Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Hướng dẫn học và làm phần đọc hiểu bài thi môn ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.88 KB, 9 trang )

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

BÀI 2
Chuyên đề: RÈN KĨ NĂNG HỌC VÀ LÀM BÀI THI MÔN NV

VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website MOON.VN
[Truy cập tab: Ngữ Văn – Khoá học: RÈN KĨ NĂNG HỌC VÀ LÀM BÀI THI MÔN NV]
HƯỚNG DẪN HỌC VÀ LÀM PHẦN ĐỌC – HIỂU
BÀI THI MÔN NGỮ VĂN - KÌ THI THPT QUỐC GIA
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG
1. Một số biện pháp tu từ
1.1. Tương phản
- Khái niệm: Biện pháp tu từ trong đó các từ ngữ có điệu tính trái ngược nhau.
- Ví dụ:
Em tưởng giếng sâu,
Em nối sợ gầu dài,
Ai ngờ giếng cạn,
Em tiếc hoài sợi dây.
(Ca dao)
1.2. Nói quá
- Khái niệm: Biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chắt của sự vật, sự việc, hiện
tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Ví dụ:
Bàn tay ta làm nên tất cả,
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông)
1.3. Nói giảm nói tránh
- Khái niệm: Biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá
đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.


- Ví dụ:
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
(Nguyễn Khuyến)
1.4. Liệt kê

Moon.vn - Học để khẳng định mình

1

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

- Khái niệm: Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt các từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn,
sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
- Ví dụ:
Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc
thẳng.
(Thép Mới)
1.5. So sánh
- Khái niệm: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để
làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Ví dụ:
Cổ tay em trắng như ngà
Đôi mắt em liếc như là dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu

Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.
(Ca dao)
1.6. Nhân hóa
- Khái niệm: Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để
gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật… trở nên gần gũi với con người.
- Ví dụ:
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay.
(Hàn Mặc Tử)
1.7. Ẩn dụ
- Khái niệm: Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương
đồng với nó, nhằm tăng sức gọi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Ví dụ:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
(Tố Hữu)
Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm
bao đứt quãng.
(Nguyễn Tuân)
1.8. Hoán dụ
- Khái niệm: Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần
gũi với nó, nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Moon.vn - Học để khẳng định mình

2

Hotline: 0432 99 98 98



Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

- Ví dụ:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào.
(Nguyễn Bính)
1.9. Phép điệp
- Khái niệm: Là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm
nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.
- Ví dụ:
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.
(Hồ Chí Minh)
1.10. Phép đối
- Khái niệm: Là các xếp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo nên hiệu quả
giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm mục đích gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hòa trong
diễn đạt nhằm diễn đạt một ý nghĩa nào đó.
- Ví dụ:
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
(Hồ Xuân Hương)

Moon.vn - Học để khẳng định mình

3

Hotline: 0432 99 98 98



Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

2. Một số phong cách ngôn ngữ chức năng

(TRÌNH BÀY BẢNG BIỂU)
TT

1

ĐẶC TRƯNG

PCNN

Sinh
hoạt

VÍ DỤ

1. Tính cụ thể: Cụ thể về hoàn cảnh, về con người, về cách nói
năng, từ ngữ diễn đạt.
Các cuộc trò
2. Tính cảm xúc: Thể hiện ở giọng nói, từ cảm thán, câu cảm thán, chuyện của
biểu hiện nội tâm.
chúng
ta
3. Tính cá thể: Thể hiện ở lời nói mang giọng điệu riêng của từng hằng ngày.
người (giọng nói, từ ngữ, cách nói quen dùng).


TT

ĐẶC TRƯNG

PCNN

VÍ DỤ

1. Tính hình tượng
- Thể hiện ở cách diễn đạt thông qua một hệ thống các hình
ảnh, màu sắc, biểu tượng… giúp người đọc dùng tri thức, vốn sống
của mình để liên tưởng, suy nghĩ và rút ra những bài học nhân sinh
nhất định.
- Để tạo ra tính hình tượng ngôn ngữ, người viết thường dùng
các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nói quá, nói giảm nói tránh,
điệp từ…
2. Tính truyền cảm
- Thể hiện ở chỗ làm cho người đọc cùng vui buồn, yêu thích,
căm giận, tự hào… như chính người viết. Sức mạnh của ngôn ngữ
nghệ thuật chính là gọi ra sự đồng cảm sâu sắc giữa người viết và
người đọc.
2

Nghệ
thuật

- Năng lực gợi cảm xúc của ngôn ngữ nghệ thuật có được là
nhờ sự lựa chọn ngôn ngữ miêu tả, bình giá đối tượng khách quan
(truyện và kịch) và tâm trạng chủ quan (thơ trữ tình).

+ Ngôn ngữ thơ thường giàu hình ảnh, có khả năng gợi cảm
xúc tinh tế của con người.
+ Văn xuôi nghệ thuật cũng rất dồi dào cảm xúc. Đó là nhờ sự
phối hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự, miêu tả với biểu cảm; phối hợp
giữa các biện pháp lặp từ vựng, lặp cú pháp để tạo nên nhịp điệu,
tiết tấu cho câu văn.

Vội
vàng
(Xuân Diệu),
Đàn ghi ta
của
Lorca
(Thanh
Thảo), Chữ
người tử tù
(Nguyễn
Tuân), Chiếc
thuyền ngoài
xa (Nguyễn
Minh
Châu)…

3. Tính cá thể hóa
- Thể hiện ở khả năng vận dụng các phương tiện diễn đạt
chung (ngữ âm, từ vựng, cú pháp, tu từ…) của cộng đồng vào việc
xây dựng hình tượng nghệ thuật của mỗi nhà văn, nhà thơ.
- Thể hiện ở vẻ riêng trong lời nói của từng nhân vật trong tác

Moon.vn - Học để khẳng định mình


4

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

phẩm nghệ thuật.
- Thể hiện ở nét riêng trong cách diễn đạt từng sự việc, từng
hình ảnh, từng tình huống khác nhau trong tác phẩm.

TT

ĐẶC TRƯNG

PCNN

VÍ DỤ

1. Tính thông tin thời sự
- Báo chí phải đảm bảo tính cập nhật thông tin (cung cấp
những thông tin mới nhất mà bạn đọc chưa biết).
- Các thông tin cập nhật này phải đảm bảo tính đúng đắn và sự
tin cậy nhất định.
2. Tính ngắn gọn
3


Báo
chí

- Là một đặc trưng hàng đầu của ngôn ngữ báo chí.
- Ngắn gọn nhưng phải đảm bảo đủ thông tin và hàm súc.

Bản
tin,
phóng sự báo
chí,
tiểu
phẩm…

3. Tính sinh động, hấp dẫn
- Thể hiện ở nội dung thông tin mới mẻ, cách diễn đạt ngắn
gọn, sáng sủa, dễ hiểu; thể hiện ở khả năng kích thích suy nghĩ tìm
tòi của bạn đọc.
- Thể hiện ở cách đặt tiêu đề cho bài báo.

TT

ĐẶC TRƯNG

PCNN

VÍ DỤ

1. Tính công khai về quan điểm chính trị
Ngôn từ chính luận không chỉ có chức năng thông tin một cách
khách quan mà phải thể hiện đường lối, quan điểm, thái độ chính

trị của người viết (người nói) một cách công khai, dứt khoát,
không che giấu, úp mở.
2. Tính chặt chữ trong diễn đạt và suy luận
4

Chính
luận

Tuyên ngôn
Hệ thống luận điểm chặt chẽ, từng ý, từng câu, từng đoạn được Độc lập (Hồ
phối hợp với nhau một cách hài hòa, mạch lạc.
Chí Minh)
3. Tính truyền cảm, thuyết phục
- Ngôn ngữ chính luận là công cụ để trình bày, thuyết phục,
tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc (người nghe).
- Giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người
viết; ngữ điệu, giọng nói góp phần hỗ trợ cho lí lẽ, ngôn từ.

TT

PCNN

5

Khoa

ĐẶC TRƯNG
1. Tính khái quát, trừu tượng

Moon.vn - Học để khẳng định mình


VÍ DỤ
Sách

5

giáo

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

học

Facebook: DungVuThi.HY

khoa
các
môn
học
- Biểu hiện:
trong chương
+ Dùng nhiều thuật ngữ khoa học (từ chuyên dùng trong từng trình THPT;
văn,
ngành khoa học, dùng để biểu hiện khái niệm khoa học)  phải luận
luận án…
dùng đúng với khái niệm khoa học mà nó biểu hiện.
- Trừu tượng: không cụ thể, làm cho khó hiểu, khó hình dung.


+ Dùng các kí hiệu chữ số, sơ đồ, bảng biểu, công thức...
+ Kết cấu của văn bản gồm các phần, chương, mục, đoạn 
phục vụ cho hệ thống các luận điểm khoa học từ lớn đến nhỏ, từ
thấp đến cao, từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại).
2. Tính lí trí, logic
- Lí trí: khả năng nhận thức bằng suy luận.
Logic: liên kết chặt chẽ.
- Biểu hiện:
+ Các từ ngữ chỉ dùng một nghĩa, không dùng từ đa nghĩa,
không dùng các biện pháp tu từ.
+ Câu văn phải chính xác, chặt chẽ, logic, là một đơn vị thông
tin dựa trên cú pháp chuẩn.
+ Các câu văn liên kết thành đoạn văn và phục vụ cho lập luận
khoa học. Cả văn bản được tổ chức mạch lạc để phục vụ cho lập
luận logic.
3. Tính khách quan, phi cá thế
- Khách quan: cái tồn tại bên ngoài, không phụ thuộc vào ý chí
con người.
Phi cá thể: không mang tính cá nhân.
- Biểu hiện:
+ Ngôn ngữ khoa học không mang sắc thái cá nhân.
+ Từ ngữ, câu văn, kết cấu văn bản trong ngôn ngữ khoa học
thiên về tính khái quát, trí tuệ, logic, do đó tính cá thể, tính biểu
cảm không phải là đặc trưng tất yếu.

TT

ĐẶC TRƯNG

PCNN

1. Tính khuôn mẫu

- Tính khuôn mẫu thể hiện ở kết cấu 3 phần thống nhất:
6

Hành
chính

+ Phần mở đầu gồm:
• Quốc hiệu và tiêu ngữ.
• Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

Moon.vn - Học để khẳng định mình

6

VÍ DỤ
Đơn xin nghỉ
học, đơn xin
chuyển
trường, đơn
xin học thêm,
đơn tố cáo…

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY


• Địa điểm, thời gian ban hành văn bản.
• Tên văn bản- mục tiêu văn bản.
+ Phần chính: nội dung văn bản.
+ Phần cuối:
• Địa điểm, thời gian (nếu chưa đặt ở phần đầu).
• Chữ kí và dấu (nếu có thẩm quyền).
2. Tính minh xác
Tính minh xác thể hiện ở:
- Mỗi từ chỉ có một nghĩa, mỗi câu chỉ có một ý. Tính chính
xác về ngôn từ đòi hỏi đến từng dấu chấm, dấu phẩy, con số, ngày
tháng, chữ kí,…
- Văn bản hành chính không được dùng từ địa phương, từ khẩu
ngữ, không dùng các biện pháp tu từ hoặc lối biểu đạt hàm ý,
không xóa bỏ, thay đổi, sửa chữa.
3. Tính công vụ
Tính công vụ thể hiện ở:
- Hạn chế tối đa những biểu đạt tình cảm cá nhân.
- Các từ ngữ biểu cảm nếu dùng cũng chỉ mang tính ước lệ,
khuôn mẫu như kính chuyển, kính mong, trân trọng kính mời,…
- Trong đơn từ của cá nhân, người ta chú trọng đến những từ
ngữ biểu ý hơn là các từ ngữ biểu cảm. Chẳng hạn, trong đơn xin
nghỉ học, xác nhận của cha mẹ, bệnh viện có giá trị hơn những lời
trình bày có cảm xúc để được thông cảm.
- Trong các văn bản của cơ quan hay tổ chức chính trị, xã hội, kinh
tế,... người kí văn bản không phải kí với tư cách cá nhân mà với
cương vị và trách nhiệm của người đại diện cho cả cơ quan hay tổ
chức đó.
3. Một số phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận


(TRÌNH BÀY BẢNG BIỂU)
TT

PHƯƠNG THỨC
BIỂU ĐẠT

MỤC ĐÍCH GIAO TIẾP

1

Tự sự (kể chuyện,
Trình bày diễn biến sự việc.
tường thuật)

2

Miêu tả

Tái hiên trạng thái sự vật, con người.

Moon.vn - Học để khẳng định mình

7

VÍ DỤ
Tường thuật diễn biến trận đấu
bóng đá.
Tả những pha bóng đẹp trong
trận đấu.


Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

3

4

5

6

Facebook: DungVuThi.HY

Bày tỏ tình cảm, cảm xúc.

Bày tỏ lòng yêu mến môn bóng
đá, cầu thủ bóng đá.

Nghị luân

Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận

Bác bỏ ý kiến cho rằng bóng đá
là môn thể thao tốn kém, làm
ảnh hưởng không tốt đến việc
học tập và công tác của nhiều
người.


Thuyết minh

Giới thiệu quá trình thành lâp
Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương
và thành tích thi đấu của hai đội
pháp.
bóng.

Biểu cảm

Hành chính –
công vụ

Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, Hai đội bóng muốn xin phép sử
thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa dụng sân vận động của thành
người với người.
phố.

4. Một số thao tác lập luận

(TRÌNH BÀY BẢNG BIỂU)
TT
1

2

3

4


5

6

THAO TÁC

KHÁI NIỆM

LẬP LUẬN
Chứng minh

Dùng dẫn chứng (chủ yếu) và lí lẽ (hỗ trợ) để khiến người đọc/ người
nghe tin một vấn đề nào đó mà người viết khẳng định.

Giải thích

Dùng lí lẽ (chủ yếu) và dẫn chứng (hỗ trợ) để giảng giải về các vấn đề
liên quan đến đối tượng một cách cụ thể, rõ ràng cho người đọc/ người
nghe hiểu một vấn đề nào đó trong đời sống hoặc trong văn học.

Phân tích

Chia tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất
định, đồng thời đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, chú ý đến mối
quan hệ giữa các yếu tố trong một chỉnh thể thống nhất, nhằm giúp
người đọc/ người nghe hiểu biết một cách cặn kẽ, thấu đáo.

So sánh

Đặt đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác

theo cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí để thấy được
sự giống nhau và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến,
quan điểm của người nói/ người viết.

Bác bỏ

Dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ quan niệm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu
chính xác… từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người
đọc/ người nghe.

Bình luận

Đề xuất, thuyết phục người đọc/ người nghe tán đồng với môt nhận
xét, đánh giá, bàn luận của mình về một vấn đề nào đó trong đời sống
hoặc trong văn học.

5. Một số phương pháp dựng đoạn văn

Moon.vn - Học để khẳng định mình

8

Hotline: 0432 99 98 98


Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 – GV: Vũ Thị Dung

Facebook: DungVuThi.HY

(TRÌNH BÀY BẢNG BIỂU)

TT

PHƯƠNG PHÁP
DỰNG ĐOẠN

KHÁI NIỆM

1

Diễn dịch

Phương pháp trình bày ý từ luận điểm suy ra từ các luận cứ (từ ý tổng
quát suy ra ý cụ thể).

2

Qui nạp

Phương pháp trình bày ý từ các luận cứ rút ra những nhận định tổng
quát rút ra luận điểm (từ các ý cụ thể rút ra nhận định chung).

3

Tổng phân hợp

Triển khai ý từ luận điểm suy ra các luận cứ, rồi từ các luận cứ khẳng
định lại luận điểm. Qua mỗi bước vấn đề được nâng cao hơn.

4


Song hành

Trình bày ý giữa các câu ngang nhau (các câu đều là luận cứ). Luận
điểm được rút ra từ việc tổng hợp các ý của luận cứ (câu chủ đề ẩn).

Móc xích

Triển khai ý bằng cách câu sau kế thừa và phát triển câu trước, luận cứ
của câu trước tạo tiền đề cho sự phát triển ý của câu sau và cứ như thế
đến hết đoạn.

5

II. MỘT SỐ LƯU Ý KHI LÀM PHẦN THI ĐỌC - HIỂU
- Tập trung đọc các câu hỏi trước để xác định yêu cầu của câu hỏi, gạch chân các “từ khóa”
của câu hỏi, sau đó đọc văn bản để tìm nội dung câu trả lời.
- Phần thi Đọc – hiểu cần được trả lời ngắn gọn, đúng và trúng mục đích hỏi, diễn đạt trong
sáng, trình bày sạch sẽ.
- Với các câu hỏi nhận biết (câu 1, 2, 5, 6), học sinh chú ý tìm các thông tin phù hợp có trong
văn bản để trả lời. Với các câu hỏi thông hiểu (câu 3, 7), học sinh không chỉ tìm thông tin mà còn
cần kết nối các thông tin với nhau để trả lời câu hỏi. Với các câu vận dụng (câu 4, 8), học sinh cần
huy động vận dụng các kiến thức phù hợp để đáp ứng yêu cầu câu hỏi.

Moon.vn - Học để khẳng định mình

9

Hotline: 0432 99 98 98




×