Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Tài liệu thi tuyển công chức ngành nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh bà rịa vũng tàu năm 2016 mục quản lý công trình thủy lợi và nước sạch nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.31 KB, 36 trang )

PHẦN II
KIẾN THỨC CỦA NHÓM VỊ TRÍ VIỆC
LÀM THUỘC NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
C.VỊ TRÍ VIỆC LÀM QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH
THUỶ LỢI VÀ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN
TÀI LIỆU ÔN THI

STT

Tên tài liệu

1

Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PLUBTVQH10 ngày 04/04/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

2

Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình
thủy lợi.

3

Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/09/2012 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ
công trình thủy lợi.

4


Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 Chính Phủ về quản lý,
bảo vệ, khai thác tổng tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện,
thủy lợi.

5

Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 Chính Phủ về quản lý an
toàn đập.

6

Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội khóa XI,
kỳ họp thứ 10.

7

Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê
điều; phòng, chống lụt, bão.

1


ĐỀ CƯƠNG ÔN THI
I. PHÁP LỆNH SỐ 32/2001/PL-UBTVQH10 NGÀY 04/4/2001 VỀ
KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
CHUYÊN ĐỀ I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi áp dụng
2. Một số định nghĩa
3. Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi

4. Chính sách của Nhà nước
5. Giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật về khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi tại địa phương
6. Trách nhiệm chấp hành các quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ
công trình thủy lợi
7. Trách nhiệm nộp thủy lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải và trách nhiệm
chỉ đạo, kiểm tra việc thu, nộp thủy lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải
8. Các hành vi nghiêm cấm
CHUYÊN ĐỀ II: KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1. Chính sách của Nhà nước
2. Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi và tổ chức hợp tác
dùng nước thực hiện việc tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp được Nhà
nước cấp kinh phí trong các trường hợp sau:
3. Thu, nộp thủy lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải.
4. Thẩm quyền quy định khung mức và mức thủy lợi phí, tiền nước, phí xả
nước thải
5. Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi và tổ chức hợp tác
dùng nước có nhiệm vụ:
6. Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi và tổ chức hợp tác
dùng nước có quyền:
7. Tổ chức, cá nhân sử dụng nước, làm dịch vụ từ công trình thủy lợi có
quyền và nghĩa vụ:
CHUYÊN ĐỀ III: BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1. Lập và phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi
2. Tổ chức thực hiện phương án bảo vệ đã được phê duyệt
3. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
4. Trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, các hoạt động sau đây chỉ được
tiến hành khi có giấy phép:
2



5. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
II. NGHỊ ĐỊNH SỐ 143/2003/NĐ-CP NGÀY 28/11/2003 CỦA CHÍNH
PHỦ
CHUYÊN ĐỀ: BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1. Trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, các hoạt động khác phải có
giấy phép quy định tại khoản 3 Điều 26 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình
thủy lợi, bao gồm:
2. Trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi quy định tại Điều 25 Pháp lệnh
Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và Điều 23 Nghị định 143/2003/NĐ-CP
ngày 28/11/2003, nhà và công trình xây dựng trước ngày ban hành Nghị định
143/2003/NĐ-CP đều phải được xem xét, xử lý theo quy định sau:
III. NGHỊ ĐỊNH 67/2012/NĐ-CP NGÀY 10/9/2012 CỦA CHÍNH PHỦ
VỀ SỬA ĐỔI BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU NGHỊ ĐỊNH SỐ 143/2003/NĐ-CP
NGÀY 28/11/2003 CỦA CHÍNH PHỦ
CHUYÊN ĐỀ: MỨC THU THUỶ LỢI PHÍ VÀ MIỄN THUỶ LỢI PHÍ
1. Mức thủy lợi phí, tiền nước quy định tại Khoản 4 Điều 14 Pháp lệnh khai
thác và bảo vệ công trình thủy lợi đối với các công trình được quy định cụ thể như
sau.
2. Mức thủy lợi phí quy định tại các Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 19 Nghị
định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 được tính ở vị trí cống đầu kênh của tổ
chức hợp tác dùng nước đến công trình đầu mối của công trình thủy lợi.
3. Tổ chức hợp tác dùng nước thỏa thuận với tổ chức, cá nhân sử dụng nước
về mức phí dịch vụ lấy nước từ sau cống đầu kênh đến mặt ruộng (kênh nội đồng),
mức phí này không được vượt quá mức trần do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương quy định.
4. Đối tượng miễn thủy lợi phí:
5. Phạm vi và mức miễn thủy lợi phí
IV. NGHỊ ĐỊNH 112/2008/NĐ-CP NGÀY 20/10/2008 CỦA CHÍNH
PHỦ

CHUYÊN ĐỀ I: QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi áp dụng
2. Đối tượng áp dụng
3. Một số định nghĩa
CHUYÊN ĐỀ II: BẢO VỆ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG HỒ CHỨA
1. Lập hành lang bảo vệ hồ chứa
2. Điều tiết nước hồ chứa
3


CHUYÊN ĐỀ II: TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ BẢO VỆ, KHAI THÁC, SỬ
DỤNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CÁC HỒ CHỨA
1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa:
V. NGHỊ ĐỊNH 72/2007/NĐ-CP NGÀY 07/5/2007 CỦA CHÍNH PHỦ
CHUYÊN ĐỀ I: QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
2. Giải thích từ ngữ
3. Nguyên tắc quản lý an toàn đập
4. Trách nhiệm của chủ đập
CHUYÊN ĐỀ II: XÂY DỰNG ĐẬP
1. Yêu cầu về quản lý an toàn đối với thiết kế xây dựng đập
2. Cử cán bộ kỹ thuật quản lý đập tham gia theo dõi thi công
CHUYÊN ĐỀ II: QUẢN LÝ ĐẬP
1. Điều tiết nước hồ chứa
2. Duy tu, bảo dưỡng đập
3. Kiểm tra đập
CHUYÊN ĐỀ III: BẢO ĐẢM AN TOÀN ĐẬP VÀ VÙNG HẠ DU
1. Phạm vi bảo vệ đập

2. Phương án bảo vệ đập
3. Phòng, chống lũ, lụt cho vùng hạ du đập
CHUYÊN ĐỀ IV: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN ĐẬP
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về an toàn đập
VI. LUẬT ĐÊ ĐIỀU SỐ 79/2006/QH11 NGÀY 29/11/2006 CỦA QUỐC
HỘI KHOÁ XI
CHUYÊN ĐỀ I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
2. Đối tượng áp dụng
3. Một số định nghĩa
4. Chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực đê điều
5. Các hành vi bị nghiêm cấm
CHUYÊN ĐỀ II: BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG ĐÊ ĐIỀU
1. Phạm vi bảo vệ đê điều
2. Trách nhiệm bảo vệ đê điều
4


3. Cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều
CHUYÊN ĐỀ III: HỘ ĐÊ
Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê
CHUYÊN ĐỀ IV: LỰC LƯỢNG TRỰC TIẾP QUẢN LÝ ĐÊ
1. Cơ cấu tổ chức của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều theo khoản 2
Điều 37 của Luật Đê điều
2. Chế độ, chính sách đối với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều theo
khoản 2 Điều 37 của Luật Đê điều
VII. NGHỊ ĐỊNH SỐ 139/2013/NĐ-CP NGÀY 22/10/2013 CỦA CHÍNH
PHỦ
CHUYÊN ĐỀ I: QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh

2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
3. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
4. Quy định về mức phạt tiền
CHUYÊN ĐỀ II: THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

5


NỘI DUNG ÔN THI
I. PHÁP LỆNH SỐ 32/2001/PL-UBTVQH10 NGÀY 04/4/2001 VỀ KHAI
THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
6


CHUYÊN ĐỀ I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi áp dụng
Pháp lệnh này áp dụng đối với những công trình thủy lợi đã xây dựng và
được đưa vào khai thác.
Việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi có liên quan đến đê điều, công
trình phòng, chống lụt, bão, công trình thủy điện, công trình cấp, thoát nước cho đô
thị phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh này và các quy định của pháp luật về
đê điều, về phòng, chống lụt, bão, về công trình thủy điện, về cấp, thoát nước cho
đô thị và pháp luật về tài nguyên nước.
2. Một số định nghĩa
- Công trình thủy lợi là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt
lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng
sinh thái, bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn
nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại.

- Hệ thống công trình thủy lợi bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan
trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định.
- Thủy lợi phí là phí dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước
hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi cho mục đích sản xuất nông nghiệp để góp
phần chi phí cho việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ công trình thủy lợi.
- Tiền nước là giá tiền trong hợp đồng dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá
nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi ngoài mục đích sản
xuất nông nghiệp.
- Phí xả nước thải là phí thu từ tổ chức, cá nhân xả nước thải vào công trình
thủy lợi để góp phần chi phí cho việc bảo vệ chất lượng nước.
- Tổ chức hợp tác dùng nước là hình thức hợp tác của những người cùng
hưởng lợi từ công trình thủy lợi, làm nhiệm vụ khai thác và bảo vệ công trình,
phục vụ sản xuất, dân sinh.
3. Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
- Việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi phải bảo đảm tính hệ thống
của công trình, không chia cắt theo địa giới hành chính.
- Việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi được xây dựng từ mọi nguồn
vốn đều phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ
thuật và dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Mỗi hệ thống công trình thủy lợi hoặc công trình thủy lợi phải do một tổ
chức hoặc cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ theo quyết định của cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ công trình thủy lợi có trách nhiệm
tham gia xây dựng kế hoạch khai thác và phương án bảo vệ công trình.
7


- Công trình thủy lợi được khai thác, sử dụng tổng hợp để phục vụ các ngành
kinh tế quốc dân.
- Việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi phải bảo đảm các yêu cầu

phòng, chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và các tác hại khác do nước
gây ra, bảo đảm an toàn công trình.
- Căn cứ vào quy mô, ý nghĩa kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh, Chính
phủ quy định tiêu chuẩn công trình thủy lợi, hệ thống công trình thủy lợi quan
trọng quốc gia.
4. Chính sách của Nhà nước
- Ưu tiên đầu tư, hỗ trợ cho việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
- Khuyến khích và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, nghiên cứu khoa học, áp dụng
tiến bộ khoa học và công nghệ vào việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ công trình thủy lợi tham
gia khai thác và bảo vệ công trình.
5. Giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật về khai thác và bảo vệ
công trình thủy lợi tại địa phương
- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình thực hiện các biện pháp khai thác và bảo vệ công trình thủy
lợi; giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình
thủy lợi tại địa phương.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân
thực hiện và giám sát việc thi hành pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình
thủy lợi.
6. Trách nhiệm chấp hành các quy định của pháp luật về khai thác và
bảo vệ công trình thủy lợi
Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi
cá nhân có trách nhiệm chấp hành các quy định của pháp luật về khai thác và bảo
vệ công trình thủy lợi.
7. Trách nhiệm nộp thủy lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải và trách
nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc thu, nộp thủy lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải

- Tổ chức, cá nhân sử dụng nước, làm dịch vụ từ công trình thủy lợi, xả
nước thải vào công trình thủy lợi có trách nhiệm nộp thủy lợi phí, tiền nước, phí xả
nước thải cho tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy
lợi theo quy định của pháp luật.
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc thu, nộp
thủy lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải trong địa phương.
8. Các hành vi nghiêm cấm
8


Nghiêm cấm các hành vi xâm hại đến công trình thủy lợi; chiếm dụng, sử
dụng trái pháp luật thủy lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải.
CHUYÊN ĐỀ II
KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1. Chính sách của Nhà nước
- Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi và tổ chức hợp tác
dùng nước hoạt động theo chế độ công ích trong trường hợp phục vụ sản xuất nông
nghiệp.
- Nhà nước có chính sách ưu tiên cấp kinh phí cho việc tu bổ, nâng cấp công
trình thủy lợi ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi và tổ chức hợp
tác dùng nước thực hiện việc tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp
được Nhà nước cấp kinh phí trong các trường hợp sau:
- Bơm nước chống úng của các trạm bơm được xây dựng theo quy hoạch và
vận hành theo quy trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Bơm nước chống hạn vượt định mức đã quy định;
- Đại tu, nâng cấp công trình thủy lợi theo dự án đầu tư xây dựng cơ bản
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Thủy lợi phí bị thất thu do thiên tai gây mất mùa;

- Khôi phục công trình thủy lợi bị thiên tai phá hoại theo dự án đầu tư xây
dựng cơ bản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Chính phủ quy định cụ thể việc cấp kinh phí đối với các trường hợp quy
định tại Điều này.
3. Thu, nộp thủy lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải.
- Tổ chức, cá nhân sử dụng nước, làm dịch vụ về nước từ công trình thủy lợi
cho mục đích sản xuất nông nghiệp phải nộp thủy lợi phí.
- Tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi để
phục vụ cho các mục đích không phải sản xuất nông nghiệp phải nộp tiền nước.
- Tổ chức, cá nhân xả nước thải vào công trình thủy lợi phải nộp phí xả nước
thải.
- Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi hoặc tổ chức hợp tác
dùng nước thu thủy lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải theo quy định của pháp
luật.
4. Thẩm quyền quy định khung mức và mức thủy lợi phí, tiền nước, phí
xả nước thải
Chính phủ quy định khung mức thủy lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải đối
với từng loại hình công trình thủy lợi, từng loại đối tượng sử dụng nước, từng loại
9


đối tượng làm dịch vụ từ công trình thủy lợi và điều kiện thực tế của từng vùng
trong cả nước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể mức thủy lợi phí,
tiền nước, phí xả nước thải đối với các doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình
thủy lợi thuộc bộ được phân công quản lý.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cụ thể mức
thủy lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải đối với các doanh nghiệp nhà nước khai
thác công trình thủy lợi và tổ chức hợp tác dùng nước thuộc địa phương quản lý.
5. Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi và tổ chức hợp

tác dùng nước có nhiệm vụ:
- Điều hoà, phân phối nước công bằng, hợp lý phục vụ sản xuất và đời sống,
ưu tiên nước sinh hoạt; thực hiện hợp đồng với các tổ chức, cá nhân sử dụng nước,
làm dịch vụ từ công trình thủy lợi; bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 6
Điều 19 của Pháp lệnh này;
- Thực hiện quy hoạch, kế hoạch, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật,
dự án đầu tư của hệ thống công trình thủy lợi đã được cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt;
- Theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố; duy tu, bảo dưỡng, vận
hành bảo đảm an toàn công trình; kiểm tra, sửa chữa công trình trước và sau mùa
mưa lũ;
- Làm chủ đầu tư trong việc duy tu, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi;
duy trì, phát triển năng lực công trình, bảo đảm công trình an toàn và sử dụng lâu
dài;
- Xây dựng hoặc tham gia xây dựng quy trình vận hành công trình, quy trình
điều tiết nước của hồ chứa, quy trình vận hành hệ thống, trình cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện;
- Quan trắc, theo dõi thu thập các số liệu theo quy định; nghiên cứu tổng hợp
và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi; lưu trữ hồ sơ khai thác công trình thủy lợi;
- Bảo vệ chất lượng nước; phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;
phòng, chống lũ, lụt, xâm nhập mặn và các tác hại khác do nước gây ra;
- Tổ chức để nhân dân tham gia xây dựng kế hoạch khai thác và phương án
bảo vệ công trình;
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
6. Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi và tổ chức hợp
tác dùng nước có quyền:
- Được Nhà nước cấp kinh phí theo quy định tại Điều 13 của Pháp lệnh này
và các quy định khác của pháp luật;
- Ký kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ

công trình thủy lợi do mình khai thác;
10


- Thu thủy lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải theo hợp đồng;
- Kiến nghị Ủy ban nhân dân địa phương huy động lao động công ích để tu
bổ, sửa chữa, nâng cấp và xử lý sự cố công trình thủy lợi theo quy định của pháp
luật;
- Kiến nghị Ủy ban nhân dân địa phương nơi có công trình thủy lợi thực hiện
các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn công trình trong trường hợp công trình
bị xâm hại hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố;
- Kiến nghị Ủy ban nhân dân địa phương hoặc yêu cầu Toà án nhân dân giải
quyết trong trường hợp các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ công trình thủy lợi
cố tình không trả đủ thủy lợi phí và giải quyết các tranh chấp về hợp đồng sử dụng
nước;
- Khai thác tổng hợp công trình thủy lợi theo dự án đầu tư và thiết kế kỹ
thuật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức, cá nhân sử dụng nước, làm dịch vụ từ công trình thủy lợi có
quyền và nghĩa vụ:
- Tham gia xây dựng kế hoạch khai thác và phương án bảo vệ công trình
thủy lợi;
- Có kế hoạch sử dụng nước, xả nước thải, ký kết và thực hiện hợp đồng với
doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi, tổ chức hợp tác dùng nước;
- Sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ môi trường nước;
- Trả thủy lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải theo hợp đồng;
- Bảo vệ công trình thủy lợi trong phạm vi sử dụng;
- Được bồi thường thiệt hại do việc doanh nghiệp nhà nước khai thác công
trình thủy lợi, tổ chức hợp tác dùng nước thực hiện không đúng hợp đồng gây ra,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
CHUYÊN ĐỀ III
BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
1. Lập và phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi
- Tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
phải lập phương án bảo vệ công trình thủy lợi, trình cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt.
- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý công trình thủy lợi nào
thì có trách nhiệm phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi đó.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc lập và phê duyệt
phương án bảo vệ công trình thủy lợi.
2. Tổ chức thực hiện phương án bảo vệ đã được phê duyệt
11


2.1. Tổ chức, cá nhân quản lý khai thác công trình thủy lợi nào thì có trách
nhiệm trực tiếp bảo vệ công trình thủy lợi đó.
2.2. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện phương án bảo vệ đã được
phê duyệt đối với công trình thủy lợi theo quy định sau:
a) Công trình thủy lợi phục vụ xã, phường, thị trấn nào thì do Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn đó tổ chức thực hiện phương án bảo vệ;
b) Hệ thống công trình thủy lợi phục vụ nhiều xã, phường, thị trấn trong một
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì do Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh đó tổ chức thực hiện phương án bảo vệ hoặc phân cấp cho
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có công trình nằm trong địa giới xã, phường,
thị trấn đó thực hiện phương án bảo vệ;
c) Hệ thống công trình thủy lợi phục vụ nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh trong một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì do Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó tổ chức thực hiện phương án bảo vệ hoặc
phân cấp cho Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có công

trình nằm trong địa giới huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó thực hiện
phương án bảo vệ;
d) Hệ thống công trình thủy lợi phục vụ nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương thì do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện
phương án bảo vệ hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương có công trình nằm trong địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
đó thực hiện phương án bảo vệ.
2.3. Hệ thống công trình thủy lợi, công trình thủy lợi quan trọng quốc gia do
bộ được phân công quản lý chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và
các bộ khác có liên quan lập phương án bảo vệ trình Thủ tướng Chính phủ quyết
định và chỉ đạo thực hiện phương án đã được duyệt.
3. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
3.1. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm công trình và vùng phụ cận.
Việc quy định phạm vi vùng phụ cận phải căn cứ vào tiêu chuẩn thiết kế, quy trình,
quy phạm kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn công trình, thuận lợi cho việc khai thác
và bảo vệ công trình thủy lợi.
3.2. Trong phạm vi vùng phụ cận, việc sử dụng đất phải bảo đảm không gây
cản trở cho việc vận hành và bảo đảm an toàn công trình; phải có đường đi lại để
quan trắc, theo dõi, quản lý và có mặt bằng để tu bổ, sửa chữa và xử lý khi công
trình xảy ra sự cố.
3.3. Phạm vi vùng phụ cận của công trình thủy lợi được quy định như sau:
a) Đối với đập của các hồ chứa nước, phạm vi vùng phụ cận bảo vệ đập từ
chân đập trở ra:
- Đập cấp I tối thiểu là 300m, phạm vi không được xâm phạm là 100 m sát
chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn
đập;
12


- Đập cấp II tối thiểu là 200m, phạm vi không được xâm phạm là 50 m sát

chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn
đập;
- Đập cấp III tối thiểu là 100m, phạm vi không được xâm phạm là 40 m sát
chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn
đập;
- Đập cấp IV tối thiểu là 50m, phạm vi không được xâm phạm là 20m sát
chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn
đập;
- Đập cấp V tối thiểu là 20m, phạm vi không được xâm phạm là 5m sát chân
đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập.
b) Đối với kênh nổi có lưu lượng từ 2m 3/giây đến 10m3/giây, phạm vi bảo vệ
từ chân mái ngoài của kênh trở ra từ 2m đến 3m; lưu lượng lớn hơn 10m 3/giây,
phạm vi bảo vệ từ chân mái ngoài của kênh trở ra từ 3m đến 5m;
c) Đối với cống ngăn mặn, giữ nước ngọt ở cửa sông thì việc bảo vệ phải
tuân theo quy định của pháp luật về đê điều;
d) Đối với khu vực lòng hồ, vùng phụ cận bảo vệ công trình được tính từ
đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập trở xuống phía lòng hồ.
3.4. Việc bảo vệ trạm bơm, kênh chìm hoặc kênh kiên cố được quy định như
sau:
a) Trạm bơm phải có hàng rào bảo vệ;
b) Kênh chìm phải có nơi để làm bể lắng bùn cát phục vụ nạo vét;
c) Kênh đã kiên cố phải có đường đi lại để quản lý.
3.5. Đối với công trình thủy lợi đã thay đổi tiêu chuẩn, quy mô, mục đích sử
dụng hoặc đã được gia cố với tiêu chuẩn cao hơn thì vùng phụ cận được phép điều
chỉnh cho phù hợp với thực tế nhưng phải bảo đảm an toàn và được cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3.6. Chính phủ quy định phạm vi bảo vệ đối với công trình thủy lợi quan
trọng quốc gia.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể
phạm vi vùng phụ cận đối với từng loại hình công trình thủy lợi trong địa phương.

4. Trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, các hoạt động sau đây chỉ
được tiến hành khi có giấy phép:
- Xây dựng công trình mới trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
- Xả nước thải vào công trình thủy lợi;
- Các hoạt động khác liên quan đến an toàn của công trình thủy lợi theo quy
định của Chính phủ.

13


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thẩm quyền và thủ tục cấp
giấy phép.
5. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
5.1. Lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy
lợi; các hoạt động gây cản trở đến việc quản lý, sửa chữa và xử lý công trình khi có
sự cố;
5.2. Các hành vi trái phép gây mất an toàn cho công trình thủy lợi trong
phạm vi bảo vệ công trình, bao gồm:
a) Khoan, đào đất đá, xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình
thủy lợi gây mất an toàn cho công trình;
b) Sử dụng chất nổ gây hại; tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi phục vụ
lợi ích công cộng;
5.3. Thải các chất thải độc hại, nước thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu
chuẩn cho phép vào công trình thủy lợi;
5.4. Vận hành công trình thủy lợi trái với quy trình, quy phạm kỹ thuật đã
được quy định;
5.5. Các hành vi khác gây mất an toàn cho công trình thủy lợi.
II. NGHỊ ĐỊNH SỐ 143/2003/NĐ-CP NGÀY 28/11/2003 CỦA CHÍNH PHỦ
CHUYÊN ĐỀ
BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

1. Trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, các hoạt động khác phải có
giấy phép quy định tại khoản 3 Điều 26 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi, bao gồm:
- Khoan, đào điều tra, khảo sát địa chất, thăm dò, thi công công trình khai
thác nước dưới đất; khoan, đào thăm dò, khai thác khoáng sản; khoan, đào thăm
dò, khai thác vật liệu xây dựng;
- Trồng cây lâu năm;
- Khai thác các hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, các hoạt
động kinh doanh, dịch vụ;
- Các hoạt động giao thông vận tải của xe cơ giới, trừ xe mô tô hai bánh, xe
mô tô ba bánh, xe gắn máy và xe cơ giới dùng cho người tàn tật;
- Xây dựng kho, bến, bãi bốc dỡ; tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật
tư, phương tiện;
- Xây dựng chuồng trại chăn thả gia súc, nuôi trồng thủy sản;
- Chôn, lấp phế thải, chất thải;
- Nổ mìn và các hoạt động gây nổ không gây hại khác;
14


- Xây dựng các công trình ngầm, bao gồm: đường ống dẫn dầu, cáp điện,
cáp thông tin, đường ống cấp thoát nước.
2. Trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi quy định tại Điều 25 Pháp
lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và Điều 23 Nghị định
143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003, nhà và công trình xây dựng trước ngày ban
hành Nghị định 143/2003/NĐ-CP đều phải được xem xét, xử lý theo quy định
sau:
- Nhà và công trình đã xây dựng trong phạm vi không được xâm phạm của
vùng phụ cận và những công trình xâm phạm trực tiếp đến công trình thủy lợi, thì
phải tháo dỡ, di chuyển đi nơi khác và phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, bảo
đảm an toàn cho công trình thủy lợi theo thiết kế;

- Nhà và công trình xây dựng trong phạm vi bảo vệ, trừ trường hợp quy định
tại khoản 1 Điều này, thì tùy theo mức độ ảnh hưởng đến an toàn của công trình
thủy lợi, mà phải tháo dỡ, di chuyển đi nơi khác hoặc xem xét cho tiếp tục sử dụng,
nhưng phải tuân theo yêu cầu về kỹ thuật và được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
III. NGHỊ ĐỊNH 67/2012/NĐ-CP NGÀY 10/9/2012 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ
SỬA ĐỔI BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU NGHỊ ĐỊNH SỐ 143/2003/NĐ-CP
NGÀY 28/11/2003 CỦA CHÍNH PHỦ
CHUYÊN ĐỀ
MỨC THU THUỶ LỢI PHÍ VÀ MIỄN THUỶ LỢI PHÍ
1. Mức thủy lợi phí, tiền nước quy định tại Khoản 4 Điều 14 Pháp lệnh
khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi đối với các công trình được quy định
cụ thể như sau:
a) Biểu mức thu thủy lợi phí đối với đất trồng lúa:
Mức thu
(1.000
đồng/ha/vụ)

TT Vùng và biện pháp công trình
1

2

3

Miền núi cả nước
- Tưới tiêu bằng động lực
- Tưới tiêu bằng trọng lực
- Tưới tiêu bằng trọng lực và kết hợp động lực hỗ trợ
Đồng bằng sông Hồng

- Tưới tiêu bằng động lực
- Tưới tiêu bằng trọng lực
- Tưới tiêu bằng trọng lực và kết hợp động lực hỗ trợ
Trung du Bắc Bộ và Bắc khu IV
- Tưới tiêu bằng động lực
- Tưới tiêu bằng trọng lực
15

1.811
1.267
1.539
1.646
1.152
1.399
1.433
1.003


4

5

6

7

- Tưới tiêu bằng trọng lực và kết hợp động lực hỗ trợ
Nam khu IV và Duyên hải miền Trung
- Tưới tiêu bằng động lực
- Tưới tiêu bằng trọng lực


1.218

- Tưới tiêu bằng trọng lực và kết hợp động lực hỗ trợ
Tây Nguyên
- Tưới tiêu bằng động lực
- Tưới tiêu bằng trọng lực
- Tưới tiêu bằng trọng lực và kết hợp động lực hỗ trợ
Đông Nam Bộ
- Tưới tiêu bằng động lực
- Tưới tiêu bằng trọng lực
- Tưới tiêu bằng trọng lực và kết hợp động lực hỗ trợ
Đồng bằng sông Cửu Long
- Tưới tiêu bằng động lực
- Tưới tiêu bằng trọng lực
- Tưới tiêu bằng trọng lực và kết hợp động lực hỗ trợ

1.197

1.409
986

1.629
1.140
1.385
1.329
930
1.130
1.055
732

824

- Trường hợp tưới, tiêu chủ động một phần thì thu bằng 60% mức phí tại
Biểu trên.
- Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới, tiêu bằng trọng lực thì thu bằng 40% mức
phí tại Biểu trên.
- Trường hợp chỉ tạo nguồn tưới, tiêu bằng động lực thì thu bằng 50% mức
phí tại Biểu trên.
- Trường hợp lợi dụng thủy triều để tưới, tiêu thì thu bằng 70% mức phí tưới
tiêu bằng trọng lực.
- Trường hợp phải tạo nguồn từ bậc 2 trở lên đối với các công trình được
xây dựng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, mức thu thủy lợi phí
được tính tăng thêm 20% so với mức phí tại Biểu trên.
- Trường hợp phải tách riêng mức thu cho tưới, tiêu trên cùng một diện tích
thì mức thu thủy lợi phí cho tưới được tính bằng 70%, cho tiêu bằng 30% mức thu
quy định tại Biểu trên.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể
danh mục công trình và biện pháp tưới, tiêu nước áp dụng đối với từng công trình
thủy lợi thuộc phạm vi địa phương quản lý.
b) Đối với diện tích trồng mạ, rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày kể cả
cây vụ đông thì mức thu thủy lợi phí bằng 40% mức thủy lợi phí đối với đất trồng
lúa.
c) Mức thủy lợi phí áp dụng đối với sản xuất muối tính bằng 2% giá trị muối
thành phẩm.
16


d) Biểu mức thu tiền nước đối với tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm
dịch vụ từ công trình thủy lợi để phục vụ cho các mục đích không phải sản xuất
lương thực:

TT
1
2
3
4
5

6

7

8

Các đối tượng dùng nước

Đơn vị

- Cấp nước dùng sản xuất công
nghiệp, tiểu công nghiệp
- Cấp nước cho nhà máy nước sinh
hoạt, chăn nuôi
- Cấp nước tưới các cây công
nghiệp dài ngày, cây ăn quả, hoa và
cây dược liệu
- Cấp nước để nuôi trồng thủy sản

đồng/m3
đồng/m3
đồng/m


Thu theo các biện
pháp công trình
Bơm
Hồ đập,
điện
kênh cống
1.800
900
1.320

900

1.020

840

840

600

3

đồng/m3
đồng/m2 mặt
thoáng/năm

- Nuôi trồng thủy sản tại công trình
% Giá trị sản
hồ chứa thủy lợi
lượng

- Nuôi cá bè
- Vận tải qua âu thuyền, cống của
hệ thống thủy lợi:
- Thuyền, sà lan
đồng/tấn/lượt
- Các loại bè
đồng/m2/lượt
% giá trị sản
Sử dụng nước từ công trình thủy lợi
lượng điện
để phát điện
thương phẩm
Sử dụng công trình thủy lợi để kinh
doanh du lịch, nghỉ mát, an dưỡng, Tổng giá trị
giải trí (kể cả kinh doanh sân gôn,
doanh thu
casino, nhà hàng)

250
5% ÷ 8%
6% ÷ 8%
7.200
1.800
8% ÷ 12%

10% ÷ 15%

- Trường hợp lấy nước theo khối lượng thì mức tiền nước được tính từ vị trí
nhận nước của tổ chức, cá nhân sử dụng nước.
- Trường hợp cấp nước để nuôi trồng thủy sản lợi dụng thủy triều được tính

bằng 50% mức quy định tại tiết 4 Biểu mức thu tiền nước trên.
- Trường hợp cấp nước tưới cho cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, hoa,
cây dược liệu nếu không tính được theo mét khối (m3) thì thu theo diện tích (ha),
mức thu bằng 80% mức thủy lợi phí đối với đất trồng lúa cho một năm.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể
mức thu tại các tiết 5, 7, 8 Biểu mức thu tiền nước quy định tại Điểm d Khoản 1
Điều 19 Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 cho phù hợp với thực tế của

17


hệ thống công trình thủy lợi ở địa phương và quy định về phân cấp, tổ chức quản
lý công trình thủy lợi hiện hành.
đ) Căn cứ tình hình thực tế từng giai đoạn cụ thể, Thủ tướng Chính phủ
quyết định điều chỉnh mức thu tăng tối đa 30% so với mức thu quy định tại Nghị
định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp cần điều chỉnh mức thu vượt
30% so với mức thu quy định tại Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 thì
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính trình Chính phủ quyết định.
2. Mức thủy lợi phí quy định tại các Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 19 Nghị
định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 được tính ở vị trí cống đầu kênh của
tổ chức hợp tác dùng nước đến công trình đầu mối của công trình thủy lợi.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định vị trí cống
đầu kênh của tổ chức hợp tác dùng nước cho từng hệ thống công trình theo hướng
dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Tổ chức hợp tác dùng nước thỏa thuận với tổ chức, cá nhân sử dụng
nước về mức phí dịch vụ lấy nước từ sau cống đầu kênh đến mặt ruộng (kênh
nội đồng), mức phí này không được vượt quá mức trần do Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.
4. Đối tượng miễn thủy lợi phí:

a) Miễn thủy lợi phí đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ
nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một
vụ lúa trong năm; diện tích đất làm muối.
Diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm bao gồm
đất có quy hoạch, kế hoạch trồng ít nhất một vụ lúa trong năm hoặc diện tích đất
có quy hoạch, kế hoạch trồng cây hàng năm nhưng thực tế có trồng ít nhất một vụ
lúa trong năm.
b) Miễn thủy lợi phí đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được Nhà
nước giao hoặc công nhận cho hộ nghèo.
Việc xác định hộ nghèo được căn cứ vào hộ chuẩn nghèo ban hành theo
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
c) Miễn thủy lợi phí đối với diện tích đất nông nghiệp trong hạn mức giao
đất nông nghiệp cho các đối tượng sau đây:
- Hộ gia đình, cá nhân nông dân được Nhà nước giao hoặc công nhận đất để
sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả đất được thừa kế, cho tặng, nhận chuyển quyền
sử dụng đất.
Hộ gia đình, cá nhân nông dân bao gồm: Những người có hộ khẩu thường
trú tại địa phương; những người có nguồn sống chính bằng sản xuất nông nghiệp,
nuôi trồng thủy sản, làm muối được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận
là cư trú lâu dài tại địa phương nhưng chưa có hộ khẩu thường trú; những hộ gia
đình, cá nhân trước đây hoạt động trong các ngành nghề phi nông nghiệp và có hộ
khẩu thường trú tại địa phương nay không có việc làm; cán bộ, công chức, viên
18


chức nhà nước, công nhân và bộ đội nghỉ mất sức hoặc nghỉ việc do sắp xếp lại sản
xuất, tinh giảm biên chế hưởng trợ cấp một lần hoặc hưởng trợ cấp một số năm về
sống thường trú tại địa phương; con của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân
sống tại địa phương đến tuổi lao động nhưng chưa có việc làm.
- Hộ gia đình, cá nhân là xã viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã nhận

đất giao khoán ổn định của hợp tác xã, nông trường quốc doanh (hoặc các công ty
nông nghiệp chuyển đổi từ nông trường quốc doanh) để sản xuất nông nghiệp theo
quy định của pháp luật.
Việc giao khoán đất của hợp tác xã và nông trường quốc doanh để sản xuất
nông nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08
tháng 11 năm 2005 của Chính phủ.
- Hộ gia đình, cá nhân là nông trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định
của nông trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật.
Nông trường viên bao gồm: Cán bộ, công nhân, viên chức đang làm việc cho
nông trường quốc doanh; hộ gia đình có người đang làm việc cho nông trường
quốc doanh hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, được hưởng chế độ đang cư
trú trên địa bàn; hộ gia đình có nhu cầu trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng
thủy sản đang cư trú trên địa bàn.
- Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp có quyền sử dụng đất nông
nghiệp góp đất của mình để thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy
định của Luật hợp tác xã.
Các trường hợp không thuộc diện miễn thủy lợi phí quy định tại Khoản 4
Điều 19 Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 phải nộp thủy lợi phí theo
quy định của Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012.
5. Phạm vi và mức miễn thủy lợi phí
a) Phạm vi miễn thủy lợi phí:
Phạm vi thực hiện miễn thu thủy lợi phí được tính ở từ vị trí cống đầu kênh
của tổ chức hợp tác dùng nước đến công trình đầu mối của công trình thủy lợi.
b) Mức miễn thủy lợi phí:
Mức miễn thủy lợi phí đối với trường hợp sử dụng nước từ các công trình
thủy lợi được tính theo mức quy định tại các Điểm a, b, c và các tiết 3, 4 Biểu mức
thu tiền nước tại Điểm d Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày
10/9/2012.
IV. NGHỊ ĐỊNH 112/2008/NĐ-CP NGÀY 20/10/2008 CỦA CHÍNH PHỦ
CHUYÊN ĐỀ I

QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi áp dụng

19


Nghị định 112/2008/ND-CP ngày 20/10/2008 quy định về quản lý, bảo vệ,
khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi (sau
đây gọi chung là hồ chứa).
2. Đối tượng áp dụng
Nghị định 112/2008/ND-CP ngày 20/10/2008 áp dụng đối với các tổ chức,
cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức,
cá nhân) có các hoạt động liên quan đến quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài
nguyên và môi trường các hồ chứa.
3. Một số định nghĩa
- Hành lang bảo vệ hồ chứa là vùng kể từ đường biên có cao trình bằng mực
nước cao nhất ứng với lũ thiết kế có tính đến mức nước dềnh (đối với hồ chứa
quan trọng quốc gia) hoặc bằng cao trình đỉnh đập (đối với hồ chứa khác) đến
đường biên giải phóng lòng hồ.
- Vùng lòng hồ là vùng kể từ đường biên giải phóng lòng hồ trở xuống phía
lòng hồ chứa.
- Hệ thống hồ chứa là hệ thống bao gồm nhiều hồ chứa trên một dòng sông
hoặc trên một hệ thống sông liên quan với nhau về mặt khai thác, sử dụng tài
nguyên nước; điều tiết dòng chảy sông; phòng, chống tác hại do nước gây ra và
bảo vệ môi trường trên lưu vực sông.
- Bậc thang các hồ chứa là hệ thống hồ chứa trên sông được bố trí thành bậc
thang trên dòng chính hoặc trên dòng nhánh.
- Dòng chảy tối thiểu là dòng chảy ở mức thấp nhất cần thiết để duy trì dòng
sông hoặc đoạn sông, bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh
và bảo đảm mức tối thiểu cho hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của

các đối tượng sử dụng nước theo thứ tự ưu tiên đã được xác định trong quy hoạch
lưu vực sông.
CHUYÊN ĐỀ II
BẢO VỆ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG HỒ CHỨA
1. Lập hành lang bảo vệ hồ chứa
Chủ đập có trách nhiệm:
.1. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp
huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa xây dựng phương án cắm mốc giới
xác định hành lang bảo vệ hồ chứa trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có hồ chứa
phê duyệt.
2. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi có hồ chứa thực hiện việc cắm mốc giới trên thực địa sau khi phương án
cắm mốc giới xác định hành lang bảo vệ hồ chứa được phê duyệt.
20


3. Bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa để quản lý,
bảo vệ, đối với các hồ chứa xây dựng mới, việc xác định và bàn giao mốc giới phải
hoàn tất trước ngày hồ chứa được chính thức đưa vào vận hành khai thác; đối với
các hồ chứa đang hoạt động, việc xác định và bàn giao mốc giới phải hoàn tất
trong vòng 01 năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
4. Trường hợp hành lang bảo vệ hồ chứa, vùng lòng hồ bị lấn, bị chiếm, sử
dụng trái phép thì phải kịp thời báo cáo và phối hợp với chính quyền địa phương
để xử lý theo quy định.
2. Điều tiết nước hồ chứa
1. Quy trình vận hành hồ chứa phải được lập, trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt trước khi tích nước hồ chứa, đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ của hồ chứa theo
thứ tự ưu tiên, bảo đảm an toàn công trình, an toàn hạ du hồ chứa, khai thác tổng
hợp tài nguyên, môi trường hồ chứa, duy trì dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu hồ chứa,

không gây biến đổi lớn đến chế độ dòng chảy hạ lưu hồ và có tính đến yếu tố biến
đổi khí hậu; phù hợp với quy trình vận hành liên hồ chứa trên khu vực sông (nếu
có) đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Chủ đập có trách nhiệm thực hiện việc quan trắc, thu thập thông tin, dữ
liệu về khí tượng, thủy văn bằng nguồn kinh phí của mình phục vụ yêu cầu bảo vệ,
quản lý vận hành, khai thác hồ chứa theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước
về tài nguyên và môi trường và gửi báo cáo kết quả thực hiện hàng năm cho Bộ
quản lý chuyên ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan.
3. Hàng năm, chủ đập có trách nhiệm lập kế hoạch điều tiết nước hồ chứa và
tổ chức thông báo kế hoạch điều tiết nước cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có hồ
chứa và vùng hạ du hồ chứa nhằm giảm thiểu tác động xấu đến sản xuất, đời sống
nhân dân và môi trường.
4. Kế hoạch điều tiết nước hồ chứa được lập trên cơ sở quy trình vận hành
hồ chứa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu duy trì dòng
chảy tối thiểu, dự báo tình hình biến đổi dòng chảy trong năm của cơ quan khí
tượng thủy văn và nhu cầu sử dụng nước của các ngành, địa phương, các tổ chức
kinh tế.
5. Trường hợp cơ quan, tổ chức liên quan và địa phương không nhất trí với
kế hoạch điều tiết nước hồ chứa thì có thể kiến nghị với chủ đập và các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định kế hoạch điều tiết nước hồ chứa.
CHUYÊN ĐỀ II
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ BẢO VỆ, KHAI THÁC,
SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CÁC HỒ CHỨA
1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý và bảo vệ hồ chứa; chủ trì,
phối hợp với chủ đập và các cơ quan liên quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử
dụng tài nguyên và môi trường trong hành lang bảo vệ hồ chứa và vùng lòng hồ; tổ
21



chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp
tài nguyên và môi trường các hồ chứa trên địa bàn địa phương;
b) Chỉ đạo xây dựng, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thẩm định quy
trình vận hành hồ chứa thuộc phạm vi quản lý của địa phương; phê duyệt theo
thẩm quyền quy trình vận hành hồ chứa thuộc phạm vi quản lý của địa phương
hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;
c) Chỉ đạo việc vận hành các hồ chứa thuộc phạm vi quản lý của địa phương
khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng hoặc khi xảy ra
các sự cố, tai biến môi trường nghiêm trọng khác xảy ra trên địa bàn;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan liên quan chỉ đạo xử lý
các hành vi vi phạm theo quy định của Nghị định này; giải quyết tranh chấp; khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị về tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật;
tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường các hồ chứa;
đ) Chỉ đạo xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường
các hồ chứa của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; chỉ
đạo Ủy ban nhân dân cấp xã lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng
đất chi tiết các xã ven hồ;
e) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xem xét, giải quyết các vấn đề về
tài nguyên và môi trường các hồ chứa do các Bộ, ngành quản lý trên địa bàn của
địa phương.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa:
a) Phối hợp với chủ đập trong việc xây dựng phương án cắm mốc giới xác
định hành lang bảo vệ hồ chứa và phối hợp thực hiện việc cắm mốc giới trên thực
địa sau khi phương án cắm mốc giới được phê duyệt;
b) Chịu trách nhiệm khi để xảy ra hiện tượng lấn, chiếm, sử dụng trái phép
phần đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ hồ chứa và vùng lòng hồ tại địa phương.
V. NGHỊ ĐỊNH 72/2007/NĐ-CP NGÀY 07/5/2007 CỦA CHÍNH PHỦ
CHUYÊN ĐỀ I

QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Nghị định này quy định việc quản lý an toàn đập của hồ chứa nước.
- Nghị định áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân
nước ngoài tham gia hoạt động xây dựng, quản lý khai thác hồ chứa nước và các
hoạt động khác có liên quan đến quản lý an toàn đập trên lãnh thổ Việt Nam.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng theo quy định của Điều ước
quốc tế đó.
22


2. Giải thích từ ngữ
2.1. Đập là công trình làm nhiệm vụ ngăn nước và các công trình có liên
quan, tạo hồ chứa nước nhằm thực hiện các mục đích sau đây:
a) Tích trữ nước, cung cấp cho các nhu cầu dùng nước;
b) Điều tiết hoặc phân chia dòng chảy lũ, giảm ngập lụt cho vùng hạ du;
c) Tạo áp lực nước để phục vụ phát điện.
2.2. Đập quan trọng quốc gia là đập của hồ chứa nước quan trọng quốc gia,
được quy định tại Điều 4 Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm
2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác
và Bảo vệ công trình thủy lợi.
2.3. Đập lớn là đập có chiều cao tính từ mặt nền đến đỉnh đập bằng hoặc lớn
hơn 15m hoặc đập của hồ chứa nước có quy mô dung tích bằng hoặc lớn hơn
3.000.000 m3 (ba triệu mét khối).
2.4. Đập nhỏ là đập có chiều cao tính từ mặt nền đến đỉnh nhỏ hơn 15m và
tạo hồ chứa nước có dung tích trữ nhỏ hơn 3.000.000 m3 (ba triệu mét khối).
2.5. Các công trình có liên quan đến hồ chứa nước, gồm: công trình lấy
nước, công trình tháo nước, công trình xả lũ, âu thuyền.
2.6. Chủ đập là tổ chức, cá nhân sở hữu đập để khai thác lợi ích của hồ chứa

nước hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao quản lý, vận hành khai thác
hồ chứa nước.
2.7. Kiểm định an toàn đập là công việc kiểm tra, đánh giá chất lượng đập
và công tác quản lý đập, thực hiện theo định kỳ, nhằm xác định độ an toàn của đập.
3. Nguyên tắc quản lý an toàn đập
Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng, quản lý khai thác và bảo
vệ hồ chứa nước phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý an toàn đập sau đây:
3.1. Bảo đảm an toàn đập là ưu tiên cao nhất trong xây dựng, quản lý, khai
thác và bảo vệ hồ chứa nước.
3.2. Công tác quản lý an toàn đập phải được thực hiện thường xuyên, liên
tục trong quá trình xây dựng và quản lý khai thác hồ chứa nước.
3.3. Bảo đảm tính chủ động trong quản lý an toàn đập.
3.4. Xác định rõ trách nhiệm của chủ đập, của các Bộ, ngành và Ủy ban
nhân dân các cấp; đề cao ý thức của cộng đồng trong công tác quản lý an toàn đập.
4. Trách nhiệm của chủ đập
4.1. Quản lý, bảo đảm an toàn đập theo quy định của Nghị định này và các
quy định pháp luật khác có liên quan.
4.2. Căn cứ quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công
nghiệp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ đập phải tổ chức đơn vị quản
23


lý đập có đủ năng lực để quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ đập theo
quy định.
4.3. Chủ đập phải thực hiện việc đăng ký an toàn đập tại cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền; có trách nhiệm báo cáo và cung cấp các thông tin có liên
quan đến việc quản lý an toàn đập theo quy định.
CHUYÊN ĐỀ II
XÂY DỰNG ĐẬP
1. Yêu cầu về quản lý an toàn đối với thiết kế xây dựng đập

1. Sơ đồ bố trí tổng thể và thiết kế kết cấu đập, ngoài việc bảo đảm các yêu
cầu về kinh tế - kỹ thuật, phải tạo thuận lợi cho công tác quản lý an toàn đập, bao
gồm các hoạt động: quản lý, bảo vệ công trình; kiểm tra, đánh giá chất lượng công
trình; ứng cứu đập kịp thời khi xảy ra sự cố; sửa chữa khi công trình bị hư hỏng.
2. Đối với đập lớn:
a) Các công trình lấy nước, công trình tháo nước có đáy đặt sâu dưới đỉnh
đập phải có hành lang kiểm tra hoặc phải có chiều cao và chiều rộng thích hợp để
thực hiện được việc kiểm tra, sửa chữa công trình; ngoài cửa van chính để vận
hành, điều tiết nước, phải có các cửa van dự phòng sự cố và phục vụ việc sửa chữa
công trình;
b) Phải xây dựng đường quản lý để lực lượng, phương tiện ứng cứu sự cố
đập có thể tiếp cận công trình; trang bị hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác
bảo đảm an toàn đập trong mùa mưa lũ và các thiết bị, vật tư, dụng cụ dự phòng
cần thiết;
c) Phải bố trí thiết bị quan trắc thích hợp, theo điều kiện địa chất của nền
đập, kết cấu và vật liệu xây dựng đập; quy định chế độ quan trắc và thực hiện quan
trắc để kiểm tra, theo dõi liên tục tình trạng an toàn, ổn định của đập.
3. Đối với các cửa van của đập tràn xả lũ vận hành bằng điện, ngoài nguồn
cung cấp điện chính phải có nguồn điện dự phòng.
4. Phải có quy trình vận hành, bảo trì cho từng công trình đập và thiết bị lắp
đặt tại công trình.
2. Cử cán bộ kỹ thuật quản lý đập tham gia theo dõi thi công
Ngay từ khi khởi công xây dựng đập, chủ đập phải cử cán bộ kỹ thuật tham
gia theo dõi thi công, nghiệm thu các hạng mục và nghiệm thu tổng thể công trình
để tiếp nhận quản lý khi công trình hoàn thành; lập lý lịch công trình đập cho giai
đoạn xây dựng theo quy định.
CHUYÊN ĐỀ II
QUẢN LÝ ĐẬP
1. Điều tiết nước hồ chứa
1. Chủ đập phải lập quy trình điều tiết nước hồ chứa, quy định việc tích

nước, xả nước hồ, trong điều kiện bình thường và trong tình huống khẩn cấp, trình
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
24


2. Việc điều tiết nước hồ chứa tuân theo các quy định sau đây:
a) Không được tích trữ nước trong hồ vượt trên mức do cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền quy định;
b) Trường hợp đập bị hư hỏng hoặc sự cố, có yêu cầu tháo nước để hạ thấp
mức nước hồ, phải khống chế tốc độ hạ thấp mức nước sao cho không gây sạt trượt
mái thượng lưu đập;
c) Trong mùa lũ, các hồ chứa có nhiệm vụ điều tiết lũ, việc vận hành tích
nước, xả lũ phải ưu tiên đảm bảo an toàn đập, thực hiện điều tiết cắt lũ và tích trữ
nước hồ theo nhiệm vụ công trình.
2. Duy tu, bảo dưỡng đập
- Chủ đập phải quy định cụ thể nội dung và chế độ duy tu, bảo dưỡng cho
từng công trình, bộ phận công trình và các thiết bị.
- Việc duy tu, bảo dưỡng đập và các trang thiết bị phải được tiến hành định
kỳ, thường xuyên theo quy định để bảo đảm công trình vận hành tin cậy, an toàn,
dễ dàng kiểm tra, phát hiện các hư hỏng để khôi phục, sửa chữa kịp thời và bảo
đảm về mặt mỹ quan công trình.
3. Kiểm tra đập
Chủ đập phải thực hiện kiểm tra đập theo nội dung và chế độ quy định, bao
gồm:
1. Kiểm tra thường xuyên thông qua phân tích, đánh giá tài liệu đo đạc, quan
trắc đập và bằng trực quan tại hiện trường.
2. Kiểm tra định kỳ trước và sau mùa mưa lũ hàng năm:
a) Hàng năm, vào thời điểm trước khi bước vào mùa lũ, tiến hành kiểm tra,
đánh giá chung về ổn định đập; phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy phòng, chống
lụt, bão các Bộ, ngành, địa phương để xây dựng hoặc cập nhật, bổ sung phương án

phòng, chống lụt, bão của đập và phương án phòng chống lũ, lụt vùng hạ du;
b) Vào thời điểm sau khi kết thúc mùa lũ, tiến hành kiểm tra nhằm phát hiện
các hư hỏng (nếu có); theo dõi diễn biến các hư hỏng đã có của đập; rút kinh
nghiệm công tác phòng chống lũ, bão; đề xuất biện pháp và kế hoạch sửa chữa,
khắc phục các hư hỏng, tồn tại;
c) Thời điểm thực hiện kiểm tra trước mùa lũ, sau mùa lũ quy định tương
ứng cho các vùng như sau:
- Tháng 4 và tháng 11 đối với các tỉnh thuộc Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ;
- Tháng 4 và tháng 12 đối với các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, Đông Nam
Bộ;
- Tháng 8 và tháng 01 năm sau đối với các tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ.
3. Tiến hành kiểm tra đột xuất ngay sau khi xảy ra mưa lũ lớn, động đất
mạnh hoặc phát hiện đập có hư hỏng đột xuất.
25


×