Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kì đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.5 KB, 116 trang )

Luận văn thạc sĩ Văn học

1

Trần Thị Thu Hương

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như một lẽ tự nhiên, thời điểm sau năm 1975, kết thúc một thời kì lịch
sử, văn học cũng bước vào một chặng đường mới. Đặc biệt là sau đại hội
Đảng lần thứ VI, năm 1986, văn học thực sự đã được “cởi trói”. Văn học lúc
này đứng trước một tình thế vô cùng thuận lợi cho sự phát triển, đặc biệt là
trong thời kì đổi mới tư duy, tiểu thuyết và truyện ngắn phát triển mạnh mẽ.
Công cuộc đổi mới, phương pháp tư duy đã ảnh hưởng lớn đối với sự phát
triển của văn học nói chung, của tiểu thuyết nói riêng. Nền văn học thời kì đổi
mới đã có điều kiện để phản ánh một cách toàn diện hơn cái hiện thực hào
hùng nhưng rất gian lao và khốc liệt của những năm chiến tranh. Ngoài ra văn
học thời kì này còn đi sâu hơn vào những mâu thuẫn nội bộ nhân dân, vào
những vấn đề xã hội của cuộc sống bình thường hàng ngày của con người,
vào số phận cá nhân, hạnh phúc cá nhân.
Trên thực tế, văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới đã có những tiến bộ
đáng kể. Thống kê của giáo sư Phan Cự Đệ trong cuốn Tiểu thuyết Việt Nam
hiện đại đã đưa ra một con số kỷ lục: nếu tính tác giả viết ba cuốn trở lên thì
từ năm 1980 đến năm 1996, các nhà văn xuôi trong Hội nhà văn Việt Nam đã
cho ra mắt bạn đọc trên 360 cuốn tiểu thuyết. Khoan nói về chất lượng của
những cuốn tiểu thuyết này thì con số vừa nêu quả là một thành tựu đáng
khâm phục. Một đặc điểm dễ nhận thấy của văn học thời kỳ này là quá trình
đổi mới diễn ra có phần sôi động hơn trong văn xuôi, nhất là ở thể loại tiểu
thuyết. Sở dĩ có hiện tượng ấy là vì thể loại này có khả năng đáp ứng được
một cách rộng rãi nhu cầu thể hiện nội dung tư tưởng của thời đại. Mặt khác,
tiểu thuyết cũng là thể loại có ưu thế về khả năng tiếp xúc trực tiếp với hiện


thực, mô tả hiện thực một cách kỹ lưỡng và đầy đủ nhất. Đồng thời, cũng
không thể phủ nhận sự cố gắng của các nhà tiểu thuyết. Bên cạnh những cây


Luận văn thạc sĩ Văn học

2

Trần Thị Thu Hương

bút tiểu thuyết mới xuất hiện mang đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ, lớp các nhà
tiểu thuyết đã từng sáng tác trong thời kỳ trước cũng không ngừng tìm tòi và
tự đổi mới. Họ đã nhìn thẳng vào yêu cầu của thời đại mới và đối diện với
thực tại. Bản lĩnh của những nhà văn từng trải và giàu kinh nghiệm đã giúp họ
đứng vững và tiếp tục cống hiến cho nền văn học nước nhà. Cùng với Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Khải… Ma Văn Kháng thuộc số những nhà văn mở
đường cho công cuộc đổi mới văn học.
Ma Văn Kháng là nhà văn có tên tuổi và vững vàng trong nền văn xuôi
đương đại Việt Nam. Ông được đánh giá là “một cây bút văn xuôi lực lưỡng,
sung sức, một đời văn sáng tạo” của nền văn học Việt Nam đương đại.
Trong sự nghiệp văn chương của mình, ông đã đóng góp cho nền văn
xuôi hiện đại Việt Nam nửa sau thế kỷ XX 17 tập truyện ngắn và hơn 13 cuốn
tiểu thuyết. Ma Văn Kháng luôn khao khát kiếm tìm cái mới, không tự bằng
lòng với chính mình, ông đã đổi mới về đề tài, cách tân táo bạo về tư duy
nghệ thuật và đã tạo cho mình một phong cách mới, độc đáo trong đời văn
của mình. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng cao quý.
Toàn bộ tiểu thuyết của Ma Văn Kháng nhìn chung được sáng tác theo
hai mảng đề tài lớn với hai cảm hứng chủ đạo: Đề tài về dân tộc miền núi với
cảm hứng sử thi và đề tài về thành thị với cảm hứng thế sự đời tư. Trong đó
có những tác phẩm được giải thưởng trong nước, quốc tế và được dịch ra

tiếng nước ngoài như: Truyện ngắn Xa phủ đoạt giải nhì (không có giải nhất)
trong cuộc thi truyện ngắn của tuần báo văn nghệ 1967 - 1968, tập truyện
ngắn Trăng soi sân nhỏ giải thưởng hội nhà văn Việt Nam năm 1995. Ngoài
Mùa lá rụng trong vườn được giải thưởng hội nhà văn năm 1984, Ma Văn
Kháng còn vinh dự nhận được giải thưởng văn học về nghệ thuật (2001). Với
những thành tựu kể trên, Ma Văn Kháng đã tự khẳng định vị thế của mình
trong nền văn học Việt Nam đương đại.


Luận văn thạc sĩ Văn học

3

Trần Thị Thu Hương

Cùng với tư tưởng đổi mới nhất quán trên mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, những năm 1986 trở đi cũng là thời kỳ nhìn nhận, định vị lại nhiều giá trị văn
hóa, văn chương và nền văn học thời kì này có bước chuyển biến đáng ghi nhận
ở hầu hết các thể loại trong đó có tiểu thuyết - một loại hình tự sự cỡ lớn đã và
đang nỗ lực chuyển mình, đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại, của đời
sống văn học và của đông đảo bạn đọc đương đại.
Trong sự vận hành chung của thể loại, tiểu thuyết đã thực sự bộc lộ ưu thế
của mình trên con đường dân chủ hoá nội dung nghệ thuật. Có lẽ chưa bao giờ
những quan niệm mới về văn chương, về nhà văn, về hiện thực và con người, về
đổi mới tư duy nghệ thuật lại dân chủ như lúc này. Giá trị của tác phẩm vẫn tiếp
tục được khẳng định trên nhiều phương diện: thể loại, kết cấu, quan niệm nghệ
thuật về con người, ngôn ngữ nghệ thuật. Trong đó không gian và thời gian nghệ
thuật được xem như là yếu tố cấu thành thế giới nghệ thuật trong tác phẩm nên
việc nghiên cứu không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng thời kì đổi mới là rất cần thiết để từ đó có thể thấy được một trong những

phương diện quan trọng tạo nên mô hình thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Ma
Văn Kháng thời kì đổi mới .
Với những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề Không gian và
thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới làm
đề tài nghiên cứu của mình. Việc nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề này sẽ
giúp chúng ta thấy rõ vị thế của các yếu tố nghệ thuật trong việc thể hiện tư tưởng
nghệ thuật của nhà văn. Từ đó khẳng định đóng góp to lớn của Ma Văn Kháng về
phương diện sáng tạo nghệ thuật của tiểu thuyết thời kỳ đổi mới, đồng thời đề tài
cũng góp phần làm tư liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên và những người
yêu thích văn học Việt Nam hiện đại


Luận văn thạc sĩ Văn học

4

Trần Thị Thu Hương

2. Lịch sử vấn đề
Nhìn lại sự nghiệp sáng tác của nhà văn, chúng ta có thể nhận thấy Ma
Văn Kháng thành công ở cả thể loại truyện ngắn lẫn tiểu thuyết. Song hành cùng
với chặng đường sáng tác của Ma Văn Kháng, đặc biệt từ thời kỳ đổi mới, các
tác phẩm của nhà văn ngày càng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê
bình và giảng dạy văn học. Số lượng các công trình chọn sự nghiệp sáng tác của
Ma Văn Kháng đã tăng lên rất nhiều. Ở loại hình nghệ thuật nào nhà văn cũng
được giới nghiên cứu phê bình đánh giá cao và có những thành tựu nổi bật như:
Bài viết của tác giả Phạm Duy Nghĩa,“Phong cách văn xuôi miền núi
của Ma Văn Kháng” (8/2009) Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam. Theo tác
giả: “Ma Văn Kháng là nhà văn có phong cách rõ nét, ổn định, không lẫn với
mọi cây bút khác”. Nét nổi bật nhất của ông khi viết về miền núi là cảm hứng

trước vẻ phồn thực, cường tráng, bản tính hồn nhiên cùng sự phân cực sâu sắc
của con người và cuộc đời trần thế. Ở bài viết này người viết mới chỉ đi sâu
tìm hiểu vẻ đẹp con người được thể hiện trong những tác phẩm của Ma Văn
Kháng trong tập Trốn nợ mà chưa có điều kiện tìm hiểu trên nhiều khía cạnh
khác của tập truyện.
Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 696 ra ngày 3/2009, tác giả Nguyễn
Thanh Tú có bài viết: “Vốn sống, tài năng và tâm huyết” (từ trường hợp nhà
văn Ma Văn Kháng với tập Trốn nợ - NXB phụ nữ 2008). Bài viết là sự đánh
giá bản lĩnh nghệ sĩ của một nhà văn lão thành với tài quan sát, chiêm
nghiệm, cách kể, tả, dựng cảnh. Bên cạnh đó tác giả bài viết cũng tìm ra một
số điểm yếu của nhà văn trong quá trình thuyết lý lộ liễu gây cảm giác nặng
nề với người đọc.
Tác giả Nguyễn Ngọc Thiện “Tiểu thuyết về đề tài dân tộc miền núi
của Ma Văn Kháng”. (Phong cách và đời văn, NXB Khoa học xã hội, HN
2005 tr 229 - 239). Bài viết cho ta thấy mảng đề tài này đã bổ sung cho nhận


Luận văn thạc sĩ Văn học

5

Trần Thị Thu Hương

thức hướng tới cái chân thật và đúng đắn về cái nhìn đối với đời sống và con
người miền núi ở nước ta ngay từ trước cách mạng tháng tám 1945. Cảnh sắc
thiên nhiên hùng vĩ còn nhiều hoang dã của Tây Bắc hoặc Tây Nam Bộ,
những con người của các dân tộc sống cực khổ, tăm tối, nhưng tính cách thật
thà hồn nhiên, bộc trực qua dáng điệu ngôn ngữ… Dưới ngòi bút ấm áp tình
cảm, ông đã vạch lên những đường cày đầu tiên xới lật một trong những
nguồn mạch phong phú của đời sống hiện thực, chứa đựng những nét đặc sắc

của văn học dân tộc.
Nói về cái nhìn của Ma Văn kháng trong tiểu thuyết Đám cưới không
có giấy giá thú, trong bài viết: Đọc Đám cưới không có giấy giá thú của Lê
Ngọc Y, tác giả đã nhận thấy “Bằng cách nhìn tinh tế vào hiện thực đời sống
tác giả đã mô tả những người giáo viên sống và làm việc gặp quá nhiều khó
khăn. Những vui buồn của thời thế đã phản ánh vào những trang tiểu thuyết
trở nên sống động”. Từ đó, tác giả nhấn mạnh Ma Văn Kháng “đã có cái nhìn
hiện thực, tỉnh táo nên không bị cái xấu, cái bất bình thường vốn nảy sinh
trong xã hội đang vận động lấn át, hoặc chỉ thấy một chiều này u ám mà
không thấy chiều khác đầy nắng rực rỡ”.
Trong bài viết: Bàn thêm về Mùa lá rụng trong vườn, Nguyễn Văn Lưu
đã nhận xét: “Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn tìm câu trả lời trong sự
khám phá mối quan hệ gần gũi, thân thiết với tất cả mọi người, mối quan hệ
cá nhân - gia đình - xã hội. Nhà văn tái hiện lại đời sống trong mỗi gia đình
Việt Nam hiện nay, đặt ra những vấn đề bức thiết, mỗi con người, mỗi gia
đình, phải sống như thế nào và xã hội phải quan tâm trở lại như thế nào”. [44]
Hoàng Thị Huế - Nguyễn Thị Khánh Thu trong bài: Hình tượng người kể
chuyện trong tiểu thuyết mới của Ma Văn Kháng (Diễn đàn Văn nghệ Việt
Nam số 11/2010, tr 25-27) thì cho rằng các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng
mang khuynh hướng tự truyện giúp người đọc không chỉ giải mã con người


Luận văn thạc sĩ Văn học

6

Trần Thị Thu Hương

tác giả và thời đại qua những chi tiết gắn với tiểu sử, cuộc đời thật, qua những
trải nghiệm sống và tự thú chân thành.

Hình tượng người kể chuyện trong Một mình một ngựa có nhiều điểm
đặc sắc. Tác phẩm được thực hiện bởi kiểu tự thuật “đánh tráo” chủ thể trần
thuật, một đặc tính mới của tiểu thuyết hiện đại. Một mình một ngựa có giọng
kể quán xuyến tác phẩm của người kể chuyện khách quan từ nhân vật Toàn.
Tác phẩm còn khắc họa cuộc sống, bức tranh cảnh vật, con người mảnh đất
miền núi xa xôi một thời kỳ đã qua. Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng
đã thực sự đem lại những đóng góp cho việc đa dạng hóa thể tài văn xuôi Việt
Nam đương đại.
Gần đây có những công trình nghiên cứu về nghệ thuật trong tiểu
thuyết của Ma Văn Kháng như luận văn thạc sĩ của Lê Minh Hùng (2006)Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đầu đổi mới (Giai đoạn sáng tác 1980 1989); Lê Minh Chung (2007) - Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi
mới; Đỗ Thanh Quỳnh (2006) - Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu
thuyết của Ma Văn Kháng…
Mỗi người có một cách nói, cách phê bình đánh giá, song nhìn chung
các tác giả đều xuất phát từ cái nhìn biện chứng, từ bản chất văn học. Những
ý kiến, những nhận định của họ rất khoa học, thỏa đáng cả về mặt được lẫn
mặt còn chưa được của ngòi bút Ma Văn Kháng. Đây là tư liệu vô cùng quý
giá và hữu ích để người viết luận văn hiểu thêm về văn chương của Ma Văn
Kháng.
Từ việc tìm hiểu các bài viết, công trình nghiên cứu sáng tác của Ma
Văn Kháng ở từng khía cạnh cụ thể có liên quan đến những vấn đề mà luận
văn nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy về lĩnh vực tiểu thuyết thì trọng tâm khai
thác chủ yếu là ở phương diện nội dung như khai thác về nhân vật trí thức, về
cảm hứng nhân văn trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng… có chăng chỉ là


Luận văn thạc sĩ Văn học

7

Trần Thị Thu Hương


đánh giá chung, khái quát về tài năng nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong
tiểu thuyết của ông. Trong phạm vi nhất định, luận văn đi sâu khai thác
Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng
thời kỳ đổi mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Như trên đã nói, Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn đi tiên phong
trong sự nghiệp đổi mới văn học, và đổi mới tư duy nghệ thuật của ông đã được
bộc lộ trên nhiều phương diện. Trong phạm vi cho phép, người viết chỉ đi vào
nghiên cứu, tìm hiểu Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới trên một số bình diện sau:
- Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trong bối cảnh của tiểu thuyết thời kỳ
đổi mới.
- Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ
đổi mới.
- Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là không gian và thời gian nghệ thuật
trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kì đổi mới
Phạm vi nghiên cứu là các tiểu thuyết : Mùa lá rụng trong vườn (1985),
Đám cưới không có giấy giá thú (1989), Ngược dòng nước lũ (1999)và Một
mình một ngựa (2009) Tuy nhiên trong quá trình phân tích, chúng tôi sẽ đặt
những sáng tác của ông trong toàn bộ hệ thống tiểu thuyết Ma Văn Kháng để thấy
được những điểm chung nhất về nghệ thuật tạo dựng không gian và thời gian.
Mốc thời gian của văn học thời kỳ Đổi mới mà chúng tôi nhắc đến ở luận
văn mang tính ước lệ tương đối. Lâu nay chúng ta vẫn tính thời gian bắt đầu cho
thời kỳ Đổi mới là năm 1986, sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nhưng đối với văn
học sự đổi mới có thể bắt đầu từ sớm hơn. Quá trình đổi mới của văn học đã



Luận văn thạc sĩ Văn học

8

Trần Thị Thu Hương

manh nha từ những năm đầu thập niên 80 với sự xuất hiện một loạt các tác phẩm
khác nhau như: Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người (Nguyễn Khải); Thời
Xa Vắng (Lê Lựu) Cù Lao Tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn)…
Đối với Ma Văn Kháng, dấu hiệu của sự đổi mới có thể được tính từ Mưa
mùa hạ (1982), nhưng chúng tôi chọn Mùa Lá rụng trong vườn (1985) làm
điểm mốc vì ở tác phẩm này sự đổi mới trong tiểu thuyết của ông đã thực sự trở
nên rõ rệt
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề hoàn thành nhiệm cụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình
nghiên cứu chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp khái quát, tổng hợp
6. Đóng góp của luận văn
Qua nghiên cứu, chúng tôi mong muốn được đóng góp một phần nào đó
vào việc đánh giá sáng tác của Ma Văn Kháng nói chung và tiểu thuyết Ma Văn
Kháng nói riêng. Cụ thể là:
Góp thêm tiếng nói về phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết của Ma
Văn Kháng thời kì đổi mới.
Khẳng định những thành tựu và đóng góp to lớn về yếu tố không gian
và thời gian nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong nền Văn học Việt Nam thời
kỳ đổi mới.
Ở mức độ nào đó, luận văn sẽ làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,

giảng dạy văn học trong trường THPT và Đại học cũng như người yêu thích văn
học Việt Nam.


Luận văn thạc sĩ Văn học

9

Trần Thị Thu Hương

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận án được triển
khai thành ba chương:
Chương 1: Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trong bối cảnh của tiểu
thuyết thời kì đổi mới
Chương 2: Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng thời kì đổi mới
Chương 3: Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng thời kì đổi mới
Phần cuối là Tài liệu tham khảo


Luận văn thạc sĩ Văn học

10

Trần Thị Thu Hương

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG

TRONG BỐI CẢNH CỦA TIỂU THUYẾT THỜI KÌ ĐỔI MỚI
1.1. Diện mạo chung của tiểu thuyết thời kỳ đổi mới
1.1.1 Khái niệm tiểu thuyết
Tiểu thuyết là một thể loại thuộc phương thức tự sự. Mặc dù ra đời
muộn song tiểu thuyết lại được coi là “máy cái của văn học” bởi nó luôn giữ
vị trí then chốt trong đời sống văn học của toàn nhân loại. Tuy nhiên tiểu
thuyết là một cấu trúc ngôn từ “động”, không hoàn kết, không đứng yên, một
thể loại văn chương đang biến chuyển và còn chưa định hình. Vì vậy, việc
đưa ra những định nghĩa có tính chất quy phạm cho thể loại này là không hề
đơn giản. Mỗi người tuỳ cách nhìn nhận, đánh giá của bản thân cùng với
những quan niệm riêng của môi trường và xã hội mà đưa ra những quan niệm
không hoàn toàn giống nhau về tiểu thuyết.
Trong bàn về tiểu thuyết, nhà văn Phạm Quỳnh cho rằng: “Tiểu thuyết
là một truyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả tình tự người ta, phong tục xã hội
hay là những sự lạ tích kì đủ làm cho người đọc hứng thú”, hay nói cách khác
đó là một truyện bịa đặt thú vị” [65, tr.10]. Định nghĩa này một thời đã đặt
nền tảng quan niệm cho cả người sáng tác lẫn giới phê bình văn học. Nói tới
tiểu thuyết, người ta nghĩ ngay tới một tác phẩm văn xuôi kể lại một câu
chuyện lí thú bằng cách hư cấu để phản ánh hiện thực, miêu tả các sự kiện,
biến cố, phong tục tập quán, phân tích tâm lí, tình cảm…
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã định nghĩa: Tiểu thuyết là một “tác phẩm tự sự
cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn của không
gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời,


Luận văn thạc sĩ Văn học

11


Trần Thị Thu Hương

những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt
giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [53, tr.328].
Điểm chung gặp gỡ của các quan điểm là đều khẳng định tính chất đặc
biệt của tiểu thuyết: Phản ánh bức tranh hiện thực với quy mô lớn trong đó
chứa đựng nhiều vấn đề sâu sắc của đời sống xã hội, của số phận con người.
Định nghĩa của các tác giả trong cuốn Lí luận văn học có lẽ mang tính
chất tổng quát hơn cả về thể loại này: “Tiểu thuyết là một thể loại lớn nằm
trong phương thức tự sự có khả năng phản ánh hiện thực một cách bao quát ở
mọi giới hạn không gian và thời gian, khả năng khám phá một cách sâu sắc
những vấn đề thuộc thân phận con người thông qua những tính cách đa dạng,
phức tạp và khả năng tái hiện những bức tranh mang tính tổng thể rộng lớn về
đời sống xã hội” [12].
Nếu truyện ngắn là một thể loại tự sự cỡ nhỏ, khả năng bao quát hiện
thực đời sống, thể hiện số phận cá nhân chỉ giới hạn trong một phạm vi nào
đó, ít thể hiện trong quá trình vận động mà chủ yếu thể hiện như một lát cắt,
một khoảnh khắc, quan tâm đến cái chốc lát thì tiểu thuyết là một dòng chảy
theo chiều dọc số phận con người. Tuy nhiên, tiểu thuyết luôn phát triển và
biến đổi, nó có khả năng “tung hoành” vô bờ, có “sức chứa” và “sức chở”
hiện thực rất lớn. Tiểu thuyết mô tả hiện thực đời sống ở cả bề rộng lẫn chiều
sâu. Xác định nội hàm khái niệm tiểu thuyết giúp ta nhận được những đặc
điểm thi pháp cơ bản của thể loại. Trên cơ sở đó, khám phá và quan niệm
nghệ thuật của người nghệ sĩ cũng như cách thức kiến tạo các yếu tố thời gian
và không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Đồng thời hiểu được quy
luật vận động và phát triển của thể loại văn học đặc biệt này.
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết
Trong mối tương quan với các thể loại khác, tiểu thuyết là một thể loại
có dung lượng phản ánh hiện thực, “sức chứa” hiện thực lớn: Không chỉ có



Luận văn thạc sĩ Văn học

12

Trần Thị Thu Hương

khả năng bao quát hiện thực rộng lớn theo xu thế “hướng ngoại”, tiểu thuyết
còn “hướng nội” - tập trung khám phá những bí ẩn, phức tạp, đa chiều trong
đời sống tâm hồn con người - đây thực sự là yếu tố cốt tuỷ tạo nên sức hấp
dẫn bền vững của thể loại này.
Tiểu thuyết nổi bật ở khả năng phản ánh một cách “toàn vẹn và sinh
động” bức tranh mang tính tổng thể của hiện thực đời sống. Đây là một trong
những đặc trưng cơ bản, là ưu thế lớn tạo nên tầm vóc, quy mô hiện thực cho
thể loại tiểu thuyết. Là một thể loại tiêu biểu cho phương thức tự sự, tiểu
thuyết có khả năng bao quát lớn về chiều rộng của không gian cũng như chiều
dài của thời gian. Tuy nhiên, khuynh hướng chủ yếu của tiểu thuyết là tiếp
cận đời sống ở góc nhìn đời tư. Đây là điều khác biệt với thể loại sử thi (quan
tâm đến vấn đề dân tộc, cộng đồng, ít đề cập đến số phận cá nhân). Nói như
nhà phê bình Pôxpêlôp: “tiểu thuyết là tác phẩm tự sự mà nhân vật chính của
nó, một con người cá nhân riêng biệt trong một giai đoạn nào đó đã bộc lộ sự
phát triển tính cách do mâu thuẫn giữa lợi ích với địa vị hay lợi ích với chuẩn
mực đời sống xã hội ” [55]. Các nhà tiểu thuyết cảm nhận, miêu tả hình ảnh
con người trong mối quan hệ xã hội, gia đình và bản thân một cách đa chiều
với những trạng thái tâm lí, tình cảm phức tạp nhằm khắc hoạ một bức tranh
hiện thực chân thật và sống động.
Tiểu thuyết có xu hướng dần xoá bỏ khoảng cách giữa người trần thuật
với đối tượng trần thuật. Trong tiểu thuyết khoảng cách giữa người trần thuật
và nhân vật được rút ngắn, thậm chí xoá bỏ. Chính đặc điểm này làm cho tiểu
thuyết trở thành một thể loại dân chủ. Nhà văn có thể thâm nhập vào đời sống

bên trong của con người để khám phá, miêu tả và lí giải. Đối tượng phản ánh
vì vậy luôn bao quát hơn. Nhân vật cũng có thể ngồi ngang hàng với tác giả,
“đối thoại với tác giả” ở đó chân lí thuộc về tất cả, không ai có quyền phán
xét hay sắp đặt. Từ đây xuất hiện loại ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết.


Luận văn thạc sĩ Văn học

13

Trần Thị Thu Hương

Đây cũng chính là “tính đa thanh phức điệu” mà M.bakhtin từng gọi là “cái
thần tình của thể loại”.
Nếu thành phần chính của truyện ngắn và truyện vừa là cốt truyện và
tính cách nhân vật thì tiểu thuyết còn quan tâm đến việc miêu tả về suy tư của
nhân vật trước thế giới và đời người, phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm,
trình bày tường tận về tiểu sử nhân vật. Tiểu thuyết có khả năng đi sâu khai
thác từng mảnh đời, từng góc khuất trong sâu thẳm tâm hồn con người. “Chúng
ta tiếp thu các hình thức tiểu thuyết chính là để trở về xem xét con người Việt
Nam một cách sáng tỏ để đào xới về nó sâu hơn” (Nguyễn Minh Châu).
Tiểu thuyết là một thể loại có cấu trúc hết sức linh hoạt. “Ưu thế của
thể loại không chỉ bộc lộ ở khả năng mở rộng đường biên hiện thực mà còn ở
khả năng thâu tóm, dồn ép nhân vật, sự kiện vào một khoảng không gian
ngắn, thời gian hẹp,…để tạo nên bức tranh hiện thực có quy mô vừa và nhỏ.
Trên nền của những bức tranh đời sống đã được thu hẹp đó, nhà văn thuận
lợi hơn khi đi sâu vào những cảnh ngộ riêng của nhân vật”[12, tr.193] Các
sáng tác của các nhà văn hiện thực như: Sống mòn (Nam Cao), Tắt đèn (Ngô
Tất Tố)… Và sáng tác của các nhà văn thời kì đổi mới như: Thời xa vắng (Lê
Lựu), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Mùa lá rụng

trong vườn (Ma Văn Kháng), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai)… đã thể hiện rất rõ
điều đó.
Ngoài khả năng tạo dựng bức tranh rộng lớn, tiểu thuyết còn có khả
năng phản ánh những vấn đề về số phận cá nhân và con người. Có thể cho
rằng: tài năng lớn nhất của nhà văn cũng như sức ám ảnh lớn nhất của tiểu
thuyết là thuộc về nhân vật. Nhân vật trong tiểu thuyết thường là “những con
người nếm trải”. Đó là những con người luôn day dứt, suy nghĩ, đấu tranh nội
tâm trước những thử thách của cuộc đời. Có thể tìm thấy những con người
biết suy tư, trăn trở, tự ý thức về bản thân mình để vươn lên sống hoàn thiện


Luận văn thạc sĩ Văn học

14

Trần Thị Thu Hương

hơn, thiên lương hơn trong những sáng tác của Nam Cao, Nguyên Hồng,
Thạch Lam…
Ngoài ra tiểu thuyết còn là một thể loại mang bản chất tổng hợp. Có sự
pha trộn đa dạng trong tiểu thuyết những phong cách nghệ thuật của các thể
loại văn học khác như thơ, kịch, kí… và các thủ pháp nghệ thuật của các loại
hình gần gũi như: điện ảnh, hội hoạ, âm nhạc, điêu khắc. “Tiểu thuyết là thể
loại sinh sau, đẻ muộn, vì vậy nó tiếp thu những cái tốt đẹp mà các thể loại đã
có (anh hùng ca, thơ, kịch…), sáng tạo nên những yếu tố mới (…”) “ Như
một đứa con lai” nó khỏe, nó đẹp, nó đầy sức sống” [41, tr.18]. Trong nhiều
trường đoạn khác nhau, người viết tiểu thuyết có thể vận dụng một cách linh
hoạt, sáng tạo nhiều phương thức: trữ tình, tự sự, kịch. Là một “thể loại đa thể
loại”(Lưu Liên), tiểu thuyết có thể khai thác ưu thế của điện ảnh, điêu khắc,
âm nhạc, hội hoạ trong việc lắp ghép các mảng không gian, đặc tả chi tiết, tạo

hình nhân vật, phối âm, hoà sắc… Ở mỗi giai đoạn, thời kì, ở từng tác giả,
tiểu thuyết lại “lột xác” để tìm kiếm cho mình những nét mới đáp ứng nhu cầu
thưởng thức nghệ thuật của công chúng văn chương: Gorki với tiểu thuyết thế
sự- trữ tình; Tônxtôi với tiểu thuyết sử thi - tâm lí, Đôtxtôiépxki với tiểu
thuyết- kịch, Mác-két với tiểu thuyết huyền thoại… điều này đã minh chứng
tiểu thuyết là “thể loại duy nhất đang hình thành và chưa xong xuôi”
(Bakhtin).
Ngày nay, cùng với sự xuất hiện và “lên ngôi” của thi pháp học (cụ thể
là thi pháp thể loại và tự sự học) thì không gian và thời gian nghệ thuật là
những yếu tố quan trọng được các nhà nghiên cứu quan tâm khi tìm hiểu về
tiểu thuyết bởi lẽ trong những cách tân nghệ thuật gần đây, phạm trù không –
thời gian nghệ thuật được thừa nhận là yếu tố mang đến cho tiểu thuyết tính
hiện đại.


Luận văn thạc sĩ Văn học

15

Trần Thị Thu Hương

Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết là cơ sở để tìm
hiểu và khám phá về tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới nói chung và tiểu
thuyết Ma Văn Kháng nói riêng.
1.2 Một số tìm tòi về phương diện thi pháp thể loại
Cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi năm 1975 đã đưa đất
nước ta vào một kỷ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.
Lịch sử dân tộc thực sự sang trang. Một giai đoạn văn học mới cũng đã hình
thành. Đặc biệt nghị quyết đại hội Đảng VI (1986) đã thổi một luồng gió mới
vào lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có văn học. Công cuộc đổi mới với tinh

thần dân chủ với khẩu hiệu: “Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật và nói
đúng sự thật” đã đáp ứng nhu cầu sáng tác và “cởi trói” cho người cầm bút.
Mặt khác, cuộc sống thời hậu chiến với bao biến động, thay đổi, con người có
một độ lùi thời gian đáng kể để kiểm nghiệm giá trị của một số tác phẩm văn
học mà ở giai đoạn trước còn bị nhìn nhận đánh giá khắt khe.
Ngoài ra cũng phải kể đến vai trò của sự giao lưu văn hoá với các nước
khác trong khu vực và trên thế giới cũng tác động đến quá trình sáng tác của
các nhà văn. Đó là nguyên nhân khách quan và chủ quan đưa đến sự chuyển
đổi trong tư duy của nhà văn thời hậu chiến nói riêng và của văn xuôi tiểu
thuyết nói chung .
Từ năm 1975 đến nay, văn học Việt nam đã trải qua ba chặng đường
nối tiếp, liên tục: Từ 1975 – 1985 là thời kì chuyển tiếp từ văn học sử thi thời
kì chiến tranh sang văn học thời hậu chiến; từ năm 1985 đến đầu thập kỉ 90 là
thời kì văn học có sự đổi mới mạnh mẽ, gắn liền với chặng đầu của công cuộc
đổi mới đất nước. Từ những năm 90 tới nay, văn xuôi hướng sự quan tâm
nhiều hơn vào những cách tân nghệ thuật.


Luận văn thạc sĩ Văn học

16

Trần Thị Thu Hương

Quá trình đổi mới tiểu thuyết sau năm 1975 bắt đầu khá sớm nhưng
thầm lặng với những tín hiệu có tính dự báo qua các sáng tác của Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Trọng Oánh.
Tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới tiếp nối dòng cảm hứng sử thi
của văn học giai đoạn 1945 – 1975 song ở thời kì này, tiểu thuyết đã khắc
phục cái nhìn lý tưởng hoá; từ cảm hứng tự hào ngợi ca, khâm phục trở thành

cảm hứng chiêm nghiệm, lắng đọng, suy tư. Về mặt cấu trúc, chuyển đổi từ
cấu trúc lịch sử sự kiện thành cấu trúc lịch sử tâm hồn. Tiểu thuyết giai đoạn
này thực sự đổi mới trên nhiều phương diện: tư duy, nghệ thuật, cảm hứng,
sáng tạo, kết cấu…” “Chưa bao giờ dân tộc ta có nền văn hoá phát triển toàn
diện và sâu sắc như ngày nay. Các thể loại đều được các nhà văn sử dụng và
trên bất cứ những thể loại nào cũng có đỉnh cao” [66, tr.13] và dĩ nhiên trong
đó có tiểu thuyết. Sắc thái đặc biệt của xã hội Việt Nam chuyển từ cơ chế bao
cấp sang cơ chế thị trường với tất cả sự phong phú của nó đã tìm thấy ở tiểu
thuyết một sự tương hợp. Chất “đời tư”, “thế sự” của tiểu thuyết lấn át yếu tố
sử thi vốn là đặc điểm của tiểu thuyết giai đọan trước năm 1975. Đặc biệt từ
sau năm 1986, văn học phát triển theo khuynh hướng nhận thức lại hiện thực
với cảm hứng phê phán mạnh mẽ trên tinh thần nhân bản. Nhìn cuộc đời trên
bình diện thế sự, Ma Văn Kháng trăn trở về sự mất còn của những giá trị đạo
đức tốt đẹp, sự lên ngôi của những giá trị phản văn hoá trong xã hội. Nhìn con
người ở góc độ đời tư, nhà văn đi vào những ngõ khuất sâu kín, vào cả miền
tâm linh, tâm cảm của con người. Cảm hứng thế sự đời tư in đậm trong hàng
loạt các tác phẩm sáng tác sau này của nhà văn: Mưa mùa hạ (1982,), Mùa lá
rụng trong vườn (1985), Trăng soi sân nhỏ (1995)… Bên cạnh đó còn có
những tác giả như: Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Nguyễn Khắc
Trường… đã tạo nên sự khởi sắc trong quá trình đổi mới văn học thời kì này.


Luận văn thạc sĩ Văn học

17

Trần Thị Thu Hương

Các nhà tiểu thuyết sau năm 1975 có những cách tân về hình thức nghệ
thuật. Điều này được thể hiện rõ trong phương diện: dung lượng, kết cấu,

nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, cách kiến tạo không gian
và thời gian nghệ thuật đặc biệt từ năm 1986 trở đi, tiểu thuyết Việt Nam hiện
đại đã có nhiều sự đột phá trong hành trình cách tân nghệ thuật.
Trước hết, về dung lượng, tiểu thuyết thời kì đổi mới xuất hiện kiểu
tiểu thuyết tiểu ngắn, nói cách khác tiểu thuyết ngắn đang có xu thế “bành
trướng”, áp đảo tiểu thuyết trường thiên trong văn học truyền thống. Cùng với
dung lượng ngắn thì số lượng nhân vật cũng ít đi, thậm chí đôi khi chỉ xoay
quanh một sự kiện, một số nhân vật nào đó. Nó chống lại lối kể chuyện truyền
thống “bám mãi vào cốt truyện”. Tiểu thuyết thời kì này đi sâu vào phản ánh
thân phận con người trên cuộc hành trình đầy nhọc nhằn của kiếp người, thậm
chí đi sâu vào bóc tách từng lớp thế giới nội tâm của con người để phân tích
và lí giải những diễn biến tâm hồn phức tạp của nhân vật, những “nếp gấp”,
“góc khuất” tâm lí được các nhà tiểu thuyết quan tâm. Các biến cố, sự kiện
tham gia vào diễn biến cốt truyện được giản lược. Nhiều khi cốt truyện chẳng
có gì để tóm tắt. Có nhiều tiểu thuyết mang dung lượng ngắn như Thiên sứ
(1989) của Phạm Thị Hoài- 180 trang, Bến không chồng (2004) của Dương
Hướng – 281 trang, Thiên thần sám hối (2004) của Tạ Duy Anh – 125 trang,
Thân phận tình yêu của Bảo Ninh – 338 trang, Bóng đêm (2011) của Ma
Văn Kháng – 318 trang… Thực ra độ dài của số trang mới chỉ là tiêu chí có
tính chất hình thức thể loại, quan trọng hơn phải xét đến yếu tố chiều sâu tư
tưởng của tác phẩm. Với dung lượng ngắn, song các nhà tiểu thuyết đã truyền
đến được cho bạn đọc những vấn đề mang ý nghĩa xã hội và nhân sinh sâu
sắc, điều này đồng nghĩa với một nỗ lực tìm kiếm, các phương tiện, phương
thức kĩ thuật tối ưu nhằm truyền đạt được những vấn đề nội dung tư tưởng
của tác phẩm, tiểu thuyết “Thiên thần sám hối” cuả Tạ Duy Anh là một ví dụ.


Luận văn thạc sĩ Văn học

18


Trần Thị Thu Hương

Độ dài của tác phẩm chỉ có 125 trang và cũng chỉ có một nhân vật chính –
đứa trẻ trong bụng mẹ; “Chỉ còn 72 giờ nữa tôi sẽ hết giai đoạn bào thai. Sau
đó chỉ còn một việc là giãi đạp, gào thét mà chui ra, thế là thành người”. Cuộc
“đấu tranh nội tâm” rất cam go của đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ không
kém gì một người trưởng thành ở giữa cuộc đời. Nhưng cuối cùng đứa trẻ
(chưa ra đời) chấp nhận: “nhưng tôi chấp nhận một cuộc sống, còn bởi một sự
thật ngàn lần đáng tin hơn: Con người chẳng làm được gì ngoài sự chuẩn bị
cho cái chết của mình. Vì thế họ phải chuẩn bị đến nơi, đến chốn” [3, tr.131].
Qua nhân vật này, nhà văn muốn bày tỏ một quan niệm: Trên hành trình đi
tìm chân lý, con người phải trải qua biết bao sự đau khổ, dù đó chỉ là lão già
đau khổ (Lão khổ) hay đứa bé nằm trong bụng mẹ.
Bên cạnh sự cách tân về dung lượng là sự đổi mới trong kết cấu bởi kết
cấu chính là sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật. Kết cấu
tác phẩm không những thiết lập được nội dung giá trị tư tưởng cho một sáng
tạo nghệ thuật mà nó còn cải biến và đào sâu hàm nghĩa những cái được mô
tả. Mạch vận động trong lối kết cấu truyền thống thường theo kiểu chương,
hồi, có nút thắt, cao trào, mở nút… Hầu hết các tác phẩm đều kết cấu theo
trình tự không gian, thời gian, kết thúc thường có hậu, phù hợp với đạo lý ở
đời và thoả mãn thị hiếu của người đọc. Sang giai đoạn 1930 – 1945 xuất hiện
kiểu kết cấu vòng tròn – đầu cuối tưng ứng, đến giai đoạn văn học cách mạng
1945 – 1975 xuất hiện kiểu kết cấu sử thi – chủ yếu một chiều, lấy trục thời
gian và sự kiện làm cơ sở.
Tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975, đặc biệt sau năm 1986 có nhiều
kiểu kết cấu đa dạng, nhiều tầng lớp, đan cài giữa quá khứ và hiện tại: Kết cấu
phân mảnh, lắp ghép; kết cấu mở… cho phép nhà văn mở rộng dung lượng và
phạm vi phản ánh hiện thực. Bên cạnh những cốt truyện giàu kịch tính là
những cốt truyện giàu tâm trạng. Có những kết cấu cốt truyện rõ ràng, mạch



Luận văn thạc sĩ Văn học

19

Trần Thị Thu Hương

lạc, có mở đầu, có kết thúc, cũng có những tiểu thuyết cấu trúc lỏng lẻo, lắp
ghép, kết thúc mở. Song những tiểu thuyết tuân thủ cốt truyện truyền thống là
những cốt truyện dựa trên thi pháp hiện đại. Cốt truyện đã vận động thay đổi
trong sự phát triển của thể loại. Về đoạn kết của tiểu thuyết, có mô hình kết
thúc có hậu, các vấn đề được giải quyết một cách hoàn tất, trọn vẹn. Có đoạn
kết với kiểu kết thúc bỏ ngỏ, không hoàn kết. Tất cả các dạng thức trên đều
nhằm phân tích, lý giải những vấn đề phức tạp và bí ẩn của con người, cuộc
sống đương đại. Cốt truyện tiểu thuyết từ những năm đổi mới đến nay, một
mặt vẫn kế thừa và phát triển những đặc trưng của cốt truyện truyền thống,
mặt khác đã tiếp cận với tiểu thuyết hiện đại thế giới ở những nét tinh tuý.
Nghệ thuật đồng hiện, kỹ thuật độc thoại nội tâm, dòng ý thức, lắp ghép, sử
dụng huyền thoại, nghệ thuật gián cách, đa giọng điệu là những vấn đề còn
mới mẻ trong văn xuôi Việt Nam đã được tiểu thuyết vận dụng, biến hoá một
cách linh hoạt và uyển chuyển trên tinh thần dân tộc hiện đại.
Trong đội ngũ những người viết tiểu thuyết có không ít tác giả đã cố
gắng đổi mới tư duy tiểu thuyết, tìm một hướng đi mới trong sáng tạo thể loại:
Ma Văn Kháng, Lê Văn Thảo, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Xuân Khánh, Bảo
Ninh, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Võ
Thị Hảo... Những cây bút kể trên đã cố gắng cách tân trong sáng tạo với
những tiểu thuyết có cốt truyện lỏng lẻo, mơ hồ, co giãn, khó tóm tắt, khó kể
lại. Cấu trúc tác phẩm được lắp ghép, chắp nối từ những mảnh vụn của hiện
thực. Tiểu thuyết không tạo ra những tình huống kịch hoặc lối kể chuyện có

trước, có sau mà các yếu tố sự kiện, tình tiết nhân vật được triển khai theo
mạch vận động của cảm xúc, suy nghĩ. Tiểu thuyết vừa là tiếng nói của ý
thức, vừa là tiếng nói của tiềm thức, của giấc mơ, thể hiện cái hiện tại đang
vận động, biến chuyển, không khép kín (Thiên sứ - Phạm Thị Hoài, Thoạt kỳ
thuỷ - Nguyễn Bình Phương, Cơn giông - Lê Văn Thảo).


Luận văn thạc sĩ Văn học

20

Trần Thị Thu Hương

Xu hướng lắp ghép liên văn bản là một trong những yếu tố không thể
không kể đến của thi pháp cốt truyện tiểu thuyết hiện đại. Tiểu thuyết được
viết một cách tự nhiên, không bị ràng buộc bởi thi pháp truyền thống. Tiểu
thuyết hình thành bằng cách lắp ghép, tạo dựng các mảnh cốt truyện, các
mảnh tâm trạng không theo trình tự thời gian mà ngổn ngang, đảo ngược theo
ý đồ của tác giả, tạo ra “truyện trong truyện”. Những tình huống, cảnh ngộ,
biến cố như không quan hệ, liên đới được xích lại gần nhau. Cùng với sự lắp
ghép đó là sự di chuyển các điểm nhìn, là tư duy nghệ thuật trong sự qui ước
vừa chặt chẽ, vừa co giãn của cấu trúc thể loại (Cõi người rung chuông tận
thế - Hồ Anh Thái, Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh, Đi tìm nhân vật - Tạ
Duy Anh)...
Có thể xem Ngược dòng nước lũ của Ma Văn Kháng là sáng tạo của
nghệ thuật lắp ghép. Là một nhà văn dồi dào năng lực sáng tạo, ở mỗi một
tiểu thuyết, Ma Văn Kháng đều cố gắng làm mới bút pháp. Với tiểu thuyết
Ngược dòng nước lũ, Ma Văn Kháng đã bộc bạch: “Tôi thực hiện một bút
pháp phóng túng hơn, tạo điều kiện cho ngẫu hứng, cái tự nhiên của đời
thường và thế giới tâm linh, cái thực của tâm trạng con người ùa vào những

trang viết nhìn ngoài tưởng như xô bồ, lỏng lẻo”(2). Một trong những mạch
chính của tiểu thuyết là mối tình ghềnh thác, trắc trở của Khiêm và Hoan.
Xoay quanh cuộc đời của hai nhân vật là những vấn đề của đạo đức nhân sinh
được viết một cách đầy ngẫu hứng sáng tạo, đan xen tài tình giữa hư và thực,
giấc mơ và hiện tại, ý thức và tiềm thức, hiện thực và lãng mạn, ngợi ca và
phê phán tạo nên hiệu quả nghệ thuật của tiểu thuyết. Sự thâm nhập các thể
loại khác vào tiểu thuyết cũng là một nhân tố làm co giãn cốt truyện. Tiểu
thuyết có thể chứa trong chính nó: nhật ký, chuyện kể, thơ, thư từ, “tham luận
khoa học”... huyền thoại, điển tích, cổ tích. Những hình thức văn bản trong
văn bản góp phần tạo thành những tiếng nói khác nhau trong tiểu thuyết, nới


Luận văn thạc sĩ Văn học

21

Trần Thị Thu Hương

rộng cấu trúc thể loại, mở rộng trường nhìn (Lời nguyền hai trăm năm – Khôi
Vũ, Người đi vắng – Nguyễn Bình Phương, Ngược dòng nước lũ – Ma Văn
Kháng, Cơ hội của Chúa – Nguyễn Việt Hà, Cơn giông – Lê Văn Thảo,
Người sông Mê – Châu Diên...
Như vậy kết cấu cốt truyện tiểu thuyết Việt Nam hiện đại không biến
mất mà co giãn theo cấu trúc của từng tác phẩm cụ thể, mỗi chủ thể nhà văn
có thể sáng tạo ra nó bằng nhiều cách thức, kiểu dạng mà mục đích cuối cùng
là thể hiện ý đồ nghệ thuật một cách có hiệu quả.
Trong những cách tân về hình thức của tiểu thuyết thì nghệ thuật xây
dựng nhân vật cũng có những đổi mới đáng kể. Trong tiểu thuyết nói riêng và
trong văn học nói chung, nhân vật là linh hồn của tác phẩm, là nơi tập chung
nhất quan niệm, tư tưởng, cách nhìn của nhà văn về con người và cuộc đời. Do

vậy quan niệm nghệ thuật về con người là yếu tố chi phối các yếu tố khác của
nghệ thuật thể hiện, gắn với đời sống văn học của mỗi một giai đoạn lịch sử.
Do sự chi phối của quy luật chiến tranh, đặc điểm thi pháp của giai
đoạn 1945-1975 cũng chi phối cách nhìn về con người giai đoạn này. Con
người trong giai đoạn cách mạng và kháng chiến là con người sống với cộng
đồng, xả thân vì nghĩa lớn, tìm thấy ý nghĩa cuộc đời trong sự gắn bó với
cộng đồng. Con người quen sống giữa đám đông, hoà mình với tập thể ít có
dịp đối diện với bản thân, sống với chính mình: Con người được nhìn trong sự
toàn diện, đa chiều và thậm chí là đa sự.
Con người trong tiểu thuyết được mô tả là những biểu tượng đối nghịch
mà thống nhất: thiên thần – ác quỷ, rồng phượng – rắn rết, cao quý – thấp
hèn… Song, các nhà tiểu thuyết luôn gửi gắm niềm tin đối với cuộc sống qua
những hình tượng nghệ thuật. Con người luôn vươn lên chiếm lĩnh những giá
trị muôn đời của cái Chân, cái Thiện, cái Mĩ. Nhà văn không mô tả theo xu
hướng lý tưởng hoá như giai đoạn trước mà khắc hoạ chân dung con người


Luận văn thạc sĩ Văn học

22

Trần Thị Thu Hương

chân thật và sống động hơn, đó là kiểu “con người này” (chữ của hêghen) mà
ta có thể bắt gặp trong cuộc sống hiện thực.
Nhà văn quan tâm mô tả nỗi niêm tâm sự, những bất hạnh, bi kịch,
những hạnh phúc ngọt ngào trong cá nhân con người, trong một bối cảnh
không gian thu hẹp. Chính hiện thực cuộc sống phong phú, bộn bề, phức tạp
đã thực sự trở thành một mảnh đất mầu mỡ để tài năng của các nhà văn được
thoả sức khai hoang. Tư duy được “cởi trói”, các nhà văn được quyền tự do

sáng tạo, không chỉ ca ngợi những chiến công chói lọi, những vòng nguyệt
quế lung linh, mà còn cảm nhận được mặt trái của tấm huân chương, góc tối
của vinh quang, chiến thắng. Những bi kịch của số phận cá nhân con người
được hiện lên đầy ám ảnh qua những trang văn của nhà văn Chu Lai (Ăn mày
dĩ vãng), Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh)… Những cảm hứng về con người
và thân phận của cá nhân là đầu mối quan tâm của các nhà tiểu thuyết.
Đi sâu vào phản ánh thân phận con người, tiểu thuyết sau năm 1975 đã
bộc lộ cảm hứng phê phán. Hiện thực cuộc sống ngổn ngang, phức tạp với sự
trộn lẫn giữa bóng tối và ánh sáng, “màu đỏ và mầu đen” (Chữ Nguyễn Khải)
khiến cho con người cần phải có chính kiến để đánh giá, nhìn nhận, phân tích
một cách khách quan để có cách giải quyết thoả đáng. Trong sáng tác của Ma
Văn Kháng, Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường,… cảm hứng phê phán được biểu
hiện qua việc phản ánh kẻ thực dụng, mưu đồ, tha hoá nhân cách đạo đức, về
sự lộng hành của cái ác, sự tồn tại mặc nhiên của những mối thù truyền kiếp
giữa các gia đình, các dòng họ nơi làng xã.
Phê phán phủ nhận các xấu, cái ác trên tinh thần nhân bản nhân văn, các
tác giả như muốn gửi tới người đọc một thông điệp: “hãy thức tỉnh nhân tính
con người!”. Không hề né tránh hiện thực, trái lại các nhà tiểu thuyết luôn luôn
đối diện và săn đuổi hiện thực, sáng tạo những hình tượng nghệ thuật bằng cả
tài năng, trách nhiệm và lương tâm của người cầm bút chân chính.


Luận văn thạc sĩ Văn học

23

Trần Thị Thu Hương

Chiêm nghiệm suy tư về quá khứ cũng là những cảm hứng nổi bật
trong tiểu thuyết thời kì đổi mới. Tuy vậy, hồi cố không phải để nuối tiếc hay

đào xới quá khứ mà để nhìn thẳng vào đó, vươn tới lẽ sống tốt đẹp hơn trong
hiện tại và tương lai. Và dù viết về hiện tại hay quá khứ, các tác phẩm đều gửi
gắm hoàn cảnh để tìm kiếm chính mình. Như vậy, mạch chính của tiểu thuyết
từ cao trào đổi mới văn xuôi trở đi đã diễn đạt những trăn trở, bức xúc về con
người trong niềm khao khát tác động vào xã hội, thay đổi hoàn cảnh sống để
có được mặt bằng văn hoá cao hơn, điều kiện vật chất tốt hơn cho sự phát
triển tính người lành mạnh.
Văn học thời đổi mới là giai đoạn chuyển biến từ tư duy sử thi sang tư
duy tiểu thuyết, từ cảm hứng lịch sử dân tộc sang cảm hứng thế sự đời tư.
Tiểu thuyết đã phát huy được khả năng tiếp cận và phản ánh hiện thực, con
người trong giai đoạn mới một cách nhanh nhậy và sắc bén. Số phận con
người trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà văn thể hiện cái nhìn dân chủ
đối với sự phức tạp của cá tính người. Nhiều cuốn tiểu thuyết đã hướng tới
miêu tả số phận những con người bình thường với những bi kịch của đời họ.
Bi kịch giữa khát vọng và thực trạng, giữa cái muốn vươn lên và cái kìm hãm,
giữa thanh lọc và tha hoá, giữa nhân bản và phi nhân bản.
Ở bất kỳ thời đại nào con người cũng là trung tâm của văn học nhưng
phải trải qua quá trình lịch sử con người cá nhân mới ra đời. Quan niệm con
người cá nhân trong văn học là sự nhìn nhận giá trị tự thân của con người, là ý
thức của con người về cái tôi, là cách nhận thức con người như một thực thể
riêng tư. Các tác giả tiểu thuyết đã nhìn nhận con người như một cá thể bình
thường trong những môi trường đời sống bình thường. Nhân vật trong tiểu
thuyết là những con người với trăm ngàn mảnh đời khác nhau “đầy những vết
dập xoá trên thân thể trong tâm hồn”: Cơn giông (Lê Văn Thảo), Cánh đồng
lưu lạc (Hoàng Đình Quang), Tấm ván phóng dao (Mạc Can), Dòng sông mía


Luận văn thạc sĩ Văn học

24


Trần Thị Thu Hương

(Đào Thắng). Tiểu thuyết Việt Nam từ sau đổi mới không chỉ đi sâu vào thân
phận con người mà còn đề cập tới khát vọng sống, về hạnh phúc cá nhân, về
tình yêu đôi lứa. Các tác giả đã khai thác con người tự nhiên trước nhu cầu
của hạnh phúc đời thường, của cuộc sống riêng tư. Khi con người trở về với
cuộc sống đời thường, trong hàng loạt tác phẩm của Lê Lựu, Ma Văn Kháng,
Chu Lai, Nguyễn Khắc Trường, Dạ Ngân, Nguyễn Bắc Sơn, Dương Hướng...
đã thể hiện được sự gắn bó giữa sự nghiệp chung với hạnh phúc riêng, giữa
con người cá nhân và con người xã hội.
Các cây bút tiểu thuyết từ sau đổi mới đã có ý thức đi sâu vào thế giới
nội tâm để khám phá chiều sâu tâm linh nhằm nhận diện hình ảnh con người
đích thực. Sự xuất hiện con người tâm linh biểu hiện sự đổi mới trong quan
niệm nghệ thuật về con người của văn học. Tiểu thuyết bắt đầu tiếp cận với
thế giới đằng sau thế giới hiện thực, đó là thế giới tâm linh, vô thức, tiềm
thức, giấc mơ. Các nhà văn đã cố gắng thoát ra khỏi kiểu “phản ánh hiện
thực” được hiểu một cách thông tục của tiểu thuyết trước đây. Với quan niệm
nghệ thuật mới, họ đã có ý thức thay đổi hình thức biểu đạt. Ngòi bút nhà văn
khơi sâu vào cõi tâm linh, vô thức của con người, khai thác “con người ở bên
trong con người” (Chim én bay – Nguyễn Trí Huân, Góc tăm tối cuối cùng –
Khuất Quang Thụy, Ăn mày dĩ vãng – Chu Lai, Người đi vắng – Nguyễn Bình
Phương, Ngược dòng nước lũ - Ma Văn Kháng, Cõi người rung chuông tận
thế – Hồ Anh Thái...
Ở giai đoạn lịch sử mới, người viết có những chuyển hướng trong nhận
thức, tư duy về bản thể con người. Các nhà tiểu thuyết Việt Nam đã phá vỡ
cái nhìn đơn phiến, tĩnh tại để tạo ra một cái nhìn phức tạp hơn, đa diện hơn
và vì thế sâu sắc hơn về con người.
Con người xuất hiện trong hàng loạt các tiểu thuyết là con người trần
thế với tất cả chất người tự nhiên của nó: ánh sáng và bóng tối, cao cả và thấp



Luận văn thạc sĩ Văn học

25

Trần Thị Thu Hương

hèn, ý thức và vô thức. Thế giới bên trong đầy bí ẩn và phức tạp của con
người chịu sự chi phối của hai lực lượng vừa đối lập vừa hoà đồng, vừa chối
bỏ lại vừa chung sống với nhau, bởi: “Con người không bao giờ trùng khít với
chính nó” (Bakhtin). Con người gục ngã hay đứng dậy cũng chính từ trạng
thái lưỡng hoá trong tính cách.
Thực ra loại nhân vật này đã đạt đến đỉnh cao thành tựu với nhân vật
Thứ trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao. Nhân vật của ông đã luôn sống
trong sự giằng xé nội tâm, tự lên án, tự kết tội mình, là nhân vật tự nhận thức
về mình. Trải qua một thời gian dài đến những năm gần đây, cảm hứng tự
nhận thức với những nhân vật lưỡng hoá được khơi dậy mạnh mẽ trong nhiều
cuốn tiểu thuyết. Đặc biệt với nhân vật Sài (Thời xa vắng – Lê Lựu), Khiêm
(Ngược dòng nước lũ - Ma Văn Kháng), Kiên (Nỗi buồn chiến tranh – Bảo
Ninh), Lão Khổ (Tạ Duy Anh), Khoái (Tiễn biệt những ngày buồn – Trung
Trung Đỉnh)... là những mẫu người đứng trước sự thử thách và lựa chọn trên
các cực đối lập để nhận về mình thành công hay thất bại trong dòng chảy của
cuộc đời.
Tiểu thuyết thời kì đổi mới còn biến chuyển cả về đề tài, cảm hứng,
giọng điệu. Trước năm 1975, cảm hứng chủ đạo là cảm hứng sử thi mang
giọng điệu gợi ca, ngưỡng vọng, thành kính (phù hợp với đề tài phản ánh),
bởi vậy ngôn ngữ trang trọng và thanh cao. Văn học sau 1975 khơi sâu vào
mảng đề tài đời tư. Tình yêu, hạnh phúc, gia đình, số phận con người sau
chiến tranh là những điểm tựa hiện thực để nhà văn đặt ra vấn đề đạo đức, thế

sự, vì thế ngôn ngữ có vẻ thô ráp, mộc mạc, mang hơi thở nồng của cuộc
sống. Hiện thực phồn tạp, đa đoan, đa sự, con người phức tạp, đổi thay, méo
mó về nhân cách ồn ào đi vào trong văn học. Ở giai đoạn bề sâu, khi viết về
những đề tài cũ, văn xuôi sau năm 1975 có xu hướng “phá vỡ khuôn khổ đề
tài”. Viết về người lính và cuộc chiến tranh đã qua, văn học bớt đi phần lý


×