Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

sử dụng Powerpoint trong dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.88 KB, 12 trang )

Module 1
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM POWERPOINT
ĐỂ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG SINH HỌC
Module 1
3
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM POWERPOINT
ĐỂ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG SINH HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Qua module này học viên sẽ hiểu được
- Các tiện ích của PowerPoint trong dạy học. Tiềm năng của PowerPoint
trong thiết kế bài giảng sinh học
- Quy trình khai thác và sử dụng PowerPoint trong dạy học sinh học ở
trường THPT
2. Kỹ năng: Sau khi được nghe giảng viên giới thiệu và than gia thảo luận
theo nhóm học viên sẽ: Biết cách khai thác các thông tin phục vụ cho việc soạn
gáo án điện tử, có được kĩ năng thiết kế bài học sinh học trên PowerPoint
3. Thái độ: Sau khi học module này học viên sẽ thấy được giá trị của việc
sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học theo nhằm nâng cao chất
lượng dạy học ở trường phổ thông
II. GIỚI THIỆU MODULE
- Đây là module đầu tiên trong tài liệu bồi dưỡng đổi mới PPHD sinh học ở
trường THPT. Nội dung của module nhằm cung cấp cho học viên kĩ thuật cơ bản
của việc soạn bài giảng trên phần mềm PowerPoint.
- Nội dung chính của module
Giới thiệu cho học viên tiện ích của PowerPoint trong dạy học nói chung và
dạy học sinh học nói riêng.
Quy trình kỹ thuật khai thác và sử dụng PowerPoint trong dạy học sinh học
Một số bài mẫu về việc sử dụng PowerPoint trong dạy học sinh học
- Thời gian để học module: 8 tiết, trong đó học viên nghe giảng 4 tiết, 4 tiết
để học viên thảo luận.
- Những điều cần lưu ý


Đây là module mang tính kỹ thuật, phần trình bày chỉ mang tính chất định
hướng. Học viên cần có sự gia công tài liệu mới có khả năng sử dụng được
PowerPoint trong quá trình dạy học
Học viên cần có nguồn tư liệu phong phú để thực hành soạn giảng trên
PowerPoint
III. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ THỰC HIỆN MODULE
- Thiết bị: Máy tính với các phần mềm PowerPoint, Flash, QuickTime,
máy chiếu đa chức năng, một số đĩa CD liên quan đến nội dung dạy học sinh học
ở THPT
- Tài liệu tham khảo
4
• Vũ Văn Tảo (2001). Những mặt lợi và không lợi cần xét đến để áp dụng thành
công CNTT vào giáo dục, Hội thảo khoa học ứng dụng CNTT trong giáo dục phổ
thông.Hà Nội.
• Đại học Sư phạm Hà Nội (2004). Tài liệu hướng dẫn sử dụng công nghệ thông
tin trong dạy học sinh học. Khoa Sinh-KTNN trường ĐHSP Hà Nội.
• Châu Phi ( 2004). Ứng dụng phần mềm PowerPoint để giảng dạy các kiến
thức của phần cơ chế di truyền cấp trung học phổ thông. Luận văn thạc sĩ khoa
học giáo dục, ĐHSP Huế
IV. HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Trao đổi, thời gian 2 tiết
 Nhiệm vụ: Học viên tự nghiên cứu tài liệu và trao đổi theo từng cặp
 Thông tin: Xem phụ lục 1.1 Đổi mới PPDH bằng việc sử dụng công
nghệ thông tin. Gồm các mục sau:
1. Quan niệm về dạy học theo công nghệ thông tin hiện nay
2. Tính hiệu quả của phần mềm PowerPoint trong dạy học
3. Tiềm năng của PowerPoint trong việc thiết kế bài giảng
4. Liên kết PowerPoint với các chương trình, phần mềm khác
Hoạt động 2: Nghe giảng viên trình bày, thảo luận theo nhóm, thời gian 2 tiết
 Nhiệm vụ: Học viên nghiên cứu tài liệu và nghe giảng viên trình bày

trước lớp, trao đổi theo nhóm để trả lời các câu hỏi :
- Trong quy trình ứng dụng PowerPoint để thiết kế một bài giảng thì ở bước
nào là quan trọng nhất? Tại sao?
- Để thiết kế một bài giảng bằng PowerPoint theo bạn cần phải có những
yêu cầu nào?
 Thông tin
Phụ lục1..2: Quy trình ứng dụng PowerPoint để thiết kế một bài giảng
Phụ lục1..3: Các yêu cầu sư phạm khi thiết kế và sử dụng các bài
giảng có vận dụng phần mềm PowerPoint
Hoạt động3 : Trao đổi theo nhóm, thời gian 4 tiết
 Nhiệm vụ:
- Học viên tự nghiên cứu tài liệu và trao đổi theo nhóm nhằm vận dụng
các bước ứng dụng PowerPoint để thiết kế một bài giảng cụ thể
- Các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp, thảo luận
 Thông tin:
Phụ lục 1..4: Thiết kế một số bài giảng sinh học trên PowerPoint
V. ĐÁNH GIÁ
5
Sau khi kết thúc 2 buổi học, học viên phải trả lời được các câu hỏi sau:
Câu 1: Trong dạy học sinh học ở trường THPT việc sử dụng phần mềm
PowerPoint thích hợp cho các nội dung kiến thức nào?
Câu 2: Hãy nêu các yêu cầu về mặt kỹ thuật khi sử dụng phần mềm
PowerPoint để giảng dạy các kiến thức đó.
6
Phụ lục 1.1
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BẰNG VIỆC SỬ DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1. Quan niệm về dạy học theo công nghệ thông tin hiện nay
Ngày nay, người ta xem dạy và học thực chất là quá trình thực hiện việc
phát và thu thông tin. Học là một quá trình tiếp thu thông tin có định hướng và có

sự tái tạo, phát triển thông tin. Do vậy đối với người dạy là nhằm mục đích phát ra
được nhiều thông tin với lượng tin lớn liên quan đến môn học, đến mục đích dạy
học, (truyền đạt và điều khiển). Còn người học như một máy thu có nhiều cửa vào
(mắt, tai, da, mũi..), phải biết tiếp nhận thông tin qua nhiều cửa, chọn lựa thông
tin, phải biết lưu giữ thông tin trong bộ nhớ trong (não) hay trong bộ nhớ ngoài
(sách, vở...) (lĩnh hội và tự điều khiển). Mỗi cửa vào tiếp nhận một loại mã hoá
thông tin riêng biệt bằng một phương tiện truyền thông riêng biệt.
Như vậy, muốn truyền lượng tin lớn cần phải tận dụng tất cả các phương
tiện truyền thông có thể có để đưa thông tin vào các cửa khác nhau. Có những
thông tin rất khó vào tai thì phải chuyển đổi dạng mã hoá để có thể dễ vào mắt,
như cùng một bài học nếu viết dưới dạng văn bản thì lượng thông tin tiếp thu sẽ
rất ít, kém sinh động, người học khó hình dung, kém hứng thú.. và cần phải
chuyển đổi, phối hợp với các ảnh tĩnh, ảnh động, phim video, hoạt hình..., vận
dụng PPDH phù hợp giúp HS tự giác, tích cực chiếm lĩnh các khái niệm khoa học,
phát triển năng lực, hình thành nhân cách.
Đổi mới PPGD theo nghĩa của CNTT là:"Phương pháp làm tăng giá trị
lượng tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn"
2. Tính hiệu quả của phần mềm PowerPoint trong dạy học
 Đối với học sinh
- Giúp cho HS dễ nhận biết, dễ nhớ các sự vật, hiện tượng, các sự kiện của
quá trình, cơ chế... làm tăng hiệu quả học tập.
- Tập trung sự chú ý của HS vào đối tượng.
- Nâng cao tốc độ tri giác thông tin mà không làm giảm tốc độ lĩnh hội
những thông tin đó. Phát triển trí nhớ và tư duy tốt cho HS.
- Cho phép diễn đạt một cách tường minh, sâu sắc và sinh động những khái
niệm hoặc các hiện tượng phức tạp.
- Lôi cuốn HS tham gia tích cực vào bài giảng, làm lớp học sinh động, tăng
hiệu quả dạy học, phát huy tối đa tính tích cực tham gia các hoạt động nhận thức
của HS.
- Góp phần rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thông qua hoạt động thường xuyên

với phương tiện, công cụ kết hợp với trí óc, tay chân.
- Tạo ra môi trường học tập sinh động mà trong đó người học đóng vai trò
là chủ thể, người học được hoạt động thực sự với phương tiện.
 Đối với giáo viên
7

×