu trình (các
hoạt động kinh doanh chính của NHTM) và với phƣơng pháp tiếp cận kiểm toán trên cơ
sở rủi ro trong điều kiện của hệ thống pháp luật về NHTM và kiểm toán độc lập đã có
nhiều thay đổi từ năm 2011 đến nay.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện “Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài
chính ngân hàng thương mại tại các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam trong


6

điều kiện hiện nay” (ThS.Phí Thị Kiều Anh và TS. Vũ Thị Phƣơng Liên, 2015) [13].
Đây là đề tài do NCS làm đồng chủ nhiệm và trực tiếp viết nhiều nội dung chính. Đề tài
này đi sâu vào các vấn đề liên quan đến cuộc kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT
độc lập thực hiện nhƣ đối tƣợng, mục tiêu, căn cứ, nội dung, phƣơng pháp, quy trình và
KSCL kiểm toán BCTC của NHTM. Đề tài đã trình bày những đặc điểm đặc trƣng của
NHTM và ảnh hƣởng của những đặc điểm này đến quá trình kiểm toán BCTC NHTM.
Đề tài cũng đã hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến kiểm
toán BCTC NHTM trong mối quan hệ kết hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của
NHTM nhƣ: Khái niệm kiểm toán BCTC NHTM; Đối tƣợng, mục tiêu, nội dung, căn
cứ, phƣơng pháp, quy trình và KSCL kiểm toán BCTC của NHTM. Đề tài cũng đã phân
tích tƣơng đối đầy đủ và trung thực về thực trạng kiểm toán BCTC NHTM do các
DNKT ở Việt Nam thực hiện, đánh giá các ƣu điểm, hạn chế còn tồn tại trong cuộc

kiểm toán, đồng thời chỉ rõ các nguyên nhân của các hạn chế này. Trên cơ sở đó, đề tài
cũng đã đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm toán BCTC NHTM do
các DNKT độc lập thực hiện. Các nhóm giải pháp tập trung vào việc hoàn thiện các vấn
đề về: xác định đối tƣợng, nội dung, mục tiêu, phƣơng pháp, quy trình và KSCL hoạt
động kiểm toán. Đề tài cũng đề xuất các điều kiện cần thiết để tổ chức thực hiện kiểm
toán BCTC NHTM do các DNKT độc lập thực hiện.
Đề tài này được NCS đồng chủ nhiệm và trực tiếp thực hiện nhiều nội dung
chính trong đề tài. Đây là đề tài nghiên cứu khá toàn diện các vấn đề liên quan đến
cuộc kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT độc lập thực hiện tuy nhiên mức độ
nghiên cứu còn khá sơ lược, chưa sâu sắc về một số nội dung như: chưa nêu rõ nét
những điểm khác biệt giữa NHTM và các DN thông thường trong nền kinh tế và xác
định những ảnh hưởng của các đặc điểm này đến cuộc kiểm toán BCTC NHTM; chưa
nêu được những điểm khác biệt trong kiểm toán BCTC NHTM và kiểm toán các DN
thông thường trong nền kinh tế; Chưa phân tích sâu và làm rõ các bước trong quy
trình kiểm toán BCTC NHTM theo phương pháp tiếp cận dựa vào rủi ro; Chưa đề cập
đến kiểm toán một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác của NHTM như hoạt động
kinh doanh ngoại tệ, hoạt động đầu tư...; Chưa đề cập đến các kỹ thuật thu thập bằng
chứng kiểm toán đặc biệt là các kỹ thuật kiểm toán với sự hỗ trợ của máy tính CAATs;
Các giải pháp mà đề tài đưa ra còn chung chung, chưa cụ thể…Đây cũng chính là
khoảng trống mà nghiên cứu sinh có thể nghiên cứu.
 Về các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành liên quan trực tiếp đến
hƣớng nghiên cứu của luận án nhƣ: “Nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính
của kiểm toán độc lập đối với ngân hàng thương mại Việt Nam trong xu thế hội nhập”,
Nguyễn Thị Minh Tâm, Tạp chí Kiểm toán, số 8, 2010, tr 57-61; “Một số giải pháp
nâng cao chất lượng kiểm toán đối với ngân hàng thương mại, Trƣơng Đức Thành,


7

Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, số 7, 2013, Tr 29-32…Những bài báo trên đây chỉ đề

cập đến một vài khía cạnh cụ thể trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các NHTM,
không mang tính toàn diện nhƣ mục tiêu nghiên cứu trong luận án của tác giả.
Về các nghiên cứu cấp nhỏ hơn, theo khảo sát của NCS, hiện nay chƣa có tác
giả nào có nghiên cứu liên quan đến kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT độc lập ở
Việt Nam thực hiện.
Với những phân tích nêu trên, tác giả thấy rằng còn rất nhiều khoảng trống để
NCS tiếp tục nghiên cứu về kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT độc lập ở Việt
Nam thực hiện đặc biệt trong điều kiện môi trƣờng kinh doanh, môi trƣờng pháp lý về
hoạt động kinh doanh của các NHTM đã thay đổi toàn diện từ năm 2011 đến nay.
Đồng thời từ năm 2011 đến nay cũng đã có rất nhiều thay đổi diễn ra liên quan đến
hoạt động kiểm toán độc lập BCTC nhƣ việc ban hành và áp dụng Luật kiểm toán độc
lập, việc ban hành và áp dụng hệ thống chuẩn mực kiểm toán (CMKit) Việt Nam mới
thay thế cho hệ thống CMKit cũ, việc ban hành chƣơng trình kiểm toán mẫu của Hiệp
hội KTV hành nghề Việt Nam, việc tiếp cận với những phƣơng pháp kiểm toán hiện
đại, những kỹ thuật kiểm toán tiên tiến trong môi trƣờng áp dụng CNTT…Vì vậy còn
rất nhiều khoảng trống để nghiên cứu sinh có thể nghiên cứu cho luận án của mình.
2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước có liên quan đến luận án
Theo tìm hiểu thông qua internet và thƣ viện mở của một số trƣờng đại học,
NCS chƣa thấy có đề tài hoặc luận án nào đề cập trực tiếp đến kiểm toán BCTC
NHTM do các DNKT độc lập thực hiện. Phần lớn các giáo trình, tài liệu, sách, luận
án…mà NCS biết chỉ đề cập đến kiểm toán nói chung hoặc các vấn đề chi tiết trong
kiểm toán nhƣ trọng yếu, rủi ro, kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán…Các tài liệu
có liên quan đến hƣớng nghiên cứu của luận án phần lớn chỉ là các sách hƣớng dẫn về
thực hành kiểm toán ngân hàng hoặc những quy định, hƣớng dẫn mang tính chất chỉ
dẫn của các tổ chức nghề nghiệp nhƣ:
Các sách có đề cập đến kiểm toán ngân hàng nhƣ: “Auditing: Principles and
Techniques”, S. K. Basu, Pearson Education India (2005); “Stock Audit & Receivables
Audit in Banks”, D.P.Gupta,R.K.Gupta, Taxmann Publications Pvt. Ltd. (2006);
“Auditing: Principles and Practice" (second edition)”, Ravinder Kumar &Virender
Sharma, Prentice-Hall of India Pvt.Ltd (2013); “Bank Audit a practical guide for bank

auditors (2nd Edition)””, Anil K. Saxena, Taxmann Publications Pvt. Ltd (2016);
“Guide to Bank Audit (3rd edition)”, CA.Kamal Garg, Bharat, 2016…Tất cả các cuốn
sách này chủ yếu đƣợc viết theo hƣớng ứng dụng nhằm hƣớng dẫn thực hành kiểm
toán ngân hàng cho các KTV nhƣ: Phƣơng pháp kiểm toán; Quy trình kiểm toán; Các
chƣơng trình kiểm toán tại chi nhánh và hội sở; Các thủ tục kiểm toán đối với các


8

khoản mục trên bảng CĐKT, báo cáo thu nhập (các khoản ứng trƣớc, cho vay, các
khoản phải thu, chứng khoán, …); Kiểm toán trong môi trƣờng máy tính…
Ngoài ra, còn có một số bài báo trên các tạp chí nghiên cứu về kiểm toán trong
lĩnh vực ngân hàng nhƣ:
 Bài báo “Nghiên cứu kinh nghiệm về kiểm toán độc lập ngân hàng của Serbia”,
(Biljana Jovković; Snežana Ljubisavljević; Vladimir Obradović, ECONOMIC
ANNALS, Volume LVII, No. 194 / July – September 2012, UDC: 3.33 ISSN: 00133264, DOI:10.2298/EKA1294041J). Trên cơ sở quy định của pháp luật tất cả các
NHTM tại Cộng hòa Serbia đều phải thực hiện kiểm toán độc lập, bài báo đã nghiên
cứu về các vấn đề nhƣ: Các dịch vụ tổ chức kiểm toán độc lập cung cấp cho NHTM;
Các lý do cần thiết phải kiểm toán độc lập; Các cơ quan có ảnh hƣởng đến chất lƣợng
của kiểm toán độc lập; Các lợi ích kinh tế của kiểm toán độc lập và những hạn chế vốn
có của kiểm toán độc lập. Từ đó, nhóm tác giả cũng đƣa ra các gợi ý để bổ sung trong
lý thuyết và thực hành kiểm toán nhằm nâng cao chất lƣợng kiểm toán BCTC NHTM
nói riêng cũng nhƣ nâng cao nhận thức của các nhà quản lý ngân hàng về vai trò và
tầm quan trọng của kiểm toán độc lập BCTC NHTM.
 Bài báo “Những yếu tố quyết định chất lượng kiểm toán độc lập của ngân hàng”
(José Alves Dantas và Otavio Ribeiro de Medeiros – R. Cont. Fin. – USP, São Paulo, v.
26, n. 67, p. 43-56, jan./fev./mar./abr. 2015). Nhóm tác giả đã nghiên cứu để xác định
các yếu tố quyết định chất lƣợng cuộc kiểm toán độc lập đối với các tổ chức ngân hàng
ở Bazil nhƣ việc đo lƣờng chất lƣợng kiểm toán; Chất lƣợng thực sự và chất lƣợng
đƣợc cảm nhận; Chất lƣợng KTV; Chất lƣợng thông tin; Trách nhiệm của KTV đối với

lợi ích của quản lý; Các chuyên gia kiểm toán; Độ dài của hợp đồng giữa KTV và các tổ
chức tài chính; Sự hiện diện của Ủy ban kiểm toán; Các phƣơng pháp luận để đo lƣờng
chất lƣợng kiểm toán nhƣ Mô hình tính toán chất lƣợng kiểm toán Proxy...
2.3. Kết luận chung từ các công trình nghiên cứu đã công bố và những
những điểm mới trong nghiên cứu của Luận án
 Các kết luận chung rút ra từ các công trình nghiên cứu đã công bố
Sau khi nghiên cứu tổng quan các công trình đã công bố liên quan đến kiểm
toán BCTC nói chung và kiểm toán BCTC NHTM nói riêng, NCS thấy rằng ở Việt
Nam hiện nay, liên quan trực tiếp đến đề tài luận án mà NCS nghiên cứu, chƣa có luận
án nào trong nƣớc đề cập đến. Phần lớn các công trình nghiên cứu mới chỉ chủ yếu tập
trung giải quyết những nội dung và khía cạnh cụ thể nhất định trong hoạt động kiểm toán
BCTC NHTM, không mang tính toàn diện nhƣ đã phân tích cụ thể tại từng công trình nêu
trên. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu đã công bố còn một số hạn chế nhƣ:
Về đối tượng nghiên cứu: Phần lớn các công trình chỉ tập trung nghiên cứu cuộc
kiểm toán BCTC DN nói chung hoặc nghiên cứu cuộc kiểm toán BCTC trong các lĩnh vực


9

đặc thù (DN xây lắp, các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán…) hoặc chỉ đi vào
nghiên cứu một vài vấn đề riêng lẻ trong cuộc kiểm toán BCTC NHTM hoặc trong một loại
hoạt động kinh doanh cụ thể của NHTM …mà chƣa có công trình nào đi vào nghiên cứu
tổng thể các vấn đề liên quan đến cuộc kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT thực hiện.
Về phạm vi nghiên cứu: Phần lớn các công trình nghiên cứu về kiểm toán
BCTC doanh nghiệp do các tổ chức kiểm toán độc lập hoặc nghiên cứu về hoạt động
kiểm toán trong lĩnh vực ngân hàng do Kiểm toán nhà nƣớc hoặc kiểm toán nội bộ
thực hiện. Chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu và đƣa ra đánh giá tổng thể về
cuộc kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT thực hiện.
Về thời gian nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu luận án của NCS là nghiên cứu
và đánh giá thực trạng kiểm toán BCTC NHTM tại các DNKT tại thời điểm nghiên cứu.

Theo khảo sát của NCS, đến thời điểm hiện tại vẫn chƣa có công trình khoa học nào
nghiên cứu và khảo sát tổng thể cuộc kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT thực hiện.
 Khoảng trống nghiên cứu và những điểm mới trong nghiên cứu của luận án
Từ các nhận xét trên, NCS cho rằng khoảng trống để NCS nghiên cứu về kiểm
toán BCTC NHTM do các DNKT thực hiện là hoàn toàn phù hợp và cần thiết. Chính
vì vậy, trong phạm vi luận án này, điểm mới mà NCS muốn đi sâu làm rõ bao gồm:
- Nghiên cứu những đặc điểm đặc trƣng của NHTM so với các DN thông thƣờng
trong nền kinh tế qua đó chỉ rõ những ảnh hƣởng của những đặc điểm này đến cuộc
kiểm toán BCTC NHTM;
- Nghiên cứu những đặc trƣng, những điểm khác biệt giữa cuộc kiểm toán BCTC
NHTM so với các cuộc kiểm toán BCTC DN thông thƣờng trên các khía cạnh nhƣ
mục tiêu kiểm toán, nội dung kiểm toán, quy trình kiểm toán, kỹ thuật kiểm toán…qua
đó luận án tập trung đi sâu khái quát hóa quy trình mẫu để thực hiện một cuộc kiểm
toán BCTC ngân hàng thƣơng mại trên cơ sở rủi ro với đầy đủ các bƣớc công việc và
nội dung công việc cần thực hiện;
- Nghiên cứu về kiểm toán đối với một số hoạt động kinh doanh đặc thù của
NHTM nhƣ hoạt động tín dụng, hoạt động huy động vốn, hoạt động kinh doanh ngoại
tệ, hoạt động đầu tƣ….
- Nghiên cứu việc sử dụng các nền tảng CNTT tại các DNKT để kiểm toán BCTC
NHTM, loại khách thể kiểm toán có mức độ ứng dụng công nghệ ở mức độ rất cao
trong quản lý rủi ro và lập BCTC.
Từ những điểm mới mà luận án đi sâu nghiên cứu trên đây, luận án đã hệ thống
hóa, làm rõ những vấn đề lý luận về kiểm toán BCTC để vận dụng và xây dựng lý luận
về kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT độc lập thực hiện; phân tích thực trạng và
đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện cuộc kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT


10

độc lập thực hiện trên các vấn đề nhƣ: Đối tƣợng, mục tiêu, nội dung, quy trình, các kỹ

thuật thu thập bằng chứng kiểm toán và KSCL hoạt động kiểm toán.
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Luận án có các mục tiêu nghiên cứu nhƣ sau:
Nghiên cứu, hệ thống hóa, bổ sung và phát triển lý luận chung của kiểm toán
BCTC vào kiểm toán BCTC NHTM tại các DNKT;
Nghiên cứu thực trạng kiểm toán BCTC NHTM tại các DNKT ở Việt Nam hiện
nay. Vận dụng các lý luận đã đƣợc hệ thống hóa, bổ sung và phát triển để phân tích
những ƣu điểm và những hạn chế trong thực trạng kiểm toán BCTC NHTM tại các
DNKT ở Việt Nam hiện nay.
Từ hệ thống lý luận và thực trạng đã phân tích, luận án đƣa ra các quan điểm,
giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán BCTC NHTM cho các DNKT nói
riêng từ đó góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng kiểm toán BCTC nói chung ở
Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
 Về đối tượng nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn kiểm toán BCTC NHTM do các
DNKT ở Việt Nam thực hiện.
 Về phạm vi nghiên cứu
- Luận án nghiên cứu về kiểm toán BCTC NHTM bao gồm các vấn đề về đối
tƣợng, mục tiêu, căn cứ, nội dung, quy trình, các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm
toán và KSCL kiểm toán BCTC NHTM. Luận án không đề cập đến tổ chức cuộc kiểm
toán BCTC NHTM.
- Luận án chỉ nghiên cứu về kiểm toán BCTC của loại hình NHTM với các hoạt
động kinh doanh truyền thống, đặc thù của một NHTM nhƣ hoạt động huy động vốn, hoạt
động tín dụng, hoạt động thanh toán, hoạt động đầu tƣ, hoạt động kinh doanh ngoại tệ…;
- Luận án chỉ nghiên cứu về kiểm toán BCTC của NHTM chứ không đi vào
việc kiểm toán BCTC hợp nhất của NHTM.
- Luận án nghiên cứu về kiểm toán BCTC NHTM trong mối liên hệ với môi
trƣờng áp dụng CNTT, với hoạt động KSNB của NHTM và với kiểm toán tuân thủ
chứ không đi sâu vào nghiên cứu về kiểm toán trong môi trƣờng tin học, kiểm toán

độc lập về hoạt động KSNB của NHTM và kiểm toán tuân thủ. Luận án không đề cập
đến loại kiểm toán hoạt động.
- Luận án nghiên cứu kiểm toán BCTC NHTM do các KTV độc lập trong các
DNKT ở Việt Nam thực hiện. Luận án không đề cập đến loại hình Kiểm toán Nhà
nƣớc hay Kiểm toán Nội bộ.


11

- Theo quy định hiện hành (Thông tƣ số 39/2011/TT-NHNN quy định về kiểm
toán độc lập đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài) thì các DNKT phải đáp
ứng một số tiêu chuẩn nhất định mới đủ điều kiện kiểm toán cho các ngân hàng nên tại
Việt Nam hiện nay số lƣợng DNKT kiểm toán cho các NHTM khá khiêm tốn, chỉ có
10 công ty, chủ yếu tập trung vào các DNKT có quy mô lớn. Trong quan hệ đó, tác giả
chỉ khảo sát thực tế tại các DNKT hiện có tham gia kiểm toán BCTC NHTM. Trong
Luận án, tác giả chia các đối tƣợng khảo sát thành hai nhóm công ty: (1) Các DNKT
Big Four và (2) Các DNKT ngoài Big Four.
Danh sách các DNKT đƣợc khảo sát về kiểm toán BCTC NHTM
STT

Tên công ty

Tên viết tắt

I

Các DNKT thuộc Big Four

1


Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Deloitte

2

Công ty TNHH Pricewaterhouse Coopers Việt Nam

PwC

3

Công ty TNHH KPMG Việt Nam

KPMG

4

Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam

E&Y

II

Các DNKT ngoài Big Four

5

Công ty TNHH Kiểm toán và Tƣ vấn A&C


A&C

6

Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC

AASC

7

Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học

AISC

8

Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam

DFK

9

Công ty TNHH Kiểm toán AFC Việt Nam

AFC

10

Công ty Kiểm toán Mỹ AA


AA

Tác giả chia ra hai nhóm DNKT để khảo sát vì hai nhóm này có những điểm
khác biệt khá rõ nét trong kiểm toán BCTC NHTM về số lƣợng khách hàng thuộc lĩnh
vực tài chính ngân hàng, về số năm kinh nghiệm kiểm toán trong lĩnh vực ngân hàng,
về số lƣợng và kinh nghiệm của KTV kiểm toán trong lĩnh vực ngân hàng, về ứng
dụng các kỹ thuật kiểm toán hiện đại vào công tác kiểm toán, về thực tế thực hiện cuộc
kiểm toán BCTC NHTM…Do đó để đảm bảo mô tả và đánh giá tốt nhất những điểm
còn hạn chế trong thực trạng kiểm toán BCTC NHTM đồng thời đƣa ra đƣợc những
giải pháp hoàn thiện hiệu quả nhất cho các nhóm DNKT khi thực hiện cuộc kiểm toán
BCTC NHTM, tác giả đã chia các DNKT thành hai nhóm nhƣ trên để khảo sát.
- Luận án lựa chọn thời gian nghiên cứu từ năm 2010 – 2016.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu luận án
Phương pháp luận chung: Luận án sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, nghiên cứu các sự vật và hiện tƣợng trong
mối quan hệ biện chứng với nhau. Từ thực tiễn khái quát thành lý luận; từ lý luận soi
xét, chỉ đạo thực tiễn và lấy thực tiễn để kiểm tra lý luận.


12

Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Đây là các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đƣợc tác giả sử dụng trong việc thu
thập thông tin; xử lý thông tin và trình bày thông tin để hình thành nên luận án. Cụ thể
luận án đã sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải, quy nạp, logic, lịch
sử, thống kê, điều tra khảo sát thực tế …để nghiên cứu luận án.
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án thực hiện thu thập các dữ liệu sơ
cấp và dữ liệu thứ cấp liên quan đến kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT thực hiện.
Căn cứ vào hai nguồn dữ liệu này, luận án thực hiện các phƣơng pháp phân tích dữ liệu,
từ đó chỉ ra những thành công cũng nhƣ hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó

trong kiểm toán BCTC NHTM tại các DNKT. Trên cơ sở đó, luận án đƣa ra các giải
pháp nhằm hoàn thiện kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT thực hiện. Cụ thể:
 Phương pháp thu thập dữ liệu
 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Để thu thập dữ liệu sơ cấp liên quan đến kiểm toán BCTC NHTM do các
DNKT thực hiện, luận án sử dụng hai phƣơng pháp là phỏng vấn và khảo sát.
 Đối với phương pháp phỏng vấn:
Tác giả phỏng vấn 15 nhân sự công tác trong các NHTM (Giám đốc, Trƣởng
phòng, Kế toán viên…) và 25 KTV thực hiện cuộc kiểm toán BCTC NHTM (bao gồm
thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán, Trƣởng phòng kiểm toán, Chủ
nhiệm kiểm toán, KTV chính và trợ lý kiểm toán). Phƣơng pháp phỏng vấn thông qua
gặp và phỏng vấn trực tiếp; phỏng vấn qua điện thoại.
Thời gian phỏng vấn: Năm 2013, 2014, 2015 và 2016.
Nội dung phỏng vấn bao gồm: Các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh
của NHTM, yêu cầu và thực trạng lập BCTC NHTM; các yêu cầu và thực trạng kiểm
toán BCTC NHTM.
 Đối với phương pháp khảo sát:
Công cụ khảo sát là Phiếu khảo sát.
Đối tƣợng khảo sát là 140 KTV thuộc hai nhóm DNKT có thực hiện kiểm toán
BCTC NHTM là các DNKT Big Four và các DNKT ngoài Big Four. Các KTV này
đƣợc tác giả chia thành hai nhóm sau: (1) Các thành viên BGĐ; Các Trƣởng phòng và
chủ nhiệm kiểm toán và (2) Các KTV và trợ lý kiểm toán trực tiếp thực hiện kiểm toán
BCTC NHTM. Kết quả tổng hợp phiếu khảo sát nhƣ sau:
Tổng hợp phiếu khảo sát
STT Đối tƣợng khảo sát

Số phiếu
gửi đi

Số phiếu

thu về

Tỷ lệ phản hồi
(%)

1

KTV thuộc các DNKT Big Four

70

56

80%

2

KTV thuộc các DNKT ngoài Big Four

70

50

71%

(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu khảo sát)


13


Thời gian khảo sát: Năm 2013, 2014, 2015 và 2016.
Nội dung khảo sát: Đánh giá thực trạng công tác kiểm toán BCTC NHTM do
các DNKT thực hiện.
Ngoài ra, để tìm hiểu thêm về kiểm toán BCTC NHTM cũng nhƣ thực trạng
kiểm toán BCTC NHTM, tác giả cũng tham gia các khóa đào tạo về kiểm toán BCTC
NHTM do các DNKT tổ chức.
 Đối với thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp của luận án đƣợc tác giả thu thập từ hệ thống giáo trình chuyên
ngành kiểm toán trong nƣớc và quốc tế, các chuẩn mực, quy định có liên quan đến
kiểm toán nói chung và kiểm toán BCTC NHTM nói riêng của Việt Nam và quốc tế,
chƣơng trình và hồ sơ kiểm toán của các công ty kiểm toán, các số liệu thống kê đã
đƣợc công bố, các báo cáo tổng hợp từ các tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan, các
công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả trong nƣớc và quốc tế đã đƣợc công bố
tại các thƣ viện của trƣờng đại học, các ấn bản phẩm đã đƣợc xuất bản hoặc các trang
web của các trƣờng đại học… Trên cơ sở các dữ liệu thứ cấp thu thập đƣợc, luận án đã
hệ thống hóa và khái quát hóa thành cơ sở lý luận và thực trạng về kiểm toán BCTC
NHTM do các DNKT thực hiện.
 Phương pháp phân tích dữ liệu
Căn cứ vào các kết quả thu thập từ nguồn dữ liệu sơ cấp và nguồn dữ liệu thứ
cấp, luận án thực hiện phân tích các dữ liệu đã thu thập đƣợc trên phần mềm Excel để
tổng hợp số liệu theo từng câu hỏi khảo sát. Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện trên Phụ
lục 2.1B, Tổng hợp kết quả khảo sát về kiểm toán BCTC NHTM đối với Giám đốc
kiểm toán/Trưởng phòng/Chủ nhiệm kiểm toán tại các DNKT và Phụ lục 2.1C. Tổng
hợp kết quả khảo sát về kiểm toán BCTC NHTM đối với KTV tại các DNKT.
Trong nghiên cứu lý luận, luận án kết hợp lý luận với thực tiễn, kết hợp cả nghiên
cứu định tính (phân tích, tổng hợp lý luận, phỏng vấn và điều tra thực tế…về kiểm toán
BCTC NHTM do các DNKT thực hiện) kết hợp với nghiên cứu định lƣợng với các kỹ
thuật nhƣ so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu, tổng hợp kết quả khảo sát…Trên cơ sở
những kiến thức đã tích lũy đƣợc về kiểm toán độc lập BCTC NHTM, kết hợp với việc
tham khảo các tài liệu trong và ngoài nƣớc về lĩnh vực này, tác giả đã phân tích và tổng

hợp để hoàn thành lý luận chung về kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT thực hiện.
Trong nghiên cứu thực tiễn, luận án vận dụng các phƣơng pháp cụ thể nhƣ điều
tra, tổng hợp, phân tích... thực trạng kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT thực hiện.
Để đánh giá đƣợc thực trạng công tác kiểm toán BCTC NHTM, luận án cũng áp dụng
phƣơng pháp tổng hợp và so sánh để tìm ra những ƣu điểm và những hạn chế trong
công tác này. Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn đó, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn
thiện kiểm toán BCTC của NHTM do các DNKT thực hiện.


14

Ngoài ra luận án còn sử dụng các phƣơng pháp trình bày kết quả nghiên cứu
nhƣ: Phƣơng pháp quy nạp, phƣơng pháp diễn giải, phƣơng pháp thống kê… để tổng
hợp kết quả khảo sát và đƣa ra các phân tích, đánh giá, nhận định về công tác kiểm
toán BCTC NHTM do các DNKT thực hiện.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án
Việc hoàn thành luận án trên có những ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhƣ sau:
Về mặt lý luận: Luận án là tài liệu nghiên cứu khoa học cho các vấn đề lý luận về
kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán BCTC NHTM nói riêng. Lý luận này có thể là
tiền đề và cơ sở để hình thành lý luận cho các loại kiểm toán BCTC chuyên ngành khác;
Về mặt thực tiễn:
Luận án nghiên cứu thực trạng kiểm toán BCTC NHTM tại các DNKT ở Việt Nam
hiện nay để đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán BCTC NHTM
cho các DNKT nói riêng từ đó góp phần hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng kiểm toán
BCTC nói chung ở Việt Nam hiện nay. Kết quả của Luận án có thể là tài liệu tham khảo cho
các DNKT triển khai một cuộc kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán BCTC của NHTM
nói riêng, cũng nhƣ để điều chỉnh lại nề nếp hoạt động kiểm toán BCTC cho phù hợp.
Luận án cũng là gợi ý để các cơ quan chức năng Nhà nƣớc, Hiệp hội nghề nghiệp,
Ban lãnh đạo các công ty kiểm toán…tham khảo nhằm quản lý tốt hơn để nâng cao chất
lƣợng công tác kiểm toán BCTC NHTM tại các DNKT ở Việt Nam trong thời gian tới.

Luận án cũng là tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên
cứu khoa học cho sinh viên chuyên ngành kinh tế nói chung và chuyên ngành kiểm
toán, chuyên ngành ngân hàng nói riêng tại các trƣờng đại học và cao đẳng.
7. Nội dung kết cấu của Luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Phụ lục, Danh mục công trình đã công bố
của tác giả liên quan đến luận án, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của
Luận án đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán Báo cáo tài chính ngân hàng thương mại
tại các doanh nghiệp kiểm toán độc lập;
Chương 2: Thực trạng kiểm toán Báo cáo tài chính ngân hàng thương mại tại
các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay;
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kiểm toán Báo cáo tài chính ngân hàng
thương mại tại các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam.


15

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
Để giúp quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm toán BCTC NHTM do các
DNKT thực hiện hiệu quả nhất, trong chƣơng 1 này, tác giả đã đi sâu tìm hiểu các nội
dung chính gồm: Tổng quan về NHTM và đặc điểm NHTM ảnh hƣởng đến kiểm toán
BCTC NHTM; Kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT thực hiện và kinh nghiệm quốc
tế về kiểm toán độc lập BCTC NHTM. Sau đây, tác giả sẽ trình bày chi tiết từng nội
dung trên để làm rõ cơ sở lý luận cho kiểm toán BCTC NHTM do các DNKT thực hiện.
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ẢNH HƢỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
Để làm rõ cơ sở lý luận về kiểm toán BCTC NHTM, trong phần này tác giả trình

bày tổng quan về khái niệm, vai trò, chức năng và các loại NHTM cũng nhƣ các đặc
điểm trong hoạt động kinh doanh của NHTM ảnh hƣởng đến kiểm toán BCTC NHTM.
1.1.1. Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại
1.1.1.1. Khái niệm và phân loại ngân hàng thương mại trong nền kinh tế
 Khái niệm về ngân hàng thương mại
Khoảng 3.500 năm trƣớc công nguyên trở về trƣớc nữa, có rất ít tƣ liệu về sự
hoạt động của một cái gì mang tính chất giống nhƣ ngân hàng. Giai đoạn từ 3.500 năm
trƣớc công nguyên đến 1.800 năm trƣớc công nguyên, tƣ liệu cho biết đã có một vài
hoạt động mang tính chất khá tƣơng tự nhƣ một số hoạt động của ngân hàng. Lịch sử
gọi đây là giai đoạn của các ngân hàng sơ khai. Các ngân hàng này ra đời khi các cơ cấu
tổ chức xã hội bắt đầu hình thành. Sự hình thành và phát triển của ngân hàng có thể chia
làm 4 giai đoạn: 1- Hoạt động của các ngân hàng sơ khai; 2 - Hoạt động ngân hàng giai
đoạn II; 3- Hoạt động ngân hàng giai đoạn III; 4- Ngân hàng trong giai đoạn hiện đại.
Hệ thống ngân hàng đƣợc chia làm 2 hệ thống chính: Ngân hàng trung ƣơng
(NHTW) và các ngân hàng trung gian.Vì sự liên đới mật thiết với nhau trên thị trƣờng
tiền tệ và tài chính, nhiều tổ chức không phải ngân hàng nhƣng cũng tham gia vào hoạt
động cho vay và kinh doanh tiền tệ nhƣ các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, các
công ty kinh doanh và môi giới chứng khoán…Các tổ chức này đƣợc nhiều nƣớc xem
nhƣ bộ phận thứ ba của hệ thống ngân hàng hay các tổ chức trung gian tài chính khác.
Cơ cấu tổ chức của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế đƣợc trình bày tại Phụ lục số
1.1 – Sơ đồ tổ chức hệ thống tài chính.


×