Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Nông thôn việt nam sau 1975 trong một số tiểu thuyết việt nam hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.38 KB, 125 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

hoàng văn tuân

nông thôn việt nam sau 1975
trong một số tiểu thuyết việt nam hiện đại

Chuyên ngành: văn học Việt Nam
MÃ số: 60.22.34

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Ngời hớng dẫn khoa học:
TS. Ngun kh¾c sÝnh


2

Vinh - 2009


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...........................................................................................................

1.

Lý do chọn đề tài....................................................................................

2.



Lịch sử vấn đề.........................................................................................

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................

4.

Phương pháp nghiên cứu........................................................................

5.

Đóng góp của luận văn..........................................................................

6.

Cấu trúc luận văn....................................................................................

Chương 1. Tổng quan về đề tài nông thôn trong tiểu thuyết Việt Nam
trước 1975..................................................................................
1.1.

Vài nét về thể loại tiểu thuyết...............................................................

1.2.

Cơ sở lịch sử xã hội của đề tài nông thôn trong văn học và trong
tiểu thuyết Việt Nam.............................................................................


1.3.

Hiện thực nông thôn và số phận người nơng dân trong tiểu thuyết
Việt Nam...............................................................................................

Chương 2. Cái nhìn mới về hiện thực nông thôn trong tiểu thuyết Việt
Nam sau 1975............................................................................
2.1.

Tiền đề xã hội - văn hoá và thẩm mỹ của văn học Việt Nam sau
1975......................................................................................................

2.2.

Cái nhìn mới về hiện thực nông thôn....................................................

Chương 3. Một số nhận xét bước đầu về phương thức trần thuật
trong tiểu thuyết viết về nông thôn Việt Nam sau 1975............
3.1.

Khai thác sâu các tầng, vỉa mới của hiện thực......................................

3.2.

Quan niệm nghệ thuật về con người.....................................................

3.3.

Ngôn ngữ, giọng điệu.........................................................................



4
KẾT LUẬN........................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Với mỗi người Việt Nam, vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông
dân luôn là vấn đề được đặt ra dù ở bất cứ thời đại nào. Điều này hoàn toàn
hợp lý, dễ hiểu bởi đa số người Việt Nam là nơng dân hoặc có gốc gác từ
nơng thơn.
Tuy mỗi thời vấn đề này được đặt dưới mỗi góc độ khác nhau, trong
từng cấp độ khác nhau và cách giải quyết cũng khơng giống nhau, nhưng nói
chung chưa có thời đại nào không đặt ra như một yêu cầu cấp thiết và được tất
cả mọi người quan tâm.
1.2. Văn học Việt Nam nói chung, tiểu thuyết nói riêng, đã có số lượng
rất lớn tác phẩm viết về vấn đề này và có khá nhiều tác phẩm thành cơng, gây
được sự chú ý của cơng luận do đã có hướng tiếp cận sát thực, đúng đắn, phát
hiện, lý giải được nhiều mặt hiện thực chính xác và bổ ích. Hơn thế, các tác
phẩm viết về đề tài này cũng thường được chuyển thể thành tác phẩm điện
ảnh để cho quảng đại quần chúng được thụ hưởng. Trong luận văn này cũng
có 2/4 tiểu thuyết mà chúng tôi lấy làm ngữ liệu khảo sát đã được dựng thành
phim truyện truyền hình. Đó là phim truyện Đất và người (chuyển thể từ tiểu
thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường), Chuyện làng
Nhô (chuyển thể từ tiểu thuyết Kẻ ám sát cánh đồng của Nguyễn Quang
Thiều) và bộ phim truyện truyền hình Gió làng Kình của đạo diễn Nguyễn
Hữu Phần cũng dường như là sự tiếp nối tiểu thuyết Ma làng của Trịnh Thanh
Phong, Gió làng của Phùng Kim Trọng.
1.3. Bản thân chúng tôi vốn cũng sinh ra từ nông thôn, nay lại cũng
đang công tác ở nông thôn. Hàng ngày tiếp xúc, chứng kiến nhiều sự kiện,

cảnh đời ở nông thơn và con người nơng dân (trong đó có đối tượng chúng


5
tôi đang trực tiếp quan hệ) với đủ các cung bậc tình cảm. Vì thế, chúng tơi
cũng mong muốn qua nghiên cứu đề tài này sẽ cho chúng tôi hiểu rõ thêm
nơng thơn, từ đó giúp chúng tơi có hiệu quả hơn trong cơng việc mình đang
theo đuổi.
2. Lịch sử vấn đề
Sau khúc khải hoàn ca 1975, đất nước chúng ta trở lại cuộc sống thanh
bình. Đây cũng là mốc lịch sử đánh dấu chặng đường mới của văn học dân
tộc. Sau một thời gian trượt theo quán tính, văn học bắt đầu có dấu hiệu
chuyển mình đổi mới đánh dấu vai trị của đường lối “cởi trói” văn nghệ của
Đảng nói chung và vai trị của những cây bút văn xi nhiều thế hệ nói riêng
trong cách tìm tịi và thể nghiệm sự sáng tạo của mình. Sự sơi động của đời
sống văn học đã tạo ra bằng chính những tác phẩm, nó đã lơi kéo giới nghiên
cứu phê bình, tạo nên khơng khí học thuật sơi nổi. “Nơng thơn Việt Nam”
khơng phải là đề tài mới, nó đã và đang lôi cuốn được nhiều người quan tâm,
nên đã có nhiều cơng trình, bài viết đề cập đến. Chúng tơi tạm chia các cơng
trình này thành hai loại:
2.1. Loại đề cập đến Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 và Tiểu thuyết
viết về nơng thơn nói chung
GS. Lê Ngọc Trà trong cuốn sách Thách thức của sáng tạo thách thức
của văn hóa (Nxb Thanh niên, 2002) đã nêu lên 4 đặc điểm của văn học Việt
Nam sau 1975 như sau:
- Đặc điểm tiêu biểu, nổi bật là tính chất phê phán. Nếu trước đây trong
các tác phẩm, nhân vật chính thường là nhân vật chính diện, là người tốt thì
sau 1975, nhân vật chính lại thường là “những nhân vật tiêu cực, giả dối, làm
ăn phi pháp, thấp kém về đạo đức” [tr.18]. Do vậy cảm hứng chủ đạo cũng
thay đổi từ nhiệt tình ngợi ca, khẳng định sang sự phê phán, châm biếm. Điều

này phù hợp với những nhân vật chính được miêu tả trong các tác phẩm mà
luận văn chọn làm ngữ liệu: những Thủ, Phúc trong Mảnh đất lắm người


6
nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Phạm Tòng trong Ma làng của Trịnh
Thanh Phong, Khả trong Kẻ ám sát cánh đồng của Nguyễn Quang Thiều, Vũ
Đình Cơ trong Đồng sau bão của Hoàng Minh Tường,…
- Đặc điểm thứ hai là “tinh thần phân tích xã hội và sự chiêm nghiệm
lại lịch sử” [tr.21]. Nếu văn học trước đây thiên về trình bày, miêu tả lịch sử
và coi đấy là sức hấp dẫn của tác phẩm văn học thì văn học sau 1975 thiên về
sự nghiền ngẫm lịch sử, nhờ đó nó khơng chỉ ghi chép mà cịn “soi sáng
chúng dưới nhiều góc độ khác nhau”. Đọc Bến khơng chồng (Dương Hướng),
Chuyện làng Cuội (Lê Lựu) hay Mảnh đất lắm người nhiều ma, Kẻ ám sát
cánh đồng,… ta đều thấy những đặc điếm ấy nổi lên tương đối rõ nét.
- Đặc điểm thứ ba là xu hướng văn học sau 1975 “trở lại với đời
thường, với số phận riêng” [tr.25] mà những số phận của lão Khúng (Khách ở
quê ra, Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu) hay lão Quềnh, bà Son trong
Mảnh đất lắm người nhiều ma; chị Ló, anh Dỏ trong Ma làng,… là những ví
dụ tiêu biểu.
- Đặc điểm cuối cùng là sự đổi mới “phong cách và ý thức nghệ thuật”
[tr. 27] được thể hiện qua phương thức trần thuật hay việc sử dụng kĩ thuật
dòng ý thức trong xây dựng nhân vật đã làm nên nét khác biệt và do đó, có sự
đóng góp nhất định vào thành tựu chung của văn học sau 1975, được bộc lộ
qua các cây bút tiêu biểu như Bảo Ninh, Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường, Chu
Lai, Dương Hướng,…
Nhìn vào bức tranh văn học nói chung, tiểu thuyết nói riêng của Việt
Nam sau 1975, chúng tôi thấy những đặc điểm nêu trên thể hiện khá đậm nét,
trong đó tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn cũng không là ngoại lệ.
Tác giả Nguyễn Văn Long trong cơng trình Văn học Việt Nam trong

thời đại mới khi phân tích tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng
cũng đã đánh giá: “Cùng trong một hướng chung của nhiều tác phẩm văn xuôi
gần đây hướng vào những vấn đề thế sự và đời tư, cuốn tiểu thuyết của


7
Dương Hướng đưa ra nhiều số phận mang tính bi kịch của các nhân vật thuộc
mấy thế hệ” [tr. 404], và “Trong Bến không chồng, Dương Hướng muốn lưu ý
người đọc đến một phương diện của xã hội nông thôn, nó chi phối đời sống
người nơng dân khơng chỉ trong qúa khứ, mà cả cho đến mãi gần đây, đó là ý
thức về tập qn và dịng họ (…). Nó vừa là một yếu tố góp phần củng cố
cộng đồng làng xã, đồng thời cản trở nông thôn trên con đường phát triển”
[tr.404]. Nhận định này, theo chúng tôi, không chỉ đúng với tiểu thuyết Bến
khơng chồng mà cịn phù hợp với những tác phẩm viết về đề tài nông thơn
Việt Nam nói chung. Đọc các tiểu thuyết Thời xa vắng, Chuyện làng Cuội (Lê
Lựu), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Đồng sau bão
(Hoàng Minh Tường), Ma làng (Trịnh Thanh Phong), Bão trong làng (Đỗ Văn
phúc), Gió làng (Phùng Kim Trọng),… người đọc mới thấy thấm thía tính hai
mặt của ý thức về tập quán và về tộc họ đang diễn ra hàng ngày hàng giờ ở
nông thôn những năm cuối thập kỉ XX đầu thập kỉ XXI. Điều này làm nên nỗi
ám ảnh, day dứt khôn nguôi về bi kịch số phận con người khi ở trong một mơi
trường sống quẩn quanh, trì trệ, bế tắc.
Nguyễn Thị Bình trong Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn Những đổi mới của
văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 (khảo sát trên những nét lớn) đã nêu
lên hai xu hướng của văn học sau 1975 là “xu hướng tán thành, lạc quan,
khẳng định văn xuôi thời đổi mới và xu hướng hồi nghi, bi quan, muốn phủ
nhận những tìm tòi mới lạ của các cây bút được xem là “mới” ở thời kỳ này.
Hai xu hướng này có lúc đối lập rạch rịi, quyết liệt, có lúc dung hịa và diễn
biến thực tế vô cùng phức tạp” [tr.11] nhưng “Vài năm trở lại đây, nhiệt tình
khẳng định của giới nghiên cứu phê bình có vẻ trầm xuống trong khi đó xu

hướng hồi nghi, bi quan, phê phán lúc trước lẻ tẻ hơn, dè dặt hơn, giờ đây
nhiều thêm” [tr.11]. Nhận định này cũng có điểm gần gũi với ý kiến của GS.
Lê Ngọc Trà ở đặc điểm một và hai trong cơng trình đã dẫn trên đây.


8
Ngồi ra, có thể lưu ý đến những ý kiến đề cập đến tiểu thuyết Việt
Nam sau 1975 và tiểu thuyết viết về nơng thơn nói chung trong các cơng trình
đã xuất bản như: Nguyễn Văn Long Tiếp cận và đánh giá văn học Việt Nam
sau Cách mạng tháng Tám (Nxb Giáo dục, 2001); Nhiều tác giả 50 năm văn
học sau Cách mạng tháng Tám (Nxb ĐHQG Hà Nội, 1996); Hữu Thỉnh chủ
biên Việt Nam nửa thế kỷ văn học (Nxb Hội Nhà văn); Nhiều tác giả Văn học
Việt Nam 1975 - 1985 tác phẩm và dư luận (Nxb Hội Nhà văn); Lã Duy Lan
Văn xuôi viết về nông thôn - Tiến trình và đổi mới (2001),… Những cơng trình
này, tùy theo mục đích mà có cách tiếp cận khác nhau, quy mô và mức độ
khác nhau, sự đánh giá cũng khơng phải đã thống nhất với nhau,… nhưng nói
chung, đã có sự quan tâm nhiều hơn đến vấn đề bộ mặt văn xuôi Việt Nam
sau 1975 và thể loại tiểu thuyết viết về đề tại nông thôn trong hành trình
chung của tiểu thuyết.
2.2. Loại đề cập đến các tác giả được luận văn lấy làm ngữ liệu
Trước hết là các ý kiến quan tâm đến thời sự văn học nói chung, trong
đó ít nhiều đề cập đến các tiểu thuyết viết về nơng thơn. Nhìn chung, các tác
giả đều thừa nhận văn học về nông thôn nằm trong trào lưu đổi mới. Mảng
hiện thực này đã góp phần đắc lực làm điểm tựa “nhìn lại” về tình hình văn
xi hiện nay. Đó là thời kì văn học “hướng nội”, “thế sự”, mạnh dạn cày
xới hiện thực xã hội ngổn ngang, phức tạp, thẩm định lại một số giá trị quá
khứ và biểu hiện cuộc đấu tranh gay gắt giữa thiện và ác, mới và cũ, đồng
thời phát hiện những nhân tố tích cực. Trên con đường “áp sát hiện thực”
các nhà văn nói chung, tiểu thuyết viết về nơng thơn nói riêng đã địi quyền
dân chủ cho con người. “Hành trình văn học ta mấy năm qua, từ cố gắng rứt

ra khỏi số phận cộng đồng chung của cả khối đồng nhất đi đến hiện thực. Xã
hội ngổn ngang với những tính chất tả thực vội vã, rồi tiềp tục đi sâu vào thế
giới bên trong từng con người. Cuộc hành hương vơ tận, cuộc kiếm tìm khó
nhọc bên trong thế giới riêng từng con người. Hành trình ấy không phải là


9
một hành trình thu hẹp dần phạm vi quan tâm của văn học,… Văn học đang
tiếp cận dần trở lại với những giá trị nhân văn chung của từng thời đại”
(Nguyên Ngọc) [55].
GS. Phong Lê trong Nghiên cứu văn học đã có bài viết Tiểu thuyết mở
đầu thế kỉ XXI trong tiến trình văn học Việt Nam từ tháng 8 - 1945. Ở đây tác
giả đã có một cái nhìn khái quát về tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến
những năm sau đổi mới và đặc biệt là những cuốn tiểu thuyết mở đầu thế kỉ
XXI. Một loạt tiểu thuyết được kể ra trên tất cả các đề tài: nơng thơn, thành
thị, chiến tranh, trong đó tiểu thuyết về đề tài nông thôn được đề cập khá
nhiều. Trong khi trình bày tiểu thuyết nơng thơn của văn học thế kỉ XX tác
giả có điểm qua tiến trình phát triển của tiểu thuyết viết về nông thôn từ quá
khứ đến hiện tại và cho thấy đề tài nông thôn thế kỉ XX nằm trong mạch chảy
của văn học dân tộc, trong đó có những tác phẩm nổi bật. Chúng ta có thể kể
đến một số những tác phẩm trong phạm vi nghiên cứu như: Mảnh đất lắm
người nhiều ma, Ma làng, Kẻ ám sát cánh đồng, Đồng sau bão,...
Đối với những bài nghiên cứu, phê bình trực diện mảng sáng tác về
nông thôn mà chúng tôi đề cập ở trên, đặc biệt có những bài viết đã khẳng
định được vai trò cũng như giá trị to lớn của những tiểu thuyết viết về nông
thôn trong hướng tiếp cận hiện thực mới. Những bài nghiên cứu đó được lược
trích trên nhiều loại báo khác nhau: Lao động, Giáo dục và thời đại, Quân đội
nhân dân thứ bảy, các loại tạp chí văn học khác,… với những tác giả tên tuổi:
Trần Đình Sử, Nguyễn Đăng Mạnh, Hồng Ngọc Hiến, Hà Minh Đức, Phong
Lê,… Tuy nhiên, do đây là những ý kiến, nhận xét được lược trích nên khá sơ

lược, mặt khác lại nằm rải rác, phân tán nên chưa mang lại cho chúng ta cái
nhìn tồn diện về tác phẩm. Dù vậy, khi đọc kĩ những bài viết được tập hợp,
ta cũng có thể cảm nhận được những vấn đề cơ bản trong tác phẩm về nội
dung cũng như hình thức nghệ thuật. Chúng ta nhận thấy một điều là vấn đề
nơng thơn đang trở thành đề tài nóng bỏng trên văn đàn, nó nhận được sự


10
quan tâm không chỉ của nhiều cây bút mà ở đây có cả vai trị của nhà văn và
nhà phê bình, nghiên cứu văn học. Ví dụ, chỉ riêng tác phẩm Mảnh đất lắm
người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường cũng đã có tới mấy chục bài nghiên
cứu về nó được lược trích ngay sau cuốn sách. Có thể dẫn ra đây một số ý
kiến thảo luận về cuốn tiểu thuyết này do báo Văn nghệ tổ chức ngày
25.1.1991. GS. Trần Đình Sử viết: “Tơi đã đọc tiểu thuyết Mảnh đất lắm
người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường một cách hào hứng. Cuốn sách có
sức lơi cuốn từ đầu đến cuối, nhà văn đã đề xuất một hiện tượng xã hội
nghiêm trọng đáng quan tâm trong cuộc sống hiện nay là ý thức dòng họ, gia
tộc đang trở ngại cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới, xã hội công dân ở nông
thôn”. Đồng cảm hứng này là ý kiến của GS. Hà Minh Đức: “Đã nhiều năm
tôi mới được đọc một cuốn sách thú vị, hấp dẫn về nông thôn (…). Nông thôn
trong Mảnh đất lắm người nhiều ma không cuộn lên trong các phong trào đấu
tranh yêu nước, cải cách, hợp tác mà sôi lên từ những nguyên nhân bên trong,
những chuyện làng xóm. Tác giả đã chụp được khn mặt đích thực”. GS.
Phong Lê thì cho rằng: “Cuốn sách đặt lại cho tôi nhiều điều suy nghĩ. Nông
thôn và người nông dân trong cách mạng dân tộc - dân chủ, đó là đối tượng
nhận thức và miêu tả trong cả một giai đoạn văn học không ngắn và vẫn còn
tiếp diễn (…). Cuốn sách mới của anh Nguyễn Khắc Trường đặt ra và gây
được ấn tượng ở các vấn đề chìm và nổi, ở bề mặt và bề sâu trong sự đan xen
đó. Khơng chỉ là chất thơ mà còn là bi kịch, và là những bi kịch gọi nhau”.
GS. Nguyễn Đăng Mạnh sung sướng vì “Đã lâu lắm mới xuất hiện một tác

phẩm viết về nông thôn Việt Nam theo đúng cái mạch của “Tắt đèn”, “Chí
Phèo”. Có thể nói cái làng Giếng Chùa trong “Mảnh đất lắm người nhiều ma”
là sự cộng lại của cả hai cái làng Đông Xá của Ngô Tất Tố và Vũ Đại của
Nam Cao”. Và còn rất nhiều ý kiến khác của các tác giả Hoàng Ngọc Hiến,
Trung Trung Đỉnh, Ngô Thảo, Thiếu Mai, Nguyên Ngọc, Phạm Hoa,… cho
thấy dư luận hết sức quan tâm và đánh giá cao tiểu thuyết của Nguyễn Khắc
Trường nói riêng và các tiểu thuyết viết về nơng thơn nói chung. Bên cạnh đó


11
cũng cần chú ý đến các ý kiến đánh giá về Lê Lựu, Dương Hướng, Nguyễn
Quang Thiều của các tác giả Lê Ngọc Trà, Lê Văn Long, Trần Đình Sử,
Nguyễn Thị Bình,…
Nhưng lại có một thực trạng khác nữa là gần đây trên văn đàn đang có
xu hướng vắng bóng dần những tiểu thuyết nói riêng và văn xi nói chung
viết về đề tài nông thôn. Bởi vậy, trên những cơ sở gợi dẫn của những người
đi trước chúng tôi mong muốn được góp phần nhỏ vào nghiên cứu một số tiểu
thuyết viết về đề tài nông thôn trong văn học đương đại như một sự khẳng
định giá trị của văn học viết về nông thôn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về nông thôn Việt
Nam được phản ánh trong các tiểu thuyết. Ngữ liệu văn học được sử dụng
trong luận văn là các tác phẩm:
1. Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Nxb Hội
Nhà văn, 2006
2. Ma làng của Trịnh Thanh Phong, Nxb Văn học, Hà Nội, 2007
3. Kẻ ám sát cánh đồng của Nguyễn Quang Thiều, Nxb Hội Nhà văn, 2004
4. Đồng sau bão của Hoàng Minh Tường, Nxb Hội Nhà văn Hà Nội, 2005
Ngồi ra, luận văn cịn tham khảo thêm các tiểu thuyết: Chuyện làng
Cuội (Lê Lựu), Bóng đêm và mặt trời (Dương Hướng), Bão trong làng (Đỗ

Văn Phúc), Bến không chồng (Dương Hướng) và một số cuốn tiểu thuyết khác
để có thêm cơ sở về diện.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu:
- Phương pháp khảo tả,
- Phương pháp phân tích, tổng hợp,
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
5. Đóng góp của luận văn


12
Luận văn cố gắng khảo sát một cách kỹ lưỡng, có hệ thống để có thể
chỉ ra các phương diện, phương thức phản ánh về đề tài nông thôn trong một
số tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Qua đó, bước đầu rút ra nhận xét, đánh
giá về những đóng góp cũng như hạn chế của các tác phẩm viết về đề tài này.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có
ba chương:
Chương 1.

Tổng quan về đề tài nơng thơn trong tiểu thuyết Việt Nam
trước 1975

Chương 2.

Cái nhìn mới về hiện thực nông thôn trong tiểu thuyết
sau 1975

Chương 3.


Một số nhận xét bước đầu về phương thức trần thuật trong
tiểu thuyết viết về nông thôn sau 1975


13
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG TIỂU THUYẾT
VIỆT NAM TRƯỚC 1975
1.1. Vài nét về thể loại tiểu thuyết
1.1.1. Khái niệm
Tiểu thuyết là một thể loại ra đời muộn nhưng lại chiếm vị trí hết sức
quan trọng trong tiến trình phát triển của văn học. Nó là “máy cái của văn
học”, “là mảnh đất lưu giữ bóng hình cuộc đời và con người”. Mặc dù “tiểu
thuyết là công trình của châu Âu” nhưng sự phát triển của nó đã vượt ra khỏi
ranh giới đó và theo Milankundera thì “… tiểu thuyết là sự tiếp nối của khám
phá (chứ không phải số cộng của những cái viết ra)” [54]. Chính vì vậy ngay
từ buổi đầu xuất hiện, tiểu thuyết đã thu hút được sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu, phê bình. Song nó khơng phải là thể loại đã hồn bị, với nịng cốt
hay nền móng đã “đơng cứng”. Trái lại tiểu thuyết có một “trí nhớ” thể loại
siêu việt và ln tìm cách thốt ra khỏi các dạng thức, cái khn mẫu do
chính nó tạo ra bằng một tính “tự phê phán tuyệt vời” khơng mệt mỏi. “Con
đường của tiểu thuyết viết ra như một lịch sử song hành của thời hiện đại”
[54, 15]. Vì vậy việc đưa ra một khái niệm chung nhất về tiểu thuyết là việc
làm hết sức khó khăn vì tiểu thuyết là thể loại “đang sinh thành, đang biến đổi
hết sức mạnh mẽ ngay trước mặt trước mặt con người hiện đại” [26, 39].
Những định nghĩa, những quan niệm đưa ra xét một mặt nào đó là phù hợp, là
đúng tuỳ thuộc vào góc độ, điểm nhìn của người nghiên cứu và nó phát huy
trong từng thể, từng loại nhất định.
Ở Việt Nam, khái niệm tiểu thuyết cũng được bàn đến rất nhiều. Tác
giả Phạm Quỳnh là một trong những người rất quan tâm đến tiểu thuyết. Ông

cho rằng: “Tiểu thuyết là một truyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả tình
người, tả phong tục xã hội hay là những sự tích lạ kì đủ làm cho người đọc


14
hứng thú hay nói cách khác, nó là một “truyện bịa đặt có thú vị” [73, 10].
Thanh Lãng trong “Bảng lược đồ văn học Việt Nam” (1967), cho rằng: “Tiểu
thuyết (roman) là một truyện tương đối dài, bịa đặt ra do óc tưởng tượng
nhưng được xây dựng theo những tài liệu lấy ngay từ trong thực tế hàng ngày.
Tiểu thuyết bởi vậy thường là những bức tranh phong tục là vì tác giả chủ
trương về một trạng thái có thực hay tưởng như có thực của cuộc sống lồi
người, đặt câu chuyện vào một khung cảnh xã hội có những đường nét, những
màu sắc quen thuộc. Nhưng ngoài ý nghĩa trên chữ roman của Pháp cịn có
thể dùng để chỉ chung cho cả tiếng “nouvelle” và “conte” mà tiếng Việt chưa
có từ chỉ định”. Tiểu thuyết có một khả năng kì diệu trong việc tả chân cuộc
đời, tả chân tư tưởng người đời. Nó rất khó định nghĩa vì đơi khi người ta còn
xem tiểu thuyết như một “sự tổng hợp tinh thần tối cao” [54, 22], nhưng có
thể huy động cốt truyện trên cơ sở tất cả các phương tiện lí tính và phi lí; tự
sự và nghiền ngẫm và nó cịn soi sáng bản thể con người. Mỗi nhà tiểu thuyết
khi nhìn nhận về tiểu thuyết chắc chắn sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào môi trường
và thời đại mình sống.
Tác giả Nguyễn Xuân Nam trong Từ điển văn học đã định nghĩa: “Tiểu
thuyết là một loại hình tự sự có ít nhiều hư cấu, thơng qua nhân vật, sự việc
và hồn cảnh, thường dùng văn xi để phản ánh bức tranh xã hội”.
Nếu truyện ngắn là một hình thức tự sự cỡ nhỏ, chỉ thể hiện một bước
ngoặt, một trường hợp hay một tâm trạng nhân vật và thường chỉ tập trung
xốy vào một điểm (lấy ít nói nhiều) thì tiểu thuyết là loại hình tự sự cỡ lớn,
miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển với một cấu trúc đa diện phức tạp
mà ở đó hiện thực được mở ra cả chiều rộng lẫn bề sâu. Trong Từ điển thuật
ngữ văn học, các tác giả đã định nghĩa tiểu thuyết là: “Tác phẩm tự sự cỡ lớn

có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn khơng gian và thời
gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức
tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái


15
hiện nhiều tính cách đa dạng” [21, 328]. Trong quá trình vận động và phát
triển, diện mạo của tiểu thuyết không ngừng thay đổi. Trên cơ sở rút ra từ nội
hàm của những định nghĩa trên ta sẽ xác định những đặc trưng cơ bản của thể
loại chưa hoàn bị này.
1.1.2. Những đặc trưng cơ bản
Như đã nói ở trên, tiểu thuyết là một thể loại đặc biệt. Nó có một “trí
nhớ” thể loại siêu việt, có nghĩa là trong tiểu thuyết ln có sự tổng hợp của
“chất thơ” trong thơ ca; chất văn xuôi trong các thể loại khác. “Tiểu thuyết là
thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của
các loại văn học khác. Nhưng trong nó lại có những đặc điểm khu biệt với các
thể loại khác rất rõ.
Đặc trưng nổi bật nhất của tiểu thuyết là “chất văn xuôi”. Nếu như ở
thơ chủ yếu thể hiện cái “chất thơ” của đời sống, phản ánh cái nhìn ở một
trạng thái thăng hoa của cảm xúc thì tiểu thuyết ưu tiên phản ánh chất “văn
xuôi” của đời sống và đời sống hiện ra ở trạng thái “văn xi”. Nó cho phép
nhà tiểu thuyết đưa vào tác phẩm của mình mọi sự hỗn tạp của cuộc sống từ
những cái nhỏ nhặt, thậm chí là vụn vặt nhất. Đời sống được hiện ra nguyên
dạng với đầy những sắc thái thẩm mĩ. Chúng ta có thể bắt gặp mọi cung bậc
của cuộc sống như nó vốn có. “Cuộc sống hiện ra như ơ hợp với tất cả sự trần
truồng, xấu xí, ghê tởm của nó đồng thời với tất cả vẻ đẹp trang nghiêm của
nó, trong đó người ta mổ xẻ cuộc sống bằng con giao giải phẫu” (Biêlinxki).
Ta có thể nhận thấy sự phức tạp đó trong tiểu thuyết của trào lưu hiện thực
phê phán 1932 - 1945 mà điển hình là Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng,
Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,… Trong trào lưu văn học này, con người và

xã hội hiện lên với đầy đủ bản chất của đời sống thực tại như nó vốn có
nhưng vẫn là “người lạ quen biết” (Biêlinxki) “Tiểu thuyết đã hấp thụ vào bản
thân mọi yếu tố bề bộn của cuộc đời, đủ khả năng phơi bày đến tận cùng sự


16
phức tạp muôn màu của hiện thực đời sống” [12, 196]. Do vậy tính đa dạng
về màu sắc thẩm mĩ là đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết hiện đại.
Không phải ngẫu nhiên mà thể loại tiểu thuyết lại chiếm vị trí trung tâm
trong hệ thống thể loại văn học cận đại và hiện đại. Điều đó phản ánh rõ “sức
chứa”, “sức chở” của nó. Một trong những đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết cổ
điển là dung lượng lớn, thường có kết cấu nhiều chương, nhiều hồi, số lượng
nhân vật thường rất đông. Cốt truyện thường tập trung vào các vấn đề mang
tính lịch sử trọng đại của cả dân tộc, có tầm bao quát hiện thực trong một
khoảng khơng gian rộng lớn. Chúng ta có thể nhận thấy rất rõ điều ấy trong
tác phẩm Chiến tranh và hòa bình của L.Tơnxtơi, Tấn trị đời của Banzắc,
Dịng họ Ru Macca của Dơla. Nếu như tiểu thuyết cổ điển nhìn cuộc sống ở
góc độ khái qt lịch sử thì tiểu thuyết hiện đại nhìn cuộc sống ở góc nhìn đời
tư. Bêlinxki khi phân tích nguồn gốc của tiểu thuyết cho rằng “Vận mệnh của
con người, mọi mối liên hệ của nó với đời sống nhân dân được ý thức. Vì vậy
đời sống cá nhân cũng không thể là nội dung của anh hùng ca Hi Lạp, nhưng
có thể là nội dung của tiểu thuyết”. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng vấn đề
con người là yếu tố trung tâm của tiểu thuyết ở bất cứ giai đoạn nào, cái làm
nên sự khác biệt của mỗi giai đoạn chính là ở góc nhìn. Ở thể loại tiểu thuyết
anh hùng ca nói chung của thời kì cổ đại, vấn đề của con người cá nhân cũng
được đề cập rất rõ, các nhân vật có cuộc sống riêng, có yêu ghét giận hờn,...
nhưng cái nổi bật ở họ lại là con người mang trong mình sức mạnh phi thường
của lực lượng siêu nhiên và họ đại diện cho cộng đồng, cho lý tưởng, cho lẽ
phải kiểu như Đam Săn “… đầu đội khăn xếp vai mang túi da”. Trong tiểu
thuyết sử thi hiện đại con người được đề cập đến là con người của cộng đồng,

họ hội tụ sức mạnh của cả cộng đồng. Sức mạnh ở họ không phải là siêu
nhiên mà nó kết tinh từ vận mệnh, từ sức mạnh của cả dân tộc tạo nên vẻ đẹp
thẩm mĩ mang tính khách quan tuyệt đối kiểu như Núp trong Đất nước đứng
lên của Nguyên Ngọc. Tiểu thuyết Việt Nam nói riêng có khuynh hướng phát


17
triển gắn liền với lịch sử dân tộc, điều đó cũng khơng nằm ngồi xu hướng
chung của văn học Việt Nam hay nói cụ thể là tiểu thuyết ln mang trong
mình hơi thở của thời đại. Khuynh hướng của tiểu thuyết hôm nay là hết sức
gần với cuộc sống, đời sống riêng tư hơn và hiện lên với đầy đủ sự bộn bề
như nó vốn có. Cái thế sự và đời tư đó “khơng lặp lại, chưa từng có đang tươi
rói trong q trình nghiệm sinh của chính nó” [26, 45].
Tiểu thuyết xoá bỏ khoảng cách giữa người trần thuật và đối tượng trần
thuật. Nếu như trong tiểu thuyết sử thi nói riêng nhà văn ln đặt nhân vật
trong tọa độ nhìn ngắm khơng nhỏ hẹp mà đặt nhân vật bao giờ cũng ở trên
cao để nhà văn có thể quan sát, chiêm ngưỡng thì trong tiểu thuyết hiện đại
nói chung khoảng cách đó bị rút ngắn, thậm chí xố bỏ. Nhà văn có thể thâm
nhập vào đời sống bên trong với những khoảng tối, sáng, cả cái phần sâu kín
nhất của mỗi con người. Vì vậy việc nhìn nhận đối tượng sẽ bao quát hơn, đa
diện hơn. Nhà tiểu thuyết cũng có thể kể bằng nhiều giọng: suy tư sâu lắng,
chiêm nghiệm triết lý, cảm thông chia sẻ, hài hước châm biếm,… tuỳ vào tư
duy nghệ thuật và tư tưởng sáng tạo của nhà văn. Nhân vật có thể ngồi ngang
hàng với tác giả, “đối thoại” với tác giả. Không những thế, thông qua ngôn
ngữ của người trần thuật, người viết có thể bình phẩm, đánh giá với nhân vật
“trên một trường giá trị đồng đẳng”. Thơng qua đó đã phát huy được loại
ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết, đây là tính “đa thanh, phức điệu” mà
Bakhtin gọi là “cái tinh thần của thể loại”.
Miêu tả về suy tư của nhân vật trước thế giới và đời người cũng là một
thành tố quan trọng của tiểu thuyết bên cạnh cốt truyện và tính cách nhân

vật. Tiểu thuyết có khả năng đi sâu khai thác từng mảnh đời, từng góc khuất
sâu thẳm trong tâm hồn con người. Suy tư của nhân vật được thể hiện một
cách phong phú: độc thoại nội tâm, đối thoại với người vắng mặt, tâm sự qua
nhật ký,…


18
Nhân vật là nơi tập trung nhất quan niệm của nhà văn, thể hiện rõ tư
tưởng, cách nhìn của nhà văn về thế giới. Bởi thế nhân vật trong tiểu thuyết
thường là những “con người nếm trải” và “con người hoặc cao lớn hơn thân
phận, hoặc nhỏ bé hơn tính người của mình” [26, 45]. Đó là những con người
ln suy nghĩ, day dứt, đấu tranh nội tâm trước những thử thách của cuộc đời.
Con người luôn suy tư trăn trở về bản thân mình, họ biết vượt lên trên hoàn
cảnh để hoàn thiện, khẳng định cái phẩm giá, thiên lương. Ta sẽ thấy rõ điều
đó trong các sáng tác của Nam Cao, Nguyên Hồng, Thạch Lam... Do đặc
trưng thể loại, các nhà tiểu thuyết thường xây dựng thế giới nghệ thuật của
mình ở một toạ độ mới, mơ tả thế giới như là hiện tại đương thời đang dang
dở, chưa hoàn thành. “Người viết tiểu thuyết thiên về tất cả những gì chưa
xong xi”.
Tiểu thuyết là một thể loại có cấu trúc linh hoạt. Trong tiểu thuyết có
thể có rất nhiều nhân vật như Chiến tranh và hồ bình (L.Tơnxtơi), nhưng
cũng có tác phẩm chỉ có vài nhân vật như Ông già và biển cả (Hêminguây).
Sự linh hoạt của cấu trúc không chỉ dừng lại ở số lượng nhân vật trong một
tác phẩm hay không gian, thời gian, sự kiện mà “cịn có khả năng dồn nhân
vật, sự kiện vào một khoảng thời gian hẹp hay khả năng đi sâu khai thác
những cảnh ngộ riêng của nhân vật” [12, 191]. Điều này ta có thể thấy trong
Sống mịn của Nam Cao, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng,… hay Mảnh đất lắm
người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Thời xa vắng của Lê Lựu, Kẻ ám
sát cánh đồng của Nguyễn Quang Thiều, Ma làng của Trịnh Thanh Phong...
Sự linh hoạt đó cịn thể hiện ở độ dài của tiểu thuyết cũng mn hình vạn

trạng. Chính điều đó giúp tiểu thuyết có thể tái hiện đời sống trong mọi kích
thước, quy mô về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhà văn Tơ Hồi đã nhận ra
được sức mạnh này của tiểu thuyết khi cho rằng: “Không thể cho tiểu thuyết
một định nghĩa cố định, tiểu thuyết lúc nào cũng phát triển và biến đổi” [84,
72].


19
Tiểu thuyết tổng hợp vào mình những đặc trưng, thủ pháp nghệ thuật
của các loại hình khác. Nó có khả năng dung nạp các hình thái nhận thức của
các lĩnh vực khoa học khác. Ứng với mỗi một giai đoạn lịch sử, tiểu thuyết
ln có một kiểu tổ chức nghệ thuật phù hợp với nhu cầu của cuộc sống và thị
hiếu thẩm mĩ của thời đại. Tiểu thuyết ln có xu hướng thốt ra khỏi “bộ
khung chật hẹp” để tìm cho mình những nét mới và hình thức mới. Vì vậy,
đổi mới là một tất yếu cho thể loại này. Trong thời đại hiện nay, giữa muôn
vàn sự phức tạp của của cuộc sống mà bản thân con người không dễ lý giải thì
tiểu thuyết lại đang làm được nhiều hơn đó là đào sâu và tiếp cận hiện thực và
lý giải nó một cách trơn tru dễ tiếp nhận. Việc tìm hiểu khái niệm tiểu thuyết
và những đặc trưng của nó sẽ là cơ sở lý luận để tiếp cận đề tài hiện thực nông
thôn trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - một trong những khu vực văn học
ưa thích của đa số nhà văn đương đại Việt Nam.
1.2. Cơ sở lịch sử xã hội của đề tài nông thôn trong văn học và
trong tiểu thuyết Việt Nam
1.2.1. Chiến tranh là đề tài ưu tiên...
Điều này xuất phát từ thực tiễn chống ngoại xâm của đất nước trong
suốt mấy nghìn năm lịch sử. Khơng phải ngẫu nhiên mà người ta thường nói
rằng lịch sử của dân tộc ta gắn liền với lịch sử chống giặc ngoại xâm. Chúng
ta nhìn vào văn học dân tộc sẽ thấy rất rõ. Khi chữ viết chưa ra đời thì bộ
phận văn học dân gian cũng thể hiện rõ quá trình đấu tranh chống giặc ngoại
xâm của dân tộc. Những tượng đài sừng sững về những người anh hùng

Thánh Gióng, Bà Trưng, bà Triệu,… được nhân dân dựng lên như những biểu
tượng cho sức mạnh và khí thế quật cường của dân tộc. Khơng dừng lại ở đó
mà “một nghìn năm đơ hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây, hai mươi
năm nội chiến từng ngày,…” (Trịnh Công Sơn) đã biến văn học Việt Nam
thành nền văn học cách mạng, đặc biệt có thể kể đến giai đoạn 1945 - 1975,
kéo dài đến 1979. Xét riêng về thể loại tiểu thuyết: Trùng quang tâm sử (Phan


20
Bội Châu), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Xung kích (Nguyễn Đình Thi),
Cao điểm cuối cùng, Vùng trời (Hữu Mai), Dấu chân người lính (Nguyễn
Minh Châu), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh)... Sống trong một dân tộc như
thế thì văn học sẽ là phương tiện hữu hiệu nhất thể hiện rõ đề tài này, nó cịn
trở thành vũ khí có sức mạnh phi thường.
Với những thi sĩ có tấm lịng u nước thì nó cịn là sự trăn trở trước
nỗi đau mất nước, trước thời cuộc đã “vật đổi sao dời” mà tấm lòng “ưu thời
mẫn thế” chưa làm được. Nhà thơ Tố Hữu đã nhận ra điều đó ở người anh
hùng dân tộc Nguyễn Trãi mặc dù họ sống cách xa nhau năm thế kỉ: “Nghe
hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu, Tiếng gươm khua tiếng thơ kêu xé lịng”.
1.2.2. ...Nhưng nơng thôn là đề tài phổ biến
Nông thôn là một trong hai khu vực cơ bản của đời sống kinh tế - xã hội,
đặt trong tương quan với khu vực thành thị. Ở hai khu vực này có sự phân biệt
với nhau rất rõ rệt. Từ điển tiếng Việt định nghĩa nông thôn là: “Khu vực dân
cư tập trung chủ yếu làm nghề nông, phân biệt với thành thị” [84, 374]. Việt
Nam là quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á, đó là khu vực mà điều kiện tự
nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Ngay từ buổi đầu tiên, cư dân
người Việt đã sống tập trung ở các vùng ven sông Hồng, sông Cửu Long và
lấy lúa nước làm nghề cơ bản để ni sống mình. Một nền nơng nghiệp xuất
phát từ đó và dần dần phát triển hơn về sau, kéo theo nó là quần cư nơng thơn
xuất hiện và làng xã được hình thành. Một làng xã với quá trình liên hiệp tự

nguyện giữa những người nông dân lao động trên con đường chinh phục thiên
nhiên để có được những vùng đất gieo trồng và chống thiên tai, lũ lụt và đặc
biệt chống giặc ngoại xâm. Để làm được những kì tích đó, làng xã Việt Nam
có một truyền thống đồn kết và có một tinh thần tự quản rất cao. Nơi đó là
mảnh đất giữ gìn vẻ đẹp truyền thống của cả dân tộc. Làng xã nói riêng và
nơng thơn Việt Nam nói chung ln giữ một vị trí quan trọng trong kết cấu xã
hội Việt Nam và từ xa xưa thì đây ln là mảnh đất màu mỡ cho nhiều loại


21
hình nghệ thuật. Nơng thơn khơng chỉ là mối quan tâm của những người làm
kinh tế trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước mà còn là sự quan tâm
của các nhà dân tộc học, lịch sử, xã hội học. Không những thế, nông thôn là
đối tượng mà văn học quan tâm, bởi nó là hiện thực cuộc sống, một mảng
hiện thực lớn gắn bó máu thịt với mỗi người dân Việt Nam.
Một đất nước với tuyệt đại đa số là nông dân, sống chủ yếu bằng sản
xuất nông nghiệp, cho nên mọi nếp sống, sinh hoạt cho đến cách nghĩ, cách
ứng xử của con người ít nhiều chịu ảnh hưởng của nền kinh tế và tư duy nông
nghiệp cổ truyền. Đặc điểm này sẽ in đậm trong các sáng tác văn học kể cả
văn học dân gian và văn học viết (ảnh hưởng cả hai chiều ưu điểm và hạn
chế). Cho đến nay đề tài nông thôn vẫn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt nền văn học
dân tộc, đề tài này phản ánh rất rõ trong văn học dân gian, đó là sản phẩm của
người dân lao động “chân lấm tay bùn” nhưng rất đỗi gần gũi quen thuộc.
Cho đến nay, bộ mặt nông thôn được phản ánh trong văn học đã trở nên đầy
đủ hơn, rõ nét hơn và trở thành đề tài quen thuộc gắn bó máu thịt mỗi nhà văn
Việt Nam nói riêng và với mỗi người dân Việt Nam nói chung. Nhà văn
Nguyễn Tuân đã có lý khi cho rằng “trong mỗi nhà văn chúng ta đều có một
anh chàng nhà q”, Hồng Minh Tường cũng cho rằng: “Nhà q chính là
chiếc nơi của văn hoá, khởi thủy của văn chương”. Kể đến những thành tựu
của văn học Việt Nam nói chung, của tiểu thuyết viết về đề tài nơng thơn nói

riêng có khối lượng tác phẩm khá đồ sộ. Chẳng hạn:
Trước Cách mạng tháng Tám có Hồ Biểu Chánh (Ngọn cỏ gió đùa, Con
nhà nghèo), Ngô Tất Tố (Tắt đèn), Nguyễn Công Hoan (Bước đường cùng),
Vũ Trọng Phụng (Giơng tố, Vỡ đê), Hồng Đạo (Con đường sáng)
Sau cách mạng và trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ có
Nguyễn Văn Bổng (Con trâu), Đào Vũ (Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm), Chu
Văn (Bão biển, Đất mặn), Nguyễn Thị Ngọc Tú (Đất làng, Buổi sáng), Ngô
Ngọc Bội (Ao làng), Nguyễn Thi (Ở xã Trung Nghĩa).


22
Những tác phẩm viết về chủ đề khác nhưng lấy bối cảnh ở nơng thơn:
Trên mảnh đất này (Hồng Văn Bổn), Mẫn và tơi, Gia đình má Bảy (Phan
Tứ), Rừng U Minh (Trần Hiếu Minh), Hòn Đất (Anh Đức),…
Từ 1975 đến nay đề tài này vẫn được tiếp tục với các tác giả mới:
Nguyễn Khắc Trường (Mảnh đất lắm người nhiều ma), Lê Lựu (Chuyện làng
Cuội), Trịnh Thanh Phong (Ma làng), Hoàng Minh Tường (Đồng sau bão),
Nguyễn Quang Thiều (Kẻ ám sát cánh đồng), Dương Hướng (Bóng đêm và
mặt trời), Phùng Kim Trọng (Gió làng),…
Giai đoạn này cũng có những tác phẩm tuy viết về chủ đề khác nhưng
lại lấy bối cảnh ở nông thôn, đề cập đến số phận con người nông thôn, chẳng
hạn: Thời xa vắng (Lê Lựu), Bến không chồng (Dương Hướng), Đại gia tỉnh
lẻ (Trần Văn Tuấn), Người đẹp tỉnh lẻ (Lê Quốc Minh),…
1.3. Hiện thực nông thôn và số phận người nông dân trong tiểu thuyết
1.3.1. Thời kì 1932 - 1945
Đầu thế kỉ XX, sau hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, cơ
cấu xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi lớn. Sự thay đổi này kéo theo những
biến đổi sâu sắc trong ý thức và tâm lý con người. Cái nền tảng vững chắc của
tư tưởng phong kiến đã được xây dựng non mười thế kỉ nay đã bị lung lay,
dường như nó khơng cịn phù hợp với thời đại mới. Sự xuất hiện của một lớp

công chúng văn học mang nhu cầu văn hố thẩm mỹ mới xuất hiện, địi hỏi
một thứ văn chương mới; một lớp nhà văn mới mang hơi thở mới vào văn học
tạo điều kiện cho cơng cuộc hiện đại hố trở nên mau lẹ. Đến đây, văn học
thời kì này đang từng bước thốt ra khỏi hệ thống thi pháp của văn học trung
đại. Quá trình đó bắt nguồn từ đầu thế kỉ XX đến những năm 30 đã diễn ra
trên nhiều mặt của văn học về hệ thống thể loại, thi pháp, ngôn ngữ, các
khuynh hướng mới,…
Trong những thay đổi lớn lao đó thì cuộc cách tân về mặt thể loại đáng
được chú ý nhất: thơ, kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn. Văn xi nói chung và


23
tiểu thuyết nói riêng được nâng lên địa vị quan trọng bậc nhất trong đời sống
văn học và nó phát triển rất mạnh. Tiểu thuyết đã có những đổi mới theo
hướng hiện đại hố từ nội dung đến hình thức một cách rõ rệt. Mỗi một giai
đoạn văn học là một bước tiến mới của thể loại. Riêng về lĩnh vực nông thôn,
tiểu thuyết đã kịp thời ghi lại bộ mặt xã hội trong từng thời kì. Mỗi một giai
đoạn, bức tranh nơng thơn hiện lên có nét riêng khơng giống nhau bởi một lí
do rất đơn giản là ứng với mỗi giai đoạn đó là một hồn cảnh lịch sử - xã hội
hoàn toàn khác nhau, quan điểm sáng tác của nhà văn và thị hiếu thẩm mỹ của
bạn đọc cũng tương ứng với mỗi một thời kì. Một nhà tiểu thuyết đích thực là
người sáng tạo ra cho mình một vùng đất riêng biệt, độc đáo. Từ những năm
hai mươi của thế kỉ XX đã xuất hiện những cuốn tiểu thuyết hiện đại viết về
nông thôn. Nhà văn Hoàng Minh Tường cho rằng: “Nếu chỉ bàn về văn học
Việt Nam từ khi có chữ quốc ngữ thì đoản thiên tiểu thuyết - thành tựu đầu
tiên có lẽ khơng ngoài Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn viết về cảnh
khốn cùng của nông thôn, ở những năm đầu tiên thế kỉ XX [87, 62]. Tác
phẩm này mở đầu cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Sau Phạm Duy Tốn có
thể kể đến Hồ Biểu Chánh, nhà tiểu thuyết đáng chú ý của thời kì này. Tiểu
thuyết của ơng ghi lại được một số nét khá điển hình của người dân Nam Bộ.

Tác phẩm của ơng có sự kết hợp giữa cổ điển với hiện đại, có sự ảnh hưởng
của tiểu thuyết phương Tây nhưng vẫn đậm khơng khí và cảnh sắc phương
Nam. Đó là những tác giả mở đầu cho nền tiểu thuyết hiện đại, trong thực tế
thì phải đến những năm ba mươi của thế kỉ XX mới thực sự là giai đoạn sung
sức của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
Từ những năm ba mươi, xã hội Việt Nam bắt đầu xuất hiện một tầng
lớp trí thức tiểu tư sản. Đến đây thì thành thị và nơng thơn bắt đầu phân hố
rõ. Đời sống xã hội có nhiều biến cố, một sự cách tân văn học diễn ra mạnh
và tiểu thuyết trở thành dòng chủ lưu trong phản ánh đời sống xã hội nhiều
phức tạp. Thời kì này văn học ý thức cao hơn về trách nhiệm của người cầm


24
bút, các nhà văn đã dần xác lập quan điểm nghệ thuật, khuynh hướng thẩm mĩ
của mình. Nhà văn Vũ Trọng Phụng từng nói: “Các anh muốn tiểu thuyết hãy
cứ là tiểu thuyết cịn với tơi tiểu thuyết là sự thực ở đời”. Nhà văn Nam Cao là
người có những quan điểm sáng tác và tun ngơn nghệ thuật có thể nói là
mới mẻ và giàu tính nhân văn nhất. Sự khác nhau trong tư tưởng và quan
điểm sáng tác dẫn đến sự phân hoá thành nhiều hướng trong nội bộ nền văn
học. Văn học 1932 - 1945 phân ra ba dòng văn học: Văn học lãng mạn, văn
học hiện thực phê phán, văn học cách mạng. Riêng tiểu thuyết viết về nông
thôn được phản ánh trong văn học lãng mạn và văn học hiện thực phê phán là
chủ yếu. Tuy có sự tách bạch của lãng mạn và hiện thực vì đó là hai khuynh
hướng thẩm mĩ khác nhau nhưng đó khơng phải là sự đối lập dứt khốt mà
nhiều lúc chúng chỉ là hai phương diện khác nhau của một tâm hồn nghệ sĩ.
Trong thực tế văn học 1932 - 1945, hai dòng văn học này đan xen nhau và khi
cùng viết về đề tài nơng thơn thì đều phát hiện ra và thể hiện cuộc sống cơ
cực, ngột ngạt của làng quê dưới ách thống trị của chế độ thuộc địa nửa phong
kiến và số phận của người nơng dân trong chế độ đó.
1.3.1.1. Tiểu thuyết lãng mạn giai đoạn này là mảnh đất gần như chỉ

dành riêng cho nhóm Tự lực văn đồn. Đây là những nhà văn mà PGS.TS
Đinh Trí Dũng gọi là: “Những kẻ ngây thơ và đầy tham vọng” [10, 13]. Nông
thôn trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng khá phong phú, trong những
trang viết của họ thành thị với lối sống mới vẫn được xem là đề tài trung tâm.
Cái văn minh Âu hoá cặn bã mà thực dân Pháp muốn xâm thực Việt Nam đã
không đạt được như ý muốn nhưng phần nào đã ảnh hưởng tới tầng lớp trí
thức tiểu tư sản. Mặt làm được của Tự lực văn đồn là về mặt văn hố, họ đã
có tham vọng chính đáng là phát triển văn hố dân tộc theo hướng hiện đại,
lấy phương Tây làm nguyên mẫu. Trước thời kì Mặt trận dân chủ, các nhà Tự
lực văn đồn rất ít viết về nơng thơn, nếu có thì họ cũng như các nhà văn lãng
mạn khác, coi thường hoặc khinh khi, giễu cợt những người dân nhà quê. Đến


25
thời kì Mặt trận dân chủ với vấn đề cải thiện đời sống nhân dân trở thành vấn
đề thời sự cấp bách thì Tự lực văn đồn đã đưa những trang viết về nơng thơn
vào tác phẩm của mình. Trong tuần báo Ngày nay có thêm mục “Bùn lầy nước
đọng” ra sức cổ động tuyên truyền cho “Hội ánh sáng”, viết những bài xã luận
về nông thôn và nông dân. Họ viết những cuốn tiểu thuyết bộc lộ khá rõ quan
điểm của mình đối với vấn đề nơng dân và hiện thực nông thôn. Ở những tác
phẩm này, chủ nghĩa cải lương tư sản bộc lộ rõ nét: Hai vẻ đẹp (Nhất Linh),
Gia đình (Khái Hưng), Con đường sáng (Hồng Đạo). Có nhà văn về nơng
thơn, viết về nơng thơn, sống với nông dân không phải là sự chạy trốn như
nhân vật Duy đi tìm một sự bình tĩnh cho tâm hồn mình hay nhân vật Dỗn
trong Hai vẻ đẹp đi tìm chỗ dựa vững chắc cho nghệ thuật của mình mà xuất
phát từ sự u thương người nơng dân, đơn thuần đó là tinh thần nhập cuộc.
Tinh thần nhập cuộc đó chúng ta sẽ tìm thấy rất nhiều trong lớp nhà văn thế
hệ sau này. Những cuốn tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn nhằm vạch ra “con
đường sáng” cho người trí thức giàu có đi về nơng thơn kinh doanh đồn điền
theo lối “văn minh” để một mặt hưởng cái cảnh sắc thi vị của thôn quê, mặt

khác thi hành những biện pháp “làm giảm bớt đau khổ” cho tá điền: giảm
thuế, mở chợ, mở trường học, bỏ hủ tục... Như vậy họ muốn đưa một giải
pháp cho vấn đề xã hội cơ bản được đặt ra lúc bấy giờ là cải thiện đời sống
cho nhân dân. Dường như các nhà tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đang băn
khoăn về cuộc sông tối tăm cực khổ của nông dân. Họ thấy nơng dân bị bóc
lột, bị hà hiếp, đói rách, thất học và “đem những người sống trong thảm kịch
kia đến những cuộc đời êm đẹp” (Con đường sáng). Trong Mái nhà tranh,
Thu cảm thấy “họ cơ cực mới có tiền để xa xỉ”, đó là một sự bất cơng. Trong
hồn cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, trước cảnh nông dân bị đè nặng bởi
hai tầng áp bức đến tàn tệ thì những tư tưởng của Tự lực văn đồn về người
nơng dân là tiến bộ. Họ đã đặt vấn đề cải cách mong đem lại cuộc sống tốt
đẹp hơn cho nông dân. Đưa nông thôn vào văn học và đề ra những giải pháp


×