Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ NỘI THẤT CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MYANMAR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 110 trang )

Chƣơng 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU
1.1 Khái niệm xuất khẩu
1.2 Ý nghĩa của việc xuất khẩu
1.3 Các hình thức xuất khẩu
1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp
1.3.2 Xuất khẩu gián tiếp
1.3.3 Xuất khẩu uỷ thác
1.3.4 Buôn bán đối lƣu
1.3.5 Gia công quốc tế
1.3.6 Tái xuất khẩu

1.4 Vai trò của việc xuất khẩu
1.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu
1.5.1 Các yếu tố bên trong nƣớc
1.5.1.1 Nguồn nguyên liệu đầu vào
1.5.1.2 Vấn đề tài chính
1.5.1.3 Lực lượng lao động
1.5.1.4 Công nghệ sản xuất
1.5.2 Các yếu tố bên ngoài nƣớc


1.6 Vấn đề thúc đẩy xuất khẩu
1.6.1 Kinh nghiệm từ các nƣớc
1.6.2 Các công cụ, biện pháp
1.6.3 Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu

Chƣơng 2 THỰC TRẠNG NGÀNH ĐỒ GỖ NỘI THẤT VIỆT NAM VÀ
THỊ TRƢỜNG NỘI THẤT MYANMAR
2.1 Tổng quan về ngành gỗ nội thất của Việt Nam
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của ngành gỗ nội thất
2.1.2 Quy mô của ngành


2.1.3 Tổng quan về sản phẩm đồ gỗ nội thất

2.2 Thị trƣờng đồ gỗ nội thất Myanmar
2.2.1 Tổng quan về thị trƣờng
2.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2.3 Quan hệ Việt Nam – Myanmar
2.2.4 Thị hiếu tiêu dung sản phẩm gỗ nội thất của ngƣời Myanmar
2.2.5 Tình hình cung cầu
2.2.6 Các quy định liên quan đến nhập khẩu đồ gỗ nội thất

2.3 Cơ hội và thách thức của ngành đồ gỗ nội thất Việt Nam khi xuất
khẩu vào thị trƣờng Myanmar


2.3.1 Cơ hội
2.3.2 Thách thức

2.4 Phân tích chung tình hình xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Viêt Nam
trong thời gian qua theo các tiêu chí
2.4.1 Theo sản lƣợng và kim ngạch
2.4.2 Theo thị trƣờng
2.4.3 Theo chủng loại

2.5 Phân tích kết quả xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam sang thị
trƣờng Myanmar theo các tiêu chí
2.5.1 Kim ngạch và tốc độ tăng trƣởng
2.5.2 Mặt hàng
2.5.3 Hình thức xuất khẩu
2.5.4 Phƣơng thức thanh toán
2.5.5 Điều kiện Incoterms trong xuất khẩu

2.5.6 Tình hình kí kết và thực hiện hợp đồng

2.6 Những nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng xuất khẩu đồ gỗ nội thất
của Việt Nam vào thị trƣờng Myanmar
2.7 Dự báo về thị trƣờng đồ gỗ nội thất Myanmar
2.7.1 Quy mô
2.7.2 Xu hƣớng


Chƣơng 3 CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ NỘI
THẤT CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG MYANMAR
3.1 Mục tiêu và cơ sở, quan điểm đề xuất giải pháp
3.1.1 Mục tiêu
3.1.2 Cơ sở đề xuất
3.1.3 Quan điểm

3.2 Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam sang
thị trƣờng Myanmar
3.2.1 Giải pháp
3.2.2 Kiến nghị


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm đồ án môn học, em đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ,
đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Th.s Hà Đức Sơn, giảng viên Khoa
Thƣơng Mại - trƣờng Đại học Tài chính - Marketing ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ
bảo em trong suốt quá trình làm đề tài.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trƣờng Đại học Tài
chính – Marketing nói chung, các thầy cô trong Khoa Thƣơng Mại nói riêng đã truyền

đạt cho em kiến thức về các môn đại cƣơng cũng nhƣ một số môn chuyên ngành, giúp
em có đƣợc cơ sở lý thuyết vững vàng tạo nền tảng để em thực hiện đƣợc đồ án môn
học.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều
kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình thực hiện đồ án môn học.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 12 năm 2015
Sinh Viên Thực Hiện

Đỗ Tấn Phát


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU .............................. 1
1.1 Khái niệm xuất khẩu ........................................................................................... 1
1.2 Ý nghĩa của xuất khẩu ........................................................................................ 2
1.2.1 Ý nghĩa lý luận ................................................................................................ 2
1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 2
1.3 Các hình thức xuất khẩu .................................................................................... 3
1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp .......................................................................................... 3
1.3.1.1 Ƣu điểm ........................................................................................................ 3
1.3.1.2 Nhƣợc điểm .................................................................................................. 3
1.3.1.3 Cách thức tiến hành ...................................................................................... 4
1.3.2 Xuất khẩu gián tiếp ......................................................................................... 4
1.3.2.1 Ƣu điểm ........................................................................................................ 5
1.3.2.2 Nhƣợc điểm .................................................................................................. 5
1.3.2.3 Cách thức tiến hành ...................................................................................... 5
1.3.3 Xuất khẩu uỷ thác............................................................................................ 5
1.3.3.1 Phân loại ....................................................................................................... 6
1.3.3.2 Ƣu điểm ........................................................................................................ 6
1.3.3.3 Nhƣợc điểm .................................................................................................. 6
1.3.4 Buôn bán dối lƣu ............................................................................................. 7
1.3.4.1 Phân loại ....................................................................................................... 7
1.3.4.2 Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng buôn bán đối lƣu:................... 8


1.3.5 Xuất khẩu tại chỗ ............................................................................................ 8
1.3.6 Gia công quốc tế.............................................................................................. 9
1.3.6.1 Phân loại ....................................................................................................... 9

1.3.6.2 Ƣu điểm ...................................................................................................... 10
1.3.6.3 Nhƣợc điểm ................................................................................................ 10
1.3.7 Tái xuất khẩu ................................................................................................. 10
1.3.7.1 Phân loại ..................................................................................................... 11
1.3.8 Xuất khẩu tại hội trợ và triển lãm ................................................................. 11
1.3.8.1 Cách thức tiến hành .................................................................................... 12
1.3.9 Hình thức đấu thầu quốc tế ........................................................................... 12
1.4 Vai trò của việc xuất khẩu ................................................................................ 12
1.4.1 Đối với nền kinh tế ........................................................................................ 12
1.4.1.1 Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nƣớc
................................................................................................................................ 12
1.4.1.2 Đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển
................................................................................................................................ 13
1.4.1.3 Tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời
sống nhân dân ......................................................................................................... 15
1.4.1.4 Cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nƣớc ta 15
1.4.2 Đối với doanh nghiệp .................................................................................... 15
1.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu ........................................................... 16
1.5.1 Các yếu tố trong nƣớc ................................................................................... 16


1.5.1.1 Nguồn nguyên liệu đầu vào ....................................................................... 17
1.5.1.2 Vấn đề tài chính ......................................................................................... 20
1.5.1.3 Lực lƣợng lao động .................................................................................... 21
1.5.1.4 Công nghệ sản xuất .................................................................................... 21
1.5.2 Các yếu tố nƣớc ngoài ................................................................................... 22
1.6 Vấn đề thúc đẩy xuất khẩu............................................................................... 22
1.6.1 Kinh nghiệm từ các nƣớc .............................................................................. 22
1.6.2 Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu ................................................................ 25
1.6.2.1 Nâng cao nhận diện thƣơng hiệu ............................................................... 25

1.6.2.2 Nâng cao chất lƣợng sản phẩm .................................................................. 25
1.6.2.3 Chính sách tỷ giá ........................................................................................ 26
1.6.2.4 Chính sách thuế .......................................................................................... 27
1.7 Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu .............................................................. 28
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG NGÀNH ĐỒ GỖ NỘI THẤT VIỆT NAM VÀ THỊ
TRƢỜNG NỘI THẤT MYANMAR ......................................................................... 31
2.1 Tổng quan về ngành gỗ nội thất của Việt Nam .............................................. 31
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của ngành gỗ nội thất ........................................ 31
2.1.2 Quy mô ngành đồ gỗ nội thất của Việt Nam................................................. 33
2.1.3 Tổng quan về sản phẩm ngành gỗ nội thất.................................................... 34
2.2 Thị trƣờng đồ gỗ nội thất Myanmar ............................................................... 36
2.2.1 Tổng quan về thị trƣờng ................................................................................ 36
2.2.1.1 Thị trƣờng tiềm năng.................................................................................. 36


2.2.1.2 Đẩy mạnh thâm nhập thị trƣờng ................................................................ 38
2.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................................. 39
2.2.2.1 Các chỉ số kinh tế ....................................................................................... 39
2.2.3 Tập quán ........................................................................................................ 42
2.2.4 Quan hệ Việt Nam – Myanmar ..................................................................... 43
2.2.4.1 Quan hệ Ngoại giao.................................................................................... 43
2.2.4.2 Các Hiệp định, thoả thuận về kinh tế đã ký kết: ........................................ 43
2.2.4.3 Hợp tác thƣơng mại .................................................................................... 44
2.2.5 Thị hiếu tiêu dung sản phẩm gỗ nội thất của ngƣời Myanmar ..................... 46
2.2.6 Tình hình cung cầu ........................................................................................ 46
2.2.6.1 Tổng quan................................................................................................... 46
2.2.6.2 Tình hình nhập khẩu theo thị trƣờng và sản phẩm..................................... 48
2.2.7 Các quy định liên quan đến nhập khẩu đồ gỗ nội thất .................................. 54
2.3 Cơ hội và thách thức của ngành đồ gỗ nội thất Việt Nam khi xuất khẩu vào
thị trƣờng Myanmar ............................................................................................... 54

2.3.1.1 Cơ hội ......................................................................................................... 54
2.3.1.2 Thách thức .................................................................................................. 55
2.4 Phân tích chung tình hình xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Viêt Nam trong thời
gian qua theo các tiêu chí........................................................................................ 55
2.4.1 Theo sản lƣợng và kim ngạch ....................................................................... 55
2.4.2 Theo thị trƣờng và chủng loại ....................................................................... 58
2.4.2.1 Xuất khẩu đồ gỗ nội ngoại thất(Mã HS: 9403) .......................................... 59


2.4.2.2 Ghế bọc (khung gỗ)(Mã HS :940161) ....................................................... 60
2.4.2.3 Ghế không bọc, làm từ gỗ (Mã HS :940169) ............................................. 61
2.4.2.4 Các loại ghế khác (Mã HS : 940180) ......................................................... 62
2.4.2.5 Các bộ phận của ghế (Mã HS : 940190) .................................................... 63
2.4.2.6 Gỗ nội thất sử dụng trong văn phòng (Mã HS : 94033000) ...................... 63
2.4.2.7 Gỗ nội thất sử dụng trong nhà bếp (Mã HS : 94034000) ........................... 65
2.4.2.8 Gỗ nội thất sử dụng trong phòng ngủ ( Mã HS : 94035000) ..................... 67
2.4.2.9 Gỗ nội thất loại khác ( Mã HS : 940360) ................................................... 68
2.5 Phân tích kết quả xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam sang thị trƣờng
Myanmar theo các tiêu chí ..................................................................................... 70
2.5.1 Kim ngạch và tốc độ tăng trƣởng .................................................................. 70
2.5.2 Mặt hàng........................................................................................................ 71
2.5.3 Phƣơng thức thanh toán, điều kiện Incoterms và hình thức xuất khẩu ......... 72
2.6 Những nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt
Nam vào thị trƣờng Myanmar ............................................................................... 72
2.7 Dự báo về thị trƣờng đồ gỗ nội thất Myanmar .............................................. 73
CHƢƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY ĐỒ GỖ NỘI THẤT CỦA VIỆT
NAM SANG THỊ TRƢỜNG MYANMAR ............................................................... 75
3.1 Mục tiêu, cơ sở và quan điểm đề xuất giải pháp ............................................ 75
3.1.1 Mục tiêu ........................................................................................................ 75
3.1.1.1 Mục tiêu ngắn hạn ...................................................................................... 75

3.1.1.2 Mục tiêu dài hạn ......................................................................................... 75


3.1.2 Cơ sở đề xuất ................................................................................................. 76
3.1.3 Quan điểm ..................................................................................................... 76
3.2 Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đồ gồ nội thất của Việt Nam sang thị
trƣờng Myanmar ..................................................................................................... 76
3.2.1 Giải pháp ....................................................................................................... 76
3.2.1.1 Vi mô .......................................................................................................... 76
3.2.1.2 Vĩ mô .......................................................................................................... 85
3.2.2 Kiến nghị ....................................................................................................... 89


DANH MỤC BẢNG
BẢNG 2.1: CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ CỦA MYANMAR GIAI ĐOẠN 2011 -2014 .... 39
BẢNG 2.2: TỔNG KIM NGẠCH BUÔN BÁN HÀNG HOÁ GIỮA VIỆT NAM VÀ
MYANMAR (ĐƠN VỊ TÍNH :USD) ............................................................................ 44
BẢNG 2.3 KIM NGẠCH NHẬP KHẨU SẢN PHẨM GHẾ BỌC (KHUNG GỖ) CỦA
MYANMAR THEO THỊ TRƢỜNG GIAI ĐOẠN 2007 - 2014 ................................... 48
BẢNG 2.4 KIM NGẠCH NHẬP KHẨU SẢN PHẨM GHẾ KHÔNG BỌC, LÀM TỪ
GỖ CỦA MYANMAR THEO THỊ TRƢỜNG GIAI ĐOẠN 2007 – 2014 .................. 48
BẢNG 2.5 KIM NGẠCH NHẬP KHẨU CÁC LOẠI GHẾ KHÁC CỦA MYANMAR
THEO THỊ TRƢỜNG GIAI ĐOẠN 2007 – 2014 ........................................................ 49
BẢNG 2.6 KIM NGẠCH NHẬP KHẨU CÁC BỘ PHẬN CỦA GHẾ CỦA
MYANMAR THEO THỊ TRƢỜNG GIAI ĐOẠN 2007 – 2014 .................................. 50
BẢNG 2.7 KIM NGẠCH NHẬP KHẨU SẢN PHẨM GỖ NỘI THẤT SỬ DỤNG
TRONG VĂN PHÒNG CỦA MYANMAR THEO THỊ TRƢỜNG GIAI ĐOẠN 2007
– 2014 ............................................................................................................................. 50
BẢNG 2.8 KIM NGẠCH NHẬP KHẨU SẢN PHẨM GỖ NỘI THẤT SỬ DỤNG
TRONG NHÀ BẾP CỦA MYANMAR THEO THỊ TRƢỜNG GIAI ĐOẠN 2007 –

2014 ................................................................................................................................ 51
BẢNG 2.9 KIM NGẠCH NHẬP KHẨU SẢN PHẨM GỖ NỘI THẤT SỬ DỤNG
TRONG PHÒNG NGỦ CỦA MYANMAR THEO THỊ TRƢỜNG GIAI ĐOẠN 2007
– 2014 ............................................................................................................................. 52
BẢNG 2.10 KIM NGẠCH NHẬP KHẨU SẢN PHẨM GỖ NỘI THẤT LOẠI KHÁC
CỦA MYANMAR THEO THỊ TRƢỜNG GIAI ĐOẠN 2007 – 2014......................... 52


BẢNG 2.11 TỔNG KIM NGẠCH NHẬP KHẨU SẢN PHẨM GỖ NỘI THẤT CỦA
MYANMAR THEO THỊ TRƢỜNG GIAI ĐOẠN 2007 – 2014 .................................. 53
BẢNG 2.12: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GỖ VÀ CÁC SẢN PHẨM VỀ GỖ GIAI
ĐOẠN 2007 - 2014 ....................................................................................................... 58
BẢNG 2.13: CƠ CẤU CHỦNG LOẠI SẢN PHẨM GỖ XUẤT KHẨU THÁNG 9 VÀ
9 THÁNG NĂM 2015 ................................................................................................... 60
BẢNG 2.14 KIM NGẠCH XUẤT KHẦU SẢN PHẨM GHẾ BỌC (KHUNG GỖ)
CỦA VIỆT NAM SANG CÁC THỊ TRƢỜNG GIAI ĐOẠN 2007 -2014 ................... 60
BẢNG 2.15 KIM NGẠCH XUẤT KHẦU SẢN PHẨM GHẾ KHÔNG BỌC LÀM TỪ
GỖ CỦA VIỆT NAM SANG CÁC THỊ TRƢỜNG GIAI ĐOẠN 2007 -2014 ............ 61
BẢNG 2.16 KIM NGẠCH XUẤT KHẦU SẢN PHẢM GHẾ KHÁC CỦA VIỆT
NAM SANG CÁC THỊ TRƢỜNG GIAI ĐOẠN 2007 -2014 ...................................... 62
BẢNG 2.17: KIM NGẠCH XUẤT KHẦU CÁC BỘ PHẬN CỦA GHẾ CỦA VIỆT
NAM SANG CÁC THỊ TRƢỜNG GIAI ĐOẠN 2007 -2014 ...................................... 63
BẢNG 2.18: KIM NGẠCH NỘI THẤT VĂN PHÒNG XUẤT KHẨU THEO THỊ
TRƢỜNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 – 2014 .............................................. 64
BẢNG 2.19: KIM NGẠCH NỘI THẤT NHÀ BẾP XUẤT KHẨU THEO THỊ
TRƢỜNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2014............................................... 66
BẢNG 2.20 KIM NGẠCH NỘI THẤT PHÒNG NGỦ XUẤT KHẨU THEO THỊ
TRƢỜNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 – 2014 .............................................. 68
BẢNG 2.21 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ NỘI THẤT SANG MYANMAR
CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2013 ................................................................ 70

BẢNG 2.22: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ NỘI THẤT THEO TỪNG MẶT
HÀNG SANG MYANMAR CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 -2013................... 71


BẢNG 2.23: DỰ BÁO TĂNG TRƢỞNG GDP CỦA CÁC NƢỚC TRONG KHU
VỰC ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 2015 - 2017 .......................................................... 74


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ 1.1: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GỖ TRONG TỔNG KIM NGẠCH
XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003 - 2013 ........................................ 30
BIỂU ĐỒ 2.2 XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ MYANMAR
GIAI ĐOẠN 2010-2014 ( ĐƠN VỊ : TRIỆU USD) ...................................................... 41
BIỂU ĐỒ 2.3 TỔNG KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ
MYANMAR GIAI ĐOẠN 2010 -2014 ( ĐƠN VỊ : TRIỆU USD) .............................. 42
BIỂU ĐỒ 2.4: XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ MYANMAR
(ĐƠN VỊ TÍNH : TRIỆU USD) ..................................................................................... 45
BIỂU ĐỒ 2.5 TỔNG KIM NGẠCH XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM VÀ
MYANMAR (ĐƠN VỊ :TRIỆU USD) .......................................................................... 46
BIỂU ĐỒ 2.6 TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GỖ NỘI THẤT VĂN PHÒNG
GIAI ĐOẠN 2007 – 2013. ............................................................................................. 64
BIỂU ĐỒ 2.7 :TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GỖ NỘI THẤT NHÀ BẾP GIAI
ĐOẠN 2007 – 2013. ...................................................................................................... 66
BIỂU ĐỒ 2.8: TỔNG KIM NGẠCH NỘI THẤT PHÒNG NGỦ XUẤT KHẨU CỦA
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2013 .......................................................................... 67
BIỂU ĐỒ 2.9: TỔNG KIM NGẠCH NỘI THẤT LOẠI KHÁC XUẤT KHẨU CỦA
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2013 .......................................................................... 69


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Sau năm 1986, nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ nền “ kinh tế tập trung
bao cấp “ sang nền “ kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa “.Đây là một bƣớc
ngoặc quan trọng mang tính lịch sử đối với nền kinh tế Việt Nam. Nền kinh tế của
chúng ta sau đó đã khắc phục đƣợc những khuyết điểm của nền kinh tế cũ và phát triển
rất mạnh mẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao đời sống nhân dân, đƣa chúng ta
từ nền kinh tế kém phát triển trở thành một nền kinh tế đang phát triển. Không chỉ
dừng lại ở đó, nền kinh tế của Việt Nam đã và đang vƣơn ra mạnh mẽ để bắt kịp xu thế
toàn cầu hoá nền kinh tế. Xu thế này đang là xu hƣớng chung và phát triển rất mạnh
mẽ, lợi ích của việc toàn cầu hoá là không thể phủ nhận. Do vậy, Việt Nam cũng đã
tích cực trong việc tiếp nhận nó thông qua việc tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á ( ASEAN ) năm 1995, Tổ chức thƣơng mại quốc tế ( WTO ) năm 2007 và còn
nhiều hiệp ƣớc về kinh tế, cũng nhƣ các hiệp định thƣơng mại tự do, song phƣơng, đa
phƣơng khác nữa. Trong thời gian gần đây, bên cạnh các hiệp định vừa đƣợc ký kết và
đƣợc giới chuyên gia cũng nhƣ các doanh nghiệp khá quan tâm nhƣ Hiệp định đối tác
kinh tế chiến lƣợc Thái Bình Dƣơng ( TPP ), Việt Nam – EU, Việt Nam – Hàn Quốc
v.v. . . ; thì nổi bật và đáng lƣu tâm chính là Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) năm
2015. Việc đẩy mạnh xuất khẩu là điều mà mọi quốc gia trong khối các nƣớc ASEAN
đều quan tâm, ngành đồ gỗ của Việt Nam cũng là một ngành có thế mạnh. Vì vậy việc
đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ nội thất để tận dụng thế mạnh của ngành đồ gỗ
nói riêng và của việc ở trong AEC nói chung cũng là vấn đề đáng quan tâm. Bên cạnh
đó, thị trƣờng Myanmar trong những năm gần đây có những chuyển biến tích cực về
mặt kinh tế-chính trị, xã hội. Các yếu tố trên dẫn đến lý do em chọn :’CÁC BIỆN PHÁP
THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ NỘI THẤT CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
MYANMAR’ làm đề tài thực hành nghề nghiệp lần hai của mình.


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của việc xuất khẩu, vai trò, biện pháp, và sự cần
thiết của nó đối với một quốc gia

- Phân tích hoạt động xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đối với các nƣớc và đặc biệt là
Myanmar
- Phân tích các yếu tố tác động đến việc xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang
Myanmar
- Đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ nội thất Việt Nam sang
Myanmar
3. Đối tƣợng nghiên cứu :
Những yếu tố ảnh hƣởng đến việc xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam sang thị
trƣờng Myanmar
4. Phƣơng pháp nghiên cứu :
Bài này đƣợc thực hiện thông qua việc thu thập, phân tích, đối chiếu, tổng hợp
các số liệu liên quan đến hoạt động xuất khẩu đồ gồ nội thất của Việt Nam, cụ thể là thị
trƣờng Myanmar
5. Kết cấu : Gồm 3 chƣơng :
Chƣơng 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU
Chƣơng 2 : THỰC TRẠNG NGÀNH ĐỒ GỖ NỘI THẤT VIỆT NAM
VÀ THỊ TRƢỜNG NỘI THẤT MYANMAR
Chƣơng 3 : CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ NỘI
THẤT CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG MYANMAR


CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU
1.1 Khái niệm xuất khẩu
Kể từ khi nền sản xuất hàng hoá ra đời, con ngƣời đã có nhu cầu trao dổi
buôn bán với nhau, tuy nhiên việc trao đổi trong phạm vị một quốc gia, khu vực đôi khi
chƣa thoả mãn đƣợc những cầu cao hơn nữa giữa các bên trong một quốc gia, khu vực
ấy, đó chính là tiền đề cho việc xuất khẩu.
Một số khái niệm về xuất khẩu :
- “ Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá đƣợc đƣa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
hoặc đƣa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam đƣơc coi là khu vực hải

quan riêng theo quy định của pháp luật “ Trích Quốc Hội nƣớc Cộng hoà Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (2005), Điều 28, mục 1, chƣơng 2 Luật thƣơng mại Việt Nam
- “ Xuất khẩu là việc bán hàng hoá dịch vụ cho nƣớc ngoài “ Bùi Xuân Lƣu,
Nguyễn Hữu Khải ( 2009), Giáo trình Kinh tế ngoại thƣơng, NXB Lao Động – Xã
Hội(tr 9)
Từ khái niệm trên ta nhận thấy xuất khẩu là hoạt động buôn bán hàng hoá,
dịch vụ có sự tham gia của các yếu tố nƣớc ngoài, hoặc giữa nội địa và khu vực hải
quan riêng, thu về ngoại tệ. Và từ đây tạo nên các các hình thức xuất khẩu khác nhau,
các hình thức này sẽ đƣợc tìm hiểu sâu hơn ở mục sau.
Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán trao đổi hang hoá (bao
gồm cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình) trong nội tại của một quốc gia. Khi
sản xuất phát tiển hay nói khác đi đó là đã đƣợc quốc tế hoá. Không một quốc gia nào
có thể tồn tại và phát triển kinh tế mà lại không tham gia vào phân công lao động quốc
tế và trao đổi hàng hoá với bên ngoài hàng với bên ngoài.

1


Do đó, xuất khẩu là hoạt động kinh tế đối ngoại dễ đem lại hiệu quả đột
biến nếu chúng ta thích nghi tốt, và cũng có rất nhiều nguy cơ thiệt hại vì sân chơi đã
lớn và đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ hơn rất nhiều.

1.2 Ý nghĩa của xuất khẩu
1.2.1 Ý nghĩa lý luận
- Xuất khẩu khai thác hiệu quả lợi thế tuỵêt đối, lợi thế tƣơng đối của đất nƣớc
và kích thích các ngành kinh tế phát triển , góp phần tăng tích luỹ vốn, mở rộng sản
xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế, cải thiện từng bƣớc đời sống nhân dân .
- Xuất khẩu cho phép tập trung năng lực sản xuất cho những mặt hàng truyền
thống đƣợc thế giới ƣa chuộng hay những mặt hàng tận dụng đƣợc những nguyên liệu
có sẵn trong nƣớc hay nƣớc khác không làm đƣợc hoặc làm đƣợc nhƣng giá thành cao.

- Thông qua hoạt động xuất khẩu đã thúc đẩy phát triển quanhệ đối ngoại với
tất cả các nƣớc nhất là với các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á , nâng cao uy tín của
Việt Nam trên trƣờng Quốc tế .
- Thông qua hoạt động xuất khẩu, ban bè trên thế giới biết đến hàng hoá của
Việt Nam.
1.2.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Xuất khẩu góp phần không nhỏ vào giải quyết công ăn việc làm mới cho
ngƣời lao động đồng thời tác động tích cực đến trình độ tay nghề cũng nhƣ nhận thức
về công việc của công nhân làm hàng xuất khẩu .
- Xuất khẩu thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển nhất là các ngành có tiềm
năng về xuất khẩu
- Xuất khẩu làm tăng giữ trữ ngoại tệ cho Quốc gia, làm tăng tổng thu nhập
Quốc dân.

2


- Xuất khẩu cũng có thể cho các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi đƣợc kinh
nghiệm của quốc tế trong kinh doanh.

1.3 Các hình thức xuất khẩu
Trong hoạt động xuất khẩu, có nhiều phƣơng thức xuất khẩu. Mỗi phƣơng
thức có những đặc thù riêng, ƣu điểm và nhƣợc điểm khác nhau. Để đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu, mỗi doanh nghiệp tuỳ vào điều kiện kinh doanh của mình (quy mô,
vốn, đặc điểm hàng hoá xuất khẩu, năng lực cạnh tranh .v.v) mà lựa chọn phƣơng thức
xuất khẩu thích hợp hoặc phối hợp nhiều phƣơng thức giao dịch cùng một lúc.
1.3.1 Xuất khẩu trực tiếp
“Xuất khẩu trực tiếp là phƣơng thức tham gia vào thƣơng mại quốc tế khá
phổ biến đối với các doanh nghiệp, trong đó các doanh nghiệp sẽ trực tiếp tiến hành
trao đổi hàng hoá đối với các đối tác nƣớc ngoài nhằm khai thác lợi thế so sánh giữa

các quốc gia, nhằm nâng cao lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu”
(Phạm Duy Liên,2013, tr18)
1.3.1.1 Ưu điểm
- Cho phép ngƣời xuất khẩu nắm bắt đƣợc nhu cầu của thị trƣờng về số lƣợng,
chất lƣợng, giá cả để ngƣời bán thoả mãn tốt nhất nhu cầu của thị trƣờng;
- Giúp cho ngƣời bán không bị chia sẻ lợi nhuận;
- Giúp xây dựng chiến lƣợc tiếp thị quốc tế phù hợp.
1.3.1.2 Nhược điểm
- Chi ph tiếp thị thị trƣờng nƣớc ngoài rất cao, do đó không có lợi cho những
doanh nghiệp nhỏ;
- Kinh doanh theo hình thức này đòi hỏi có những cán bộ nghiệp vụ xuất khẩu
giỏi về giao dịch đàm phán, am hiểu và có kinh nghiệm buôn bán quốc tế, đặc biệt là
nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
3


1.3.1.3 Cách thức tiến hành
Để tiến hành giao dịch trực tiếp, nhà kinh doanh cần thực hiện các công việc
sau
- Nghiên cứu thị trƣờng và thƣơng nhân;
- Đánh giá hiệu quả thƣơng vụ kinh doanh thng qua việc xác định tỷ giá xuất
khẩu;
- Tổ chức giao dịch đàm phán thông ba gửi thƣ giao dịch thƣơng mại chào
hàng, báo giá, hoàn giá hoặc hai bên mua bán trực tiếp gặp nhau đàm phán giao dịch;
- Ký kết hợp đồng kinh doanh xuất khẩu;
- Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu đã ký.
1.3.2 Xuất khẩu gián tiếp
“ Đây là hình thức tham gia trị trƣờng nƣớc ngoài một cách gián tiếp, thông qua
ngƣời thứ ba để tực hiện các hoạt động giao dịch xuất khẩu hàng hoá ra thị trƣờng
nƣớc ngoài” (Phạm Duy Liên, 2012, tr15)

Trung gian xuất khẩu trong hình thức này có thể là đại lý hoặc các nhà môi giới.
Trên thực tế phƣơng thức này đƣợc sử dụng rất nhiều, đặc biệt là ở các nƣớc kém phát
triển vì các lý do:
- Lần đầu tiên tiếp cận thị trƣờng;
- Quy mô kinh doanh còn nhỏ, các nguồn lực có hạn, chƣa thể dàn trải trên thị
trƣờng nƣớc ngoài;
- Cạnh tranh gay gắt, thị trƣờng quá phức tạp, rủi ro cao;
- Ngƣời trung gian thƣờng hiểu biết rõ thị trƣờng kinh doanh còn các nhà kinh
doanh thƣờng rất thiếu thông tin trên thị trƣờng nên ngƣời trung gian tìm đƣợc nhiều
cơ hội kinh doanh thuận lợi hơn;
- Rào cản thƣơng mại từ phía Nhà nƣớc.
4


1.3.2.1 Ưu điểm
- Sản phẩm công ty vẫn kịp thời thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài, tạo dựng
đƣợc hình ảnh doanh nghiệp và quốc gia xuất khẩu.
1.3.2.2 Nhược điểm
- Phát sinh chi phí trung gian dẫn đến giảm lợi nhuận;
- Không biết đƣợc kịp thời xu hƣớng của thị trƣờng, cũng nhƣ tâm lý, thị hiếu
khách hàng.
1.3.2.3 Cách thức tiến hành
- Thông qua hay nhiều công ty thƣơng mại xuất khẩu hay nhà xuất khẩu
chuyên doanh;
- Qua tổ chức mua gom hàng và xuất khẩu;
- Qua một hay nhiều hãng khác xuất khẩu theo kênh marketing riêng của họ;
- Qua một hay nhiều công ty quản lý xuất khẩu.
1.3.3 Xuất khẩu uỷ thác
Xuất khẩu uỷ thác là hoạt động dịch vụ thƣơng mại dƣới hình thức thuê và nhận
làm dịch vụ xuất khẩu. Hoạt động này đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở hợp đồng xuất

khẩu uỷ thác xuất khẩu giữa các doanh nghiệp, phù hợp với những quy định của pháp
lệnh Việt Nam.1
Trong hình thức xuất khẩu uỷ thác, đơn vị ngoại thƣơng đóng vai trò là ngƣời
trung gian xuất khẩu làm thay cho đơn vị sản xuất. Ƣu điểm của hình thức này là độ rủi
ro thấp, trách nhiệm ít, ngƣời đứng ra xuất khẩu không phải là ngƣời chịu trạch nhiêm
cuối cùng, đặc biệt là không cần đến vốn để mua hàng, phí ít nhƣng nhận tiền nhanh,
cần ít thủ tục và vân vân.

1

Hà Thị Ngọc Oanh (2009) Giáo trình Kỹ thuật Kinh doanh thƣơng mại quốc tế, NXB Thống Kê

5


1.3.3.1 Phân loại
- Đại lý là nhà một ngƣời hoặc một công ty uỷ thác cho ngƣời khác, công ty
khác thực hiện việc mua bán hoặc dịch vụ phục vụ cho việc mua bán nhƣ quảng cáo,
vận tải và bảo hiểm.
- Môi giới là thƣơng nhân trung gian giữa bên mua và bên bán, đƣợc bên mua
hoặc bên bán uỷ thác tến hành bán hoặc mua hàng hoá hay dịch vụ. Khi tiến hành
nghiệp vụ môi giới, ngƣời môi giới không đứng tên của chính mình, mà đứng tên của
ngƣời uỷ thác, không chiếm hữu hàng hoá và không chịu trách nhiệm cá nhân trƣớc
ngƣời uỷ thác việc khách hàng không thực hiện hợp đồng.
Quan hệ uỷ thác giữa người uỷ thác và người môi giới dựa trên uỷ thác từng
lần, chứ không dựa vào hợp đồng.
1.3.3.2 Ưu điểm
- Ngƣời trung gian là những ngƣời am hiểu thị trƣờng, pháp luật, tập quán
buôn bán của địa phƣơng, có khả năng đẩy mạnh buôn bán và tránh rủi ro cho ngƣời uỷ
thác;

- Ngƣời trung gian có cơ sở vật chất nhất định, do vậy, ngƣời uỷ thác không
phải đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài;
- Nhờ dịch vụ của trung gian trong việc lựa chọn, phân loại, đóng gói, ngƣời
uỷ thác có thể giảm bớt chi phí vận tải.
1.3.3.3 Nhược điểm
- Công ty kinh doanh xuất khẩu mất sự liên kết với thị trƣờng;
- Vốn bị bên nhận đại lý chiếm dụng;
- Công ty phải đáp ứng những yêu sách của đại lý và môi giới.
Vì vậy, chỉ nên sử dụng phương thức này trong những trường hợp thật sự cần
thiết như:
6


- Khi thâm nhập thị trƣờng mới;
- Khi tập quán đòi hỏi phải bán hàng qua trung gian;
- Khi mặt hàng đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt.
1.3.4 Buôn bán dối lưu
“ Buôn bán đối lƣu (Counter- Trade) hay còn gọi là hình thức xuất nhập khẩu
liên kết là phƣơng thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu,
ngƣời bán đồng thời là ngƣời mua, lƣợng hàng trao đổi với nhau, có giá trị tƣơng
đƣơng. Ở đây, mục đích của xuất khẩu không phải nhằm thu ngoại tệ, mà thu về một
hàng hoá khác có giá trị tƣơng đƣơng. Có hai hình thức buôn bán đối lƣu chủ yếu là
hàng hoá là hàng đổi hàng và trao đổi bù trừ.” (Võ Thanh Thu, 2011, tr219)
1.3.4.1 Phân loại
- Hàng đổi hàng là việc hai bên trao đổi với nhau những hàng hoá có giá trị
tƣơng đƣơng, việc giao hàng diễn ra hầu nhƣ đồng thời.
- Trao đổi bù trừ là nghiệp vụ mà hai bên trao đổi với nhau trên cơ sở ghi giá
trị hàng giao, đến cuối kỳ hạn, hai bên mới so sánh, đối chiếu giữa giá hàng giao với trị
giá hàng nhận. Nếu sau khi bù trừ tiền hàng nhƣ thế mà còn số dƣ thì số tiền đó đƣợc
giữ lại để chi trả theo yêu cầu của bên chủ nợ.

Ví dụ: Nghị định thƣ về trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa nƣớc Cộng hoà Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết Nga năm 1991, danh mục
hàng hoá trao đổi nhƣ sau :
Xô Viết Nga -> Việt Nam

Việt Nam -> Xô Viết Nga

1. Dầu thô, sản phẩm dầu thô

1. Cao su, gạo

2. Phân ure

2. Thịt đông lạnh

7


×