BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
NGUYỄN THỊ MAI HÀ
HÀM Ý HỘI THOẠI TRONG MỘT SỐ
TRUYỆN CƯỜI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
SƠN LA, NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
NGUYỄN THỊ MAI HÀ
HÀM Ý HỘI THOẠI TRONG MỘT SỐ
TRUYỆN CƢỜI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60220102
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hoàng Yến
SƠN LA, NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Hàm ý hội thoại trong một số truyện cười
Việt Nam hiện đại do thầy giáo TS. Nguyễn Hoàng Yến hướng dẫn là công
trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Mai Hà
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tác giả trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của
Trường Đại học Tây Bắc, lãnh đạo Sở, Phòng cùng Ban lãnh đạo khoa Ngữ
văn Trường Đại học Tây Bắc đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp đỡ tôi hoàn
thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới thầy giáo,
TS. Nguyễn Hoàng Yến - người đã truyền cho tôi lòng say mê khoa học, tình
yêu nghề, tinh thần làm việc nghiêm túc và đã nhiệt tình chỉ bảo cho tôi
những kiến thức mới mẻ trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc các thầy, cô đã giúp đỡ tôi trong quá
trình làm nghiên cứu.
Sau cùng tôi xin gửi lời tri ân tới gia đình, bạn bè, những người luôn
bên cạnh chia sẻ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Sơn La, tháng 11 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Thị Mai Hà
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận văn ................4
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 4
3.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 4
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4
3.4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu và ngữ liệu............................................................ 5
4.1. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5
4.2. Tư liệu khảo sát .......................................................................................... 6
5. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 6
5.1. Về mặt lí luận ............................................................................................. 6
5.2. Về mặt thực tiễn ......................................................................................... 6
6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN .........................................................................8
1.1. Lí thuyết hội thoại ...................................................................................... 8
1.1.1. Cấu trúc hội thoại .................................................................................... 8
1.1.1.1. Các đơn vị lưỡng thoại ......................................................................... 9
1.1.1.2. Các đơn vị đơn thoại .......................................................................... 10
1.1.2. Các quy tắc hội thoại ............................................................................. 13
1.1.2.1. Quy tắc luân phiên lượt lời ................................................................ 13
1.1.2.2. Các phương châm hội thoại ............................................................... 14
1.1.2.3. Thương lượng hội thoại ..................................................................... 19
1.2. Lập luận .................................................................................................... 20
1.2.1. Khái niệm lập luận ................................................................................ 20
1.2.2. Các thành phần của lập luận .....................................................................21
1.2.3. Bản chất ngữ dụng của lập luận ............................................................ 23
1.2.3.1. Lập luận và lô gích ............................................................................. 23
1.2.3.2. Lập luận và miêu tả…………………………………………….…....24
1.2.3.3. Đặc tính của quan hệ lập luận ............................................................ 26
1.2.3.4. Tác tử lập luận và kết tử lập luận ....................................................... 26
1.3. Chiếu vật và chỉ xuất ................................................................................ 28
1.3.1. Chiếu vật ............................................................................................... 28
1.3.1.1. Định nghĩa về chiếu vật...................................................................... 28
1.3.1.2. Vai trò của chiếu vật…………………………………….…………..28
1.3.1.3. Các phương thức chiếu vật................................................................. 29
1.3.2. Chỉ xuất……………………………………………………………..…30
1.4. Hàm ý hội thoại ........................................................................................ 32
1.4.1. Khái niệm hàm ý hội thoại .................................................................... 33
1.4.2. Cơ chế tạo ra nghĩa hàm ẩn ................................................................... 35
1.4.2.1. Không tuân thủ quy tắc chiếu vật chỉ xuất ......................................... 35
1.4.2.2. Sử dụng các hành động ngôn ngữ gián tiếp ....................................... 35
1.4.2.3. Không tuân thủ các quy tắc lập luận .................................................. 36
1.4.2.4. Không tuân thủ các quy tắc hội thoại ................................................. 36
1.5. Truyện cười .............................................................................................. 37
1.5.1. Khái niệm về truyện cười ...................................................................... 37
1.5.2. Cấu trúc của truyện cười và vai trò của hội thoại trong cấu trúc đó .... 38
1.5.2.1. Cấu trúc của truyện cười .................................................................... 38
1.5.2.2. Vai trò của hội thoại trong cấu trúc truyện cười ............................. 40
1.6. Tiểu kết chương ………………………………………………………....44
CHƢƠNG 2. HÀM Ý HỘI THOẠI QUA MỘT SỐ CUỘC THOẠI
TRONG TRUYỆN CƢỜI XÉT TRONG QUAN HỆ VỚI PHƢƠNG
CHÂM HỘI THOẠI .........................................................................................45
2.1. Các phương châm hội thoại với hàm ý hội thoại ..................................... 46
2.1.1. Phương châm lượng xét trong quan hệ với hàm ý hội thoại ................. 46
2.1.2. Phương châm chất xét trong quan hệ với hàm ý hội thoại ................... 51
2.1.3. Phương châm quan hệ xét trong quan hệ với hàm ý hội thoại.............. 55
2.1.4. Phương châm cách thức xét trong quan hệ với hàm ý hội thoại............. 58
2.1.5. Phương châm lịch sự xét trong quan hệ với hàm ý hội thoại ............... 63
2.2. Tiểu kết chương........................................................................................ 69
CHƢƠNG 3. HÀM Ý HỘI THOẠI QUA MỘT SỐ CUỘC THOẠI TRONG
TRUYỆN CƢỜI XÉT TRONG QUAN HỆ VỚI LẬP LUẬN VÀ CHIẾU
VẬT .....................................................................................................................71
3.1. Hàm ý hội thoại qua một số cuộc thoại xét trong quan hệ với lập luận .. 71
3.1.1. Phương hướng xem xét lập luận trong việc tạo hàm ý ......................... 71
3.1.2. Phân tích lập luận tạo hàm ý trong từng truyện .................................... 71
3.2. Hàm ý hội thoại qua một số cuộc thoại xét trong quan hệ với chiếu vật . 79
3.2.1. Phương hướng xem xét chiếu vật trong việc tạo hàm ý ....................... 79
3.2.2. Phân tích hàm ý trong quan hệ với việc sử dụng biểu thức chiếu vật đa
nghĩa và chiếu vật lệch .................................................................................... 80
3.3. Tiểu kết chương........................................................................................ 86
3.3.1. Về lập luận .............................................................................................. 86
3.3.2. Về chiếu vật ............................................................................................ 87
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................91
TÀI LIỆU CUNG CẤP NGỮ LIỆU KHẢO SÁT………………………...94
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng bậc nhất của con người.
Không thể có một công cụ nào tốt hơn ngôn ngữ trong việc con người trao đổi
nhận thức, tâm tư, tình cảm....của mình đến người khác. Trong một cuộc giao
tiếp các nhân vật tham gia giao tiếp có sự tác động qua lại lẫn nhau để cùng
hướng về một mục đích nhất định.
Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ và
cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Các hình thức
hành chức khác của ngôn ngữ đều dựa vào hình thức hoạt động căn bản này.
Hội thoại không chỉ diễn ra trong đời sống hằng ngày mà còn có trong tác
phẩm văn học. Tuy nhiên, trong các cuộc hội thoại không phải tất cả những gì
muốn diễn đạt người ta đều có thể nói ra trực tiếp mà nhiều lúc người nói sử
dụng cách nói hàm ý đòi hỏi người nghe phải tự suy luận ra qua phát ngôn để
hiểu được nội dung mà người nói muốn truyền đạt, tức là người nói đã vi
phạm nguyên tắc cộng tác, khi đó hàm ý hội thoại xuất hiện. Cuộc thoại xuất
hiện hàm ý sẽ tạo ra nhiều điều lí thú trong giao tiếp.
Hơn nữa, truyện cười Việt Nam là một bộ phận của văn học dân gian
Việt Nam, được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn ở trường phổ
thông và đại học. Trong mỗi truyện cười Việt Nam, việc dùng hàm ý trong
các cuộc thoại xuất hiện là khá phổ biến. Vì vậy, khám phá hàm ý trong một
số truyện cười vừa góp phần làm sáng tỏ các đặc tính của hàm ý hội thoại, lại
vừa lí giải về thi pháp nghệ thuật trong truyện cười Việt Nam...Chúng tôi hi
vọng kết quả nghiên cứu về hàm ý trong một số truyện cười Việt Nam
hiện đại sẽ trở thành một tài liệu hữu ích cho những người làm công tác giảng
dạy, những người yêu thích bộ môn Ngữ văn, đặc biệt là những người
yêu thích truyện cười Việt Nam.
1
Vì những lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu Hàm ý hội
thoại trong một số truyện cười Việt Nam hiện đại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giữa cuộc sống bộn bề với bao công việc thường ngày, truyện cười trở
thành một liều thuốc hữu hiệu xua bớt đi những mệt mỏi, căng thẳng, những
buồn phiền, âu lo, chữa trị căn bệnh stress của con người. Tiếng cười bật lên
từ những cái nhìn, cách lí giải bất ngờ nhưng có lí bởi nghệ thuật hài hước
vốn là nghệ thuật của trí tuệ. Nó vừa có giá trị giải trí, vừa có ý nghĩa giáo dục
nhân cách, đạo đức con người. Vì thế, có không ít những công trình nghiên
cứu về truyện cười Việt Nam ở nhiều góc độ.
Tìm hiểu qua một số tài liệu có liên quan đến truyện cười, chúng tôi
nhận thấy có không nhiều công trình nghiên cứu về Hàm ý hội thoại trong
truyện cười Việt Nam hiện đại. Phần lớn là những công trình thiên về tính
chất sưu tập, tuyển chọn và biên soạn. Một số tài liệu có bàn về truyện cười
dưới góc nhìn của văn học, nhưng cũng chỉ là điểm qua như: Tiếng cười dân
gian Việt Nam Nam của Trương Chính – Phong Châu, Văn học dân gian
Việt Nam của Đinh Gia Khánh (chủ biên), Những đặc điểm thi pháp của các
thể loại văn học dân gian của Đỗ Bình Trị.
Dưới góc nhìn ngôn ngữ học, theo hiểu biết của chúng tôi một số bài
nghiên cứu về truyện cười của các tác giả Nguyễn Đức Dân, Trần Hoàng,
Vũ Ngọc Khánh, Bùi Khắc Viện… là không nhiều các tác giả đề cập đến vấn
đề này.
Trong “Hiện tượng mơ hồ trong nghệ thuật gây cười”, tác giả Nguyễn
Đức Dân cho rằng Hiện tượng mơ hồ chẳng những được dùng trong những
mẩu chuyện cười, những nụ cười ngắn gọn, nó còn được dùng để xây dựng
những truyện cười. Những truyện cười của các tác giả Việt Nam thường dựa
trên những hiện tượng mơ hồ về từ ngữ [12,75].
2
Còn Bùi Khắc Viện với “Tiếng cười trong phong cách ngôn ngữ của
Bác qua tác phẩm bằng tiếng Việt” cho rằng có hai loại biện pháp gây cười:
ngôn ngữ học và phi ngôn ngữ học. Biện pháp ngôn ngữ học là biện pháp đặc
thù nhằm khai thác những đặc điểm riêng của ngôn ngữ để gây cười. Tác
giả nêu ra một số biện pháp gây cười như: chơi chữ, tương phản ...
Biện pháp phi ngôn ngữ học gồm các thao tác: lựa chọn, sắp xếp các chi
tiết... [37,77].
Trong “Hàm ý hội thoại trong các truyện cười dân gian: Khoe của và
Hai kiểu áo”, tác giả Nguyễn Hoàng Yến cho rằng từ góc nhìn dụng học, sự
khai thác hàm ý trong các truyện này nhằm mục đích làm rõ thêm đặc tính
của truyện cười. Hàm ý hội thoại là yếu tố quan trọng tạo nên tiếng cười. Tác
giả thống kê có 98% truyện cười có hội thoại (thống kê qua Tiếng cười dân
gian Việt Nam của Trương Chính - Phong Châu) [39,77].
Tác giả Trần Hoàng với “Những sắc thái độc đáo của tiếng cười dân
gian Nam Bộ qua truyện kể Ba Phi” đã rút ra một số biện pháp gây cười là
ngoa dụ (cường điệu, phúng dụ, khoa trương) và một số biện pháp tu từ
văn bản (phương thức mở rộng), giọng điệu mang tính khẩu ngữ của
người Nam Bộ (qua việc sử dụng các từ địa phương, từ xưng hô, quán ngữ,
thành ngữ…) [26,76]. Mặc dù tác giả chỉ giới hạn một số biện pháp gây cười
trong truyện cười Bác Ba Phi, nhưng có thể nói đây là những biện pháp gây
cười tạo nên tiếng cười trong cuộc sống nói chung.
Theo sự tìm hiểu của chúng tôi, những công trình nghiên cứu về truyện
cười dưới góc nhìn ngôn ngữ học ở cấp độ luận văn, luận án cũng chưa nhiều.
Cụ thể như đã có công trình nghiên cứu về: Một số phương thức tạo hàm
ngôn trong truyện cười tiếng Việt luận văn thạc sĩ của Đoàn Thị Tâm. Tác giả
đã tiến hành khảo sát truyện cười và trên cơ sở đó nêu ra hai mươi sáu
phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười tiếng Việt. Luận án
3
“Truyện cười dân gian Việt Nam dưới góc độ dụng học” của Nguyễn Hoàng
Yến. Trong công trình của mình tác giả nói đến Hàm ý hội thoại trong truyện
cười dân gian Việt Nam. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Minh Hà (Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội), Tìm hiểu các thủ pháp gây cười trong truyện cười
Việt Nam hiện đại dưới góc nhìn của sự liên kết văn bản.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu không chỉ diễn giải dưới góc nhìn
văn hóa dân gian mà đã bắt đầu nghiên cứu dưới góc độ ngôn ngữ học. Tuy
nhiên chưa có một công trình chuyên biệt nào đi sâu vào việc nghiên cứu về
Hàm ý hội thoại trong một số truyện cười Việt Nam hiện đại.
3. Đối tƣợng, mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hàm ý hội thoại trong quan hệ với
các hiện tượng thuộc ngữ dụng học như phương châm hội thoại, lập luận,
chiếu vật - chỉ xuất trong tiếng cười Việt Nam hiện đại.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Với luận văn này, chúng tôi hi vọng sẽ đạt được các mục đích sau:
Trước hết là nhận biết, phân tích và làm sáng tỏ hàm ý của một số truyện
cười Việt Nam hiện đại. Từ đó thấy được ý nghĩa sâu sắc của tiếng cười qua
từng truyện, trên cơ sở đó tiếp nhận tiếng cười ở một góc nhìn cụ thể.
Bằng việc thực hiện luận văn, người viết hi vọng sẽ chỉ ra được một
phần sự hấp dẫn của hàm ý hội thoại trong một số truyện cười Việt Nam
hiện đại.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tập hợp, tìm hiểu những vấn đề lí thuyết có liên quan đến việc khai thác
thác luận văn: các kiến thức về hàm ý, hội thoại, lập luận, chiếu vật - chỉ
xuất... và việc vận dụng chúng trong nghiên cứu hàm ý hội thoại trong truyện
cười Việt Nam hiện đại.
4
Nhận diện, miêu tả, phân tích các truyện cười có chứa hàm ý hội thoại
trong một số truyện cười Việt Nam hiện đại.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
Triển khai luận văn này, chúng tôi sử dụng một số truyện trong: Kho
tàng truyện tiếu lâm Việt Nam do Lương Kim Nghĩa biên soạn. Truyện cười
thời hiện đại do Năm Hồng Mai sưu tầm và biên soạn. Ngoài ra, trong luận
văn còn chọn một số truyện được sưu tầm trên Internet để phân tích.
Hàm ý hội thoại xuất hiện nhiều nhất trong đối thoại của những nhân vật
tham gia giao tiếp. Cho nên, đơn vị được chọn để tìm hiểu đối tượng nghiên
cứu là các cuộc thoại.
Những vấn đề chúng tôi đề cập trong luận văn này không bao quát toàn
bộ các vấn đề liên quan đến hàm ý hội thoại mà chỉ hi vọng góp thêm ý kiến
vào việc nhận biết và phân tích hàm ý hội thoại qua một số cuộc thoại trong
một số truyện cười Việt Nam hiện đại.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và ngữ liệu
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nhận biết, phân tích và làm rõ nội dung của các hàm ý hội thoại trong
truyện cười Việt Nam hiện đại, phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ
yếu ở luận văn này là phương pháp phân tích ngữ cảnh theo hướng của dụng
học. Ngoài ra trong quá trình triển khai luận văn, chúng tôi kết hợp với các
phương pháp khác như:
Phương pháp miêu tả: Phương pháp dùng để miêu tả các ngữ liệu được
thể hiện dưới dạng hội thoại, qua đó tìm ra những đặc điểm cụ thể của vấn đề
cần nghiên cứu.
Phương pháp thống kê – phân loại: Phương pháp này nhằm tiến hành
thống kê các ngữ liệu và từ đó phân loại theo các tiêu chí đã đề ra.
Phương pháp phân tích – tổng hợp: Trên cơ sở ngữ liệu đã thống kê,
5
phương pháp này được sử dụng để phân tích ngữ liệu theo từng nội dung cụ
thể, và sau đó tổng hợp lại các kết quả đã phân tích.
Phương pháp phân tích ngữ nghĩa – ngữ dụng: Trong quá trình miêu tả,
phân tích ngữ liệu, chúng tôi tiến hành xem xét chúng một cách toàn diện đặt
trong ngữ cảnh cụ thể.
Đồng thời luận văn còn kết hợp với phương pháp so sánh – đối chiếu, diễn
dịch, quy nạp...
4.2. Tƣ liệu khảo sát
Khảo sát một số truyện trong: Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam do
Lương Kim Nghĩa biên soạn (2012), Nxb Thời đại, Hà Nội. (397 truyện).
Truyện cười thời hiện đại do Năm Hồng Mai sưu tầm và biên soạn
(2011), Nxb Văn hóa – Thông tin Hà Nội. (336 truyện).
Ngoài ra, trong luận văn còn chọn một số truyện được sưu tầm trên
Internet để phân tích làm phong phú thêm nguồn ngữ liệu của luận văn.
5. Đóng góp của luận văn
5.1. Về mặt lí luận
Trên cơ sở trình bày lí thuyết ngữ dụng học (qua học tập và nghiên cứu
tài liệu) ở phương diện hàm ý hội thoại, lập luận, chỉ xuất, chiếu vật... luận
văn xác định cách phân tích và tìm hiểu hàm ý hội thoại trong một số truyện
cười Việt Nam hiện đại.
5.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần vào việc nâng cao chất lượng
sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, đồng thời là nguồn tư liệu trong
học tập, giảng dạy môn Ngữ văn ở nhà trường.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1. Trình bày một số cơ sở lí thuyết liên quan đến luận văn như:
6
Lí thuyết hội thoại (cấu trúc hội thoại, các quy tắc hội thoại, lập luận, chiếu
vật - chỉ xuất), lí thuyết về hàm ý (nhận diện hàm ý, phân tích hàm ý), lí
thuyết về truyện cười (cấu trúc của truyện cười, vai trò của hội thoại trong cấu
trúc của truyện cười).
Chương 2 và chương 3 có nhiệm vụ khảo sát hàm ý hội thoại ở các cuộc
thoại trong truyện cười Việt Nam hiện đại. Hàm ý trong mỗi truyện được khai
thác ở các phương diện:
- Phân tích hàm ý
- Hàm ý trong quan hệ với phương châm hội thoại, lập luận, chiếu vật.
- Tình huống của việc dùng hàm ý và câu nói chứa hàm ý.
Ngoài ba phần chính, luận văn còn có phần danh mục tài liệu tham khảo.
7
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Lí thuyết hội thoại
Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, căn bản, phổ biến của
ngôn ngữ và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác. Trong
giao tiếp hội thoại luôn luôn có sự hồi đáp giữa người nói và người nghe,
chẳng những người nói và người nghe tác động lẫn nhau mà lời nói của từng
người cũng tác động lẫn nhau. Mỗi cuộc thoại đều được diễn ra một lúc nào
đó, ở đâu đó, trong hoàn cảnh nào đó. Nhân tố ngữ cảnh có vai trò to lớn
trong việc tạo lập và lĩnh hội các phát ngôn trong hội thoại. Tất cả các diễn
ngôn như một bài văn nghị luận, một bài văn miêu tả, một giấy đề nghị ...tuy
không có sự hiện diện đối mặt của người nói và người nghe, tuy không gắn
chặt vào tình huống cụ thể nào nhưng vẫn hàm ẩn một cuộc trao đổi. Các hình
thức hành chức khác của ngôn ngữ đều được giải thích dựa vào hình thức hoạt
động căn bản này.
Hàm ý hội thoại là hàm ý xuất hiện trong hội thoại. Do đó, những hiểu
biết về lí thuyết hội thoại là rất cần thiết cho việc nhận biết và phân tích hàm ý
trong truyện cười Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, trong luận văn những vấn đề
về lí thuyết hội thoại không được trình bày đủ mà chỉ những nội dung liên
quan đến luận văn mới được quan tâm.
1.1.1. Cấu trúc hội thoại
Hội thoại là một tổ chức có tính cấp hệ. Các đơn vị tạo nên cấu trúc của
hội thoại là: cuộc thoại (cuộc tương tác); đoạn thoại; cặp thoại (cặp trao đáp);
tham thoại; hành vi ngôn ngữ.
Ba đơn vị: Cuộc thoại, đoạn thoại, cặp thoại có tính chất lưỡng thoại, có
nghĩa là hình thành do vận động trao đáp của các nhân vật hội thoại.
Hai đơn vị: Tham thoại và hành vi ngôn ngữ là những đơn vị có tính chất
8
đơn thoại do một người nói ra.
1.1.1.1. Các đơn vị lưỡng thoại
a. Cuộc thoại (cuộc tương tác)
Cuộc thoại là đơn vị hội thoại bao trùm lớn nhất. Cuộc thoại có thể xoay
quanh một đề tài, một mục đích hay có thể gồm nhiều đề tài nhiều mục đích
khác nhau – với sự đương diện liên tục của những nhân vật hội thoại nhất
định. Còn cuộc thoại ngắn là những cuộc thoại chỉ chứa một cặp câu, như:
chào – chào, hỏi – đáp, đề nghị - đồng ý, ra lệnh – nhận lệnh...
Ví dụ:
(1) A: - Chào anh.
B: - Chào.
(2) A: - Dạo này bác có khỏe không?
B: - Tôi khỏe.
Cấu trúc khái quát của một cuộc thoại là mở thoại, thân thoại và kết thoại.
Tiêu chí để xác định một cuộc thoại theo C.K.Orecchioni: Để có một và
chỉ một cuộc thoại, điều kiện cần và đủ là có một nhóm nhân vật có thể thay
đổi nhưng không đứt quãng trong một khung thời gian – không gian có thể
thay đổi nhưng không đứt quãng nói về một vấn đề có thể thay đổi nhưng
không đứt quãng. (Dẫn theo 40).
Tiêu chí xác định ranh giới cuộc thoại thông thường dựa vào dấu hiệu
của sự mở đầu và dấu hiệu của sự kết thúc. Mỗi cuộc thoại có thể chứa đựng
nhiều chủ đề, mỗi chủ đề lại có nhiều vấn đề. Tập hợp các lượt lời trao đổi về
một vấn đề làm thành một đoạn thoại.
b. Đoạn thoại
Đoạn thoại được quan niệm là một đơn vị hội thoại do một số cặp trao
đáp liên kết chặt chẽ với nhau về mặt ngữ nghĩa hoặc về ngữ dụng. Về ngữ
nghĩa, đó là một đơn vị có sự liên kết nhờ chủ đề: có một chủ đề duy nhất.
9
Còn về ngữ dụng, đó là đơn vị có tính duy nhất về đích hội thoại. Có những
loại đoạn thoại như sau: mở thoại; thân thoại; kết thoại.
Đoạn mở thoại và kết thoại có cấu trúc tương đối đơn giản và ổn định, dễ
nhận ra hơn đoạn thân thoại, do đoạn thân thoại có thể có dung lượng lớn và
có cấu trúc phức tạp.
Tổ chức của đoạn thoại mở đầu và kết thúc phần lớn được nghi thức hóa
và lệ thuộc rất nhiều vào yếu tố như: các kiểu cuộc thoại, hoàn cảnh giao tiếp,
sự hiểu biết về nhau của các đối ngôn...
c. Cặp thoại
Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại, đơn vị tối thiểu nhỏ nhất của một cuộc
thoại do các tham thoại tạo nên, cũng tức là cặp kế cận gồm một tham thoại
dẫn nhập và một tham thoại hồi đáp. Trong mỗi một đoạn thoại có thể bao
gồm nhiều cặp thoại, nhưng vai trò của mỗi một cặp thoại là không giống
nhau. Vì thế, cần phân biệt cặp thoại chủ hướng với các cặp thoại phụ thuộc.
Tuy nhiên, không nhất thiết toàn bộ lượt lời này và toàn bộ lượt lời kia
mới thành cặp thoại. Và cũng không nhất thiết cặp thoại chỉ gồm một tham
thoại dẫn nhập và một tham thoại hồi đáp. Có thể có cặp thoại một tham
thoại, hai tham thoại, ba tham thoại...
1.1.1.2. Các đơn vị đơn thoại
a. Tham thoại
Tham thoại là phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào một cặp
thoại nhất định. Tham thoại là đơn vị cơ sở để tạo nên cặp thoại. Có tham
thoại dẫn nhập và tham thoại hồi đáp (gắn với chức năng ở lời dẫn nhập và
hồi đáp). Cần có sự phân biệt giữa tham thoại và lượt lời. Một lượt lời có thể
chứa nhiều tham thoại và cũng có thể nhỏ hơn tham thoại.
Ví dụ:
(1)- Chào!
10
(2)- Chào!
(3)- Anh khỏe không?
(4)- Cám ơn! Bình thường. Anh đi đâu về?
(1) và (2) là một cặp thoại chào gồm hai tham thoại đối xứng. (3) và (4)
là một cặp thoại, trong đó (3) là một lượt lời gồm một tham thoại hỏi (lượt lời
bằng với tham thoại). (4) là một lượt lời gồm ba tham thoại: một tham thoại
cảm ơn, một tham thoại hồi đáp và một tham thoại hỏi lại (lượt lời lớn hơn
tham thoại).
Tham thoại là đơn vị dùng để cấu tạo nên cặp thoại. Mỗi tham thoại có
thể mang trong quan hệ trao đáp theo những hướng khác nhau: nó vừa là tham
thoại hồi đáp cho cặp thoại này, lại vừa đóng vai trò dẫn nhập cho một cặp
thoại khác, từ đó sẽ tạo ra các kiểu dạng cấu trúc khác nhau. Nói khác đi, mỗi
tham thoại thực hiện chức năng dẫn nhập hoặc hồi đáp nhưng cũng có khi
kiêm nhiệm đồng thời hai chức năng, khi đó gọi là tham thoại có chức năng kép.
Về tổ chức nội tại, một tham thoại do một hoặc một số hành vi ngôn
ngữ tạo nên. Trong đó có ít nhất một hành vi chủ hướng làm nòng cốt và có
thể có thêm một hoặc một số hành vi phụ thuộc. Hành vi chủ hướng đảm
nhiệm vai trò quyết định mục đích giao tiếp của tham thoại chứa nó, đồng
thời tham gia kết hợp với hành vi chủ hướng nằm ở tham thoại khác để tạo
nên cặp kế cận. Hành vi phụ thuộc có vai trò làm rõ lí do hoặc bổ sung nghĩa
cho hành động chủ hướng trong quá trình hội thoại. Khi tham thoại chỉ có một
hành vi thì ranh giới tham thoại sẽ trùng với ranh giới hành vi.
Trong tham thoại, hành vi chủ hướng có chức năng trụ cột, quyết định
hướng của tham thoại và quyết định hành vi đáp thích hợp của người đối
thoại. Còn hành vi phụ thuộc thì có nhiều chức năng khác nhau như: củng cố,
giải thích, biện minh, đánh giá... nhằm hỗ trợ cho hành vi chủ hướng.
Dựa vào vai trò, vị trí của tham thoại có thể phân chia tham thoại thành
11
một số loại sau:
- Tham thoại dẫn nhập là tham thoại có chức năng mở đầu cho một
cặp thoại.
- Tham thoại hồi đáp là tham thoại có chức năng phản hồi tham thoại dẫn
nhập. Tham thoại hồi đáp có thể đóng vai trò kết thúc cặp thoại, vì thế còn gọi
là tham thoại hồi đáp – dẫn nhập. Mỗi tham thoại đều có thể nằm trong quan
hệ cặp thoại với tham thoại trước và sau nó, nghĩa là tham gia trực tiếp tạo
nên hai cặp thoại, trừ tham thoại đầu tiên và cuối cùng thường chỉ tham gia
vào một cặp thoại.
b. Hành vi ngôn ngữ
Xét trong quan hệ hội thoại, các hành vi ngôn ngữ có thể chia thành hai
nhóm: những hành vi có hiệu lực ở lời và những hành vi liên hành vi. Những
hành vi có hiệu lực ở lời tức là những hành vi có hiệu lực thay đổi quyền lực
và trách nhiệm của người hội thoại. Khi thực hiện một hành vi có hiệu lực ở
lời trong một tham thoại, người nói có trách nhiệm đối với phát ngôn của
mình và có quyền đòi hỏi người đối thoại phải hồi đáp lại bằng một hành vi ở
lời tương ứng, ví dụ: hỏi/ trả lời; cầu khiến/ đáp ứng...Những quyền lực và
trách nhiệm đó làm cho các hành vi ngôn ngữ có tính chất như các quy ước
pháp lí và những đối ngôn có những tư cách pháp nhân nhất định.
Cùng một phát ngôn nhưng có thể ẩn chứa nhiều hành vi có hiệu lực ở
lời khác nhau. Chúng tôi xin đề cập đến hai hành vi có hiệu lực ở lời là: hành
vi ngôn ngữ ở lời trực tiếp và hành vi ngôn ngữ ở lời gián tiếp.
- Hành vi ngôn ngữ ở lời trực tiếp: hành vi ngôn ngữ ở lời trực tiếp là
hành vi ngôn ngữ được thực hiện ở những phát ngôn có quan hệ trực tiếp giữa
một cấu trúc và một chức năng.
Ví dụ: Căn cứ vào mục đích phát ngôn, câu tiếng Việt được chia thành
bốn loại: câu trần thuật, câu cầu khiến, câu hỏi, câu cảm thán. Mỗi kiểu câu
12
tương ứng với cấu trúc, chức năng riêng. Chẳng hạn, dùng hình thức hỏi để
biểu hiện hành vi hỏi: Em đi đâu về? Anh tên gì? Mấy giờ rồi?....; dùng hình
thức cầu khiến để biểu thị hành vi yêu cầu, ra lệnh: Nhanh chân lên, Mọi
người trật tự...
- Hành vi ngôn ngữ ở lời gián tiếp là hành vi ngôn ngữ được thực hiện
thông qua suy luận, dựa vào hoàn cảnh, ngữ cảnh, vào thông tin cơ bản đã có
được, vào lẽ thường và vào khả năng suy luận của người nghe.
Ví dụ: Một phát ngôn trần thuật không dùng để nhận định mà dùng để
cầu khiến: Hôm nay thời tiết oi bức quá (trong trường hợp người phát ngôn
muốn đề nghị “Mình đi bơi đi”). Hay một câu hỏi dùng để yêu cầu: Bạn có
bút bi không? (trong trường hợp người phát ngôn muốn yêu cầu “Bạn cho
mình mượn bút với”).
Luận văn tập trung khai thác các hành vi ngôn ngữ có giá trị tạo nên
hàm ý trong các cuộc thoại trong truyện cười Việt Nam hiện đại. Vấn đề này
sẽ được trở lại ở các phần sau.
1.1.2. Các quy tắc hội thoại
Các nhà dụng học đều khẳng định rằng: quy tắc hội thoại là có thực, các
cuộc hội thoại diễn ra theo những quy tắc nhất định.
Các quy tắc hội thoại chia làm ba nhóm:
- Quy tắc luân phiên lượt lời
- Các phương châm hội thoại
- Thương lượng hội thoại.
1.1.2.1. Quy tắc luân phiên lượt lời
Trong hội thoại, khi có hai người thì lời của người này kế tiếp lời của
người kia. Mỗi lần người này hay người kia nói là một lượt lời. Mỗi một lượt
lời được xây dựng trên cơ sở lượt lời trước đó. Vậy là có sự luân phiên lượt
lời, luân phiên nói năng trong hội thoại. Đó là quy tắc luân phiên lượt lời
13
trong hội thoại. Quy tắc này đòi hỏi mỗi người phải ý thức được về quyền
được nói của mọi người tham gia cuộc thoại, phải giảm tối đa sự trùng chập
với lời nói của người khác. Khoảng im lặng giữa hai lượt lời là không quá
lớn. Dấu hiệu báo hết lượt lời trong tiếng Việt thông thường là các từ à, ư, vậy...
1.1.2.2. Các phương châm hội thoại
Muốn cho một cuộc thoại thành công, mỗi bên hội thoại cần tuân thủ
những nguyên lí nhất định trong hội thoại. Đó là nguyên lí cộng tác và nguyên
lí lịch sự (còn gọi là phép lịch sự), những nguyên lí này chi phối, tác động
mạnh mẽ tới quá trình hội thoại, cho phép giải thích những hàm ý ở mỗi lượt
lời, những hình thức ngôn từ và cấu trúc của phát ngôn trong những tình
huống cụ thể. Vì vậy, luận văn này sẽ nghiên cứu nhiều hơn đến nhóm các
phương châm hội thoại.
a. Nguyên tắc cộng tác
Nguyên tắc này nêu ra một cách tổng quát như sau: “Hãy làm cho phần
đóng góp của anh đáp ứng đòi hỏi ở giai đoạn mà nó xuất hiện phù hợp với
yêu cầu hoặc phương hướng của cuộc thoại mà anh đã chấp nhận tham gia”.
[42, 93]
Nguyên tắc này được P.Grice tách thành bốn phương châm nhỏ như sau:
(1) Phương châm về chất
Hãy cố gắng làm cho phần đóng góp của anh là đúng, đặc biệt là:
a. Đừng nói điều gì mà anh tin rằng không đúng.
b. Đừng nói điều gì mà anh không có đủ bằng chứng.
(2) Phương châm về lượng
a. Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin đúng như đòi hỏi
của mục đích cuộc hội thoại.
b. Đừng làm cho lượng tin của anh lớn hơn yêu cầu mà nó đòi hỏi.
(3) Phương châm về quan hệ
14
Hãy làm cho đóng góp của anh „quan yếu‟, tức là hãy nói vào đề, nói
những điều có dính líu đến câu chuyện đang diễn ra.
(4) Phương châm về cách thức
Dạng tổng quát của phương châm này là hãy nói cho rõ ràng, dễ hiểu và
đặc biệt là:
- Tránh lối nói tối nghĩa
- Tránh lối nói mập mờ (có thể hiểu nhiều nghĩa)
- Hãy nói một cách ngắn gọn (tránh nói dài dòng)
- Hãy nói có trật tự.
Tuy nhiên, nguyên tắc và phương châm của P.Grice như chính tác giả
thừa nhận có nhiều điểm hạn chế là chưa đề cập đến nội dung liên cá nhân của
diễn ngôn, các phương châm nhiều khi còn chồng chéo. Ví dụ: Phương châm
về lượng: “Đừng làm cho lượng tin của anh lớn hơn yêu cầu mà nó đòi hỏi”
có phần trùng với phương châm về quan hệ. Hay là, vế thứ ba của phương
châm cách thức là hãy nói ngắn gọn cũng trùng với phương châm về lượng.
Nhìn ở một khía cạnh khác, các phương châm này có vai trò quan trọng
trong lí thuyết hội thoại. Nó gây được sự chú ý đặc biệt của những nhà ngữ
dụng học...Những phương châm trên là những tiền ước không nói ra lời của
chúng ta trong cuộc thoại. Trong giao tiếp bình thường, những phương châm
này được mọi người thừa nhận nên người nói ít khi chú ý đến. Tuy nhiên có
những loại diễn ngôn nhất định mà người nói đã dùng để lưu ý là họ sẽ gặp
nguy hiểm nếu không triệt để tôn trọng nguyên tắc hợp tác. Khi không triệt để
tôn trọng nguyên tắc hợp tác thì sẽ vi phạm vào các phương châm
hội thoại như:
- Sự vi phạm không cố ý: Đó là những tình huống mà các phương châm
không hòa hợp với nhau. Vì tôn trọng phương châm này đành phải vi phạm
phương châm khác.
15
- Sự cố tình vi phạm các phƣơng châm hội thoại: Cho rằng đó là một
chiến thuật giao tiếp. Lúc đó người ta dùng công cụ ngôn ngữ để thể hiện điều
mình muốn nói, tức là hàm ý, hoặc để tác động và cũng có thể gây mơ
hồ...Vấn đề cố tình vi phạm vào các phương châm hội thoại để tạo hàm ý,
được tìm hiểu và phân tích kĩ trong một số truyện cười Việt Nam hiện đại.
b. Phép lịch sự
Theo tiếng Pháp, lịch sự được tạo bởi chữ „poli‟. Nghĩa là nhẵn bóng,
được ưa thích. Người lịch sự là người luôn giữ những nghi thức xã hội để
chiếm được cảm tình của những người xung quanh.
Phép lịch sự (politesse) là tất cả những cách ăn nói và xử thế một cách
tốt đẹp. Theo Từ điển Việt Nam của Lê Văn Đức, thì lịch sự có nghĩa là đẹp
đẽ, xinh xắn, đồng thời còn là nhã nhặn, biết lễ phép.
Đến nay, phép lịch sự là một đề tài quen thuộc trong giới ngôn ngữ học
Việt Nam. Nhìn chung, lịch sự được đề cập với hai thuật ngữ khái quát là
“lịch sự chiến lược” để chỉ các khuynh hướng lí thuyết phương Tây và “lịch
sự chuẩn mực” chỉ khuynh hướng lí thuyết phương Đông.
- Sơ lƣợc về lịch sự chiến lƣợc
Để phân biệt với mô hình “lịch sự chuẩn mực” của phương Đông, người
ta gọi gộp các lí thuyết chủ yếu về phép lịch sự của phương Tây bằng tên gọi
“lịch sự chiến lược”. Trong khuynh hướng này, đã có ba quan điểm thường
được nhắc đến là của R.Lakoff 1973, của G.Nleech 1983 và của P. Brown và
S. C.Levinson 1987.
+ Quan điểm của R.Lakoff với ba quy tắc về lịch sự: Lakoff cho rằng
lịch sự là sự nhân nhượng, giúp tránh được những điều phiền toái bực mình,
trên cơ sở đó tác giả đưa ra nguyên tắc lịch sự gồm ba quy tắc sau:
(1) Không áp đặt, chủ yếu dùng trong giao tiếp quy thức.
(2) Để ngỏ sự lựa chọn, dùng trong giao tiếp phi quy thức.
16
(3) Tăng cường tình bằng hữu, dùng trong khung cảnh bạn bè hay giữa
những người có quan hệ thân hữu.
+ Quan điểm của G.Nleech với hai khái niệm “thiệt” và “lợi”: G.Nleech
lấy khái niệm “thiệt thòi” hay “mất” và “có lợi” hay “được” xét trong quan
niệm giữa người nói và người nghe làm cơ sở. Trên cơ sở đó, G.Nleech đã đề
ra sáu phương châm:
(1) Phương châm khéo léo
(2) Phương châm hào hiệp
(3) Phương châm tán thưởng
(4) Phương châm khiêm tốn
(5) Phương châm đồng ý
(6) Phương châm cảm thông
G.Nleech có xét đến mối quan hệ của các phương châm này với các hành
động ngôn trung trong lí thuyết về hành động nói. Theo đó, các phương châm
(1,2) thường được dùng cho hành động “mệnh lệnh” và “kết ước” như là hứa,
thề, cam đoan….; Phương châm (3) chuyên dùng chuyên dùng cho hành động
“bộc lộ” và “biểu hiện”, còn ba phương châm (4,5,6) có điểm chung là sự
tương phản giữa tăng và giảm; đối với (4) là tăng – giảm trong tương phản
“khen – chê” với (5) là tăng – giảm trong tương phản “đồng ý và bất đồng ý”
với (6) là tăng - giảm trong tương phản “thiện cảm – ác cảm”.
+ Quan điểm của P. Brown và S. C.Levinson với “thể diện dương tính”
và “thể diện âm tính”: Thuật ngữ “thể diện” được Brown và Levinson mượn
dùng làm cơ sở cho việc xây dựng lí thuyết về lịch sự. Xét trong mối quan hệ
với người nói và người nghe trong tương tác, có bốn kiểu thể diện:
Thể diện dương tính của người nói
Thể hiện âm tính của người nói
Thể diện dương tính của người nghe
17
Thể hiện âm tính của người nghe.
Thể hiện dương tính là thể diện của người thích được quan tâm, thích
được kết giao; thể diện âm tính là thể diện của người có tính tự chủ, thích
không bị can thiệp hay quấy rầy, ít giao du. Đó là những cá tính có giá trị như
nhau. Trên cơ sở đó người giao tiếp cần tìm hiểu đối tác của mình để có thể
tránh hành động gây khó chịu cho đối tác, cũng tức là tôn trọng thể diện của
đối tác. Mỗi người trong tương tác đều có nhu cầu về thể diện, mong muốn
thể diện được tôn trọng. Thế nhưng, trong tương tác, hầu hết hành động nói
đều tiềm tàng sự làm tổn hại thể diện ngay của chính mình và của người khác,
những hành động như vậy được gọi là “hành động đe dọa thể diện”. Vì thế,
trong giao tiếp lịch sự, người nói phải tính toán các mức độ đe dọa thể diện
trong hành động nói của mình để tìm cách giảm nhẹ sự đe dọa thể diện, cả
cho bản thân người nói lẫn người nghe. Chẳng hạn hành động điều khiển luôn
luôn có tính chất đe dọa thể diện người nghe (mong muốn người nghe làm
một việc gì đó), cho nên người nói, tùy vào cương vị của mình, cố gắng làm
cho hành động này tổn hại ít nhất thể diện của người nghe, trên cơ sở đó cũng
giữ được thể diện của chính mình.
- Sơ lƣợc về lịch sự chuẩn mực
Xét lịch sự trong quan hệ với văn hóa dân tộc, một số nhà nghiên cứu
cho rằng cách giải thuyết vấn đề lịch sự đối với các dân tộc phương Đông
khác đối với các dân tộc phương Tây. Người ta cho rằng phương Tây lấy
phạm trù cái “tôi” với tư cách một thực thể xã hội làm cơ sở đối với vấn đề
này, trong lúc đó người phương Đông đặt cái “tôi” gắn với cộng đồng nhiều
hơn, cho nên cách ứng xử của người phương Đông hướng ra bên ngoài hơn là
hướng vào cái “tôi”. Trên cơ sở đó, lịch sự của phương Đông được xác lập
theo hướng tôn kính đối với người và khiêm tốn đối với mình. Cách tôn kính
đối với người và khiêm tốn đối với mình được đúc lại trong mấy từ tiêu biểu
18